Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 111 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giao thơng vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi nó
đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa, vận chuyển
khách trong q trình lưu thơng. Vì thế, giao thông vận tải là ngành cần ưu tiên đầu tư
phát triển đi trước một bước nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phịng, an ninh, phục vụ sự nghiệp cơng ngiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vận tải bằng xe ô tô là phương thức vận tải phổ biến hiện nay, có mặt ở mọi nơi, từ
thành phố đến nơng thơn. Do tính cơ động cao cho nên vận tải bằng xe ơ tơ đã phát
huy vai trị quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày
càng tăng lên của xã hội. Thực hiện sự thơng thống của Luật Doanh nghiệp năm 2014
và Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên thị trường vận tải hành khách bằng xe ô
tô, các thành phần kinh tế với quy mơ và trình độ cơng nghệ sản xuất khác nhau đều có
thể tham gia cung ứng dịch vụ (sản phẩm) vận tải, trở thành loại hình vận tải có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong những năm vừa qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải hành khách đã đầu tư nhiều phương tiện mới, chất lượng tốt thay thế cho các
phương tiện cũ, thường xuyên hư hỏng, hết niên hạn sử dụng và từng bước nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải, phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của
nhân dân, được dư luận xã hội hoan nghênh, đồng tình ủng hộ trong thời gian vừa qua.
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên
giới giáp nước Cộng hịa nhân dân Trung hoa với chiều dài 231.74 km, phía bắc tiếp
giáp với tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng bắc giáp khu tự trị
dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), phía đơng nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
tây và tây nam giáp tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên. Địa hình phần lớn là rừng núi, có các
tuyến đường giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua như quốc lộ 1 nối cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội- Lạng Sơn nối liền với ga cửa
khẩu quốc tế Đồng Đăng, đây là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của
vùng, của cả nước. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong
lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng
1



đầu tư đổi mới phương tiện; tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền
trong cả nước đặc biệt với các tỉnh miền Bắc, miền Nam, Tây Nguyên,...
Tuy nhiên, ở Lạng Sơn cũng như trên phạm vi cả nước, sự phát triển quá “nhanh” của
vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường đã để lại nhiều
hệ lụy như: chạy quá tốc độ cho phép, lấn làn đường, vượt ẩu để tranh dành khách,
dừng đỗ, chạy vịng vo đón trả khách không đúng nơi quy định... dẫn đến ATGT
không được kiểm soát; vi phạm các quy định về vận tải như chèn ép khách, chở quá
tải, quá số người quy định, sang nhượng khách, xe dù, bến cóc làm ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh vận tải khách không lành mạnh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và
dư luận bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác
quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp cịn nhiều thiếu sót, hạn chế
các cơ quan chức năng và cấp chính quyền địa phương cịn bng lỏng quản lý trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, theo hợp đồng, vận tải
hành khách bằng xe taxi... chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản
lý nhà nước theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm
soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, đồng bộ thường xuyên và xử lý chưa
nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được
chú trọng đơi khi cịn mang tính hình thức...
Từ những tính cấp thiết trên tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tơ trên địa bàn tỉnh Lạng sơn” có tính thời sự,
cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô trên địa bàn nghiên cứu nhằm đảm bảo trật tự vận tải hành
khách, an tồn giao thơng, đáp ứng u cầu và nhu cầu của xã hội trong thời gian tới
góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách

2


bằng ô tô và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Về thời gian: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh. Luận văn nghiên cứu, thu thập, khảo sát các số liệu sơ
cấp và thứ cấp từ 2011 đến 2016, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017-2022.
4 Mục đích và phương pháp nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vận tải hành khách bằng ô tô và
công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên
địa bàn cấp tỉnh.
Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải và công tác quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tơ trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, từ đó rút ra kết quả đạt được cần phát huy và những hạn chế và nguyên nhân của
những mặt hạn chế cần đề xuất giải pháp khắc phục.
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng sơn giai đoạn
đến năm 2022.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp thu thập
nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua
việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh
Lạng Sơn, các đơn vị trực thuộc ngành có liên quan. Các phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh sẽ là những phương pháp được sử dụng trong phân tích thực trạng.


