Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi Động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất các giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.24 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HẢI ÂU

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH

Hà Nội, 2018


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, Luận văn “Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi Động vật
hoang dã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất các giải pháp quản lý” đƣợc
thực hiện từ năm 2017 - 2018 đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các


số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Ngƣời cam đoan
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hải Âu


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng với đề tài
“Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi Động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ và đề xuất các giải pháp quản lý” là kết quả q trình cố gắng khơng
ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn
bè đồng nghiệp. Qua trang viết này Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời đã
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Vũ
Tiến Thịnh đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thông tin
khoa học cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn
chỉnh luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
phòng đào tạo sau đại học, giảng viên trong Bộ môn Động vật rừng, các thầy
cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ Chi cục Kiểm

lâm, các Hạt kiểm lâm và ngƣời dân các địa phƣơng trong tỉnh Phú Thọ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và điều tra hiện
trƣờng.
Để hồn thành luận văn này tơi cịn nhận đƣợc sự động viên, khích lệ
của đồng nghiệp, học viên và những ngƣời thân trong gia đình. Tơi xin chân
thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018
HỌC VIÊN

Nguyễn Hải Âu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 5
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 6
1.2.1. Các nghiên cứu về chăn nuôi ĐVHD........................................................ 6
1.2.2. Vai trị của ngành chăn ni ĐVHD ......................................................... 8
1.2.3. Hệ thống văn bản chính sách liên quan đến phát triển ĐVHD ............... 12
1.2.4. Tình hình chăn ni ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ ........................................... 19
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................... 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 23
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 23
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 23
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 23
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 23
2.3.1. Phạm vi về nội dung ................................................................................ 23
2.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................... 23
2.3.3. Phạm vi không gian ................................................................................. 24
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 24


iv

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 24
2.5.1. Chọn mẫu điều tra ................................................................................... 24
2.5.2. Các phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................... 25
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU (Theo niên giám thống kê năm 2016) ........................................................ 34
3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 34
3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 34
3.1.2. Khí hậu .................................................................................................... 35
3.1.3. Địa hình ................................................................................................... 36
3.1.4. Thủy văn .................................................................................................. 38
3.2. Tiềm năng và nguồn nhân lực .................................................................... 40
3.2.1 Tiềm năng về tài nguyên .......................................................................... 40
3.2.2 Nguồn nhân lực ........................................................................................ 47
3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................................................... 48
3.3.1. Giao thông vận tải: .................................................................................. 48
3.3.2. Hạ tầng y tế, giáo dục:............................................................................. 49

3.3.3. Ngân hàng, tài chính, hải quan, kho vận ................................................. 50
3.3.4. Hạ tầng điện nƣớc, bƣu chính viễn thơng ............................................... 50
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 52
4.1. Thực trạng chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ ............................................ 52
4.1.1. Các lồi ĐVHD đƣợc chăn ni ............................................................. 52
4.1.2. Số hộ chăn nuôi, cá thể ĐVHD và các yếu tố ảnh hƣởng đến chăn
nuôi ĐVHD ....................................................................................................... 55
4.1.3. Phân bố hoạt động chăn nuôi ĐVHD...................................................... 68
4.1.4. Quy mô chăn nuôi ĐVHD của các hộ ở Phú Thọ ................................... 72
4.1.5. Thực trạng kỹ thuật chăn nuôi ĐVHD ở Phú Thọ .................................. 74
4.1.6. Tình hình chăn ni ĐVHD của các hộ điều tra ..................................... 78


v

4.2. Công tác quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh. .............. 81
4.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội trong chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.. 84
4.3.1. Đầu tƣ chi phí trong chăn ni ĐVHD đối với các lồi vật ni ........... 84
4.3.2. Hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi ĐVHD ............................................. 85
4.4. Định hƣớng và các giải pháp nhằm quản lý ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ ......... 88
4.4.1. Định hƣớng.............................................................................................. 88
4.4.2. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Phú Thọ ............... 89
4.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD ........ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 95
1. Kết luận ......................................................................................................... 95
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 96
2.1. Đối với Nhà nƣớc: ...................................................................................... 96
2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ:................................................................................. 97
2.3. Đối với các cơ sở chăn nuôi ĐVHD: ......................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ: Bình Quân
CC: Cơ cấu
CITES: Cơng ƣớc về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã,
nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora - CITES)
ĐVHD: Động vật hoang dã
DT: Diện tích
ĐVT: Đơn vị tính
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐVHD: ĐVHD
HĐBT: Hội đồng bộ trƣởng
HST: Hệ sinh thái
MI: Thu nhập hỗn hợp
NN: Nông nghiệp
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
NĐ-CP: Nghị định - Chính phủ
GO: Giá trị sản xuất
C: Chi phí trung gian
SL: Số lƣợng
TSCĐ: Tài sản cố định
VH: Văn hóa
VA: Giá trị gia tăng



