BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MƠN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2022
TÊN CƠNG TRÌNH: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên UEH
ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: Tốn – Thống kê
MSĐT (Do BTC ghi):
TP. Hồ Chí Minh – 2022
I
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục được Đảng và Nhà nước
nhấn mạnh và triển khai tích cực trong những năm gần đây. Trong những năm qua,
Đại học UEH đã không ngừng thúc đẩy việc chuyển đổi số và có những bước chuyển
đổi nhanh chóng, linh hoạt phù hợp với bối cảnh xã hội xung quanh. Hiện nay, trường
đang triển khai hình thức học tập kết hợp Blended Learning và câu hỏi được đặt ra
rằng: liệu sinh viên UEH đã có những kĩ năng cần thiết để góp phần thành cơng trong
định hướng chuyển đổi số của nhà trường hay chưa và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng
đến những kĩ năng ấy? Bởi vì để thành cơng trong cơng cuộc chuyển đổi số này,
không chỉ là từ nỗ lực của nhà trường, từ giảng viên mà cịn từ phía sinh viên. Và để
trả lời cho câu hỏi ấy, nhóm chúng em gọi tên những kĩ năng cần thiết cho việc chuyển
đổi số là kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục và quyết định nghiên cứu với tên đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh
viên UEH”.
Đề tài dựa trên các cơ sở lý thuyết được nhóm tác giả tổng hợp và xác định gồm
4 yếu tố sau: Tài nguyên (TN), Sự thay đổi đối với chuyển đổi số (TD), Động lực học
tập (DL), Cộng tác chuyên nghiệp (CT). Với số liệu thu được là mẫu gồm 204 sinh
viên các khóa 45, 46, 47 của Đại học UEH, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích
độ tin cậy thang đo thơng qua hệ số Cronbach Alpha’s, phân tích nhân tố khám phá
EFA và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho ra ba yếu tố có ý nghĩa
thống kê, tác động dương đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên
UEH. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp đến nhà trường để Đại học UEH
có thể nâng cao kĩ năng chuyển đổi số của sinh viên.
II
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi
số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó giáo dục đào tạo là 1
trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Trong thời gian qua,
Đại học UEH (UEH) đã không ngừng thúc đẩy việc chuyển đổi số. Một số ví dụ có thể
kể đến như số hóa bài giảng, các hoạt động quản lý chung qua phần mềm, các ứng
dụng tương tác giữa người học với nhà trường, dịch vụ phục vụ sinh viên, triển khai
sâu rộng chương trình đào tạo Blended Learning (phương pháp kết hợp giảng dạy
truyền thống và E-learning). Để mơ hình trên trở nên thành cơng và hiệu quả, điều đó
khơng chỉ đến từ ban lãnh đạo, các giảng viên của nhà trường, mà cịn là từ phía sinh
viên.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo
dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có
những phát biểu như sau:
“Ngành Giáo dục rất quan tâm tới việc đào tạo những cơng dân Việt Nam có
kiến thức, Kĩ năng chuyển đổi số để trở thành cơng dân tồn cầu. Chính vì vậy, chuyển
đổi số được ngành xác định là khâu đột phá, nhiệm vụ quan trọng cần chú trọng triển
khai thực hiện những năm tới đây. Làm tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao
chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo
cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế”
“Với sự hỗ trợ của CNTT, các phần mềm hiện đại, rất nhiều hoạt động giáo dục
truyền thống sẽ dần dần được thay bởi phần mềm, công nghệ mô phỏng... Kết nối giáo
dục sẽ được mở rộng không chỉ trong nước mà tới toàn cầu. Việt Nam muốn đi xa, đi
một cách chắc chắn trên con đường phát triển trong thời đại cơng nghệ 4.0, thì phải
trang bị tốt Kĩ năng về chuyển đổi số một cách căn cơ cho từng cấp bậc học”
Có thể thấy Đảng và Nhà nước rất chú trọng nâng cao nguồn nhân lực số. Sinh
viên chính là một trong những nguồn lực lao động trí thức giữ vai trò quan trọng cho
sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong tương lai. Dưới bối cảnh chuyển đổi
số ngày một sâu rộng, việc xây dựng kĩ năng chuyển đổi số để đáp ứng những yêu cầu
trên là vô cùng cần thiết ở sinh viên hiện nay. Trước hết, sinh viên cần chuẩn bị cho
mình Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục. Chúng sẽ là nền tảng để sinh viên có thể
III
ứng dụng Kĩ năng chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác, phục vụ cho công việc về
sau.
Nhận thấy tầm quan trọng về Kĩ năng chuyển đổi số của sinh viên hiện nay,
dưới bối cảnh từ xã hội và từ trường học, nhóm tác giả quyểt định thực hiện nghiên
cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên
UEH”. Nghiên cứu này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình chuyển đổi số
trong giáo dục hiện nay của sinh viên UEH và những yếu tố tác động lên Kĩ năng ấy.
Qua đó, nhà trường có thể dựa vào và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao Kĩ năng
chuyển đổi số cho toàn thể sinh viên UEH và ứng dụng hiệu quả mơ hình giảng dạy
của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh
viên UEH.
- Đề xuất mơ hình nghiên cứu, kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng
chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên.
