Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN NHẬP môn NGÀNH kế TOÁN LỊCH sử HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của NGÀNH kế TOÁN TRÊN THẾ GIỚI và ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.59 KB, 14 trang )

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MƠN NGÀNH KẾ TỐN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KẾ
TOÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Điểm

Bằng chữ

GV chấm 1

GV chấm 2 CB coi thi 1 CB coi thi 1

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Tồn
Lớp: L37 (HQ10-GE13)
MSSV: 050610220621
Khóa học: 2022-2023
Giảng viên hướng dẫn: Lương Xuân Minh

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
1



 

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

2


 

MỤC LỤC
Trang

 Nhận xét của giảng viên
Lời mở đầu .................................................................................................................................. 4

Giới thiệu .....................................................................................................................................4
Phần 1: Lịch sử hình thành ngành Kế tốn trên thế giới và ở Việt Nam ...................................5
1.1 Lịch sử hình thành ngành Kế tốn trên thế giới ...................................................................5
a. Thời Cổ đại ..............................................................................................................................5
 b. Thời Trung đại ........................................................................................................................ 7
c. Thời Hiện đại ...........................................................................................................................8
1.2 Lịch sử hình thành ngành Kế tốn ở Việt Nam ....................................................................9
Phần 2: Quá trình phát triển của ngành Kế toán trên thế giới và ở Việt Nam ...........................10
2.1 Q trình phát triển của ngành Kế tốn trên thế giới ...........................................................10
2.2 Q trình phát triển của ngành Kế tốn ở Việt Nam ............................................................11
a. Từ năm 1954 trở về trước ....................................................................................................... 11
 b. Giai đoạn 1954 - 1975 ............................................................................................................ 11
c. Giai đoạn 1976 - 1994 .............................................................................................................12
d. Giai đoạn 1995 - nay ...............................................................................................................12
Kết luận........................................................................................................................................ 13
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................13

3


 

LỜI MỞ ĐẦU
 Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ ngày càng cao thì nền
kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực
và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng  đa dạng, phong phú và
sơi động, địi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của nhà nước phải đổi mớ i để đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế tốn cũng khơng ngừng phát triển
và hồn thiện về nội dung, phương phá p cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu
quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.

Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế tốn cung cấp các thơng tin k inh tế tài
chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giú p doanh nghiệp và các đối tượng có
liên quan đánh giá đúng đắn tình trạng hoạt động của doanh nghiệ p, trên cơ sở đó ban quản
lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy kế tốn có vai trò hết sức
quan trọng trong hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể nhìn nhận lại tồn bộ lộ trình kế tốn trên thế giới và ở Việt Nam từ lúc hình
thành đến hiện tại, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, em đã chọn đề tài “Lịch sử hình
thành và phát triển của kế toán trên thế giới và ở Việt Nam ”

GIỚI THIỆU
Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thơng tin tài chính và phi tài chính về các thực
thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế tốn, vốn được gọi là "ngơn ngữ kinh
doanh", đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một tổ chức và chuyển tải thông tin này đến
nhiều người dùng, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, ban quản lý và các cơ quan quản lý.
 Những người hành nghề kế toán được gọi là kế toán viên. Thuật ngữ "kế tốn" và " báo cáo
tài chính " thường được sử dụng như những từ đồng nghĩa.
Kế tốn có thể được chia thành nhiều lĩnh vực bao gồm kế toán tài chính, kế tốn quản
trị, kiểm tốn bên ngồi, kế tốn thuế và kế tốn chi phí. Hệ thống thơng tin kế toán được
thiết kế để hỗ trợ các chức năng kế toán và các hoạt động liên quan. Kế tốn tài chính tập
trung vào việc báo cáo thơng tin tài chính của một tổ chức, bao gồm cả việc lập báo cáo tài
chính, cho những người sử dụng thơng tin bên ngoài, chẳng hạn như các nhà đầu tư, cơ quan
quản lý và nhà cung cấp; và kế toán quản trị tập trung vào việc đo lường, phân tích và báo
cáo thông tin để quản lý sử dụng nội bộ. Việc ghi chép các giao dịch tài chính, để các bản


 

tóm tắt tài chính có thể được trình bày trong các báo cáo tài chính, được gọi là kế tốn ghi
sổ, trong đó phương pháp ghi sổ kép là hệ thống phổ biến nhất.


