Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 2 (HỆ ĐẠI TRÀ) KHOA NHẬT BẢN HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.09 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THƠNG
MINH ĐẾN Q TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM 2 (HỆ ĐẠI
TRÀ) KHOA NHẬT BẢN HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa

: Nhật Bản học

Lớp

: N1– K21

Nhóm thực hiện

: Nhóm 4

Thành viên nhóm

:

STT

Tên thành viên


MSSV

1

Trần Nguyễn Vân Anh

2156190006

2

Hồ Tiểu Đang

2156190017

3

Nguyễn Tô Thùy Giang

2156190021

4

Trương Thị Kiều Giang

2156190022

5

Lê Thị Thanh Phương


2156190058

6

Nguyễn Mai Phương

2156190059

7

Thạch Lê Nhật Kiên

2156190179

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
I. Phần mở đầu .................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 6
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 15
5. Cơ sở nghiên cứu: Lý thuyết “hành vi lựa chọn hợp lí” ..................... 16
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 16
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 17
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 18
II.

Đề cương chi tiết: ..................................................................................... 19


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan tới ảnh hưởng tiêu
cực của việc sử dụng điện thoại thơng minh đến q trình học tập của sinh
viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn. ............................................................................................ 19
1.1

Các khái niệm: ................................................................................... 19

1.1.1

Phân biệt điện thoại di động và điện thoại thông minh .............. 19

1.1.2

Internet, mạng 3G, 4G, 5G ............................................................ 19

1.1.3

Mạng xã hội..................................................................................... 19

1.2 Các vấn đề liên quan tới ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện
thoại thơng minh đến q trình học tập của sinh viên năm hai hệ đại trà
khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. .................................................... 19
1.2.1

Thói trì hỗn của sinh viên sau khi sử dụng điện thoại thông minh
19


1.2.2
Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến
khả năng tập trung trong quá trình học tập của sinh viên. .................... 19


Chương 2: Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thơng minh đến
q trình học tập của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh............................................................................................ 19
2.1 Thực trạng sử dụng điện thoại của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa
Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................... 19
2.2 Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại đối với quá trình học
tập của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. ............................................................................................................ 20
2.3 Nguyên nhân hình thành tác động tiêu cực của việc sử dụng điện
thoại thông minh. ........................................................................................ 20
2.4 Giải pháp, khuyến nghị để sinh viên có thể sử dụng điện thoại thơng
minh một cách hiệu quả trong q trình học tập. ................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 21


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày nay đang khơng ngừng phát triển kéo theo đó là sự bùng nổ của khoa
học công nghệ. Các sản phẩm điện tử hiện đại như máy tính bảng và đặc biệt là
điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và tiếp cận được nhiều người hơn. Nghiên
cứu của Statista cho thấy, người dùng điện thoại thơng minh trên tồn thế giới đã
đạt 6,3 tỷ người vào năm 2021 và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Lexi Sydow, giám

đốc marketing tại app Annie cũng đã nhấn mạnh rằng: "Trong vòng 5 đến 10 năm
tới, thiết bị di động sẽ tiếp tục vượt qua nhân khẩu học, trở thành một công cụ
khơng thể thay thế, đóng vai trị như như trung tâm cuộc sống hàng ngày của
chúng ta từ ngân hàng, mua sắm, giải trí, sức khỏe, thể dục,... Thị trường đã chín
muồi và nhu cầu đối với nội dung, dịch vụ và giải trí di động tăng cao khi người
tiêu dùng tải xuống kỷ lục 230 tỷ ứng dụng".
Việt Nam được đánh giá là một thị trường kinh tế số có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực Đơng Nam Á. Theo báo cáo về "Thị trường ứng dụng di động 2021"
do Appota phát hành, trên tổng số dân hơn 93 triệu người thì hiện có khoảng 70%
dân số Việt Nam sử dụng điện thoại di động. Một nghiên cứu khác của Statista
cho thấy số lượng người dân Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh lên đến
hơn 61 triệu người và xếp thứ 10 những nước có tỷ lệ người dùng điện thoại thông
minh cao nhất (2021). Tỷ lệ người sử dụng điện thoại không ngừng tăng nhanh.
Báo cáo của Appota cũng chỉ ra rằng, trung bình mỗi người Việt Nam dành 6,5
giờ sử dụng Internet mỗi ngày, trong đó khoảng 3 giờ 18 phút là truy cập thơng
qua điện thoại di động, đặc biệt là từ sau đại dịch COVID 19, mỗi người dành
trung bình 5,1 giờ để sử dụng điện thoại di động, so với năm 2019 thì con số này
đã tăng khoảng 25%. Với những thống kê như trên càng khẳng định thêm vai trò
quan trọng không thể thiếu của điện thoại đối với cuộc sống của con người.
Khơng ai có thể phủ nhận những tính năng phong phú cùng sự tiện dụng của điện
thoại di động. Tuy nhiên, chính sự tiện dụng ấy lại có thể là con dao hai lưỡi đối
với người sử dụng. Bên cạnh những lợi ích thì cũng khơng thể khơng đề cập đến
4


