ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẾ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CẤP ĐHQG
MÃ SỐ: CB.03.19
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA T ổ CHỬC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI LIỀN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
Cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đ ố i VỚI VIỆT NAM
* • •
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chủ trì: Th.s. Nguyễn Thị Anh Thu
HÀ NỘI, THÁNG 9/2005
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LƯẬT CỦA T ổ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐEN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:
Cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đ ố i VỚI VIỆT NAM
* •
TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Quốc TẾ
Đ A I H O C Q U Ố C G IA H À N Ộ I
TRUNG ĨẢ M THÔNG TIN THƯ VIÊN
(17 /
J : 6
/
4
4
4
6
7
9
11
11
12
13
13
17
17
18
20
23
23
23
24
26
27
34
37
38
39
MỤC LỤC
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỂ THƯƠNG MẠI DỊCH v ụ VÀ GIÁO DỤC
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) - Công cụ
mói của thương mại thê giới trong lĩnh vực dịch vụ
Sự cần thiết phải có GATS
Nội dung chính của GATS
Các nghĩa vụ
Các cam kết cụ thể
Phạm vi áp dụng và cơ cấu của GATS
Phạm vi áp dụng
Cơ cấu của GATS
Giáo dục trở thành một dịch vụ thương mại
Ánh hưởng của GATS đối với giáo dục
Từ dịch vụ công đến dịch vụ thương mại
Phong trào du học của sinh viên
Tăng cung trong thương mại dịch vụ giáo dục quốc tế
Chính sách của các chính phủ
HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Lịch sử hệ thông giáo dục đại học Việt Nam
Lịch sử hệ thống
Quá trình phát triển
Sự phát triển trên cơ sở đôi mới
Tác động của Đổi mới đối với giáo dục đại học
Xác định vơi trò của Nhà nước và các đối tác
Ả nh hưỏng của toàn cầu hoá
M ớ cửa hệ thống giáo dục đại học liên quan đến phút triển
kinh tể
Chính sách hội nhập khu vực va quốc tế trong giáo dục đại học
43
43
43
45
46
47
48
48
51
52
54
54
55
57
57
59
60
61
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG VỂ THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ ĐỐI VÓI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG TIÊN
TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TÊ
Hệ thống pháp lý hiện hành
Chuyển giao dịch vụ công
Chính sách xã hội hoá giáo dục
Đa dạng hoá các loại hình trường đại học
Những thách thức mới cho hệ thống pháp lý
Đầu tư nhờ mở cửa thị trường dịch vụ
Tăng các nguồn tài chính
Việc xuất hiện các chủ thể mới
Sự đồng bộ giữa Luật Giáo dục, các Luật và văn bân pháp quy
khác
Khả năng tiếp cận đại học của sinh viên
Đa dạng hoá sự lựa chọn
Đầu vào có điều kiện
Tài chính công và mục tiêu quốc gia
Tài chính công cho giáo dục
Chất hỉỢìig giáo dục đại học
Hợp tác quốc tế
Tổng quan
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá với những tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ
thuật, vai trò của giáo dục đại học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và có
điều kiện phát triển mạnh mẽ cả về nhu cầu và khả năng cung ứng dịch vụ. Cũng
giống như các dịch vụ khác, giáo đục đại học không còn giới hạn trong phạm vi
biên giới quốc gia mà đã mang tính quốc tế cao độ, đặc biệt là với sự hỗ trợ của
mạng thông tin toàn cầu và truyền thông đa phương tiện. Các phương thức cung
ứng dịch vụ ngày càng đa dạng, phát triển nhanh chóng và hướng dần đến mục tiêu
thu lợi nhuận.
Nếu như từ trước đến nay, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng
luôn được coi là một dịch vụ công do Nhà nước đảm trách việc cung ứng nhằm
đảm bảo sự phát triển phù hợp với nhu cầu quốc gia và thực hiện sự công bằng
trong tiếp cận thì việc coi giáo dục là một dịch vụ thương mại trong phạm vi điều
chỉnh của các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thê' giới (WTO) đã gây ra những
phản ứng gay gắt và những cuộc tranh luận kéo dài. Ra đời vào năm 1994 sau
những vòng đàm phán thương mại đa biên kéo dài từ năm 1947 dưới tên gọi Hiệp
định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), Tổ chức Thương mại Thế giới
đã phát triển nhanh chóng và có một vị trí hết sức quan trọng trong thương mại
quốc tế với 148 thành viên (tính đến ngày 13/10/2004) và chiếm 97% giao dịch
thương mại toàn cầu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức này, các công cụ
pháp lý cũng dần được hoàn thiện đề điều chỉnh các mối quan hệ thương mại quốc
tế. Một trong hai trụ cột quan trọng nhất của WTO là Hiệp định chung về Thương
mại Dịch vụ bao trùm hầu hết các lĩnh vực dịch vụ trong đó có giáo dục.
Đối với một số người, không thể chấp nhận việc đưa giáo dục vào các cuộc
đàm phán thương mại và không thể coi giáo dục như các sản phẩm hàng hoá khác.
Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với ý nghĩa và vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng đối với một số khác, thị trường giáo dục, trên
thực tế, đang vận hành như những thị trường khác và cần thiết được tự do hoá để
nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sự lựa chọn nhằm tối đa hoá hiệu quả và bảo vệ
quyền lợi của những người sử dụng dịch vụ.
Mặc dù các cuộc tranh luận đang ngày càng gay gắt và không tìm thấy sự
thoả hiệp thì đã có 53 quốc gia đồng ý mở cửa ít nhất một trong 5 lĩnh vực của hệ
thống giáo dục của nước mình. Các cuộc đàm phán cho hiệp định này dự tính được
kết thúc vào năm 2005 với sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên WTO.
Một khi Hiệp định này có hiệu lực, chắc chắn hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi
nước sẽ bị tác động mạnh mẽ, nhất là đối với các nước đang phát triển luôn thiếu
nguồn lực để tự vệ và cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ từ bên ngoài.
Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để ra nhập WTO vào năm 2005 và đương
nhiên phải chấp nhận mở cửa thị trường dịch vụ song song với thị trường hàng hoá.
