Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.92 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬN TẢI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ............................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực gì thì mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là làm sao
kiếm được nhiều lợi nhuận càng tốt mà điều đó chỉ có thể đánh giá bằng hiệu
quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự so
sánh giữa những gì thu về với cái doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kinh
doanh trên cơ sở giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế đó là sản xuất
kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào, và sản xuất cho ai?
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế tập trung hay nền kinh tế
thị trường thì HQKD luôn được đặt lên hàng đầu, nó có tính chất quyết định
sự tồn tại hay phá sản, sự hưng thịnh hay suy tàn của một doanh nghiệp nói
riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Quá trình kinh doanh có hiệu quả sẽ
tạo ra các yếu tố tích cực góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế, từ đó tạo được
khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó HQKD cũng tăng lên
nhiều lần. Hơn nữa, việc kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần tích luỹ nguồn
lực tài chính cho doanh nghiệp. Từ đây, doanh nghiệp có thể trang trải chi phí
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện thời, mặt khác nó đảm bảo khả
năng thanh toán cho doanh nghiệp, giữ vững uy tín và nâng cao uy tín của
doanh nghiệp. Một điều quan trọng hơn là nâng cao được HQKD thì đồng
thời cũng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao cạnh tranh
đang là một điều đáng phải quan tâm khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ
lan rộng kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đang gây khó khăn
cho các doanh nghiệp. Và công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành cũng
không tránh khỏi sự tác động của sự biến động này.
Vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH vận tải sông biển Liên


Thành, em quyết định lựa chọn đề tài là:
“ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH vận tải sông biển
Liên Thành”
Đề tài này đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh doanh
của quá trình sản xuất kinh doanh, xem xét quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong tổng thể và giai đoạn gần đây nhất. Từ đó phân tích,
đánh giá về HQKD trên các mặt mạnh và các mặt còn hạn chế và đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao HQKD của doanh nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là có những biện pháp hữu hiệu giúp
cho công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành nâng cao được hiệu quả
kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Để công ty có thể phát triển ngày
càng mở rộng kinh doanh hơn nữa, để tháo gỡ những khó khăn hiện công ty
đang gặp phải trong khủng hoảng kinh tế. Và hơn thế nữa là từ đó công ty có
thể nâng cao cạnh tranh để chống đỡ trong tình hình kinh tế hiện nay, để công
đảm bảo được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những hoạt động kinh doanh của
công ty và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động trong nội bộ công ty
TNHH vận tải sông biển Liên Thành và những biến động của ngành vận
tải biển trong thời gian vừa qua.
- Số liệu thu thập của đề tài là số liệu thứ cấp, được cập nhật từ các phòng
ban của công ty, các kết quả, báo cáo từ phòng Kinh doanh, Phòng tài
chính - kế toán, … của công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành.
- Phương pháp sử dụng đê phân tích các số liệu thu thập được là phương
pháp phân tích thống kê.
4. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: Những lý luận cơ bản về vận tải và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp vận tải
CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH
vận tải sông biển Liên Thành
CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty TNHH vận tải sông biển Liên Thành
PHẦN KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, thực tế tại doanh nghiệp có hạn và kinh
nghiệm tìm hiểu còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh
khỏi những sai xót. Em rất mong được sự hướng dẫn và góp ý chân thành của
các thầy cô và các bạn đọc quan tâm đến đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thừa Lộc đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. Và nhân đây, em cũng
gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên trong toàn công ty TNHH vận tải
sông biển Liên thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt được
chuyên đề.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẬN TẢI VÀ HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
1.1. Khái niệm , phân loại và vai trò của vận tải trong nền kinh tế
1.1.1. Khái niệm và dặc trưng của vận tải biển
1.1.1.1. Khái niệm về vận tải
Có nhiều khái niệm khác nhau về vận tải nhưng một khái niệm được đánh
giá là chung nhất là : Vận tải là dùng phương tiện để chuyên chở sinh vật hay
đồ vật trên một quãng đường tương đối dài.
Và hơn thế nữa vận chuyển là làm di chuyển đồ vật đi xa khỏi nơi trước
đây của nó bằng phương tiện hay sức kéo. Hai khái niệm vận tải và vận
chuyển có ý nghĩa gần tương tự nhau.
Đó là khái niệm chung về vận tải còn kinh doanh vận tải là lấy hoạt động