3


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách
1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giao thông vận tải
- Khái niệm quản lý
Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý - Management” được sử dụng phổ biến nhưng chưa có
một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo hồn
thành cơng việc thông qua sự nỗ lực của người khác, cũng có người cho quản lý là một
hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân và nhằm đạt được
mục đích của nhóm.. .Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách
là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Có thể mơ phỏng quan hệ chủ thể quản lý - đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý như
Hình 1.1:

Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng quan hệ quản lý
- Khái niệm quản lý Nhà nước
Đời sống xã hội là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và quá trình vận động phát triển. Mỗi
yếu tố và quá trình lại bị chi phối bởi những quy luật vận động nhất định, làm nên sự
đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức của đời sống xã hội. Muốn có một xã
hội phát triển ổn định, bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản lý các đối tượng
khác nhau như: Các tổ chức chính trị, pháp lý, các tổ chức đồn thể nhân dân, các
nghiệp đoàn và tổ chức kinh tế... trong đó Nhà nước giữ vai trị quản lý vĩ mơ. Quản lý
4



Nhà nước xuất hiện sau khi các Nhà nước ra đời và là dạng thức quản lý đặc biệt quản lý tồn thể xã hội. Mỗi Nhà nước ln gắn với một thiết chế xã hội nhất định
theo phạm vi khơng gian và thời gian, do vậy đặc tính quản lý Nhà nước sẽ thay đổi
tùy theo bản chất của chế độ chính trị và trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ.
Vậy có thể hiểu quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
- Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một nhu cầu tiêu dùng của đời sống con người, với một sản phẩm
hàng hóa được xem như là một mục tiêu trung tâm, là kết quả cuối cùng của mọi quá
trình sản xuất vật chất diễn ra trên quy mơ tồn ngành giao thông vận tải là tấn km và
hành khách km. Tất cả những gì liên quan đến các quá trình sản xuất để làm ra sản
phẩm đó, cũng như liên quan tới sự tiêu dùng của toàn xã hội đối với sản phẩm đó,
chính là đối tượng quản lý của ngành Giao thơng vận tải.
Vì vậy, đối với lĩnh vực giao thơng vận tải nói chung và hoạt động VTHK bằng ô tô
nói riêng, hoạt động quản lý Nhà nước có thể hiểu là sự tác động của bộ máy quản lý
nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt động giao thông
vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức,
quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của
các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải, kết hợp hài hịa
lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của Nhà nước.
Hay nói cách khác quản lý nhà nước về giao thơng vận tải là tồn bộ hoạt động quản lý
của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước để tác động vào các
quá trình, các quan hệ liên quan giao thông vận tải nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

5



1.1.2 Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Khái niệm
Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách trong
khơng gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Vận tải hành khách bằng xe ô tô là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa
điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Thay
đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân. Thay đổi về chất lượng
là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội
của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến
người tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt:
thời gian chuyến đi và giá vé phải trả.
- Các loại hình vận tải hành khách
Theo phương thức vận tải
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường thủy
- Vận tải hàng không
- Vận tải đô thị. Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt (tramway), xe điện
bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray (monoray), đường sắt nhẹ
(LRT), taxi,...
- Vận tải đặc biệt. Ví dụ như vận tải bằng băng chuyền, cáp treo.
Theo phương thức quản lý
- Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của cá nhân và
người thân nhưng không thu tiền.

6


- Vận tải hành khách cơng cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối tượng hành

khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ các đối tượng
đó. VTHK cơng cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn như tầu điện ngầm, xe bus.
Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe taxi,.
- Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón cơng nhân, cán bộ, học sinh.
Theo địa giới hành chính
- Vận tải trong thành phố
- Vận tải liên tỉnh
- Vận tải quốc tế
- Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định: VTHK theo tuyến cố định có xác định bến đi,
bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, HTX đăng ký
và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định bao
gồm liên tỉnh, nội tỉnh, và liên vận quốc tế.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt: VTHK bằng xe buýt có các điểm dừng, đón trả
khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh
hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kế; Nếu điểm đầu, điểm cuối nằm tại các đô thị đặc
biệt thì khơng q 3 tỉnh liền kế; Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 (sáu mươi) km.
- Vận tải hành khách bằng xe taxi: VTHK bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo
u cầu của hành khách; cước vận chuyển được tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào
km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng: VTHK theo hợp đồng có lộ trình và thời gian
theo u cầu của khách đi xe, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
- Vận tải khách du lịch: Vận chuyển khách du lịch là vận tải khách theo tuyến, chương
trình và địa điểm du lịch, có hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ
hành, chương trình du lịch và danh sách khách đi xe.