PHẦN 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA NGÀNH KẾ TOÁN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành ngành Kế tốn trên thế giới
Từ khi hình thành xã hội lồi người, con người ln ln muốn phát triển và tồn tại. Họ đã
sống, làm việc và chống chọi với bao sự cay nghiệt của thế giới tự nhiên. Để đánh giá được
cơng việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên liệu được kết quả ở tương lai cho hoạt động của
mình thì con người phải dựa vào một cơng cụ, đó là kế tốn.
 Như vậy sự hình thành của kế tốn xuất hiện cùng một lúc với sự hình thành đời sơng kinh
tế và xã hội của lồi người.
Lịch sử kế tốn có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên. Lịch sử kế
toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những sự tiến bộ kinh tế - xã hội
và đôi khi cũng tiến bộ theo tổ chức hành chánh của từng thời kỳ. Qua nghiên cứu nền văn
minh cổ sơ của các dân tộc như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ân Độ, Hy Lạp và La Mã... chứng tỏ
kế tốn đã được hình thành từ thời thượng cổ.
Một phần lớn những kiến thức kế toán được nảy nở trong những sự giao dịch của các con
 bn và những sự trao đổi hàng hóa hoặc trong các hoạt động tài chính của những nhà cầm
quyền như thu thuế, phát lương...
 Những nhà khảo cổ thời cận đại đã tìm thấy một số tài liệu kế tốn về thời thượng cổ, những
thư từ thương mại, những tài liệu ghi chép sự giao dịch đổi chác... dưới hình thức mảnh đất
nung chín hay những tảng đá phẳng, trên đó có ghi chằng chịt những dấu hiệu, những con số
lờ mờ, chứng tỏ rằng trong thời đại Thượng cổ, những kiến thức kế toán đã được nhận định
trong hoạt động thương mại và hành chính.
a. Thời Cổ đại
Thời kỳ sơ khai đầu tiên của kế toán bắt nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà cách đây khoảng
7.000 năm, ở nền văn minh cổ đại này xuất hiện các bộ tộc tiên tiến đầu tiên trên thế giới.
Các hình thức kế toán sơ khai đầu tiên được biết tới bởi các ký tự ghi trên vách đá hoặc các
nút thắt trên những sợ dây. Những người đầu tiên sử dụng được các kỹ thuật ghi chép này
5



 