- Đề xuất giải pháp, hỗ trợ cho các trường nói chung và trường UEH nói riêng tham
khảo để phát triển Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên, phục vụ cho
công tác giáo dục và đào tạo dưới bối cảnh chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: thảo luận nhóm và nhận góp ý từ giảng viên
hướng dẫn để điều chỉnh, hoàn thiện về các thang đo và mơ hình nghiên cứu đề xuất
của nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu thông qua việc nhận 204 form
khảo sát của sinh viên UEH bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Sau đó chọn
lọc các mẫu phù hợp cho nghiên cứu để phục vụ cho mục đích tổng hợp, phân tích,
thống kê mơ tả, suy diễn để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng chuyển đổi số
của sinh viên và đưa ra giải pháp phù hợp.
4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh
viên UEH và mối quan hệ giữa chúng.
IV
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của
sinh viên UEH.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của
sinh viên UEH.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Tăng tính ứng dụng của Lý thuyết hành động hợp lý TRA và Lý thuyết hành vi
dự định TBP, Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) vào
các bài nghiên cứu thực tế. Khai thác và sử dụng các nguồn thơng tin mang tính học
thuật liên quan đến đề tài.
Làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố được đề cập trong mơ hình và kiểm định sự
tác động lẫn nhau giữa các biến.
Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho nhà trường nhận biết tình hình chung và có cơ sở
để xác định những ngun nhân dẫn đến Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của
sinh viên UEH. Qua đó nhà trường có thể nghiên cứu sâu hơn và đưa ra được những
biện pháp nhằm nâng cao Kĩ năng chuyển đổi số của sinh viên. Ngồi ra, cũng là một
bài nghiên cứu, một góc nhìn tham khảo để nhà trường có thể áp dụng hiệu quả mơ
hình lớp học Blended Learning.
Khi nhà trường xác định được những yếu tố tác động nhiều đến kĩ năng chuyển
đổi số trong giáo dục ở sinh viên và đề ra những hoạt động học tập, ngoại khoá (liên
quan đến những yếu tố ấy) sẽ góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi số cũng như trải
nghiệm học tập tại UEH của sinh viên. Từ đó, sinh viên UEH có thể ứng dụng những
kĩ năng ấy trong việc học tập thật hiệu quả, góp một phần thành cơng trong những đề
án, định hướng trong công cuộc chuyển đổi số của nhà trường. Ngoài ra, việc hiểu và
định hướng sinh viên UEH có kĩ năng về chuyển đổi số khơng chỉ thúc đẩy sự thành
công trong công cuộc chuyển đổi số của nhà trường mà hệ quả là ngày càng nâng cao
vị thế của Đại học UEH.
V
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI...................................................................................................... I
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... II
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. II
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... III
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... III
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... III
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ III
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VIII
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ X
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 1
1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây .............................................................. 1
2. Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết trước đây ....................................................... 4
2.1. Lý thuyết hành vi của con người ..................................................................... 4
2.2. Lý thuyết hành động hợp lý TRA và Lý thuyết hành vi dự định TBP .............. 5
2.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ................. 7
3. Các khái niệm liên quan đến bài nghiên cứu ......................................................... 9
3.1. Kĩ năng ........................................................................................................... 9
3.2. Chuyển đổi số trong giáo dục ........................................................................ 10
3.3. Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên ...................................... 12
3.4. Tài nguyên .................................................................................................... 13
3.5. Động lực học tập........................................................................................... 14
3.6. Sự thay đổi đối với chuyển đổi số ................................................................. 14
3.7. Cộng tác chun nghiệp ................................................................................ 16
4. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ...................................................................... 17
4.1. Giả thuyết ..................................................................................................... 17
4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................. 23
1. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 23
1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................................. 23
1.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 23
1.3. Phương pháp phi thực nghiệm ...................................................................... 23
2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 23
3. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................... 23
VI
3.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 23
3.2. Đối tượng ..................................................................................................... 24
3.3. Kích thuớc mẫu ............................................................................................ 24
3.4. Phương pháp chọn và tiếp cận mẫu ............................................................... 24
3.5. Bảng câu hỏi định lượng ............................................................................... 24
4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 26
4.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................... 26
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 26
4.3. Phân tích tương quan Pearson ....................................................................... 27
4.4. Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 27
4.5. Kiểm định Independent ................................................................................. 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 29
1. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 29
1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 29
1.2 Mơ tả mẫu...................................................................................................... 29
2. Phân tích kết quả nghiên cứu .............................................................................. 29