vận tải làm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận từ hoạt động này.
1.1.1.2. Đặc trưng của vận tải biển
Theo phân loại của WTO thì vận tải là một ngành dịch vụ bao gồm các
phân ngành : vận tải đường biển , vận tải đường thuỷ nội địa, vận tải đường
hàng không, vận tải bằng khinh khí cầu, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ,
vận tải đường ống, dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải và các dịch vụ vận
tải khác, mỗi phân ngành lại chia nhỏ thành nhiều tiểu ngành. Tuy nhiên ở
Việt Nam mới có quy định về 6 phân ngành trong tổng số 9 phân ngành vận
tải nói trên .
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm
các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau
trên thế giới .Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành
ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Ngành vận tải biển có những đặc điểm cụ thể là:
- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong
buôn bán quốc tế và nội địa giữa các cảng biển khác nhau.
- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông
tự nhiên
- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển là rất lớn. Nhìn chung năng
lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển ( tầu biển ) không hạn chế như
các công cụ của các phương thức vận tải khác.
- Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hay hay nhiều cảng với nhau
trên đó tầu biển hoạt động chuyên chở hàng khách hoặc hàng hoá.
- Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng
hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một số quốc gia có biển.
- Phương tiện vận chuyển phương tiện vận tải chủ yếu là tàu biển, tàu biển có
hai loại : tàu buôn và tàu quân sự
Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng
hải. Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu

buôn.
Tàu quân sự là tàu biển được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho mục đích
quân sự bảo vệ an ninh cho quốc gia.
Khi lựa chọn hình thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thì giá thành
chuyên chở là thấp do đó sẽ làm giảm chi phí kinh doanh của các doanh
nghiệp. Do đó nếu muốn chuyên chở những hàng hóa có khối lượng lớn và
khoảng cách xa thì vận tải đường biển luôn là sự lựa tối ưu cho của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm: vận tải đường
biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên yếu tố thường xuyên
không được đảm bảo, tốc độ tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác
tầu biển còn bị hạn chế . Do vậy thực hiện chuyên chở hàng hoá bằng đường
biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Và hơn thế
nữa, vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng
lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh
chóng..
1.1.2. Vai trò của vận tải sông biển đối với nền kinh tế quốc dân
Từ khi nền kinh tế hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá luôn đóng
vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách khâu phân
phối va lưu thông hàng hoá.
Các nhà kinh tế đã ví rằng: “ Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ
thống giao thông là các tuyến huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất
dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”.
Vận tải hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng
hoá góp phần phát triển của xã hội.
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư
kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm
đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục
và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp
cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ

mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn
hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành
sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải,
tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên gần.
Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân
bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế,
tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh
tế giữa các nước trên thế giới.
Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ
nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khí, điện lực và khai thác khoáng
sản.
Phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải
thấp nhất nhưng có thể đáp ứng khống lượng vận tải lớn nhất.
Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đẩy thương mại các quốc gia,
ngày càng trở lên có hiệu quả. Phát triển vận tải biển thúc đẩy quá trình xuất
nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp.Trong sản
xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hóa chiếm tỷ
trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc gia khác,
thậm chí từ châu lục này đến châu lục khác. Vận tải bằng đường biển hầu như
không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận
tải. Với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có một tiềm năng về cảng biển hết
sức to lớn. Hệ thống cảng biển bao gồm trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó
có một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái
Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ. Khối lượng hàng
hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân là 17%/năm.Các cảng lớn như cảng Hải Phòng, Sài Gòn đạt một
mức kỷ lục. Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở trong tình trạng
kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do : quy mô cảng nhỏ bé, thiết

bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, những cảng tổng
hợp quan trọng đều nằm sâu trong đất liền như Hải Phòng (30km), Sài Gòn
(90km) luồng lạch hẹp lại sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra vào cảng,
mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng lưới
giao thông quốc gia.
1.2. Bản chất, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh đối với vận tải
1.2.1.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh đối với vận tải
Hiệu quả kinh doanh là một mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp dù hoạt
động lĩnh vực gì nào cũng luôn hướng tới. Có rất nhiều những khái niệm khác
nhau về hiệu quả kinh doanh, có thể tổng hợp các quan điểm đó dưới đây:
Theo Adam Smith thì “ hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Với quan niệm này Adam
Smith đã cho rằng hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa tương tự như doanh thu
tiêu thụ hàng hoá. Quan điểm này đã coi chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu duy
nhất để đánh giá hiệu quả mà một doanh nghiệp đạt được. Quan điểm này
không phù hợp và đánh giá đúng bản chất của hiệu quả kinh doanh. Bởi lẽ
hiệu quả kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào doanh thu mà nó còn bị ảnh
hưởng lớn của yếu tố chi phí. Nếu doanh thu đạt được cao nhưng chi phí bỏ ra
lại lớn hơn thì như vậy công ty đang hoạt động không có lãi và không một
công ty nào có thể tiến hành hoạt động kinh doanh như vậy.
Có quan điểm cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là những chỉ tiêu chất
lượng phản ánh kết quả thu được so với những chi phí bỏ ra để thực hiện kinh
doanh thương mại. Hay nói cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của
quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào”.
( Trích : Giáo trình Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại )
Theo quan điểm này hiệu quả kinh doanh đã được đánh giá một cách tổng
quát và hoàn thiện hơn khi đã phản ánh được cả hai chỉ tiêu là chi phí bỏ ra và
doanh thu đạt được. Quan điểm này đã tiến bộ hơn rất nhiều so với quan điểm
của Adam Smith khi đã nêu được bản chất của hiệu quả kinh doanh là mối

