Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Lý luận của c mác về tích lũy tư bản nếu bạn là một nhà tư bản, bạn phải làm gì để tăng quy mô và tốc độ tích lũy tư bản cho doanh nghiệp của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.79 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
A. LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN.................2
1.1.

Khái niệm tích lũy tư bản............................................................2

1.2. Giá trị thặng dư là nguồn gốc của tích lũy.....................................2
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũy tư bản.......................2
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP TĂNG QUY MƠ – TỐC ĐỘ TÍCH LŨY
TƯ BẢN CHO DOANH NGHIỆP.............................................................4
2.1. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn....................................................4
2.2. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn
đầu tư nước ngoài....................................................................................4
C. KẾT LUẬN.................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................7

i


A. LỜI MỞ ĐẦU
Tích luỹ tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hình
thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản
đầu tiên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã
cho thấy rằng cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, tíchluỹ ngun thuỷ đã diễn ra sơi
động ở các nước phương Tây và nền kinh tế xã hội của các nước này phát
triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng tích luỹ tư
bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất
cứ quốc gia nào trên thế giới.Nếu khơng tích luỹ và huy động nguồn lực tư


bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ khơng phát triển
mạnh mẽ và cường thịnh được.
Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất
mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển,
đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã
lựa chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công
cuộc CNH HĐH thì nhu cầu về vốn để xây dựng các cơng trình nền tảng và
cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học tiên tiến lại càng cần thiết và quan trọng
hơn bao giờ hết. Chính vì tính chất quan trọng đó của tích lũy tư bản (vốn) mà
trong bài tiểu luận: “Lý luận của C Mác về tích lũy tư bản? Nếu bạn là
một nhà tư bản, bạn phỉa làm gì để tăng quy mơ và tốc độ tích lũy tư bản
cho doanh nghiệp của bạn?” này em sẽ trình bày xung quanh vấn đề tích
lũy, làm rõ hơn bản chất, nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng đến nó và áp
dụng lý luận này vào thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam.

1


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN
1.1.

Khái niệm tích lũy tư bản

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua hai hình thức tích lũy: tích lũy nguyên thủy
và tích lũy tư bản chủ nghĩa. Nêu như tích lũy ngun thủy tách người nơng
dân ra khỏi ruộng đất của họ, tước đoạt tư liệu sản xuất chủ yếu của họ là đất
đại hoặc thông qua con đường xâm chiếm thuộc địa, cướp bóc… thì tích lũy
tư bản chủ nghĩa là một hình thái mới với bước phát triển cao hơn về chất
lượng so với tích lũy nguyên thủy.

Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ
phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học
khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư
bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân)
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng.
Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực
chất của tích luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
1.2. Giá trị thặng dư là nguồn gốc của tích lũy
Tái sản xuất là tất yếu khách quan của xã hội lồi người. Tái sản xuất có
hai hình thức chủ yếu: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Dưới
chủ nghĩa tư bản, muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một
phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hóa một phần
giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, thì quy mơ tích lũy tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ đã được xác

2


định thì sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh
hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư:
a.Trình độ bóc lột sức lao động bằng các biện pháp: Tăng cường độ lao
động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân. Có nghĩa là
thời gian cơng nhân sáng tạo ra giá trị thì càng được kéo dài nhưng chi phí
càng được cắt giảm, do vậy khơi lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mơ
của tích lũy tư bản càng lớn.
b.Trình độ năng xuất lao động xã hội: Năng xuất lao động xã hội tăng
lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản

mới, nên lằm tăng quy mơ của tích lũy.
c.Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trong
quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia tồn bộ vào
quá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Như
vậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy
móc vẫn có tác dụng như khi cịn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy móc
được xem như là sự phục vụ khơng cơng. Máy móc, thiết bị càng hiện đại thì
sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do
đó sự phục vụ khơng cơng càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu
của lao động q khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mơ của tích lũy tư bản càng
lơn.
d.Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột khơng thay đổi thì
khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó
quy mơ của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì
khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy
mơ của tích lũy tư bản.

3


4


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP TĂNG QUY MÔ – TỐC ĐỘ TÍCH
LŨY TƯ BẢN CHO DOANH NGHIỆP
2.1. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ
từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bố nguồn vốn một cách hợp lý cho
các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp vốn tồn bộ mà nên tiến hành cổ

phần hóa doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như mọi khả năng quản
lý của họ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể:
+ Nâng cao năng lực người quản lý
+ Xây dựng lộ trình sử dụng vốn cho từng giai đoạn
+ Xây dựng cơ chế quản lý vốn
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Hiện đại hóa trang thiết bị
2.2. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu
tư nước ngồi
Tích lũy vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trị quan trọng
để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu
tư phát triển và cho phát triển cơng nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích lũy,
tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý
nghĩa thực tiễn lớn lao. Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua
các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích lũy vốn có hiệu
quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn cịn nhàn dỗi trong xã hội. Để
thực hiện được ngày càng tốt các nhiệm vụ của mình, một mặt ngân hàng cần
phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết
kiệm qua bưu điện cải thiện các thủ tục đảm bảo an ninh, bí mất. Đặc biệt hệ
5


thống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích
tụ và tập trung vốn được thuận lợi. Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các
nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài ngun quốc gia và từ các tài sản cơng
cịn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để
chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển.
Ngoài nguồn vốn trong nước thì trong hồn cảnh hiện tại, khi nền kinh tế
mở của hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trị đặc

biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư
trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì vậy mà chúng
ta cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn
đầu tư của các nước đang phát triển.

6


C. KẾT LUẬN
Nghiên cứu tích lũy tư bản qua đó loại bỏ những tiêu cực vận dụng
sáng tạo mặt tích cực vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tích
lũy khơng chỉ cịn là vấn đề về lý luận nó đã thực sư trở thành vấn đề thực
tiễn mà mọi quốc gia đều phải giải quyết.
Tích lũy vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành
nhiệm vụ quan trọng với mọi quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Chúng ta có
100 triệu dân với truyền thống tiết kiệm vấn đề là làm thế nào để huy động
được nguồn vốn nhàn rỗi đó; chúng ta lại có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân
công rẻ dồi dào là cơ sở thu hút vốn đầu tư. Những biện pháp khuyến khích
hợp lý chính là động lực tăng cường nguồn vốn tạo điều kiện tiến hành cơng
nghiệp hóa -hiện đại hóa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Tập trung khai thác tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, kết hợp
thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp
và gián tiếp) chính là cơ sở của tích lũy ở nước ta. Với q trình tích lũy hiệu
quản cộng với chính sách chủ trương xây dựng kinh tế đúng đắn của nhà nước
tin chắc rằng chúng ta sẽ nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước phát
triển với nền công nghiệp hiện đại

7



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủa nghĩa Mác- Lênin- NXB
Chính trị quốc gia- Hà Nội- 2012
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin – NXB Chính trị quốc gia- Hà
Nội- 2008
3. Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị- NXB Lý luận chính trị- Hà Nội2007
4. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học- NXB Chính trị quốc gia- Hà
Nội- 2005

8



×