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu 01. ĐVHD quý hiếm (trừ Gấu) đƣợc chăn nuôi năm 2017 ...................... 52
Biểu 02. ĐVHD thông thƣờng đƣợc chăn nuôi năm 2017 ............................... 53
Biểu 03. Gấu đƣợc chăn nuôi năm 2017 ........................................................... 53
Bảng 4.1. Cơ cấu chăn nuôi ĐVHD ở Phú Thọ ghi nhận trong năm 2017 ............ 55
Bảng 4.2. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn nuôi ĐVHD .................. 57
Bảng 4.3. Số hộ chăn ni ĐVHD phân theo lồi và theo huyện .................... 69
Bảng 4.4. Quy mơ chăn ni bình qn của hộ theo lồi vật ni ................... 72
Bảng 4.5. Thơng tin chung về chủ hộ điều tra .................................................. 78
Bảng 4.6. Diện tích đất bình qn một hộ chăn ni ĐVHD ở một số loài ..... 79
Bảng 4.7. Cơ cấu vốn bình qn một hộ chăn ni ĐVHD ............................. 80
Bảng 4.8. Số hộ chăn ni ĐVHD chƣa hồn tất việc đăng ký trại ni ......... 82
Bảng 4.9. Tổng hợp chi phí chăn ni ĐVHD bình qn 1 hộ theo lồi ......... 84
Bảng 4.10. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi ĐVHD của các hộ điều tra ....... 86
Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD ........ 87


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1. Cơ sở chăn ni Hƣơu sao tại Yên Lập - Phú Thọ ........................... 54
Hình 4.2. Cơ cấu số hộ chăn nuôi ĐVHD theo các huyện ............................... 70
Hình 4.3. Cơ sở chăn ni Gấu Ngựa tại Thị xã Phú Thọ - Phú Thọ ............... 70
Hình 4.4. Cơ sở chăn nuôi Lợn rừng tại Yên Lập - Phú Thọ ........................... 71
Hình 4.5. Cơ sở chăn ni Rắn tại Lâm Thao - Phú Thọ ................................. 71
Hình 4.6. Hình ảnh về cơ sở chăn ni ĐVHD ở Hạ Hịa - Phú Thọ............... 74



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nƣớc nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực Đông Nam Á, với
nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Theo thống kê về thực vật
Việt Nam: có 16.928 lồi, trong đó thực vật bậc thấp là 4.528 lồi, thực vật bậc
cao có mạch là 11.458 loài, gồm hơn 4000 loài là cây dƣợc liệu; Về động vật:
có 310 lồi thú, 870 lồi chim, 367 lồi bị sát, 176 lồi lƣỡng cƣ, 1.100 loài cá
nƣớc ngọt, 2.038 loài cá biển và khoảng 7.750 lồi cơn trùng, thêm vào đó có
hàng chục ngàn lồi động vật không xƣơng sống ở cạn, ở nƣớc ngọt và ở biển
và đặc biệt nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm đã đƣợc phát hiện… Tuy
nhiên, nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng đặt ra nhiều
thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng nhƣ tồn xã hội. Việt Nam có
mật độ dân số cao, một bộ phận lớn dân cƣ sống bằng nghề nông - lâm nghiệp
với phƣơng thức sản xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên
làm cho tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) suy thoái trầm trọng.
Ở nƣớc ta, trong những năm qua, Quốc hội đã có những quyết sách quan
trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng
việc thông qua các Luật nhƣ: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi
bổ sung năm 2004); Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2003
và 2013); Luật bảo vệ môi trƣờng năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2005 và
2014); Luật tài nguyên nƣớc năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Đặc biệt
ngày 13/11/2008 Việt Nam đã ban hành Luật Đa dạng sinh học. Theo đó,
Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 11/06/2010 quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều Luật Đa dạng sinh học. Ngày
19/03/2014, Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng có cơng văn số 882/BTNMTTCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đề nghị triển khai


