Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích luận điểm hồ chí minh “nếu nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì“ làm rõ ý nghĩa của luận điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.06 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

BÀI TẬP LỚN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài
Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nếu nước độc lập mà người
dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì“. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm với Việt Nam hiện nay.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11210767
Lớp: Kinh Doanh Quốc Tế CLC 63B
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Hồng Sơn
Giảng viên giảng dạy:
Hà Nội, Tháng 4, Năm 2022

Tieu luan


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ..................................................................... 3
1. Độc lập dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh .....................................................3
2. Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Hồ Chí Minh ..................................................4
2.1. Về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ................................................ 4
2.2. Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội .................................................................. 5
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội .........5


Chương 2 Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM VỚI VIỆT NAM .............................................. 9
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 14

1

Tieu luan


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta,
trải qua bao nhiêu hy sinh, mất mát, hẳn mỗi người dân Việt Nam ta đều thấu
hiểu giá trị to lớn của độc lập dân tộc. Nhưng liệu độc lập đã đủ chưa? Độc lập
có phải là mục đích cuối cùng mà mỗi người con Việt Nam đều hướng đến?
Hay hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích ấy?
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là một vị lãnh tụ thiên tài, vừa là một danh nhân
văn hóa thế giới và một nhà lý luận, tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam.
Trong toàn bộ di sản về tư tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân,
vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những
vấn đề trung tâm và được thể hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động
thực tiễn của cách mạng trong nước và trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định “Nếu nước độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì…”
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc phải gắn với con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, em sẽ làm rõ luận điểm
trên. Bởi kiến thức còn mặt hạn chế, nếu còn những sai sót, em kính mong thầy
giúp em hồn thiện bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Tieu luan


Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. ĐỘC LẬP DÂN TỘC THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với tồn nhân loại. Với dân
tộc Việt Nam, đó cịn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu
xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ Chí Minh, độc lập
dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật
sự, độc lập hồn tồn, chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời,
độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền
với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc
bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân
dân. Người đánh giá cao học thuyết “tam dân" của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công, nước nhà được độc lập, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định độc lập
phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc
tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Dân chúng chỉ cảm nhận được
những giá trị thực sự của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm, được học
hành để phát triển, có hiểu biết để thực hành dân chủ, quyền và nghĩa vụ của
người công dân. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn
cảnh nhân dân đói, rét, mù chữ,... Hồ Chí Minh u cầu Chính phủ phải:
“Làm cho dân có ăn.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh

ln coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân, như Người đã từng
3

Tieu luan


bộc bạch đầy tâm huyết: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Theo Hồ Chí Minh, trong
điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam, thì trước hết phải đấu tranh giành độc
lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì
vẫn là độc lập kiểu cũ và vì vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Với Hồ
Chí Minh, nước có độc lập rồi thì dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do vì
hạnh phúc tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc. Muốn có hạnh phúc, tự
do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh chỉ
trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời
sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình,
chăm lo cho con người và con người có điều kiện phát triển tồn diện. Khi Hồ
Chí Minh xác định giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản tức là đã
khẳng định độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội. Trong nền độc lập đó mọi
người đều phải được hưởng ấm no, hạnh phúc nếu khơng độc lập chẳng có ý
nghĩa gì. Bác đã nói: “ Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ
thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính
nhân văn cao cả và tính cách mạng triệt để của người.
2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
2.1. Về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên
lực lượng sản xuất và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là
nhân dân lao động. Chủ nghĩa xã hội là chế độ do nhân dân lao động làm chủ.

Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính
tích cực và sáng tạo của nhân dân và sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa xã hội là một cơng trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng,
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó
4

Tieu luan


người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng
khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo
điều kiện để phát triển hết khả năng của mình.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội cơng bằng, hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều,
làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, tôn
trọng và giúp đỡ lẫn nhau, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi. Về mặt
đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hịa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
2.2. Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội sau
khi được nhận thức để đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa
xã hội. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
Về chế độ chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân là chủ và làm chủ. Nhân
dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản
Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu
công cộng về tư liệu sản xuất. Nhưng ở thời kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu.
Về văn hóa: Phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội,
thậm chí cịn đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi vậy cán

bộ phải có văn hóa làm gốc, cơng nhân và nơng dân phải biết văn hóa.
Về quan hệ xã hội: Xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
người Hồ Chí Minh căn dặn: “ Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội trước hết cần
có những con người xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện công bằng xã hội là tạo ra
động lực cho Chủ nghĩa xã hội. Và để tạo động lực cho Chủ nghĩa xã hội còn
cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố về chính trị, văn hóa, đạo
đức, pháp luật.
3. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH
5

