MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí minh – nhà lãnh tụ tài ba, vị anh hung giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn. Suốt cuộc đời Người hoạt động và cống hiến cho sư nghiệp giải phóng dân tộc
Việt Nam cũng như nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Nhân dân Việt
Nam và nhân loại trên tồn thế giới cịn ghi nhận Người là một nhà tư tưởng lỗi lạc.
Tại Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra một định nghĩa khá tồn
diện về Tư Tưởng Hồ Chí minh: “Tư Tưởng Hồ Chí minh là một hệ thống quan điểm
tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam . . . Đó là tư
tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp với sức mạnh thời đại; về sức mạnh
của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây
dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. . . .1
Như vậy, có thể nói giải phóng dân tộc là sự nghiệp lớn nhất của cuộc đời Bác,
xuyên suốt và ảnh hưởng đế các tư tưởng khác của Người.
Sự ra đời và phát triển của Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường giải phóng
dân tộc đã đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của lịch sử dân tộc và thời đại. Đó là q
trình diễn ra liên tiếp từ thấp đến cao, từ chỗ chưa hoàn chỉnh đến hồn chỉnh, là q
trình khơng ngừng phát triển, bổ sung qua thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng
quần chúng.
Nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường giải phong dân tộc, chúng
ta thấy nổi lên mấy vấn đề trong nội dung tư tưởng của Người về con đường cách
mạng vô sản là con đường dẫn tới thắng lợi triệt để của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
về vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng, về phương pháp đấu tranh – bạo
lực trong cách mạng giải phóng dân tộc, về sự lãnh đạo của Đảng.
Q trình phát triển đó được đánh dấu bằng sự ra đời của các tác phẩm của
Người. Bốn tác phẩm được nhắc đến nhiều và đề cập nhiều đến cách mạng giải
phóng dân tộc của Người đó là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách
Văn kiện Đại hội đại biẻu tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.20 - 21.
11
1
mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930) và Tuyên ngôn độc lập
(9/1945).
Bản án chế độ thực dân Pháp đánh dấu giai đoạn đầu tiên áp dụng chủ nghĩa
Mác-Lênin vào thuộc địa và Việt Nam.
Đường cách mệnh phản ánh Tư Tưởng Hồ Chí minh trong giai đọan bước đầu
của cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng vô sản.
Hai tác phẩm trên đều ra đời trước khi thành lập Đảng, Cương lĩnh cách
mạng (2/1930) đánh dấu sự phát triển của Tư Tưởng Hồ Chí minh trong giai
đoạn thành lập Đảng.
Tuyên ngôn độc lập là sự tổng kết và phát triển Tư Tưởng Hồ Chí minh trong
giai đoạn Đảng đã lãnh đạo nhân dân dành được chính quyền.
Mỗi tác phẩm có một phong cách riêng trong cách diễn đạt được viết trong các
giai đoạn khác nhau trong cuộc đời hoạt động của Người nhưng không phải là những
tác phẩm rời rạc khơng có mối quan hệ gì với nhau, đề cập đến những quan điểm
khác nhau, đối lập nhau về cách mạng giải phóng dân tộc mà cả bốn tác phẩm đều
nằm trong quá trình hình thành và phát triển Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường
giải phóng dân tộc. Các tác phẩm đó là sự phát triển của những bài viết trước đó của
Người. Bản thân các tác phẩm sau là sự phát triển các tư tưởng của giai đoạn trước
một cách sáng tạo hơn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế
giới. Đồng thời những tư tưởng được xác lập trong các tác phẩm đó là cơ sở để
Người phát triển tư tưởng của mình trong các giai đoạn sau cho phù hợp với hoàn
cảnh mới của đất nước.
Tư Tưởng Hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc đã được kiểm chứng
qua thực tế tiến trình cách mạng nước ta, thể hiện tính đúng đắn và sức sống mãnh
liệt của nó.
Những tư tưởng đó có lúc chưa được nhận thức đúng đắn nhưng Người đã
kiên trì đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình. Tất cả những gì cách mạng Việt
Nam đã thực hiện thành công cũng như phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc
của các nước thuộc địa dần dần đã minh chứng và khẳng định đúng đắn, sáng tạo,
phù hợp với quy luật tiến hóa nhân loại của Tư Tưởng Hồ Chí minh. Tư tưởng của
Người đã trở thành nền tảng tư tưởng của kim chỉ nam cho mọi hành động của
2
Đảng. Cho đến nay con đường mà cách mạng Việt Nam tiến lên vẫn đúng với
những tư tưởng mà Người đã vạch ra trong bốn tác phẩm trên.
Tư Tưởng Hồ Chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vừa mang tính dân
tộc vừa mang tính thời đại sâu sắc. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các thế lực đế
quốc chủ nghĩa đang không ngừng hoạt động chống phá cách mạng nước ta và chủ
nghĩa xã hội những tư tưởng của người càng cần được nắm vững, vận dụng vào thực
tiễn cách mạng. Chính vì vậy, nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí minh về cách mạng giải
phóng dân tộc nói chung và con đường giải phóng dân tộc trong các tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927), Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng (2/1930) và Tun ngơn độc lập (9/1945) nói riêng là rất cần thiết, nó sẽ góp
phần bổ sung cho kho tàng lý luận của Đảng, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của
Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam hiện nay.
Hơn thế nữa khi khẳng định Tư Tưởng Hồ Chí minh là một hệ thống quan
điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam thì việc
nghiên cứu tư tưởng của Người về con đường giải phóng dân tộc được thể hiện trong
bốn tác phẩm nói trên là rất cần thiết , nhằm góp phần vào việc khẳng định tính tồn
diện và sâu sắc của Tư Tưởng Hồ Chí minh.
Với những lý do em chọn trên nghiên cứu đề tài : “Tư Tưởng Hồ Chí minh về
con đường giải phóng dân tộc qua bốn tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp,
Đường Cách mệnh, Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và Tuyên ngôn độc
lập”.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tư Tưởng Hồ Chí
minh đã giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hồn thành đề tài này.
2. Mục đích .
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích.
+ Làm sáng tỏ những Tư Tưởng Hồ Chí minh thể hiện trong các tác phẩm. . . .
+ Làm sáng rõ sự phàt triển của Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường giải
phóng dân tộc qua các tác phẩm đó và sự vận dụng các tư tưởng đó vào thực tiễn
cách mạng nước ta.
3. Phạm vi nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu khảo sát các tài liệu, tư liệu liên quan, phạm vi nghiên
cứu của đề tài này là nghiên cứu tư tưởng bốn tác phẩm. . . .