2


thực hiện Chiến lƣợc Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.
Việt Nam đã tham gia Công ƣớc quốc tế CITES và cũng ban hành các
văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển ĐDSH nói chung, bảo vệ và phát
triển ĐVHD (ĐVHD) nói riêng, dựa trên hai nhóm biện pháp chính là bảo tồn
nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.
Nhƣ vậy, việc chăn ni một số lồi ĐVHD khơng vi phạm Cơng ƣớc
quốc tế đƣợc Chính phủ Việt Nam khuyến khích cho phép chăn ni nhằm:
Chăn ni ĐVHD góp phần bảo tồn ngân hàng gen vơ cùng q giá mà
thiên nhiên đã tích lũy trong hàng triệu năm, làm nguồn gốc của tất cả các lồi
động vật chăn ni trong gia đình hiện nay, có vai trị khơng nhỏ trong việc
điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Ngồi việc góp phần hạn chế săn bắt ĐVHD ngoài tự nhiên và bảo vệ
ĐDSH, chăn nuôi ĐVHD tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở nơng thơn.
Các trang trại chăn ni góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc
làm cho ngƣời lao động và nâng cao thu nhập. Trong nhiều năm gần đây cùng
với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao dẫn
đến việc lạm dụng quá mức tài nguyên rừng đặc biệt là việc săn bắn, bẫy, bắn,
giết mổ các loài động vật rừng trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài
nguyên động vật.
Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ ĐVHD thì yêu
cầu thực tế đặt ra cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán nguồn
ĐVHD đồng thời cấp phép chăn nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị
trƣờng. Chăn ni các lồi ĐVHD một mặt bảo tồn đƣợc loài trong tự nhiên,
mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Hiện nay nghề nuôi
ĐVHD đang trở thành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập


3


cao, ổn định cuộc sống. Nghề nuôi ĐVHD hiện nay đang phát triển tốt trong cả
nƣớc nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Phú Thọ là tỉnh có tính ĐDSH cao thuộc khu vực miền núi, trung du
phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông
Hồng và Tây Bắc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh
tế - xã hội. Với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và có
nhiều lồi động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm và đặc hữu tập trung chủ yếu
tại các khu bảo tồn nhƣ: Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, khu Bảo vệ cảnh quan Đền
Hùng, khu Bảo vệ cảnh quan Núi Nả. Dù có tính đa dạng cao nhƣ vậy song do
tác động của con ngƣời trong những năm gần đây đã làm cho số loài và số
lƣợng cá thể của các loài động vật, thực vật đặc sản, quý hiếm trên địa bàn tỉnh
đang bị suy giảm nghiêm trọng, các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập
của các giống mới hay các loài sinh vật ngoại lai.
Dƣới nhiều tác động tiêu cực nhƣ hiện nay nếu khơng có những biện
pháp bảo tồn đa dạng sinh học kịp thời và quyết liệt thì nguy cơ suy giảm tài
nguyên động, thực vật và tuyệt chủng các giống loài quý hiếm là một xu thế tất
yếu. Bên cạnh việc suy giảm sự ĐDSH là sự xuất hiện một số lồi sinh vật
xâm hại có sức sống mạnh, cạnh tranh về mơi trƣờng sống, nguồn thức ăn của
các lồi bản địa cũng là một nguyên nhân. Việc quản lý đến nay hầu nhƣ vẫn
chƣa có đƣợc những tiến bộ mang tính đột phá là do chƣa có sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phƣơng. Hay nói một cách khác là cần có một sự thay
đổi trong tồn xã hội về quản lý bảo vệ đa dạng sinh học và thiên nhiên, trong
đó cơng việc chăn ni ĐVHD góp một vị trí quan trọng.
Nghề chăn ni ĐVHD đã mang lại nguồn lợi kinh tế và tạo thêm công
ăn việc lầm cho một phần lao động. Số lƣợng loài, số các hộ gia đình, cơ sở
chăn ni và quy mô chăn nuôi đã khiến hiệu quả hoạt động này chƣa thực sự
cao. Mặt khác, việc phát triển các cơ sở chăn ni cịn mang tính tự phát, kỹ


