Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Luận án nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đờt đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố đà lạt và vùng phụ cận – tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.06 MB, 265 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Đơ thị hóa là xu hướng tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội [1]. Dân số đô
thị đã vượt ngưỡng 50% tổng dân số thế giới, với tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra rất
nhanh, đặc biệt tại các nước đang phát triển (UN Habitat, 2015) [2]. Quy tụ đô thị đã
đem lại quy mô kinh tế lớn hơn cho các thành phố và vùng lãnh thổ, nhưng mặt trái của
nó có thể dẫn tới những tác động tiêu cực về suy thối tài ngun và ơ nhiễm mơi trường,
nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ít nhiều tác động đến các khu vực trên toàn
thế giới. Để giải quyết những thách thức trên, nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong công
tác quy hoạch đô thị và vùng lãnh thổ đã được nghiên cứu và thực hiện [2].
Nằm trên cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình 1500m so với mực nước
biển, thành phố Đà Lạt là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là một địa điểm nghỉ
dưỡng và du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Ngày nay, sức hấp dẫn của Đà Lạt vẫn là
những yếu tố dẫn đến việc thành lập Đà Lạt vào thế kỷ 19, đó chính là đặc điểm khí hậu
độc đáo và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, được ví như “nước Pháp nhỏ miền nhiệt đới”
(Le Brusq, 1999) [3]. Tuy nhiên, trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, cảnh
quan Đà Lạt ngày nay đã có sự biến đổi to lớn. Từ một thành phố có mật độ dân số thấp,
tỷ lệ không gian đô thị nhỏ so với cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm được cân bằng sinh
thái của một “thành phố trong rừng”. Từ năm 1975 đến nay, như là hệ quả tất yếu của sự
phát triển, quá trình đơ thị hóa với sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự phát triển cao
của ngành du lịch - dịch vụ và nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu phân bổ đất đai của
thành phố. Theo đó, khơng gian thành phố khơng ngừng mở rộng về diện tích đất ở và
đất sản xuất nông nghiệp làm thu hẹp diện tích đất rừng. Hậu quả là rừng Đà Lạt đã bị
chặt phá hàng nghìn hecta, chỉ tính riêng giai đoạn 2005-2015, diện tích đất rừng đã
giảm 2.139,1 ha, tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 58,4% xuống còn 52,8%, dẫn đến thay đổi
cấu trúc cảnh quan của thành phố, đồng thời làm gia tăng các q trình thối hóa đất
(xói mịn, rửa trơi, sạt lở, trượt lở,...) và bồi lấp các suối, hồ nghiêm trọng [4-7]. Mặt
khác, mật độ xây dựng các cơng trình nhà ở và sản xuất nông nghiệp tăng cao, tập trung
dày đặc trong khu vực trung tâm đã gây ô nhiễm môi trường thành phố về rác thải, nước
thải. Có thể thấy, chính những thay đổi trong cơ cấu khai thác sử dụng quỹ đất là nguyên


nhân trực tiếp khiến Đà Lạt đang có nguy cơ đánh mất “tỷ lệ không gian” trong cấu trúc
cảnh quan và suy giảm toàn bộ hệ sinh thái. Để khắc phục các tồn tại và phát triển thành
phố Đà Lạt bền vững, một giải pháp tối ưu được hướng tới, đó là phát huy tiềm năng các
vùng phụ cận có điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng tương đồng, không gian Đà Lạt không


2
cịn bó hẹp trong phạm vi hành chính của nó mà là vùng đất bao gồm khu vực nội thị và
khu vực ngoại vi rộng hơn - vừa là vành đai tự nhiên che chở, vừa là nơi giảm tải áp lực
đầu tư cho đô thị trung tâm Đà Lạt. Trên cơ sở đó, chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch
chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”
(tháng 05/2014). Theo quy hoạch, thành phố Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc
trung ương, ranh giới được mở rộng ra các vùng phụ cận và có diện tích gấp 8,5 lần hiện
nay. Với định hướng phát triển Đà Lạt thành một vùng đơ thị đặc thù về khí hậu, cảnh
quan, mang hình ảnh “thành phố trong rừng - rừng trong thành phố”, vừa là trung tâm
du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - văn hóa, vừa là trung tâm nơng nghiệp công nghệ cao công nghiệp chế biến và là vùng rừng cảnh quan - đa dạng sinh học độc đáo [8].
Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách
tồn diện về tiềm năng tự nhiên, thực trạng và nhu cầu sử dụng tài nguyên đất, từ đó xác
lập một phương án quy hoạch và giải pháp sử dụng đất bền vững cho các không gian sử
dụng đất của thành phố Đà Lạt mở rộng, vừa giải quyết được những mâu thuẫn trong khai
thác sử dụng đất đai giữa các không gian, vừa đáp ứng được những định hướng phát triển
của thành phố tương lai.
Nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp là một hướng tiếp cận mang tính tổng hợp
và đặc thù theo khơng gian, nghiên cứu tồn diện các hợp phần tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội trong mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp trong một vùng lãnh
thổ cụ thể [9]. Với cách tiếp cận này, lãnh thổ thực sự là đối tượng của nghiên cứu, mà
các đặc trưng địa lý tự nhiên tổng hợp là căn cứ để xác định tiềm năng phát triển đặc
thù của từng vùng lãnh thổ và phương thức phát triển thích ứng với các đặc thù của
vùng. Từ đó, đề ra được định hướng, giải pháp sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế
- xã hội phù hợp với các quy luật địa lý của lãnh thổ. Đây là phương pháp nghiên cứu

hiệu quả cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên theo hướng
phát triển bền vững cho bất kỳ lãnh thổ nào.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thành phố Đà Lạt, với mong muốn
góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở địa lý
học trong khai thác sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch bền vững thành phố Đà Lạt
và vùng phụ cận - tỉnh Lâm Đồng” được lựa chọn thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác lập luận cứ khoa học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận trên cơ sở nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa
lý học.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá, phân hạng được mức độ thích hợp đất đai tự nhiên cho các loại sử
dụng chính và mức độ thối hóa đất tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa
trên kết quả đánh giá phân hạng đất đai và đánh giá thối hóa đất tổng hợp;
- Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa khơng gian có tính quy luật của lớp phủ
thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên kết quả nghiên cứu
phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
- Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận, dựa trên tích hợp kết quả đánh giá phân hạng đất đai,
đánh giá thối hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tổng quan các tài liệu liên quan, làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận và
phương pháp, quy trình nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học
cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Phân tích đặc điểm các điều kiện phát sinh - thối hóa đất và tài ngun đất

thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Xác định các nguyên nhân, q trình thối hóa đất và đánh giá thối hóa đất
tổng hợp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Đánh giá, phân hạng đất đai thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận cho các loại sử
dụng chính;
- Xác định hệ thống phân vị, chỉ tiêu và thành lập bản đồ phân vùng địa lý thổ
nhưỡng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận;
- Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố địa lý phát sinh - thối hóa đất và tài
nguyên đất;
- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Là thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (bao
gồm các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà). Tổng diện tích tự
nhiên là 415.101,9 ha [5].
- Phạm vi khoa học: Đề tài luận án chỉ đánh giá phân hạng đất đai đối với các
loại sử dụng đất sản xuất nông - lâm nghiệp, các loại sử dụng đất khác như đất ở, đất
chuyên dùng không được đưa vào đánh giá.


4
5. Điểm mới của luận án
- Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa khơng gian có tính quy luật của lớp phủ
thổ nhưỡng lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, được minh chứng qua hệ
thống các đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng thể hiện trên bản đồ ở tỷ lệ 1:100.000.
- Đề xuất được định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành
phố Đà Lạt và vùng phụ cận, trên cơ sở phân tích tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng
đất đai, đánh giá thối hóa đất tổng hợp và phân vùng địa lý thổ nhưỡng.
6. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự phân hóa đa dạng, phức tạp của lớp phủ thổ nhưỡng đã phản

ánh các quy luật địa lý đặc trưng và các quá trình phát sinh - phát triển - thối hóa đất
tương ứng trên lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, thể hiện qua hệ thống các
đơn vị đất và đơn vị phân vùng địa lý thổ nhưỡng với đặc điểm và tiềm năng đa dạng.
- Luận điểm 2: Tích hợp các kết quả nghiên cứu đặc điểm và hướng sử dụng bảo vệ đất của từng tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng với kết quả đánh giá phân hạng đất đai
và đánh giá thối hóa đất tổng hợp, tạo nên cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc đề
xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu khai thác sử dụng đất đai theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất
bền vững các đô thị cao nguyên nhiệt đới. Làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của
địa lý học ứng dụng trong quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
cho phát triển bền vững lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để địa phương tham
khảo cho tổ chức lãnh thổ, quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất theo hướng phát
triển bền vững.
8. Cơ sở dữ liệu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở các tài liệu về hệ thống bản đồ, báo cáo, dữ
liệu khảo sát thực địa, số liệu phân tích của các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố
và của chính tác giả thực hiện trong quá trình tham gia nghiên cứu một số đề tài thuộc
Chương trình Tây Nguyên 3 (giai đoạn 2011-2015).
Các đề tài mà tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án bao gồm: Đề
tài “Nghiên cứu tổng hợp thối hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề xuất giải