7


1.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô

1.1.3.1 Nội dung quản lý phân theo cấp quản lý
Cấp Trung ương
- Hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, quy hoạch phát triển giao thơng vận tải
tồn quốc.
- Nhà nước quản lý hoạt động GTVT thông quan việc ban hành các quyết định quản lý
kinh tế, xây dựng các định mức, quy trình, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát thực
hiện các quyết định ấy.
Cấp tỉnh
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về GTVT đường bộ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, Sở
GTVT có nhiệm vụ:
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững giao thông vận tải,
bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng
lưới giao thông vận tải cơng cộng, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia
đầu tư vào lĩnh vực này.
Quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch: Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các
tuyến giao thơng, các cơng trình phục vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phải phù hợp với
quy hoạch được duyệt; căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn để đầu tư phát triển các công trình theo đúng lộ trình, mục tiêu đặt ra và định kỳ
hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
Quản lý hạ tầng Giao thơng vận tải: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo trì và bảo
đảm giao thơng thơng suốt đối với các tuyến quốc lộ được uỷ thác quản lý, các tuyến
đường tỉnh. Phối hợp, tham gia quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng
8


theo đúng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải với các địa phương và đúng

quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
Quản lý vận tải
- Quản lý luồng tuyến: Tổ chức thực hiện quản lý VTHK theo tuyến cố định, hợp
đồng, vận tải khách du lịch, vận tải taxi và VTHK công cộng bằng xe buýt theo quy
định của pháp luật; cấp phép vận tải quốc tế cho phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT. Phối hợp với lực lượng
chức năng tổ chức kiểm tra giám sát lưu động trên các tuyến đường bộ để ngăn chặn
tình trạng phương tiện bắt khách dọc đường, xe chạy ẩu, chở quá khổ, quá tải, ... để
đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
- Quản lý bến, bãi
Thực hiện nghiêm túc quy định bắt buộc đối với phương tiện phải vào bến để đón, trả
khách hoặc tổ chức đón, trả khách tại một số điểm quy định; bố trí mặt bằng xây dựng
của bến xe phải đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo văn
minh, lịch sự.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng hoạt động của các bến xe, các điểm đón
khách dọc đường; xây nhà chờ xe bt để đảm bảo tính an tồn, tiện nghi cho hành
khách.
- Quản lý phương tiện: Tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải được đăng
kiểm, kiểm tra chất lượng định kỳ, nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các loại
phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, các phương
tiện quá niên hạn.
- Quản lý các DN, HTX KDVT: Định kỳ hàng năm Sở GTVT giao Thanh tra Giao
thông vận tải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị KDVT để kịp thời
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô
tô.

9


Chính phủ

Bộ GTVT

Các Ban ngành
UBND tỉnh
Sở GTVT
Các Bến xe

Các DN, HTX VT

Hình 1.2. Cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK
1.1.3.2 Các quy định của Nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Thực hiện quy định của Luật GTĐB năm 2014 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Luật
thuế năm 2013 số 32/2013/QH13, Luật Doanh nghiệp năm 2014 số 68/2014/QH13,
Pháp lệnh Phí và Lệ phí số: 38/2001/PL-UBTVQH10... Chính phủ, các Bộ, Cơ quan
ngang Bộ thuộc Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô, bao gồm các quy định chủ yếu sau:
Quy định về doanh nghiệp
Theo quy định của Luật GTVT năm 2014, Nghi định số 86/2014/NĐ-CP ngày
10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
(gọi tắt là Nghị định 86/2014/NĐ-CP), đơn vị KD VTHK bằng ơ tơ phải có đủ điều
kiện sau đây:
- Đăng ký kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình
thức kinh doanh
- Lái xe và nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh
doanh. Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù
hợp với phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật.
- Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của DN, HTX phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện: Có trình độ chun ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình
10



độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác; tham gia quản lý vận tải tại các DN, HTX
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên.
- Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh
doanh.
- Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi
phải đăng ký và niêm yết chất lương dịch vụ. Nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ
theo quy định của Bộ GTVT.
- Kinh doanh VTHK theo tuyến cố định: Có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT;
- Kinh doanh VTHK bằng xe buýt: Xe buýt phải có màu sơn đặc trưng đăng ký với cơ
quan quản lý tuyến.
- Kinh doanh VTHK bằng taxi: Xe taxi có gắn đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh và
thời gian chờ đợi, đăng ký màu sơn số, điện thoại giao dịch, logo và chất lượng dịch
vụ với cơ quan quản lý; có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; có trung tâm điều
hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
- Kinh doanh VTHK bằng xe hợp đồng và xe du lịch: Phải có số lượng xe theo quy
định. Riêng kinh doanh VTHK bằng xe du lịch còn phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về du lịch và xe có niên hạn sử dụng không quá 15 năm.
Các đơn vị KD VTHK bằng xe ô tô

