Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.13 KB, 72 trang )

Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp nông thôn là khu vực sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống con
người, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người với sản phẩm chủ yếu là lương thực
thực phẩm – vừa là sản phẩm tự nhiên ( do cây trồng, vật nuôi có những quy luật sinh
trưởng, phát triển không phụ thuộc con người ) vừa là sản phẩm của xã hội – sản
phẩm của người lao động nông nghiệp.
Vai trò của sản xuất nông nghiệp là rất lớn và tất nhiên vai trò của lao động
nông nghiệp cũng rất lớn, tuy nhiên , sản xuất nông nghiệp của nước ta còn rất lạc
hậu, manh mún. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập của lao động
nông nghiệp thấp. Xuất hiện lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là
biểu hiện tiêu cực của nền nông nghiệp nước ta.
Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này, làm sao để số lao động dư thừa này
có công ăn việc làm. Đây là vấn đề mà nhà nước và xã hội phải quan tâm để có
những biện pháp khắc phục tạo việc làm cho lao động dư thừa nông nghiệp nông
thôn.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có dân số đông, tốc độ tăng của lực lượng
lao động hàng năm cao, tỉ lệ đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và ngày càng
có xu hướng giảm sút do tác động mạnh của đô thị hóa. Tất cả các lý do trên làm cho
lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSH ngày càng cao.
Cùng với mối quan tâm chung của xã hội, tôi thực hiện đề tài: "Lao động dư
thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp".
Trong quá trình thực hiện, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Huy
Đức cùng các bác, anh chị trong viện Khoa học, Lao động và Xã hội. Nhân đây tôi
muốn gửi lời cảm ơn tới thầy cùng các bác, anh chị.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về lao đông, lao động nông
thôn và vị trí, vai trò của nó làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về
dư thừa lao động nông nghiệp nông thôn ở ĐBSH.
Lớp KTPT 47A-QN
1


Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
- Phân tích thực trạng dư thừa lao động nông thôn vùng ĐBSH trong
những năm qua và đưa ra những đánh giá nhận xét để giải quyết vấn đề.
- Xem xét phương hướng của Đảng và nhà nước, đưa ra những biện pháp
giải quyết dựa trên những phân tích về thực trạng dư thừa lao động.
Đối tượng nghiên cứu: là bộ phận lao động nông nghiệp nông thôn vùng
ĐBSH
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian : Nghiên cứu ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000-2008
Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp
phân tích, so sánh; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phân tích thông
kê...
Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1:Lao động nông thôn và vấn đề dư thừa lao động trong nông
nghiệp nông thôn
Chương 2: Thực trạng lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn vùng
ĐBSH
Chương 3: Các giải pháp tăng cường việc làm trong nông thôn vùng ĐBSH
Lớp KTPT 47A-QN
2
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Chương I: Lao động nông thôn và vấn đề dư thừa lao động
trong nông nghiệp nông thôn
I . Những vấn đề chung về lao động nông thôn
1. Khái niệm và phân loại lao động
1.1. Nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp

luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ
tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí
khác nhau ở giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc trình độ phát triển của nền
kinh tế. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động là 15
tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 64 tuổi…). Trị số tối đa
về tuổi là trùng với tuổi về hưu. Ví dụ, ở Ôxtraylia không quy định tuổi về hưu và
cũng không có giới hạn tuổi tối đa. Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật Lao động
(2002), độ tuổi lao động đối với nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến
55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và
chất lượng.
Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc
và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi
quy định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
1.2. Lực lượng lao động.
Lớp KTPT 47A-QN
3
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO –
International Labour Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo
quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ
phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao
động theo quan niệm trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó
phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động xã hội.

Cũng cần chú ý là trong lực lượng lao động, chỉ có bộ phận những người
đang làm việc mới là những người trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội.
1.3 Phân loại lao động
1.3.1 Phân theo nguồn gốc hình thành
Căn cứ nguồn gốc hình thành người ta chia ra ba loại sau:
Một là, nguồn lao động có sẵn trong dân số, bao gồm những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động hay chính là dân số hoạt động. Độ tuổi lao động
là giới hạn về tâm sinh lý mà theo đó con người có đủ điều kiện tham gia vào quá
trình lao động. Việc quy định giới hạn độ tuổi lao động phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế xã hội của từng nước và trong từng thời kỳ . Ở nước ta quy định giới hạn độ tuổi
lao động là từ tròn 15 tuổi đến tròn 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam).
Nguồn lao động có sẵn trong dân số chiếm tỷ lệ cao trong dân số ( thường là từ trên
50%).
Hai là, nguồn lao động tham gia hoạt động kinh tế còn gọi là dân số hoạt động
kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc
dân. Như vậy, nguồn lao động này không bao gồm những người trong độ tuổi lao
động có khả năng hoạt động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh tế
(thất nghiệp, có khả năng làm việc nhưng không muốn làm việc, đang học tập…).
Ba là, nguồn lao động dự trữ. Nguồn lao động này bao gồm nhưngx người
trong độ tuổi lao động nhưng vì những lý do khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh
tế song khi cần thiết có thể huy động được như là: những người nội trợ trong gia
Lớp KTPT 47A-QN
4
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
đình, những người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những người trong độ tuổi lao động
đang bị thất nghiệp.
1.3.2 Phân theo vai trò của nguồn lao động
Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn lao động người ta chia ra thành ba
loại:
Một là, nguồn lao động chính: Đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong độ

tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất.
Hai là, nguồn lao động phụ: đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao
động có thể và cần phải tham gia vào nền sản xuất xã hội đặc biệt là ở các nước kém
phát triển.
Ba là, nguồn lao động bổ sung: là bộ phận nguồn lao động được bổ sung từ
các nguồn khác( số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi lao động
thôi học ra trường,…).
2. Vị trí của lao động nông thôn.
Nước ta, nông thôn là khu vực rộng lớn, trong đó chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp (SXNN). Hoạt động SXNN được tham gia bởi rất nhiều người ở các lứa tuổi
khác nhau thậm chí có cả những người ngoài tuổi lao động. Lao động nông nghiệp
nông thôn (LĐNNNT) là những người trong độ tuổi lao động từ 16 tuổi đến 60 tuổi
đối với nam và từ 16 tuổi đến 55 tuổi dối với nữ.
Hiện nay lao động ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 77,4% lực lượng lao
động cả nước trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 69,9% lực lượng lao
động thường xuyên trong các ngành. Do đó, lực lượng lao động nông nghiệp nông
thôn có vị trí quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế đấ nước.
3. Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng bởi đặc điển của sản xuất
nông nghiệp, chịu sự chi phối của tự nhiên, của các quy luật tự nhiên nên có những
đặc điểm khác biệt với lao động trong các ngành khác.
3.1. Lao động nông nghiệp nông thôn có tính thời vụ.
Lớp KTPT 47A-QN
5
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối của tự nhien với những quy luật sinh
trưởng, phát triển riêng của từng loại cây trồng vật nuôi. điều này quy định tính thời
vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng như tính thời vụ của lao động nông nghiệp.
Quá trình SXNN là quá trình gieo trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng giai
đoạn phát triển của cây trồng vật nuôi. Trong quá trình này có những thời gian lao

động không tác động vào cây trồng mà cây trồng tự sinh trưởng, phát triển theo
những quy luật sinh học của nó. Những thời gian đó gọi là thời gian nhàn rỗi của lao
động nông nghiệp.
Tính thời vụ của lao động nông nghiệp nông thôn ( đặc biệt với lao động trong
ngành trồng trọt) có ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và thu nhập của người lao
động nông nghiệp, đặc biệt đối với hộ nông dân SXNN thuần tuý, không có nghề
phụ. Vì trong cả quá trình sản xuất, từ làm đất, gieo trồng đến khi thu hoạch có
những thời điểm lao động nông nghiệp rất bận rộn với khối lượng lớn công việc như
thời kỳ thu hoạch. Nhưng lại có những thời gian nhàn rỗi như thời gian mà cây trồng
có thể tự sinh trưởng, phát triển nhờ nguồn dinh dưỡng được tạo ra từ ban đầu cũng
như các quy luật sinh học của nó.
Do tính chất của công việc trong SXNN như vậy mà hình thành nên tâm lý
hay thói quen làm việc một cách không liên tục, không sáng tạo của người lao động
nông nghiệp nông thôn. Việc nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi dựa vào tiến bộ
khoa học công nghệ nhiều hơn là dựa vào năng lực ủa người lao động.
Một biểu hiện rõ nét của tính thời vụ của lao động nông nghiệp nông thôn là
số lao động dư thừa trong trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, sự dư thừa này
còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng lao động dư thừa trong những thời gian nhàn
rỗi của sản xuất nông nghiệp là một thực tế.
3.2. Lao động nông nghiệp nông thôn có kết cấu phức tạp, không đồng
nhất.
Điều này do tính chất của nghề nông, do lịch sử phát triển, do tập quán
sẩn xuất của từng khu vực nông thôn. Lao động nông nghiệp nông thôn có trình
độ rất khác nhau gữa các vùng nông thôn. Hoạt động SXNN được tham gia bởi
Lớp KTPT 47A-QN
6
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
nhiều người ở nhiều độ tuổi trong đó có có cả những người ở ngoài độ tuổi lao
động. Lao động nông nghiệp nông thôn ở các vùng khác nhau có những cách
thức tổ chức sẩn xuất riêng biệt, đặc trưng cho từng vùng và hình thành nên tư

duy khác nhau trong sản xuất.
SXNN chủ yếu là sản xuất bởi từng hộ gia đình nên lao động nông nghiệp
nông thôn còn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình
thường làm theo sợ chỉ dẫn của người chủ gia đình, lao động nông nghiệp nông thôn
chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp ( đất đai, thời tiết,
khí hậu....) nên nhận thức của lao động nông nghiệp nông thôn về các quy luật tự
nhiên, quy luật sinh trưởng phát triển ở các vùng khác nhau là khác nhau.
3.3. Trình độ lao động nông nghiệp nông thôn thấp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm những người thuộc nhiều lứa tuổi có
trình độ rát chênh lệnh và khả năng tổ chức sản xuất kém, thực tế ngay cả những
người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các
nghành kinh tế khác. do trình độ thấp nên việc tổ chức quản lý sản xuất kém hơn và
năng xuất lao động trong nông nghiệp kém hơn.
Có lẽ trình độ lao động nông nghiệp nông thôn thấp hơn là do ưu đãi của tự
nhiên với những quy luật quy luật sinh học gán cho sản xuất nông nghiệp, người sản
xuất nông nghiệp có thể không cần chăm sóc hoặc ít quan tâm đến cây trồng, vật nuôi
mà vẫn có sản phẩm thu hoạch. Từ đó tạo ra trạng thái trì trệ không chịu vận động,
không sáng tạo của lao động nông nghiệp nông thôn nếu so sánh với lao động trong
công nghiệp thì có sự khác nhau rõ nét về tính chất công việc và trình độ cần có của
lao động. Đối với sản xuất công nghiệp, lao động phải hoạt động một cách liên tục
mới có được sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh mà sản phẩm công nghiệp lại luôn biến
đổi về mẫu mã và chất lượng nên lao động trong công nghiệp phải luôn vận động,
sáng tạo trong công việc để có những sản phẩm mới, chất lượng cao hơn.
Tóm lại, phương thức sản xuất nông nghiệp quyết định trình độ của lao động
nông nghiệp là thấp hơn trrình độ lao động thuộc các khu vực kinh tế khác, trong quá
trình phát triển của xã họi, nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng, trình
Lớp KTPT 47A-QN
7
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
độ lao động nông nghiệp nông thôn ngày càng được nâng cao do nhu cầu của con