những tác hại gây ra bởi việc sử dụng điện thoại di động quá mức và không đúng
cách. Các chuyên gia trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học cùng
nhiều tổ chức đã tiến hành các công trình nghiên cứu, đưa ra những ý kiến trái
chiều về ảnh hưởng của các thiết bị này đối với sức khỏe con người. Có thể kể
đến một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Quốc gia Thuỵ Điển, cùng với sự

hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thành cơng tìm ra được mối liên hệ giữa
thời gian sử dụng điện thoại di động với sự phát triển khối u não ác tính khi tiến
hành nghiên cứu trên 905 bệnh nhân ung thư trong độ tuổi từ 20 đến 80. Kết quả
thể hiện rằng khoảng 10% số người được khảo sát tức khoảng 85 bệnh nhân trên
tổng số 905 người là những người đã sử dụng điện thoại di động từ nhỏ và liên
tục trong thời gian dài. Ngồi ra báo cáo cịn thể hiện rằng khơng khó để nhận ra
được mức độ nguy hiểm càng tăng lên đối với những khối u ở phần đầu, nơi trực
tiếp tiếp xúc với điện thoại. Một nghiên cứu khác của Hoa Kỳ cho thấy do ảnh
hưởng của bức xạ điện thoại ở những người có biến thể di truyền trong gen mà
nguy cơ ung thư tuyến giáp đặc biệt tăng cao. Các ví dụ kể trên chỉ là hai trong số
hàng ngàn nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề này.
Đối với việc học tập của các bạn sinh viên, điện thoại di động cũng có thể mang
đến những hệ lụy không ngờ tới. Sử dụng điện thoại di động khơng đúng cách có
thể gây nghiện gây ảnh hưởng khơng chỉ đến việc học mà cịn là sức khỏe của bản
thân người sử dụng. Ngồi ra khơng thể không kể đến trường hợp nghiện mạng
xã hội của giới trẻ ngày nay. Theo số liệu thống kê tính tới tháng 6/2021 của
Napoleon Cat, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu người,
chiếm hơn 70% dân số tồn quốc, trong đó độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi chiếm khoảng
gần 25%. Sự bùng nổ mạnh mẽ của TikTok sau đại dịch với 16 triệu lượt tải trong
năm 2020 đã khiến ứng dụng này trở thành xu hướng giải trí mới tại Việt Nam,
đạt được độ phổ biến bậc nhất trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng
TikTok tăng từ 34% vào năm 2020 lên 53%. Việc sử dụng điện thoại thông minh
quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp sinh học, khiến cơ thể kiệt sức,
giảm hiệu quả học tập làm việc cũng như giảm chất lượng cuộc sống.

5


Khơng hề cường điệu khi nói rằng thế hệ trẻ đang gặp khó khăn về sức khỏe tinh
thần, sự xuống cấp của đạo đức con người cùng các vấn đề về bạo lực và tội phạm

cũng không ngừng gia tăng. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về kết quả của các cơng
trình nghiên cứu, việc nâng cao hiểu biết về các tác hại của điện thoại cũng như
việc tích lũy cho bản thân các phương pháp sử dụng điện thoại đúng đắn và có
hiệu quả vẫn là việc vơ cùng quan trọng và cần thiết. Thế hệ trẻ ngày nay nói
chung cũng như các bạn sinh viên nói riêng thường có nhu cầu sử dụng điện thoại
thơng minh rất nhiều và thường xuyên. Tuy vậy, không phải bất cứ ai cũng hiểu
đúng và đủ về cách sử dụng điện thoại đúng cách, cũng nhưng các tác hại tiềm ẩn
mà việc sử dụng điện thoại có thể gây ra cho bản thân người dùng. Nếu mỗi bạn
sinh viên có một cái nhìn đúng đắn hơn về việc sử dụng điện thoại thơng minh thì
có thể kịp thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đồng thời giúp các bạn tự bảo vệ
sức khỏe cho bản thân cũng như nâng cao hiệu suất trong học tập và làm việc.
Trên cơ sở đó, nhóm quyết định nghiên cứu về vấn đề "Tác động tiêu cực của việc
sử dụng điện thoại thông minh đến quá trình học tập của sinh viên năm 2 khoa
Nhật Bản học hệ đại trà trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG
TPHCM".
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo nội dung nghiên cứu, nhóm tổng hợp được một số tài liệu như sau:
2.1. Những nghiên cứu về thực trạng sử dụng điện thoại thơng minh
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa
Kế toán – Kiểm toán đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thời gian sử dụng điện
thoại di động hằng ngày của sinh viên Đại học Ngân Hàng TPHCM” vào tháng 5
năm 2015 với 150 sinh viên tại trường với mẫu thu được là 106 mẫu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày trung bình của
các bạn sinh viên là 187.9717 phút, gần bằng 3 tiếng 8 phút. Thời gian rảnh một
ngày trung bình của các bạn sinh viên là 4,7783 giờ, trong đó cịn có trường hợp
lên đến 20 giờ. Sau khi thực hiện kiểm chứng mối quan hệ giữa các biến với nhau
thì nhóm nghiên cứu khẳng định rằng, khi thời gian rảnh một ngày tăng lên 1 tiếng,
6



