Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sở Gd & Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.55 KB, 5 trang )

SỞ GD & TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
MÔN NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 150 phút


A. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Câu 2: (3,0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) về vấn đề sau: Em có suy nghĩ và
hành động gì để góp phần làm hạn chế tai nạn giao thơng.
B. Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành cho chương trình đó (câu 3a
hoặc câu 3 b)
Câu 3 a: (5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn
Em hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.


“…Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du

Tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng


máu chảy…”


(Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục – 2008)
Câu 3 b: (5,0 điểm) Theo chương trình Nâng cao
Em hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng sơng Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho
dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường.
(Phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao. Tập một, NXB Giáo dục – 2008)
………………. Hết …………………


SỞ GD & TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG

Giáo viên Nguyễn Thị Đảnh

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
MƠN NGỮ VĂN 12


Câu 1: (2 điểm)
- Đồn quân Tây Tiến thành lập đầu năm 1947 do Quang Dũng làm đại đội trưởng.
- Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng
Pháp ở vùng thượng Lào.
- Địa bàn hoạt động từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa.
- Thành phần: Phần đơng là thanh niên Hà Nội trong đó có học sinh, sinh viên. Họ chiến đấu
trong hồn cảnh gian khổ, thiếu thốn và bị bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội nhưng họ sống
lạc quan và chiến đấu dũng cảm.
- Năm 1948 Quang Dũng được điều sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông viết bài thơ này,

lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến sau khi in lại đổi thành Tây Tiến.
+ Nêu đầy đủ ý 2,0 điểm, phân nửa số ý 1,0 điểm.
+ Không nêu được gì 0 điểm.
Câu 2: (3,0 điểm)
Học sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách.
Cần đạt được các ý cơ bản sau:
- Tai nạn giao thông càng ngày càng tăng, gây ra nhiều thiệt hại lớn, là nỗi đau chung của từng
gia đình và xã hội và là vấn đề cấp thiết cần sớm được giải quyết.
- Nhận thức được các nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục tai nạn giao thông.
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân để làm hạn chế tai nạn giao thông.
+ Nêu đầy đủ các yêu cầu trên 3,0 điểm.
+ Nêu phân nửa số ý, mắc lỗi diễn đạt, chữ viết không rõ ràng, sai chính tả 2,0 điểm.
+ Nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả 1,0 điểm.
+ Sai lạc hồn tồn 0 điểm.
Câu 3 a: (5,0 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý sau:
* Nội dung: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca
- Người nghệ sĩ tài hoa có tiếng hát yêu đời, yêu tự do, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy?
- Định mệnh nghiệt ngã: bị bọn độc tài sát hại một cách dã man (điệu về bãi bắn, áo
choàng bê bết đỏ…). Cái chết của Lor-ca là hiện thân cho cái đẹp bị sự hủy diệt của thế lực tàn
bạo (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy…)
* Nghệ thuật:
- Đối lập: hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ.
- Nhân hóa: tiếng ghi ta rịng rịng máu chảy.
- Ẩn dụ: nâu, xanh, tròn bọt nước, ròng ròng máu chảy.
- Hốn dụ: Tiếng ghi ta, áo chồng
Lor-ca
Tất cả đều mang màu sắc của chủ nghĩa siêu thực, câu thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc mãnh liệt.
* Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, sự tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca,

người nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận nghiệt ngã của đất nước Tây Ban Nha.
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, cịn sai sót nhỏ về lỗi diễn đạt từ 4,5 đến 5,0 điểm.
+ Trình bày được nửa số ý trên, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả từ 3,5 đến 4,0 điểm.
+ Trình bày 1/3 số ý, mắc lỗi diễn đạt, viết ẩu, sai chính tả từ 2,5 đến 3,0 điểm.
+ Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu từ 0,5 đến 2,0 điểm.
+ Lạc đề 0 điểm.
Câu 3 b:
-

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận.


- Vẻ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên: Sông Hương là cơng trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa –
mãnh liệt, phóng khống, man dại, dịu dàng, nhiều màu sắc, biến ảo, trầm mặc,…
- Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: Sơng Hương là dịng sơng của âm nhạc, thơ ca – nhạc cổ
điển, điệu slow tình cảm, thơ Cao bá Quát, thơ bà Huyện Thanh Quan…
- Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử: Sơng Hương là con sông của những chiến công hiển hách, biên
thùy của Đại Việt, soi bóng kinh thành Phú Xuân Nguyễn Huệ, chứng kiến các chiến dịch,…
- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: Sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu
dàng, đa tình. Sơng Hương càng đẹp hơn khi tác giả thổi cái tôi: tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm
và trí tượng tượng cùng với tâm hồn say mê cái đẹp của xứ Huế vào tác phẩm.
- Đánh giá chung về giá trị của Sông Hương.
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn sai sót nhỏ về lỗi diễn đạt từ 4,5 đến 5,0 điểm.
+ Trình bày được nửa số ý trên, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả từ 3,5 đến 4,0 điểm.
+ Trình bày 1/3 số ý, mắc lỗi diễn đạt, viết ẩu, sai chính tả từ 2,5 đến 3,0 điểm.
+ Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu từ 0,5 đến 2,0 điểm.
+ Lạc đề 0 điểm.
………….. Hết ……….....




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×