TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 1
CHƯƠNG 5: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
A ZERO-SUM GAME?
Bentonville, Arkansas- Wal-Mart (www.walmart.com) trở thành công ty quốc tế đầu tiên vào
năm 1991 khi nó xây dựng một của hàng gần thành phố Mexico, của nước Mexico. Hôm nay Wal-Mart
có hơn 1300 của hàng ở 3 quốc gia ngoài nước Mỹ. Với hơn 246 tỷ đô la Mĩ trong doanh số bán hàng
trên toàn cầu, Wal-Mart là công ty lớn nhất thế giới- ( yet based in a state in which chickens outnumber
people)
Tích cực mở rộng toàn cầu của Wal-Mart ( và tương tự như các công ty) là đang giúp làm tăng
thương mại quốc tế. Vì mở rộng phạm vi khắp thế giới, Wal- Mart dựa vào chính sách “ Giá thấp mỗi
ngày” để dành chiến thắng trên khách hàng địa phương ở khắp mọi nơi. Để thực hiện lời hứa cung cấp
hàng hóa giá rẻ nhất, những nhà bán lẻ cũng cấp hàng hóa giá rẻ từ các khu vực có chi phí sản xuất thấp
như Trung Quốc. Wal-Mart chiếm khoảng 10% (12 tỷ đô) trong tổng hàng hóa Trung Quốc nhập vào
Mỹ hàng năm, và đóng góp một phần lớn để nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng gấp 3 lần trong
thập kỷ vừa qua. Hành động của Wal-Mart và các công ty toàn cầu khác đã đẩy nhấp khẩu hàng hóa và
dịch vụ của thế giới tới gần 7,6 ngàn tỷ đô
Mở rộng thương mại quốc tế và toàn cầu hóa là nguyên nhân phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Wal-Mart và các công ty khác phải đối mặt với sự cạnh
tranh giá cả gay gắt đang nhanh chóng chuyển đổi Trung Quốc thành nhà máy của thế giới. Thực tế,
18% nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Trung Quốc và khoảng 12% tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ là
từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hôm nay cũng mua thêm hàng hóa từ các quốc gia khác. Từ
Mỹ, Trung Quốc nhập khẩu tất cả mọi thứ từ thép là nguồn cung cấp dữ liệu cho công nghệ xây dựng
đang bùng nổ đến máy x- quang và các thiết bị khác để chăm sóc sức khỏe.
Trong khi bạn đọc chương này, hãy nghĩ về lý do tại sao các quốc gia giao dịch ở nơi đầu tiên và
những tham vọng của các công ty như Wal-Mart đang tiếp tục như thế nào để đưa thương mại thế giới
phát triển.
Ngày nay, mọi người trên thế giới đã quen với việc mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trên
các nước khác. Thực tế, nhiều khác hàng đã nhận được hương vị văn hóa của các nước khác thông qua
hàng hóa mua từ nước đó. Nước hoa Chanel No.5 (www.chanel.com) gợi lên sự lãng mạn của Pháp.
Các tác phẩm nghệ thuật tốt trên sứ Imari truyền tải được sự chú ý của Nhật Bản đến từng chi tiết và
chất lượng. Và Ameican Eagle jeans (www.ae.com) miêu tả cuộc sống đời thường của người Mỹ.
Trong chương này, chúng ta tìm hiều thương mại quốc tế trong hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta
bắt đầu bằng kiểm tra lợi ích, khối lượng, mô hình của thương mại quốc tế. Sau đó chúng ta tìm hiểu về
một số lý thuyết quan trọng để giải thích tại sao các quốc gia giao dịch với các quốc gia khác.
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 2
QUICK STUDY - 158
1. Những phần nào của thương mại quốc tế xảy ra trong:a, Hàng hóa, và b, Dịch vụ?
A, Hàng hóa: xuất và nhập khẩu hàng hóa giữa các nước, tức là việc hàng hóa ( sản phẩm hữu
hình) được rời khỏi hay xâm nhập vào một nước
B, Dịch vụ: thương mại quốc tế là ở việc thu hoặc chi có tính chất quốc tế, tức là chúng ta thực
hiện giao dịch với nước ngoài để nhận được các khoản ngoại tệ
Việc xuất và nhập khẩu dịch vụ có nhiều hình thức như:
- Du lịch và vận chuyển
- Thực hiện các dịch vụ: ngân hang, bảo hiểm, các dịch vụ kỹ thuật và quản trị…
- Sử dụng các tài sản nước ngoài: như việc nhượng quyền thương mại, bán bản quyền, bán
thương hiệu với các công ty, đối tác nước ngoài
Thương mại hang hóa luôn giữ vai trò quan trọng với mức sản lượng cao trong cơ cấu
thương mại quốc tế vì sự phát triển ngày càng nhanh của hang hóa công nghiệp…
2. Mối quan hệ giữa thương mại và sản lượng (đầu ra) thế giới là gì?
Mức độ sản lượng đầu ra ở bất kỳ năm nào cũng ảnh hưởng tới mức thương mại quốc tế ở năm
đó. Sản lượng kinh tế thế giới đầu ra chậm đi làm giảm sản lượng thương mại thế giới và đầu ra tăng
cao thúc đẩy thương mại. Thương mại suy giảm khi trong những khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế
bởi vì người dân kém lạc quan hơn về tài chính của họ trong tương lai họ mua ít hàng hóa trong nước và
hàng hóa nhập khẩu.