thì thời gian sử dụng điện thoại bình quân một ngày cũng tăng lên hơn 15 phút.
Nghiên cứu này có đề cập đến thời gian sử dụng điện thoại, giúp cho người đọc
hiểu được mối tương quan giữa thời gian rảnh và thời gian sử dụng điện thoại,
nhưng không đi sâu vào phần tác động của việc sử dụng điện thoại trong thời gian
dài và chưa đưa ra được giải pháp cụ thể đối với thực trạng về thời gian sử dụng
điện thoại của các bạn sinh viên.
Nhóm nghiên cứu còn tham khảo từ nguồn tài liệu “Thực trạng sử dụng điện thoại
di động ở Việt Nam năm 2016”, trong đó bài nghiên cứu phân tích về thực trạng
và tác động của điện thoại di động đến người dùng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy,
về thực trạng sử dụng điện thoại di động, Việt Nam là 1 trong 4 nước thuộc khu
vực châu Á, Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng người sử
dụng điện thoại thơng minh. Theo Hiệp Hội Moblie Marketing tồn cầu (MMA),
Việt Nam có 24 triệu người lướt Facebook bằng điện thoại di động, bình quân mỗi
người sử dụng điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cách nhau 6,5 phút. Về tác động
của điện thoại thông minh, nghiên cứu đề cập cả về tác động tích cực và tác động
tiêu cực. Về tác động tích cực, ngành cơng nghiệp điện thoại giúp tăng trưởng về
kinh tế, tài chính, nâng cao địa vị của thương mại điện tử, giúp cho cuộc sống của
con người trở nên tiện lợi hơn và giúp ích trong học tập, làm việc. Bằng một chiếc
điện thoại, con người có thể giải trí một cách dễ dàng hơn với nhiều hình thức
khác nhau. Cịn về tác động tiêu cực, sử dụng điện thoại mang đến một số hệ lụy
như: làm xuất hiện văn hóa sử dụng điện thoại khơng đúng cách, đua địi, phung
phí vào các thiết bị điện tử mỗi năm chỉ để khoe mẽ, phân biệt giàu nghèo. Hơn
nữa với sự bùng nổ của các ứng dụng mạng xã hội, giới trẻ hình thành ngơn ngữ
teencode, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Về mặt sức khỏe, sử dụng điện
thoại thơng minh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể và có thể gây
ung thư, trong đó là ung thư não – phần tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên đối
với điện thoại, và ung thư vú đối với nữ, ngoài ra, sử dụng điện thoại còn tạo ra
ảnh hưởng tiêu cực về cảm xúc đối với người dùng, gây mất tập trung và hàng
loạt các bệnh lý khác. Hơn nữa, vấn đề về bảo mật cá nhân, tài khoản ngân hàng,
7



ví điện tử… cũng đáng được quan tâm. Bài nghiên cứu này thể hiện sự toàn diện
và sâu rộng về thực trạng và tác động của điện thoại di động đối với các lĩnh vực
trong cuộc sống, có đưa ra các giải pháp và khuyến nghị rất hữu ích đối với người
dùng điện thoại. Nhưng do sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp và phân
tích tài liệu là chủ yếu, không sử dụng các phương pháp điều tra nên chưa thể đưa
ra được số liệu cụ thể về thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến người dùng.
Nghiên cứu về điện thoại thông minh, trong quyển sách “The Oxford Handbook
of Media, Technology and Organization Studies”, Whyte J. (2019) đã dành 1
chương để nói về Smartphone (điện thoại thông minh), NXB Oxford University
Press, Oxford, Anh. Bài nghiên cứu nêu lên những vấn đề xoay quanh smartphone,
trong đó họ định nghĩa smartphone như sau: Là một loại điện thoại di động, thực
hiện các chức năng như một chiếc máy tính, thường có màn hình cảm ứng và có
thể kết nối internet, hoạt động dựa trên 1 hệ điều hành và có các phần mềm là các
ứng dụng đã tải xuống (theo Từ điển Living Oxford 2017). Bài viết cũng đưa ra
một số tác động của smartphone chẳng hạn như, smartphone làm mờ đi ranh giới
giữa công việc và sinh hoạt thường ngày, bởi vì có một chiếc điện thoại thơng
minh trên tay, chúng ta có thể xử lý cơng việc ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Điện
thoại thơng minh nhờ có sức mạnh truyền thơng mà có thể làm thay đổi được nhận
thức về các chuẩn mực hiện tại và thúc đẩy cho những sự biến đổi xã hội, chẳng
hạn như các phong trào trên các trang mạng xã hội sẽ giúp cho con người có sự
cân nhắc hơn về LGBT, về các vấn đề nhạy cảm như chính trị, tội phạm v.v và
giúp tạo ra được sự thay đổi về suy nghĩ và hành động của con người. Điện thoại
thông minh giúp con người thay đổi cách tiếp cận thơng tin và cịn được sử dụng
cho các hoạt động xã hội như những cuộc biểu tình đường phố tại Mỹ, việc bầu
cử các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,... Việc sử dụng điện thoại thông
minh là không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta vừa tiếp nhận
và vừa truyền bá đi văn hóa của chính dân tộc mình, tạo ra tính quốc tế của các
chuẩn mực văn hóa, xã hội. Bài viết nêu cụ thể về sự ra đời và phát triển, nhưng