quan hệ giữa chi phí và doanh thu.
Trong giáo trình Kinh tế thương mại của GS.TS. Đặng Đình Đào và
GS.TS. Hoàng Đức Thân làm chủ biên thì cho rằng “ Hiệu quả kinh tế thương
mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực
thương maại thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định
bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với
các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động
cào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại”. Quan điểm này được đánh giá là
phản ánh rõ rang nhất bản chất của hiệu quả kinh doanh khi đã biểu hiện được
mối tương quan giữa chi phí và kết quả thu được.
Qua các quan điểm trên ta có thể kết luận rằng hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích của doanh nghiệp thu được trong hoạt động
kinh doanh khi so sánh giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được trong một
thời kỳ nhất định.
Cũng như các nghành kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh trong ngành vận
tải cũng được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và doanh
thu mà doanh nghiệp đạt được. Và cụ thể hơn hiệu quả kinh doanh trong
doanh nghiệp vận tải được phản ánh rõ nhất trong số lượng vận tải mà công ty
thực hiện
Khi số lượng vận tải công ty đạt được trong một chu kỳ kinh doanh càng
cao và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động đó mà thấp hơn thì công ty
đó đang hoạt động có hiệu quả.
1.2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh đối với vận tải
Hiệu quả kinh doanh trong vận tải phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động vận tải và trình độ sử dụng nguồn lực lao động, máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, nguồn vốn nhằm đạt mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận.
Bản chất này được thể hiện rõ khi xác định hiệu quả kinh doanh thì phải
xác định được kết quả và chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong
từng giai đoạn cụ thể. Như vậy, một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả,

đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thực hiện tốt hoạt động vận chuyển, nắm
bắt được nhu cầu của thị trường về vận chuyển, doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh cao, do giảm được chi phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc với
công suất hợp lý, bố trí lao động phù hợp, giảm được chi phí không cần
thiết…Thông thường khi xem xét hiệu quả kinh doanh nghiệp người ta đứng
trên hai góc độ:
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế : là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất đối
với mỗi doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được về
mặt kinh tế với các chi phí bỏ ra để đạt được kết qủa đó sau một quá trình
kinh doanh
Thứ hai, hiệu quả xã hội: được thể hiện ở mức độ tham gia của doanh
nghiệp vào các chương trình xã hội thông qua các hoạt động của mình như tạo
việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội…
Việc kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu qủa xã hội làm một sẽ cho ta đánh giá
hiệu quả một cách đúng đắn bởi một hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại
nhiều lợi nhuận mà không có tác động tiêu cực đến cộng đồng, môi trường tự
nhiên thì nó được đánh giá là thật sự có hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết qủa đó. Giữa
hiệu quả và kết qủa hoạt động kinh doanh không đồng nhất với nhau. Đã có
thời kỳ chúng ta quan niệm hiệu quả kinh doanh chính là kết quả kinh doanh,
theo niệm này ở hai mức chi phí khác nhau nhưng có cùng kết quả thì chúng
có cùng hiệu quả, song thực tế không phải như vậy. Kết quả là mục tiêu cần
thiết của doanh nghiệp, nó có thể là những đại lượng cân, đong, đo, đếm được
và cũng có thể chỉ là các đại lượng chỉ phản ánh chất lượng, hoàn toàn có tính
chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm.
Như vậy, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
Đối với hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả đạt
được và chi phí. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh, cả hai chỉ tiêu
này đều có thể xác định bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Nếu sử

dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh doanh sẽ gặp phải khó khăn
về sự không đồng nhất đơn vị đo lường giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình
kinh doanh. Song nếu sử dụng đơn vị giá trị để xác định hiệu qủa kinh doanh
thì sự thiếu chính xác là rất cao bởi vì phải dựa vào các đại lượng khác nhau
về cùng một đơn vị đo lường, đó là tiền tệ. Trong thực tế, nhiều lúc người ta
sử dụng các chỉ tiêu hoạt động kinh tế, như mục tiêu cần đạt kết quả.
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau tuỳ thuộc vào mục
đích nghiên cứu của mỗi chủ thể và tuỳ thuộc vào các ngành hoạt động khác
nhau. Đứng trên góc của nhà kinh doanh vận tải thì hiệu quả kinh doanh cơ
bản là:
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động vận
chuyển của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh. Biểu hiện
chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó
chính là hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh tế cá biệt là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn theo đuổi
để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Còn: “ Hiệu quả kinh tế - xã hội mà thương mại mang lại cho nền kinh tế
quốc dân là sự đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ
ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân
dân v.v…”( Trích: Giáo trình Kinh tế thương mại – tr.445).
Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế cá biệt có mối quan hệ mật
thiếu với nhau. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận
cao thì doanh nghiệp sẽ đóng góp cho xã hội được nhiều hơn thông qua các
loại thuế, và hơn thế nữa là công ty sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho một
lượng lao động lớn cho xã hội, giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Và
ngược lại nếu hiệu quả xã hội đạt cao thì Nhà Nước sẽ có những chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