Một lý do khác sản lượng đầu ra và thương mại đi cùng với nhau là nếu một quốc gia ở trong
khủng hoảng cũng thường có đồng tiền yếu hơn so với những quốc gia khác. Điều này làm cho hàng
hóa nhập khẩu đắt hơn tương đối so với hàng hóa nội địa.
Thêm vào đó nếu thương mại và sản lượng đầu ra di chuyển theo hướng đóng chặt, thương mại
vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn sản lượng đầu ra.
3. Mô tả mô hình tổng quát của Thương mại quốc tế.
Lượng xuất khẩu của thương mại quốc tế và sản phẩm đầu ra của thế giới cung cấp hữu ích
trong việc nhìn thấy bên trong môi trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nó không nói cho chúng ta
người nào trao đổi với người nào. Đại diện cho, nó không tiết lộ buôn bán hay xảy ra chủ yếu giữa các
quốc gia giàu có trên thế giới không buôn bán đánh kể tham gia quốc gia nghèo hơn.
Phân điểm khách hàng trong hầu hết các nước ghi lại địa điểm của xuất khẩu, nguồn lực của nhập
khẩu, và khối lượng vật chất và giá trị của hàng hóa qua biên giới của họ. Mặc dù đây là loại dữ liệu
đang tiết lộ, nó thỉnh thoảng sai lạc. Ví dụ, Chính phủ thỉnh thoảng cố tình bóp méo báo cáo của việc
trao đổi thiết bị quân sự hoặc các hàng hóa nhạy cảm khác. Trong trường hợp khác, việ buôn bán nhạy
cảm trong nền kinh tế ngầm (thị trường đen) có thể bóp méo bức tranh thực của sự buôn bán giữa các
quốc gia. Tuy nhiên, dữ liệu khách hàng hướng tới phản ánh những mô hình buôn bán tổng hợp trong
những quốc gia khá tốt
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 3
Tàu đi biển trở hàng hóa lớn cần thiết hỗ trợ những mẫu hàng hóa trong buôn bán quốc tế và giao
hàng hóa từ bờ biển này tới bờ biển khác. Thực tế, Các tàu thương gia của người Hy Lạp và Nhật Bản
chiếm hơn 30% tổng khoảng chứa của thế giới (kích cỡ chiến tàu) của tàu thương gia. Như một tổng
thể, chia sẻ tổng thể đang tăng lên của các nước đang phát triển và đứng trên gần 20%. Hình 5.1 danh
sách 10 nước đứng đầu chúng cũng là những nước có sự chia sẻ lớn nhất khoảng tàu thuyền trên thế giới
(và phần chia mỗi quốc gia hải quan, những cánh buồn dưới lá cờ của các quốc gia khác)
Người nào trao đổi với ai? Không ngạt nhiên mô hình nước ngoài của giao dịch hàng hóa trong
những những quốc gia có khuynh hướng kiên nhẫn trên thế giới. Buôn bán giữa giữa các nước có thu
nhập cao trên thế giới được tính toán khoảng 60% trên tổng số hàng hóa buôn bán trên thế giới. có 2
đường, buôn bán giữa các ước thu nhập cao với các nước thu nhập thấp và các quốc gia có thu nhập
trung bình trên thế giới được tính toán khoảng 34% trên tổng hàng hóa trao đổi trên thế giới. Trong khi
ấy, hàng hóa trao đổi giữa các nước có thu nhập thấp và trung bình tính khoảng 6% trên tổng thương
mại thế giới. Những hình ảnh tiết lộ nguồn hàng hóa chậm của các quốc gia nghèo nhất thế giới và chỉ
ra sự tổng hợp đó thiếu của nền kinh tế phát triển.
4. Tại sao mức độ thương mại phụ thuộc hay độc lập của một quốc gia là quan trọng?
Trước đây vào thế kỉ 16-18 thì việc được hoàn toàn độc lập là một khát khao của tất cả các nước
trên thề giới, tuy nhiên ngày này thì khát khao đó đã ko còn mãnh liệt như xưa, việc biệt lập, đóng cửa
gioa thương là điều ko dc mong đợi ở bất kì một quốc gia nào.