người về sản phẩm nông nghiệp, do tiến bộ trong khoa học, công nghệ có tác động
mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và do sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực
kinh tế khác có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nó
đòi hỏi trrình độ lao động nông nghiệp nông thôn phải nâng cao hơn để thích ứng.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá với quy mô lớn. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra phải được trao đổi,
mua bán trên thị trường thì trình độ của lao động trong nông nghiệp phải đạt ở một
mức độ nhất định mới có thể tổ chức sản xuất một cách có hiệu quả, nến không sẽ bị
loại khỏi khu vực sản xuất và trở thành lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn. Tuy nhiên lao động dư thừa còn do nhiều yếu tố khác tác động như: tính
thời vụ trong sản xuất nông nghiệp...
Nói chung, lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn có trình độ thấp,
và thấp hơn mặt bằng chung của lao động nông nghiệp, nông thôn nên rất hạn chế về
khả năng tổ chức sản xuất.
3.4 Thu nhập của người lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp
Thực tế thu nhập của người lao động nộng nghiệp , nông thôn thấp hơn rất
nhiều sdo với thu nhập của người lao động làm việc ttrong công nghiệp , và dịch vụ.
Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là năng suất lao động của
khu vực sản xuất nông nghiệp thấp. Năng suất lao động nông nghiệp chịu nhiều yếu
tố như:
Điều kiện khí hậu địa hình đất đai là yếu tố tác động hàng ngày và trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp.
- Các quy luật sinh học cây trồng vật nuôi: quyết định đến chu kỳ sản xuất
của hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp chu kỳ thường kéo dài làm
tăng thời gian quay vòng vốn tăng chi phí đầu vào .... dẫn đến giảm năng
suất lao động nông nghiệp.
- Trình độ, công cụ máy móc, thiết bị nông nghiệp thấp. Sản xuất nông
nghiệp chủ yếu dựa vào các công cụ lao động thô sơ của từng hộ sản xuất.
Lớp KTPT 47A-QN
8

Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
- Trình độ người lao động trong nông nghiệp thấp nên khó thu được hiệu
quả cao trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Một số nơi tập quán sản xuất còn rất lạc hậu nên kìm hãm sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp. ậ những nơi này sản xuất nông nghiệp năng xuất lao
động rất thấp.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến thu nhập của ngời lao
động nôgn nghiệp nông thôn như:
- Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp: làm cho thu nhập của người lao
động nông nghiệp không ổn định tại những thời điểm khác nhau.
- Tình hình biến động giá cả của sản phẩm nông nghiệp bất lợi cho kinh
doanh nông nghiệp. Giá nông sản của nông dân thường thấp hơn so với giá
thị trường do bị thương nhân ép giá.
- Tình trạng gia tăng dân số ở nông thôn làm giảm đi một cách tương đối về
diện tích đất canh tác và thu nhập bình quân giảm.
- Tình trạng thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị
hoá gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện trình độ thâm
canh cao.
Trong những năm gần đây, thu nhập của lao động nông nghiệp, nông thôn đã tăng
đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện, năng xuất lao động cao hơn trước. Tiến bộ khoa
hoc công nghệ đuợc áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ sinh học. Với
các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Trình độ thâm canh cao hơn, với nhiều
loại phân hoá học, phân vi sinh đuợc sử dụng phổ biến.
Sản xuất nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nên
thu nhập của lao động nông nghiệp cao hơn trước và ổn định hơn, trong đó cần kể
đến thu nhập của lao động nông nghiệp trong các trang trại, các nghề phụ càng ngày
càng được phát huy và là nguồn thu nhập thêm của người lao động nông nghiệp.
Tuy đời sống nông dân đã được cải thiện nhưng thực tế hiện nay thì mức thu
nhập, mức sống của người lao động nông nghiệp còn quá thấp so với mức bình quân
của thế giới cũng như so với lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác. Số