Khi doanh nghiệp vận tải tiến hành hoạt động kinh doanh thì bản thân họ
phải bỏ ra với một nguồn vật lực nhất định và do đó doanh nghiệp sẽ đưa ra
thị trường một mức giá vận chuyển cố định cho trên một lượng hàng hoá vận
chuyển nhất định. Mọi doanh nghiệp khi tiến hành vận chuyển thì đều mong
muốn vận chuyển với giá cao nhất và chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Tuy nhiên, giá
vận chuyển lại do thị trường quyết định vì thị trường chỉ thừa nhận mức giá
cả trung bình được dựa trên mức hao phí lao động xã hội trung bình. Vì vậy
để công ty có thể đứng vững trên thị trường thì buộc doanh nghiệp phải quan
tâm đến các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
Tại mỗi doanh nghiệp, hiện nay các chi phí chủ yếu là:
- Chi phí trong quá trình vận chuyển
- Chi phí ngoài quá trình vận chuyển
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì cần phải xem xét cả hiệu quả của
từng loại chi phí và đồng thời lại phải đánh giá tổng hợp các yếu tố chi phí đó.
Đây là yếu tố quan trọng để công ty có thể giảm các chi phí cá biệt nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh là để đảm bảo cho
mục tiêu của doanh nghiệp với một nguồn lực nhất định phải sử dụng nó có
hiệu quả cao nhất.
“Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả tính toán cho từng phương án cụ thể
bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra” ( Trích:
Giáo trình Kinh tế thương mại – tr. 457).
Xác định hiệu quả tuyệt đối là để biết được khi doanh nghiệp bỏ ra chi phí
cho một một thương vụ nào đó thì doanh nghiệp thu được những lợi ích và
mục tiêu cụ thể nào? Để từ đó có cơ sở để quyết có nên đầu tư cho thương vụ
đó không. Do đó, đánh giá đúng hiệu quả tuyệt đối sẽ là một yếu tố quan
trọng để hiệu quả của phương án kinh doanh.
“Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tuyệt đối của các phương án với nhau” ( Trích: Giáo trình Kinh tế thương

mại) . Thực chất của hiệu quả so sánh là so sánh mức hiệu quả của các
phương án khác nhau để có thể lựa chọn một phương án tối ưu nhất trong các
phương án.
Hiệu quả so sánh được đưa ra để nâng cao khả năng lựa chọn của công ty
hơn, điều đó đảm bảo với những lượng chi phí, đầu tư vốn khác nhau thì có
những kết quả khác nhau để công ty có thể tự so sánh.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh tuy độc lập với nhau nhưng cũng có
quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Dựa trên những kết quả của hiệu quả tuyệt
đối thì doanh nghiệp sẽ xác định được hiệu quả so sánh và từ hiệu quả so sánh
thì sẽ lựa chọn được một phương án tối ưu nhất.
1.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn luôn gắn
mình với thị trường nhất định, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường mở cửa
như hiện nay. Do vậy, để thấy được vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với
các doanh nghiệp trong nền kinh tế trước hết chúng ta nghiên cứu thị trường
và hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá với
nhau, ở đó người bán và người mua trao đổi thoả thuận với nhau để xác định
gía bán của hàng hoá. Thị trường tồn tại một cách khách quan không phụ
thuộc vào yếu tố chủ quan nào, bởi vì thị trường ra đời và phát triển gắn liền
sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị trường còn có một vai
trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thông qua thị
trường các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thị hiếu
của người tiêu dùng, từ đó doanh nghiệp có các biện pháp tích cực đáp ứng
đầu đủ, kịp thời. Thị trường luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của nó,
bao gồm quy luật giá trị, quy luật giá cả, quy luật giá trị thặng dư, quy luật
cạnh tranh… Các quy luật này tạo thành một hệ thống thống nhất và hệ thống
này là linh hồn, là cha đẻ của cơ chế thị trường. Chúng vận động khách quan
và rất đa dạng, các doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả đòi hỏi phải có

khả năng nhạy bén, nắm bắt được sự biến đổi của thị trường, áp dụng đúng
đắn các quy luật của thị trường cùng sự vận động của nó. Như vậy, cơ chế thị
trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp của các quy luật trong lưu
thông hàng hoá, thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị
trường, cơ chế thị trường tác động đến điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và
từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành…Nói cách khác, cơ chế thị
trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất.
Tóm lại, sự vận động đa dạng của cơ chế thị trường dẫn đến sự biểu hiện
gần đúng nhu cầu của thị trường, của xã hội. Song các doanh nghiệp không
được đánh giá quá cao hoặc tuyệt đối hoá vai trò của thị trường, coi cơ chế thị
trường là cơ chế hoàn hảo, vì thị trường luôn chứa đựng khuyết tật của nó
như: đầu cơ, độc quyền…
Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cho mình một phương thức
hoạt động kinh doanh riêng phù hợp với doanh nghiệp, phải xác định cho
mình một cơ chế hoạt động với hai thị trường đầu vào và đầu ra để hoạt động
kinh doanh đạt kết quả cao nhất. Như vậy, trong cơ chế thị trường việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh có vai trò đối với doanh nghiệp là :
Thứ nhất : Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Sự tồn tại của doanh
nghiệp được xác định bằng sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường. Trong
khi đó hiệu quả kinh doanh là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng
thời là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp. Do vậy, thu nhập của doanh
nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện vốn và các yếu tố
kỹ thuật chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định, để tăng lợi nhuận bắt buộc
các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác, sự tồn
tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và
các dịch vụ phục vụ nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã

hội. Để thực hiện điều đó, mỗi doanh nghiệp phải vươn lên đảm bảo thu nhập,
bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh, có như
vậy mới đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế và như vậy
chúng ta phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu
của quá trình hoạt động kinh doanh như một là một điều tất yếu.
Tuy nhiên sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang tính giản đơn còn sự phát
triển và mở rộng của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Vì sự phát triển
mở rộng của doanh nghiệp không những đòi hỏi sự tồn tại của doanh nghiệp
mà còn đòi hỏi sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo
đúng quy luật phát triển. Như vậy để mở rộng và phát triển doanh nghiệp mục
tiêu này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để tái sản xuất giản đơn mà phải
đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và một lần nữa
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và sự
tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh
tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gau gắt hơn. Sự cạnh tranh không phải chỉ là các mặt hàng
mà cạnh tranh lúc này là sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá và chất
lượng dịch vụ…Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp là đều là
phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho các doanh nghiệp mạnh lên nhưng
cũng có thể làm cho các doanh nghiệp đi đến phá sản. Do vậy, để tồn tại và
phát triển thì các doanh nghiệp phải là người chiến thắng trong cạnh tranh. Để
đạt được điều này, các doanh nghiệp phải tạo ra được các sản phẩm hàng hoá
có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đi kèm là những dịch vụ phục vụ khách hàng.
Mặt khác, trong sản xuất hiệu quả đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản
phẩm, tăng khối lượng hàng bán, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng
cao… Như vậy, hiệu quả chính là hạt nhân của sự thắng lợi trong cạnh tranh.
Thứ ba: Hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động
trong doanh nghiệp. Năng suất lao động của người lao động cũng có sự tác
động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ

làm cho chi phí tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương giảm đi một
cách tương đối so với doanh thu kinh doanh trong kỳ và ngược lại. Người lao
động là nhân tố quan trọng nhất vì họ chính là những người trực tiếp tạo ra
thu nhập cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trong tay mình một đội ngũ
cán bộ đủ năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp
thì doanh nghiệp đó hoạt động sẽ rất hiệu quả vì họ sẽ xây dựng được cho
mình một phương án kinh doanh tối ưu nhất, sử dụng nguồn lực sẵn có một
cách hợp lý nhất, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn hàng, tạo ra
uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường, tạo ê kíp làm cho việc có hiệu
quả nhất. Ngoài đội ngũ cán bộ thì người lao động trực tiếp trong doanh
nghiệp chiếm vai trò, vị trí rất quan trọng vì họ là những người trực tiếp thực
hiện các chiến lược, các kế hoạch sản xuất kinh doanh, họ là những người tạo
ra giá trị thặng dư, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi, lực lượng lao động có trình độ chuyên
môn hoá cao, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong công việc sẽ giúp cho doanh
nghiệp vượt qua được mọi khó khăn, đạt được mục tiêu đề ra, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Có
thể nói, giữa hiệu quả kinh và những người lao động trong doanh nghiệp có
mối quan hệ chặt chẽ vơi nhau. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo
được khả năng đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, tăng thu nhập
cho họ, làm cho đời sống của họ ngày càng được nâng cao, từ đó họ sẽ ngày
càng gắn bó với doanh nghiệp hơn. Do vậy mà họ ngày càng tận tâm, nhiệt
huyết với công việc hơn, làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng
cao hơn, doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Như vậy, chúng ta có thể
nhận thấy vai trò tro lớn của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
vận tải
1.3.1. Cơ sở vật chất của ngành
Lĩnh vực vận tải là một lĩnh vực kinh doanh mà nó có sự liên quan cần thiết