Các quốc gia trên thế giới hiện nay có mức phụ thuộc hay độc lập nhất định về thương mại với
một hay các quốc gia khác:
- Ngày nay các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi
mở cửa, chia sẻ đường biên giới của họ cho các quốc gia đã phát triển và các quốc gia này phụ thuộc
một phần vào sự giàu có của các quốc gia láng giềng. Ví dụ hien nay có số lượng lớn các công ty liên
daong đang là chiếc cầu nối liền nước Đức và các nước láng giềng, điển hình như là Hugary, có đến
6000 công ty Đức liên doanh với các công ty Hungary. Đức cũng là một đối tác quan trọng trong các
quốc gia ở châu âu cũng như liên mình châu âu. Bên cạnh đó để có được lợi thế cạnh tranh thì các công
ty Đức đã kết hợp giữa công nghệ của Đức và thị trường nhân công giá rẻ ở các quốc gia Đông Âu
- Tuy nhiên thì việc quá phụ thuộc trong thương mại cũng có thể là một hiểm họa. Nếu
quốc gia mà bị phụ thuộc trải qua suy thoái kinh tế hay là bất ổn chính trị thì quốc gia phụ thuộc có thể
xảy ra các vấn đề kinh tế quan trọng vì khi đó thì thị trường chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến các vấn đề
xã hội như thất nghiệp, lạm phát, tham nhũng…
- Ngoài ra, việc lệ thuộc của một số nước kém phát triển vào một loại hang hóa tính theo
doanh thu, nước đó sẽ bất lợi khi giá hang xuất khẩu sụt giảm. Ví dụ, cuba: đường, Colombia: cà fe
Vì vậy các quốc gia trên thế giới cần có sự phụ thuộc hay độc lập nhất định với nhau
QUICK STUDY - 160
1. Chủ nghĩa trọng thương làm việc như thế nào? Chỉ ra 3 trụ cột cần thiết của nó.
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 4
Lý thuyết về thương mại chỉ ra rằng các quốc gia nên tích lũy sự giàu có về tài chính, thường ở
dạng tích trữ vàng bằng việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thì được gọi là chủ nghĩa
kinh doanh chú trọng thương mại. Các vùng của các quốc ra trên Châu Âu áp dụng triết lý kinh doanh
này từ khoảng 1500 đến cuối những năm 1700 Những quốc gia theo công nghiệp trọng thương nổi bật
nhất : Anh. Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
- Để thực hiện công nghiệp trọng thương cần 3 trụ cột thiết yếu: Thặng dư thương
mại, Can thiệp của Chính phủ và Việc thuộc địa hóa.
Thặng dư thương mại: Trong chủ nghĩa trọng thương, Thặng dư thương mại có nghĩa là
một nước có được nhiều vàng khi bán hang xuất khẩu của họ hơn là nó phải trả vàng cho nhập khẩu của
mình. Các thâm hụt thương mại cần được tránh, tức là bán nhiều hơn mua.
Việc can thiệp của Chính quyền vào thương mại: chính phủ các quốc gia can thiệp vào
thương mại quốc tế để duy trị thặng dư thương mại. Chính phủ của các quốc gia trọng thương thực hiện
điều này bằng cách: hoặc là cấm nhập khẩu hoặc đặt ra các rào cản nhằm hạn chế việc nhập khẩu, như là
áp đặt thuế hay là đặt ra các loại hạn ngạch. Bên cạnh đó, họ đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ
cho các ngành công nghiệp để mở rộng xuất khẩu. Chính phủ, một cách điển hình cũng cấm đoán việc
chuyển vàng bạc sang các nước khác để đảm bảo số vàng bạc của nước họ.
Việc thuộc địa hóa: Các quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương thuộc địa hóa các nước, các
vùng lãnh thổ ít phát triển trên thế giới để phục vụ cho việc khai thác những tài nguyên quý giá làm tư
liệu sản xuất để tạo nên hàng hóa có giá trị cuối cùng cao hơn. Ở các thuộc địa này có các nguồn nguyên
vật liệu cần thiết như : trà, đường, thuốc lá, bông Những nguồn tài nguyên này sẽ được vần chuyển về
mẫu quốc, nơi mà chúng được kết hợp để tạo ra những sản phẩm cuối cùng VD: quần áo, xì gà và
những sản phẩm khác. Những sản phẩm cuối cùng này sẽ được bán ở các nước thuộc địa. Các nước
thuộc địa bán các nguyên liệu cơ bản với giá rất thấp nhưng phải trả giá cao cho các thành phẩm mà họ
mua-> nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nhà cầm quyền theo chủ nghĩa trọng thương.
2. Những loại chính sách nào có thể có ở một nước được gọi là tân trọng thương.
- Chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ): nhằm bảo hộ cho giới doanh
thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc
trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu
tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao thương được đánh giá bằng
sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình
thành khái niệm cân đối thương mại chủ động.
- Khuyến khích xuất khẩu: thông qua Trợ giá
- Chính sách hạn chế nhập khẩu: Thông qua Hàng rào thuế quan và hạn ngạch.
- Cấm xuất khẩu hoặc đặt các hạn chế khác nhau đối với các kim loại quý (vàng, bạc): Vì
nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 5
thiện dự trữ vàng của mình trên sự thua thiệt của quốc gia khác, tạo nên của cải và quyền lực cho quốc
gia đó
- Chính sách khuyến khích tăng dân số: Theo quan điểm của trường phái trọng thương thì
muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều kim quý thì phải có nhiều nhân công "Dân số là của cải và sức
mạnh của quốc gia" (theoNichobas Barbon) "Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều
nhân công nhất" (theo Josiah Tucken).