2.1 Mô tả dữ liệu thu thập được ........................................................................... 29
2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ( Theo hệ số Cronbach’s Alpha)................. 33
2.3 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA: Exploratory Factor Analysis).................. 39
3. Kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ..................... 41
4. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 42
4.1 Kiểm định mơ hình hồi quy bội ..................................................................... 42
4.2 Phân tích phần dư .......................................................................................... 45
4.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 47
5. Kiểm định Independent Sample T-test ................................................................ 48
5.1. Thực hiện kiểm định về chênh lệch tổng thể về “Tài nguyên” giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ ................................................................................................ 48
5.2. Thực hiện kiểm định về chênh lệch tổng thể về “Kĩ năng chuyển đổi số của
sinh viên” giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. ....................................................... 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 51
1. Kết luận .............................................................................................................. 51
2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 53
3. Hạn chế của đề tài và hướng phát triển ............................................................... 55
3.1 Hạn chế ......................................................................................................... 55
VII
3.2. Hướng mở rộng nghiên cứu của đề tài .......................................................... 55
VIII
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây…………………………………..1
Bảng 2.2: Những yếu tố tác động đến kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục…………2
Bảng 2.3: Nghiên cứu về kĩ năng chuyển đổi số………………………………….…...3
Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lí (TRA) …………………………………………....6
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB) ………………………………………….......6
Hình 2.3: Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT)…………...9
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu nhóm đề xuất…………………………………........…22
Bảng
4.1:
Kết
quả
thống
kê
mơ
tả
tả
dữ
mẫu…………………………………………….….29
Bảng
4.2:
Kết
quả
thống
kê
mơ
liệu……………………………………………..30
Bảng 4.3: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Tài nguyên”
……………….34
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
“Tài nguyên” ………………………………………………………………………....34
Bảng
4.5:
Giá
trị
hệ
số
Cronbach’s
Alpha
của
thang
đo
“Thay
đổi”……………….......34
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo “Thay
đổi”.…35
Bảng 4.7: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Động lực” lần
1…………....35
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
“Động lực” lần 1…………………………………………………………….………...35
Bảng 4.9: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Động lực” lần
2……….…...36
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
“Động lực” lần 2………………………………………………………………….…..36
IX
Bảng 4.11: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “ Cộng tác
chuyên nghiệp” ………………………………………………………………………37
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo “Cộng tác
chuyên nghiệp” …………………………………………………….………..………..37
Bảng 4.13: Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “ Kĩ năng
chuyển đổi số” …………………………………………………………………….....37
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo “Kĩ năng
chuyển
đổi
số”
……………………………………………………………………………….38
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s test………………………………40
Bảng 4.16: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA…………………………40
Bảng 4.17: Bảng thể hiện sự tương quan giữa các nhân tố…………………………..41
Bảng 4.18: Bảng biểu hiện tính phù hợp của mơ hình hồi quy………………………42
Bảng 4.19: Bảng phân tích ANOVA……………………………….……….………..43
Bảng 4.20: Bảng hệ số……………………………………….……….……….……...44
Bảng 4.21: Bảng tổng hợp kết luận về giả thuyết…………………………………….47
Bảng 4.22: Bảng kiểm định Independent Sample T-test cho “tài nguyên” ………….48
Bảng 4.23: Bảng giá trị trung bình của mỗi giới tính đối với “tài ngun” …………49
Bảng 4.24: Bảng kiểm định Independent Sample T-test cho “kĩ năng” ……………..49
Bảng 4.25: Bảng giá trị trung bình của mỗi giới tính đối với “kĩ năng” …………….50
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn chuẩn hóa Histogram………………...…45
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plots……………………...…..45
Biểu đồ 4.3: Scatter Plot…………………………………………….……….……….46
X
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
TN
Nguồn tài nguyên
TD
Sự thay đổi
DL
Động lực học tập
CT
Cộng tác chuyên nghiệp
UEH
Đại học UEH
EFA
Phân tích nhân tố khám phá
CĐS
Chuyển đổi số
1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây
STT Tên bài nghiên cứu
Cách thức/Phạm vi
Nhận xét
nghiên cứu
1
Perceptions of
Sau khi lập bảng câu hỏi Bài nghiên cứu đã chỉ ra
University Students
theo thang đo Likert, vấn đề cơ bản trong việc
towards Digital
nhóm nghiên cứu thực chuyển đổi số trong giáo
Transformation
hiện khảo sát trên 486 dục chính là tiếp cận đến
during the
sinh viên, theo học từ nguồn tài nguyên. Đồng
Pandemic. (Hervás-
năm 1 đến Thạc Sĩ ngành thời, việc học thơng qua
Gómez, Díaz-
“Khoa học Xã hội và Sức các thiết bị số khiến cho
Noguera, Calle-
khỏe” , tại Trường Đại khả năng làm việc nhóm
Cabrera, & Guijarro- học Osuna ( hay cịn được của sinh viên khơng được
Cordobés, 2021)
biết đến là Trường Đại sử dụng; từ đó kĩ năng
học của thành phố Seville cộng tác và giao tiếp của
thuộc Tây Ban Nha).
sinh viên cũng là vấn đề
cần được quan tâm.
2
Readiness for Digital Khảo sát 979 sinh viên từ Bài nghiên cứu chỉ ra mối
Transformation of
các trường đại học Việt tương quan giữa các yếu
higher education in
Nam bằng google form, tố ảnh hưởng đến sự sẵn
the Covid-19
sau khi lọc dữ liệu thì còn sàng cho chuyển đổi số
context: The dataset
lại 913 câu trả lời hợp lệ.
trong học tập, gồm: Sự
of Vietnam’s
hiệu quả trong việc tiếp
students. (Huyen,
thu kiến thức, Tính dễ
Nhi, Long, My, &
dàng trong việc tiếp thu
Duc, 2021)
kiến thức, Tính dễ dàng
trong việc sử dụng nguồn
tài nguyên, Thái độ đối
với việc học online, Khả
2
năng tự học, Khả năng
thích nghi với việc học
online.
3
The challenges of
Bài nghiên cứu áp dụng Bài nghiên cứu tiến hành
instructors’s and
Phương pháp ra quyết kiểm định tác động giữa
students’s attitudes
định đa tiêu chí (MCDM), các yếu tố ảnh hưởng đến
in digital
được gọi là Quy trình chuyển đổi số trong giảng
transformation: A
mạng phân tích (ANP), dạy và học tập với nhau,
case study of Saudi
với mục đích thu thập các trong đó các yếu tố chia
Universities.