nhanh chóng trở thành tầng lớp giàu có họ trở thành các lãnh chúa các thương gia giàu có
nhiều của cải họ thuê những người làm và trả lương, đây chính là mầm mống đầu tiên của
việc hình thành nên sự phân chia giai cấp giàu nghèo của xã hội và cơ sở để hình thành nên
các quốc gia.
Tuy nhiên mãi tới thời kỳ Hy Lạp Cổ Đại khi mà bảng chữ cái đầu tiên trên thế được người
Hy Lạp đưa vào sử dụng họ đã biến các ký tự thành chữ viết và lưu lại trên thân cây, da thú,
vải… Thì xã hội phát triển lên một thời kỳ rực rỡ. Những nhà khoa học đầu tiên xuất hiện ở 
đây làm nền tảng cho khoa học hiện đại, sách bắt đầu được viết trên da thú và được vua
chúa hay những gia đình giàu có sử dụng để học hỏi và lan truyền, xã hội Hy Lạp cổ đại
 phát triển vàng son và rực rỡ nhất theo thể chế các thành bang, giống như các Quốc gia độc
lập phát triển cạnh tranh nhau. Của cải được tạo ra nhiều vơ số ở tầng lớp giàu có các lĩnh
vực của xã hội như văn hóa nghệ thuật, lịch sử, văn học, toán học phát triển rực rỡ và được
ghi chép lại thành các bản thảo trên da thú thân cây hoặc bia đá… Những gia đình giàu có
cũng sử dụng chữ viết để ghi chép lại công việc làm ăn bn bán của họ từ đó tạo ra của cải
khổng lồ cho gia đình họ. Văn hóa Hy Lạp chính là nền tảng đầu tiên định hình cho sự phát
triển của văn minh thế giới ngày nay.
Sau thời kỳ phát triển vàng son và rực rỡ của Hy Lạp cổ đại bắt đầu chuyển dần sang thời
kỳ La Mã cổ đại, về cơ bản thì khơng có nhiều cải tiến hơn thời Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên ở 
La Mã cổ đại bộ máy nhà nước được hoàn thiện hơn, quyền lực tập trung vào tay các vị
Hoàng Đế. Ở thời kỳ này các vị hoàng đế La Mã đưa ra những chính sách phổ cập chữ viết.
Vì thế chữ viết được dạy và lan truyền một cách rộng rãi ra hầu hết mọi tầng lớp trong xã
hội, sách cũng được viết và đưa vào giảng dạy nhiều hơn, mọi tầng lớp người ở La Mã đều
được học chữ và đọc sách trừ những người ở tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội như nô lệ.
Từ những phổ cập rộng rãi về chữ viết đó mà xã hội La Mã phát triển hùng mạnh và giàu có
nhất ở mọi tầng lớp trong xã hội. Của cải được tạo ra vơ số các ghi chép tính tốn được sử
dụng rộng rãi và được ghi lại bởi các thương gia, ở thời này những người bình thường cũng
thể ghi chép và tính tốn được. Một số lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất bao gồm lịch sử,
văn học, khoa học, toán học và mạnh mẽ nhất có lẽ là các ghi chép trong cơng việc bn

 bán làm ăn vì được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi và mọi tầng lớp có thể nói đây là thời kỳ
 phơi thai đầu tiên của kế toán ngày nay.

6


 

b. Thời Trung đại
Mãi cho tới thế kỷ thứ 15 khi diễn ra thời kỳ Phục Hưng ở Ý, sau một nghìn năm loạn lạc
liên miên những gia đình giàu có ở Ý bảo trợ cho một phong trào gọi là Phục Hưng để khôi
 phục lại sự phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh trước kia. Các nhà khoa học và tri thức được
tài trợ tiền bạc và của cải để nghiên cứu lại các tài liệu quan trọng về văn hóa, chính trị, kinh
tế, đời sống văn học nghệ thuật ở thời kỳ đỉnh cao Hy Lạp và La Mã trước đó. Ở thời kỳ này
vơ số những nhà khoa học nổi tiếng nhất của mọi thời đại đã được nghi nhận, các tác phẩm
về hội họa văn hóa xã hội chính trị đời sống kinh tế được phục hồi và được phát triển lên
một tầm cao rực rỡ mới. Đây chính là nền tảng quan trọng nhất để Châu Âu vươn lên trở 
thành Châu lục giàu có và hùng mạnh nhất trong các thế kỷ tiếp theo.
Vào cuối thế kỷ 15, khi phong trào Phục Hưng phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì năm 1494
một nhà tốn học người Ý, tên là Luca Pacioli đã cho ra đời cuốn sách tên là “Summa de
arithmetica, geometria. Proportioni et proportionalita” (tạm dịch sang tiếng anh là
Everything about Arithmetic, Geometry and Proportion) xuất bản tại Venice, bao gồm một
luận 27 trang. Trong cuốn sách này ông nêu ra hệ thống nền tảng cho kế toán ngày nay bao
gồm sổ cái, sổ chi tiết, ghi nợ, ghi có, tín dụng,… với mục đích theo dõi các khoản nợ của
khách hàng, của chủ nợ, đồng thời ghi chép lại các vụ mua bán và các hoạt động kinh doanh.
Kể từ khi đó Luca Pacioli trở thành cha đẻ và là người đặt nền tảng cho ngành kế toán hiện
đại, các nguyên tắc và ghi chép của ông được giữ nguyên và phát triển cho tới ngày nay.
Tiếp theo sau là sự mở rộng lãnh thổ chưa từng thấy của Đế Quốc Anh ra hầu hết các khu
vực trên thế giới. Và sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Anh, đánh dấu
 bằng việc phát minh ra máy móc để thay thế sức lao động của con người, đã đưa nước Anh