Việc tuân thủ các quy định pháp lý của WTO trong khuôn khổ Hiệp định chung về
Thương mại Dịch vụ và các cam kết sau các cuộc đàm phán đa phương sẽ đặt ra
những thách thức vô cùng to lớn cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cũng như
nãng lực quản lý Nhà nước và năng lực pháp lý trong lĩnh vực này,
Nghiên cứu này nhằm bước đầu tìm hiểu những tác động dưới góc độ pháp
lý của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ đối với hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Nội dung của nghiên cứu được chia
làm 3 phần:
Chương ỉ: Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ và giáo dục. Chương
này giới thiệu khái quát về Hiệp định với phạm vi áp dụng và cơ cấu cũng như
những ảnh hưởng của nó đối với giáo dục.
Chương II: Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Chương này khái quát
hoá lịch sử phát triển của hệ thống và những chính sách quốc gia trong lĩnh vực
Chương III: Những tác động của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
đối với giáo dạc đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập. Đây là những khảo sát
ban đầu về những cơ hội và thách thức đối với giáo dục đại học Việt Nam khi thực
hiện Hiệp định.
2
Lý do lựa chọn đề tài:
• Trong xu thế toàn cầu hoá và chú trọng phát triển kinh tế, giáo dục
đại học giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết như một nguồn cung
cấp nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia.
• Dưới góc độ kinh tế, trong 5 lĩnh vực của giáo dục đang được đề
cập trong các cuộc đàm phán đa phương, giáo dục đại học chịu áp
lực lớn nhất phải được tự do hoá do xu thế hướng tới các mục tiêu
lợi nhuận, hay nói cách khác thì đây là lĩnh vực sinh lợi nhiều nhất.
• Về mật pháp lý, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ
chuyển đổi thiếu rất nhiều các công cụ pháp lý cần thiết cho sự vận
hành hệ thống một cách hiệu quả cũng như năng lực quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này trong bối cảnh mới.
Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu GATS và những tác động của nó
đối với giáo dục đại học Việt Nam trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách để
có được sự chuẩn bị tốt nhất và hiệu quả cao nhất cũng như tối đa hóa lợi ích từ
chính quá trình hội nhập.
3
cHUO N G I
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỂ THƯƠNG MẠI DICH v ụ VÀ GIÁO DỤC
1. HIỆP ĐỊNH CHUNG VỂ THƯƠNG MẠI DỊCH v ụ (GATS) - CÔNG c ự MỚI CÙA
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI TRONG LĨNH v ự c DỊCH v ụ
1.1. Sự cần thiết phải có GATS
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ là một trong những vãn kiện pháp
lý quan trọng nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). WTO được hình
thành bởi Thoả thuận Marakech ngày 15 tháng 4 năm 1994, đánh dấu sự chấm dứt
của các vòng đàm phán thương mại đa phương được khởi động từ sau khi cuộc
Chiến tranh Thế giới ĩhứ II kết thúc. Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1
năm 1995, WTO đã nhanh chóng trở thành một tổ chức lớn mạnh thống trị hầu như
toàn bộ các giao dịch thương mại trên thế giới. Trong khuôn khổ của WTO, GATS
bao gồm toàn bộ những quy tấc đa phương đầu tiên và duy nhất điều chỉnh thương
mại dịch vụ quốc tế. Hiệp định này đã được chính các quốc gia thoả thuận và xây
dựng nên một khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp và cá nhân có thể thực hiện
các hoạt động thương mại dịch vụ.
GATS bao gồm hai phần: phần hiệp định khung tập trung vào các quy tắc
chung cho thương mại dịch vụ và phần hai gồm danh sách những cam kết cụ thể
của mỗi quốc gia đối với việc tiếp cận thị trường nội địa của các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngoài.
Trên thực tế, các vòng đàm phán tự do hoá thương mại hàng hoá đã được
khởi động từ năm 1947 và đã đi đến những thoả thuận quan trọng điều chỉnh toàn
bộ thương mại hàng hoá trên thế giới. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ chỉ được đưa
vào chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay và các cuộc đàm phán về
lĩnh vực này chỉ được bất đầu từ nãm 2000 trong khuôn khổ GATS.
4
Quá trình tự do hoá thương mại hàng hoá dưới sức ép của các vòng đàm
phán của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong suốt 50 nãm
là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế
giới và giảm đói nghèo. Sau những kinh nghiệm của nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết
các quốc gia đều quay lưng lại với chính sách bảo hộ và hướng tới sự hợp tác kinh
tế dựa trên luật pháp quốc tế. Thành quả của sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
này tuy không được chia xẻ đồng đều nhưng không thể phủ nhận rằng các quốc gia
hội nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại đa phương đã được hưởng lợi từ quá
trình này.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ lại không hề diễn ra một hoạt
động nào đáng kể song song với tự do hoá thương mại hàng hoá cho đến khi GATS
được thảo luận và có hiệu lực từ năm 1995. Có nhiều lý đo để giải thích sự chậm
trễ này trong luật thương mại quốc tế. Trước hết, cần chú trọng đến đặc tính “vô
hình” của thương mại dịch vụ. Đây chính là gốc rễ của những khó khăn và phức
tạp cho việc đề ra khuôn khổ pháp lý quốc tế. Nói cách khác, lĩnh vực dịch vụ ở
hầu hết các nước đều do Nhà nước kiểm soát và thường được bảo hộ. Nhà nước, ở
cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, đều trở thành các nhà cung cấp dịch
vụ chính của các lĩnh vực dịch vụ quan trọng và thiết yếu. Nhiều quốc gia đã ngàn
cấm sự xuất hiện của các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực được coi là “nhậy
cảm” như viễn thông, nghe nhìn, bảo hiểm , hoặc áp đặt việc hạn chế hoặc phân
biệt đối xử gây trở ngại lớn cho những giao dịch quốc tế trong thương mại dịch vụ.
Hiện nay, thương mại dịch vụ hầu như do các quốc gia phát triển thống trị
và góp phần quan trọng vào việc bù đắp những thâm hụt của thương mại hàng hoá
ở các quốc gia này. Đương nhiên, các quốc gia này ủng hộ mạnh mẽ việc tự do hoá
thương mại dịch vụ ở cấp độ quốc tế. Ngược lại, các nước đang phát triển, do cơ sớ
hạ tầng yếu kém, đều không sẵn sàng mở cửa thị trường dịch vụ cho cạnh tranh tự
do. Tuy nhiên, sự tương tác giữa thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ
không cho phép lựa chọn, nhất là dước sức ép của các nhà xuất khẩu dịch vụ lớn.
Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại hàng
hoá thương mại dịch vụ đã đạt được sự tãng trưởng mạnh mẽ, trở thành bộ phận
5
năng động nhất của nền kinh tế thế giới, chiếm 60% GDP của các nước phát triển,
60% sản xuất của thế giới và một nửa nhân công lao động. Việc thiếu vắng một
khuôn khổ pháp lý cho thương mại dịch vụ thế giới trở nên không bình thường và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ: không bình thường vì những lợi thế tiểm tàng của việc tự
do hoá dịch vụ ít ra cũng quan trọng kJhong kém lĩnh vực thương mại hàng hoá, và
nguy cơ là khổng có một cơ sở pháp lý nào cho phép giải quyết thoả đáng tranh
chấp thương mại giữa các quốc gia.
Từ những năm 80, ý tưởng về các cuộc đàm phán đa phương trong lĩnh vực
dịch vụ đã được đưa ra và có nhiều tiến triển. Đến Hội nghị Punta del Este vào
tháng 9/1996 đánh dấu vòng đàm phán thương mại đa phương mới với tên gọi
“Vòng đàm phán Uruguay”, thì lĩnh vực dịch vụ mới thực sự được đặt lên bàn nghị
Sau vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ đã
được ấn định đối với các nguyên tắc chung coi như khuôn khổ pháp lý đa phương
cho các giao dịch quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ. Các cuộc đàm phán vẫn đang
diễn ra nhầm đi đến các cam kết riêng của từng quốc gia thành viên và sẽ được kết
thúc theo dự kiến vào năm 2005. GATS đã trở thành một bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO và rõ ràng là một
quốc gia khi đã là thành viên của tổ chức này thì không thể từ chối không chấp
nhận các điều khoản của GATS.
Trong GATS, một số nguyên tắc lớn đã được lấy từ Hiệp định chung năm
1947 như điều khoản về quy chế tối huệ quốc (Điều II, GATS) hoặc trách nhiệm
minh bạch (Điều III và XXVIII của GATS) Đồng thời, GATS cũng bao gồm các
điều khoản mới như công nhận quy chế quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ (Điều VII),
xem xét đến các yếu tố tiền tệ (Điều XI), trợ giá (Điểu XIII) và các thị trường cồng
(Điều XV).
1.2. Nội dung chính của GATS
GATS bao gồm 29 điều khoản, chia làm hai phần chính: phần đầu bao gồm
các nghĩa vụ và các quy tắc chung khi cung cấp dịch vụ quốc tế và phần hai là
6
những nghĩa vụ và cam kết của các quốc gia thành viên. Các nghĩa vụ được áp
dụng cho toàn bộ các lĩnh vực dịch vụ cho dù các thành viên WTO có tham gia
cam kết hay không còn các cam kết cụ thể chỉ phụ thuộc vào ý muốn của chính
mồi quốc gia thành viên.
ỉ .2.1. Các nghĩa vụ
VỚI mục tiêu xoá bỏ các trở ngại cho thương mại dịch vụ quốc tế, Hiệp định
chung về Thương mại Dịch vụ đặt ra các nghĩa vụ mà các thành viên phải có trách
nhiệm thực hiện, bao gồm:
- Quy chế Tối huệ quốc
- Minh bạch
- Giải quyết tranh chấp
■ Quy chê Tối huệ quốc ịM FN)
“Điêu 11,1. Liên quan đến tất cả các biện pháp nằm trong thoả thuận này,
mỗi thành viên sẽ dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các
thành viên khác một cách vô điêu kiện sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn những
gì được dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ
quốc gia nào khác”
Nguyên tắc MFN - nguyên tắc không phân biệt đối xử - có thể hiểu là sự
đãi ngộ ngang bằng đối với các đối tác thương mại. Quy chế này đảm bảo các cơ
hội đồng đều cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên của
WTO. Nguyên tắc MFN đã xuất hiện như là nguyên tắc chung lớn nhất của hệ
thống thương mại đa phương trong lĩnh vực hàng hoá (GATT) và được đưa vào
trung tâm của các vãn bản pháp lý áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ. Trong khuôn khổ
của GATS, nếu một thành viên cho phép cạnh tranh nước ngoài trong một lĩnh vực
nào đó, các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này của tất cả các quốc gia thành
viên của WTO đểu có thể được hưởng chung các cơ hội đó.
Tuy nhiên, không hề có bất kỳ một ràng buộc nào về độ mở của thị trường. Khi
GATS có hiệu lực, các thành viên ký kết hiệp định sáng lập WTO và các nước mới
7
ra nhập vẫn có thể áp dụng quyền miễn trừ, với thời hạn tối đa là mười năm, cho
phép các quốc gia dành sự đãi ngộ phân biệt cho một số đối tác thương mại.
( “Điêu II.2. Mỗi thành viên cố thể giữ cách thức không phù hợp với khoản ỉ nêu
được đưa vào Phụ lục vê các miễn trừ nghĩa vụ được quy định tại Điêu II và thoả
mãn các điêu kiện được nêu trong phụ lục này”). Trong mọi trường hợp, những
miễn trừ này sẽ được xem xét trong vòng đàm phán tiếp theo về tự do hoá thương
mại1.
■ Minh bạch
Các kinh nghiệm đã có khi thực hiện Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại đã cho thấy rằng các rào cản phi quan thuế rất khó được chứng minh
ỉà những rào cản lớn nhất đối với thương mại hàng hoá. Cũng như vậy, thương mại
dịch vụ là một lĩnh vực “vô hình” cũng sẽ phải chịu các rào cản “vô hình”. Nhằm
hoá giải tình trạng này, GATS áp đặt cho các thành viên phải công bố toàn bộ các
Luật, quy định, văn bản hành chính hoặc thoả thuận quốc tế tác động đến thương
mại dịch vụ: “Điều III.1. Mỗi thành viên sẽ công b ố trong thời hạn ngắn nhất và
trừ trường hợp khẩn cấp, chậm nhất là vào thời điểm có hiệu lực, toàn bộ các biện
pháp áp dụng chung nhằm vào hoặc tác động đến sự vận hành của thoả thuận này.