đánh giá của giảng viên thành 3 nhóm: Nhận thức,
(Alhubaishy &
và sinh viên và sắp xếp Hành vi và Sự ảnh hưởng.
Aljuhani, 2021)
theo thứ tự ưu tiên các Từ đó, bài nghiên cứu đưa
thách thức mà họ gặp ra 3 yếu tố có ý nghĩa tốt
phải. Tổng cộng có 25 nhất đối với sự chuyển số
giảng viên và sinh viên đã trong giảng dạy và học
được tuyển chọn từ các tổ tập, chính là: Khả năng
chức giáo dục đại học học tập, Sự hạn chế trong
khác nhau ở Ả Rập Xê Út việc tiếp cận nguồn tài
để đánh giá mơ hình.
ngun và Tính sợ thay
đổi.
Bảng 2.2: Những yếu tố tác động đến kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục
STT Tên bài nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến Kĩ năng CĐS
Tài nguyên
Thay đổi
Động lực
Cộng tác
X
X
Perceptions of
University Students
1
towards Digital
Transformation
during the
X
3
Pandemic. (HervásGómez, DíazNoguera, CalleCabrera, & GuijarroCordobés, 2021)
Readiness for Digital
Transformation of
higher education in
the Covid-19
2
context: The dataset
X
X
X
X
X
of Vietnam’s
students. (Huyen,
Nhi, Long, My, &
Duc, 2021)
The challenges of
instructors’s and
students’s attitudes
in digital
3
transformation: A
X
X
case study of Saudi
Universities.
(Alhubaishy &
Aljuhani, 2021)
Bảng 2.3: Nghiên cứu về kĩ năng chuyển đổi số
STT Tên
cứu
bài
nghiên
Cách thức/Phạm vi
nghiên cứu
Nhận xét
4
1
Facing the Digital
Bài khảo sát được thực Bài nghiên cứu đã chỉ ra
Transformation:
hiện ở 21 quốc gia trong các kĩ năng có nhiều ảnh
Are Digital Skills
khối Liên Minh Châu Âu hưởng
Enough?
(EU) tập trung vào nhóm chuyển đổi số. Đồng thời,
(Morandini, Thum-
độ tuổi từ 16 đến 65 tuổi. bài nghiên cứu đưa ra các
Thysen, &
Được chia làm 3 vòng thu thang đo về các hành vi
Vandeplas, 2020)
thập dữ liệu thông qua để đo lường mức độ trong
chương
trình
(Programme
kĩ
năng
PIAAC kĩ năng chuyển đổi số của
for
International
đến
the những người thực hiện
Assessment khảo sát.
of Adult Competencies):
- Vòng 1: Được tiến hành
thu thập dữ liệu ở 17 nước,
được thực hiện từ năm
2011 đến năm 2012.
- Vòng 2: Được tiến hành
thu
thập
Lithuania,
dữ
liệu
Slovenia
ở
và
được tiến hành từ năm
2014 đến năm 2015.
- Vòng 3: Được tiến hành
thu thập dữ liệu ở Hungary
vào năm 2017.
2. Tổng hợp các nghiên cứu lí thuyết trước đây
2.1. Lý thuyết hành vi của con người
Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích
từ mơi trường tạo nên hành vi. Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và
được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngồi, khơng đi sâu vào diễn biến tâm lý nội
tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được – những thứ như
nhận thức, cảm xúc và tâm trạng khó được xem xét. Các nhà tâm lý học hành vi tin
rằng bất kỳ ai cũng có khả năng được đào tạo để thực hiện một cơng việc nào đó dù
5
nền tảng di truyền, tính cách và suy nghĩ nội tâm có thể khác nhau. Thuyết hành vi ra
đời năm 1913 với xuất bản của John B. Watson Psychology as the Behaviorist Views
It. (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Những nhà tâm lý học hành vi tin
rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân
học vấn có khác nhau, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều
kiện phù hợp…Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động,
hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng
theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai.
Theo định nghĩa của nhóm nghiên cứu, kĩ năng là khả năng thực hiện hành
động một cách hiệu quả và kĩ năng được hình thành dựa trên việc thực hành, rèn luyện
và trải nghiệm (định nghĩa mục 3.2). Từ đây có thể rút ra được rằng, kĩ năng là một
phần, một “tập hợp con” của hành vi. Do đó, khi áp dụng những lí thuyết sau cho các
bài nghiên cứu của nhóm tác giả, chúng em sẽ xem xét kĩ năng có vai trị là hành vi, cụ
thể là kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục.
Về kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục (định nghĩa mục 3.3) gồm 2 nhóm kĩ
năng chính: kĩ năng mềm hỗ trợ việc học tập trực tuyến kĩ năng sử dụng cơng nghệ.
Với nhóm kĩ năng đầu tiên: kĩ năng mềm hỗ trợ việc học tập trực tuyến, nhóm sẽ xác
định ba biến độc lập dựa vào Lý thuyết hành động hợp lý TRA và Lý thuyết hành vi
dự định TBP. Với nhóm kĩ năng thứ hai: kĩ năng sử dụng cơng nghệ, nhóm nghiên cứu
sẽ xác định một biến độc lập dựa vào Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng
công nghệ UTAUT. Cả bốn biến độc lập trên cuối cùng sẽ là yếu tố tác động đến biến
phụ thuộc – kĩ năng chuyển đổi số.