thành một trung tâm kinh tế chính trị giàu có và quyền lực nhất thế giới. Nghề kế tốn cũng
 phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ghi chép sổ sách cân đối chi phí ở các cơng ty
tại Anh.
Vào những năm 1600, sự phát triển mạnh mẽ của những công ty cổ phần bắt nguồn từ nước
Anh đã khiến cho ngành kế toán phát triển vượt bậc. Các nhà đầu tư yêu cầu minh bạch
thông tin và muốn nắm bắt tình hình tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đã đưa kế toán trở thành một hoạt động chủ chốt và không thể thiếu trong các
 bộ phận của cơng ty. Cũng chính từ đây các nhánh của kế toán trở nên cụ thể hơn và phân
chia thành kế toán quản trị và kế tốn tài chính.
7


 

 Những năm 1770, chủ xưởng đồ gốm Josiah Wedgwood đi tiên phong về kế tốn chi phí, từ
đó đạt được hiểu biết về lợi ích của việc đo lường và theo dõi chi phí. Điều này cho phép
doanh nghiệp của ông tiếp tục tạo ra kết quả vượt trội so với các doanh nghiệp khác suốt
thời kì suy thối kinh tế nhờ việc cải tiến phương pháp sản xuất, tối ưu chiến lược tiếp thị,
hạ thấp chi phí cố định và động viên nhân viên.
c. Thời Hiện đại
Ở Anh vào thế kỷ 19, nghề kế toán bắt đầu được tiêu chuẩn hoá và cấp chứng chỉ hành nghề.
Các kế toán viên được yêu cầu phải sở hữu nhiều kĩ năng, khơng cịn đơn thuần là kỹ năng
cơ bản và tốn học, họ cần hiểu thêm về luật kinh doanh và hợp đồng.
Cũng từ thế kỷ 19 cuộc cách mạng công nghiệp chuyển từ Anh sang Mỹ, với tên gọi cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai, bằng việc đưa đường sắt vào sử dụng rộng rãi. Khoảng
cách từ đầu này tới đầu kia của đất nước được rút ngắn lại, hàng hóa sản xuất ra được
chuyển đi nhanh chóng chưa từng thấy, nếu trước đây chuyển một chuyến hàng mất hai
tháng thì với sự ra đời của đường sắt khoảng thời gian đó được rút ngắn lại cịn 2 ngày và số
lượng vận chuyển thì nhiều lên tới vài trăm lần. Nước Mỹ bắt đầu thay thế Anh trở thành
nước tạo ra nhiều của cải và giàu có nhất trên thế giới, giới trí thức giàu có ở Anh và các

nước Châu Âu khác bắt đầu di cư sang Mỹ để sinh sống và phát triển. Nhu cầu về ghi chép
sổ sách và kế toán đã khiến một lượng lớn những người có nghiệp vụ về kế tốn tới Mỹ làm
việc. Nghề kế tốn tiếp tục phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cùng với sự phát triển của
các công ty và tập đoàn kinh tế lớn. Nhu cầu ghi chép sổ sách tính tốn và cân đối chi phí
ngày càng cần thiết hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nhanh chóng của các cơng ty
trong nền kinh tế.
Mãi đến năm 1955, khi máy điện toán Univac 1 đầu tiên được bán cho doanh nghiệp tư
nhân là General Electric để dùng cho mục đích kế tốn và tính lương, thì thời đại của phần
mềm kế tốn mới chính thức được bắt đầu. Chiếc máy này có thể xử lý số lượng lớn dữ liệu
trên băng từ, giúp tiết kiệm sức lao động đáng kể. Phần mềm kế toán đầu tiên được thành
hình và phải mất vài tháng để thiết kế tỉ mỉ đến từng byte thông tin. Lợi ích của máy điện
toán ngày càng rõ ràng đến mức các vấn đề ban đầu và chi phí cao được các cơng ty sẵn
lịng chi trả.
Giữa những năm 80, IBM tung ra PC (máy tính cá nhân), đưa đến sự đổi mới nhanh chóng,
từ bảng cân đối thử làm trên giấy sang bảng tính trên Lotus 123, mang tính cách mạng giống
8