- Tìm và chiếm làm thuộc địa: Các quốc gia trọng thương mua lại các nước, các vùng lãnh
thổ ít phát triển trên thế giới để phục vụ cho việc khai thác những tài nguyên quý giá làm tư liệu sản
xuất để tạo nên hàng hóa có giá trị cuối cùng cao hơn…
3. Mô tả các lỗ hỏng chính của chủ nghĩa trọng thương. Trò chơi có tổng bằng không có
nghĩa là gì?
Chủ nghĩa trọng thương cho rằng lợi ích tốt nhất của một quốc gia là duy trì thặng dư thương
mại- xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Chủ nghĩa trọng thương quan niệm thương mại như một trò chơi
có tổng bằng không- giữa hai quốc gia giao dịch nếu bên này có lợi thì bên kia phải chịu thiệt hại tương
ứng. Do đó, họ đòi hỏi trong quan hệ ngoại thương phải luôn xuất siêu (nhập lớn hơn xuất) để đảm bảo
lợi ích của quốc gia họ. Đây là một lỗ hỏng lớn của chủ nghĩa trọng thương.
Từ quan điểm đó chủ nghĩa trọng thương đã đi đến những sai lầm khác tạo ra các lỗ hỏng như coi
trọng quá mức các loại kim loại quý, cho đó là tài sản quốc gia, tìm cách tích trữ và cấm đoán việc xuất
khẩu vàng bạc. Mặt khác, họ chủ trương thực hiện các biện pháp có thể được để đạt thặng dư trong cán
cân thương mại quốc tế, như: kêu gọi chính phủ bảo hộ mậu dịch, bảo hộ sản xuất trong nước thông qua
hàng rào thuế quan và cấm ngặt việc xuất khẩu nguyên liệu,độc quyền kinh doanh trong nước và thuộc
địa, chú trọng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu…
Trò chơi có tổng bằng không tức là giữa hai quốc gia giao dịch nếu bên này có lợi thì bên kia
phải chịu thiệt hại tương ứng
Quick study – 164
1/ Lợi thế tuyệt đối là gì? Mô tả hoạt động của nó dùng một số ví dụ. ( Có thể ra thi )
Nhà kinh tế học người Scotlen Adam Smith là người đưa ra lý thuyết thương mại dựa trên lợi
thế tuyệt đối vào năm 1776. “Lợi thế tuyệt đối là khả năng của một quốc gia có thể sản xuất một
mặt hàng với hiệu quả cao hơn bất kỳ một quốc gia nào khác”. Nói khác, một quốc gia với lợi thế
tuyệt đối có thể sản xuất sản lượng hàng hóa hay dịch vụ nhiều hơn các quốc gia khác bằng cách sử
dụng cùng số lượng hay ít hơn các tài nguyên.
Trong số các điều khác, Smith lý luận rằng thương mại quốc tế không nên bị cấm đoán hay hạn
chế bởi thuế quan và hạn ngạch, nhưng phải được phép chuyển theo các lực lượng thị trường. Một
nước không nhất thiết phải sản xuất tất cả các mặt hàng tiêu dùng trong nước , thay vì có thể tập trung
vào việc sản xuất hàng hóa trong đó nó có được lợi thế tuyêt đối, sau đó có thể mua bán với các nước
khác để nhận được hàng hóa mà nước đó cần nhưng không sản xuất được.
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 6
Ví dụ:
Mặt hàng
Quốc gia
Gạo
Trà
A
1
5
B
6
3
Hiệu quả sản xuất gạo và trà của mỗi quốc gia có thể biểu thị như sau
- Quốc gia A, 1 lao động = 1 tấn gạo hoặc 1/5 tấn trà
- Quốc gia B, 1 lao động = 1/6 tấn gạo hoặc 1/3 tân trà
Ta thấy ở A 1 lao động sản xuất được 1 tấn gạo, còn B chỉ sản xuất được 1/6 tấn gạo, nên A có
lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo. Tương tự, B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất trà.
Giả sử A và B thực hiện chuyên môn hóa lợi thế sản xuất sản phẩm gạo và trà sau đó thực hiện
trao đổi với nhau 1 tấn gạo = 1 tấn trà. Khi đó với một lao động bổ sung thì A có thể sản xuất thêm
một tấn gạo và trao đổi với B lấy 1 tấn trà, lượng trà này lớn hơn nhiều so với 1/5 tấn trà mà A có được
nếu sử dụng 1 lao động bổ sung đó để tự sản xuất trà. Tương tự, B có thể sản xuất thêm 1/3 tấn chè với
một lao động bổ sung và trao đổi với A lấy 1/3 tấn gạo, số gạo náy lớn gấp 2 lần mà B tự sản xuất
bằng 1 lao động bổ sung. Như vậy, cả A và B đều thu được lợi ích từ thương mại
2. Lợi thế cạnh tranh tương đối là gì? Khác với lợi thế cạnh tranh tuyệt đối là như thế
nào?