2.2. Lý thuyết hành động hợp lý TRA và Lý thuyết hành vi dự định TBP
Thuyết hành động hợp lý TRA được phát triển bởi Martin Fishbein năm 1975
và Ajzen năm 1980. TRA đi sâu vào nghiên cứu thái độ và hành vi. Nhân tố quan
trọng nhất trong dự đoán hành vi thực tế là ý định hành vi. Thái độ và chuẩn chủ quan
là hai yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi mạnh mẽ nhất.
Thái độ đối với hành vi:
6
Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lí (TRA)
Thuyết hành vi dự định TPB, ngoài hai nhân tố thái độ và chuẩn chủ quan, ý
định hành vi còn bị tác động bởi nhân tố thứ ba là sự kiểm soát hành vi cảm nhận,
nghĩa là các nguồn lực bao gồm những kiến thức, kĩ năng sẵn có, những cơ hội và
nhận thức riêng của mỗi người để thực hiện một công việc nào đó. Nhờ sự phát hiện
nhân tố thứ ba, mơ hình TPB được nhận định là tối ưu hơn mơ hình TRA trong việc dự
đốn và giải thích hành vi.
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định (TPB)
- Thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior): sự đánh giá tích cực
hoặc tiêu cực của một cá nhân về việc tự thực hiện hành vi cụ thể. Có nghĩa rằng thái
độ thể mức độ giá trị của việc thực hiện hành vi (tích cực hoặc tiêu cực). Nó được xác
định bởi tổng số các niềm tin hành vi có thể tiếp cận liên kết hành vi với các kết quả
khác nhau và các thuộc tính khác.
- Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm): nhận thức của một cá nhân về áp lực
chuẩn mực xã hội, hoặc niềm tin của những người khác có liên quan rằng họ nên hoặc
khơng nên thực hiện hành vi đó.
7
- Kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived Behavior Control): sự dễ dàng hoặc
khó khăn của một cá nhân khi thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1988). Ajzen (1991) đề
nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi,
và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm
sốt cịn dự báo cả hành vi.
Trong bối cảnh bài nghiên cứu này, hành vi được đề cập đến là kĩ năng chuyển
đổi số trong giáo dục, cụ thể là kĩ năng mềm hỗ trợ cho việc học tập hiệu quả. Để hình
thành nên kĩ năng mềm bổ trợ cho việc học, ta xét những yếu tố như sau:
- Thái độ (Attitude Toward Behavior): thể hiện cảm nghĩ, sự đánh giá, nhận
thức về tầm quan trọng của kĩ năng chuyển đổi số, cụ thể hơn là kĩ năng mềm bổ trợ
cho việc học tập hiệu quả. Từ đây, động lực học tập (motivation) sẽ là yếu tố tiên
quyết để giúp cho sinh viên ứng dụng công nghệ vào việc học để tối ưu và cá nhân hố
việc học và hình thành những kĩ năng: tự học, tổ chức việc học,...
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): thể hiện nhận thức của sinh viên về yêu
cầu kĩ năng cần có trong xã hội, ở đây nhóm nghiên cứu sẽ đề cập đến một trong
những kĩ năng quan trọng nhất ngày nay - kĩ năng giao tiếp. Sự tương tác và giao tiếp
giữa người với người trong thời đại ngày nay là vô cùng quan trọng, chúng ta khơng
chỉ làm việc trực tiếp mà cịn làm việc trực tuyến để trao đổi, thảo luận với nhau. Điều
này đòi hỏi sinh viên cần có một kĩ năng giao tiếp tốt để làm việc đội nhóm một cách
hiệu quả. Do vậy, cộng tác chuyên nghiệp (professional collaboration) sẽ là một yếu tố
ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp nói riêng và kĩ năng chuyển đổi số nói chung.
- Kiểm sốt hành vi cảm nhận (Perceived Behavior Control): thể hiện sự dễ
dàng thích nghi của sinh viên trong việc chuyển đổi số: sẵn sàng thay đổi tư duy và
cách tiếp cận với những phương pháp học tập mới được ứng dụng cơng nghệ. Do đó,
yếu tố sự thay đổi đối với chuyển đổi số sẽ có ảnh hưởng đến kĩ năng học tập hiệu quả.
Ngoài ra, đây cũng là một yếu tố khơng thể khơng nhắc đến khi nói về chuyển đổi số
từ các bài nghiên cứu khoa học cho đến những trang báo chính thống ngày nay.
2.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Mô hình Lý thuyết UTAUT được xây dựng bởi Viswanath Venkatesh (2003) và
các cộng sự: Michael G. Moris, Gordon B.Davis, và Fred D. Davis dựa trên tám mơ
hình/lý thuyết thành phần, đó là: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi dự
định (TPB), Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM, TAM2), Mơ hình động cơ thúc đẩy
8
(MM), Mơ hình kết hợp (TAM&TPB), Mơ hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU),
Thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT) và Thuyết nhận thức xã hội (SCT). Các tác giả tiến
hành thử nghiệm trên 4 tổ chức trong thời gian 6 tháng, sau khi xem xét và thực
nghiệm so sánh tám mơ hình cạnh tranh với 32 yếu tố, UTAUT đã được thiết lập bằng
việc lựa chọn và tích hợp các yếu tố trên 8 mơ hình thành phần trên (Hình 4).