 

như hệ thống sổ kế toán kép. Peachtree Software (sau này là Sage 50) đưa ngành này sang
 bước tiến lớn khi giới thiệu phần mềm đầu tiên cho máy tính cá nhân. Cho phép các cơng ty
tự động hố hoạt động kế toán, tiết kiệm đến hàng ngàn, trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu
đơ.
 Năm 1983, Intuit phát hành Quicken, ứng dụng đầu tiên hướng đến người dùng cá nhân và
gia đình, giới thiệu một phương diện khác trong việc phát triển ứng dụng kế toán - giao diện
người dùng rõ ràng và dễ truy cập.
 Năm 1987, TurboCash được phát hành ở Nam Phi, với hệ thống tự động hoá bảng cân đối
thử, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Quy trình xử lý sổ cái 15 ngày rút
xuống còn vài phút. Tuy nhiên vẫn cịn vài chức năng chưa làm được như tính thuế và xuất

hoá đơn. Năm 1990, TurboCash trở nên phổ biến và chiếm 80% thị phần, được cập nhật liên
tục và thêm chức năng xuất hoá đơn, quản lý nhà cung cấp và tồn kho.
 Năm 1988 khi Bill Gates giới thiệu bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office và tới năm
1990 khi nó được đưa vào sử dụng chính thức thì ngành kế tốn tiếp tục có một chuyển
mình vượt bậc mới, cơng tác ghi chép tính tốn sổ sách diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác
hơn. Mọi hoạt động đều có thể thực hiện được trên ứng dụng Excel, sử dụng các hàm có sẵn
trong cơng cụ này để tính tốn vơ cùng tiện lợi và nhanh chóng.
Và cho đến hiện tại, ngành kế toán chứng kiến một cuộc cách mạng cải tiến mới khi mà rất
nhiều phần mềm kế toán chuyên dụng ra đời. Với phần mềm kế toán mọi hoạt động kế tốn
ghi chép và tính tốn trở nên nhanh chóng và chuẩn xác hơn bao giờ hết, kế toán viên chỉ
cần nhập số liệu phần mềm sẽ tự động tính tốn và cho ra kết quả. Khơng cần phải nhập các
hàm và các thao tác như trong Excel nữa.
2. Lịch sử hình thành ngành Kế tốn ở Việt Nam
Từ 1945 trở về trước: Kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang tính liệt kê tài
sản, nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình t ài sản của mình.
1945: Kế tốn đã được nhà nước đưa vào sử dụng, chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân
sách. Sau đó được áp dụng vào các xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các xí nghiệp phục vụ
quốc phòng.

9


 

1954-1975: + Ở miền Bắc: Áp dụng theo hệ thống Kế tốn Liên Xơ. 1970: Bộ Tài chính
Ban hành hệ thống tài khoản thống nhất và ban hành các quy định về chế độ báo cáo kế toán,
chế độ ghi chép ban đầy. + Ở miền Nam: Áp dụng theo hệ thống Kế toán Mỹ.
1976-1987: Hệ thống Kế toán thống nhất 1970 được tiếp tục sử dụng trong cả nước. Tuy
nhiên, trong thời kỳ này, Kế tốn chỉ là cơng cụ phản ánh thụ động tình hình ho àn thành kế
hoạch nhà nước giao.

