Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thống nhất quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.43 KB, 4 trang )

Thống nhất quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển
bền vững (10:19 16/05/2006)


GS., TS. Lê Kim Truyền - Trường đại học Thủy lợi

Trước đây tài nguyên nước trên trái đất tưởng như vô tận; nhưng
ngày nay, do sức ép của sự gia tăng dân số, của đô thị hóa và công
nghiệp hóa, làm suy giảm tài nguyên nước, khiến tình trạng thiếu nước
đang trở
thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều khu vực. Ðiều đó đòi hỏi
các nước cần phải tìm các phương thức thích hợp để bảo vệ và phát triển
bền vững tài nguyên nước của nước mình.
Nhận thức về tài nguyên nước đã có những chuyển biến căn bản:
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới đã ghi nhận nước là một tài
nguyên thiên nhiên môi trường hàng đầu của nhân loại và là một trong
những tài nguyên thiên nhiên cần phải quản lý trong một môi trường bền
vững. Không chỉ coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế như các tài
nguyên khoáng sản khác, mà trong sử dụng, cần phải coi nước là một
hàng hóa, phải làm sao phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước.
Phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi con người phải biết sử
dụng một cách hợp lý và hiệu quả, đồng thời bảo vệ để duy trì khả năng
tái tạo của tài nguyên nước. Nói cách khác, trong khai thác và sử dụng
nước phải bảo đảm cả ba mục tiêu kinh tế, phát triển xã hội và sự toàn
vẹn của môi trường. Ðó là tổng hợp sự bền vững về nhiều mặt như môi
trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kỹ thuật
Việc phối hợp quốc tế trong nghiên cứu và xác định chiến lược đúng
đắn để quản lý và khai thác bền vững tài nguyên nước đã trở nên cấp
thiết. Vấn đề này đã được định hướng trong tuyên bố của các hội nghị
quốc tế về phát triển tài nguyên nước như kế hoạch hành động Ma-đen
Pla-ta (1977). Tuyên bố New Dehli (1990). Ðối với nước ta hơn 60%


lượng nước do ngoài lãnh thổ chảy vào thì việc phối hợp quốc tế để quản
lý khai thác các dòng sông lại càng quan trọng hơn. Mục tiêu để phát triển
bền vững tài nguyên nước của nước ta là: phải ngăn chặn và cải tạo tình
trạng suy thoái số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông, điều
hòa sử dụng nước hợp lý, không để tình trạng thiếu nước trở thành phổ
biến, các thảm họa về thiên tai luôn đe dọa sự phát triển của đất nước
trong tương lai.
Luật pháp về phát triển bền vững phải được hình thành trên những
nguyên tắc và chính sách đúng đắn. Hiện nay luật pháp và các quy định
liên quan các nguồn tài nguyên thiên nhiên được soạn thảo riêng rẽ cho
mỗi ngành (lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, sử dụng
nước ). Về mặt tự nhiên, việc quản lý các nguồn tài nguyên như thế đã bị
tách rời, không thể tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn, thiếu sót trong
theo dõi, sự cạnh tranh và trùng lặp giữa các cơ quan khác nhau.
Ðể tiếp cận một cách toàn diện và hỗ trợ cho phát triển bền vững
cần phải cải tiến và phát triển hệ thống thể chế và pháp luật phù hợp yêu
cầu phát triển bền vững, làm hài hòa những quy định của pháp luật và có
những tổ chức chính chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát sự thực hiện
những quy định đó một cách thống nhất theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc
từ trên xuống đến cơ sở.
Phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi trong khai thác, sử
dụng cũng như quản lý nguồn nước phải đạt yêu cầu bền vững, có nghĩa
là: tài nguyên nước phải được khai thác sử dụng một cách hợp lý, không
vượt qua khả năng của nguồn nước, để nước có thể hồi phục hay tái tạo
theo chu trình thủy văn vốn có của thủy văn, điều đó đòi hỏi phải có cơ
quan dự báo, quy hoạch và sự điều hành thống nhất. Tài nguyên nước
phải được sử dụng tiết kiệm và thật sự hiệu quả; phải được bảo vệ, kiểm
soát cả về số lượng và chất lượng.
Trong quản lý sử dụng nước phải bảo đảm tính cộng đồng và tính
công bằng, phải có sự tham gia bình đẳng của tất cả các thành phần có