Lớp KTPT 47A-QN
9
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
người thất nghiệp là vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay, lao động dư thừa trong
nông nghiệp, nông thôn thường bị rơi vào cảnh nghèo đói.
3.5. Lao động nông nghiệp, nông thôn có xu hướng chuyển sang khu vực
kinh tế phi nông nghiệp .
Hiện nay, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, có nhiều ngành nghề xã hội. Đối với một người lao động có
trình độ nhất định, năng động sáng tạo thì việc lựa chọn cho mình môt nghề hay một
lĩnh vực kinh tế nào đó để hoạt động sản xuất kinh doanh là không khó. Thực tế là
nhiều lao động có năng lực ở khu vực sản xuất nông nghiệp co xu hướng chuyển
sang các hoạt động thương mại, dịch vụ hoăc sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp… trong đó số người chuyển sang hoạt động kinh doanh thương mại và
dịch vụ nhiều. Vậy tại sao họ lại chuyển sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp?
Như chúng ta đã biết, năng xuất lao động trong nông nghiệp thấp, hoạt động
sản xuất kinh doanh nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, mức độ rủi ro cao, thời gian
quay vòng vốn dài, lợi nhuận của một chu kỳ sản xuất kinh doanh thấp. Vì vậy,
những người lao động nông nghiệp có năng lực chuyển sang các hoạt động sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp để hoạt động kinh tế hiệu quả hơn và làm giàu một cách
nhanh hơn.
Một số người vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm thương mại, dịch vụ có thu
nhập cao. Trong đó, thu nhập từ kinh doanh thương mại, dịch vụ là chủ yếu còn sản
xuất nông nghiệp chỉ là để ổn định nhu cầu lương thực, thực phẩm hoặc không muốn
bỏ không hoặc bán đất canh tác hoặc để tận dụng nhân công trong gia đình.
Những lao động nhàn rỗi hay lao động dư thừa trong nông nghiệp tại sao
không làm kinh tế ở khu vực kinh tế phi nông nghiệp? Có lẽ họ bị hạn chế về năng
lực hoặc hạn chế về vốn kinh doanh hoặc các yếu tố khác.
Nhìn vào xu hướng vận động này, chúng ta có thể đưa ra biện pháp tạo việc
làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên, để đưa ra biện pháp tạo việc làm

cho người lao động không phải là công việc đơn giản mà phải hội đủ các điều kiện
thực hiện biện pháp đó.
Lớp KTPT 47A-QN
10
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
4. Loại hình và cấp bậc công việc trong nông nghiệp nông thôn
4.1. Loại hình lao động trong nông nghiệp nông thôn
+ Lao động sản xuất cây lương thực thực phẩm: loại lao động này thường tập
trung ở các trang trại, hộ sản xuất ở vùng sản xuất sản phẩm thực phẩm trọng điểm
xung quanh các khu đô thị, các khu công nghiệp, gần thị trường tiêu thụ.
+ Lao động sản xuất cây công nghiệp thường tập trung ở các trang trại hoặc hộ
gia đình ở vùng cây công nghiệp, gắn liền với hệ thống chế biến.
+ Lao động sản xuất cây ăn quả: là những lao động trong các trang trại hoặc
hộ gia đình trồng cây ăn quả. Loại lao động này thường kết hợp với lao động sản xuất
cây lương thực thực phẩm.
+ Lao động chăn nuôi đại gia súc ( trâu, bò…), gia súc (lợn) hoặc gia cầm
+ Lao động nuôi trồng thuỷ sản là lao động của các hộ gia đình hoặc các
doanh nghiệp nuôi thuỷ hải sản ở các vùng trũng, có nhiều ao hồ.
+ Lao động tham gia vào các dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp nông thôn như
dịch vụ thuốc thú y, dịch vụ phân bón,…
+ Lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến
4.2. Cấp bậc công việc trong nông nghiệp nông thôn
Trong lao động nông nghiệp nông thôn có nhiều ngành nghề khác nhau và mỗi
loại đó lại mang vị trí cấp bậc công việc khác nhau:
Sản xuất cây lương thực vẫn được coi là chủ đạo và thu hút nhiều lao động
nông nghiệp nông thôn tham gia.
Sản xuất cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), gia súc (lợn), gia cầm
được xếp vị trí thứ hai trong những công việc thu hút nhiều lao động tham gia.
Sản xuất cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản đứng vị trí thứ ba.
Số lượng lao động tham gia vào các ngành dịch vụ và công nghiệp còn ít và hạn chế.

5.Nguồn lao động trong nông nghiệp
Lớp KTPT 47A-QN
11
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Để duy trì sản xuất, nông nghiệp cần lao động từ các nguồn sau: lao động của
nông trại (hộ gia đình hay của doanh nghiệp nông nghiệp), lao động từ thị trường và
lao động đổi cộng
5.1. Lao động của nông trại
Lao động của nông trại là toàn bộ những người có khả năng lao động trong
nông nghiệp của trang trại hay doanh nghiệp đó. Ở nước ta, nguồn lao động này bao
gồm những người trong độ tuổi lao động ( 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối
với nữ) và những người trên hay dưới tuổi lao động quy định trên có khả năng lao
động. Lao động của nông trại biến động theo quy luật nhân khẩu hộ gia đình. Tỷ lệ
người tiêu dùng trên lao động là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức độ tham gia lao
động của các thành viên trong nông trại vào quá trình sản xuất.
5.2. Lao động đổi công
Trong thời vụ căng thẳng, các nông trại (thường là các nông hộ) thường thiếu
lao động. Để khắc phục tình trạng đó, nông trại thường tiến hành đổi công cho nhau.
Sự đổi công này được thực hiện trên cơ sở ngang bằng dựa trên sự thoả thuận của
nông dân. Đổi công cũng khá phổ biến đối với những trang trại quy mô vừa và nhỏ
để giải quyết tình trạng khan hiếm lao động lúc thời vụ căng thẳng. Phần lớn ở nông
thôn thuộc ĐBSH, đổi công là hình thức chủ yếu giải quyết sự thiếu hụt lao động lúc
thời vụ.
5.3. Lao động thuê ngoài
Nguồn lao động thuê mướn từ thị trường phản ánh mức công về một loại lao
động nào đó ứng với tiền công nhất đinh. Nguồn lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng
cao nhất là các doanh nghiệp có quan hệ thị trường rộng. Tỷ lệ lao động thuê ngoài
trong nông hộ thường thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nông nghiệp, mức độ thuê
mướn lao động ngoài thị trường của nông trại tuỳ thuộc vào năng suất lao động và
giá tiền công trên thị trường và quy mô nông trại.