Các DN lập theo
Luật DN 2014

Các HTX thành lập
theo Luật HTX 2012

KD VTHK: Tuyến cố định; xe hợp
đồng; xe du lịch; xe taxi; xe buýt,
xe cho thuê


Các hộ KD thành lập
theo Nghị định số
43/2010/NĐ-CP

KD VTHK: xe hợp đồng; xe
du lịch, xe cho thuê

Hình 1.3. Các loại hình đơn vị kinh doanh VTHK bằng xe ơ tơ

11


Quy định về ô tô
Theo các quy định hiện hành về quản lý phương tiện đối với xe ô tô như sau: Tất cả xe
ô tô VTHK phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Về niên hạn
sử dụng: đối với xe ô tô chở người có niên hạn sử dụng khơng q 20 năm; đối với xe
chuyển đổi công năng từ các loại phương tiện khác thành xe ô tô chở người thực hiện
trước ngày 01/01/2002, có niên hạn khơng q 17 năm; xe KD vận tải taxi có niên hạn
sử dụng khơng quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 tại các địa phương
khác; đối với xe ô tô chở người từ 10 hành khách trở lên KD vận tải theo tuyến cố định
cự ly lớn hơn 300km có niên hạn sử dụng khơng q 15 năm; cịn đối với xe KD vận
tải khách du lịch có niên hạn không quá 15 năm.
Đối với Chủng loại phương tiện. Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy
định: Xe kinh doanh VTHK bằng taxi có sức chứa khơng q 9 chỗ ngồi (kể cả người
lái); Xe kinh doanh VTHK theo tuyến cố định có trọng tải được phép chở từ 10 hành
khách trở lên; Xe kinh doanh vận tải bằng xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở
lên.
Đối với điều kiện tham gia giao thông: Xe ô tô vận tải hành khách phải được kiểm tra
và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về chất lượng, an tồn kỹ thuật và bảo vệ

mơi trường theo quy định tại Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của
Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thiết bị giám sát hành trình: Xe ô tô kinh doanh VTHK theo tuyến cố định, xe buýt,
theo hợp đồng và du lịch phải lắp thiết bị giám sát hành trình đã được Bộ GTVT cấp
Giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Quy định về người lái xe và nhân viên phục vụ
Theo Luật GTĐB 2008 quy định: Người lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi có tuổi tối
đa không quá 50 đối với nữ và 55 đối với nam; Người lái xe ô tô chở người từ 10 đến
30 chỗ ngồi phải đủ 24 tuổi và có GPLX hạng D, người lái xe ô tô chở người trên 30
chỗ ngồi phải đủ 27 tuổi và có GPLX hạng E; Người có nhu cầu đào tạo nâng hạng
12


GPLX lên hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở
lên.
Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: Nhân viên phục vụ trên xe vận tải phải
được tập huấn về nghiệp vụ vận tải theo quy định của Bộ GTVT.
Thông tư 58/201/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (gọi tắt Thông tư 58/2015/TTBGTVT);
Quy định về khai thác vận tải
Quy định về khai thác VTHK theo tuyến cố định
- Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu
“XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát
hành;
- Cơ quan quản lý tuyến: Sở GTVT địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở GTVT
hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh);
- Tiêu chí thiết lập tuyến VTHK: Có hệ thống đường bộ được cơng bố khai thác trên
tồn bộ hành trình; có bến xe nơi đi, nơi đến được cơ quan có thẩm quyền cơng bố đưa
vào khai thác. Đối với tuyến có cự ly trên 300 km phải có bến xe đủ tiêu chuẩn tối

thiểu loại 4 theo quy định của Bộ GTVT; có DN, HTX đăng ký tham gia khai thác;
- Đăng ký khai thác tuyến: Chỉ những DN, HTX có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô theo tuyến cố định mới được đăng ký khai thác tuyến;
- DN, HTX KD VTHK theo tuyến cố định từ 300 Km trở lên phải có số lượng phương
tiện tối thiểu: Từ 20 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc
Trung ương); từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương cịn lại),
riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ thì có số lượng
xe từ 05 xe trở lên.
Quy định về khai thác VTHK bằng xe buýt

13


- Xe buýt đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu do Tổng
cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Quy định về điềm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt: Điểm đầu và điểm
cuối của tuyến xe buýt phải đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo
ATGT; có bảng thơng tin các nội dung: tên tuyến, số hiệu tuyến, hành trình, tần suất
chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại của cơ quan quản lý
tuyến; có nhà chờ hành khách; mẫu nhà chờ đuợc Sở GTVT quy định thống nhất;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến;
- Quản lý và khai thác tuyến VTHK bằng xe buýt: Sở GTVT tải công bố mở tuyến tại
địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến của UBND cấp tỉnh phê duyệt; công bố
biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày);
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành giá vé VTHK bằng xe buýt;
hành khách được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 (mười) kg và kích
thước khơng q (30x40x60) cm;
- DN, HTX KD VTHK bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 20 xe
trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 10 xe
trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương cịn lại), riêng đơn vị có trụ sở

đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ thì có số lượng xe từ 05 xe trở lên.
Quy định về khai thác VTHK bằng taxi
- Xe taxi đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu do Tổng cục
Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Trước khi đưa xe vào khai thác, DN, HTX phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần
số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm và các xe;
- Xe taxi có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, từ 18 giờ đến 6 giờ hộp đèn phải
được bật sáng khi trên xe khơng có khách và tắt khi trên xe có khách;
- Xe taxi được đón, trả khách tại các vị trí khơng cấm dừng, đỗ; các điểm đón trả
khách phải đảm bảo ATGT và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo
quy định;
14


- UBND cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng;
- DN, HTX KD VTHK bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe, riêng đối với đơ
thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Quy định về VTHK bằng xe ô tô theo hợp đồng
- Xe ô tô đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu do
Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Xe ô tô KD VTHK theo hợp đồng phải có danh sách hành khách theo mẫu quy định;
- Hợp đồng vận chuyển khách phải có các nội dung cơ bản sau: thời gian thực hiện
hợp đồng, địa chỉ nơi đi, nơi đến, hành trình, số lượng hành khách.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng khơng được đón khách dọc đường ngồi số lượng
khách đã đăng ký, khơng được bán vé cho hành khách đi xe.
- Đơn vị KD VTHK theo hợp đồng vận chuyển hành khách trên cự ly từ 300 Km trở
lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở
đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 05 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở
đặt tại các địa phương cịn lại), riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy
định của Chính phủ thì có số lượng xe từ 03 xe trở lên.

Quy định về VTHK bằng xe ô tô du lịch
- Xe ô tô thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của DN vận tải;
- Xe ô tô đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU
LỊCH” theo mẫu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành ít nhất phải có các nội
dung sau: thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ nơi đi, nơi đến, hành trình chạy xe,
danh sách hành khách và chương trình du lịch;
- Vận tải hành khách du lịch khơng được đón khách dọc đường ngồi số lượng khách
đã đăng ký, không được bán vé cho hành khách đi xe.

15


- Đơn vị KD VT khách du lịch vận chuyển hành khách trên cự ly từ 300 Km trở lên
phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt
tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 05 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt
tại các địa phương cịn lại), riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định
của Chính phủ thì có số lượng xe từ 03 xe trở lên.
Quy định về tài chính
Quy định liên quan đến doanh nghiệp
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá
trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ- CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy
định lĩnh vực KD VTHK bằng ô tô chịu thuế suất VAT là 10%;
- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Quyết định số 62/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 (được sửa đổi bổ sung bằng Quyết
định 55/2012/QĐ-TTg ngày 19/12/2012) của Thủ tướng Chính phủ quy định miễn tiền
thuê đất đối với các trạm bão dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe, nhà điều hành, điểm bán vé
của các doanh nghiệp kinh doanh VTHK cơng cộng.

Quy định liên quan đến q trình vận hành, khai thác xe ô tô
- Theo quy định tại Thơng tư 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 1 xe ô tô
VTHK phải đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự mỗi năm từ 1.404.000 đồng
đến 4.700.000 đồng tuỳ theo tải trọng xe, riêng xe ơ tơ KD vận tải taxi phí bảo hiểm
bằng 150% so với xe ô tô cùng loại, xe ơ tơ bt phí bảo hiểm 1.825.000 đồng;
- Xe ơ tơ VTHK, phải đóng phí bảo trì đường bộ được quy định tại Nghị định số
18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và Nghị định
số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 18/2012/NĐ-CP.
16


- Trong khi dừng đón, trả khách tại các bến xe ô tô khách, các điểm dừng, đỗ được đầu
tư xây dựng các xe ô tô vận tải khách phải đóng các loại phí (giá) dịch vụ xe ra vào
bến, bãi đỗ xe theo quy định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
được quy định tại Thông tư số 129/2010/TT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 của liên Bộ
Tài chính - Giao thông vận tải.
Quy định liên quan đến hành khách
- Đối với VTHK theo tuyến cố định, VTHK theo hợp đồng, du lịch, và taxi, giá vé, giá
cước, giá hợp đồng vận chuyển doanh nghiệp tự quyết định dựa trên quy luật giá trị và
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên trước khi thực hiện giá mới doanh nghiệp phải
đăng ký với Sở GTVT, Sở Tài chính và Cục thuế địa phương; niêm yết công khai theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC- BGTVT ngày 15/10/2014
của liên Bộ GTVT – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng
xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày
01/12/2010 của Bộ Tài chính.
- Đối với giá cước VTHK bằng xe buýt, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định giá cước.
Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ

Luật GTĐB năm 2008 quy định: Kết cấu hạ tầng GTĐB gồm cơng trình đường bộ,
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục
vụ giao thông và hành lang an tồn đường bộ.
Sở Giao thơng vận tải xếp loại bến xe ô tô khách và công bố đưa bến xe vào hoạt
động;
Bến xe ơ tơ khách có trách nhiệm thực hiện biểu đồ chạy xe do cơ quan quản lý tuyến
ban hành và các quy định khác về quản lý hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến cố
định;
Thu giá dịch vụ phục vụ xe ra, vào bến theo đúng quy định.
Bến xe phải xây dựng theo quy chuẩn tương ứng với từng loại bến xe (theo QCVN 45:
2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe).
17


Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại bến xe ( phụ lục kèm theo)
Quy định về vận tải liên vận quốc tế
Thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cơng hồ Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa; Bộ GTVT ban
hành Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29/6/2012 Hướng dẫn thi hành một số
điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính
phủ nước Cơng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ nhân
dân Trung Hoa. Hiệp định quy định số lượng phương tiện của mỗi nước qua lại các
cửa khẩu trên biên giới 2 nước là 500 xe ơ tơ (cả xe vận tải hàng hố và hành khách).
Thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại
biên giới giữa Chính phủ nước Cơng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước Cơng hịa dân chủ nhân dân Lào; Bộ GTVT ban hành Thông tư số 88/2014/TTBGTVT ngày 31/12/2014 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị
định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ
qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cơng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cơng hịa dân chủ nhân dân Lào.
Thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hồng gia Campuchia; Bộ GTVT ban hành Thông tư số
10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006 Hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định
và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hồng gia Campuchia. Hiệp định
quy định số lượng phương tiện của mỗi nước qua lại các cửa khẩu trên biên giới 2
nước là 300 xe ô tô.
Thực hiện Hiệp định về Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và người qua lại biên
giới các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS); Bộ GTVT ban hành
Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT và Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng
12 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT ngày
17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một
số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa
18


các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng.
- Tổ chức quản lý
Các cơ quan quản lý Nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
Cùng lĩnh vực vận tải hành khách, nhưng VTHK bằng đường sắt, đường hàng không
gần như chỉ có Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước đảm trách, khơng có sự tham
gia của các bộ, ngành nào khác. Đối với VTHK bằng ô tô, có rất nhiều cơ quan Nhà
nước tham gia quản lý. Khơng kể Quốc hội và Chính phủ ban hành rất nhiều luật, nghị
định và các quy định liên quan đến VTHK bằng ơ tơ, có thể liệt kê các cơ quan chủ
yếu sau đây:
Bộ Kế hoạch - Đầu tư: Thẩm định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, xe
máy cùng với việc phê duyệt và quản lý các dự án đầu tư về sản xuất và lắp ráp ô tô,
xe máy có nguồn vốn FDI.
Bộ Công thương: Chủ trì việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp ô tô,
xe gắn máy, ban hành các tiêu chuẩn cần thỏa mãn đối với cơ sở công nghiệp ô tơ, xe
máy cũng như việc chủ trì kiểm tra, đánh giá năng lực các cơ sở đó để cấp phép cho

các cơ sở đó đi vào hoạt động; Ban hành các quy định về xuất nhập khẩu ô tô, xe máy
cùng phụ tùng thay thế.
Bộ Khoa học - Công nghệ: Thẩm định và ban hành các quy chuẩn, các tiêu chuẩn liên
quan tới sản xuất, kiểm tra chất lượng về xe ơ tơ, xe máy; Kiểm định đồng hồ tính tiền
của xe taxi.
Bộ Tài nguyên - Môi trường: Thẩm định và ban hành các tiêu chuẩn về khí thải của
các loại ơ tơ, xe máy.
Bộ Tài chính: Ban hành các loại phí cầu đường, lệ phí trước bạ, cùng các sắc thuế như
thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, xe máy; Ban hành các quy định
về quản lý giá vé VTHK bằng ô tô, giá các dịch vụ tại bến xe ô tô khách; Kiểm hóa,
cho phép thơng quan đối với các loại ơ tô, xe máy và các phụ tùng thay thế nhập khẩu.
Bộ Công an: Cấp đăng ký và biển số ô tô, xe máy; kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong
lĩnh vực VTHK bằng ô tô theo quy định của Chính phủ.
19


Bộ Thông tin - Truyền thông: Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tần số vơ tuyến điện
và sóng thiết bị giám sát hành trình của xe.
Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: Hướng dẫn quản lý hoạt động VTHK du lịch bằng xe
ô tô.
Bộ Giao thông vận tải: Theo quy định tại Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày
20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT,
Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT
đường bộ trong phạm vi cả nước.
Đối với lĩnh vực VTHK bằng ơ tơ, Bộ GTVT có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy
định của Chính phủ;
- Quy định chất lượng an tồn kỹ thuật, bảo vệ mơi trường đối với phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ;

- Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Quy định việc
cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ
- Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải;
- Quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ
chuyên môn cho người điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.
Tổng cục Đường bộ Việt nam là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý Nhà nước chuyên ngành GTVT đường
bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ trong phạm vi cả nước.