4. Kết cấu
3
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm hai chương lớn:
Chương I: Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường giải phóng dân tộc qua từng
tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mệnh, Cương
lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và Tuyên ngôn độc lập.
Chương II: Sự phát triển của Tư Tưởng Hồ Chí minh về con đường giải
phóng dân tộc qua các tác phẩm, giá trị lý luận và thực tiễn của các
tác phẩm đó.
NỘI DUNG
Chương I:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
QUA CÁC TÁC PHẨM BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP (1925),
ĐƯỜNG CÁCH MỆNH (1927), CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
(2/1930) VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (9/1945)
I. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)- đánh dấu giai đoạn đầu tiên
Nguyễn ái Quốc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng thuộc địa và
Việt Nam.
Trải qua hơn mười năm tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã trau dồi cho
mình một tri thức phong phú, một tình cảm nồng nàn rộng lớn để đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin chân lý của thời đại.
Bản án chế độ thực dân Pháp được Nguyễn ái Quốc viết trong khoảng thời
gian từ năm 1921 đến năm 1925, thời gian mà Người đã là một chiến sỹ cộng sản và
có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào cộng sản và chủ nghĩa Quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc. Đây cũng là quá trình Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam và các thuộc địa khác. Bản án chế độ thực dân Pháp cũng nằm trong
quá trình này. Nhưng trong tác phẩm này gồm 12 chương và 1 phần phụ lục, ta
không thấy những khái niệm trừu tượng, những cơng thức, định luật khó hiểu mà
thấy những việc thật, người thật được diễn tả bằng lời văn giản dị, dễ hiểu. Song như
Lênin từng nói “Bao giờ cũng thế . . . việc tố cáo những điệu quá hạn . . . vẫn là điểm
xuất phát để thức tỉnh ý thức giai cấp, mở đầu đấu tranh nghiệp đoàn và phổ biến chủ
4
nghĩa xã hội”1.1. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng. Bản án chế độ thực dân
Pháp là một tác phẩm lý luân truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin và góp phần vào việc
chuận bị chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của chính đảng vơ sản ở nước ta; tác phẩm
đã đưa ra những quan điểm về con đường giải phong dân tộc cho cách mạng Viêt
nam và các dân tộc thuộc địa. Đó là ý nghĩa lịch sử và tác dụng thực tiễn lớn lao của
tác phẩm trong tiến trình cách mạng Viêt Nam.
Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc trong Bản án chế độ thực dân Pháp
được Nguyễn Ái Quốc trình bày ở nhiều chương, tiết nhưng tập trung nhất là ở
chương Nô lệ thức tỉnh.
1. Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, xác định mục
tiêu, đối tượng, nhiêm vụ của cách mạng.
Chương “Nô lệ thức tỉnh” của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, đã xa
ngợi sự vùng lên của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Như cuộc
đấu tranh của nhân dân Đahơmây chống lại chính sách khắc nghiêt của chủ nghĩa tư
bản Pháp; Nhân dân Xyri đấu tranh chống chế độ ủy trị; những quả bom nổ vào đầu
thực dân ở Ăngti; những cuộc bãi công ở Guyađơlúp; những cuộc biểu tình chống
chủ nghĩa đế quốc ở Angiêri, Tuynidi. . . đều là những sự kiện quan trọng biểu lộ sự
vùng lên của nhân dân lao động chống chủ nghĩa đế quốc. Đăc biệt những cuộc đấu
tranh của nhân dân Đông Dương trong đó có cuộc đấu tranh của cơng nhân các lị
nhuộm ở chợ lớn .
Nhìn lại những trang sử vẻ vang của phong trào giải phóng dân tộc với nhiều
khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại.
Viết Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn ái Quốc đã góp phần khắc phục
những nhược điểm của phong trào giải phóng dân tộc, xá định cho cách mạng thuộc
địa một hướng đi đúng đắn.
Việc xác định hướng đi đúng đắn là nhân tố quyết định để dành tháng lợi cuối
cùng của một cuộc cách mạng. Luận cương của Lênin chỉ ra cho cách mạng thuộc địa
muốn dành được thắng lợi triệt để nhất thiết phải đi theo con đường cách mạng Ngacon đường của cách mạng vô sản.
Trung thành với những tư tưởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc viết: “Cách
mạng Nga dạy cho họ đấu tranh, cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất
như Lênin đã viết trong đề cương của Người về vấn đề thuộc địa”1.
1.1
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tr.7.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1995.
11, 2
5
Tác giả chỉ cho các dân tộc thuộc địa thấy rõ cách mạng Nga đã hết sức giúp
đỡ cách mạng thuộc địa, thực hiện trung thành lời dạy của Lênin, tổ chức Đại hội lần
thứ nhất các dân tộc Phương Đông ở BaCu; Thành lập trường Đại học Phương Đông
để đào tạo cán bộ lý luận cách mạng cho các dân tộc thuộc địa, nắm vững nguyên lý
đấu tranh giai cấp và biết vận dụng vào điều kiện củ thể của nước mình vượt qua
những thành kiến chủng tộc và gia trưởng đã từng làm học mơ hồ.
Tác giả còn đưa ra hình ảnh cụ thể về cách mạng tháng 10 Nga, trong đó có
Trường Đại học Phương Đơng với những bản sắc cách mạng cao đẹp, một tấm
gương và nơi xây dựng “cơ sở cho một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên
minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” 2. Quốc tế cộng sản
và các tổ chức quốc tế khác như: Công hội, Nông hội, Hội liên hiệp các thuộc địa
cũng hết lòng ủng hộ và giúp đỡ cuộc đấu tranh địi giải phóng của các dân tộc thuộc
địa.
Như vậy, Bản án chế độ thực dân Pháp không phải chỉ vạch tội, tố cáo, lên án
để căm thù chủ nghĩa thực dân mà nhằm dẫn tới chiến thắng triệt để, cách mạng
thuộc địa phải đi theo con đường của cách mạng tháng 10 Nga.
Đây là chỗ khác nhau giữa Bản án chế độ thực dân Pháp với một số tác phẩm
của một số nhà yêu nước đương thời; vì đánh đuổi quân cướp nước chứ chưa vạch ra
được con đường cứu nước đúng đắn, cụ thể, bảo đảm chắc chắn nhất cho sự nghiệp
cách mạng đi tới thành công.