Mơ hình đã được đưa vào kiểm nghiệm trên cả dữ liệu gốc và dữ liệu mới và
đều cho kết quả khả năng giải thích cao hơn 8 mơ hình đơn lẻ. Các tác giả đã kỳ vọng
rằng có 3 yếu tố có tác động trực tiếp lên ý định hành vi (hiệu quả mong đợi, nổ lực
mong đợi, ảnh hưởng của xã hội) và 2 yếu tố tác động trực tiếp lên hành vi sử dụng
thực tế (các điều kiện thuận tiện và ý định hành vi). Bên cạnh đó, các yếu tố trung
gian: Giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng tác động gián tiếp đến ý
định hành vi và hành vi sử dụng thơng qua các nhân tố chính.
- Hiệu quả mong đợi: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng
cách sử dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả công việc cao hơn
- Nỗ lực mong đợi: được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử
dụng hệ thống
- Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà cá nhân
nhận thấy rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.
Có 3 yếu tố nhưng đối với khn khổ nghiên cứu mà nhóm tác giả mong muốn,
chúng em lựa chọn yếu tố Nỗ lực mong đợi để đo lường mức độ dễ dàng tiếp nguồn tài
nguyên học tập, tài nguyên số, tài nguyên (phần cứng và phần mềm) và Nỗ lực mong
đợi được đặt tên trong bài nghiên cứu là “Tài nguyên”.
Kết quả nghiên cứu của thuyết UTAUT cho thấy: Ảnh hưởng của “Nỗ lực
mong đợi” lên ý định hành vi được kiểm duyệt theo giới tính và độ tuổi, nó mạnh hơn
đối với phụ nữ và cơng nhân lớn tuổi, và những tác động đó giảm theo kinh nghiệm.
Do đó, nhóm sẽ xem xét sự ảnh hưởng của Nhân khẩu học (khóa, giới tính) lên Tài
ngun để xem xét sự ảnh hưởng của Nhân khẩu học đến Kĩ năng chuyển đổi số trong
giáo dục của sinh viên.
9
Hình 2.3: Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
3. Các khái niệm liên quan đến bài nghiên cứu
3.1. Kĩ năng
Theo từ điển Cambridge, kĩ năng là khả năng thực hiện tốt một công việc hay
hoạt động nào đó, đặc biệt là vì bạn đã thực hành nó; hoặc một khả năng cụ thể được
phát triển thơng qua đào tạo, trải nghiệm và có sự hữu ích trong công việc của bạn.
Trích theo cơ sở lí thuyết “nghiên cứu kĩ năng” của nghiên cứu sinh Nguyễn
Thị Hiền trong Luận án tiến sĩ tâm lí học “Kĩ năng sống của học viên các học viện,
trường công an nhân dân”:
“Kĩ năng là vấn đề quan trọng trong thực tiễn đời sống và là vấn đề phức tạp
trong lý luận tâm lí học. Quan niệm kĩ năng đơn thuần chỉ là kĩ năng hành động hay
phải chăng là năng lực hoạt động của mỗi cá nhân. Theo cách xem xét này có hai
hướng nghiên cứu như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, xem kĩ năng là kĩ thuật thực hiện hành động. Tiêu
biểu cho những nghiên cứu này bao gồm các tác giả tiêu biểu như Cruchetxki V.A.,
Côvaliov A. G., Petrovxki A.V. Theo hướng nghiên cứu này, Kĩ năng được xem là
phương thức thực hiện hành động mà cá nhân nắm vững. Cá nhân muốn thực hiện
hành động có hiệu quả phải hiểu được mục đích, phương thức và điều kiện để thực
hiện. Các tác giả còn chỉ ra rằng, nếu cá nhân nắm được các kiến thức về quy trình
thực hiện hành động và thực hiên được nó theo các u cầu khác nhau thì cá nhân đó
10
đã có Kĩ năng hành động. Vì vậy, học tập và luyện tập chính là con đường hình thành
Kĩ năng hành động.
Hướng nghiên cứu thứ hai, xem kĩ năng như là năng lực hoạt động của cá nhân.
Những tác giả nghiên cứu theo hướng này bao gồm Kixegof X. I., Levitov N.D. ,...
Những tác giả này cho rằng, người có năng lực là người hoạt động có hiệu quả. Người
có kĩ năng là người ln đạt được mục đích hành động của mình. Vì vậy, kĩ năng
chính là biểu hiện của năng lực cá nhân. Trong những nghiên cứu của mình, các tác
giả cịn chỉ ra rằng, kĩ năng có tính ổn định, linh hoạt và mềm dẻo.
Tuy là hai hướng nghiên cứu khác nhau nhưng nhìn chung các hướng nghiên
cứu này không phủ nhận lẫn nhau…Chúng ta thấy, kĩ năng khơng thể tự nhiên mà có,
nó được hình thành thơng qua q trình rèn luyện của mỗi cá nhân. Khi mới hình
thành cần xem xét nó ở mặt kĩ thuật nhưng khi chúng đã ổn định, nó sẽ giúp con người
thực hiện hoạt động có kết quả.”
Từ những khái niệm trên, nhóm tác giả nhận thấy rằng, kĩ năng là khả năng
thực hiện hành động một cách hiệu quả. Để hình thành Kĩ năng, sinh viên cần thực
hành và rèn luyện nhiều thông qua việc hiểu bản thân tại sao lại cần kĩ năng ấy, học
hỏi và trải nghiệm từ mơi trường xung quanh. Và khi đã hình thành, chúng sẽ trở thành
năng lực và khiến cho sinh viên làm việc một cách hiệu quả.