Các thoả thuận quốc tế liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà một
thành viên đã kỷ kết cũng sẽ phải được công bổ".
Hơn thế, mỗi quốc gia thành viên còn có quyền yêu cầu cung cấp thông tin
về thực tế áp dụng luật của các đối tác. Họ có quyền nhận được trong thời hạn sớm
nhất tất cả các chỉ dẫn về cách thức mà các thành viên khác áp dụng Hiệp định
hoặc về tác động của các thoả thuận quốc tế khác (Điều III.4). Với mục đích này,
mỗi quốc gia thành viên phải thành lập “một hay nhiêu điểm thông tin” chịu trách
nhiệm cung cấp các chỉ dẫn cụ thể đối với tất cả các câu hỏi.
1 Tổ chưc Liên Hiệp quốc. GATS-Sự thật và tường tượng, 2001
8
■ Giải quyết tranh chấp
Trước hết, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi thương mại chính đáng, việc quản
lý các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ phải “hợp lý, khách quan và
công bằng” (Điều VI. 1). Đó cũng là nguyên tắc cơ bản đối với việc quản lý tốt các
quy định nội địa. Nguyên tắc thứ hai đặt ra yêu cầu có hỗ trợ pháp lý hiệu quả của
toà hành chính, toà pháp lý và trọng tài đối với nhà cung cấp dịch vụ chịu tác động
của các biện pháp pháp lý (Điều VL2). Trong trường hợp bất đồng, Cơ quan Giải
quyết Tranh chấp của WTO có quyền giải quyết các tranh chấp (Điều. XXI).
1.2.2. Các cam kết cụ thể
So với Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, GATS mềm dẻo và
linh hoạt hơn rất nhiều đối với các cam kết của các quốc gia thành viên. Các quốc
gia có quyền quyết định lĩnh vực nào và độ mở đến đâu của thị trường nội địa.
Chính danh sách mà họ đưa ra bao trùm toàn bộ cung về dịch vụ. GATS khổng áp
đặt một sự phá vỡ pháp chế nào cũng như không thách thức các giới hạn hiện có.
GATS không áp đặt cho các quốc gia thành viên phải đăng ký cam kết đ ô ì VỚI m ỗi
hình thức cung cấp dịch vụ. Nhưng một khi các vòng đàm phán đã khép lại, quốc
gia thành viên đề nghị được tham gia phải cam kết ấn định các giới hạn hiện có và
không làm cho chúng trở nên chặt chẽ hơn.
Các quốc gia thành viên đặt ra các giới hạn cho thương mại địch vụ về các
phương thức cung cấp khác nhau nhưng phải tôn trọng hai quy chế đặc biệt: tiếp
cận thị trường và đãi ngộ quốc gia.
■ Tiếp cận thị trường
“Điểu XVI.l. Liên quan đến tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp
được xác định theo Điểu 1, mỗi thành viên sẽ dành cho các dịch vụ và các nhà
cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn
những gì được đưa ra trong danh sách vê áp dụng các phương thức, giới hạn và
điêu kiện phù hợp và cụ thể'
9
ỏ đây, nội dung chủ yếu tập trung vào các hạn chế khối lượng như nhau khi
tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể đặt ra hạn chế tiếp cận thị
trường đối với mỗi lĩnh vực và mỗi cách thức cung cấp dịch vụ được đưa ra trong
danh mục được coi như là đãi ngộ quốc gia. Các hạn chế có thể được đưa ra liên
quan đến:
(i)
số lượng các nhà cung cấp dịch vụ;
(ii)
tổng giá trị giao dịch;
(iii)
tổng số lượng hoạt động dịch vụ hoặc tổng khối lượng sản phẩm dịch vụ;
(iv)
tổng số lượng người có thể được sử dụng trong một lĩnh vực dịch vụ đặc
biệt;
(V)
giới hạn các dạng pháp nhân mà một nhà cung cấp dịch vụ có thể phục
(vi)
sự tham gia của vốn nước ngoài;
Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản so với Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại. Đối với giao dịch quốc tế về hàng hoá, không có bất kỳ sự hạn chế
nào được phép đưa ra. Tuy nhiên, sự bảo hộ có thể được giữ dưới dạng thuế áp tại
cửa khẩu ngay cả khi mục tiêu của Hiệp định này là hạ tới mức thấp nhất các rào
cản quan thuế và phi quan thuế.
Còn đối với dịch vụ, một khi đã mở cửa dịch vụ cho các nhà cung cấp nước
ngoài, không một chính phủ nào có thể kiểm soát được sự cung ứng dịch vụ. Đó
chính là tính chất “vô hình” của các dịch vụ quy định nên các giới hạn cần thiết với
điều kiện các hạn chế đó phải được ghi trong danh mục các cam kết. Dựa trên các
tiêu chí này, người ta cũng có thể đánh giá mức độ mở cửa thị trường của các dịch
vụ của mỗi quốc gia thành viên WTO.
■ Đãi ngộ quốc gia
“Điều W II.1 . Trong số các lĩnh vực đã được ghi trong danh mục, dựa trên các
điều kiện và hạn chế được nêu trong đó, về các biện pháp tác động đến việc cung
cấp dịch vụ, mỗi thành viên sẽ dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
10
của các thành viên khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn những gì dành cho
các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước mình"
Quy chế này hướng tófi việc dành sự đãi ngộ ngang bằng cho các nhà cung
cấp dịch vụ trong nước và ngoài nước. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép các
cơ hội cạnh tranh ngang bằng khi không thể có được sự đãi ngộ ngang bằng. Như
vậy, một nhà cung cấp dịch vụ khi được phép bảo đảm một dịch vụ ở một quốc gia
nào đó thì sẽ không có sự phân biệt nào đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài và nội địa.
Quy chế này chỉ được áp dụng khi một quốc gia đã đưa ra cam kết cụ thể.