Mục tiêu:
Tuy tác phẩm khơng nói đến chủ nghĩa xã hội nhưng việc nêu gương cách
mạng tháng 10 Nga và mơ ước nước Việt Nam có một nền cơng nghiệp và nơng
nghiệp phát triển sánh vai cùng các cường quốc năm châu đã thể hiện mục tiêu của
cách mạng.
Đối tượng
Bản án chế độ thực dân Pháp cũng đã đề cập đến đối tượng kẻ thù của cách
mạng.
Là bản án tố cáo Thực dân Pháp nên nên đối tượng cách mạng được nhắc đến
trong tác phẩm là Thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa thực dân nói chung.
Bằng những dẫn chứng sinh động, rõ ràng tác giả căm phẫn phơi bày trước
công lý tính chất thối nát đến tột độ của chế độ thực dân qua hành vi của những tên
6
đại diện cho chế độ ấy. Đó là những lời lên án đầy máu và nước mắt, đầy phẫn uất và
căm thù, nó mang theo sức mạnh tố cáo rất lớn, vì nó nhân danh những người đang
sống cũng như nhân danh hàng triệu nạn nhân đã bị lũ ác ôn hãm hại. Phải chặt bàn
tay đẫm máu của lũ sát nhân thực dân lại, nợ máu phải trả bằng máu. “Không cho
chúng tiếp tục phạm hết hành vi điên rồ này đến hành vi điên rồ khác” (1). Không thể
để mặc cho chúng thực hiện cái việc độc ác mà chúng đã trắng trơn tuyên bố : “chúng
ta phải diệt cho xong lũ man rợ này . Chúng ta đến đây với hai mục đích: “Khai hóa
và làm giàu cho chung ta”(2). Khơng, chính bọn thống trị thực dân, chính chế độ thực
dân mới phải bị tiêu diệt! Bản án đã khẳng định điều đó và địi hỏi tịa án lương tâm
phải xét xử kẻ tội phạm một cách thích đáng.
2. Lực lượng cách mạng
Bản án chế độ thực dân Pháp đã xác định rất rõ ai là ban ta ai là thù ta, khi xác
định được thù, đối tượng của cách mạng Người đồng thời cũng đưa ra quan điểm vê
lực lượng cách mạng.
Nguyễn Ái Quốc trên cơ sở của học thuyết Mác-Lênin, xác định rõ tính giai
cấp trong việc tập hợp lực lượng cách mạng.trong Bản án chế độ thực dân Pháp,
Nguyễn Ái Quốc chưa dùng chữ “Công nông là gốc cách mệnh” như trog đường
cách mệnh của Người. Tuy vậy, trong Bản án chế độ thực dân Pháp Người đã viết:
“khắp nơi giai cấp công nhân cũng bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của
mình”1. Rồi Người trích đưa các văn kiện vào các tác phẩm của mình như: “Tun
ngơn của Quốc tế cộng sản” kêu gọi anh em vô sản và nhân dân các nước thuộc địa
hãy vùng lên chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Bản hiệu triệu của Quốc tế Nông
dân gưởi nông dân lao động các nước thuộc địa, biên bản của Quốc tế Công hội đỏ
họp kỳ thứ ba ngày 27-6-1923 và cuối cùng là tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc
địa, xét cho cùng đều là những vấn đề tư tưởng và tổ chức lực lượng cách mạng ở các
nước thuộc địa, chuẩn bị cho cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa, chuẩn bị cho
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Việc nêu lên tội ác của Thực dân Pháp và nêu những phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân của tất cả các nhân dân đã chứng tỏ Người xác định lực
lượng của cách mạng là toàn thể dân tộc Việt Nam, kể cả giai cấp bóc lột như phong
kiến và tư sản dân tộc, khi nói tới mặt tích cực của giai cấp tư sản, Lênin nhấn mạnh
tính dân chủ của họ cịn Hồ Chí Minh coi trọng tính dân tộc của học. Ngồi ra cịn có
đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngồi. Để có thể chiến thắng được kẻ thù
11
Hồ Chí Minh: Sđd, tr.116.
7
thâm độc thì phải đồn kết tồn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc, Ngồi ra cịn có đồng bào Việt Nan đang sinh sống ở nước ngồi. Để có thể
chiến thắng được kẻ thù thâm độc thì phải đồn kết tồn dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc.Ngoài ra lực lượng cách mạng cịn là sự đồn kết quốc tế,
sự liên minh của các nước thuộc địa, các giai cấp bị bóc lột và của các lực lượng tiến
bộ nhưng chủ yếu và trước hết vẫn là bản thân các dân tộc, Người viết: “Vận dụng
công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng: cơng cuộc giải phóng các
anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” 2. Đây là một
trong những luận điểm mà Nguyễn Ái Quốc đã vân dụng một cách sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh các nước thuộc địa.
3. Bạo lực cách mạng của quần chúng
Tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp chưa bàn nhiều đến tư tưởng bạo lực
cách mạng của quần chúng nhưng tác phẩm đã nêu lên phương thức để dành thằng
lợi là đoàn kết toàn dân. Tuy vậy tác phẩm cũng cũng đã nêu cơ sở để hình thành nên
tư tưởng bạo lực cách mạng đó là Người nêu lên bản chất của kẻ thù là bạo lực vì vậy
độc lập tự do khơng thể cầu xin mà có được. Chúng đã sử dụng bạo lực của kẻ xâm
lược và mọi thủ đoạn tinh vi khác để xâm lược, nô dịch nhân dân ta và biết bao cuộc
đấu tranh của nhân dân ta, kể cả hình thức cải lương, yêu cầu nhà cầm quyền cải cách
một bộ phận chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều bị đàn áp khốc liệt thực tế
mà người đã chỉ ra trong tác phẩm đã cho thấy khơng thể có con đường nào khác con
đường sử dụng sức mạnh bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
4. Mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
Trong các tác phẩm: Lênin trong các dân tộc thuộc địa (01-1924) Lênin và các
dân tộc Phương Đông (7-1924), tham luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa tại
Đại hội Quốc tế lần thứ V của Quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh đã đề cập đến quan hệ giưa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.
Thấm nhuần những luận cương của Lênin và đường lối của Quốc tế cộng sản
về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tại Đại hội Tua(1920), Nguyễn Ái Quốc đã kiên quyết
đấu tranh đứng hẳn về Quốc tế cộng sản, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản và trở
thành một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
Ngay từ năm 1920, Người đã nêu lên tính đồn kết đấu tranh giữa nhân dân
các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, và vạch rõ trách
22
Hồ Chí Minh: Sđd, tr.121.
