Quản lý dịch bệnh thủy sản: Cơ hội và
thách thức cho các nước đang phát triển
để nâng cao sản lượng trong nuôi trồng
thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản có một tiềm năng mạnh mẽ nhằm đáp ứng các nhu cầu về sản
phẩm thuỷ sản trên hầu hết các vùng của thế giới. Dân số thế giới ngày càng tăng
và nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản cũng tăng theo trong khi sản lượng khai thác
ngày một giảm đi. Sự đóng góp đầy tiềm năng từ nuôi trồng thủy s
ản trong an toàn
thực phẩm địa phương, cung cấp sinh kế và dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng nhất
là ở các vùng nông thôn nghèo, hẻo lánh.
Một trong những bất lợi trong nuôi trồng thuỷ sản là thiệt hại do dịch bệnh. Qua
nhiều thập niên cho thấy bệnh dịch là nguyên nhân gây thất thoát trầm trọng về
kinh tế trong nuôi thuỷ sản. Việc sử dụng các nguyên tắc dịch tễ học hợp lý và
phương pháp quản lý dựa trên cơ sở khoa học vững chắc để xác định và quản lý
dịch bệnh là hai hợp phần quan trọng của một chương trình kiểm soát sinh học hiệu
quả. Sự duy trì khả năng nuôi thuỷ sản an toàn ngày càng trở nên cấp thiết và đây
chính là mục tiêu của các nhà nghiên cứu dịch bệnh thủy sản cũng như quản lý
dịch bệnh trong vùng. Việc nghiên cứu dịch tễ h
ọc chắc chắn sẽ giúp cho việc quản
lý sức khoẻ, phân tích rủi ro và kiểm soát dich bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.
Mặc dù có rất nhiều hạn chế và phức tạp trong việc sử dụng dịch tễ học để kiểm
soát dịch bệnh thuỷ sản nhưng gần đây cũng đã có một số kết quả khả quan từ các
nghiên cứu, thử nghiệm kiểm soát dị
ch bệnh trên nuôi tôm qui mô nhỏ ở miền nam
Ấn Độ. Bài viết này là tóm tắt của các kết quả nghiên cứu nói trên nhưng nhấn
mạnh vào khía cạnh lợi ích của việc hợp tác chặt chẽ các giữa nông dân với nhau
trong các nhóm, khả năng thiết lập mối quan tâm giữa họ và tầm quan trọng của sự
nhận thức về các nhân tố rủi ro cũng như việc thực hiện các phương pháp quản lý
hữu hi
ệu.
Tóm lược: bài viết này gồm 6 phần và phần 6 sẽ được tóm lược chi tiết:
1. Nuôi trồng thuỷ sản là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao của thế giới
2. Bệnh dịch và sức khoẻ là mấu chốt của sản lượng thuỷ sản
3. Ứng dụng dịch tễ học để quản lý sức khoẻ vật nuôi thuỷ sản
4. Kinh nghiệm trong nuôi tôm ở qui mô nhỏ
5. Bố
trí thí nghiệm, trình diễn và thực hiện
6. Quản lý sức khoẻ tôm và dịch tễ học
Thực tế quản lý sức khoẻ của tôm bao gồm việc quản lý và đánh giá những rủi ro
được kết hợp vào mô hình BMP (Best Management Practices: tạm dịch thực hành
quản lý tốt nhất) được phát triển và tư vấn cho nông dân địa phương. Mô hình
BMP bao gồm 3 chiến lược quản lý chính:
- Quản lý nước và chuẩn bị đáy ao trước khi th
ả giống
- Chọn giống và thả giống
- Quản lý sau khi thả giống
a. Quản lý nước và chuẩn bị đáy ao trước khi thả giống
- Nạo vét bùn, sình và rác thải trong ao ra khỏi phạm vi khu nuôi
- Cày xới lớp đất đáy kỹ càng nếu như không thể vét hết lớp bùn hoàn toàn.
- Lọc nước qua hai lưới lọc có mắt lưới 300 µm
- Mực nước giữ ít nhất ở 80 cm tính từ chỗ cạn nhất củ
a đáy ao
- Tạo môi trường nước tốt từ 10-15 ngày trước khi thả giống
b. Chọn giống và thả giống
- PL có kích thước đồng cỡ và màu sắc chuẩn, tôm hoạt động bơi ngược lại dòng
nước
- PL phải âm tính khi kiểm tra bằng nested - PCR đối với bệnh đốm trắng (với loại
test này, nếu kết quả âm tính nghĩa là bệnh đốm trắng hiện diện ít hơn 5% trong
quần thể và bầy tôm chắ
c chắn 95% không nhiễm bệnh)
- Loại bỏ tôm xấu, yếu trước khi thả bằng cách gây sốc với formol liều 100ppm
trong 15-20 phút trong nước có sục khí liên tục.
- PL trải qua giai đoạn ương tại vuông nuôi từ 15-20 ngày
- Thả nuôi từ tuần đầu của tháng 2 tới tuần thứ 2 của tháng 3
- Khi thả giống, màu nước ao nuôi nên có màu xanh và tránh thả ở ao có nước
trong
c. Quản lý sau khi thả giống
- Phải sử dụng các khu chứa nước và n
ước phải được giữ 10-15 ngày tại đây trước
khi đưa vào ao nuôi tôm thịt
- Thường xuyên sử dụng vôi nông nghiệp, đặc biệt sau khi thay nước hoặc mưa.
- Không sử dụng các loại hoá chất độc hại hoặc hoá chất nằm trong danh mục cấm
- Sử dụng sàng kiểm tra thức ăn để đảm bảo cung cấp lượng thức ăn dựa trên nhu
cầu của tôm
- Cho ăn kéo dài từ bên này sang bên kia bờ ao bằ
ng xuồng hoặc bằng dụng cụ cho
ăn nổi để tránh sự tích tụ cục bộ của chất thải.
- Thường xuyên làm sạch rong, tảo đáy
- Chỉ thay nước trong các giai đoạn quyết định (khi cần thiết)
- Hàng tuần kiểm tra lớp bùn ở đáy ao để ngăn ngừa sự tích tụ của chất thải hữu cơ,
sình thối.
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ củ
a tôm và hàng tuần kiểm soát sức khoẻ và
tăng trưởng của tôm bằng chài.
- Thu lượm và loại bỏ an toàn những tôm bệnh hoặc bị chết
- Thu hoạch khẩn cấp sau khi có quyết định chính xác
- Không tháo nước và xả bỏ tôm bệnh ra ngoài.
Nếu những nguyên tắc này được áp dụng triệt để thì việc nuôi tôm sẽ tránh được
nhiều rủi ro về bệnh và trải qua 4 vụ nuôi thí nghiệm ở Ấn độ với mô hình BMP
các kế
t quả thống kê cho thấy có sự khác biệt rất lớn.
Kinh nghiệm cho thấy rằng cần thiết phát triển tuỳ trường hợp các mô hình BMP
đặc trưng cho từng nông dân (dựa trên các nguyên tắc căn bản của BMP) kết hợp
với kỹ thuật nuôi (dựa trên mật độ thả nuôi, khả năng duy trì khu chứa nước, chất
lượng nguồn nước …) và khả năng đầu tư vốn của từng hộ nông dân. Mô hình này
hiện đang được FAO tài trợ về mặt kỹ
thuật và tài chính để nhân rộng ở nhiều bang
của Ấn độ.
Người tóm lược: Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân (
), Khoa Thủy
Sản, Đại học Cần Thơ.