liên quan trong sử dụng nước. Ðiều đó đòi hỏi phải có một tổ chức khách
quan để điều hành phân phối cấp phép trong việc sử dụng nước (nước
ngầm, nước mặt trên sông suối, nước ở các hồ chứa, ở vùng ven biển ).
Ðể thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững, các công trình khai
thác và sử dụng nguồn nước phải là những hệ thống bền vững, phải được
đặt dưới một tổ chức có kinh nghiệm, có khả năng quản lý tốt.
Phát triển bền vững các hệ thống thủy lợi phải là một thể thống nhất
đạt được sự bền vững về kỹ thuật, môi trường, tài chính, kinh tế xã hội và
các quy định về thể chế và tổ chức.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực là một quá trình đẩy
mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài
nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một
cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu của lưu vực sông. Ðịnh nghĩa trên đã nhấn mạnh đến vai trò
"quản lý" theo nghĩa rộng bao gồm cả sử dụng, phát triển và quản lý nhằm
tới ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường và ba vấn đề trọng
tâm cần giải quyết: Phân chia nước hợp lý cho các yêu cầu sử dụng nước
(cho các ngành dùng nước); cung cấp đủ nước và công bằng; quản lý bảo
vệ nước cả số lượng lẫn chất lượng để sử dụng một cách bền vững.
Chức năng và nhiệm vụ trong quản lý, điều hành về tài nguyên
nước ở lưu vực sông có thể tóm tắt như sau:
Tham gia xây dựng cơ chế chính sách và thực thi chính sách của
Chính phủ ở cấp quốc gia cho lưu vực với sự thỏa thuận hoặc tham gia
của tất cả các ngành dùng nước. Lập quy hoạch phát triển tài nguyên
nước: xây dựng chiến lược và chính sách sử dụng nước bền vững cho
lưu vực, đề xuất các phương án, chương trình, kế hoạch đáp ứng mục
tiêu dùng nước đã xác định; Thu thập và quản lý thông tin về tài nguyên
nước: xây dựng hệ thống thu thập thông tin và lưu trữ số liệu. Ðánh giá tài
nguyên nước: đánh giá số lượng và chất lượng, đánh giá sự cân bằng
nước; Phân chia nguồn nước và vận hành các công trình cấp nước phòng

lũ, phát điện Giải quyết điều hòa các mâu thuẫn về sử dụng nước trong
lưu vực; Quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng nước trong lưu vực. Phòng
tránh giảm nhẹ thiên tai: như lũ lụt, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn, xói
mòn đất Quản lý tiêu thoát nước như tiêu thoát nước cho đô thị, nông
thôn, úng ngập cho nông nghiệp Quản lý bảo vệ các vùng đất ven sông,
các cửa sông, các hoạt động trên dòng sông Duy trì các điều kiện môi
trường. Giáo dục và thông tin về tài nguyên nước. Xác định các tiêu chuẩn
cho các dịch vụ, các hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo đảm việc chấp hành
thực thi các chính sách, quy định về tài nguyên nước. Quản lý các cơ sở
hạ tầng của ngành nước (quản lý hệ thống công trình cấp nước trong lưu
vực).
Ðó là những nhiệm vụ, chức năng của tổ chức quản lý tài nguyên
nước theo lưu vực. Những nhiệm vụ trên liên quan với nhau trong một thể
thống nhất. Ðòi hỏi phải có một tổ chức đồng bộ, một đội ngũ cán bộ quản
lý, chuyên môn giỏi mới hoàn thành được nhiệm vụ: phát triển bền vững
tài nguyên nước theo lưu vực.
Trên quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực và
quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông là thể thống nhất,
phù hợp quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Quản lý tài nguyên
nước và quản lý lưu vực sông không thể tách rời nhau được, từ những
phân tích trên, chúng tôi đề nghị cần phải nhanh chóng thống nhất quản lý
tài nguyên nước. Sự quản lý nhà nước về tài nguyên nước cần có sự
thống nhất, đồng bộ và tập trung ở trong một bộ (thuộc bộ nào quản lý tài
nguyên nước là do Chính phủ xem xét khả năng và kinh nghiệm quản lý).
Nếu chia sẻ, phân tán ra nhiều cơ quan quản lý nhà nước sẽ làm cho tài
nguyên nước bị suy giảm, thậm chí mang lại những hậu quả khó lường.

×