8
nhiệm của giai cấp công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc địa trong sự
nghiệp cách mạng chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp.
Trong các báo cáo, tham luận nổi tiếng như: Lênin và các dân tộc Phương
Đông (7-1924), tham luận về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa tại đại hội Quốc
tế cộng sản lần thứ V (1924). Người đã đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng
thuộc địa và cách mạng chính quốc.
Trên cơ sở những tư tưởng và quan điểm đó, để làm rõ mối quan hệ khăng khít
giưa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vơ sản ở
chình quốc, trước hết Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản
bằng một câu nói sinh động nổi tiếng trong tác phẩm của Người: “Chủ nghĩa tư bản
là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi
khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải
đồng thời cắt cả hai vịi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vòi còn lại kia vẫn
tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật ấy vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt
lại sẽ mọc ra”1. Theo ý Người để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản thì giai cấp cơng nhân ở
chính quốc phải kiên quyết đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa đế quốc tại sào huyệt của
chúng; đồng thới giai cấp công nhân và nông dân lao động ở các nước thuộc địa cũng
nổi dậy đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. Hai cuộc đấu tranh đó phải
thống nhất thành một khối và liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó tạo nên mối quan hệ
mật thiết giưa lực lượng cách mạng trong giai cấp công nhân ở các nước đế quốc và
lực lượng cách mạng trong các dân tộc bị áp bức; cả hai lực lượng ấy liên minh với
nhau thành một mặt trận thống nhất chông kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, nhằm
giải phong giai cấp công nhân ở chính quốc và giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa. Người nêu rõ trách nhiệm của giai cấp vơ sản ở chính quốc phải động viên, giác
ngộ, tổ chức quần chúng ở chính quốc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và giúp đỡ
dân tộc cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc cịn chỉ rõ vị trí của cách mạng thuộc
địa, trên cơ sở đánh giá đúng đắn khả năng cách mạng to lơn của nhân dân các thuộc
địa, Hồ Chí Minh đã dự báo cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng và điều kiện
nổ ra và giúp đỡ cho cách mạng chính quốc thắng lợi. Người cho rằng: “Tất cả sinh
lực của chủ nghĩa tư bản, đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa”. Chủ nghĩa đế quốc đã
tồn tại nhờ dựa sự bóc lột hàng triệu người lao động các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh khẳng định cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa là tất yếu; Nó là sự nghiệp thiết thân của nhân dân các nước thuộc địa; họ
11
Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 2, Sđd, tr.124.
9
phải đứng lên tự giải phóng mà khơng trơng chờ vào sự cầu viện của bất cứ ai; nếu
được thức tỉnh thì nhân dân thuộc địa sẽ là một lực lượng khổng lồ có thể làm nên sự
nghiệp cách mạng; chẳng những họ tự giải phóng mà cịn giúp đỡ giai cấp vơ sản ở
chinh quốc. Hồ Chí Minh đã dự báo cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng và
điều kiện nổ ra và thành công sớm hơn cách mạng vơ sản ở chính quốc và giúp cho
cách mạng vơ sản ở chính quốc thằng lợi. Người đã hình tượng hóa mối quan hệ giưa
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc điạ vầ cách mạng vô sản ở chính quốc như
“hai cánh của một con chim” của cách mạng thế giới. Mục tiêu giải phóng các dân
tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp vơ sản và nhân dân lao động toàn thế giới phải
được tiến hành bằng sự đoàn kết, hợp tác giup đỡ lẫn nhau giữa cách mạng dân tộc và
cách mạng vô sản ở chính quốc. Các dân tộc thuộc địa cần đồn kết chặt chẽ tiến
hành cuộc cách mạng một cách triệt để không nửa vời, không chấp nhận chủ nghĩa
dân tộc hẹp hịi, có như vậy mới trở thành “một cái cánh vững mạnh của cách mạng
vô sản”. Nhân dân các nước thuộc địa không nên và không thể trông chờ cách mạng
chiến thắng ở chính quốc sẽ giải phóng cho mình mà mình phải đứng lên làm cách
mạng. Khi đó, thắng lợi của cách mạng thuộc địa sẽ làm suy yếu chủ nghĩa đễ quốc
và trở thành sức mạnh cổ vũ, hỗ trợ mạnh mẽ cho cách mạng vô sản ở chính quốc.
5. Sự lãnh đạo của Đảng
Từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã rất quan tâm đến vấn đề tổ chức, đặc biệt là tổ
chức Đảng cộng sản trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên
tấm gương sáng về cách mạng thang 10 Nga, trong đó có sự lãnh đạo của Đảng
Bơnsêvich. Với cách mạng thuộc địa, Người cũng phân tich muốn làm cách mạng
thành công, muốn xây dựng được mối quan hệ khăng khit giữa cách mạng giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa vớt cách mạng vơ sản ở chính quốc thì phải đồn kết lại
và trước hết phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản, nhất là các đảng cộng
sản ở các nước đế quốc.Người đã tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp, bỏ phiếu
tán thành gia nhập quốc tế cộng sản. Việc viết Bản án chế độ thực dân pháp là người
đã cụ thể hóa và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin để
truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào phong trào cách mạng và phong trào yêu nước
chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho việc thành lập Đảng.
Bản án chế độ thực dân Pháp khơng có đề cập đến lý luận nhưng là một tác
phẩm lý luận lần đầu tiên soi sáng con đường cho Cách mạng giải phóng đân tộc
đi đến thắng lợi, mở đầu chomọt cuộc cách mạng tư tưởng ở các nước thuộc địa,
tìm ra lời giải bế tắc của các phong trào yêu nước trước đó. Đây là những phác
10
thảo đày tiên về con dường giải phóng dân tộc,những quan điển này sẽ đượcphát
triển trong các tác phẩm sau này của Người mà gần nhất và tiêu biểu nhất làtác
phẩm Đường Cách Mệnh (1927).
II. Đường Cách Mệnh - Tác phẩm phản ánh tư tưởng của Hồ Chí Minh
về con đường giải phóng đân tộc và giai đoạn bước đầu của cách mạng Việt
Nam di theo con đường cách mạng vô sản.