Tieu luan


Theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở
tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Người, con đường cách mạng Việt
Nam có hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản,
trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ được thực
hiện tiến trình từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Vì thế, ở
giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp,
trước mắt, cấp bách.
Khi nhấn mạnh mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khơng bao giờ coi đó
là mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
giành độc lập để đi tới xã hội cộng sản; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu cốt yếu, trực tiếp của cách mạng dân
tộc dân chủ, là mục tiêu trước hết của quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, đồng thời là điều kiện hàng đầu, quyết định để cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang giai đoạn kế tiếp - cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Do vậy, cách mạng dân tộc dân chủ càng triệt để thì những điều kiện tiến
lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều

kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh
phúc, tự do. Đấy chính là địi hỏi chính đáng, điều mà khơng ai khác chính cụ
Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước
thầm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là
“độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, “Chủ
nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai
lấy được đi học, ốm đau có thuốc, khơng lao động được thì nghỉ ngơi,... Tóm
lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là
chủ nghĩa xã hội”. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc, ấm no cho
nhân dân.
6

Tieu luan


Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội được nói đến một
cách thiết thực, cụ thể, dễ hiểu: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân
dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được
ấm no và sống một đời hạnh phúc”, “Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh
phúc tự do thì độc lập tự do cũng khơng có ý nghĩa gì”, “Vì chủ nghĩa xã hội là
làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi
học, ốm đau có thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ”, “Những phong tục
tập qn khơng tốt được dần dần xóa bỏ”, “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”.
Nói tóm lại “chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh”.
Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người dân phải được hưởng
đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do Chủ nghĩa xã hội đem lại. Đời sống vật

chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành hành. Chỉ có tăng trưởng kinh
tế thu nhập cao chưa thể gọi là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cùng với
việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất là phải không ngừng nâng cao đời
sống tinh thần.Trong điều kiện nước ta, nhiều khi đời sống tinh thần, văn hóa
phải đi trước soi đường cho quốc dân đi; văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực
hiện độc lập, tự cường, tự chủ”. Ngay khi còn phải tập trung vào nhiệm vụ hàng
đầu là giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhìn thấu ý nghĩa và sức mạnh
của văn hóa của đời sống tinh thần. Người cho rằng con người cần phải có đời
sống văn hóa tinh thần vì đó là lễ sinh tồn và mục đích cuộc sống của chúng ta.
Sau này trong kháng chiến ác liệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “khơng sợ thiếu chỉ
sợ khơng cơng bằng, khơng sợ nhiều chỉ sợ lịng dân khơng n”.
Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ căn ngun kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc
lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra, nhờ đó Xóa
bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con
người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân
tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động,
làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thật sự, có
7

Tieu luan


cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong
phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo lạc hậu và tụt
hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa cộng đồng dân tộc này và cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả
năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con
đường phát triển chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải
phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con người hạnh phúc, tự
do. Vì vậy Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trị của tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối
sống. Văn hóa là lối sống, là quyền con người, là cái chân, thiện, mỹ giữa người
với người. Thống nhất với cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí
Minh rất chú trọng sức phát triển sản xuất, chú trọng chế độ sở hữu coi đó là
những nhân tố quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đặc biệt
mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là Người chú trọng tiếp cận chủ nghĩa xã hội
theo phương diện đạo đức. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ
nghĩa phải là những con người được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ
nghĩa mang lại hạnh phúc cho con người phải là chế độ khơng có chủ nghĩa cá
nhân, và những gì phản văn hóa và đạo đức. Hồ Chí Minh chỉ rõ chủ nghĩa cá
nhân là trái với đạo đức cách mạng, là trở lực trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội .Vì vậy, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng
lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân .
Tóm lại Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Chế
độ xã hội chủ nghĩa theo quan điểm Hồ Chí Minh khơng chỉ là thước đo giá trị
của độc lập dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập dân
tộc và tự bảo vệ. Độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một
nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn nhân dân mới được hưởng hạnh phúc, tự
do; Chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển trên một nền độc lập dân tộc thật sự thì
mới có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
8

Tieu luan


Chương 2
Ý NGHĨA LUẬN ĐIỂM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong tình hình mới, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ chính trị Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay,
Đảng ta luôn kiên định chủ nghĩa Mác – Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy
đó làm nền tảng tư tưởng, Làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Đồng thời, xác
định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Trong đó, độc lập dân tộc là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội tạo nền tảng để bảo vệ độc lập dân tộc .
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của
Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách
quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp
công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội
hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa khơng
cịn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào,
gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định:
"Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường
xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".
Tại Đại hội tồn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát
vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".
9