1988: Ban hành pháp lệnh Kế toán thống kê. Hệ thống kế toán đầu tiên thể hiện hướng cải
cách này được áp dụng năm 1990 nhưng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn ghi chép trên tài
khoản.
1 9 9 5 : Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT về hệ thống tài khoản
kế toán thống nhất, hệ thống báo cáo tài chính, hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống sổ kế
toán, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
1999 - 2006: Ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên nền tảng các chuẩn mực kế
toán quốc tế.
2006: Ban hành Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo Quyết định
15/2006 và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006.
2014: Ban hành Thông tư 200/2014 TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày
1/1/2015, thay thế cho Quyết định 15/2006.

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KẾ TOÁN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Quá trình phát triển của ngành Kế tốn trên thế giới
Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại cách đây hàng ngàn năm dưới những hình
thức giản đơn. Qua thời gian, hoạt động kế toán phát triển thành các quy tắc mang tính ước
lệ của mỗi quốc gia.
Hệ thống bút toán kép được coi là mốc cơ bản trong q trình phát triển của kế tốn. Hầu
hết các nhà khảo cứu Kế tốn trên thế giới đều cơng nhận người khai sinh ra phương pháp
Kế toán kép là Luca Pacioli. Ơng đã xuất bản một cuốn sách, trong đó có trình bày về
ngun lý kế tốn kép vào năm 1494.
10


 

Kế toán trên thế giới chia thành 2 trường phái chính :

-Nhóm các nước sử dụng tiếng Anh như : Anh, Mỹ, Canada, Úc, … Các Quốc gia này có sự
quan tâm rất sớm đến việc ban hành các chuẩn mực kế tốn.
-Nhóm các nước châu Âu lục địa như : Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, … Các Quốc gia này
đều đặt nền tảng trên sự ban hành hệ thống tài khoản thống nhất, và ban hành khung pháp lý
cũng như ban hành các hướng dẫn chi tiết.
Mỗi nhóm có những đặc trưng kế tốn riêng do có sự khác biệt về mơi trường kinh doanh,
 pháp lý, chính trị, văn hóa.
-Sang thế kỉ 20, để giảm khoảng cách khác biệt giữa các quốc gia, chuẩn mực kế toán quốc
tế (International Accounting Standard - IAS) được hình thành với các quy định và những
ngun tắc để hịa hợp kế tốn quốc tế.
-Trong xu hướng tồn cầu hóa kinh tế, nhu cầu thơng tin địi hỏi phải so sánh được để đáp
ứng yêu cầu thị trường vốn quốc tế. Với yêu cầu này, k ế tốn đã có sự chuyển hướng từ hịa
hợp sang hội tụ bằng việc xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International
Financial Reporting Standard - IFRS).
2. Q trình phát triển của ngành Kế tốn ở Việt Nam
a. Từ năm 1954 trở về trước
Trong thời kỳ phong kiến: ngành kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang
tính liệt kê tài sản; nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình tài sản
của mình.
Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, xây dựng các nhà máy, đồn điền phục vụ cho
chính sách bóc lột; đồng thời có sử dụng kế tốn. Nghề kế tốn qua đó được du nhập vào
Việt Nam. Tuy nhiên; kế toán ở Việt Nam thời kỳ đó vẫn cịn chưa phát triển.
b. Giai đoạn 1954-1975
Sau khi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và bị Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền Nam; Việt
 Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô phát triển
theo đường lối XHCN; miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Bối cảnh
lịch sử đó đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam. Miền Bắc áp dụng hệ
thống kế tốn của Liên Xơ cịn miền Nam áp dụng hệ thống kế tốn Mỹ.
11