6.Vai trò của lao động nông thôn đối với tăng trưởng kinh tế
Lớp KTPT 47A-QN
12
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc đảm bảo bốn nhân tố cơ bản là
nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ trong đó nguồn
lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử sụng, phát triển các nguồn lực còn lại.
Sức lao động là một bộ phận của yếu tố "đầu vào" của quá trình kinh tế. Chi phí lao
động, mức tiền công và số người có việc làm thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao
động trong hàng hóa, dịch vụ, nó trở thành nhân tố phản ánh sự tăng trưởng kinh tế.
Lực lượng lao động ở nông thôn Việt Nam nói chung và ĐBSH nói riêng có
thể nói là chiếm đa số trong tổng lượng lượng lao động. Tuy nhiên lao động nhiều
nhưng lại có biểu hiện dư thừa lao động hay thiếu việc là. Lao động có năng suất
thấp, phần đóng góp của lao động nông thôn trong tổng thu nhập còn hạn chế. Như
vậy, vùng nông thôn là khu vực có số ngừơi lao động có việc làm thấp hơn so với
tiền năng lao động vốn có.Lao động nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
II. Lao động dư thừa và các tiêu chí đánh giá
1. Khái niệm lao động dư thừa
Quá trình sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động
không đồng đều, đặc biệt trong ngành trồng trọt việc làm chỉ thạp trung chủ yếu vào
gieo trồng, và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, đó là lao động “ nông nhàn”
trong nông thôn hay còn gọi là lao động dư thừa trong nông thôn.
2. Các tiêu chí đánh giá lượng lao động dư thừa
2.1 . Tỷ lệ thất nghiệp
+ Tỷ lệ thất nghiệp : được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa số người thất
nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế. Theo khái
niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là
tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng

không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Người thất nghiệp là người
trong độ tuổi lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Lớp KTPT 47A-QN
13
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Theo báo cáo của ILO (2004), tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở các nước
đang phát triển cao hơn 3,3 lần so với lứa tuổi khác. Nguyên nhân một phần do kinh
tế chưa phát triển chưa tạo được việc làm, mặt khác trong 10 năm qua số người ở độ
tuổi thanh niên tăng nhanh (tăng 10,5%) trong khi tốc độ tăng việc làm cho thanh
niên lại tăng chậm (tăng 0,2%).
+ Tỷ lệ thiếu việc làm ( áp dụng cho nông thôn) : là tỷ lệ % của số người
thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế
Trong khu vực nông thôn, tình trạng thiếu việc làm là hiện tượng phổ biến ở
các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nông nghiệp; do
khu vực kinh tế phi nông nghiệp nông thôn chậm phát triển. Mức độ thiếu việc làm ở
nông thôn càng trầm trọng khi chúng ta xét tới tính thời vụ của việc làm. Chẳng hạn ở
Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, trong thời gian mùa
vụ, một nông dân có thể làm việc 11 giờ/ngày, trong khi đó, ở thời kỳ nông nhàn họ
chỉ làm việc 3giơ/ngày. Như vậy, với các nước đang phát triển, chỉ tiêu thất nghiệp
chưa phản ánh đúng và đầy đủ thực trạng lực lượng lao động chưa được sử dụng hết.
2.2 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động được sử dụng rộng rãi ở nông thôn. Tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động là tỷ lệ % của thời gian thực tế làm việc so với với tổng quỹ
thời gian có nhu cầu làm việc của dân số hoạt động kinh tế
2.3. Tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
+ Tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong dân số phản ánh quy mô
dân số 15 tuổi trở lên đang làm việc, đang gánh vác hoạt động kinh tế trong nền kinh
tế và được xác định bằng cách lấy dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia cho tổng
dân số.
+ Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ (Tvlđđ): là tỷ lệ % của số người có việc làm

đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế
III. Nguyên nhân dẫn đến lao động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn
Lớp KTPT 47A-QN
14
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
1. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa, dân số tăng.
Đất nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng giảm và manh mún. Trong
những năm qua, mặc dù diện tích đất tự nhiên của vùng có tăng lên do khai hoang,
phục hóa nhưng do quá trình đô thị hóa, đất công nghiệp và dành cho các nhu cầu
khác không ngừng tăng lên, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. So
với cả nước, ĐBSH là nơi có đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất, 497m2
so với 1.224m2 (chỉ bằng 40,7% mức bình quân chung của cả nước). Đất nông
nghiệp bình quân đầu người thấp và rất manh mún, bình quân một hộ ở ĐBSH có từ
2-4 mảnh, điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của ĐBSH giảm kéo theo đó là
lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp tăng.
Đô thị hóa đòi hỏi phải dành một bộ phận đất nông nghiệp cho việc xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng. Đô thị hóa càng mạnh thì đất đai nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng ngày càng thu hẹp. Riêng vùng ngoại thành Hà Nội, đất canh
tác bình quân một lao động nông nghiệp là 1,15 ha vào năm 1990 nhưng đến nay chỉ
còn 0,09 ha. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp còn lại 29.965,8 ha. Để
giữ nguyên đất canh tác bình quân đầu người như ở mức năm 1990, với điều kiện các
yếu tố khác không đổi thì việc mất đất canh tác do quá trình đô thị hóa ở ngoại thành
Hà Nội đã làm dư ra hơn 16 vạn lao động nông nghiệp. Theo viện Quy hoạch và thiết
kế nông nghiệp- Bộ NN&PTNT, dự báo đến năm 2010, đất nông nghiệp vùng ĐBSH
sẽ bị mất do phát triển đô thị và các khu công nghiệp, dịch vụ khoảng từ 38.000 -
40.000 ha. Đất nông nghiệp bị mất do chuyển sang các mục đích sử dụng phi nông
nghiệp chủ yếu là đất lúa màu và đất lúa. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình
giải quyết việc làm và chất lượng việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nói chung,
trong đó có vùng đồng bằng sông Hồng. Vì vậy chưa giải quyết được tình trạng lao
động nông nghiệp thiếu việc làm

2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp diễn ra chậm chạp
Việc làm của nông dân về cơ bản vẫn là thuần nông. Tức là lao động nông
thôn chủ yếu vẫn là nông dân. Hộ nông dân làm trồng trọt, chăn nuôi cả nước chiếm
tới 68,82%. Điều này cho thấy việc làm phi nông nghiệp, nhất là dịch vụ của nông
Lớp KTPT 47A-QN
15
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
dân phát triển . Hiện nay, nông nghiệp vẫn đang là khu tạo việc làm chủ yếu cho
nông dân của vùng.
Xu hướng chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ diễn ra chậm chạp. Dịch vụ nông
thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát, quy mô nhỏ, làm cho tình trạng thừa
lao động, thiếu việc làm trong nông nghiệp trở nên phổ biến. Tình trạng nông dân
bám đất, sản xuất lương thực để tự sản tự tiêu vẫn phổ biến nên việc làm cho nông
dân còn khó khăn. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm trong ngành trồng trọt
càng nghiêm trọng hơn. Số thời gian lao động thuần nông chỉ đạt 1/2 tổng quỹ thời
gian trong năm. Theo điều tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ở tỉnh Vĩnh
Phúc, hộ lao động thuần nông chỉ sử dụng tối đa 56,87% tổng quỹ thời gian; ở Hà
Tây là 50%. Đặc biệt, nếu chỉ chuyên trồng trọt, số giờ làm việc thực tế chỉ đạt
khoảng 630 giờ/4.800 giờ làm việc, tức là chỉ sử dụng hết 13,13% tổng quỹ thời gian
trong năm.
Tỷ trọng đóng góp nông nghiệp ngày càng giảm trong tổng GDP, tỷ trọng của
lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động cũng giảm nhưng số lao động tuyệt
đối vẫn tiếp tục tăng hàng năm, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 422000 lao
động, tạo thành dư thừa trong lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó khu vực công
nghiệp và dịch vụ mức tăng việc làm vẫn còn thấp cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn đến
việc thu hút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế.
3. Dân số và cung lao động tăng nhanh hơn tốc độ tạo việc làm
Trong thời gian gần đây, do tốc độ gia tăng dân số của nước ta luôn cao làm

cho dân số hoạt động kinh tê hay lực lượng lao động tăng lên hàng năm đặc biệt là
khu vực nông thôn của ĐBSH. Khu vực nông thôn ĐBSH năm 2000 có 7,517 triệu
người, đến năm 2007 tăng là 8,763 triệu người nhưng khả năng tạo việc làm lại hạn
chế do công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Dẫn tới việc dư thừa phần lớn lao
động nông thôn đặc biệt là nữ giới.
4. Hậu quả của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của
quá trình công nghiệp hoá
Lớp KTPT 47A-QN
16
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp, xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn diễn ra khá nhanh ở nhiều tỉnh của cả nước. Một mặt,
nó đang tạo ra diện mạo mới của khu công nghiệp và đô thị, góp phần khắc phục dần
sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, song, mặt khác, nhiều vấn đề xã hội nảy
sinh, trong đó có vấn đề việc làm của nông dân: tỷ lệ lao động nông nghiệp thất
nghiệp gia tăng và nhu cầu về việc làm của nông dân ngày càng lớn. Tổng diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 18.563 ha; dự kiến giai
đoạn 2006 – 2010 là 26.946 ha. Việc thu hồi đất với tốc độ nhanh đã làm cho khoảng
25 vạn nông dân trong độ tuổi lao động bị mất việc làm (giai đoạn 2001 – 2005); dự
kiến giai đoạn 2006 – 2010, số nông dân trong vùng bị mất việc làm cũng sẽ khoảng
24 vạn người, bình quân mỗi năm gần 5 vạn người. Phần lớn nông dân bị mất việc
làm vì nguyên nhân này đều đã ở độ tuổi trung niên (khoảng 35 – 50 tuổi), vì vậy,
giải quyết việc làm cho đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do sức khỏe
và khả năng thích ứng với nghề mới, nhất là những nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
của họ hạn chế, mặt khác, nhiều doanh nghiệp từ chối tiếp nhận đối tượng này vào
làm việc. Số còn lại là con em họ lại chưa được đào tạo nghề nên cũng gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm việc làm. Nếu không có biện pháp giải quyết cơ bản vấn đề này
thì tình trạng nghèo khó, bần cùng hoá trong một bộ phận nông dân sẽ diễn ra phổ
biến trong vòng vài năm tới khi số tiền đền bù của các hộ này đã dần cạn kiệt do tiêu
xài chủ yếu vào tiêu dùng, mua sắm những tiện nghi đắt tiền trong khi lẽ ra phải được