3.2. Chuyển đổi số trong giáo dục
Theo Cổng thông tin điện tử Sở GD&DT Lâm Đồng, Chuyển đổi số trong giáo
dục là việc áp dụng cơng nghệ Kĩ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ
thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công
nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng
công nghệ trong lớp học.
Theo báo lao động:
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng
Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số
trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền
tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
11
Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở
giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào
tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình.
Ứng dụng cơng nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
trước khi đến lớp học”.
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào
hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm
tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thơng tin quản lý, tạo ra những hệ thống
cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các cơng
nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ
các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo
khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…;
chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, Kĩ thuật quản lý lớp học, tương
tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng
dạy thành công.
Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ đơn thuần là thay đổi về công cụ,
phương tiện học tập mà còn là sự thay đổi về phương pháp dạy và học, trong đó đầu
tiên và quan trọng nhất là thay đổi về nhận thức của người dạy và học, thúc đẩy khả
năng tư duy, sự chủ động và sáng tạo tối đa. Khi đó, giáo dục trở thành một hệ sinh
thái mà việc dạy và học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi với các trang thiết bị được kết
nối (Trần Thị Vân Hoa & cộng sự, 2020).
Thơng qua những quan điểm và góc nhìn trên, nhóm tác giả nhận thấy rằng
chuyển đổi số trong giáo dục sẽ giúp cho sinh viên tiếp cận được nguồn học liệu phong
phú, tiết kiệm chi phí và thời gian, tự do trao đổi, thảo luận với bạn bè và giảng viên
thông qua các nền tảng số, hạ tầng cơ sở kĩ thuật của nhà trường. Từ đó, sinh viên sẽ
được hình thành và phát huy những hiểu biết về sử dụng công nghệ, tư duy, các kĩ
năng để hội nhập và trở thành cơng dân tồn cầu như lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
từng nói “Ngành Giáo dục rất quan tâm tới việc đào tạo những công dân Việt Nam có
kiến thức, Kĩ năng chuyển đổi số để trở thành cơng dân tồn cầu….Làm tốt chuyển đổi
12
số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng
cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhâp quốc tế.”
3.3. Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh viên
Dựa theo bài báo nghiên cứu Đối mặt với chuyển đổi số, liệu kĩ năng số là đủ?
(Facing the digital transformation: are digital skills enough?) và từ những hiểu biết về
chuyển đổi số, nhóm tác giả nhận thấy rằng để sinh viên có thể ứng dụng chuyển đổi
số vào việc học của họ thì cần những kĩ năng liên quan đến chuyển đổi số. Từ bài báo
nghiên cứu trên và dưới khn khổ bài nghiên cứu của nhóm tác giả, chúng em sẽ đề
cập đến những kĩ năng cần thiết cho việc chuyển đổi số đối với sinh viên như sau:
Thứ nhất, Kĩ năng về nhận thức (Cognitive skills) bao gồm:
Kĩ năng nền tảng (Foundation skills): Học vấn (Literacy skills), Kĩ năng tính
tốn (Numeracy skills)
Kĩ năng số (Digital skills): Kĩ năng số đơn giản (Simple digital skills), Kĩ năng
số phức tạp (Complex digital skills – ICT skills)
Thứ hai, Kĩ năng phi nhận thức hay Kĩ năng mềm (Non-cognitive skills) bao gồm:
Kĩ năng tự tổ chức việc học/ công việc (Self-organisation skills)
Kĩ năng giao tiếp (Interaction and communication skills)
Tâm thế sẵn sàng học tập và sáng tạo (Readiness to learn and creativity)
Kĩ năng quản lí và giám sát việc học/ cơng việc (Managing and supervision
skills)
Từ đây, khi đúc kết về khái niệm Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục của sinh
viên, có thể thấy đó khơng chỉ là một kĩ năng cụ thể mà là hội tụ của nhiều kĩ năng
khác nhau và được nhóm định nghĩa như sau: Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo dục
của sinh viên là tập hợp những Kĩ năng của sinh viên bao gồm sự hiểu biết về công
nghệ (khả năng tiếp cận những thiết bị học tập hiện đại và nguồn tài liệu học tập trực
tuyến,...) và những Kĩ năng mềm hỗ trợ cho việc học tập dưới bối cảnh chuyển đổi số
trong giáo dục hiện nay (mơ hình lớp học, phương pháp giáo dục, phương thức quản lý
giáo dục được ứng dụng công nghệ trong nhà trường).