Các biện pháp không phù hợp vẫn có thể được duy trì đối với các lĩnh vực/phương
thức cung cấp được nêu trong danh mục. v ề mặt lý thuyết, điều đó cho phép các
chính phủ linh hoạt hơn trong thực hiện mục tiêu chính sách quốc gia. Nhưng trên
thực tế, với các kinh nghiệm qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong
suốt 50 năm qua, các nước đang phát triển sẽ rất khó tránh được sức ép của các
cường quốc nhằm tự do hoá hoàn toàn các lĩnh vực dịch vụ đồng thời với cạnh
tranh bình đẳng giữa các chủ thể quốc gia và quốc tế trên cùng một thị trường.
2. PHAM VI ÁP DỤNG VÀ C ơ CẤU CỦA GATS
2.1. Phạm vi áp dụng
Ngay phần mở đầu của Hiệp định, Điều 1.1. đã nêu: “Hiệp định này áp dụng
cho tất cả các biện pháp của các thành viên tác động đến thương mại dịch vụ”
Nói cách khác, GATS bao trùm toàn bộ các dịch vụ nằm trong giao dịch quốc tế,
với hai ngoại lệ:
(i) các dịch vụ do chính quyền cung cấp, không dựa trên cơ sở thương mại,
cũng không cạnh tranh với một hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ (đặc biệt
là các dịch vụ an ninh và quân đội); và
(ii) trong lĩnh vực hàng không, các quyền vận chuyển và các dịch vụ trực
tiếp có liên quan đến việc thực hiện quyền vận chuyển.
Các quy định của GATS áp dụng cho luật pháp, quy định và thủ tục của
quốc gia lẫn địa phương có liên quan đến bốn phương thức thương mại một dịch vụ
nào đó, được gọi là “phương thức cung cấp” (Điều I)
(i) các dịch vụ được cung cấp từ một quốc gia sang một quốc gia khác, tên
gọi chính thức “cung cấp xuyên biên giới”;
(ii) những người tiêu thụ của một quốc gia sử dụng dịch vụ ở một quốc gia
khác, tên gọi chính thức “tiêu thụ ở nước ngoài”;
(iii) một công ty của một quốc gia nào đó thành lập các chi nhánh để cung
cấp dịch vụ ở một nước khác, tên gọi chính thức “hiện diện thương mại”;
(iv) những người đến từ một quốc gia để cung cấp dịch vụ ở một nước khác,
tên gọi chính thức “di chuyển của thể nhân”
2.2. Cơ cấu của GATS
GATS được chia làm hai phần. Phần đầu bao gồm 29 điều khoản quy định
tất cả các nguyên tắc như là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho tất cả các hoạt động
giao dịch quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ. Hiệp định nêu ra một số nghĩa vụ chung
áp dụng cho tất cả các dịch vụ mà quan trọng nhất là quy chế Tối huệ quốc (MFN).
Bên cạnh đó, mỗi thành viên tự đặt ra các nghĩa vụ riêng tuỳ theo các cam kết được
nêu trong danh mục. Đó là phần thứ hai rất linh hoạt của GATS để dành quyền chủ
động lập pháp quốc gia cho mỗi thành viên.
Vì nguyên tắc cơ bản của GATS là các nước đang phát triển có thể tự do
hoá ít lĩnh vực dịch vụ và các dạng giao dịch do điều kiện phát triển, những cam
kết của các nước này nhìn chung là hẹp hơn các nước công nghiệp hoá. Với vai trò
của một “khuôn khổ những nguyên tắc và quy định đa phương cho thương mại
dịch vụ”, GATS xây dựng nên những quy tắc ứng xử của các quốc gia thành viên
nhằm tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ. Theo nghĩa đó, GATS được coi như
một hiệp định khung mà các thành viên được mời đưa ra phạm vi cụ thể qua các
cuộc đàm phán đa phương.
12
3. GIÁO DỤC TRỞ THÀNH MỘT DICH v ụ THƯƠNG MẠI
Trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền cũng như trong các văn bản chính thức
của Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên môn như Tổ chức Văn hoá, Khoa học
và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), giáo dục luôn được nhìn nhận như
một quyền cơ bản của con người phải được chính quyền đảm bảo. Các chính phủ
cũng ý thức được về tầm quan trọng của giáo dục, nhất là giáo dục đại học đối với
phát triển bền vững của đất nước. Đấy là lý do để giáo dục luôn được đưa vào ưu
tiên hàng đầu trong chính sách quốc gia và chính quyền luôn là nơi duy nhất đề ra
quy định cũng như kiểm soát việc cung cấp và tiếp cận thị trường, bảo đảm chất
lượng và sự công bằng.
Với quá trình toàn cầu hoá luôn ưu tiên phát triển kinh tế thì vai trò của giáo
dục vẫn không thay đổi, thậm chí còn quan trọng hơn. Tuy nhiên, cách quan niệm
về vai trò của giáo dục thì đã thay đổi rất nhiều. Bắt nguồn từ thực tế ít nhiều thực
dụng với xu hướng phát triển cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới trong
những thập kỷ gần đây, rõ ràng là các dịch vụ giáo dục đang tuân theo các quy tắc
của thị trường và đôi khi thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Sự cần thiết phải
đặt các dịch vụ giáo dục dưới sự điều tiết của WTO hay không hiện vẫn còn đang
là trung tâm của các cuộc tranh luận quốc tế nhưng nhất thiết phải có một cơ chế
đa phương để giải quyết vấn đề này ở phạm vi thế giới.
3.1. Ảnh hưởng của GATS đôi với giáo dục
Theo Điều I của Hiệp định, GATS bao trùm “tất cả các dịch vụ trong mọi
lĩnh vực ngoại trừ các dịch vụ do chính quyển cung cấp không dựa trẽn cơ sở
thương mại và không cạnh tranh với một hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác”
(Điều I.3b,c). Điều đó có nghĩa là mọi dịch vụ đều chịu sự điều chỉnh của GATS,
trừ một số dịch vụ của Nhà nước (đặc biệt là các dịch vụ an ninh, quân đội, tư
pháp, hành chính trung ương và địa phương). Mặc dù giáo dục luôn là một loại
hình dịch vụ công do nhà nước đảm trách nhưng ờ tất cả các nước đều có sự cạnh
13
tranh giữa hệ thống công lập và tư thục. Như vậy, giáo dục không được hưởng
quyền miễn trừ được nêu trong phạm vi áp dụng của GATS.
