Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TIỂU LUẬN BỘ MÔN KINH TẾ HỌC - KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.18 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KẾ TỐN

TIỂU LUẬN
BỘ MƠN KINH TẾ HỌC - KINH TẾ VĨ MƠ
Đề tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
GVHD: TRẦN BÁ THỌ
Từ Gia Hân- 31211021773
Nguyễn Hà My-31211023843
Hồng Vũ Kim Ngân-31211023565

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2022.


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp
chính sách để kiềm chế lạm phát.
STT

Họ và tên

MSSV

1

Từ Gia Hân

31211021773

2



Nguyễn Hà My

31211023843

3

Hoàng Vũ Kim Ngân

31211023565

Nội dung thực
hiện
Chương 2
Chương 3 và kết
luận
Lời mở đầu và
chương 1

Tỷ lệ %
hoàn
thành
100%
100%
100%

ĐIỂM:………………..
NHẬN XÉT CỦA GV:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
GV ký tên


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………...1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………..1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT
1.1Khái niệm về lạm phát và đo lường lạm phát......................................................
1.1.1 Khái niệm lạm phát..........................................................................................
1.1.2 Đo lường lạm phát ..........................................................................................
2.1 Lạm phát trong ngắn hạn ……….......................................................................
2.1.1 Lạm phát do cầu kéo ......................................................................................
2.1.2 Lạm phát do cho chi phí đẩy ...........................................................................
2.1.3 Lạm phát ỳ ………………..............................................................................
3.1 Lạm phát trong dài hạn …..................................................................................
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁT CHÍNH SÁCH ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nhảy cảm của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói
riêng. Là một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia
song lạm phát cũng là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất
nước. Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến tình trạng lạm phát và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời
sống xã hội.
Thế giới trong một thế kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát lạm phát ở
nhiều nước. Trong các đợt lạm phát này, đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng vọt và
kèm theo rất nhiều hệ lụy. Đối với Việt Nam, trong một vài thập kỷ vừa qua, kể từ khi
đổi mới nền kinh tế, cũng đã trải qua nhiều đợt bùng phát lạm phát và lạm phát hàng năm


thường ở mức cao. Việc tìm ra đúng nguyên nhân là một điều quan trọng, nhưng quan
trọng hơn là có chính sách đúng đắn để kiềm chế lạm phát và hơn nữa chính sách cũng
phải linh hoạt uyển chuyển tùy thuộc vào tình hình thực tế. Hiện tại vấn đề điều hành của
chính phủ nhằm kiềm chế và giảm lạm phát vẫn đang là một vấn đề nhiều khó khăn. Để
có cái nhìn thấu đáo về ngun nhân lạm phát và nắm được các chính sách kiểm sốt lạm
phát của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? Hiệu quả của các chính sách như thế
nào?
Là sinh viên chúng em thơng qua các phương tiện truyền thơng để tìm hiểu và đưa
ra những giải pháp hợp lý để giảm tỉ lệ lạm phát. Vì vậy nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu
về lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế lạm phát.
Hy vọng bài tiểu luận này mang đến cho các bạn một lượng kiến thức nhỏ. Trong
q trình làm tiểu luận Do kiến thức cịn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên không
thể tránh có những sai sót. Chúng em mong muốn nhận được những ý kiến góp ý quý giá
từ thầy cùng tất cả các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn, rút được kinh nghiệm cho
nhóm sau khi nghiên cứu đề tài này.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn.
2, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện để tìm hiểu về thực trạng của lạm phát ở Việt Nam và đưa ra các giải
pháp phù hợp kiềm chế lạm pháp giúp phát triển đất nước một cách toàn diện.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài cần giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu khái quát về lạm phát, lạm phát trong dài hạn và trong ngắn hạn.
Thứ hai: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và thực trạng.
Thứ ba: Đưa ra các giải pháp chính sách để kiềm chế lạm phát.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm và thước đo
1.1.1 Khái niệm
Một cách chung nhất có thể coi lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung,
hoặc lạm phát là sự giảm liên tục của giá trị đồng tiền. Mức giá chung được hiểu là mức
giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá chung tăng, người ta phải trả
nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hóa, nói cách khác giá trị hay sức mua của đồng
tiền bị giảm.
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này
không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo
cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Lạm phát vẫn có thể xảy ra khi
giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ
mạnh. Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và
dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày
càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu thu nhập bằng