Đường Cách Mệnh được xuất bản năm 1927.Sách là tập hợp các bài giảng của
Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện thanh niên ở Quảng Châu. Quốn sách được viết
một cách mộc mạc đơn giản nhưng rất phong phú, trong sáng, trong đó chứa đựng rất
nhiều những quan điểm tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tác
phẩm Đường cách mệnh không chỉ viết về con đường cách mạng của dân tộc ta,
không chỉ đơn giản là trả lời cho một câu hỏi là cách mạng phải đi theo con đường
nào, mà còn nêu lên một loạt các câu hỏi quan hệ khác, vạch ra những vấn đề cơ bản
nhất của cách mạng nước ta như: Vì sao phải làm cách mạng? Cách mạng phải làm
gì? Làm thế nào để đưa cách mạng đến thành cơng? Làm thế nào để thành cơng
nhanh chóng và chắc chắn?
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản đã đánh giá đầy đủ và giải quyết
đúng đắn yếu tố dân tộc theo lập trường của giai cấp vô sản. Người đã xem xét
ảnh hưởng của yếu tố dân tộc đối với rất nhiều vấn đề quan hệ của cách mạng, từ
việc xác định kẻ thù cụ thể nguy hiểm trước mắt đến vấn đề động lực, lưc lượng
cách mạng và cả đến vấn đề xây dựng Đảng.
1. Con đường cách mạng vơ sản
Đường cách mệnh có thể nói là tác phẩm phân tích rõ nét nhất về con đường
cách mạng vơ sản so với các tác phẩm trước đó của Nguyễn ái Quốc.
Người đã phân tích, so sánh những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới
trong khoảng 100 năm từ cách mạng My (1776), cách mạng Pháp (1789), công xã
Pary (1870), cách mạng tháng 10 Nga(1917) để rút ra những bài học kinh nghiệm, từ
đó tìm ra cho cách mạng Việt Nam con đường đúng đắn nhất, phù hợp với xu thế
phát triển tất yếu của lịch sử.
Về các cuộc cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, người đã chỉ rõ tính chất khơng
triệt để của cuộc cách mạng tư sản này: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn
150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.
Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách
mệnh đến nơi tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước luc cơng nơng,
11
ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay cơng nơng hẵng cịn
phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức. cách mệnh An Nam
nên nhớ những điều ấy”1.
Đây là nhận định hồn tồn có cơ sở hiện thực vì nền độc lập dân tộc dành
được trong cách mạng tư sản chỉ mở đường cho giai cấp tư sản xác lập vững chắc
quyền lực thống trị của nó, chứ khơng giải phóng con người và xã hội ra khỏi sự bóc
lột, áp bức của giai cấp tư sản. Do đó chủ nghĩa tư bản, giai cáp tư sản và cách mạng
tư sản chỉ thực hiện độc lập một cách có giới hạn, không triệt để độc lập dân tộc tư
sản khơng những khơng thủ tiêu áp bức bóc lột mà cịn duy trỳ và phát triển ở trình
độ hiện đại, tình trạng áp bức bóc lột tư sản đối với công nhân ,nhân dânvà mọi tầng
loép lao động làm thuê khác trong xã hội tư bản.Chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành
chiến tranh xâm lược để tìm kiếm thị trường và thuộc địa.Từ chỗ đặt ách phụ thộc về
kinh tế để khống chế và tạo sự phụ thộc về chính trị đối với các dân tộc khác,giai cấp
tư sản và chủ nghĩa tư bản chỉ có thể tạo ra một thứ độc lập hình thứ, giả hiệu và ln
ln có điều kiện đói với các dân tộc mà nó khống chế.
Trên cơ sở tận mắt chứng kiến những thành quả của nước Nga cách mạng và
nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mac_Lênin về cách mạng vô sản, cách
mang không ngừng, người đã khẳng định: “Trong thế giới hiện nay chỉ có cách mệnh
Nga là đã thành cơng và thành công đén nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái
hạnh phúc,tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do bình đẳng giả đối như đế quốc chủ
nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa
chủ rôi, lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách
mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới 1. “Nga cách mệnh
đã rthành công làm nền tảng cho cách mệnh thế giới”. “Việt Nam muốn cách mệnh
thành cơng, thì tất phải nhờ đẹ tam quốc tế”, “nói tóm lạiphải theo chủ nghĩa Mã
khắc tư và Lê Nin”.
Như vậy, từ việc so sánh, khẳng định nói trên, Hồ Chí Minh đem lại cho dân
tộc ta cũng như là các dân tộc thuộc địa trên hành tinh này một chân lý cách
mạng.Muốn cứu nướcvà giải phóng dân tộc để có độc lập tự do thì khơng có con
đường nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản từ đó người đã xác định tính chất
mục tiêu ,đối tượng ,nhiệm vụ của cuộc cách mạng giả phóng thuộc địa ở Việt Nam.
11
11
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, tập 2, tr.274.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, tr.280.
12
Xác định tính chất mục tiêu đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng là trả lời
cho câu hỏi : cách mạng việt nam phải làm gì ?
Tính chất của cách mệnh :
Trong tác phẩm đường cách mệnh ,người chỉ rõi sự khác nhau và muối quan
hệ giữ hai giai đoạn cách mạng ở một nước thộc địa , nửa phong kiến ,mà lúc đó
người gọi là “ dân tộc cách mệnh” và “gia cấp cách mệnh” và người chú ý đi sâu
phân tích “ dân tộc cách mệnh” hay cách mạng giả phóng dân tộc , nhiệm vụ chơngs
đế quốc phải đặc cao hơn nhiệm vụ chống phong kiến . Nguyễn Ái Quốc giải thích
về “ dân tộc cách mệnh” như sau : “ việt nam đuổi pháp, ấn độ đuổi anh, triều tiên
đuổi nhật ,philippin đuổi mỹ , trung quốc đuổi các đế quốc chủ nghĩa để danh lấy
quyền tự do bình đẳng của dân tộc mình”. Rút kinh nghiêm các cuộc cách mạng Mỹ,
Pháp, Nga, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng cách mạng Việt Nam phải lam cho triệt để nghĩa
là “chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi ,nghĩa làm sao cách
mệnh rồi thì quyền dao cho dân chúng số nhiều , chớ để trong tay một bọn ít người ,
thế mới khỏi hi sinh nhiều lần thế dân chúng mới được hạnh phúc Đường cách mệnh
cũng đã nêu lên kinh nghiệm về tổ chức công hội, thanh niên cộng sản, nông hội, hợp
tác xã . . . , những tổ chức tiêu biểu cho một chế độ xã hội mới, chế độ mà “quyền
giao cho dân chúng số nhiều chứ không phải trong tay một bọn it người” chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Từ đó người nêu lên mục tiêu của cách mạng là tự do cho tổ quốc, dân chủ
hạnh phúc cho nhân dân .