Nhìn chung, nếu chọn từng yếu tố ảnh hưởng đến từng kĩ năng riêng lẻ sẽ khiến
cho bài nghiên cứu trở nên phức tạp và dài dịng. Do đó, từ việc tham khảo những bài
nghiên cứu gốc, nhóm tác giả đã chọn ra với mỗi biến độc lập là mỗi yếu tố riêng lẻ sẽ
13
có ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều Kĩ năng nhỏ trong Kĩ năng chuyển đổi số trong giáo
dục. Đồng nghĩa rằng, với từng biến độc lập mà nhóm đã tiến hành nghiên cứu định
tính, sẽ góp phần ảnh hưởng nhất định đến thành phần của biến phụ thuộc và
3.4. Tài nguyên
Tại Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Thư viện” ngày 31/8/2011 tổ chức tại Thư
viện Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu thuộc thư viện
đại học phía Nam đã thống nhất dùng thuật ngữ “Tài nguyên” một cách đồng bộ để
dịch “Resources” như trong tài nguyên thông tin, tài nguyên học tập, tài nguyên số, tài
nguyên giáo dục, tài nguyên mở…
Tài nguyên học tập (Learning Resources) là tài nguyên mang tính bao quát và
hiện đại, tập trung trong những cơ sở thông tin mà mọi người ở khắp nơi có thể truy
cập như Tài nguyên mở (Open Resources) là tài nguyên miễn phí trên mạng Internet;
Tài nguyên thư viện số (Digital Library Resources) là tài nguyên dạng Kĩ thuật số, tập
trung trong những thư viện số của các trường đại học, ở đó bao gồm những bộ sưu tập
Kĩ thuật số (Digital Collections) là kho tri thức của mỗi trường đại học mà họ thường
cho rằng “Hơn cả Google!”.
Tài nguyên số: truy cập từ xa qua mạng máy tính chủ yếu xuất phát từ hai
nguồn:
- Tài nguyên mở (Open resources) bao gồm tài nguyên miễn phí trên mạng;
- Những cơ sở dữ liệu thương mại mà thư viện phải mua quyền sử dụng. Đây là
nguồn tài nguyên quan trọng trong thư viện, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng tài
chính của thư viện từ ngân sách và những nguồn tài trợ. Thư viện số là tập hợp những
bộ sưu tập thông tin của các đối tượng số hoặc đã được số hoá có tổ chức, nói chung là
bộ sưu tập số. Một bộ sưu tập số bao gồm nhiều tài liệu dưới dạng thức khác nhau: văn
bản, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động. Một sưu tập có thể chứa nhiều loại hình tài
liệu khác nhau, tuy nhiên, cung cấp một giao diện đồng nhất, qua đó tất cả các tài liệu
có thể được truy cập, mặc dù cách mà tài liệu đó hiển thị sẽ tuỳ thuộc vào phương tiện
và dạng thức của tài liệu đó.
Tài nguyên bao gồm phần cứng và phần mềm (Resources: hardware and
software): Những yêu cầu về phần cứng cho các mơn học có thể khác nhau, và đối với
một số môn học, ý muốn sử dụng thiết bị của riêng học sinh đã xuất hiện trong giáo
14
dục trực tiếp. Tuy nhiên, việc không thể truy cập các thiết bị nhà trường có thể là một
vấn đề nghiêm trọng đối với sinh viên khơng có phần cứng (Resources - Perceptions of
University Students towards Digital Transformation during the Pandemic). Hiểu theo ý
định của nghiên cứu này, tài nguyên có thể là cơng cụ cơng nghệ hỗ trợ việc học tập
dưới dạng vật lí (máy tính, laptop, ipad, thiết bị cơng nghệ,…) hoặc phi vật lí (ứng
dụng, website,…).
3.5. Động lực học tập
Về động lực học tập của người học, Bomia cho rằng đó là sự khao khát, mong
muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết (Bomia, 1997), phản ánh
mức độ định hướng, tập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập (Nguyễn
Đình Thọ và cộng sự, 2013). Động lực học tập là nguyên nhân dẫn đến hành động của
sinh viên (Merriam-Webster, 1997), là sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành có kết quả một
cơng việc nào đó (DuBrin, 2008). Việc học tập có ý nghĩa hơn khi mọi người tham gia
vì một lợi ích cá nhân của họ, chứ khơng phải nhằm thỏa mãn một nhu cầu bên ngoài
(Elton, 1988; Boud, 1990).
Có những bằng chứng cho thấy động lực bên ngồi (như tiền bạc, địa vị và áp
lực…) có thể làm suy giảm khả năng học tập (Amabile và cộng sự, 1990). Tuy nhiên,
những động lực bên ngoài sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc và học tập chăm chỉ hơn
nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ dần trở thành rào cản khi mà tham vọng của chúng ta
trở nên cao hơn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu các rủi ro thất bại, các cá nhân thường
dựa trên các động lực bên ngoài, khi đưa ra một sự chọn cho các hoạt động, họ có xu
hướng chọn cơng việc dễ dàng hơn khi phần thưởng bên ngồi là khơng cao. Thậm
chí, nghiên cứu thực nghiệm của Deci (1972) cịn chỉ ra cụ thể rằng “phần thưởng hữu
hình có thể làm suy yếu động lực nội tại của các cá nhân”.
Tóm lại, động lực là một yếu tố cơ bản khi xem xét việc học tập của sinh viên.
Giảng viên có thể hỗ trợ trong việc gia tăng và phát triển động lực học tập, giúp sinh
viên đạt thành tích tối ưu trong lớp học. Ngồi ra, thơng qua việc tạo môi trường học
tập thuận lợi, thiết lập mục tiêu học tập rõ ràng cùng với sự nhiệt tình trong bài giảng
có thể giúp sinh viên tìm thấy niềm vui và hứng thú trong học tập (Valerio, 2012).
3.6. Sự thay đổi đối với chuyển đổi số
Trong thời đại hiện nay thì chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là một phương tiện
quan trọng giúp tổ chức đạt được sự hiệu quả trong vận hành, thích ứng nhanh với