Trong các cuộc tranh luận quốc tế về toàn cầu hoá vài năm gần đây, giáo
dục luôn được đặt ngoài lề do đặc thù của một dịch vụ cổng không dựa trên cơ sở
thương mại. Nhưng trên thực tế, lĩnh vực này đã trở thành một dịch vụ mang lại lợi
ích kinh tế cao đối với một số quốc gia. Thương mại thế giới trong giáo dục đại
học chủ yếu dựa trên cơ sở đóng góp của sinh viên du học ở nước ngoài. Phương
thức này đã tồn tại từ nhiều năm nay và phát triển nhanh chóng. Song song với
hình thức du học, một hình thức cung cấp dịch vụ khác từ bên ngoài nhờ có các
tiến bộ vượt bậc của công nghệ viễn thông cũng đang tăng trưởng nhanh và khuyến
khích sinh viên tiếp cận đào tạo đại học mà không cần đi xa. Các cơ hội mới đang
mở ra cho thị trường giáo dục.
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục và tý lệ trên tổng giá trị xuát khẩu giai đoan 1970-2000
1970
1989
1997 2000
Triêu
USD
% Triêu
USD
%
Triêu
USD
% Triêu
USD
%
Australia
6
0.6 584 6.6 2190 11.8 2155 11.8
Canada
68
II
2.7 530
3 595 1.9 796 2.1
New-Zealand
1
280 6.6 199
4.7
Anh
2214 4.5
4080 4.3
3758 3.2
Mỹ
i
4575
4.4 8346 3.5 10280 3.5
(Nguồn: sô liệu vê thương mại giáo dục của OECD và IMF năm 2000)
Từ những con sô' trên, người ta dễ dàng nhận thấy tốc độ tãng trưởng nhanh
chóng của xuất khẩu dịch vụ giáo dục của một số quốc gia. Các lợi ích kinh tế của
lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng và thậm chí có nhiều tiềm năng hơn
thương mại hàng hoá. Nhất là với xu thế phát triển của kinh tế tri thức trong tương
lai lĩnh vực này còn có thể tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Nãm 1999, đã có
khoảng 1 47 triệu sinh viên ngoại quốc học tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD). Chỉ tính riêng chi phí học tập và các khoản chi tiêu
14
bình thường khác của số sinh viên này ở các nước đón tiếp thì số tiền đã lên tới gần
30 tỷ đô-la. Còn nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ giáo dục với hình thức đào tạo qua
mạng và các chi nhánh ở nước ngoài thì sô tiền thu được còn lớn hơn gấp nhiều lần
và trở nên rất quan trọng đối với các nước “xuất khẩu” cũng như các nước “nhập
khẩu” địch vụ này.
Các giao dịch quốc tế trong giáo dục cũng đã củng cô thêm tính tuỳ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia và như vậy các đối tác thương mại cũng sẽ khó tránh
khỏi những va chạm lợi ích ở cấp quốc gia và quốc tế. Một khuôn khổ pháp lý trở
nên đặc biệt quan trọng để các đối tác có thể hoạt động một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, ý tưởng đưa giáo dục vào các cuộc đàm phán của GATS đã đương nhiên
thừa nhận đặc tính thương mại của các dịch vụ giáo dục. Các quốc gia không chỉ
phải chia xẻ chủ quyền trong một lĩnh vực quart trọng như giáo dục với một quyền
lực siêu quốc gia mà còn phải đương đầu với các thách thức mới đang nổi lên từ
thực tế này và chấp nhận các luật chơi của thị trường cho một cuộc cạnh tranh khó
xác định.
• Các phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục
Theo cách phân loại của GATS, có bốn phương thức chính cung cấp dịch vụ
giáo dục:
a. C ung cấp xuyên biên giới: phương thức này sử dụng các công
nghệ mới cho việc giảng dạy từ xa (VD: phổ biến thông tin qua
đường truyền và vệ tinh, hội thảo trực tuyến, dữ liệu giáo dục,
giảng dạy qua mạng, giảng dạy từ xa, Internet);
b. Tiêu thụ ở nước ngoài: chi phí cho các dịch vụ được sử dụng ở
nước ngoài (nhất là sinh viên nước ngoài);
c. H iện diện thương mại', hình thành các chi nhánh của các nhà
cung cấp dịch vụ ở nước ngoài (VD: các chi nhánh đặt tại một
nước khác hoặc hợp tác với các cơ sờ giáo dục địa phương);
15
d. Di chuyển th ể nhân: bao gồm các giáo sư, các nhà nghiên cứu
khoa học ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ giáo dục trong một
khoảng thời gian nhất định.
Hiện nay, thương mại dịch vụ giáo dục quốc tế chủ yếu tập trung vào
phương thức thứ hai với việc chi tiêu của sinh viên. Xu hướng học đại học tại các
cơ sở nước ngoài đã phát triển nhanh chóng từ vài thập kỷ nay và trong tương lai sẽ
còn tiếp tục tăng trưởng vì nhu cầu vẫn khổng ngừng tăng lên, nhất là ở các nền
kinh tế mới nổi. Hơn nữa, rất ít quốc gia tìm cách từ chối tham gia GATS trong
lĩnh vực này vì như vậy sẽ đồng nghĩa với việc hạn chế quyền ra nước ngoài của
công dân nước đó.
Tuy nhiên, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thống tin và viễn
thông (ICT), phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục thứ hai sẽ làm cho thị trường
trở nên tiềm năng hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở một số quốc gia, luật về viễn
thông hạn chế việc sử dụng vệ tinh và ăng-ten thu phát có thể là những rào cản
thương mại đối với dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, nhu cầu tự do hoá dịch vụ thường
sẽ gỡ bỏ được những cản trở này vì lợi ích của các nhà cung cấp dịch vụ.