8


tác giả chỉ liệt kê các tác động tiêu cực mà không đưa ra các con số cụ thể hoặc
các dẫn chứng xác thực.
Tại Hà Nội, ngày 20/07/2012, Nielsen Brand Symposium đã tổ chức chương trình
về Smartphone Insights 2012, đây là nghiên cứu do công ty Nielsen thực hiện,
khảo sát về xu hướng sử dụng điện thoại ở Việt Nam nói chung và smartphone
nói riêng. Nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương, trong đó tại Việt Nam có 1468 mẫu, với độ tuổi dao động từ
16 tới 64, điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu cho rằng, tại
một số thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, số lượng smartphone hiện tại đã
vượt hơn số lượng điện thoại không thông minh. Khi những người đã sử dụng
smartphone thì sẽ có xu hướng sử dụng internet trên điện thoại di động nhiều hơn
và họ cũng tham gia vào các mạng xã hội tích cực hơn. Trong số các dịch vụ trên
điện thoại, thì dịch vụ “định vị bản đồ” và “dò đường” được sử dụng nhiều, các
ứng dụng cho mục đích mua sắm và tiện ích khác mang về tiềm năng lớn. Trong
số các tính năng của điện thoại thì người dùng thường xuyên sử dụng camera và
nghe nhạc trên MP3 nhiều nhất. Tuy vậy, do dữ liệu nghiên cứu đã khá cũ, nên
tính tham khảo không cao.
2.2. Những nghiên cứu về tác động của việc sử dụng điện thoại thông
minh
Tại khuôn khổ của Ngày Xã hội học Nam Bộ năm 2019 – Chia sẻ tri thức Xã hội
học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghĩa đã
đưa ra đề tài: “Thiết bị di động trong môi trường giáo dục: tác động và giải pháp”.
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu là chủ yếu, kết hợp
với một khảo sát nhỏ trên 200 sinh viên trường Đại học Mở TPHCM, thực hiện
vào tháng 11/2019. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các sinh viên đều sở hữu ít nhất
một trong số các thiết bị di động như điện thoại di động, laptop, máy tính bảng,…

và đa số đều thường đem thiết bị di động đến trường. Nghiên cứu chỉ ra một số
tác động tích cực của thiết bị di động nói trên, cũng như một số tác động tiêu cực
cho sinh viên như dẫn đến tình trạng gia tăng bắt nạt trực tuyến, gây ảnh hưởng
9


xấu đến việc tương tác xã hội cũng như đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đặc
biệt là, sử dụng các thiết bị di động nói trên có thể gây ra mất tập trung trong quá
trình học tập. Từ các tác động tiêu cực trên, bài nghiên cứu đưa ra một số đề nghị
để khắc phục các hạn chế mà sinh viên đang mắc phải khi sử dụng thiết bị di động.
Bài nghiên cứu chỉ ra giải pháp và phân tích cụ thể tính hiệu quả của giải pháp
đến các sinh viên. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được tác động của thiết bị di
động đến kết quả học tập của sinh viên, mà chỉ liệt kê.
Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, tập 7, số 4, đăng vào tháng
8/2017 cũng đã mang đến cho các độc giả về đề tài “Mối liên quan giữa mức độ
sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh
Trung học phổ thông và sinh viên”, thực hiện bởi Nguyen Minh Tam và các cộng
sự. Nghiên cứu được thực hiện trên 1150 học sinh trung học phổ thông và sinh
viên trên địa bàn thành phố Huế từ tháng 4 đến tháng 8/2015 và từ tháng 8/20016
đến tháng 2/2017, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tài liệu. Kết quả cho thấy
phần lớn đối tượng nghiên cứu đều sở hữu điện thoại thơng minh, trong đó, 90%
đối tượng sinh viên đã sử dụng điện thoại thông minh từ 3 năm trở lên. Nhóm học
sinh phổ thơng nghĩ đến và thực hiện kiểm tra điện thoại thông minh thường xuyên
hơn cũng như có tỷ lệ nghiện sử dụng nó cao hơn so với nhóm sinh viên. Nghiên
cứu cũng cho rằng nữ giới có tỷ lệ nghiện điện thoại thơng minh cao hơn nam giới,
tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cũng như tỷ lệ rối loạn tâm lý ở mức vừa và nghiêm trọng
ở nhóm nghiện sử dụng điện thoại thơng minh cao hơn nhóm cịn lại, từ đó chỉ ra
một trong những tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thơng minh chính
là gây ra các rối loạn về giấc ngủ và tâm lý cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên,
bài nghiên cứu chưa chỉ ra một cách cụ thể những ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm

lý của việc lạm dụng điện thoại thông minh, chưa mang đến những giải pháp để
khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trên.
Tại Hội thảo Khoa học Sinh viên lần IX 2016, Đề tài “Ảnh hưởng của việc sử
dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập sinh viên” được thực hiện bởi
10


nhóm nghiên cứu gồm Trịnh Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị
Diễm Sương với sự tham gia của 327 sinh viên năm 1 đến năm 4 từ 6 trường đại
học cơng lập và ngồi cơng lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua khảo
sát có tới 318/327 sinh viên có sử dụng điện thoại thơng minh tương ứng với
97,2%, chỉ có 2,8% sinh viên khơng sử dụng điện thoại thông minh. Với trong
tổng số 318 sinh viên được khảo sát, có 45,6% sinh viên có kết quả học tập từ 6.1
đến 7.0. Qua nghiên cứu, nhóm nhiên cứu đã tìm ra được bốn mục đích sử dụng
điện thoại thông minh và các hoạt động cụ thể cho từng mục đích như sau: sử
dụng cho mục đích học tập, mục đích giao tiếp, mục đích giải trí và mục đích thể
hiện bản thân. Từ đó nhóm nghiên cứu đã tiên hành phân tích, kết luật mối quan
hệ của mục đích sự dụng điện thoại thơng minh cho mục đích học tập với 3 mục
đích cịn lại, cụ thể như sau: thứ nhất là, sử dụng điện thoại thông minh cho mục
đích học tập và sử dụng điện thoại thơng minh cho mục đích thể thể hiện bản thân
có mối liên hệ trực tiếp có ý nghĩa thống kê đến kết quả học tập của sinh viên.
Thứ hai là, việc sử dụng điện thoại thơng minh cho mục đích giao tiếp, cho mục
đích giải trí khơng có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với kết quả học tập. Thứ ba
là, việc sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích học tập và sử dụng điện thoại
thơng minh cho mục đích thể hiện bản thân có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả
học tập của sinh viên. Ngồi ra, nhóm các tác giả cịn chỉ ra được khơng có sự
khác biệt về kết quả học tập giữa sinh viên đến từ hai nhóm trường cơng lập và
ngồi cơng lập. Về nhược điểm của bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã liệt
kê một số các ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa làm rõ tác hại của chúng đối với
kết quả học tập của sinh viên.

Năm 2018, nhóm nghiên cứu Manvin Kaur Kuldip Singh & Narina A. Samah đến
từ trường Đại học Teknologi Malaysia đã tiến hành thực hiện đề tài “Impact of
Smartphone: A Review on Positive and Negative Effects on Students” nhằm xác
định mục đích của sinh viên trong việc sử dụng điện thoại thông minh; tác động
tích cực và tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đối với cuộc
sống của học sinh ở ba khía cạnh: học tập, quan hệ xã hội và sức khỏe tinh thần.
11


Thơng qua đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: tác động tiêu cực
của việc sử dụng điện thoại thông minh đối với học sinh là rất lớn, tác động tích
cực là nhỏ. Mặc dù điện thoại thơng minh mang đến cho sinh viên nhiều tiện ích
trong cuộc sống nhưng nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên, như: làm xao
nhãng quá trình học tập, giảm kết quả học tập, tạo ra các vấn đề tâm lý (cảm thấy
lo lắng, phát triển chứng nghiện đối với điện thoại thông minh) và các vấn đề xã
hội (thiếu tương tác xã hội trong cuộc sống thực, phát sinh các vấn đề về mối quan
hệ). Tuy đã nghiên cứu khá rõ về các tác động của điện thoại thông minh nhưng
nhóm nghiên cứu chưa đưa ra được các giải pháp, khuyến nghị để sử dụng điện
thoại thông minh một cách có hiệu quả.
Thực hiện nghiên cứu vào năm 2017 tại Neuropsychiatry Center of the Health and
Training Academy (HTA), Deniz Adnan Coban và Ibrahim Gundogmus đã đưa
ra bài báo “Effect of smartphone usage profiles on addiction in a universtity
student: a cross-sectional study” với sự tham gia của 1465 sinh viên từ 4 trường
đại học: Đại học Khoa học Sức khỏe (Health Sciences University), Đại học
Istanbul (Istanbul University), Đại học Dogus (Dogus University), Đại học Halic
(Halic University) với những người tham gia là người sử dụng điện thoại ít nhất
là một năm. Trong 1465 người, có 861 là nữ, chiếm 58,8%, và 604 người là nam,
chiếm 41,2%. Với mong muốn tìm hiểu về mục đích sử dụng điện thoại và mối
liên hệ của mục đích sử dụng đến việc nghiện điện thoại của sinh viên các trường
trên, kết quả cho thấy khi người dùng với mục đích "sử dụng mạng xã hội" và "kết