4


thuật chăn ni hạn chế khiến sản phẩm chƣa có tính cạnh tranh cao, chƣa đáp
ứng đƣợc các thị trƣờng tiêu dung khó tính, đặc biệt thị trƣờng ngồi nƣớc.
Chăn nuôi ĐVHD đã không chỉ coi là một nghề để phát triển kinh tế mà cịn có
ý nghĩa lớn về mặt bảo tồn đa dạng sinh học cũng nhƣ bảo vệ các loài ĐVHD
ngoài tự nhiên. Hoạt động gián tiếp làm giảm áp lực của việc săn bắt, khai thác
tài ngun động vật ngồi tự nhiên đồng thời có thể bảo tồn đƣợc các loài nguy
cấp, quý hiếm đặc biệt tại các cơ sở nhân ni với mục đích bảo tồn.
Phú Thọ là địa phƣơng có tổng diện tích tự nhiên là 3.519,56 km2,,
nguồn lao động dồi dào trong đó phần lớn sống bằng nghề nông, lâm nghiệp.
Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động chăn nuôi
ĐVHD tại đây. Để hoạt động chăn nuôi ĐVHD thực sự trở thành một nghề
đem lại hiệu quả kinh tế cao thì các nhà quản lý cần đƣa ra chƣơng tình, quy
hoạch tổng thể với các định hƣớng rõ ràng, chi tiết. Hiện tại chƣa có cơng trình
nghiên cứu chăn nuôi ĐVHD tại tỉnh Phú Thọ, xuất phát từ hiện trạng nêu trên
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi ĐVHD trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất các giải pháp quản lý”. Kết quả của đề tài là
cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăn nuôi ĐVHD ở địa phƣơng.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ
rừng, con ngƣời đã khai thác, săn bắn quá mức các loài ĐVHD làm cho nguồn
tài nguyên này đang ngày càng trở nên cạn kiệt, hầu hết các lồi q hiếm, có giá
trị cao đều đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng hoặc khơng cịn khả năng khai thác.
Trƣớc thực tế đó nghề chăn ni, thuần dƣỡng các loài ĐVHD đã phát

triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội,
đồng thời giảm áp lực săn bắt ĐVHD và bảo tồn ĐDSH.
Chăn nuôi ĐVHD không những mang laị hiệu quả kinh tế cao mà nó
cịn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang
có nguy cơ bị tiệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các vƣờn động vật
trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xƣơng sống ở cạn, đại diện
cho 3.000 lồi chim, thú, bị sát, ếch nhái. Mục đích phần lớn của các vƣờn
động vật hiện nay là chăn nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy
cơ bị tuyệt chủng và phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn ĐDSH. Việc
nghiên cứu trong các vƣờn động vật cũng đang đƣợc chú trọng, các nhà khoa
học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ƣu để nhân giống, phát triển số lƣợng
các loài ĐVHD. Tuy nhiên, về kỹ thuật chăn nuôi, sinh thái và tập tính cũng
nhƣ việc thả chúng về mơi trƣờng tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho cơng tác
chăn nuôi ĐVHD cần phải giải quyết.
Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề chăn
nuôi ĐVHD phát triển. Tuy nhiên, nguồn tài liệu về chăn nuôi ĐVHD hiện nay
là rất hạn chế.


6

1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về chăn nuôi ĐVHD
Một báo cáo từ năm 2011 cho biết, Việt Nam có hơn 10.000 cơ sở ni
ĐVHD đã đăng ký với cơ quan chức năng ở 63 tỉnh thành trên cả nƣớc. Có 3
triệu cá thể ĐVHD thuộc 70 lồi đang đƣợc ni, trong đó có bốn nhóm lồi
chính: là trăn, cá sấu, khỉ đuôi dài và rắn các loại. Đồng bằng sông Cửu Long
và Đông Nam bộ là hai khu vực nuôi ĐVHD lớn nhất (chiếm 70%), tiếp theo
là đồng bằng sơng Hồng (20%).
Một số khu vực có thể kể đến là Mƣờng Thanh Safari Land thuộc Khu