Đối tượng nhiệm vụ của cách mạng:
Đường cách mệnh ra đời giải đáp rõ ràng vấn đề đánh ai? “Bọn cường
quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ như Pháp với Việt Nam. Đến khi dân tộc nô lệ
ấy chịu không nổi nữa tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn
sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi”. Trước mắt, nhân
dân Việt Nam, muốn giải phóng dân tộc thì phải đánh thực dân Pháp và bọn phong
kiến tay sai nhưng trước hết phải “đuổi đế quốc chủ nghĩa để dành lấy quyền tự do
bình đẳng của dân nước mình”1, ở Việt Nam đó là đế quốc Pháp: “Đế quốc chủ
nghĩa Pháp đạp trên đầu. . . . đồng bào hấp hối trong vịng tự địa. Phải kêu to, làm
chóng để cứu lấy giống nịi”.
2. Lực lượng cách mạng
11, 2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Sđd, tr.266, tr.271.
13
Xác định được lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam và những đồng
minh của giai cấp công nhân trong cách mạng lúc ấy là vấn đề có ý nghĩa quyết định
đến vận mệnh của cách mạng. Đường cách mệnh đã trả lời cho câu hỏi: “Ai là những
người cách mệnh ?”một cách vắn tắt và dẽ hiểu “vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh,
cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lịng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng
quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh. Bây giờ tư bản
lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh, 1 là vì cơng
nơng bị áp bức nặng hơn 2 là vì công nông là đồng nhất nên sức mạnh hơn hết, 3 là vì
cơng nơng là tay khơng chân rỗi, nếu thua thì chỉ mất cái kiếp khổ, nếu được thì được
cả thế giới, cho nên học gan góc. Vì những cớ ấy, cho nên cơng nơng là gốc cách
mệnh; Cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không
cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” 2.
Tác phẩm cũng chỉ rõ rằng “cách mệnh không phải là việc riêng ai”, như vậy lực
lượng cách mệnh nước ta được tác phẩm đề cập đến là toàn thể nhân dân yêu nước ,
là việc chung của dân chúng chứ không phải của một, hai người.
Một lực lượng cách mệnh quan trọng nữa là các lực lượng đồng minh trên
thế giới đặc biệt là nhân dân lao động Pháp, nhân dân các nước thuộc địa.
3. Phương pháp bạo lực cách mạng cách mạng của quần chúng
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh khẳng định rằng, cách mạng muốn dành
thắng lợi, nhất thiết phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách
mạng của bọn thống trị, Người phê phán quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cải
lương, chủ nghĩa đề huề giai cấp, Người vận dụng kinh nghiệm của cuộc cách mạng
1905 ở Nga và chỉ ra một bài học cho cách mạng nước ta là “không nên tin đươc
bọn đề huề”. Cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga vẫn không mang lại quyền
lợi cho cơng nơng cũng vì “bọn hoạt đầu và bọn tư bản lên cầm quyền”. Nhưng bạo
lực cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là ám sát cá nhân, Người
chỉ rõ: “ám sát là làm liều, và kết quả ít, vì giết thằng này cịn thằng khác, giết sao
cho hết? Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai
cấp áp bức nhất, chứ không phải nhờ năm, bảy người giết hai, ba anh vua, chín,
mười anh quan mà được” . . . Phải “liên hiệp cả dân cày và thợ thuyền làm cả kinh
tế và chính trị cách mệnh nữa”.
Tác phẩm Đường cách mệnh cũng đề cập đến vấn đề thời cơ cách mạng.
Bằng cách kể lại và phân tích thời cơ của cuộc cách mạng thang 10 Nga, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã giáo dục những người Việt Nam yêu nước thấy được thời cơ là một vấn
14
đề quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, Người chỉ rõ thời cơ cách mạng chín muồi
khi giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa, giai cấp bị trị cũng không
sống như trước được nữa; lực lượng cách mạng đã sẵn sàng và các giai cấp trung gian
ngả về phía cách mạng.
Những tư tưởng trên đây của Người thể hiện sự tin tưởng sâu sắc vào sức
mạnh của quần chúng. Đó là nền tảng cho phương châm công tác sau này của Đảng
là xây dựng quân đội chính trị quần chúng- một nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu
dài – trên cơ sở ấy mà xây dựng lực lượng vũ trang; đồng thời phải biết nắm thời cơ
để đưa cách mạng tiến lên.
4. Mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam với cách
mạng vơ sản chính quốc và cách mạng thế giới.
Trong Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã giải đáp đúng đắn mối quan hệ
giữa cách mạng một nước và cách mạng thế giới. Tác phẩm tiếp tuc phát triển những
quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và cách
mạng thế giới.
Về mối quan hệ cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản, một
mặt người vẫn khẳng định hai cuộc cách mạng ấy phải liên kết với nhau, mặt khác
Người nhấn mạnh tính chủ động của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc
địa: “Việt Nam dân tộc cách mệnh thành cơng thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu
thì cơng nơng Pháp làm cách mệnh cũng dễ và nếu công nông Pháp làm cách mệnh
thành công thì dân tộc Việt Nam sẽ được tự do”. Đi tới kết luận quan trọng đó, Người
đã dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa đồn
kết quốc tế và tính tự cường của dân tộc. Bao giờ Người cũng nhấn mạnh tính tự
cường, Người phê phán sai lầm của những người đi trước là “làm cho dân quen tính ỷ
lại mà quên tính tự cường”, Người chỉ rõ rằng: “muốn người ta giúp cho thì trước
mình phải tự giúp lấy mình đã”.
Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng chính quốc là mối
quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt
Nam với cách mạng thế giới nhằm tránh một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc do
vậy phải liên hệ với nhau.
Đường cách mệnh ra đời đã xác định rõ chỗ dựa quốc tế của cách mạng
Việt Nam phải là cách mạng vô sản thế giới, là cách mạng Nga và đệ tam quốc tế:
“Cách mạng Nga lại ra sức cho công nông các nước dân bị áp bức các thuộc địa
cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản và thế giới”. “Nga cách
15
mệnh đẫ thành công làm nền tảng cho cách mệnh thế giới”. “Việt Nam muốn cách
mệnh thành cơng, thì tất phải nhờ đệ tam quốc tế”.