5
pháp sử dụng đất bền vững” (mã số TN3/T01 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời
gian thực hiện từ năm 2011-2014) [10]; Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải
pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
nước lãnh thổ Tây Nguyên” (mã số TN3/T02 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời

gian thực hiện từ năm 2011-2014) [11]; Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và Atlas
điện tử vùng Tây Nguyên” (mã số TN3/T22 thuộc chương trình Tây Nguyên 3, thời
gian thực hiện từ năm 2011-2015) [12]. Bộ cơ sở dữ liệu này gồm:
- Bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo hệ thống phân loại phát sinh
của Việt Nam do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam thành lập
năm 2005 [10].
- Bản đồ nền địa hình tỉnh Lâm Đồng 1:50.000 do Trung tâm Thông tin Dữ liệu
đo đạc và Bản đồ (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam) công bố năm 2002 [10, 12]. Mơ
hình số độ cao (DEM) ASTER độ phân giải 30m. Từ các dữ liệu này triết tách và
thành lập bản đồ độ dốc, độ cao phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
- Bản đồ địa mạo tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái - quá trình ngoại sinh hiện đại do Viện Địa lý thành lập năm 2013 [10].
- Bản đồ vỏ phong hóa tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý biên tập
năm 2013 [10].
- Bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành
lập năm 2013 [11].
- Bản đồ thảm thực vật tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thành lập
năm 2013 [10].
- Bản đồ mưa trung bình năm, bản đồ chỉ số khơ hạn tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện năm 2013 [10].
- Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 05 phẫu diện đất chính và 01 phẫu diện
phụ ở khu vực nghiên cứu do Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012 - 2013 (phụ lục 1,
phụ lục 3.10) [10].
- Số liệu điều tra hệ thống sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu (150 phiếu) do
Viện Địa lý thực hiện từ năm 2012-2013 [10].
Tác giả cũng đã tham khảo, kế thừa rất nhiều tài liệu có giá trị khác, tiêu biểu là:
- Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Liên đoàn Bản
đồ Địa chất miền Nam thành lập năm 2004 [13].
- Bản đồ kiểm kê đất đai thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận tỷ lệ 1:50.000



6
do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2015 [5].
- Bản đồ kiểm kê rừng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Bắc Trung Bộ thực hiện năm 2014 [14].
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất 9 cây trồng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1:100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2012 [15].
- Bản đồ cảnh quan hình thái địa hình tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện
Địa lý thực hiện năm 1998 [16].
- Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 do Viện Địa lý thực hiện
năm 1998 [16].
- Số liệu mưa, bốc hơi trung bình tháng và năm của các trạm Bảo Lộc, Liên
Khương, Đà Lạt từ năm 1981-2015 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng
thực hiện [17].
- Bản tả và số liệu phân tích lý - hóa của 12 phẫu diện chính, 25 phẫu diện phụ
và 128 mẫu đất ở khu vực nghiên cứu do Trung tâm Điều tra Đánh giá tài nguyên đất,
Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện năm 2012 (phụ lục 1, phụ lục 3.10) [18].
- Các báo cáo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Lâm Đồng, gồm: Quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 [19]; Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và
phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 [8]; Kế hoạch phát triển nông
nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 [20]; Quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp
và cơ cấu 03 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm
2030 [21].
- Niên giám thống kê của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2016 [22].
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu khai thác sử dụng đất đai
theo tiếp cận địa lý học cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững
Chương 2. Đặc điểm điều kiện địa lý phát sinh - thối hóa đất và tài ngun đất
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận

Chương 3. Đánh giá, phân hạng đất đai và thối hóa đất tổng hợp thành phố Đà
Lạt và vùng phụ cận
Chương 4. Đề xuất định hướng không gian và giải pháp sử dụng đất bền vững
thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.


7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC
CHO QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng
1.1.1. Đất, đất đai, tài nguyên và môi trường đất
1.1.1.1. Đất
Đất (soil): V.V. Docuchaev (1879) đã đưa ra định nghĩa: “Đất là một thực thể
tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, được hình thành dưới tác động
tương hỗ của các yếu tố đá mẹ - địa hình, khí hậu, sinh vật, con người và thời gian”
[23]. Đây được coi là một khái niệm đầy đủ và khoa học về đất, đã phát triển thành
học thuyết phát sinh học đất trong thế kỷ XX. Dưới góc độ tốn học có thể coi đất là
một hàm số theo thời gian của các biến số là tất cả các yếu tố địa lý tác động tương hỗ
hình thành đất [24, 25]:
Đất = f[(Đá mẹ, Địa hình)(Khí hậu, Thủy văn)(Sinh vật, Con người)thời gian]
Như vậy, theo học thuyết phát sinh học đất, từ các loại đá khác nhau trong một
hoàn cảnh địa lý sẽ hình thành nên các loại đất khác nhau, do đó đất được xem như
tấm gương của môi trường địa lý.
Độ phì đất (soil fertility): Được coi là thuộc tính cơ bản của đất để phân biệt với
“đá mẹ”. Theo V.R. Williams: “Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây nước,
các nguyên tố dinh dưỡng khoáng và các yếu tố cần thiết khác (khơng khí, nhiệt độ,...)
để cho cây sinh trưởng và phát triển” (dẫn theo Trần Kông Tấu, 2005) [25].
Nhưng các chất dinh dưỡng trong đất không phải luôn ở dạng dễ tiêu để cung
cấp cho cây trồng, vì vậy khi nói đất giàu dinh dưỡng thì khơng hẳn là đất có độ phì

cao. Độ phì của đất phải hiểu là số lượng chất dễ tiêu chứa trong đất, nó chỉ là một
phần sự giàu có dinh dưỡng của đất mà thơi. Theo đó, độ phì nhiêu của đất được chia
thành các dạng sau: Độ phì tự nhiên được quy định bởi thành phần hóa học của đá mẹ,
gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của đất và độc lập với ý chí của con người.
Độ phì thực tế được hiểu là “trong điều kiện một độ phì tự nhiên có tính đến những
q trình thổ nhưỡng đang xảy ra, mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố địa lý khác và
với tác động của con người vào đất trong quá trình sử dụng”. Như vậy, trong đất bao
giờ cũng tiềm ẩn một độ phì tự nhiên nhưng cơ sở của tiềm năng sản xuất và quyết
định năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào độ phì thực tế (Nguyễn Vy, 1998; Đỗ Ánh,
2003) [26, 27].


8
1.1.1.2. Đất đai
Theo quan điểm sinh thái, đất đai (land) được coi là vật mang của hệ sinh thái và
được định nghĩa: “Là một vùng đất được xác định về mặt địa lý của bề mặt trái đất với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn
được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Khơng khí, đất (soil), điều
kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và cả
những hoạt động trước đây của con người ảnh hưởng đến việc sử dụng của vùng đất đó
của con người trong hiện tại và tương lai” (Brinkman R., và cs, 1973) [28].
Theo FAO (1976) đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên,
những yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất, bao gồm khí hậu, địa hình,
đất (soil), thủy văn, sinh vật và các kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và
hiện tại. Do đó đất đai (land) là một khái niệm rộng hơn đất (soil) [29].
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ
thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (đất, khí hậu, địa hình, địa
chất, thủy văn, sinh vật) và kinh tế -xã hội (dân cư, hoạt động sản xuất).
1.1.1.3. Tài nguyên và môi trường đất
- Tài nguyên đất (land resources): Được hiểu là toàn bộ lớp vỏ trái đất mà ở đó

con người và sinh vật có thể sinh sống được. Nguồn tài nguyên đất là hữu hạn với một
tầng mỏng trên bề mặt trái đất, có khả năng phục hồi song rất chậm chạp, để hình thành
một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Tài
ngun đất được đặc trưng bởi hai yếu tố cơ bản là số lượng đất, được xác định theo
diện tích và chất lượng đất, được xác định theo độ phì (Trần Kơng Tấu, 2005) [25].
- Môi trường đất (soil environment): Đất là một hệ sinh thái phức tạp, được
hình thành qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh học. Bản thân đất là một mơi
trường hồn chỉnh, mặt khác lại là một “môi trường thành phần” của môi trường tự
nhiên bao quanh nó. Trong mơi trường đất tồn tại các thành phần vơ sinh như: sỏi, hạt
đất, dung dịch đất, khơng khí, nước, nhiệt độ, năng lượng, đá mẹ,... và các thành phần
hữu sinh là thực vật, động vật và vi sinh vật đất (Lê Huy Bá, 2000) [30].
1.1.2. Đánh giá đất đai và thối hóa đất
1.1.2.1. Đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai (land evaluation) được định nghĩa là: “Đánh giá hiệu quả đất
đai khi được sử dụng cho một mục đích cụ thể, liên quan đến việc thực hiện các nghiên
cứu về đất (soil), khí hậu, thảm thực vật và các khía cạnh khác của đất đai để xác định
và so sánh giữa yêu cầu của các loại sử dụng đất cụ thể với điều kiện đất đai cho mục
tiêu đánh giá” (FAO, 1976, 2007) [29, 31].