sinh thái Mƣờng Thanh Diễn Lâm đƣợc đánh giá là vƣờn thú lớn nhất khu vực
Bắc Trung Bộ với tổng diện tích lên tới 60 ha. Đây là nơi ni dƣỡng và chăm
sóc 60 lồi ĐVHD, trong đó có nhiều lồi q hiếm đang cần đƣợc bảo tồn nhƣ
hổ trắng, tê giác, linh dƣơng sừng kiếm… với hình thức ni bảo tồn bán hoang
dã. Ngồi ra, cịn các nơi ni nhốt ĐVHD nổi tiếng khác là Thảo Cầm Viên Sài
Gòn, Đầm Sen, Suối Tiên, vƣờn thú Đại Nam, Vinpon Phú Quốc, Safari Củ
Chi... Hầu hết các trại nuôi ĐVHD tại Việt Nam hiện nay ngồi mục đích bảo
tồn cịn vì mục đích kinh doanh. Điển hình nhƣ ni gấu lấy mật phục vụ khách
du lịch ở Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hay nhƣ nuôi nhốt gấu ở xã Phụng
Thƣợng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Chính các cán bộ kiểm lâm cũng khơng phân
biệt đƣợc cá thể hợp pháp và bất hợp pháp, và việc cho phép gây ni các lồi
nguy cấp, q hiếm nói chung và lồi hổ nói riêng đã vơ tình tạo nên một thị
trƣờng hợp pháp song song với thị trƣờng bất hợp pháp, tạo cơ hội cho các đối
tƣợng săn bắt hổ từ tự nhiên và hợp pháp hóa trong trang trại, thúc đẩy các hoạt
động săn bắt bất hợp pháp. Nhìn chung, việc quản lý cịn bị bỏ ngỏ
Việc chăn ni ĐVHD ở nƣớc ta cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chƣa
phải là ngành sản xuất hàng hóa để có thể trở thành một ngành kinh tế nông
nghiệp mũi nhọn, kết hợp chăn nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch.


7

Tài liệu chun khảo và các cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật chăn ni
ĐVHD ở nƣớc ta cịn tƣơng đối ít. Một số các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
của các tác giả trong nƣớc bao gồm:
- Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975) cơng trình nghiên cứu “Động vật
kinh tế - tỉnh Hịa Bình’’, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái phân bố, nơi sống,
tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản, và giá trị của các lồi động vật có giá trị
kinh tế cao của tỉnh Hịa Bình, nhƣ; Hƣơu Sao, Nai, Khỉ Vàng, Cầy Vịi Mốc,
cầy Vịi Hƣơng, Nhím, Don…

- Đặng Huy Huỳnh (1986). Nghiên cứu sinh học và sinh thái các lồi
thú Móng Guốc ở Việt Nam. Trình bày khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái
của các lồi thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có
một số lồi đang đƣợc chăn ni.
- Phạm Nhật, Nguyễn Xn Đặng, Đỗ Quang Huy (2000, 2001, 2004).
Chăn nuôi ĐVHD, quản lý động vật rừng. Giới thiệu một số nét cơn bản trong
kỹ thuật chăn ni Cầy hƣơng, Cầy vịi mốc, Cầy mực, Cầy vằn Bắc, nhƣ:
Cách kiến tạo chuồng nuôi, chọn giống, thức ăn, chăm sóc, ghép đơi và chăm
sóc Cầy con mới sinh.
- Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật chăn nuôi
một số động vật quý hiếm bao gồm các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, đặc
điểm sinh học, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của một số loài, nhƣ: Lợn ỉ, gà
lôi, trĩ đỏ...
- Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004). Hỏi đáp về tập tính động
vật. Trình bày về tập tính động vật, sự hình thành và phân loại tập tính, tập tính
định hƣớng và hoạt động theo chu kỳ, tập tính bắt mồi và dinh dƣỡng...


8

1.2.2. Vai trị của ngành chăn ni ĐVHD
1.2.2.1. ĐVHD cung cấp thực phẩm quý cho con người
Trong nghiên cứu việc sử dụng, tiêu thụ ĐVHD là hành vi dùng thức ăn,
đồ uống, thuốc, đồ vật trang trí làm từ các động vật nhƣ (số liệu năm 2014):
Rắn/trăn là loài thƣờng đƣợc sử dụng (49%); hƣơu cũng chiếm một tỷ lệ khá
cao (29%). Có một tỷ lệ đáng kể những ngƣời đã từng tiêu thụ thực phẩm làm
từ động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhƣ tê tê (7,6%), rùa (12,4%) và các
loài linh trƣởng (5,7%). Đối với thuốc chữa bệnh, các loài nhƣ gấu, hổ và rắn,
trăn đƣợc sử dụng nhiều nhất (49%, 21% và 30%). Làm vật nuôi cảnh trong
nhà với các loài chim, cá sấu đƣợc sử dụng khá phổ biến (3,4% và 3%) bên