đến toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải và đặc
biệt là đối với vận tải sông biển thì yếu tố cơ sở tình hình các cảng là một điều
rất quan trọng.
Cảng biển là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng trong kinh tế xuất nhập
khẩu hàng hoá thông qua đường thuỷ, đồng thời phục vụ cho các hoạt động an
ninh quốc phòng khi cần thiết. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức,
Hà Lan,.. đều chú trọng phát triển hệ thống cảng biển lớn và cực lớn. Kinh tế
biển phụ thuộc vào điều kiện, vấn đề thị trường đòi hỏi có vận tải biển và khă
năng đầu tư xây dựng cảng biển tối ưu nhất dựa vào điều kiện thuận lợi của
thiên nhiên như vùng có mớm nước sâu để tàu lớn có thể cập bến, có vịnh kín
gió để neo đậu tàu, gần các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như quốc lộ,
đường sắt, sân bay, nguồn điện, nguồn nước để hỗ trợ phát triển. Với dài bờ
biển hơn 300 km dọc đất nước Việt Nam có hàng chục vị trí thuận lợi đã và
đang vị trí thuận lợi đã và đang được khai thác như cảng Cái Lân, càng Hải
Phòng, cảng Đà Nẵng , cảng Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu … đã hoà
nhập vào mạng lưới giao lưu hàng hải quốc tế. Hiện nay công ty tập trung vào
các cảng cụ thể là cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Cẩm Phả là chủ yếu.
Cảng Hải Phòng nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, cảng nằm trên một phạm vi
dọc bờ dài hơn 2 km, cách bờ biển 45 hải lý. Đây là cảng có bến bãi rất thuận
tiện cho chuyên chở hàng hoá ra thị trường quốc tế. Các tàu thuyền lớn
thường tập trung ở cảng này để chuyên chở hàng hoá đi các nơi. Cơ sở vật
chất của bến, nhà kho rất hiện đại được đầu tư liên tục để đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hoá lớn qua cảng biển. Chất lượng của các cơ sở hạ tầng
như đường xá, cầu cảng, bến bãi, có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu
quả kinh doanh vận tải. Trong vận tải cần có sự đồng bộ của cả hệ thống giao
thông nó bao gồm :
- Chất lượng của hệ thống đường bộ
- Sự thuận tiện của các tuyến đường giao thông
- Các quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông
Đối với vận tải đường bộ, chất lượng đường ảnh hưởng đến tốc độ của

phương tiện vận tải, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng cho khách để thoả
mãn nhanh chóng nhất yêu cầu của khách hàng. Đối với vận chuyển bằng
đường thuỷ nếu như vận chuyển bằng đường bộ không giao kịp thời hàng hoá
thì sẽ gây đến tình trạng tàu phải đợi ở bến quá lâu, đồng thời tăng thêm thời
gian thuê bến bãi. Nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ gây chậm
thời gian ra bờ gây mất uy tín với khách hàng. Đây là yếu tố tác động không
nhỏ đến chi phí kinh doanh của dịch vụ vận tải. Vận tải đường thuỷ nói chung
và vận tải đường biển nói riêng tuy không phụ thuộc vào chất lượng đường xá
nhưng lại chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hệ thống cảng bởi chính hệ thống
cảng biển quyết định thời gian tàu cập bến ảnh hưởng đến thời gian chở tàu và
lưu tàu. Hiện nay Việt Nam có hệ thống cảng biển trải dài bờ biển dọc đất
nước, tuy nhiên hệ thống cảng biển của nước ta còn rất lạc hậu, cơ sở vật chất
yếu kém, và sự phân bố không đồng đều đã tạo ra những khó khăn cho tàu ra
vào cập bến. Hầu hết các cảng vừa và nhỏ ít có khả năng tự đầu tư mở rộng và
đổi mới. Một số cảng mang tính chuyên dùng như than, dầu, hành khách và
các cảng tổng hợp như Mũi Chùa, Vạn Gia, cảng Cái Lân vừa mới xây dựng
xong và bắt đầu khai thác chưa có đáp ứng đủ công suất. Hạ tầng cơ sở sau
cảng như hệ thống bến bãi, dịch vụ hàng hải, bãi ICD, bãi vệ sinh cho hàng
container, đội xe vận chuyển chuyên nghiệp…chưa đáp ứng được nhu cầu
( quốc lộ 18A mặc dù đã được nâng cấp nhưng vẫn còn hẹp và qua nhiều khu
vực dân cư). Chính vì vậy, việc quản lý khai thác 3 cầu bến mới cũng gặp
không ít khó khăn nhất là đối với hàng container. Mạng lưới đường sắt hiện
nay vẫn chưa nối đến cảng Cái Lân, đặc biệt là đoạn đường sắt Yên Viên- Hạ
Long có khổ đường 1,435 m chưa hoà mạng quốc gia được ( vì mạng lưới
quốc gia có khổ đường là 1,05 m ). Chính vì vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến
lưu thông hàng hoá, đặc biệt các loại hàng hoá quá tải, quá khổ , hàng
container.
Còn về hệ thống thiết bị xếp dỡ tại các bến cảng hầu hết là đều thiếu và yếu
thiết bị xếp dỡ. Các thiết bị này so với các cảng của khu vực Châu Á và
Asean chỉ ở mức độ trung bình. Nếu lấy chỉ tiêu tấn thông qua trên một mét