Bên cạnh các phương thức trên, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục có xu
hướng thành lập các cơ sở ở nước ngoài, hoặc dưới dạng đầu tư, hoặc hợp tác với
các cơ sở địa phương để cung cấp dịch vụ ngay tại chỗ. Phương thức này có vẻ
thuận lợi hơn cho sinh viên vì họ có thể học ở một cơ sở nước ngoài mà không cần
phải đi xa. Đôì với chính quyền, người ta ủng hộ phương thức này vì đó là một
nguồn đầu tư mà không làm chảy máu chất xám. Trong một số trường hợp, rất khó
khăn để nhận được giấy phép do pháp chế và chính sách quốc gia hoặc do quan
liêu hành chính. Trong khuôn khổ của WTO, với việc áp dụng phương thức cung
cấp dịch vụ dưới dạng “hiện diện thương mại”, GATS được coi là hiệp định đa
phương đầu tiên về đầu tư và sẽ có sức ép rất lớn đối với các nước đang phát triển
với một thị trường tiềm năng phải mở cửa nền kinh tế cho đầu tư nước ngoài và hạn
chế khả năng kiểm soát của các nước này nhằm đáp ứng yêu cẩu của các doanh
nghiệp lớn.
16
Đối với phương thức thứ tư, đây sẽ là một thị trường đầy quyền lực vì tầm
quan trọng lại dành cho việc xuất khẩu lao động trí thức. Các nhà cung cấp dịch vụ
ngày càng sử dụng nhiều hơn các giáo viên bản địa của nhiều nước khác nhau
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình đào tạo dành cho
sinh viên. Vẫn còn những cản trở đối với việc di chuyển do những khó khăn trong
việc nhận được visa và đánh thuế thu nhập cao. Các chính phủ có thể có vai trò
trong lĩnh vực này thông qua các quy định nội địa có liên quan đến chủ quyền của
mình. Đó cũng là một cản trở đối với tự do giao dịch trong giáo dục mà các nhà
xuất khẩu dịch vụ giáo dục luôn đề nghị bãi bỏ,
3.2. Từ dịch vụ công đến dịch vụ thương mại
Theo những ước tính chính thức, giao dịch quốc tế trong giáo dục đã đạt ít
nhất 30 tỷ đô la Mỹ vào năm 1989 (OECD 2000), chiếm khoảng 3% tổng giá trị
xuất khẩu dịch vụ. Con số này mới chỉ đại diện cho một phần rất khiêm tốn của
dịch vụ giáo dục so với các dịch vụ khác như viễn thông hay giao dịch ngàn hàng.
Tuy nhiên, chính những tiềm nãng rất lớn của dịch vụ này với vai trò là nguồn
cung cấp nhân lực cho xã hội đã tạo ra ý thức về tầm quan trọng của thị trường
dịch vụ giáo dục quốc tế cũng như về cuộc cạnh tranh lớn dần giữa các cơ sở đào
tạo đại học và giữa các quốc gia để dành được thị phần trong lĩnh vực này.
Giao dịch quốc tế đối với dịch vụ giáo dục phát triển nhanh bắt nguồn chủ
yếu từ việc tăng cầu, đa dạng hoá cung và các chính sách quốc gia. Các hoạt động
này đã có nguồn gốc từ rất lâu nhưng chỉ tăng trưởng nhanh chóng trong các thập
niên gần đây.
3.2.1. Phong trào du học của sinh viên
ở quy mô quốc tế, xu hướng du học của sinh viên tăng nhanh vì một số lý do sau:
a. nhiều cơ hội lớn hơn so voi trong nước về chất lượng cũng như sự đa dạng
của các mô hình đào tạo;
ĐA! HOC Quốc '?IA HẢ NOI
TRUNG T/W THONG r|iỵ ~H1J VIỂN
1 7 /
b. nhiều thuận lợi để có được sự hiểu biết tốt hơn về các nền vãn hoá khác;
c. nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động quốc tế để thu nhận nhân
công có trình độ và kỹ nãng được thế giới công nhận.
Phân bô sinh viên theo khu vực địa lý
□ My 31%
■ Anh 16
□ Tay Au 14%
□ Due 12%
■ Phap 9%
□ Uc 8%
■ Nuoc khac 6%
□ Nhat 4%
Nguồn: OECD 2000
Xu hướng tãng nhanh các dịch vụ giáo dục xuyên biên giới bất nguồn từ một
hoàn cảnh phức tạp hơn:
a. các cơ sở trong nước, nhất là ở các nước đang phát triển, không thể đáp ứng
được nhu cầu đào tạo đại học đang ngày càng tăng lên nhanh chóng ở tẩm
quốc tế;
b. sinh viên ngày càng ý thức hơn về những thuận lợi đặc biệt khi du học ở
nước ngoài: hiểu biết văn hoá rộng, ngoại ngữ, bằng cấp có uy tín và tiếp
cận được các cơ hội cống việc tốt hơn;
c. các chi phí đi lại giảm mạnh và các phương tiện viễn thông quốc tế là những
yếu tố làm cho sinh viên đi du học dễ dàng hơn hoặc dễ tiếp cận các dịch vụ
đào tạo nước ngoài mà không cần phải đi khỏi nước sở tại.
3.2.2. Tăng cung trong thương mại dịch vụ giáo dục quốc tế
18
Trước thực tế cầu về giáo dục đại học tăng nhanh, thương mại dịch vụ giáo
dục đã có nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng những nhu cầu đó.
Theo truyền thống, việc du học của sinh viên ở nước ngoài góp phần quan
trọng vào giao dịch đối với các dịch vụ giáo dục đại học ở cấp quốc tế. Các nhà
cung cấp dịch vụ giáo dục cả công lập lẫn tư nhân ngày càng coi sinh viên như
nguồn thu nhập chính và cùng lao vào cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Bên cạnh phương thức truyền thống này, hai dạng dịch vụ khác đang chiếm
dần thị phần là đào tạo từ xa và hiện diện thương mại.
a. đào tạo từ xa bao gồm toàn bộ các hoạt động đào tạo thông qua internet và
các phương tiện thông tin khác như vệ tinh hay đĩa CD-rom;
b. hiện diện thương mại gồm các chi nhánh của các đại học ở nước ngoài
nhằm đáp ứng nhu cầu của những sinh viên không muổn hoặc không thể đi
ra nước ngoài.