 

c. Giai đoạn 1976-1994
Sau khi thống nhất đất nước; Việt Nam thống nhất đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hệ
thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán của Liên Xơ trong
cơ chế kế hoạch hố tập trung. Tuy nhiên, trong thời kỳ này; kế toán chỉ là dụng cụ phản
ánh thụ động tình hình hồn thành kế hoạch Nhà nước giao.
d. Giai đoạn 1995 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn này; kế tốn đó có
những bước chuyển mình lớn lao.
Trước hết về vai trị và vị trí; sự phát triển của kinh tế thị trường đặt ra những u cầu về
việc cung cấp thơng tin kế tốn một cách kịp thời đó đưa ngành kế tốn lên một vị trí quan
trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kế tốn ngày nay trước hết là cơng cụ quản lý,
điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp; thơng tin kế tốn là cơ sở cho các
quyết định kinh tế; Nhà nước càng dựa vào kế toán để thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về kinh tế của mình.
Đồng thời, càng trong giai đoạn này; hoạt động kế tốn, kiểm tốn đó phát triển thành một
nghề nghiệp độc lập được xó hội thừa nhận thơng qua sự ra đời và phát triển của 3 hệ thống:
Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ; hình thành Hội Kế tốn Việt
 Nam, Câu lạc bộ Kế tốn trưởng.
Hơn thế hệ thống khn khổ pháp lý về kế tốn, kiểm tốn đó và đang được từng bước hồn
thiện và tiếp cận với thơng lệ quốc tế thể hiện ở sự ban hành Luật Kế toán năm 2003 – được
đánh giá là luật cởi mở, tiến bộ; ban hành các chuẩn mực  kiểm toán và kế toán; chế độ kế
tốn doanh nghiệp; kế tốn hành chính sự nghiệp và hệ thống kế toán Ngân sách Nhà
nước…
Gần đây; với việc ban hành mẫu báo cáo tài chính mới; thơng tin kế tốn đó được hướng tới
mục đích phục vụ các đối tượng quan tâm khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là phục vụ
cho việc tính thuế; và do đó kế tốn thuế được tách riêng ra thành một phần hành kế tốn
riêng biệt.

 Nhìn chung; hoạt động kế tốn, kiểm tốn Việt Nam đã khơng ngừng cải thiện về chất
lượng dịch vụ và nó được xác định là ngành thương mại dịch vụ quan trọng trong nền kinh
12


 

tế. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để ngành kế toán kiểm toán nước ta hội nhập
vào hệ thống kế toán- kiểm toán khu vực và thế giới.
Đội ngũ kế tốn và kiểm tốn có trình độ ngày càng cao. Phương pháp kế toán đang chuyển
dần từ thủ cơng sang kế tốn trên máy. Bên cạnh đó;  Kế tốn quản trị và Phân tích hoạt
động kinh doanh đó được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học từ khoảng 10 năm trở lại
đây; góp phần củng cố kiến thức và trình độ chun mơn cho những người làm cơng tác kế
tốn, kiểm tốn, góp phần phát huy vai trị của kế tốn phục vụ cho sự phát triển của các
doanh nghiệp nói riêng và cho kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN
Để học tốt ngành Kế toán và đáp ứng yêu cầu xu hướng của ngành Kế toán trong
tương lai, sinh viên cần phải :
-  Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp
-   Đọc tài liệu ở nhà trước để có thể theo kịp nội dung bài giảng
-   Làm và ôn bài tập ở nhà để ghi nhớ kiến thức bài học
-  Dành thời gian tìm ví dụ cụ thể, tham khảo slide bài giảng của giảng viên và các nguồn

tham khảo tương tự khác để hiểu rõ bài học hơn
-   Lập thời khóa biểu chi tiết để quản lý hoạt động học tập
-  Ghi chú những thông tin khó nhớ hoặc đáng lưu ý về bài giảng của giảng viên
-   Thành thạo vi tính văn phịng
-  Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán
-  Cập nhật tin tức về thuế thường xuyên

-  Kỹ năng giao tiếp tốt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Kế toán, truy cập tại  truy cập
ngày 30/12/2022
 Kế toán, quá trình hình thành và phát triển qua các thời kì, truy cập tại
truy cập ngày 30/12/2022

13


 

 Lịch sử hình thành, phát triển nghề kế tốn và phần mềm kế toán, truy cập tại
truy cập ngày 30/12/2022
 Lịch sử ngành kế toán, truy cập tại  truy
cập ngày 30/12/2022
Sự phát triển ngành Kế toán tại Việt Nam, truy cập tại  truy cập ngày 31/12/2022

14



×