bạn" là hai mục đích sử dụng có nguy cơ gây nghiện điện thoại cao, còn nếu sử
dụng với mục đích "học thuật" hoặc để xem "tin tức, thời sự" thì sẽ giảm nguy cơ
gây nghiện điện thoại. Bài nghiên cứu chưa thể làm rõ được về các ranh giới của
mục đích sử dụng và chưa đưa ra được giải pháp để hạn chế tình trạng nghiện điện
thoại.
Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, đã
đưa ra một bài nghiên cứu về “Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh”
12


vào năm 2016. Nhóm đưa ra được các định nghĩa cơ bản về điện thoại, smartphone,
về lịch sử hình thành cũng như các đặc điểm và tính năng nổi bật của smartphone,
qua đó rút ra các tác động tích cực và tiêu cực. Theo bài nghiên cứu, smartphone
giúp con người giữ liên lạc một cách đơn giản và dễ dàng hơn, việc gửi và nhận
email không cần phải phụ thuộc vào máy tính. Sử dụng smartphone giúp con
người truy cập tin tức nhanh chóng hơn, thỏa mãn các nhu cầu giải trí của con
người và thực hiện các thanh tốn bằng các loại ví điện tử giúp cho cuộc sống con
người tiện lợi hơn rất nhiều. Ngoài những lợi thế trên, smartphone cịn có những
ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng. Sử dụng smartphone làm giảm tương tác giữa
người với người, gây lãng phí thời gian và giảm sự tập trung, smartphone cịn có
tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng ở nhiều mặt. Vấn nạn nghiện
smartphone hiện nay của con người cũng sẽ bào mòn đi kỹ năng giao tiếp và làm
khuyết thiếu kỹ năng cộng đồng. Thông qua các tác động, nhóm nghiên cứu đưa
ra các biện pháp khắc phục và thông điệp mạnh mẽ về việc sử dụng điện thoại
thông minh một cách thực sự thông minh. Tuy nhóm đã thực hiện nghiên cứu lý
thuyết tỉ mỉ, nhưng chưa đưa ra số liệu cụ thể nên bài chưa có tính thuyết phục
cao.
Đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội
của sinh viên Đại học Mở, Thành Phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ Xã hội
học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã được thực hiện bởi tác giả Phan

Thị Minh Phương vào năm 2019. Nghiên cứu khảo sát từ 160 Sinh viên thuộc 8
ngành học tại Đại học Mở TPHCM, trong đó có sự dao động của sinh viên từ năm
nhất đến năm tư, là những người sử dụng điện thoại thông minh (ĐTTM). Thông
qua khảo sát cho thấy thực trạng sử dụng hiện tại của sinh viên trường Đại học
Mở. Về nhu cầu sử dụng ĐTTM, với tỷ lệ 70% cao nhất là để liên lạc, thăm hỏi
người thân, gia đình, điều này thể hiện được rằng sinh viên quan tâm đến mối
quan hệ tương tác giữa mình với cộng đồng người xung quanh, tỷ lệ nhu cầu sử
dụng cao thứ hai là kết nối bạn bè với 58,8%, sinh viên tận dụng ĐTTM để cùng
cố và mở rộng mối quan hệ của mình. Tiếp theo là học tập với tỷ lệ 53,1%, thể
13