Sự phát triển của các phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế được
thúc đẩy một phần do sự xuất hiện của những nhà cung cấp dịch vụ mới. Đây cũng
là một đặc tính quan trọng nhất trong hoàn cảnh mới. Nhằm tãng khả năng cạnh
tranh, các nhà cung cấp dịch vụ mới hình thành liên kết với các cơ sở đào tạo đại
học truyền thống để tạo ra các cơ sở tư nhân hoặc chi nhánh qua mạng. Trong số
các nhà cung cấp dịch vụ mới này, có thể kể đến các cơ sở đào tạo của doanh
nghiệp; các cơ sở vì mục tiêu lợi nhuận và các cơ sở đào tạo từ xa2.
a. Các cơ sỏ đào tạo của doanh nghiệp. Sự xuất hiện và phát triển của
các tập đoàn kinh tế đa quốc gia có thể coi là một đặc điểm quan
trọng của toàn cầu hoá ở nửa sau thế kỷ XX. Các tập đoàn này ngày
càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và đổi khi còn
nắm quyền điều tiết thay cho chính quyền. Để đáp ứng nhu cầu
riêng, các tập đoàn này hình thành nên các cơ sở đào tạo nhân công
trên toàn thế giới nhưng đổng thời cung cấp dịch vụ đào tạo cho một
số thành phần kinh tẽ và khách hàng khác. Mô hình này được gọi là
2 OECD, Các phân tích chính sách giáo dục, 2003.
19
“đại học doanh nghiệp”. Có thể kể ra đây ví dụ của các tập đoàn như
Motorola, McDonald hay Microsoft. Các cơ sở đào tạo này có thể
thu hút rất nhiều sinh viên vì họ sẽ được đảm bảo có công việc sau
khi tốt nghiệp.
b. Các cơ sở đào tạo vì mục tiêu lợi nhuận. Các cơ sở này ngày càng có
vai trò quan trọng và chủ yếu tham gia vào phương thức đào tạo
xuyên biên giới. Mục tiêu của loại cơ sở này được xác định rõ ràng
và các cơ sở cũng hướng tới những dạng khách hàng nhất định. Khó
khăn cho các cơ sở này là phải thích nghi nhanh chóng với các nhu
cầu rất đa dạng và luôn thay đổi. Thông thường, các cơ sở này tập
hợp lại nhằm cung cấp dịch vụ ở trong và ngoài nước (được gọi là
các “tập đoàn thương mại”).
c. Các cơ sở đào tạo từ xa. Công nghệ thông tin và viễn thông và các
tác nhân chính thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ giáo dục ở nước ngoài
với các phương pháp học tương hỗ và phổ biến các tài liệu sư phạm
như thư điện tử hay hội thảo trực tuyến. Những hình thức này bổ
sung thêm cho các loại hình đào tạo truyền thống. Hiện nay, phương
thức này chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn trong các hoạt động đào
tạo nhưng lại hứa hẹn một sự tăng trưởng tiềm năng, đặc biệt là trong
lĩnh vực đào tạo của các doanh nghiệp và đào tạo cho người lớn.
3.2.3. Chính sách của các chính phủ
Trên nguyên tắc, sự phát triển giao dịch quốc tế trong dịch vụ giáo dục về
tổng thể có thể phục vụ hai mục tiêu chiến lược:
- Chiến lược “ưu tiên văn hoá” với mục tiêu làm cho việc trao đổi sinh viên
tạo ra những thuận lợi cho cả các nước tiếp nhận và nước sở tại về các giá trị
văn hoá, xã hội và chính trị.
- Chiến lược “ưu tiên thương mại” thúc đẩy xuất khẩu các dịch vụ giáo dục
nhằm thu lợi kinh tế.
20
Đối với các lý đo văn hoá và chính trị, đã có các hiệp định song phương hay
khu vực để tạo ra khuôn khổ cho các chương trình trao đổi ưu tiên trong cùng khu
vực địa lý hoặc các mối liên hệ lịch sử, nhất là các thuộc địa cũ. Tuy nhiên, do tầm
quan trọng ngày càng tăng của thị trường dịch vụ giáo dục, mục tiêu hướng nhiều
hơn về các lợi ích kinh tế và nhiều khi chiến lược văn hoá chính trị được bổ sung
cho mục đích kinh tế.
Ở một số nước “xuất khẩu” dịch vụ giáo dục, chính phủ và các tổ chức còn
sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao giá trị của các hoạt động thương mại liên
quan đến sinh viên. Các hoạt động maketing được khuyến khích và sinh viên nước
ngoài thường phải đóng học phí khác với sinh viên bản xứ. Chính vì vậy mà các
chính sách này đưa đến sự tài trợ cho các tổ chức chuyên giới thiệu, quảng bá hệ
thống giáo dục đại học quốc gia với cộng đồng quốc tế, đồng thời đón tiếp và giúp
đỡ sinh viên nước ngoài. Có thể kể đến các tổ chức chính phủ như Cơ quan Giáo
dục Quốc tế Australia (Australia), Hội đồng Anh (Vương quốc Anh), Cơ quan
Giáo dục Pháp (CH Pháp) hoặc Cơ quan Hợp tác Giáo dục Đức (CHLB Đức). Bên
cạnh đó cũng có nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này với
cùng một nhiệm vụ nhưng hoạt động do các cơ sở tư nhân tài trợ.
Đối với các nước “nhập khẩu” dịch vụ giáo dục, chính quyền còn tạo điều
kiện thuận ỉợi hơn đối với việc trao đổi sinh viên và giáo viên. Có nhiều yếu tố tác
dộng đến xu hướng này mà chủ yếu là lý do kinh tế vì hầu hết các nước này đều
nằm trong sô' đang phát triển và thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu
cầu của sinh viên. Cho dù việc “nhập khẩu vô hình” này cũng tiêu tốn rất nhiều
tiền bạc nhưng người ta vẫn thấy có nhiều thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao và chuyển giao công nghệ.
Tóm lại, chính sự tăng nhanh của cầu, sự năng động của cung và chính sách
của các chính phủ được khảo sát trong phần này đã giải thích tầm quan trọng và sự
phát triển tiềm năng của thị trường giáo dục trên toàn thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra câu hỏi cho các chính phủ về vị trí và
vai trò của họ, trực tiếp hay gián tiếp trong cung cấp tài chính, đề ra quy định.
21