đầu tư vào đào tạo nghề, tạo việc làm mới. Vì vậy, phân cực giàu nghèo sẽ diễn ra
thêm phần gay gắt và đó là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến những điểm nóng, thậm chí
bùng phát những rối loạn trật tự xã hội ở nông thôn, làm giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng và chế độ.
Hiện nay, do mất đất sản xuất, không có việc làm hoặc thiếu việc làm trong
nông nghiệp và nông thôn, một bộ phận lớn nông dân của các tỉnh ở các độ tuổi khác
nhau đang kéo ra các thành phố lớn, các khu đô thị để tìm việc làm. Phần lớn trong số
họ phải chấp nhận làm những công việc giản đơn, nặng nhọc nhưng thu nhập thấp và
nhiều rủi ro. Đồng thời, điều này đang đặt ra nhiều vấn đề cho các địa phương phải
Lớp KTPT 47A-QN
17
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
giải quyết (cả nơi đi lẫn nơi đến) như việc quản lý nguồn nhân lực, tệ nạn xã hội gia
tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ quyền lợi người lao động ... Hiện nay, trên
địa bàn Hà Nội có khoảng 20 đến 25 vạn lao động đến từ các vùng nông thôn của các
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Đối với nông thôn Việt Nam hiện nay cũng như ở ĐBSH, năng suất lao động
thấp do chất lượng nguồn lao động không cao đang là một thách thức lớn. Trong
những năm vừa qua, trình độ học vấn của nông thôn không ngừng được vươn cao. So
với các nước có GDP bình quân đầu người tương đương với nước ta thì tỷ số chất
lượng nguồn nhân lực thông qua tỷ lệ người biết đọc, biết viết ở nước ta cao hơn
nhiều. Tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực thì trình độ chuyên môn kỹ
thuật trong lao động nông nghiệp nước ta vẫn còn kém. Trong bảy vùng lãnh thổ thì
ĐBSH là vùng có tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất,
chiếm 20,66% nhưng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng còn tới
79,33%. Điều đó, làm cho lao động khi tham gia vào quá trình CNH - HĐH không
đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng vẫn thiếu lao động có
tay nghề.

Chương II: Thực trạng lao động dư thừa trong nông nghiệp
ở ĐBSH
Lớp KTPT 47A-QN
18
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
I. Đặc điểm của ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
Diện tích 14.862,5 km
2
(2007)
Dân số 18.400.600 người (2007)
Mật độ 1.238 người/km
2
Đồng bằng sông Hồng là tên gọi chung cho vùng đất do phù sa sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp. Đây là một trong hai vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam:
Vùng núi và trung du phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây Bắc) và Đồng bằng sông
Hồng. Từ xưa, người Việt đã cư trú tại đây, đặc điểm canh tác chủ yếu là trồng lúa
nước, đơn vị cư trú là làng.
Đồng bằng sông Hồng rộng hơn 1,4 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc
với một vùng biển bao la ở phía Đông và Đông Nam. Số dân của vùng là 18.400.600
người (2007), chiếm 21,6% số dân cả nước. Hiện tại cũng như trong tương lai, Đồng
bằng sông Hồng là một trong những vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vùng là cái nôi của văn minh sông Hồng, nền văn minh đồ đồng phát triển
rực rỡ với trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, với nông nghiệp trồng lúa nước.
Hiện tại, Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh , Hà Nam , Hà
Nội , Hải Dương , Hải Phòng , Hưng Yên , Nam Định , Thái Bình , Ninh Bình , Vĩnh
Phúc .
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc
biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự

nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc,
nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
1. Điều kiện tự nhiên
Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 22
0
- 21
0
30' B và 105
0
30' - 107
0
Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ
Lớp KTPT 47A-QN
19
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và
vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của
vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ
0,4 - 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu
tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc. Vùng có khí hậu nhiệt đới và
cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,5
0
C. Lượng mưa
trung bình năm là 1400 - 2000mm.
Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa
Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc,
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp,
hành chính, chính trị cao nhất nước... Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có
cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng

khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông
Hồng. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực
phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu
Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện
tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Ngoài số đất
đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng
vẫn còn hơn 2 vạn ha.
Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa
của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các
loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Đất không được bồi đắp hàng năm
vẫn màu mỡ hơn đất được bồi đắp. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu
hơn đất thuộc vùng châu thổ sông Thái Bình. Có giá trị nhất đối với việc phát triển
cây lương thực ở Ðồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp
Lớp KTPT 47A-QN
20
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến
đổi nhiều do trồng lúa.
Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái
Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm
đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước
trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Vùng còn có bờ biển dài, có ngư trường
Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn.
Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản
xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình),
sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khoáng
sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt

Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản, du lịch
Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn
nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái
do khai thác quá mức.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm có 10 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh ,
Hà Nam , Hải Dương, Hải Phòng, Hư ng Yên, Nam Đinh, Ninh Bình, Thái Bình,
Vĩnh Phúc .
Biểu 1: Dân số, diện tích và mật độ dân số của các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước
Tên vùng, tỉnh Dân số
(nghìn người)
Diện tích
Km2
Mật độ
(người/km2)
Cả nước 85.154,9 331.211,6 257
ĐBSH 18.400,6 14.862,5 1.238
Hà Nội 6.232,9 3.325 1805
VĩnhPhúc 1.190,4 1.373,2 867
Bắc Ninh 1.028,8 823,1 1.250
Lớp KTPT 47A-QN
21
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Hải Dương 1.732,8 1.652,8 1.048
Hải Phòng 1.827,7 1.520,7 1.202
Hưng Yên 1.156,5 923,5 1.252
Thái Bình 1.868,8 1.546,5 1.208
Hà Nam 825,4 859,7 960

Nam Định 1991,2 1.650,8 1.206
Ninh Bình 928,5 1.392,4 667
Nguồn : Tổng cục Thống kê 2007 (riêng số liệu về Hà Nội cập nhật đến tháng
8/2008, sau khi sáp nhập với Hà Tây)
Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số
trung bình là 1238 người/km
2
(năm 2007). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung
bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với
Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận
lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong
phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến
những khó khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng.
Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (1805 người/km
2
), Thái
Bình (1.028 nngười/km
2
), Hải Phòng (1.202 người/km
2
), Hưng Yên (1.252
người/km
2
). Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của
châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng liên
quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước
là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công
nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, Đồng bằng

sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người.
Ở ĐBSH, dân số gia tăng vẫn còn nhanh. Vì vậy, tốc độ tăng dân số chưa phù
hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của đồng bằng.
Lớp KTPT 47A-QN
22
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Việt Nam là nước có diện tích canh tác tính theo đầu người rất thấp (892m
2
).
Trên cái nền chung ấy, chỉ số này ở Ðồng bằng sông Hồng còn thấp hơn nhiều do bị
sức ép quá nặng nề của dân số. Ở đây, bình quân mỗi đầu người chỉ đạt khoảng ½
con số trung bình của cả nước. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm
canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng
sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phì nhiêu.
Dân số đông và sự gia tăng dân số đã để lại những dấu ấn đậm nét về kinh tế -
xã hội. Mặc dù mức gia tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng sản xuất nhìn chung chưa
đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt vấn đề xã
hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn gây bức xúc.
Trong nhiều năm qua, nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên
phạm vi cả nước. Đối với Ðồng bằng sông Hồng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý (tương quan giữa tỉ lệ
người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các tỉnh trong vùng đều mang
giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi nhiều hơn số người chuyển đến Ngoài vấn đề
chuyển cư, giải pháp hàng đầu ở Ðồng bằng sông Hồng là việc triển khai có hiệu quả
công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỉ lệ sinh. Đồng thời, trên cơ sở
lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, từng bước giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng
lao động thường xuyên tăng lên, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
trong vùng.

Biểu 2:Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Hồng năm 1999
Tiêu chí Đơn vị
tính
ĐBSH Cả nước
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số % 1,1 1,4
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị
% 9,3 7,4
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn % 26 26,5
Thu nhập bình quân đầu người Nghìn đồng 280,3 295
Tỉ lệ người lớn biết chữ % 94,5 90,3
Tuổi thọ trung bình Năm 73,7 70,9
Lớp KTPT 47A-QN
23
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Tỉ lệ dân thành thị
% 19,9 23,6
Nguồn : Địa lí kinh tế Việt Nam - NXB Giáo dục - 2006
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất
trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000km, hệ thống đê điều được xây
dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam.
Cơ sở vật chất của vùng cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường
giao thông.
Do được khai thác từ lâu đời, vùng tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích
văn hoá lịch sử, có mạng lưới đô thị phát triển. Đồng bằng sông Hồng có một số đô
thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội được thành
lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh
Bắc Bộ.
Tuy nhiên, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó
khăn do kinh tế dịch chuyển chậm, dân số quá đông.

3. Tình hình phát triển kinh tế
Đồng bằng sông Hồng là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh,
nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng
đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và
thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Nguyên nhân chính của tình hình này là do
cả khu vực còn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất
động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thể để phát huy lợi
thế so sánh của cả vùng. Theo kế hoạch phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, từ
nay đến năm 2010, vùng sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và
đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước so với 20% như hiện nay. Mục tiêu đến
trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ phải là 27%.
Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung nhiều các cảng biển, khu công
nghiệp, nông nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và tốc độ
tăng trưởng ngày càng tăng.
Lớp KTPT 47A-QN
24
Nguyễn Thị Kim Ánh GVHD: PGS.TS Lê Huy Đức
Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ
trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng
kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong kế
hoạch từ nay đến năm 2010, tỉ trọng 3 khu vực sẽ đạt lần lượt là 20%, 34%, 46%.
3.1.Công nghiệp
Công nghiệp Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất và phát triển mạnh
trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giá trị công nghiệp ở
Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ
đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002). Phần lớn giá trị công
nghiệp tập trung ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp
chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng
và công nghiệp cơ khí. Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ,

động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết,
thuốc ...
Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp cũng được thực hiện qua
việc hình thành các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh của vùng về tự nhiên và dân
cư như dệt may, giày da, cơ khí điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực
phẩm.
3.2.Nông nghiệp
Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng
sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng
xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây
ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải,
cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông đang trở thành vụ chính của một
số địa phương trong vùng.
Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa,
đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài
ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần
Lớp KTPT 47A-QN
25

×