9
Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai (land units), được định nghĩa: Là một
diện tích đất đai, có đặc tính và chất lượng riêng, có thể phân định ranh giới trên bản
đồ. Đặc tính đất đai (land characteristic) là thuộc tính có thể đo hay ước tính (lượng
mưa, độ dốc, kết cấu đất, khả năng chứa nước,...), có thể dùng làm phương tiện để mơ
tả chất lượng đất đai hoặc xác định khả năng thích hợp khác nhau của các đơn vị đất
đai trong việc sử dụng. Chất lượng đất đai (land quality) là một thuộc tính tổng hợp của
đất đai (khả năng chống xói mòn, nguy cơ ngập lụt, khả năng giữ các chất dinh dưỡng,...)
phản ánh mối quan hệ nội tại của các đặc tính đất, ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất
đối với một loại hình sử dụng đất đai cụ thể (FAO 1976, 1985, 2007) [29, 31, 32].

Đối tượng để đánh giá đất đai, được phân chia theo mức độ chi tiết, gồm: Kiểu
sử dụng đất đai chính (major kind of land use) dùng trong đánh giá đất đai khái quát
(đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm,…) và loại sử dụng đất đai (land utilization
type) là một loại hoặc một nhóm cây trồng được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất
đai chính trong điều kiện kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhất định (FAO, 1976) [29].
1.1.2.2. Thối hóa đất
Đã có rất nhiều khái niệm về thối hóa đất (soil/land degradation) được đưa ra
bởi các nhà nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới (Oldeman, 1988; UNEP, 1992;
FAO, 2002; Holm, 2003; Kniivila, 2004) [33-37].
Tuy nhiên, có một sự đồng thuận gần như phổ quát rằng “Thoái hóa đất là sự suy
giảm năng suất của đất mà nguyên nhân chính là do hoạt động của con người” (Gibbs
& Salmon, 2015). Trong đó, khái niệm thối hóa đất (land degradation) được mở rộng
hơn theo cách tiếp cận hệ sinh thái, bao gồm cả đất (soil) và thảm thực vật. [38]
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam (2005) đã đưa ra khái niệm “Đất bị
thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trơi, xói
mịn, hoang hố, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở” [39].
Trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, Nguyễn Đình Kỳ (1987, 1990) đã cho
rằng: “Trong giai đoạn phát sinh, phát triển, thối hóa đất bị chi phối bởi các q trình
tự nhiên vốn có gọi là thối hóa tiềm năng. Thối hóa từng yếu tố tính chất đất hoặc
tồn diện trong mỗi thời điểm khai thác sử dụng đất gọi là thối hóa hiện tại” [40, 41].
Từ những khái niệm trên cho thấy, bản chất của thoái hoá đất là các q trình
thay đổi các tính chất lý - hóa - sinh học của đất dẫn đến suy giảm (hoặc mất) khả năng
thực hiện các chức năng của đất.
1.1.3. Sử dụng đất bền vững và quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian
1.1.3.1. Sử dụng đất bền vững
Tính “bền vững” (sustainability) đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.


10
Theo báo cáo Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững của Liên Hiệp

Quốc (2002): “Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
lí và hài hịa giữa ba mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường [42].
Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (sustainable land use) không chỉ bao gồm sử
dụng đất cho mục đích nơng nghiệp và lâm nghiệp mà cịn bao gồm cả các khu dân cư,
khu cơng nghiệp, đường giao thông và các hoạt động khác của con người. Sử dụng đất
theo nghĩa này, có thể được gọi là bền vững khi nó đạt được sự phân bố không gian
hoặc cơ cấu sử dụng đất đai cho các mục đích khác nhau đảm bảo đa dạng sinh học và
cân bằng sinh thái của toàn bộ hệ thống (van Lier H.N., và cs, 2005) [43].
Dưới cách nhìn nhận như trên, FAO (1993) đã xây dựng định nghĩa về tính bền
vững cụ thể trong nơng nghiệp: “Sử dụng đất nơng nghiệp bền vững là loại sử dụng
đất có thể sản xuất đủ đáp ứng các nhu cầu cho các cư dân hiện tại và tương lai trong
khi vẫn giữ gìn và nâng cao được tài nguyên đất đảm bảo sản xuất”. Và nêu ra 5
nguyên tắc cho việc xác định loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Duy trì
và nâng cao sản lượng; (2) Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất; (3) Bảo vệ tài
ngun thiên nhiên và ngăn chặn thối hóa đất; (4) Có thể tồn tại về mặt kinh tế lâu
bền; (5) Có thể được chấp nhận về mặt xã hội. [44]
Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc xác định
và lựa chọn loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững, gồm: (1) Bền vững về kinh tế: Cây
trồng cho năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; (2)
Bền vững về mơi trường: Loại hình sử dụng đất góp phần bảo vệ được đất đai, ngăn
ngừa các q trình thối hóa đất, bảo vệ và khơng làm tổn hại đến môi trường sinh
thái; (3) Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống của người nông
dân và xã hội được phát triển [28].
1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất
Khái niệm “Quy hoạch sử dụng đất” (land use planning) đã được đề cập, bổ sung
và hoàn thiện trong các báo cáo của FAO những năm qua (FAO, 1993; FAO/UNEP,
1995, 1997, 1999) [45]: “Quy hoạch sử dụng đất là đánh giá có hệ thống tiềm năng đất
và nước, các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng
các phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất là để hỗ trợ

người ra quyết định và người sử dụng đất trong việc lựa chọn và quyết định phương án sử
dụng đất đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng đất trong khi vẫn bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai” (FAO, 1999) [46].


11
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất được xem như một quá trình hỗ trợ ra quyết
định trong việc lựa chọn một phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường của một khu vực cụ thể. Nói cách khác, quy hoạch sử
dụng đất chính là nền tảng để phát triển bền vững một lãnh thổ.
1.1.3.3. Tổ chức không gian
Khái niệm tổ chức không gian (spatial organization) hay tổ chức lãnh thổ
(territorial organization) được thống nhất là: Sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng
trong mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực trong một khu vực cụ thể nhằm sử dụng một
cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế - xã hội và cơ sở vật
chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao
mức sống dân cư của vùng đó [47].
Nếu quy hoạch sử dụng đất tìm ra không gian phát triển hợp lý cho các đối
tượng và ngành sản xuất cụ thể (nông nghiệp, lâm nghiệp, đơ thị,...) thì tổ chức khơng
gian/lãnh thổ lại đưa ra các chiến lược phát triển tổng hợp và đặc trưng cho từng vùng
nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và thối
hóa đất
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai
Đánh giá, phân hạng đất đai là một phần quan trọng trong quy trình lập quy
hoạch sử dụng đất. Vì vậy, các cơng trình nghiên cứu theo hướng này đã ra đời và phát
triển rộng khắp trên thế giới và ở Việt Nam, từ các phương pháp đánh giá khác nhau
đến những khuôn khổ chung của các tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO, UNESCO).
1.2.1.1. Trên thế giới
Từ những năm 1950, những nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai trên thế

giới đã hình thành với nhiều phương pháp và hệ thống đánh giá khá phổ biến sau:
- Ở Mỹ:
Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR, 1951) đã đưa ra hướng
dẫn phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification). Phân loại
gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt
được một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (Nonarable). Trong phân loại này, ngoài đặc điểm về đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng
được xem xét chỉ giới hạn trong phạm vi thuỷ lợi.
Các nghiên cứu sau đó được mở rộng theo hướng phân loại đất đai dựa vào tiềm
năng (The land capability classification) (USDA, 1961). Mặc dù hệ thống này được
xây dựng riêng cho điều kiện nước Mỹ, nhưng những nguyên lý của nó được ứng dụng