Tieu luan



Thực tiễn cách mạng chứng minh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa
chọn đúng đắn của Đảng , Bác Hồ và nhân dân Việt Nam . Nếu như Tuyên ngôn
Độc lập năm 1945 đã đề cập " Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do " thì
Đại hội XII của Đảng xác định đường lối đối ngoại "Bảo đảm lợi ích tối cao của
quốc gia - dân tộc , trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế , bình
đẳng và cùng có lợi , thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập , tự chủ ,
hịa bình , hợp tác và phát triển , đa dạng hóa , đa phương hóa trong quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Theo đó, trong hoạt động đối
ngoại, chúng ta cần tập trung tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tăng cường
sức mạnh tổng hợp của đất nước; phải đặc biệt coi trọng việc dự báo tình hình
quốc tế, khu vực, những động thái, xu thế biến động liên quan đến quốc phịng,
an ninh. Từ đó, tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong xử lý các tình
huống, góp phần ngăn ngừa, triệt tiêu các nguy cơ có thể gây tổn hại đến độc
lập dân tộc. Đồng thời, phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về đối tượng,
đối tác trong quan hệ quốc tế, làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa độc lập,
tự chủ với hội nhập phát triển, nhất là về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh
trong quan hệ quốc tế, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế .
Cùng với đó , Đảng ta cịn thường xun quan tâm bảo vệ quyền con người
" quyền được sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ", gắn quyền con
người với quyền và lợi ích của dân tộc . Điều đó được thể hiện nhất quán trọng
các chủ trương , chính sách xã hội mỗi bước phát triển về chính trị , kinh tế - xã
hội đều gắn với việc đảm bảo quyền con người , quyền công dân ; tôn trọng và
bảo vệ quyền con người . Những năm qua , Việt Nam đã tham gia đầy đủ các
cam kết và cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế
; tích cực tham gia bảo vệ quyền con người . quyền tự quyết của các dân tộc và
các hoạt động chống chiến tranh , gìn giữ hịa bình . Thực hiện tốt các cam kết
đó , một mặt thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với công đồng quốc tế ,
góp phần vào đảm bảo an ninh , ổn định trong khu vực và trên thế giới , đồng


10

Tieu luan


thời cũng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình
hình mới .
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và
nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng
đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như:
đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn
trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình qn,
khơng thấy đầy đủ u cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ,
không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị
trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư
sản...
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu,
nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao,
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên
thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
11

Tieu luan


phương hố, đa dạng hố, hồ bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
ý chí và sức mạnh đại đồn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh tồn
diện.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo
một kiểu xã hội mới về chất, hồn tồn khơng hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả
một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác,
liên tục, hướng đích lâu dài, khơng thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định
chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy
mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân
dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì
thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh
nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.

12

Tieu luan



KẾT LUẬN
Tóm lại, tư tưởng HCM về CNXH về con đường quá độ lên CNXH ở VN
thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng
ta hiện nay. Vấn đề là phải tiếp tục làm quá triệt những tư tưởng ấy trong cơ
chế, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong tổ chức và hành
động của mỗi cán bộ, Đảng viên, chỉ có bằng hiệu quả thực tế trong đổi mới KT
và chính trị, đem lại sự cải thiện vật chất và tinh thần cho nhân dân, chúng ta
mới củng cố được trong quần chúng niềm tin mà HCM đã khẳng định : “Con
đường tiến tới của CNXH của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của
lịch sử, không ai ngăn cản nổi”. Trước đây, trong thập kỷ 40 của thế kỷ XX, khi
bàn về giá trị của các nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm của mình.
Như một nhà hiền triết Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở “Học thuyết Khổng Tử có
ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Jesu có ưu điểm là lịng bác
ái. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật
Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện của nước chúng
tôi”. Và trên quân điểm biện chứng và duy vật lịch sử, Hồ Chí Minh đã đúc kết:
“Khổng Tử, Giêsu, Các Mác, Tơn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó
sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho
nhân dân. Nếu họ còn sống trên đời này và họp lại một chỗ, tôi tin rằng nhất
định họ chung sống với nhau rất hồn mỹ như những người ban thân thiết. Tơi
cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Chỉ vậy thơi, cũng đủ thấy Hồ
Chí Minh là bậc đại trí ở đời. Tư duy Hồ Chí Minh hướng vào việc khai thác
ưu điểm chung của các vị ấy là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu
phúc lợi cho xã hội. Tròn nửa thế kỷ sau, khi nhân loại tơn vinh Hồ Chí Minh
là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, người
ta cũng khai thác điểm chung mà Hồ Chí Minh đã cống hiến cho nhân loại. Đó
là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những mục tiêu đó chính
là hạnh phúc, là đỉnh cao giá trị nhân văn, văn hóa của lồi người.

13


Tieu luan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” – Bộ giáo dục và đào tạo
2. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
/>3. “Bài viết của Tổng Bí thư về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng,
/>catid=77214&id=784902&catname=&title=bai-viet-cua-tong-bi-thu-ve-chunghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-cnxh-o-viet-nam
4. “Nội dung cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”, Trang thông tin điện tử huyện Bắc Giang tỉnh Hà Giang,
/>5. “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, cổng thơng tin điện tử tỉnh Tun Quang,
/>6. “Vì sao độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội ?”, huyện Vĩnh Lợi
tỉnh Bạc Liêu, />7. “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Mục tiêu,
lý tưởng và lẽ sống của chúng ta”, báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
/>
14

Tieu luan


15

Tieu luan




×