Lợi thế cạnh tranh tương đối là: Quốc gia không có khả năng sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn
các quốc gia khác những mà có khả năng sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn chính quốc gia đó ở các hàng
hóa khác.
Giải thích lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối và xác định những điểm khác biệt giữa chúng.
Khả năng mà một quốc gia sản xuất hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác được gọi là lợi thế tuyệt
đối. Theo như lý thuyết này, Thương mại quốc tế nên được cho phép để xảy ra theo nguồn lực thị
trường. Một quốc gia có thể tập trung vào việc sản xuất những hàng hóa mà nó lắm giữ lợi thế tuyệt
đối và sau đó trao đổi với các quốc gia khác để có được những hàng hóa mà nó cần nhưng không thể
tự sản xuất được. Việc này sẽ có được lợi ích mà cả các bên quốc quốc gia đều có được thông qua
việc trao đổi, thương mại quốc tế được hiểu là một trò chơi tích cực. Lý thuyết đo lường sự giàu có của
một quốc gia thông qua những tiêu chuẩn sống của công dân nước đó.
Một quốc gia có được lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hóa khi nó không thể sản xuất
hàng hóa một cách hiệu quả hơn những quốc gia khác, nhưng có thể sản xuất hàng hóa này một cách
có hiệu quả hơn so với việc sản xuất hàng hóa khác trong nước mình. Như là một kết quả thương mại
thì vẫn có lợi ích ngay cả khi một quốc gia sản xuất kém hiệu quả 2 loại hàng hóa, miễn là nó kém hiệu
quả hơn trong việc sản xuất một trong 2 loại hàng hóa.
3: Giải thích tại sao các quốc gia có thể đạt được từ thương mại thậm trí không có lợi thế
tuyệt đối?
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 7
Quick study – T 167
Câu 1: Lý thuyết nhân tố tỷ lệ phải nói về các quốc gia xuất nhập khẩu là gì? ra thi)
. Lý thuyết nhân tố tỷ lệ chỉ ra rằng những quốc gia sản xuất và nhập khẩu những hàng hóa mà
yêu cầu nguồn lực (nhân tố) phong phú dồi dào và nhập khẩu những hàng hóa yêu cầu những nguồn lực
ở dạng cung ngắn hạn. Lý thuyết nhân tố tỷ lệ dự báo rằng đất nước sẽ chú trọng vào những sản phẩm
mà nó yêu cầu lao động nếu nó là chi phí thấp liên quan tới chi phí đất đai và vốn. Như là sự lựa chọn ,
một đất nước sẽ chú trọng vào những sản phẩm mà có yêu cầu về đất đai và tiền để mua máy móc thiết
bị nếu chi phí của chúng thấp có liên quan tới chi phí về lao động. Những nghịch lý rõ ràng này giữa
những sự dự báo của lý thuyết này và dòng chảy thật sự của thương mại thì được gọi là lý thuyết trái
ngược của Leontief.
Câu 2: Xác định 2 danh mục nguồn lực của quốc gia trong lý thuyết nhân tố tỷ lệ. Leontief
Paradox là gì?
Lao động và đất đai-vốn-thiết bị:Lý thuyết tỉ lệ các yếu tố chia nguồn tài nguyên của một
quốc gia thành hai loại: lao động và đất-vốn-thiết bị.Nó dự đoán rằng một quốc gia chuyên về các sản
phẩm có yêu cầu lao động nếu chi phí lao động tương đối thấp hốn với chi phí đất đai và vốn đầu tư
thiết bị. Ngoài ra, một quốc gia sẽ chuyên trong các sản phẩm đòi hỏi đất đai và vốn đầu tư thiết bị nếu
chi phí của chúng là thấp so với chi phí lao động.
Ví dụ, nước Úc có một vùng đất rộng lớn (gần 60% với đồng cỏ và bãi chăn thả) và dân số nhỏ
so với kích thước của nó. Xuất khẩu của Úc bao gồm chủ yếu là khai thác khoáng sản, ngũ cốc, thịt bò,
thịt cừu, và các sản phẩm từ sữa sản phẩm đòi hỏi phải có rất nhiều đất đai và tài nguyên quốc gia. Mặt
khác, úc nhập khẩu bao gồm chủ yếu là nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị và hàng tiêu dùng-những sản
phẩm yêu cầu mức độ thâm dụng lao động cao.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Wassily W. Leontief năm 1954 về mô hinh
Heckscher-Ohlin dùng số liệu thống kê của Hoa Kỳ đã cho thấy dù Hoa Kỳ là nước sẵn vốn hơn là lao
động, nhưng nước này vẫn xuất khẩu đáng kể các sản phẩm thâm dụng lao động và nhập khẩu nhiều sản
phẩm thâm dụng vốn. Kinh tế học gọi phát hiện này của Leontief là Nghịch lý Leontief. Phát hiện
Leontief được hỗ trợ bởi các nghiên cứu gần đây trên các dữ liệu thương mại của một số lượng lớn các
quốc gia.