12
ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những hạn chế của đất đai
gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tư vốn, lao
động kỹ thuật… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia thành 2 mức: hạn chế
tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai được xếp hạng chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài
(vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia làm 3 cấp: lớp (class), lớp phụ (sub-class)
và đơn vị (unit). Đây là một trong những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan
tâm đến các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế; có xét đến vấn đề kinh tế
- xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất. [28]
- Ở Nga (Liên xô cũ) và Đông Âu:
Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai cũng được thực hiện từ những
năm 1960 theo quan điểm phát sinh của V.V. Docuchaev, bằng cách cho điểm các yếu
tố phát sinh và tính chất đất dựa trên cơ sở thang điểm chuẩn đã thống nhất. Đối chiếu
giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa
chọn để đánh giá, quá trình này được chia làm 3 bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ
nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá khả năng
sản xuất của đất đai (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…); (3) Đánh giá
kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này

thuần túy quan tâm đến yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế - xã hội trong
sử dụng đất đai nhưng chưa đầy đủ. Khả năng sử dụng đất được phân chia theo các
nhóm và các lớp thích hợp. Trong đó, nhóm đất thích hợp được phân theo các điều
kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo
sự khác biệt về loại thổ nhưỡng như điều kiện mẫu chất/địa hình/thành phần cơ
giới/chế độ nước, trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả
năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. [28]
- Đánh giá đất đai của tổ chức FAO:
Việc nghiên cứu phát triển hệ thống đánh giá đất đai khác nhau giữa các quốc
gia (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng như kết quả rất khác nhau) làm cho việc
trao đổi kết quả đánh giá đất đai trên thế giới gặp nhiều khó khăn. “Khung đánh giá
đất đai” của FAO ra đời năm 1976, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai
trên toàn thế giới. Thực chất, đây là một tập hợp các nguyên tắc và phương pháp, trên
cơ sở đó các hệ thống đánh giá đất đai của bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào
đều có thể được xây dựng. [29]
Khung hướng dẫn đã giới thiệu: 3 mức độ đánh giá, gồm sơ lược, bán chi tiết và
chi tiết và 2 phương pháp đánh giá, gồm phương pháp hai bước và phương pháp song
hành để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: rất


13
thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và khơng thích hợp (theo bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân vị mức độ thích hợp đất đai theo FAO
Bậc
(Order)
Thích hợp (S)

Hạng
(Class)
- S1: rất thích hợp

- S2: thích hợp
- S3: ít thích hợp
Khơng thích hợp - N1: khơng thích hợp tạm thời
(N)
- N2: khơng thích hợp vĩnh viễn

Hạng phụ
(Subclass)
- S2e, S2r...
- S3e, S3r,...

Đơn vị
(Unit)
- S2e-1, S2r-2...
- S3e-1, S3r-2...

- N1e, N1r,...
- N2

Nguồn: [32]

Các nghiên cứu tiếp theo của FAO đã đưa ra các hướng dẫn về ứng dụng chi tiết
của “khung đánh giá đất đai năm 1976” cho một số chuyên ngành cụ thể, gồm: Đánh
giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (1983), đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984),
đánh giá đất đai cho nơng nghiệp có tưới (1985), đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng
canh (1991) [32].
Ngồi ra, FAO cịn nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn cụ thể khác về: Xác
định các yêu cầu đối với đất đai (đất, địa hình, khí hậu) từ góc độ sinh thái (FAO,
1996) [48]; Giá trị tham chiếu cho yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới (Sys Ir. C., và cs, 1993) [49].

Các hướng dẫn của FAO đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong nghiên
cứu, đánh giá tài nguyên đất, đặc biệt ở các nước đang phát triển như: Jamaica (FAO
và UNEP, 1994b) [50], Indonesia (FAO và UNEP, 1994a) [51], Thailand (Shrestha R.,
và cs, 1995) [52].
Nghiên cứu về đánh giá đất đai địi hỏi một lượng lớn dữ liệu khơng gian, điều
mà hệ thống thơng tin địa lý (GIS) có khả năng xử lý dễ dàng và hiệu quả. Do đó, các
nghiên cứu về đánh giá đất đai dựa trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO và ứng dụng
hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp với viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu
(GPS), các phần mềm đánh giá đất tự động đã trở nên phổ biến trên thế giới, chủ yếu
theo các hướng sau:
Ứng dụng GIS và các tiện ích sẵn có của GIS: Các nghiên cứu theo hướng này,
tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Đất (độ dày tầng đất, kết cấu, pH,...), địa hình
(độ dốc, độ cao,...), khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) kết hợp với giá trị tham chiếu về
yêu cầu sinh thái của cây trồng và phương pháp tham số được đề xuất bởi Sys (1993)
để xác định mức độ phù hợp thực tế và tiềm năng của các vùng đất cho các loại cây
trồng được lựa chọn; Hoặc có tham chiếu cả hiệu quả kinh tế trong quá trình phân
hạng; Hoặc sử dụng cơng cụ mơ hình trong GIS so sánh các tính chất đất đai và yêu


14
cầu sinh thái của cây trồng để xác định mức độ thích hợp (Boje G., và cs, 1998) [53],
(Paiboonsak S., và cs, 2004) [54], (Gizachew A., 2014) [55].
Ứng dụng GIS kết hợp các công cụ nâng cao khác (RS, GPS,...): Các nghiên
cứu theo hướng này, sử dụng GPS để kiểm tra và cập nhật các lớp thông tin trong GIS,
sử dụng RS để xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về hiện trạng sử dụng đất hoặc
được kết hợp với mơ hình số độ cao (DEM) trong xây dựng dữ liệu về dạng địa hình
và chỉnh lý bản đồ đất ở các khu vực nghiên cứu. Sau cùng, các lớp thơng tin chun
đề được chồng xếp và phân tích trong GIS để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai và
bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho cây trồng (Mongkolsawat C., và cs, 2002)
[56], (Orhan D., 2013) [57], (Shalaby A., và cs, 2017) [58].

Ứng dụng GIS kết hợp các phần mềm đánh giá đất đai tự động: Nghiên cứu
phát triển các phần mềm đánh giá đất đai tự động trên cơ sở khung hướng dẫn của
FAO, nhằm giảm thời gian và sai sót trong q trình tính tốn bảng thích hợp cũng đã
được thực hiện, như: LECS, MicroLEIS, AEZWIN, @ RISK, ALES và ILES [15].
Trong đó, ALES là phần mềm cho phép người đánh giá xây dựng mơ hình theo
hệ chun gia để đánh giá khả năng thích hợp của đất đai. ALES xây dựng phần
khung, phần cơ sở dữ liệu tuỳ thuộc vào mục đích của người sử dụng (Rossiter D.G.,
2000) [59]. Các cơng trình tích hợp GIS-ALES để đánh giá đất đai chủ yếu theo
hướng, thiết lập cơ sở dữ liệu địa lý về các tính chất đất đai (loại đất, pH, OC, độ dốc,
nhiệt độ,...) trong GIS. Sau đó cơ sở dữ liệu đất được xuất sang cơ sở dữ liệu ALES để
xây dựng một mơ hình đánh giá cho các cây trồng được lựa chọn, yêu cầu sinh thái
của cây trồng trong mơ hình được tham chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) hoặc kết
hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Kết quả đánh giá thích hợp về mặt tự nhiên
hoặc kết hợp với đánh giá thích hợp về mặt kinh tế dựa trên nguyên tắc giới hạn cao
nhất (FAO, 1976, 1985, 2007) đã chỉ ra mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai cho
cây trồng được đánh giá và nguyên nhân xếp hạng ở cấp đó, sau cùng được chuyển
sang GIS để biểu diễn bản đồ (Oldeman L.R., và cs, 1993) [60], (Shendi M.M., và cs,
2004) [61], (Ahmed S., và cs, 2013) [62].
Mặt khác, các phương pháp đánh giá đất đai cũng được FAO phát triển trong
các nghiên cứu về lập quy hoạch cho sử dụng đất bền vững gồm: đánh giá đất đai cho
sự phát triển (1986), hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất (1993), khung đánh giá đất
đai phục vụ quản lý đất bền vững (FESLM, 1993), lập quy hoạch cho sử dụng bền
vững tài nguyên đất (1995) và hai hướng dẫn mới nhất về lập quy hoạch tổng hợp cho
quản lý bền vững tài nguyên đất (1999) và đánh giá đất đai - hướng tới khung sửa đổi
(2007) [31,45]. Các hướng dẫn này đã đề nghị xem xét nhiều yếu tố liên quan đến tính