Tác phẩm đã trình bày tóm tắt về các tổ chức cách mạng, từ Quốc tế cộng sản
đến các Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ. . . . Đối với những tổ chức cách
mạng, tác giả đều chú trọng và rút ra những kết luận cần thiết cho cách mạng Việt
Nam. Ví dụ như:
Đối với tổ chức phụ nữ quốc tế tác giả nhắc nhở: Việt Nam cách mệnh cũng
phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới Việt Nam muốn cách mệnh, thì
phải theo phụ nữ quốc tế”.
Đối với tổ chức Công nhân quốc tế tác giả chỉ rõ: “Nếu thợ thuyền Việt
Nam biết tổ chức thì chắc chắn quốc tế Đỏ sẽ hết lòng giúp cho mà làm cách mệnh”.
Hơn nữa việc rút ra những bài học cách mạng rút ra từ lịch sử cách mạng của
các nước Mỹ, Pháp, Nga nhằm khẳng định cách mạng Việt Nam ln đứng về phía
giai cấp vơ sản, nhân dân lao động toàn thế giới kể cả ở các nước đế quốc để chống
lại chủ nghĩa đế quốc.
5. Sự lãnh đạo của Đảng.
Tác phẩm Đường cách mệnh khơng có một chương riêng nói về Đảng cộng
sản, chính Đảng của giai cấp công nhân. Song nhiều vấn đề cơ bản trong học thuyế
về Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Vấn đề
Đảng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày sâu sắc về nhiều mặt trong tác phẩm
Đường cách mệnh.
Trong tác phẩm Nguyễn ái Quốc đã khẳng định sự cần thiết phải có Đảng
một cách rõ ràng, dứt khốt và bằng hình ảnh rất sinh động: “Cách mệnh trước hết
phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vân động và tổ chức
dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
có vững cách mệnh mới thành cơng cũng như người cầm lái có vững thuyền mới
chạy”.
Bằng những lý lẽ xác đáng, đầy sức thuyết phục và bằng những thực tiễn
sinh động, Người đã làm rõ vai trò của chính Đảng, trước hết là truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước làm cho họ hiểu được
nguyên nhân của nỗi khổ; nhận thức được ai là bạn ta ai là thù ta, thấy rõ và tin tưởng
sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh với quân thù; hiểu rõ phải làm gì và làm
như thế nào để thắng chúng. Cần có Đảng để giảng giải chủ nghĩa cho dân hiểu” và
“làm cho dân giác ngộ để học khơng cịn sợ bọn đế quốc và đứng lên đấu tranh chống
16
lại chúng. Hai là có Đảng để vạch ra cương lĩnh và đường lối chính trị, đề ra chiến
lược và phương pháp cách mạng đúng đắn. Ba là để tổ chức quần chúng thành một
lực lượng cách mạng mạnh mẽ, thành một khối đồn kết , dân khí mạnh thì qn lính
nào, súng ống nào cung khơng chống lại nổi”.
Phải có đường lối cách mạng đúng để hướng dẫn quần chúng phải xây dựng
và củng cố khối liên minh công nông “công nông là gôc” và “là chủ cách mệnh” phải
lôi cuồn được đông đảo quần chúng đi với cách mạng, tham gia vào các tổ chức cách
mạng do Đảng xây dựng: Công hội. Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, kể cả binh lính.
Phải tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.
Phải có Đảng vững mạnh, “Đảng cầm quyền, tổ chức ra chính phủ công,
nông, binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi
chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để trở thành
chủ nghĩa thế giới đại đồng”.
Trong số các nhân tố cơ bản trên đây, Đảng là nhân tố cơ bản nhất là nguyên
nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thắng lợi.
Tác phẩm cũng nêu ra sự khác nhau giữa Đảng cộng sản và các Đảng khác,
nêu ra những nét tiến bộ nổi bật của Đảng cộng sản so với các Đảng trước đó bằng sự
so sánh Quốc tế cộng sản với Quốc tế thứ 2, bằng việc giới thiệu 3 Quốc tế.
Đồng tác phẩm nêu lên những nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng.
Đảng là bộ tham mưu chiến đấu, là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân và
mang đầy đủ tính chất giai cấp cơng nhân. Hồ Chí Minh chỉ ra rõ Đảng là một bộ
phận của giai cấp chứ không phải toàn giai cấp. Người cho rằng bất cứ ai, dù xuất
thân từ thành phần giai cấp nào, khi đã vào Đảng đều phải “giữ chủ nghĩa cho vững”.
“tin theo chủ nghĩa Đảng” nói một cách khác là phải từ bỏ lập trường, quan điểm, tư
tưởng và lợi ích của giai cấp cũ của mình, đứng vững trên lầp trường giai cấp cơng
nhân, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả
dân tộc.
Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động. Người đã trích câu nói của Lênin về vai trị của lý luận cách mạng:
“Khơng có lý luận cách mệnh thì khơng thể có cách mệnh vận động”, “Chỉ có Đảng
nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò
chiến sỹ tiền phong”. Và Người đã phát triển tư tưởng đó trở thành nguyên tắc xây
dựng Đảng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như
17
người mà khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, không có chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đảng phải là một khối đoàn kết, thống nhất, khơng chia rẽ bè phái, phải có
kỉ luật nghiêm và không cho bọn cơ hội chủ nghĩa chui vào Đảng. Đoàn kết là một
trong những nguyên tắc tổ chức được Chủ tịc Hồ Chí Minh ln ln nhắc tới
trong tác phẩm Đường cách mệnh và trong nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng
củng cố. Vây:
Đảng phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng, lãnh đạo quần chúng và chăm lo
lợi ích của quần chúng. Đường cách mệnh đề cập nhiều đến việc tổ chức các đoàn thể
quần chúng thơng qua đồn thể Đảng liên hệ chặt chẽ với phong trào đấu tranh.
Bồn nguyên tắc xây dựng Đảng trên đây đã được thể hiện rõ nét trong tác
phẩm Đường cách mệnh và trở thành nền tảng cho công tác xây dựng Đảng cộng sản
Việt Nam.
Đường cách mệnh cịn nói đến tư cách của người Đảng viên, đạo đức người
cách mạng, làm cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng, phải biết “hi sinh’, “vị
công vong tử”, ln đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; phải khiêm tốn, khơng kiêu
ngạo, biết tự phê bình và phê bình ; “phải tin theo chủ nghĩa Đảng”, “giữ chủ nghĩa
cho vững” và phải “giảng giải lý luận cho dân hiểu”, phải xem xét hồn cảnh kỹ càng
để có chủ trương đúng đắn mới lôi kéo được quần chúng đứng lên làm cách mạng;
phải hoạt động theo đoàn thể và tuân thủ kỷ luật của đoàn thể; phải giúp đỡ người
khác khoan dung nhưng cũng nghiêm khắc với bản thân mình và với đồng chí.