Một lời giải thích có thể là lý thuyết tỉ lệ các yếu tố xem xét các yếu tố sản xuất của một
quốc gia là đồng nhất, đặc biệt là lao động. Nhưng chúng ta biết rằng các kỹ năng lao động rất khác
nhau trong một nước, từ đó nổi lên việc đào tạo và phát triển công nhân, khi đó chi phí cho việc cải
thiện các kỹ năng của lao động rất cao.
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 8
Những nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy mô hình này không được chấp nhận về mặt
thống kê, từ đó đề nghị cần điều chỉnh mô hình, cụ thể là thay đổi các giả thiết, nhất là giả thiết về công
nghệ
Câu 3: 3 giai đoạn của thuyết chu kỳ sản phẩm quốc tế? xác định giới hạn của nó
Raymond Vernon đưa ra một lý thuyết thương mại quốc tế đối với hàng hóa sản xuất vào giữa
những năm 1960. Lý thuyết chu kì vòng đời sp của ông nói rằng một công ty sẽ bắt đầu xuất khẩu sản
phẩm của mình và sau đó thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài như một sản phẩm di chuyển trong suốt
đời sống của sản phẩm đó. Lý thuyết cũng nói về một số lý do của một quốc gia xuất khẩu cuối cùng trở
thành nhập khẩu.
3 giai đoạn của vòng đời sản phẩm là mới nở, trưởng thành, tiêu chuẩn hóa:
-Giai đoạn sản phẩm mới ra đời: sức mua cao và nhu cầu của người mua trong một nước công
nghiệp thúc đẩy các công ty thiết kế và giới thiệu một sản phẩm mới.Bởi vì mức độ chính xác nhu cầu
thị trường trong nước là rất không chắc chắn vào thời điểm này, nên công ty giữ khối lượng sản xuất
thấp và bán trong nước. Duy trì sản xuất, thực hiện nghiên cứu và phát triển và việc liên lạc với khách
hàng cho phép các nhà quản lý theo dõi các sở thích người mua và sửa đổi sản phẩm khi cần thiết. Mặc
dù ban đầu hầu như không có thị trường xuất khẩu, xuất khẩu thường bắt đầu vào cuối giai đoạn này.
-Giai đoạn trưởng thành: trong giai đoạn sản phẩm trưởng thành, thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài nhận thức đầy đủ về sự tồn tại của sản phẩm và lợi ích của nó đem lại. Nhu cầu của
thị trường gia tăng và được duy trì trong một thời gian khá dài, các công ty bắt đầu xuất khẩu . Khi xuất
khẩu bắt đầu chiếm thị phần ngày càng lớn trong tổng doanh số bán sản phẩm, thì các công ty tiến hành
đầu tư cơ sở sản xuất ở những thị trường có nhu cầu cao nhất, thường là các quốc gia có trình độ phát
triển tương đương. Gần cuối của giai đoạn trưởng thành, sản phẩm bắt đầu tạo ra doanh số bán hàng tại
các quốc gia đang phát triển, và một vài cơ sở sản xuất được thành lập ở đó.
-Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: công ty mẹ sẽ bán sản phẩm với giá thấp hơn để duy trì doanh số bán
hàng và do áp lực của các công ty sản xuất sản phẩm tương tự. Thị trường bắt đầu nhạy cảm về giá,
công ty bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ các cơ sở sản xuất chi phí thấp ở các quốc gia đang phát triển để sản
xuất và cung cấp cho thị trường toàn thế giới. Hơn nữa, hầu hết quá trình sản xuất hiện nay diễn ra bên
ngoài đất nước của công ty mẹ, nhu cầu trong nước được cung cấp với hàng nhập khẩu từ các nước
đang phát triển và các nước công nghiệp khác. Vào cuối giai đoạn này, sản xuất trong nước thậm chí có
thể chấm dứt hoàn toàn.
Vd như Apple, sản xuất ban đầu tại Mỹ, sau đó qua Trung quốc, sau đó nhập hàng từ trung quốc
zìa.
Các hạn chế của thuyết vỏng đời sản phẩm:
+Vernon phát triển lý thuyết của ông tại một thời điểm khi hầu hết các sản phẩm mới được phát
triển trên thế giới có nguồn gốc và được bán đầu tiên ở Mĩ. Nhưng ngày nay thì khác, không phải hầu
hết sản phẩm đều xuất phát từ Mỹ sản phẩm mới dường như được mọc lên ở khắp mọi nơi, cũng như
các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty đều dc tiến hành trên toàn cầu.
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 9
+Hơn nữa, các công ty hiện nay thiết kế sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm với tốc độ rất nhanh
chóng. Kết quả là sản phẩm lỗi thời nhanh hơn và một tình huống xuất hiện là các công ty chưa "chiếm
lĩnh" các thị trường hiện có của họ lại xuất hiên các sản phẩm mới. Điều này buộc các công ty giới
thiệu sản phẩm trên thị trường rất nhiều đồng thời thu hồi lại nghiên cứu một sản phẩm và chi phí phát
triển trước khi suy giảm doanh số bán hàng của nó và nó được giảm từ các dòng sản phẩm.