15
bền vững (phù hợp về tự nhiên, hiệu quả kinh tế cao, được xã hội chấp nhận và không
gây tác động xấu đến mơi trường) trong quy trình đánh giá đất đai, bằng các phương

pháp phân tích quyết định đa tiêu chí (Multi Criteria Decision Analysis - MCDA). Các
cơng trình đánh giá đất đai theo hướng này chủ yếu lựa chọn các dữ liệu về đất đai
(đất, địa hình, khí hậu, sử dụng đất), các dữ liệu kinh tế - xã hội, môi trường và thành
lập các bản đồ của từng yếu tố trong GIS. Các phương pháp và mô hình riêng biệt
được áp dụng để xác định trọng số ưu tiên của từng yếu tố như phân tích thứ bậc
(AHP), mơ hình lơgic mờ hoặc mạng nơron nhân tạo (ANN), trong đó AHP là phương
pháp được áp dụng phổ biến nhất (đặc biệt là ở quy mô nhỏ). Các yêu cầu sinh thái của
cây trồng được tham chiếu với hướng dẫn của Sys (1993) và điều kiện địa phương.
Các lớp yếu tố với trọng số tương ứng được tổ hợp để đánh giá đất đai bền vững (tự
nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường). Các công cụ nâng cao như RS, DEM cũng được sử
dụng trong nghiên cứu để tạo ra các bản đồ địa mạo và hiện trạng sử dụng đất (Silva
A.C., và cs, 2003) [63], (Thapa R.B., và cs, 2008) [64], (Nguyễn Thanh Tuấn và cs,
2011) [65], (Liaghat M., và cs, 2013) [66], (Belal A.A., và cs, 2015) [67], (Ayla B., và
cs, 2016) [68], (Ali B., và cs, 2016) [69].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Từ những năm 1960 trở lại đây, công tác đánh giá đất đai ở nước ta mới được
nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện chi tiết. Một số cơng trình đặt nền tảng
cho việc nghiên cứu đánh giá đất đai ở Việt Nam như:
- Các nghiên cứu theo phương pháp của Nga, Mỹ:
Một số cơng trình tiêu biểu như sau: “Nghiên cứu đánh giá đất đai cho các
vùng chuyên canh” (Bùi Quang Toản, Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đình Văn
Tỉnh,…1970) đã dựa trên phương pháp đánh giá đất của Nga, với các yếu tố đưa vào
đánh giá gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt độ chặt, độ xốp, mưa, hạn, úng, mặn,
chua,...được phân chia thành 4 mức độ thích hợp [28]; “Nghiên cứu đánh giá đất đai
khái quát toàn quốc trên tỷ lệ bản đồ 1:500.000” (Tôn Thất Chiểu và cs, 1986) đã áp
dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ
Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, kết quả là đã
phân ra 7 nhóm đất theo mức độ hạn chế khác nhau [28]; “Đánh giá tiềm năng sản
xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” (Đỗ Đình Sâm và cs,
1990-1995), cũng dựa trên phương pháp phân loại khả năng đất đai (land capability

classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đánh giá đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn
quốc, trên 8 vùng kinh tế lâm nghiệp và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất
cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn [70].


16
- Các nghiên cứu theo phương pháp của FAO:
Từ cuối những năm 1980, công tác nghiên cứu đánh giá đất đai theo FAO đã
được triển khai sâu rộng ở các địa phương trên toàn quốc. Đánh giá đất đai trở thành
quy định bắt buộc trong lập quy hoạch sử dụng đất.
Một số cơng trình tiêu biểu ở các vùng sinh thái lớn như: Trong chương trình
“Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng” (Viện
QH&TKNN, 1991-1995) đã đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại sử
dụng đất phổ biến của vùng; Đề tài “Đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả
nước” (Trần An Phong và cs, 1992-1994) đã thành lập các bản đồ phân hạng thích hợp
đất đai cấp vùng ở tỷ lệ 1:250.000, các đơn vị đất đai được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự
nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ, thủy văn, tưới tiêu) [71].
Riêng vùng Tây Nguyên, bắt đầu từ chương trình Tây Nguyên 2 (1984-1988) đến
nay đã có nhiều cơng trình đánh giá đất đai theo FAO được thực hiện nhằm phục vụ
công tác quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững, tiêu biểu như:
“Đánh giá phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm” (Vũ Cao
Thái và cs, 1984-1988), kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh
giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhưng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về đất,
chưa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như tác
động môi trường [28]. Các cơng trình ở giai đoạn sau (1998-2008) đã hoàn thiện ứng
dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO, tiêu biểu như: “Đánh giá đất đai phục vụ
cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Viện
QH&TKNN và Đại học Leuven, Bỉ, 1998-2002) [15], “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ các loại đất phát triển lên sản phẩm
phong hóa của đất Bazan Tây Nguyên” (Nguyễn Văn Toàn và cs, 2004-2005) [72],

“Nghiên cứu đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất làm cơ sở cho phát triển
nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2008) [15], kết quả đã xây
dựng được các bản đồ thích hợp đất đai cho các cây trồng chính vùng Tây Nguyên ở tỷ
lệ 1:250.000, trên cơ sở đó đề xuất các phương án sử dụng đất nông nghiệp vùng Tây
Nguyên đến năm 2010 và 2020. Và gần đây nhất (2009-2015), nhằm cập nhật kết quả
đánh giá đất đai phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, các công trình theo
hướng này tiếp tục được thực hiện, tiêu biểu như: “Điều tra, đánh giá thối hóa đất
vùng Tây Ngun phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” (Trung tâm Điều tra Đánh giá
tài nguyên đất, 2009-2012) [18], “Nghiên cứu tổng hợp thối hóa đất, hoang mạc hóa ở
Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững” (Lưu Thế Anh và cs, 2014)
[10], “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền


17
vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên” (Vũ Năng Dũng và cs, 2014)
[15], kết quả đã xây dựng được các bản đồ phân hạng thích hợp đất đai cho một số cây
trồng chính ở cấp vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000, trên cơ
sở đó đề xuất sử dụng đất cho phát triển bền vững các cây trồng này.
Đồng thời, các nghiên cứu đánh giá đất đai ở các cấp chi tiết hơn cũng đã được
nhiều nhà khoa học thực hiện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc áp dụng kết quả
đánh giá đất đai nhằm đề xuất sử dụng đất cụ thể cho các địa phương. Một số nghiên
cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát
triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk (Trần An Phong và cs, 2002) [73]; Nghiên
cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền
vững tỉnh Kon Tum (Trần An Phong và cs, 2004) [74]; Đánh giá thích nghi đất đai
phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Mai
Hà Phương, 2007) [75]; Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai nhằm xây dựng cơ
sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Lắk (Lưu
Thế Anh và cs, 2003) [76],....
Cùng với sự phát triển về công nghệ và phương pháp trong đánh giá đất đai của

thế giới, hiện nay các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng GIS,
ngồi ra cịn kết hợp với RS, GPS và các phần mềm đánh giá đất tự động, phân tích
quyết định đa chỉ tiêu. Một số cơng trình tiêu biểu có thể kể đến: Đánh giá và quy
hoạch khai thác sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông
nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng (Trần An Phong và cs, 2001) [77]; Đánh giá tiềm
năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình với sự trợ giúp của GIS-ALES (Nhữ Thị Xuân và cs, 2006) [78]; Ứng dụng GIS
đánh giá đất đai cho phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam
Việt Nam (Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2008) [79]; Tích hợp GIS và phân tích đa tiêu
chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai (Lê Cảnh Định, 2011) [80]; Ứng dụng
công nghệ viễn thám (RS) và GIS phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông
nghiệp bền vững ở Tây Nguyên (Trần An Phong và cs, 2014) [81]; Mơ hình tích hợp
GIS và AHP-VIKOR trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất
bền vững (Lê Cảnh Định, 2016) [82]. Các nghiên cứu đã ứng dụng các phần mềm GIS
để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng RS để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và hiện trạng canh tác cây trồng, kết hợp với phần mềm đánh giá đất tự động
(ALES) hoặc sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn với phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) để đánh giá đất đai theo quan điểm bền vững. Ngoài ra, gần đây các nhà thổ
nhưỡng của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã có nghiên cứu phát triển phương pháp


18
đánh giá đất đai riêng theo điều kiện đặc thù của nước ta: Thiết kế quy trình đánh giá
đất đai trên cơ sở GIS và phân tích đa tiêu chí cho quy hoạch sử dụng đất bền vững ở
cấp vùng (Nguyễn Thanh Tuấn và cs, 2015), trên cơ sở khung hướng dẫn của FAO,
thiết lập quy trình đánh giá đất đai phân tích đa tiêu chí (MCA) trong mơi trường GIS
và xây dựng phần mềm đánh giá thích hợp đất đai (LSE). Nghiên cứu thực nghiệm đã
được tiến hành tại tỉnh Quảng Trị để đánh giá thích hợp đất đai cho cây cao su dựa trên
các chỉ tiêu đánh giá về: Khí hậu, địa hình và ngập lụt, đất, mức độ xói mịn và khoảng
cách đến đường giao thơng. Kết quả đánh giá cho thấy sự trùng khớp cao giữa các mức

độ thích hợp với hiện trạng trồng cao su ở khu vực nghiên cứu [83].
Tóm lại, kết quả các cơng trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta cho
thấy: Khung hướng dẫn đánh giá đất đai của FAO là phương tiện hiệu quả để đánh giá
tiềm năng đất đai cho quy hoạch và sử dụng đất bền vững. Không chỉ kế thừa những
điểm mạnh của hai phương pháp đánh giá đất đai của Nga và Mỹ mà cịn bổ sung,
hồn chỉnh về phương pháp và công nghệ trong đánh giá đất đai phù hợp với từng mục
đích và khu vực nghiên cứu. Đồng thời, các cơng trình đánh giá đất đai theo FAO cũng
cho thấy các đặc điểm đáng chú ý sau:
- Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xác định các đơn vị cơ sở trong đánh giá đất đai
(đơn vị đất đai) chủ yếu theo các tính chất đất đai về đất, địa hình và khí hậu, nhưng
khơng thể thống nhất chung cho mọi lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có một bộ chỉ tiêu phù hợp
với điều kiện địa lý đặc thù.
- Việc xác định yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng chủ yếu được tham
chiếu theo hướng dẫn của Sys (1993) kết hợp với điều kiện địa phương, đặc biệt là
đánh giá ở các khu vực nhỏ.
- Việc ứng dụng GIS (có thể kết hợp với RS, GPS,...) để xây dựng, phân tích,
lưu trữ các thơng tin về hiện trạng sử dụng đất, đất, nước, khí hậu, địa hình… tạo ra
bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ phân hạng thích hợp đất đai, đã góp phần định lượng
và chính xác hóa các kết quả nghiên cứu.
- Cơng đoạn đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất với các
chất lượng hoặc tính chất đất đai được thực hiện bằng các phần mềm đánh giá đất tự
động đã giảm thời gian và sai sót trong quá trình đánh giá.
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu quy hoạch và sử dụng đất bền vững là đánh giá
đa tiêu chí, cần xem xét tồn diện các yếu tố về: Sự phù hợp về tự nhiên - hiệu quả
kinh tế - chấp nhận xã hội - tác động môi trường, làm cơ sở để lựa chọn loại sử dụng
đất bền vững cho quy hoạch.