tiền không tăng kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế, tức là sức mua của thu nhập
bằng tiền sẽ giảm. Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống trong thời kỳ lạm
phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là, phải chăng các cá nhân
có nhận thêm lượng tiền đã giảm giá trị đủ để bù đắp cho sự gia tăng của mức giá hay
khơng. Người dân vẫn có thể trở nên khá giả hơn khi thu nhập bằng tiền tăng nhanh hơn
tốc độ tăng giá. Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ
đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá.
Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như mức giá chỉ đột
ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời
như vậy không được gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh
hưởng kéo dài đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát
1.1.2 Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các
nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát- thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu
trong một thời kỳ, được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát


cho thời kỳ t được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:
t: tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t (có thể là tháng, quí, hoặc năm)
CPIt: chỉ số giá tiêu dùng của thời kỳ t
CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ trước đó.
Tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t cịn có thể tính theo cơng thức sau:

2.1 Lạm phát trong ngắn hạn
2.1.1 Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt
quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên
nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao. Theo

lý thuyết này ngun nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu
nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì cần
phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn mức sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt xem
xét các thành tố của tổng cầu. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột
biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm
mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát
dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu
cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá
tăng lên. Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức
trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho
tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi
chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu cơng cộng, hoặc các cơng trình
đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm


Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác
động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn
lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu
cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ
tỷ giá hối đối cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền
cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài
chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái. Trong đồ thị
tổng cung - tổng cầu, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch chuyển sang bên phải
của đường tổng cầu. Như minh họa trong hình 1, sự gia tăng của một thành tố nào đó của
tổng cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải. Do đường tổng cung dốc lên
trong ngắn hạn, nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn và thất nghiệp thấp hơn,
nhưng đồng thời lại phải đối mặt với lạm phát. Rõ ràng lạm phát do cầu kéo sẽ không
phải là vấn đề mà thực ra cịn cần thiết và có lợi cho nền kinh tế nếu như nền kinh tế còn
nhiều nguồn lực chưa sử dụng như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0
đến AD1: lạm phát sẽ khá thấp trong khi sản lượng và việc làm sẽ tăng đáng kể. Ngược

lại, lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấn đề thực sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử
dụng hết và đường tổng cung trở nên rất dốc như trong trường hợp đường tổng cầu dịch
chuyển từ AD0 đến AD1. Khi đó, sự gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao
trong khi sản lượng và việc làm tăng lên rất ít
2.1.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ
nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng
cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô
trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất nghiệp
và lạm phát đều tăng. Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy
hay lạm phát đi kèm suy thoái (stagflation).


Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu
nhập khẩu. Khi cơng đồn thành cơng trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh
nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện.
Vịng xốy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu
chính phủ tìm cách tránh suy thối bằng cách mở rộng tiền tệ. Việc chính phủ tăng những
loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở
đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trị đặc
biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá. Nếu so sánh với các nước
phát triển là những nước có tỷ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các
nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ
thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu mà nền
công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có thể do giá
quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đối biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình
lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội
tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng

mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ. Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng
cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ
phản ứng q mạnh thơng qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên
khơng kiểm sốt được, như tình hình của nhiều nước cơng nghiệp trong thập niên 1970
và đầu thập niên 1980.
2.1.3 Lạm phát ỳ
Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có
xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định.
Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hồn tồn được dự
tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận về các biến danh nghĩa
được thanh toán trong tương lai.


Lạm phát ỳ xuất hiện là do lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng đến kỳ vọng về lạm phát
trong tương lai và kỳ vọng này tác động đến tiền lương và giá cả mà mọi người ấn định.
Vào thời kỳ lạm phát cao của những năm 1970 ở Mỹ, R. Solow đã nắm bắt chính xác
khái niệm lạm phát ỳ và kết luận “Vì sao đồng tiền của chúng ta (nước Mỹ) lại mất giá?
Có lẽ chúng ta có lạm phát đơn giản là do chúng ta dự kiến lạm phát và chúng ta dự kiến
lạm phát vì chúng ta có nó”. Đồ thị cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường
tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng
ln được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời
gian.
3.1 Lạm phát trong dài hạn
Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng
lạm phát. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng lạm phát về cơ bản là
hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác, ví dụ như Friedman đã đi xa hơn và đề
ra một hình thái mạnh hơn của chủ nghĩa tiền tệ. Họ đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực
tiếp giữa cung tiền và lạm phát: "Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ ...
và nó chỉ có thể xuất hiện một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng"
Thực ra, kết luận này dựa trên hai điều. Thứ nhất, các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát gây

ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có
q nhiều tiền trong lưu thơng. Nếu cách giải thích này đúng về mặt lịch sử, thì nó khẳng
định rằng lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu, chứ khơng phải từ phía cung. Thứ hai,
các nhà tiền tệ giả thiết rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ cung ứng tiền đến mức
giá, chứ không phải ngược lại là giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung ứng. Để hiểu
mối quan hệ đó chúng ta phải xem xét cơ chế lan truyền. Với giả thiết về thị trường cân
bằng, và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung
ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân
bằng, một phần của số tiền dư thừa được dùng để mua hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, vì
số lượng hàng hố và dịch vụ được qui định bởi các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh
tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị trường hàng hố. Điều này, đến lượt nó sẽ gây áp lực


làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hố. Trong
mơ hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển
sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng
trong dài hạn. Điểm khởi đầu cho lý thuyết số lượng là quan sát cho thấy dân cư giữ tiền
chủ yếu để mua hàng hóa và dịch vụ. Giả sử Y là mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra
trong một năm và P là giá của một đơn vị sản lượng điển hình, khi đó số đồng được trao
đổi trong năm bằng P.Y. Vì tiền trao tay khi giao dịch, chúng ta có thể sử dụng thơng tin
này để dự đốn số lần mà một tờ giấy bạc điển hình trao tay trong năm. Nếu chúng ta ký
hiệu V là tốc độ chu chuyển, tức là số lần trung bình mà một tờ giấy bạc điển hình được
sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong một năm, và M là cung tiền, thì số đơn vị tiền
tệ trao đổi trong năm cần phải bằng M.V. Do vậy, chúng ta có đồng nhất thức:

M.V = P.Y
Trong đó:
- M: lượng cung tiền danh nghĩa
- V: tốc độ lưu thông tiền tệ
- P: chỉ số giá tiêu dùng

- Y: sản lượng thực
Đó là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng
(M) và GDP danh nghĩa (P.Y). Phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng lượng tiền
trong nền kinh tế phải được phản ánh ở một trong ba biến số khác: mức giá phải tăng, sản
lượng phải tăng, hoặc tốc độ chu chuyển tiền tệ phải giảm. Nhìn chung, tốc độ chu
chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian. Khi đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy
ra khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn sản lượng (Y): tốc độ tăng cung tiền càng
cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (khi các nhân tố khác không thay đổi). Đồng thời, các biện
pháp chính sách mà một nước cần thực hiện để giảm lạm phát chính là cắt giảm tốc độ
cung ứng tiền tệ. Như vậy, theo quan điểm này, chính sách tiền tệ sẽ là chính sách then
chốt nhằm kiểm sốt lạm phát; và chính sách tài khố cũng có thể ảnh hưởng đến lạm
phát bởi vì thâm hụt ngân sách của chính phủ có xu hướng làm tăng cung tiền
Do đó nhóm nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ cổ điển cho rằng giá cả phụ thuộc vào lượng
tiền phát hành. Khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ, lạm
phát xảy ra. Thuyết này chỉ đúng khi cả V và Y không đổi. Nhóm nhà kinh tế thuộc phái
tiền tệ trọng tiền hiện đại, tiêu biểu là Milton Friedman cho rằng: Khi dự đoán được tốc
độ tăng trưởng của Y hàng năm và tốc độ lưu thơng tiền tệ ổn định, thì chúng ta có thể
xác định tỷ lệ tăng lượng cung tiền tương ứng mà không gây ra lạm phát. Do đó ơng đưa
ra quy tắc tiền tệ: Khi Y tăng theo tỷ lệ ổn định thì chính sách tốt nhất là tăng lượng cung
tiền theo một tỷ lệ không đổi đã định thì P sẽ ổn định. Tuy nhiên trong thực tế tốc độ tăng


trưởng của Y là không ổn định, tốc độ lưu thông của V cũng thay đổi, nên chỉ khi tốc độ
tăng của tổng khối tiền tệ hằng năm (M, V) nhanh hơn tốc độ tăng của Y thì P sẽ tăng lên
và lạm phát sẽ xảy ra





×