+Ngày nay thì các công ty vẫn có thể thu lợi nhuận lớn từ việc sản xuất sản phẩm tại quốc gia mà
công ty này ra đời rồi xuất khẩu những sản phẩm này ra các thị trường khác mà không cần đầu tư cơ sở
sản xuất ra các thị trường khác (thông qua lợi thế về quy mô). Bên cạnh đó thì các công ty ngày nay có
thể lựa chọn việc hợp tác với các công ty ở các thì trường mục tiêu, sử dụng chính cơ sở sản xuất của
các cộng ty đó mà không cần xây mới. Lý thuyết vòng đời sản phẩm đã bỏ qua những lựa chọn này mà
thay vào đó chỉ đơn giản cho rằng khi thị trường của một nước có dung lượng đủ lớn để hỗ trợ cho hoạt
động sản xuất ở nước đó thì hoạt động FDI sẽ diễn ra. Chính điều này đã làm giảm khả năng lý giải và
áp dụng của lý thyết này đối với hoạt động kinh doanh vì nó không xác định được rõ khi nào việc đầu tư
ra nước ngoài là có lợi cho các công ty đầu tư.
+Cuối cùng, lý thuyết này được thách thức bởi thực tế là nhiều công ty đang hoạt động tại thị
trường quốc tế từ khi các công ty này. Nhiều công ty nhỏ đang hợp tác với các công ty tại các thị trường
khác để phát triển sản phẩm mới hoặc các công nghệ sản xuất. Chiến lược này đặc biệt hiệu quả cho các
công ty vừa và nhỏ để có thể tiếp cận thị trường toàn cầu. Internet cũng làm cho nó dễ dàng hơn cho
một công ty nhỏ để đạt được một khán giả toàn cầu từ khi ra đời. Ví dụ Ingenico của Pháp bây giờ là số
một thế giới nhà cung cấp của hệ thống giao dịch an toàn, bao gồm cả thiết bị đầu cuối và phần mềm
liên quan của họ. Nhưng các công ty bắt đầu nhỏ và làm việc với mạng lưới toàn cầu của các doanh
nhân nằm rải rác trên khắp thế giới, những người đóng vai trò đại lý của Ingenico bằng cách cho công ty
một mặt địa phương và giúp nó để chinh phục các thị trường địa phương. Giám đốc điều hành Gerard
Compain giải thích tính hữu ích của mạng lưới toàn cầu của mình, những người này biết quốc gia của
họ tốt hơn so với chúng ta. Và họ biết làm thế nào để thiết kế và bán sản phẩm cho các thị trường này ".
Quick study 171
Câu 1: Thuyết thương mại mới là gì? Giải thích ý nghĩa lợi thế người đi đầu.
Thuyết thương mại mới xác định rằng:
(1) Có các lợi ích được tạo ra từ việc chuyên môn hóa và làm gia tăng hiêụ quả với quy
mô sản xuất lớn
(2) Các công ty trước hết xâm nhập thị trường có thể tạo ra các rào cản để ngăn chặn
sự xâm nhập (của đối thủ)
(3) Chính phủ có thể đóng vai trò trợ giúp các công ty đặt cở sở tại nướ mình.
Vì lý thuyết nhấn mạnh đến hiệu suất nên nó được coi là phù hợp với lý thuyết lợi thế so sánh
nhưng lại xung đột với lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất
Lợi thế người đi đầu
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 10
Khi công ty gia tăng phạm vi chuyên môn hóa trong sx hàng hóa sản lương gia tăng do khai thác
được tính hiệu quả. Ko chú ý đến khối lượng về sản lượng của cty, các chi phí sản xuất là không đổi.
Khi sản lượng gia tăng các cty có thể thực hiện tính hiệu quả do quy mô sản xuất lớn thúc đẩy chi phí sx
của đơn vị thập hơn. Đó là lý do để cty mở rộng, nó có thể giảm giá cho các người mua hàng, buộc các
đối thủ tiềm năng phải chạy theo sản lượng nếu muốn cạnh tranh về giá. Điều này dẫn đến lợi ích cho
người tiên phong thâm nhập thị trường.
Lợi thế người đi đầu là lợi thế kinh tế và chiến lược thu được bởi là cty đầu tiên xâm nhập vào 1
ngành công nghiệp nào đó. Lợi thế này tạo ra 1 rào cản đáng kể ngăn chặn đối thủ tiềm ẩn.
Ngoài ra, mổi quốc gia có thể chi phối hàng hóa xuất khẩu,vì vậy nhiều doanh nghiệp nhờ vào
sự giúp đỡ của chính phủ chịu trách nhiệm, bảo đảm trong các hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro
thương mại.Tuy nhiên học thuyết vẫn còn khá mới lạ nên chưa có cơ sở để đánh giá 1 cách chính xác
vấn đề này.