hiện được sinh viên đã tận dụng tối đa các nguồn lực của ĐTTM để phục vụ cho
việc học của mình như: dùng ĐTTM trong lúc thuyết trình, tra cứu tư liệu dễ dàng
hơn, tìm thơng tin nhanh hơn, tăng khả năng tự học đến mức tối đa. Ngoài ra, cịn
có mục đích giải trí với 59.9%, với những hình thức rất đa dạng. Đáng lưu ý là
trong số các sinh viên, có 8,1% cho rằng sử dụng ĐTTM là để thể hiện cá tính và
đẳng cấp, xem ĐTTM như một trang thiết bị "sành điệu" ,"xu hướng" để thể hiện
sự thời thượng của mình. Khảo sát về thời gian sử dụng ĐTTM, bài nghiên cứu
cho thấy, 41,3% sinh viên sử dụng ĐTTM hơn 4 giờ mỗi ngày, và 28,1% sinh
viên sử dụng ĐTTM từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày. Điều này thể hiện sự mất cân bằng
sinh hoạt với các hoạt động khác trong ngày. Bài nghiên cứu chỉ ra được 68,7%
sinh viên thường xuyên kiểm tra ĐTTM trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, đây
là thói quen xấu cần phải loại bỏ. Về ảnh hưởng của ĐTTM đối với các quan hệ
xã hội, tác giả nghiên cứu dưới 3 góc nhìn: quan hệ với gia đình, quan hệ với thầy
cơ, bạn bè và sau cùng là quan hệ với các nhóm xã hội. Trong đó, các sinh viên
dành từ 1 đến 2 giờ (25,6%) dùng để giao tiếp với gia đình, so sánh với thời gian
sử dụng điện thoại từ 3 đến 4 giờ hoặc hơn 4 giờ, đây là sự chênh lệch giữa thời
gian giao tiếp và thời gian sử dụng ĐTTM, điều đó cho thấy rằng, sinh viên nào
dành càng nhiều thời gian cho ĐTTM càng ít dành thời gian cho gia đình. Về quan

hệ với bạn bè, sinh viên dành ít tâm trí để trị chuyện cùng với bạn bè ngồi đời
thực, chất lượng cuộc nói chuyện giảm đáng kể từ khi có sự hiện diện của ĐTTM,
sinh viên có thời gian sử dụng ĐTTM càng nhiều thì càng dành ít thời gian để
giao lưu với bạn bè. Về quan hệ với thầy cơ, sinh viên có thể liên lạc với thầy cơ
bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu vì bất kỳ lý do gì, điều này thể hiện được việc cung
cấp thông tin trở nên đơn giản và nhanh nhạy hơn rất nhiều. Về quan hệ đối với
các nhóm xã hội, sinh viên có thời gian sử dụng ĐTTM càng nhiều thì càng dành
ít thời gian hoặc thậm chí là không tham gia bất cứ hoạt động xã hội nào (của
trường lớp, câu lậc bộ, dịch vụ,...). Với quy mô lớn, bài nghiên cứu đã giải quyết
được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra về thực trạng sử dụng, mục đích sử dụng,
thời gian sử dụng cũng như các ảnh hưởng của điện thoại thông minh tới sinh viên,

14


nhưng tác giả chưa đưa ra được các giải pháp, khuyến nghị cho những tình trạng
hạn chế do việc lạm dụng điện thoại thơng minh.
2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu:
Với những tư liệu mà nhóm đã thu thập được từ sách, báo, internet và các luận án,
luận văn, nhóm đã hiểu được sơ bộ về q trình nghiên cứu liên quan đến điện
thoại thông minh cùng với tác động của nó. Các cơng trình nghiên cứu trước đã
làm rất tốt trong việc thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích và tổng hợp thơng tin, làm
rõ những mặt lợi ích cũng như tác hại của điện thoại thông minh ở nhiều lĩnh vực
trong cuộc sống (sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng, quan hệ xã
hội, mơi trường giáo dục nói chung và kết quả học tập nói riêng…). Nhóm nghiên
cứu nhận thấy rằng mối tương quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh và
ảnh hưởng tiêu cực của nó lên q trình học tập của các bạn sinh viên chưa được
khai thác sâu rộng, các giải pháp để giảm thiểu tình trạng nghiện điện thoại thông
minh ở giới trẻ cũng như sinh viên chưa được phổ biến. Vì thế, nhóm nghiên cứu
quyết định nghiên cứu và đóng góp thêm những thơng tin, dữ liệu về “Tác động

tiêu cực của điện thoại thông minh đến quá trình học tập của sinh viên năm 2 hệ
đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quá trình học tập
của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn (ĐHKHXH và NV), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(ĐHQG TPHCM).
4. Phạm vi nghiên cứu
a) Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản Học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2021-2025.