cạnh tỷ lệ số ngƣời đƣợc hỏi sử dụng hổ và voi (1,7%).
Ăn thịt thú rừng và uống các loại rƣợu ngâm từ sản phẩm ĐVHD là một
hoạt động mang tính xã hội cao, thƣờng theo nhóm. Ngƣời sử dụng thƣờng là
giao lƣu với bạn bè, đàm phán hợp đồng, kinh doanh và chỉ số ít sử dụng cùng
với đồng nghiệp hay cấp trên. Tuy nhiên thu nhập và đời sống ngày càng đƣợc
nâng cao sẽ là mối quan ngại lớn đối với tình trạng gia tăng tiêu dùng các sản
phẩm từ ĐVHD. Nơi mà ngƣời dân thƣờng hay lui tới sử dụng các sản phẩm
từ ĐVHD là các nhà hàng, khách sạn có đặc sản thú rừng, đặc biệt phổ biến
nhất ở thành phố Hà Nội và các khu thành thị phát triển trên cả nƣớc. Trong
khi đó các loại thuốc đƣợc lấy từ cơ thể hay bộ phận dẫn xuất của ĐVHD
thƣờng đƣợc sử dụng ở nhà hơn là tại các hiệu thuốc y học cổ truyền.
Chính vì vậy, việc chăn nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng đặc sản là một
vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu về đặc sản và góp phần
giảm áp lực săn bắt, buôn bán ĐVHD trái pháp luật từ tự nhiên cùng các bộ
phận, sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp.


9

1.2.2.2. ĐVHD cung cấp da lông làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Nhiều sản phẩm của ĐVHD đƣợc sử dụng làm nguyên liệu để chế biến
các mặt hàng tiểu thủ cơng nghiệp và mỹ nghệ rất đƣợc ƣa thích trên thị trƣờng.
Nƣớc ta có mùa đơng khơng q lạnh, đời sống nhân dân ta từ trƣớc tới nay còn
thấp nên việc sử dụng da lông động vật chƣa phát triển. Tuy nhiên, ở các tỉnh
phía Bắc Việt Nam về mùa đơng vẫn có những đợt giá rét dƣới 100C, ở những
vùng cao, thung lũng núi đá nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và có sƣơng giá làm
ảnh hƣởng tới sản xuất và sức khỏe của con ngƣời. Vì vậy, khi đời sống đƣợc
nâng cao, nền kỹ nghệ khai thác da lơng đƣợc phát triển thì chắc chắn việc sử
dụng da lông của ĐVHD để chống rét sẽ trở thành nhu cầu của nhân dân ta. Mặt
khác, mặt hàng da lơng ĐVHD trên thế giới có giá trị khá cao, là nguồn thu

ngoại tệ không nhỏ đối với các nƣớc xuất khẩu da lông ĐVHD phát triển. Da
lông ĐVHD thƣờng đƣợc dùng may áo ấm, làm mũ, tất tay, giày. Chúng có khả
năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao và chống bụi, khơng có một loại vải nhân tạo nào
có thể thay thế đƣợc những giá trị trên của da lông ĐVHD.
1.2.2.3. ĐVHD cung cấp dược phẩm cho con người
Nhân dân ta có truyền thống lâu đời và rất ƣa thích những vị thuốc khai
thác từ động vật nhƣ nhung hƣơu, nai, rƣợu tắc kè, rƣợu Rắn, cao, mật, xạ…
Tuy về mặt thành phần và cơ chế dƣợc tính của nhiều vị thuốc động vật chƣa
đƣợc nghiên cứu kỹ nhƣng về cơng dụng thì nhiều ngƣời biết đến.
Trong bộ Nam dƣợc thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã liệt kê 213 lồi động vật làm
thuốc, 32 lồi cơn trùng, lồi có vảy 8 lồi, cá có 35 lồi, lồi có mai 6 lồi,
lồi có vỏ 13 lồi, chim có 39 lồi, chim nƣớc có 12 lồi, gia súc có 26 lồi,
thú rừng có 36 lồi và cũng đƣợc Hải Thƣợng Lãn Ông ghi nhận trong Lĩnh
nam bản thảo:
- Nam dƣợc thần hiệu là tác phẩm băng chữ Nho của danh sƣ Tuệ
Tĩnh, soạn vào thế kỷ 14 triều nhà Trần khi ông đi sứ sang Trung


