Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thuốc nào không được dùng khi uống rượu? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.69 KB, 7 trang )



Thuốc nào không được
dùng khi uống rượu?


Tác giả : DS. PHAN QUỐC ĐỐNG
Về mặt dinh dưỡng, rượu được coi
là một loại đồ uống; còn về mặt
dược lý, rượu lại được dùng như
một chất thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
Do đó, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu uống
rượu, rượu sẽ có thể tương tác với một số loại thuốc, làm
tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển
hóa thuốc thành chất độc hại. Như vậy, để tránh những
tương tác có hại, nguy hiểm có thể xảy ra, chúng ta cần
nắm rõ những loại thuốc nào không được dùng khi uống
rượu.
Những loại thuốc không được dùng khi uống rượu
1. Đối với các thuốc chống động kinh (Phenytoin), thuốc
chống đông máu (Warfarin), thuốc chống tiểu đường
(Tolbutamid): Rượu sẽ làm giảm từ 1/3-1/2 hàm lượng thuốc
hấp thu vào huyết tương, từ đó giảm tác dụng, hiệu lực của
thuốc.
2. Đối với Paracetamol: Rượu sẽ làm tăng tác dụng của các
men chuyển chất thuốc thành chất chuyển hóa
Acetylbenzoguinoneimin, gây độc hại cho gan.
3. Đối với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm,
thuốc giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, thuốc chống
động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ tác dụng cộng
hợp, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các


thuốc này.
a. Đối với các Barbiturat: Rượu sẽ tác dụng cộng hợp, làm
tăng tác dụng ức chế trên thần kinh trung ương và tác dụng
này sẽ kéo dài tới ngày hôm sau.
b. Đối với Benzodiazepin: Rượu sẽ làm tăng tác dụng ức chế
thần kinh của Benzodiazepin, nhưng ít hơn các thuốc an thần
khác.
Một số thuốc Benzodiazepin dùng vào ban đêm nhưng vẫn
tồn dư một lượng đáng kể trong máu (Flurazepam,
Nitrazepam, Temazepam, Flunitrazepam) nên vẫn tiếp tục
tương tác với rượu.
c. Buspirone HCl (chống lo âu): Rượu sẽ làm tăng tác dụng
ức chế thần kinh trung ương và làm tăng huyết áp.
d. Butyrophenone (như Haloperidol): Rượu làm tăng tác
dụng ức chế thần kinh trung ương.
e. Thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng: Rượu cũng làm tăng
tác dụng ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ.
4. Đối với thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển,
các Nitrat, thuốc chẹn Beta, thuốc chẹn Alpha): Ngay sau khi
uống, rượu sẽ gây hạ huyết áp thể đứng, choáng váng và ngất
xỉu. Nhưng nếu uống nhiều và đều đặn thì lại làm tăng huyết
áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
5. Đối với Aspirine và Salicylat: Do tác dụng phối hợp giữa
rượu và Aspirine sẽ gây kích ứng, gây hại cho niêm mạc dạ
dày, chảy máu đường tiêu hóa.
6. Thuốc chống tiểu đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ
đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết.
Vì gây hạ đường huyết, nên nói chung bệnh nhân tiểu đường
không phải kiêng rượu tuyệt đối, nhưng không được uống
nhiều. Và vấn đề quản lý chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu

đường lại liên quan tới số lượng calo do rượu cung cấp.
a. Metformin: Rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic,
đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.
b. Insulin: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể
dẫn tới hôn mê.
7. Đối với Disulfiram và các chất giống Disulfiram:
a. Disulfiram: Chất này ức chế sự oxy hóa rượu để hình thành
Acetaldehyt. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng
Disulfiram để làm chất cai nghiện rượu với biệt dược có tên
là Antabuse. Khi dùng thuốc này, nếu uống rượu thì sau 5-10
phút sẽ cảm thấy mặt đỏ bừng bừng, nhức đầu, hạ huyết áp,
đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ
rượu (hội chứng cai nghiện).
b. Metronidazol: Cũng có tác dụng như Disulfiram, sẽ ức chế
aldehit dehydrogenase, có tác dụng chuyển acetaldehit thành
CO2 và H2O, gây tích tụ acetaldehit trong cơ thể. Do đó khi
dùng Metronidazol, bệnh nhân không được uống rượu, kể cả
48 giờ sau khi ngừng thuốc. Hiện tượng trên xảy ra ở cả
những phụ nữ đặt Metronidazol ở âm đạo, nhưng rất hãn hữu.
c. Cephalosporin: Hiện tượng trên cũng xảy ra, nhưng chỉ ở
Cephalosporin dạng tiêm, còn các dạng khác thì không. Do
đó khi tiêm thuốc này phải kiêng uống rượu. Cephalosporin
dạng tiêm có tên là Cephamandol.
8. Đối với thuốc ức chế MAO (Monoaminoxydase) như
Iproniazid, Isocarboxazid, Mebanazine: Tyramin có trong vài
loại rượu sẽ gây cơn cao huyết áp.
9. Đối với thuốc chống lao (Rifampicin): Rượu sẽ làm tăng
nguy cơ độc tính trên gan.
Chú thích ảnh: Dùng chung Aspirine với rượu rất có hại cho
dạ dày.


×