15


b) Không gian thực hiện: Khoa Nhật Bản học hệ đại trà, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
c) Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện cuộc khảo sát dự kiến trong
vòng 01 tháng, từ 01/11/2022 đến 30/11/2022.
5. Cơ sở nghiên cứu: Lý thuyết “hành vi lựa chọn hợp lí”
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiên đề cho rằng con người ln hành động một
cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy
lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc,tính tốn để
quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tốiưu trong số những điều kiện
hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn
lực.
Cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả

năng đạt được kết quả là lớn nhất. (giá trị của kết quả đạt hiệu quả nhanh nhất và
lớn nhất)
Điển hình như việc sinh viên tìm kiếm tài liệu trên điện thoại để phục vụ cho việc
học nhiều hơn là tìm trong sách, báo. Sinh viên có thể chọn lựa loại điện thoại
thông minh và cách thức sử dụng chúng như thế nào để đem lại giá trị, hiệu quả
tốt nhất cho họ.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên hệ đại trà
năm 2 khoa Nhật Bản học trường ĐHKHXH và NV – ĐHQG TPHCM.
- Nhận biết một cách rõ ràng về những tác động tiêu cực của điện thoại thông
minh đến việc học tập của sinh viên năm hai khoa Nhật Bản học hệ đại trà,
trường ĐHKHXH và NV – ĐHQG TPHCM.
- Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của điện thoại thông minh
việc học tập của của sinh viên năm 2 hệ đại trà khoa Nhật Bản học trường
ĐHKHXH và NV – ĐHQG TPHCM.
16


- Đưa ra được các giải pháp thích hợp để sử dụng điện thoại thông minh một
cách hiệu quả đối với việc học tập.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra hành vi sử dụng điện thoại thông minh sinh viên năm 2 hệ đại trà
khoa Nhật Bản học trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM.
- Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên năm 2 hệ đại
trà khoa Nhật Bản học trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM (thời
gian sử dụng, mục đích sử dụng và tần suất sử dụng).
- Phân tích tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến việc
học tập.
- Đề xuất một số phương pháp sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả đối

với việc học tập.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chọn những phương pháp
sau:
a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Forms về
“Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại đối với việc học của sinh viên”.
Bảng hỏi được xây dựng xung quanh các vấn đề như:
- Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên năm hai hệ đại trà
khoa Nhật Bản học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (về mục đích sử dụng, tần suất sử dụng
và thời gian sử dụng).
- Các ảnh hưởng của điện thoại thông minh đối với việc học của sinh viên
năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Phương pháp xử lý dữ liệu:

17


Sau khi thu thập được các dữ liệu từ bảng hỏi, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các
phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu. Cụ thể hơn là sử dụng phần mềm SPSS
(Statistical Package for Social Sciences) đối với bảng hỏi và số liệu định lượng.
Các thông tin trên được xử lý thành các bảng số liệu, biểu đồ.
c) Phương pháp khác:
Thơng qua sách báo, Internet, nhóm nghiên cứu tìm kiếm, phân tích và tổng hợp
một số tài liệu đã có về ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị điện tử nói chung và
điện thoại nói riêng tới quá trình học tập, để củng cố thêm cho luận chứng và
những luận cứ về tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại đối với sinh viên.
8. Đóng góp của đề tài

a) Về lý luận
- Về lý luận, nghiên cứu này góp phần xây dựng cái nhìn khách quan tác
động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại nói chung, đồng thời phản ánh
những ảnh hưởng tiêu cực cụ thể của việc sử dụng điện thoại của sinh viên
năm 2 khoa Nhật Bản Học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia TP.HCM nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đóng góp vào việc hồn thiện cơ
sở khoa học nghiên cứu của khối ngành khoa học xã hội về ảnh hưởng của
điện thoại di động và các thiết bị điện tử tới sinh viên Việt Nam.
b) Về thực tiễn
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về các ảnh hưởng tiêu cực của việc sử
dụng điện thoại thông minh đến việc học tập cũng như quá trình và kết quả
học tập ở sinh viên.
- Nghiên cứu mong muốn đưa ra phương hướng, giúp sinh viên sử dụng điện
thoại một cách hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài có liên quan khác;
đồng thời cũng trình bày một số khuyến nghị có giá trị tham khảo cho việc
sử dụng điện thoại có hiệu quả ở sinh viên.

18


II. Đề cương chi tiết
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan tới ảnh hưởng tiêu cực
của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quá trình học tập của sinh viên
năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn.
1.1 Các khái niệm
1.1.1


Phân biệt điện thoại di động và điện thoại thông minh

1.1.2

Internet, mạng 3G, 4G, 5G

1.1.3

Mạng xã hội

1.2 Các vấn đề liên quan tới ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại
thông minh đến quá trình học tập của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa
Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.1

Thói trì hỗn của sinh viên sau khi sử dụng điện thoại thông

minh
1.2.2

Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến

khả năng tập trung trong quá trình học tập của sinh viên.
Chương 2: Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh đến
quá trình học tập của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
2.1 Thực trạng sử dụng điện thoại của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa
Nhật Bản học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
19


2.2 Tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại đối với quá trình học
tập của sinh viên năm hai hệ đại trà khoa Nhật Bản học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh
2.3 Ngun nhân hình thành tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại
thông minh
2.4 Giải pháp, khuyến nghị để sinh viên có thể sử dụng điện thoại thông
minh một cách hiệu quả trong quá trình học tập

20



×