19
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về đánh giá thối hóa đất

Nhịp độ tăng trưởng về cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã làm
suy thối các nguồn tài ngun thiên nhiên, trong đó thối hóa đất là vấn đề mơi
trường đe dọa phá vỡ cân bằng sinh thái không chỉ ở mỗi khu vực, quốc gia mà đã trở
thành thách thức toàn cầu. Do đó, nghiên cứu thối hóa đất dần được mở ra như một
hướng nghiên cứu trong khoa học đất phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch và sử
dụng đất bền vững. Có thể liệt kê một số cơng trình nổi bật sau:
1.2.2.1. Trên thế giới
Từ năm 1987-1990, dự án “Đánh giá thối hóa đất tồn cầu do nhân tác
(GLASOD)” được UNEP và ISRIC thực hiện là đánh giá suy thối đất trên tồn thế giới
đầu tiên và vẫn là nguồn dữ liệu thống nhất toàn cầu được sử dụng cho đến nay (Nijsen
M., và cs, 2012) [84]. Kết quả chính của dự án gồm: Bản đồ thực trạng thối hóa đất
tồn cầu do nhân tác ở tỷ lệ 1:10.000.000; Đánh giá chi tiết thực trạng thối hóa đất và
các hậu quả, rủi ro cho các khu vực nghiên cứu ở Mỹ La Tinh (Argentina, Brazil và
Uruguay) và bản đồ thối hóa đất vùng Mỹ La Tinh tỷ lệ 1:1.000.000. Trên bản đồ thể
hiện 12 dạng thối hóa đất được gộp làm 4 nhóm: Xói mịn do nước có 2 dạng, xói mịn
do gió có 3 dạng, thối hóa hóa học có 4 dạng, thối hóa vật lý có 3 dạng. Mức độ thối
hóa đất làm 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Các nguyên nhân gây ra thối
hóa đất trên từng đơn vị bản đồ gồm: Phá rừng và thay thế thảm thực vật tự nhiên, chăn
thả đại gia súc, canh tác nông nghiệp, khai thác cạn kiệt thảm thực vật cho nhu cầu sinh
hoạt và hoạt động cơng nghiệp. Từ đó, UNEP đã kêu gọi ngăn ngừa thoái hoá đất và
hoang mạc hoá ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu (Oldeman L.R., 1990) [85].
Phương pháp của dự án GLASOD đã tiếp tục được thực hiện cho các nghiên cứu
thối hóa đất chi tiết hơn ở các khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số
cơng trình tiêu biểu có thể kể đến sau: Dự án đánh giá thực trạng thối hóa đất vùng
Nam và Đơng Nam Á (ASSOD) (van Lynden G.W.J., 1997), đã thành lập bản đồ thực
trạng thối hóa đất tỷ lệ 1:5.000.000 theo 4 cấp: Nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh.
Trên bản đồ đã chỉ ra 19 dạng thối hóa, gộp thành 4 nhóm: Xói mịn do nước (3 dạng),
xói mịn do gió (3 dạng), thối hóa hóa học (5 dạng), thối hóa vật lý (8 dạng) [86]; Dự
án đánh giá thối hóa đất vùng Trung và Đông Âu (SOVEUR) (van Lynden G.W.J.,
2000), phương pháp của dự án GLASOD được cải tiến, tập trung vào nghiên cứu vấn đề

lan truyền ô nhiễm trong đất và xây dựng bản đồ thối hóa đất tỷ lệ 1:2.500.000. Trên
bản đồ thể hiện: (1) các dạng thối hóa (xói mịn do nước, xói mịn do gió, thối hóa hóa
học và thối hóa vật lý), (2) mức độ thối hóa (khơng đáng kể, thối hóa nhẹ, trung
mình, nặng và rất nặng) và (3) tác động của thối hóa đến chức năng của đất [87]; Đánh


20
giá thối hóa đất ở Togo (Brabant P., 1996), đã xây dựng được bản đồ thoái hoá đất
Togo tỷ lệ 1:1.500.000, kết hợp sử dụng phương pháp mơ hình hóa để dự báo diễn biến
thối hóa đất Togo đến năm 2035 [88]; Nghiên cứu thối hóa đất ở Ấn Độ (Shegal J.,
1992), đã xây dựng bản đồ thực trạng thoái hóa đất Ấn Độ tỷ lệ 1:440.000, thể hiện các
dạng thối hóa đất gồm: Xói mịn do mưa, xói mịn do gió, cát bay - cát chảy, mất chất
dinh dưỡng và chất hữu cơ, mặn hóa, ơ nhiễm, úng ngập, chai cứng đất. Các ngun
nhân gây thối hóa đất được xác định gồm: Chặt phá rừng trái phép, chăn thả gia súc,
các hoạt động canh tác nông nghiệp và khai thác quá mức tài nguyên rừng [89].
Nhằm mục đích đánh giá cập nhật, định lượng và phục hồi các vùng đất bị thối
hóa ở các cấp độ khác nhau (từ địa phương đến tồn cầu). Từ năm 2002-2008, Quỹ
mơi trường toàn cầu (GEF), UNEP và FAO đã tài trợ cho các dự án đánh giá thối hóa
đất và phục hồi, điển hình là: Dự án đánh giá thối hóa đất các vùng khô hạn (LADA)
(FAO, 2011), một nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu thối hóa đất của LADA là
xem sử dụng đất (land use) là nguyên nhân chính của thối hóa đất chứ khơng phải là
đất (soil), địa hình hay khí hậu. Điều tra thối hóa đất được mở rộng hơn theo cách
tiếp cận hệ sinh thái, bao gồm cả đất (soil) và thực vật. Nghiên cứu thử nghiệm được
tiến hành ở 6 nước: Argentina, Trung Quốc, Cuba, Senegal, Nam Phi và Tunisia. Kết
quả đã xây dựng hướng dẫn phương pháp đánh giá thối hóa đất cho các quy mơ khác
nhau (tồn cầu, quốc gia, địa phương) và phần mềm thu thập dữ liệu cho đánh giá.
[90]. Một phần dự án LADA là “Đánh giá suy thối đất tồn cầu (GLADA)” dựa trên
dữ liệu viễn thám phân tích chỉ số thực vật (NDVI) khác biệt để đánh giá điều kiện và
năng suất của thảm thực vật, từ đó xác định được: (1) thực trạng, xu hướng thối hóa
đất và (2) các khu vực đang đối diện với các hạn chế cực đoan và nguy cơ thối hóa

nghiêm trọng; các khu vực thối hóa đã được kiểm sốt và phục hồi. Nghiên cứu thí
điểm đã được thực hiện cho Kenya (Bai Z.G., và cs, 2008, 2010) [91,92].
Hiện nay, nhu cầu ngày càng tăng đối với đất đai do sự phát triển kinh tế, q
trình đơ thị hóa và gia tăng dân số, đặc biệt ở các nước đang phát triển, đã làm thúc đẩy
sự thay đổi sử dụng đất chưa từng có. Việc thay đổi này đã làm gia tăng các q trình
thối hóa đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ít nhiều ảnh hưởng đến các
khu vực trên tồn thế giới. Thối hóa đất trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh
lương thực, chất lượng môi trường sống và đang dạng sinh học. Do đó, quan điểm
chung trong các nghiên cứu thối hóa đất gần đây là đánh giá thối hóa đất và phục hồi
cho mục đích sử dụng đất bền vững [38, 93, 94]. Các nguy cơ thối hóa đất trên tồn thế
giới được xác định gồm: (1) xói mịn (do nước, gió), (2) suy giảm chất hữu cơ, (3) mất
cân bằng dinh dưỡng, (4) nhiễm mặn, (5) chai cứng bề mặt, (6) mất đa dạng sinh học