20


Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện chức năng
quản lý tổng thể trên lãnh thổ đối với ngành và lĩnh vực trực thuộc địa phương; bảo
đảm việc thi hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân và cơ quan có trụ sở trên địa bàn
trong phạm vi những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ được pháp luật
quy định. Đối với lĩnh vực VTHK bằng ô tô, Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu,
giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ; Tổ
chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với
phương tiện GTĐB theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Thẩm
định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu
hồi GPLX cho người điều khiển phương tiện giao thông.
Đối tượng bị quản lý (DN, HTX vận tải, người vận tải)
- Các tổ chức (các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các Hợp tác xã),

cá nhân kinh doanh hoặc có liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải vận tải hành khách: Kinh doanh các loại vận tải hành khách
bằng xe ô tô; Kinh doanh bến xe và các trạm dừng đỗ; Quản lý và kinh doanh kết cấu
hạ tầng;
- Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải: lái xe, nhân viên phục vụ...
- Hành khách đi xe.
- Phương pháp, công cụ quản lý
Việc quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe ô tô chủ yếu thông qua việc kiểm tra, cấp các loại giấy phép như:
- Đăng ký kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Giấy chứng nhận bến xe đủ điều kiện hoạt động
- Các loại giấy tờ của phương tiện giao thông
21


- Các loại bằng cấp, chứng chỉ của người tham gia hoạt động vận tải
- Thông qua hồ sơ kê khai giá cước vận tải; việc phát hành vé...
- Thông qua thiết bị giám sát hành trình.
- Thơng qua báo cáo hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng ô tô.
- Qua việc cấp và kiểm tra các loại giấy phép, cơ quan quản lý nắm bắt được hiện
trạng cũng như tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh vận tải. Qua đó có thể
điều chỉnh nội dung, thời hạn, quy mô kinh doanh và cũng có thể đình chỉ hoạt động
theo quy định của pháp luật.
- Thông qua thiết bị theo dõi hành trình và các phần mềm quản lý, cơ quan quản lý
thường xuyên theo dõi được hoạt động chi tiết của từng phương tiện cũng như lái xe
trong suốt quá trình vận tải, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm.
- Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
Định kỳ hoặc đột xuất, các cơ quan quản lý tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra hoạt
động của đơn vị vận tải hành khách theo các nội dung:

- Thực hiện các điều kiện kinh doanh theo giấy phép được cấp.
- Cơng tác quản lý tài chính;
- Việc điều hành và tổ chức hoạt động vận tải của đơn vị.
Thông qua các lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông
trực tiếp kiểm tra hoạt động trên đường giao thông hoặc tại các bến xe.
Thông qua các thiết bị giám sát phát hiện các vi phạm của phương tiện.
Đối với tất cả các trường hợp vi phạm của đơn vị, cá nhân trực tiếp tham gia vận tải
được xử lý vi phạm theo đúng quy định.
- Điều chỉnh những tồn tại, bất cập
Hàng năm, thông qua công tác quản lý và phản ánh trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô, các cơ quan quản lý tổng hợp
22


những bất cập, tồn tại cũng như đề xuất các giải pháp để điều chỉnh, bổ sung các quy
định của Nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý cũng như nâng cao chất
lượng hoạt động của đơn vị.
- Yêu cầu cơ bản của quản lý Nhà nước về giao thông vận tải
Việc quản lý Nhà nước về giao thông vận tải phải đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu
sau đây:
- Đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Đảm
bảo GTVT phát triển theo hướng CNH - HĐH, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân
dân, phục vụ tốt nhất nhu cầu vận tải để phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoạt động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn trong nước cũng như của
nước ngoài cho phát triển giao thông vận tải; khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao
động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường.
- Thực hiện cạnh tranh trong xây dựng và vận tải nhằm áp dụng công nghệ xây dựng
và vận tải tiên tiến, bảo đảm chất lượng với chi phí hợp lý, giao thơng thơng suốt và an
tồn.
- Chính sách vận tải

Khái niệm
Chính sách có thể được hiểu là những phương sách, đường lối hoặc tiến trình dẫn dắt hành
động trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Chính sách là một
trong những phương tiện để Nhà nước điều tiết và quản lý nền kinh tế.
Khía cạnh khác, chính sách được hiểu là một hệ thống những mục đích, biện pháp,
cơng cụ mà qua đó Đảng và Nhà nước quản lý sự phát triển của xã hội thông qua các
cơ quan của Nhà nước và tổ chức xã hội, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến
tất cả các ngành kinh tế, các vấn đề trong xã hội. Chẳng hạn: Chính sách đối nội, đối
ngoại, văn hố, giáo dục, y tế-kinh tế...
Chính sách vận tải thuộc phạm trù chính sách kinh tế, đó là chính sách ngành, được đặt
ra nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của ngành vận tải. Nó có tác động trực tiếp
23