cầu tấn/năm để so sánh năng lực thiết bị thì Việt Nam còn thấp hơn so với
khu vực và thế giới.
Nếu Việt Nam ngày càng đầu tư và nâng cấp hệ thống cảng biển đảm bảo
cho tàu thuyền lưu thông thông thoáng và kịp thời thì ngành vận tải biển sẽ
ngày càng phát triển vì đây luôn là ngành được Nhà Nước quan tâm phát
triển.
1.3.2. Cung cầu về vận chuyển trong nghành
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc và chịu tác
động rất lớn của tình hình cung cầu hàng hoá trên thị trường mà công ty đó
hoạt động. Các công ty vận tải biển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong
năm 2008 một năm sóng gió đối với cả nền kinh tế thì vận tải biển cũng phải
gánh chịu những hậu quả to lớn. Khi những con tàu Capesize với tải trọng lớn
nhất vận chuyển trên những tuyến đường dài nhất từ Brasil vượt đại dương
đến Trung Quốc phần lớn đã bị đình trệ. Sự tác động đến thị trường hàng khô
là ngay lập tức và dữ dội vì những tàu lớn nhất này đã quay đầu chạy khỏi các
cảng xếp tại Braxin gây ra sự dư thừa đột ngột về nhu cầu vận tải. Hiện tại thị
trường vận tải biển đang giảm mạnh.Nhiều mặt hàng như hàng rời, than, gỗ,
tiêu dùng, dầu và nhiều thứ khác đều bị mắc kẹt trong phương thức tài chính
thanh toán từ các hợp đồng mua bán. Cả hệ thống buôn bán, phân phối đã bị
tác động mạnh bởi sự ngờ vực lẫn nhau lan rộng khắp thị trường tài chính thế
giới và các khoản vay mượn liên ngân hàng. Vận tải hàng khô, container và
tàu dầu đều đã bị ảnh hưởng từ tình hình tài chính bị khủng hoảng. Theo suy
nghĩ thông thường thời điểm phục hồi của thị trường hàng khô sẽ không xảy
ra trước khi tình hình tài chính toàn cầu ổn định trở lại. Điều này dự đoán
không thể xảy đến ngay trong năm 2009. Vận tải biển giờ đang ở trong hoàn
cảnh đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và các chủ tàu tự phải vận
động để tồn tại và khẳng định được mình.
Đã thấy một bức tranh toàn cảnh các nguyên nhân thương mại dẫn đến sự
sụp đổ của thị trường vận tải biển, giờ là lúc chúng ta có thể tập trung đánh
giá sự tác động ghê gớm của khủng hoảng trên thị trường tài chính và thị

trường vốn đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Việc thắt chặt tín dụng và
các vấn đề trong khâu bảo hiểm và chấp nhận tín dụng thư thanh toán tất
nhiên đã góp phần làm giảm khối lượng hàng vận tải bằng đường biển. Tình
trạng cô lập mang tính hệ thống là nguyên nhân khiến cho những người tiêu
dùng trước mắt giảm thiểu hàng dự trữ cho sản xuất, và chỉ nhận cung ứng
vào thời điểm nào đó trong tương lai.
Thực trạng hầu như vắng bóng các nguồn hàng đang đẩy rất nhiều tàu vào
cảnh nằm chờ. Một phần của sự của việc khan hiếm hàng hoá chuyên chở có
thể được giải thích qua sự sụt giảm nghiêm trọng của nhu cầu hàng hoá trong
những hợp đồng ký trước.Người mua hàng chẳng muốn gọi tàu thực hiện các
hợp đồng COA đã chót ký trong khoảng một năm khi nhìn thấy cảnh sụt giảm
nặng nề đối với giá hàng và cước vận tải. Giá lúc này còn rẻ hơn rất nhiều, có
thể là một nửa hoặc thấp hơn nữa, nếu chỉ việc thu xếp mua bán và giao hàng
đơn giản theo từng chuyến.
Như trên đã phân tích hiện tại thị trường vận tải biển gặp rất nhiều khó
khăn. Hàng hoá không lưu chuyển được do nhu cầu hàng hoá giảm nghiêm
trọng làm cho cung về các phương tiện vận tải cao hơn lượng cầu phương tiện
cần chuyên chở. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động mạnh đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng tàu thuyền không được hoạt
động phải neo đậu ở bến cảng lâu làm tăng chi phí hoạt động và có thể dẫn
đến hư hỏng phương tiện vận tải. Do tàu thuyền không được hoạt động liên
tục nên phải chú ý bảo dưỡng và tu chỉnh.
Với tình hình hàng hoá vận chuyển bị chững lại như hiện nay các công ty
phải chủ động tìm kiếm nguồn hàng để duy trì hoạt động và không ngừng tạo
niềm tin ở khách hàng của công ty mình.
1.3.3. Cơ sở vật chất của công ty
Riêng trong đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận
tải thì phương tiện vận tải chiếm phần lớn tổng tài sản của doanh nghiệp.
Phương tiện vận tải chính là công cụ lao động, nó là thành phần trực tiếp tạo
ra doanh thu vận tải, khi nào tàu ra khỏi bến thì lúc đó doanh nghiệp mới có