21
đất, (7) ơ nhiễm, (8) axit hóa, (9) nén chặt, (10) ngập úng (Douglas L.K., và cs, 2015)
[95]. Các nghiên cứu thối hóa đất được thực hiện ở nhiều quy mơ và cách tiếp cận khác
nhau. Ở quy mơ tồn cầu, nghiên cứu về “Lập bản đồ thối hóa đất thế giới” đã được
các nhà khoa học Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ thực hiện năm 2015, trên cơ sở xem
xét tổng hợp các phương pháp (chun gia, viễn thám, mơ hình sinh lý, kiểm kê đất
nơng nghiệp hoang hóa) và dữ liệu ước tính thối hóa đất ở quy mơ tồn cầu (GLASOD,
GLADA) đã được thực hiện trước đó, để chuyển đổi sang một khung chung, từ đó xác
định lại vị trí, quy mơ các vùng đất bị thối hóa trên toàn cầu (Gibbs H.K., và cs, 2015)
[38]. Các nghiên cứu ở quy mô khác tập trung theo các hướng tiếp cận sau:
- Đánh giá thối hóa đất theo các tính chất (lý, hóa, sinh học) đất: Chủ yếu là các
nghiên cứu thối hóa đất canh tác nơng nghiệp. Các yếu tố đánh giá được chia theo các
nhóm thối hóa vật lý và hóa học đất (tầng dày đất, thành phần cơ giới, dung trọng, pH,
OC, CEC,…), với đơn vị cơ sở là đơn vị đất (soil unit), các yếu tố đầu vào của thối hóa
được kết hợp trong GIS để tạo ra các bản đồ thối hóa vật lý và hóa học đất, từ đó xây
dựng bản đồ tổng thể các vùng đất tiềm năng thối hóa và bản đồ các loại thối hóa (xói

mịn, mất chất hữu cơ,…) phổ biến cho các khu vực nghiên cứu (Bořivoj S., và cs,
2015) [94], (Guillaume T., và cs, 2016) [96]; Hoặc sử dụng chỉ số tích hợp chất lượng
đất (Soil Quality Index – SQI) để đánh giá và phân vùng thối hóa đất. Các tính chất lý,
hóa và sinh học đất (OC, độ xốp, Nitơ tổng số, CEC, pH, sinh khối vi sinh vật đất,….)
được phân cấp và tích hợp để xác định các chỉ số chất lượng đất (SQI) cho các vùng
khác nhau của khu vực nghiên cứu. Tham chiếu kết quả với chỉ số ngưỡng SQIn để
đánh giá thối hóa đất (Gelaw và cs, 2015) [97]; (Silvana S., và cs, 2017) [98].
- Đánh giá thối hóa đất theo sự thay đổi loại sử dụng đất và thảm phủ thực vật:
Các cơng trình theo hướng này đã nghiên cứu vai trị của thay đổi sử dụng đất và ảnh
hưởng của nó đối với suy thoái đất ở đất canh tác, đồng cỏ và đất đô thị, khi so sánh
với rừng tự nhiên về sự suy giảm chất lượng đất. Các phương pháp ứng dụng viễn
thám được sử dụng để đánh giá mức độ thay đổi thảm thực vật và sử dụng đất từng
thời kỳ (theo chỉ số diện tích và chỉ số thực vật NDVI khác biệt), từ đó xác định các
khu vực nguy cơ và tỷ lệ đất thối hóa (xói mịn, sa mạc hóa) (Lawrence D., và cs
2015) [99], (Karamesouti M., và cs, 2015) [100]. Các phương pháp phân tích đa biến
bao gồm phân tích thành phần chính và phân tích cụm đã được sử dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của con người và tự nhiên đến chất lượng đất do thay đổi sử dụng
đất và thảm phủ (Yones K., và cs, 2017) [101].
- Đánh giá thoái hóa đất theo mối quan hệ với các yếu tố địa lý: Các nghiên cứu
theo hướng này làm rõ nguy cơ thối hóa đất ở các khu vực khác nhau dưới dạng tổng


22
hợp các giá trị ngưỡng của các yếu tố địa lý (độ dốc, độ cao, lượng mưa, nhiệt độ, bức
xạ mặt trời, cấu trúc đất,…). Tương tự, kết quả tính tốn xói mịn đất, nén đất, mất
chất hữu cơ, axit hóa và ơ nhiễm kim loại nặng cũng đã được xử lý. Kết quả cho phép
phân loại các vùng thoái hóa theo các mức độ nguy cơ khác nhau, từ đó có các biện
pháp sử dụng và chống thối hóa hiệu quả hơn. Đồng thời hiểu rõ hơn về vai trị của
các yếu tố địa lý trong thối hóa đất và do đó có thể giảm thối hóa đất cho những
vùng đất có điều kiện tương tự (Marek B., và cs, 2017) [102].

- Phục hồi các vùng đất bị thoái hóa: Các nghiên cứu theo hướng này tập trung
vào việc thúc đẩy các biện pháp cải tạo trên các vùng đất bị suy thoái hoặc cận biên
như là giải pháp giảm hậu quả môi trường, bảo tồn rừng và tăng sản xuất nơng nghiệp.
Có thể kể đến một số nghiên cứu gần đây như: Ở Trung Quốc (Zhongling G., và cs,
2014), trên cơ sở đánh giá các vùng đất bị thối hóa do xói mịn gió đã đề ra các biện
pháp cải tạo đất bị thối hóa gồm: Làm đất tối thiểu, hàng rào chắn gió, tưới tiết kiệm,
trồng rừng,…kết quả là sự suy thoái đất đai đã được kiểm sốt ở nhiều vùng khơ cằn
và bán hoang mạc; Ở Nga (Yury G.C., và cs, 2015), nghiên cứu phục hồi đất thối hóa
do xói mịn và mất chất hữu cơ bằng các biện pháp trồng cây chắn gió và bổ sung phân
vi sinh; Ở Ấn Độ (Ranjan B., và cs, 2015), nghiên cứu cải tạo đất bị chua và nhiễm
mặn bằng cách sử dụng vôi và phân xanh [93].
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu thối hóa đất ở nước ta được bắt đầu từ cuối những
năm 1960, tập trung vào xói mịn đất và các biện pháp chống xói mịn, tuy nhiên nặng
về định tính, mơ tả [103]. Từ năm 1975 đến nay, cơng tác nghiên cứu thối hóa đất
được tiến hành có hệ thống và tập trung theo các hướng tiếp cận sau:
- Đánh giá thực trạng thối hóa đất theo các loại thối hóa: Gồm có các cơng
trình tiêu biểu về xói mịn đất như: “Nghiên cứu xói mịn đất Tây Ngun Việt Nam”
(Nguyễn Quang Mỹ, 1980) [104]; “Nghiên cứu xói mịn đất ở miền núi phía Bắc Việt
Nam” (Đào Đình Bắc, 1987) [105]; Nhiều cơng trình khác của Nguyễn Trọng Hà
(1996) [106], Nguyễn Quang Mỹ (2005) [103]… đã đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố
gây xói mịn đất, mang tính định lượng ngày càng cao do được hỗ trợ các trạm quan
trắc, sử dụng các mơ hình tốn trong nghiên cứu.
Và các cơng trình ứng dụng hệ thống ASSOD: Từ những năm 2000, các nghiên
cứu vận dụng phương pháp đánh giá thực trạng thoái hóa đất theo hệ thống ASSOD đã
được thực hiện ở nước ta, tiêu biểu như: “Bước đầu đánh giá khả năng ứng dụng hệ
thống ASSOD trong phân loại sự suy thối đất vùng đồng bằng sơng Cửu Long” (Võ
Quang Minh và nnk, 2003) [107]; “Phân loại, đánh giá mức độ suy thoái tài nguyên