10

Hoa thời nhà Minh. Nội dung là một cuốn sách về y học cổ truyền và những
bài thuốc hay của Việt Nam. Tác phẩm này phản ảnh quan điểm Phật giáo vì
Tuệ Tĩnh vốn đi tu và cổ động dùng vật liệu dƣợc thảo của thuốc Nam thay
vì thuốc Bắc vốn dùng cả động vật.
- Lĩnh nam bản thảo của Hải Thƣợng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý
luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thƣơng hàn, Kim
quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh
phong phú của mình, ơng hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với
những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt
Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ

"Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y
lý, Y thuật, Dƣợc, Di dƣỡng.
Mặc dù giá trị dƣợc phẩm của một số loài ĐVHD rất cao nhƣng trữ
lƣợng của chúng trong thiên nhiên hiện nay đã thuộc loại hiếm hoặc ít. Nhiều
loài đã đƣa vào danh sách những loài động vật cần đƣợc bảo vệ trong “sách
đỏ” Việt Nam. Do đó, nếu biết tổ chức quản lý, khai thác và chăn nuôi, chắc
chắn đây sẽ là nguồn cung cấp dƣợc liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao.
1.2.2.4. Chăn nuôi ĐVHD là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế
Các mơ hình chăn ni ĐVHD đã làm tăng thu nhập, lợi nhuận, đem lại
hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình. Các nguồn thu nhập từ chăn ni
ĐVHD góp phần trang trải các nhu cầu hàng ngày hay dành dụm chi tiêu trong
những lúc cần thiết của nông dân nghèo, đối với các gia đình khá giả thì có thể
dùng tiền từ chăn ni để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất, góp phần vào
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng nông thôn và miền núi.
Qua khảo sát tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình chăn ni ĐVHD
cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vật nuôi khác. Chăn nuôi ĐVHD đều đem lại


11

hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Ở
vùng đồng bằng sông Hồng, ni ba ba có thể cho thu nhập gấp vài chục lần so
với trồng lúa, rau, ni Lợn, bị. Thu nhập từ nuôi Rắn cao gấp 3 - 5 lần so với
trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với ni bị, Lợn. Tại các tỉnh Bắc
Trung Bộ, nghề nuôi hƣơu, nai sinh sản và lấy lộc nhung cũng đem lại thu
nhập cao hơn nhiều so với nuôi gà và gấp từ 5 - 10 lần so với nuôi Lợn. Ở
đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trăn và cá sấu cũng đem lại nguồn thu khá
lớn, gấp hàng chục lần so với trồng lúa và hàng trăm lần so với nuôi Lợn.
1.2.2.5. ĐVHD dùng làm sinh vật cảnh

Thú chơi chim xƣa kia dành cho các tầng lớp q tộc, con ngƣời ni các
lồi chim để làm nguồn giải trí, vui chơi. Ngày nay việc ni các lồi chim cũng
khá phổ biến với mọi tầng lớp trong xã hội, các lồi chim thƣờng đƣợc con
ngƣời ni nhƣ: Hoạ mi, sơn ca, chích chịe, khƣớu, sáo, cu gáy, cơng, trĩ,…
Khơng chỉ các lồi chim, các lồi thú đƣợc ni cịn thể hiện nền văn hố đậm
đà bản sắc của một số dân tộc Ngƣời HRê, Vân Kiều ở Tây Nguyên trong
trƣờng ca Đam San nổi tiếng là hình ảnh cánh chim đƣợc biểu tƣợng lịng dũng
cảm, tính trung thực và khát khao tự do làm ăn, sum họp trong các nhà rông
trong những ngày lễ hội đƣợc mùa hoa trái.
1.2.2.6. ĐVHD được sử dụng trong nghiên cứu khoa học
Một số lồi động vật có vai trị quan trọng trong các phịng thí nghiệm
nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý
học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Chẳng hạn, trong nghiên cứu thử nghiệm vacxin ngƣời ta dùng chuột bạch để
làm thí nghiệm hay ni khỉ vàng để sản xuất các loại vacxin phịng bệnh bại
liệt ở trẻ em.



×