doanh thu. Hơn thế nữa phương tiện vận tải luôn là một phương tiện quảng
cáo hữu hiệu và có tính chất tác động mạnh mẽ nhất đối với khách hàng khi
khách hàng tiếp xúc trực tiếp. Bởi khi khách hàng khi tìm đến với doanh
nghiệp thì cái mà cái khách hàng bị thuyết phục đầu tiên chưa chắc là hệ
thống văn phòng hiện đại, sang trọng của doanh nghiệp mà lại chính là hệ
thống tàu thuyền của doanh nghiệp.
Chất lượng, trang thiết bị cứu hoả, phương tiện cứu hộ, khả năng phản ứng
với những điều kiện thay đổi bất ngờ của phương tiện vận tải không chỉ góp
phần thu hút khách hàng, tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng mà còn là yếu tố
làm giảm chi phí nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, giảm chi phí bảo dưỡng,
hạn chế tai nạn. Một yếu tố quan trọng của ngành vận tải là chịu nhiều tác
động của yếu tố thời tiết do vậy nếu phương tiện vận tải được trang bị yếu tố
thông tin liên lạc hiện đại và nhanh chóng sẽ đảm bảo cho hàng hoá luôn
được bảo toàn không tổn thất và doanh nghiệp có thể giảm một phần lớn khi
không phải chi phí bảo hiểm. Tất cả những yếu tố đó có tác động không nhỏ
đến hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp vận tải không chỉ là phương tiện
vận tải mà bên cạnh đó còn là hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật này góp phần tăng giá
trị phần dịch vụ cung ứng ra thị trường của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này
hoạt động hiệu quả nhanh chóng thì chúng đóng góp một phần không nhỏ vào
đầu vào của doanh nghiệp và tạo được sự nhanh chóng trong thanh toán cho
khách hàng, làm giảm thời gian đi lại và giảm thiểu cả nhân công lao động
Một ứng dụng quan trọng trong ngành vận tải hiện nay là hệ thống vi tính và
thôg tin phục vụ hoạt động giao nhận sao cho thuận tiện và cũng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Tuy nhiên đổi mới và nâng cao chất lượng của phương tiện cũng cần phải
cân nhắc so sánh giữa chi phí bỏ ra để mua những phương tiện này và các
khoản chi phí tiết kiệm lâu dài có được. Trị giá của một phương tiện vận tải là
rất lớn và để có một phương tiện vận tải với hệ thống trang thiết bị hiện đại

thì đòi hỏi một chi phí còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó là đòi hỏi một đội ngũ
kỹ sư có trình độ chuyên môn cao để có thể điều hành phương tiện. Nói chung
để đạt được mong muốn đổi mới cả hệ thống thì buộc doanh nghiệp phải có
kế hoạch thay đổi lâu dài và chu đáo.
1.3.4. Trình độ quản lý của công ty
Yếu tố kinh nghiệm và khả năng quản lý trong kinh doanh được coi là một
trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn lực
của doanh nghiệp dù có dồi dào đến đâu nhưng không có cách quản lý đúng
đắn, không có kinh nghiệm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì
cuối cùng những nguồn lực ấy cũng không thể phát huy hết tác dụng. Nó tạo
ra sự láng phí nguồn lực và lãng phí trong cả chi phí cho lượng lao động
không được làm đúng và chậm lại công việc của công ty. Quản lý là một
phạm trù khoa học và nghệ thuật do chính con người sáng tao qua thực tế
kinh doanh được đúc kết lại. Người quản lý đòi hỏi phải là người vừa thấu
hiểu nghiệp vụ đồng thời phải là người có nghệ thuật đối sử xã hội và phải có
tầm nhìn biêt sắp xếp bố trí chức vụ công việc phù hợp cho nhân viên của
mình. Do vậy doanh nghiệp phải biết áp dụng những biện pháp quản lý thích
hợp cho từng tình huống, từng giai đoạn… cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho doanh nghiệp.
Trình độ quản lý có thể hiểu là phương pháp quản lý của đội ngũ lãnh đạo
và trình độ quản lý của chính đội ngũ cán bộ của công ty. Một phương pháp
quản lý khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt từ đây mang
lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Nếu như trình độ quản lý cũng như cơ chế
quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc cán bộ cấp dưới bê trễ, làm việc thiếu tinh
thần, làm giảm năng suất lao động, làm công việc không được hoàn thành
đúng kế hoạch. Hơn thế nữa, nếu phương pháp quản lý không tốt có thể dẫn
đến tình trạng không đồng nhất từ trên xuống dưới, những thông tin truyền
đạt từ cấp cao xuống các bộ phận có thể là thiếu chính xác tạo nhầm lẫn trong
thông tin. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm sẽ là nguy cơ cho sự tồn tại của
công ty nếu nó xảy ra. Nếu có sự quản lý sát sao về công việc của từng người

và có những tiêu chuẩn, định mức cụ thể để dễ dàng kiểm tra về hao phí, tốc
độ hoàn thành công việc … thì khả năng lãng phí các nguồn lực của doanh
nghiệp sẽ giảm đi, giá thành của sản phẩm dịch vụ sẽ được hạ thấp từ đó nâng
cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng. Kết quả là sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
1.3.5. Đối thủ cạnh tranh va năng lực cạnh tranh của công ty
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh
tranh như là một động lực để cho công ty phát triển ngày càng tốt hơn và hoạt
động có hiệu quả hơn. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa có đối thủ cạnh tranh gây
trở ngại cho doanh nghiệp vừa là động lực để mang lại sự phát triển cho
doanh nghiệp. Thông thường khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh thì việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải xem xét quan tâm hơn một

×