Đúng như đầu đề của tác phẩm “Đường cách mệnh”, thực sự đã chỉ ra con
đường đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và các nước thuộc
địa. Đến Đường cách mệnh, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc
đã được bổ sung nhiều luận điểm quan trọng so với Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925) và là cơ sở để các tác phẩm sau này của Người bổ sung và phát triển thêm,
làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam trở nên
hoàn chỉnh hơn.
III. Cương lĩnh cách mạng đàu tiên của đảng (2-1930), đánh dấu sự
phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc trong
giai đoạn thành lập đảng.
Ngày 3-2-1930, đúng vào dịp tết canh Ngọ, Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất được tiến hành do Nguyễn ái Quốc triệu
18
tập, sau năm ngày thảo luận sôi nổi, tự phê bình và phê bình nghiêm túc về những
khuyết điểm đã qua. Hội nghị đã hồn tồn nhất trí về việc hợp nhất các tổ chức cộng
sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị thông qua chính cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.
Cương lĩch cách mạng đầu tiên của Đảng là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh, thực tiễn của Việt Nam, sự bổ sung phát triển các tư
tưởng được xác lập trong các tác phẩm trước đó. Nội dung của tác phẩm cũng chính
là những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc Việt
Nam, cụ thể trên ngững vấn đề sau;
1. Những nội dung của con đường cách mạng vơ sản trong tác phẩm
Tính chất; mục tiêu; đối tượng; nhiệm vụ của cách mạng.
Chính cương vắn tắt khẳng định; “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy tính chất của cách mạng
Việt Nam là “tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng”.
Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra quan điểm về cách mạng không
ngừng: hai giai đoạn cách mạng liên tục nhưng không trùng khít lên nhau: đánh đổ
phong kiến, bỏ qua tư sản đi thẳng lên chủ nghĩa cộng sản, Người đã vận dụng quan
điểm ấy vào cách mạng Việt Nam, từ đó xác định tính chất cuộc cách mạng ở Việt
Nam một cách đúng đắn. Và Người cũng đã phát triển sáng tạo trong điều kiện của
cách mạng Việt Nam, khi đưa ra tính chất của cách mạng Việt Nam là tư sản dân
quyền cách mạng, Người gắn liền cách mạng dân quyền với thuộc địa cách mạng để
thấy tính chất triệt để của cách mạng.
Mục tiêu của cách mạng là “dành cách mạng tư sản dân quyền và thuộc địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. So với Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường
cách mệnh, Cương lĩnh đầu tiên đã nhắc tới xã hội cộng sản nói đến mục tiêu chiến
lược của cách mạng Việt Nam.
Nhiệm vụ của cách mạng được tác phẩm xác định một cách cụ thể. Từ sự xác
định mục tiêu chiến lược của cách mạng, Nguyễn ái Quốc nhắc tới trong tác phẩm
của mình những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra
chính phủ cơng, nơng, binh, thâu hết sản nghiệp lớn (như: công nghiệp,vận tải, ngân
hàng....) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công, nông, binh
quản lý, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, phong kiến làm của công và chia cho dân
cày nghèo.
19
Những quan điểm này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta.Trong khi
Quốc tế cộng sản đưa ra quan điểm đề cao giai cấp cách mạng so với dân tộc cách
mạng tức là phải làm cách mạng ruộng đất, thực hiện nhiệm vụ dân chủ trước sau đó
mới đánh đổ đế quốc. Nguyễn ái Quốc, xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước,
phân tích đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của cách mạng nước ta, có hai mâu thuẫn, đó
là: tồn thể dân tộc Việt Nam mâu thuẫn với đế quốc Pháp. giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với đế quốc Pháp, từ việc xác định đúng mâu thuẫn cơ bản nhất, Nguyễn ái
Quốc đã xác định đúng kẻ thù chính và nhiệm vụ phải giải quyết mâu thuẫn đó trước.
Nhờ đó, Người đã xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng là “làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
2. Lực lượng cách mạng
Từ việc xác định đúng mâu thuẫn, tính chất nhiệm vụ của cách mạng, Nguyễn
ái Quốc đã đưa ra quan điểm về lực lượng cách mạng đúng đắn, phù hợp và toàn
diện. Cương lĩnh nêu rõ: Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp,
các lực lượng tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông. Đảng phải thu
phục cho được công nông và làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng,
đồng thời phải tranh thủ liên lạc với các tầng lớp: tiểu tư sản, trí thức, trung nơng . . .
để kéo họ về phía vơ sản giai cấp. Lợi dụng bộ phận phú nông, trung tiểu địa chủ và
tư bản Việt Nam chưa rpx mặt phản động. Bộ phận nào rõ mặt phản động phải đánh
đổ. Trong khi thực hiện sự liên lạc tạm thời của các giai cấp, tầng lớp khác không
được thỏa hiệp giai cấp.
Đứng trên quan điểm giai cấp để giải quyết vấn đề dân tộc, Nguyễn ái Quốc
đã đưa được tối đa lực lượng cách mạng lên trường đấu tranh. Người không chỉ xác
định lực lượng nòng cố, động lực cách mạng mà còn xác định cả các lực lượng cách
mạng khác trên cơ sở phân hóa từng giai cấp để thấy rõ mặt hạn chế và tiền bộ của
từng giai cấp. Chủ nghĩa Mác- Lênin đã bàn về lực lượng cách mạng và chỉ ra rằng
cách mạng muốn thành cơng phải có liên minh công – nông do giai cấp công nhân
lãnh đạo, nhưng điều đó chỉ đúng ở các nước Phương Tây trong cuộc cách mạng vô
sản, ở Việt Nam mâu thuẫn nổi bật nhất là mâu thuẫn dân tộc, do vậy phải thực hiện
nhiệm vụ dân tộc trước, đó là mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam chứ khơng
phải chỉ có cơng- nơng mâu thuẫn với đế quốc Pháp nhưng công- nông là bị áp bức
nhiều nhất, tinh thần cách mạng triệt để nhất nên họ là động lực chủ yếu của cách
mạng, và giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Địa chủ, tư sản là đối
tượng của cách mạng vô sản nhưng trong số họ vẫn có một bộ phận yêu nước,
muốn giải phóng dân tộc, do vậy phải triệt để lợi dụng. trí thức, tiểu tư sản ở các
20