23
đất dọc hai bên hành lang đường Hồ Chí Minh khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam”
(Nguyễn Xuân Thành, 2009) [108]; và gần đây nhất trong dự án“Điều tra, đánh giá
thối hóa đất vùng Tây Ngun phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” (Trung tâm
Điều tra Đánh giá Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009-2012), trên cơ
sở phân chia các loại thối hóa đất theo hệ thống ASSOD (xói mịn, khơ hạn, hoang
hóa, sa mạc hóa, suy giảm độ phì, kết von, đá ong, ô nhiễm,...) và điều kiện nghiên
cứu thực tế, đã đánh giá tổng hợp và thành lập bản đồ thực trạng thối hóa đất cấp
vùng Tây Ngun tỷ lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000, từ đó đề xuất các giải
pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, phục hồi đất bị thoái hóa. Kết quả vận dụng phương pháp
đánh giá thối hóa đất theo ASSOD cũng là tiền đề cho “Quy định kỹ thuật điều tra
thối hóa đất” được Bộ Tài ngun và Môi trường ban hành năm 2012, nhằm cung
cấp hướng dẫn về kỹ thuật điều tra thống kê diện tích đất bị thối hóa theo định kỳ
hoặc theo nhiệm vụ ở các vùng kinh tế - xã hội (cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (cấp tỉnh) cho các cơ quan quản lý nhà nước [18].
- Đánh giá thối hóa đất theo quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp: Trong
Chương trình Tây Nguyên 2 (1984-1988) “Nghiên cứu tổng hợp đất bazan thối hóa
Tây Ngun” (Nguyễn Đình Kỳ, 1987) và “Đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa
đất trên các cao nguyên bazan nhiệt đới - lấy ví dụ Tây Ngun Việt Nam” (Nguyễn
Đình Kỳ, 1990) là những cơng trình đầu tiên ở nước ta đưa ra phương pháp nghiên cứu
thối hóa đất trên quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, phân tích mối quan hệ giữa điều
kiện địa lý phát sinh và thối hóa đất theo các dấu hiệu hình thái, kết quả phân tích đặc
tính lý hóa của đất và chỉ thị sinh học. Từ đó, nhận dạng các dạng thối hóa và thành
lập bản đồ thối hóa tiềm năng, thối hóa hiện tại và thối hóa tổng hợp đất bazan Tây
Ngun tỷ lệ 1:250.000 [40, 41].
Cùng với sự phát triển của các phương pháp nghiên cứu thối hóa đất trên thế
giới, các cơng trình theo hướng này tiếp tục được Nguyễn Đình Kỳ và cộng sự nghiên
cứu chi tiết cho các vùng lãnh thổ khác nhau và hồn thiện về quy trình, phương pháp
nghiên cứu, tiêu biểu như: “Phương pháp nghiên cứu thoái hóa đất”(1998) [109];
“Đặc trưng phát sinh và thối hóa đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”

(1998) [110]; “Quan hệ giữa địa lý phát sinh và thoái hoá đất (lấy ví dụ ở vùng Đơng
Bắc Việt Nam)” (1998) [111]; “Nghiên cứu đánh giá và dự báo thối hóa đất vùng
Bắc Trung Bộ Việt Nam phục vụ quy hoạch bền vững” (2007) [112]; “Nghiên cứu
đánh giá thoái hoá đất tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển bền vững, phịng
tránh giảm nhẹ thiên tai” (2007) [113]; “Nghiên cứu thối hóa đất lưu vực sơng Chảy
nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và môi trường đất” (2012) [114]; “Nghiên cứu xây


24
dựng bản đồ thối hóa đất tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông phục vụ sử dụng bền vững tài
nguyên đất” (2012) [115]; Và gần đây nhất, trong Chương trình Tây Ngun 3 (20112015) là “Nghiên cứu tổng hợp thối hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên và đề
xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững” (2014), đề tài đã xây dựng bản đồ thối hóa
đất tiềm năng, thối hóa đất hiện tại và thối hóa đất tổng hợp cấp vùng Tây Nguyên tỷ
lệ 1:250.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1:100.000, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng và cải tạo
đất hợp lý [10]. Đồng thời, đề tài đã tổng kết và xuất bản cuốn sách “Tài nguyên đất
Tây Nguyên - hiện trạng và thách thức” (2016), làm tài liệu phục vụ cơng tác nghiên
cứu thối hóa đất trên quan điểm địa lý [116].
- Đánh giá thoái hóa đất và các biện pháp cải tạo, phục hồi: Tiêu biểu như
“Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam”, “Đất đồi núi Việt Nam - Thối hóa và
phục hồi” và “Sử dụng bền vững đất miền núi và vùng cao ở Việt Nam” (Nguyễn Tử
Siêm và Thái Phiên, 1998, 1999, 2002) [117-119]; “Nghiên cứu thử nghiệm chất giữ
ẩm AMS1 để trồng cây lương thực ở vùng núi đất khơ hạn Hồng Su Phì” (Nguyễn
Đình Kỳ và nnk, 2003) [120].
- Ngồi ra, các cơng trình áp dụng các phương pháp tiếp cận khác cho các vùng
lãnh thổ phù hợp cũng đã được thực hiện, như: “Bước đầu thành lập bản đồ thối hóa
đất theo WOCAT ở một số xã thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” (Nguyễn Quang
Việt, 2014), áp dụng phương pháp đánh giá thối hóa đất của dự án LADA đề xuất đối
với các vùng khô hạn, kết quả đã chỉ ra mức độ hiện trạng thối hóa đất (4 cấp) và đề
xuất các giải pháp sử dụng, bảo vệ hợp lý tài nguyên đất trên 41 đơn vị đất đai ở lãnh
thổ [121]; “Tích hợp GIS và phân tích đa chỉ tiêu (MCA) thành lập bản đồ thối hóa

đất tiềm năng tỉnh Lâm Đồng” (Nguyễn Thị Thủy, Lưu Thế Anh, 2016), áp dụng
phương pháp đánh giá thối hóa đất tiềm năng trên quan điểm địa lý và phân tích đa
chỉ tiêu (MCA) với phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số các chỉ
tiêu phù hợp với điều kiện địa phương, kết quả thành lập bản đồ thối hóa đất tiềm
năng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1:100.000 với 4 cấp thối hóa [122].
Tóm lại, hiện nay các cơng trình nghiên cứu, đánh giá thối hóa đất ở nước ta
chủ yếu tập trung vào vấn đề nhận diện, ước tính mức độ và quy mơ các loại thối hóa
đất, nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch và sử dụng đất bền vững ở các vùng lãnh
thổ. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt
Nam và phát triển phương pháp nghiên cứu theo tiếp cận địa lý, với hai hướng nghiên
cứu chính là:
- Nghiên cứu thực trạng thối hóa đất theo loại thối hóa phân chia theo hệ thống
ASSOD (xói mịn, khơ hạn, suy giảm độ phì, kết von, ơ nhiễm,....), kết quả đánh giá


25
tổng hợp các loại thối hóa đã phản ánh thực trạng thối hóa đất. Tuy nhiên, hướng
nghiên cứu này chưa đề cập đến mối quan hệ giữa thối hóa đất và các điều kiện địa lý
của lãnh thổ. Đồng thời, yêu cầu nguồn dữ liệu ban đầu khá cao, vì vậy nhất thiết phải có
các kết quả khảo sát chi tiết các đặc tính đất để kết quả mang tính định lượng cao hơn;
- Nghiên cứu thối hóa đất tiềm năng, hiện tại và tổng hợp theo quan điểm địa
lý, hướng nghiên cứu này không những làm rõ mối quan hệ giữa các điều kiện địa lý
và các quá trình thối hóa đất, tiềm năng, thực trạng thối hóa đất mà cịn đưa ra dự
báo mức độ phát triển thối hóa đất trên lãnh thổ.
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận
Đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai và thối hóa đất có liên
quan đến lãnh thổ thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, được đề tài tham khảo và vận
dụng. Có thể liệt kê một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
1.2.3.1. Các nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai
Từ năm 1995-2010, chương trình “Đánh giá đất nơng nghiệp tại Lâm Đồng”, đã

được Trung tâm nghiên cứu Đất - Phân bón và Mơi trường phía Nam thuộc Viện Thổ
nhưỡng Nơng hóa thực hiện. Dựa trên hướng dẫn của FAO (1976), đánh giá đất sản xuất
nông nghiệp cho các xã ở bản đồ tỷ lệ 1:10.000, huyện/thành phố ở tỷ lệ 1:25.000 nhằm
đề xuất sử dụng đất và các biện pháp thâm canh cây trồng. Đánh giá thích hợp đất đai tự
nhiên có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, trong đó xây dựng bản đồ đơn vị đất đai với
2 nhóm chỉ tiêu cơ bản là đất (loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới) và nước
(thời gian/độ sâu ngập lũ, khả năng tưới, lượng mưa trung bình năm) kết hợp với điều
tra và tính tốn hiệu quả kinh tế để lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp [123].
Từ năm 2009-2012, trong khn khổ dự án “Điều tra, đánh giá thối hóa đất
vùng Tây Ngun phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững” do Trung tâm Điều tra Đánh
giá tài nguyên đất, Tổng Cục Quản lý Đất đai thực hiện. Dựa trên hướng dẫn của FAO
(1976, 1993), đã đánh giá tiềm năng đất đai theo quan điểm phát triển bền vững cho
sản xuất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra, đã đánh
giá hiệu quả kinh tế - xã hội và tính bền vững mơi trường (đa dạng sinh học, độ che
phủ, hàm lượng phân bón/thuốc bảo vệ thực vật sử dụng) của các loại sử dụng đất. Bản
đồ đơn vị đất đai được xây dựng trong GIS dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu là đất (loại đất, độ
dốc, tầng dày, đá lẫn - kết von) và nước (khả năng tưới, số tháng hạn, lượng mưa TB
năm). Kết quả đánh giá đất đai tự nhiên theo yếu tố giới hạn và ưu tiên, kết hợp xem
xét hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, đã xây dựng được bản đồ phân hạng thích
hợp đất đai cho các loại sử dụng đất ở tỷ lệ 1:100.000 [18].
Từ năm 2011-2015, Viện QH&TKNN đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá


×