đến sự phát triển của hệ thống vận tải. Cũng như một loại chính sách thơng thường,
chính sách vận tải là một hệ thống các mục đích, các biện pháp, các công cụ.. .nhằm
phát triển đồng bộ các ngành vận tải trong khuôn khổ hệ thống vận tải quốc gia để thoả
mãn tối đa nhu cầu vận chuyển của xã hội, chính sách vận tải là một bộ phận của chính
sách kinh tế của Nhà nước. Vì vậy nó phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Các quyết định, định hướng phải phù hợp với đường lối kinh tế chung.
- Những ý đồ của chính sách vận tải phải có tính khả thi và tính khách quan.
- Các quyết định chính sách phải có tính pháp quy, có quy định rõ các phương tiện, các
quyền hạn giải quyết.
- Đường lối chính sách phải đồng bộ, phối kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau.
Nhiệm vụ của chính sách vận tải
Một cách khái quát nhiệm vụ của chính sách vận tải phải thực hiện được các nội dung
sau:
- Phân bố khối lượng vận chuyển giữa các ngành vận tải sao cho phát huy hết những
thế mạnh của từng ngành vận tải, tận dụng tối đa những ưu điểm vốn có của chúng.
- Định hướng phát triển hợp lý giữa vận tải công cộng và vận tải chủ quản (nhất là

trong vận tải ô tô).
- Phát triển hợp lý các chuyên ngành vận tải, phối kết hợp giữa chúng để tạo nên các
loại hình tổ chức vận chuyển hợp lý.
- Điều chỉnh khối lượng vận chuyển hành khách giữa vận tải công cộng và vận tải cá
nhân ở các thành phố, khu công nghiệp.
- Không ngừng nâng cao chất lượng vận tải đồng thời phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
vận tải và giảm chi phí.
- Xây dựng các nguyên tắc thể lệ, các tiêu chuẩn mẫu nhằm tăng cường khả năng phối
hợp giữa các chuyên ngành vận tải với nhau, giữa vận tải với khách hàng.

24


- Xây dựng định hướng phát triển vận tải công cộng, vận tải chủ quản, tổ chức liên thông
giữa hệ thống vận tải quốc gia với hệ thống vận tải khu vực và quốc tế.
- Nhiệm vụ của chính sách vận tải thể hiện trên 4 lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Lĩnh vực kỹ thuật: Chính sách vận tải sẽ đưa ra những quy chế, quy định để tối ưu
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải: Mạng lưới đường giao thông, cơ cấu
phương tiện trong toàn bộ hệ thống và từng chuyên ngành, sản xuất trang thiết bị phụ
tùng thay thế, trang thiết bị cơ khí phục vụ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
+ Lĩnh vực vận chuyển: Chính sách vận tải đưa ra những quy chế để tạo ra mạng lưới
vận tải thống nhất liên hồn trong cả nước, xây dựng các hình thức tổ chức vận chuyển
hợp lý, phân công gián tiếp khối lượng vận chuyển một cách hợp lý giữa các ngành
vận tải.
+ Lĩnh vực quản lý: Chính sách vận tải sẽ xây dựng hệ thống kế hoạch hoá, hệ thống
hạch toán kinh tế, đây chính là những cơng cụ quản lý. Thiết lập các phương pháp kế
hoạch hoá và tổ chức kế hoạch hoá, thiết lập hệ thống các chỉ tiêu, hệ thống thống kê,
phục vụ cho hoạt động hạch toán kinh tế
+ Lĩnh vực tổ chức: Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngành, từng chuyên
ngành, địa phương và của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mơ, trình độ, và

cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
- Các yêu cầu của vận tải hành khách
Vận tải hành khách là ngành sản xuất vật chất đặc biệt mang tính phục vụ (dịch vụ), để
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách của xã hội thì vận tải cần thỏa mãn các yêu
cầu sau:
- Vận chuyển an toàn. Trong VTHK, yêu cầu an toàn là đảm bảo tiện nghi gần với sinh
hoạt bình thường của hành khách, tức bảo đảm chỗ ngồi hoặc chỗ nằm, điều kiện ăn
uống và có thể có phương tiện giải trí để giảm bớt sự mệt mỏi trong thời gian hành
khách ngồi trên phương tiện.
- Vận chuyển nhanh chóng. Đây cũng là một yêu cầu cơ bản đối với vận tải. Trong
25


×