Câu 2: Mô tả thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Một nhấn tố tiến bộ nghĩa là gì? (ra thi)
Năm 1990 Michael Porter đưa ra lý thuyết tại sao một số nước dẫn đầu về một số sản phẩm như
Thụy Sĩ có lợi thế về đồng hồ, Ý lại có lơị thế về chế tác đồ gốm. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
của ông xác định rằng: “ tính cạnh tranh của quốc gia trong một ngành tùy thuộc vào năng lực của
ngảnh để cạnh tranh và năng cấp. Ông nghiến cứu giải thích tại sao một số nước lại có năng lực cạnh
tranh hơn trong một số ngảnh, và ông đưa ra mô hình Viên Kim Cương gồm 4 yếu tố cơ bản tạo nên
tính cạnh tranh của quốc gia
(1) Các điều kiện về yếu tố sản xuất
(2) Điều kiện về nhu cầu
(3) Các ngành liên quan và hỗ trợ
(4) Chiến lược, cơ cấu và tính cạnh tranh của cty
Nhân tố tiến bộ bao gồm trình độ kỹ năng lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật
tiến tiến. Các yếu tố trên là kết quả các cuộc đầu tư về giáo dục và canh tân như huấn luyện canh tân và
nghiên cứu cúng phát triển công nghệ. Các yếu tố cơ bản là đốm lửa khởi đầu cho sx một sản phẩm thì
các nhân tố tiến bộ là chiếm được lợi thế cạnh tranh bền vững mà một nước hưởng được trong sản phẩm
đó. Thí dụ, Nhật ko có lợi thế về xe hơi vì ko giàu tài nguyên quặng sắt họ phải nhập khẩu sắt từ các
nước khác nhưng họ đã phát triển hiệu suất hoạt động và lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm thông
qua các nỗ lực huấn luyện đào tạo công nhân cải tiến công nghệ và các quy trình làm viêc.
Câu 3: Bốn yếu tố cơ bản và 2 nhân tố ảnh hưởng của mô hình Viên Kim Cương Porter
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố đã đề cập đến các nguồn lực của một quốc gia như nguồn lao động, tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu và những yếu tố quan trọng khác đối với những sản phẩm mà quốc gia sẽ
sản xuất và xuất khẩu. Porter nhận thức dược những giá trị của những nguồn lực này đồng thời bổ sung
thêm các nhân tố tiên bộ. Các nhân tố tiến bộ là kết quả của sự đầu tư váo các lĩnh vực giáo dục và đổi
mới như việc đào tạo công nhân hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trong khi các yếu tố cơ
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa: Nguyễn Văn Tùng Trang 11
bản tạo cơ sở tiền đề cho việc sản xuất sản phẩm thì các yếu tố là cần thiết lợi thế cạnh tranh của quốc
gia trong sx sản phẩm đó.
Điều kiện nhu cầu:
Nhu cầu sản phẩm nội địa của khách hàng ngày càng phức tạp và đòi hỏi áp lức cạnh tranh. Một
thị trường nội địa phức tạp khiến các cty phải biến đổi các sản phẩm hiện có bằng việc thiết kế mẫu mã
mới và phát triển các sản phẩm công nghệ hoàn toàn mới. Các cty tại các thị trường với người mua phức
tạp tinh tế sẽ gia tăng được khả năng cạnh tranh của mình.
Các ngành liên quan và hỗ trợ:
Các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào được yêu cầu.nghĩa là các nhóm
ngành kinh tế có liên quan với nhau hoặc cùng khu vực địa lí sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm tăng năng suất và
khả năng cạnh tranh hơn khi không có nhóm.Các nhóm kinh tế liên quan thường chiếm một thị phần
trong khu vục hoạt động kinh tế và cũng nhanh chóng lan sang các khu vực khác.”Nhóm xuất khẩu”
xuất khẩu các sản phẩm hay thực hiện các cuộc đầu tư để cạnh tranh bên ngoài khu vực địa phương là
nguồn chủ yếu của thịnh vương lâu dài của các khu vực.
Chiến lược, cơ cấu và tính cạnh tranh của cty:
Quyết định mang tính chiến lược sẽ có tác động lâu dài đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ
cấu và tính cạnh tranh ngành hoạt động của cty giữa các cty của quốc gia đều quan trọng, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp càng ác liệt thì khả năng cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp càng cao. Điều đó
giúp các cty trong nước ạnh tranh hữu hiệu với hàng nhập khẩu và với các cty nước ngoài muốn tổ chức
sx ở thị trường quốc gia đó.
Hai nhân tố ảnh hưởng : Chính phủ và Cơ hội
Chính sách Chính phủ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu thông qua các tiêu chuẩn sản phẩm, ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh thông qua các quy định và luật chống độc quyền tác động của nguồn sẵn có lao
động được đào tạo và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tiến bộ.
Cơ hội cũng mang lại tính cạnh tranh cho doanh nghiệp,đồng thời cũng đe doạ tới chính bản
thân doanh nghiệp. Cty Mc Donald’s giữ lợi thế cạnh tranh tên thế giới về thức ăn nhanh nhưng bị
thách thức bởi việc khám phá Bệnh Bò Điên, để giữ chân khách hàng đổ xô tới các sản phẩm ko dùng
thịt bò của đối thủ cạnh tranh, họ đã đưa ra sản phẩm sandwich thịt heo.