Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm triết học Mác Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến nihững thay đổi về chất và ngược lạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.18 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG VÀ CHẤT, SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI THEO QUAN
ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN...................................................................2
1.1. Lý luận về lượng và chất...........................................................................2
1.1.1. Lý luận về chất.....................................................................................2
1.1.2. Lý luận về lượng..................................................................................3
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất...........................................4
1.2.1. Mối quan hệ giữa lượng và chất...........................................................4
1.2.2. Độ, điểm nút và bước nhảy..................................................................5
1.2.3. Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. 6
1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa về sự thay đổi
của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại......................................7
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT NHỮNG SỰ THAY
ĐỔI VỀ LƯỢNG ĐẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................8
2.1. Vận dụng quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất trong học tập........8
2.1.1. Thực tế mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình
học tập và những khó khăn trong q trình nâng cao chất lượng học tập.....8
2.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.........9
2.2. Vận dụng quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổi
mới Việt Nam..................................................................................................11
PHẦN III: KẾT LUẬN..........................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................15



PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU


Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày
càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời
do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất
nhiều tình huống trong cuộc sống. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của xã hội mỗi
cá thể cần phải ngày ngày lĩnh hội những kiến thức mới của nhân loại vận dụng một
cách sáng tạo, linh hoạt nhiều lĩnh vực nhằm tăng tính cạnh tranh của bản thân.
Quy luật “Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là
một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự
vận động, phát triển. Là sinh viên trường học viên Ngân Hàng, tác giả nhận thức rất
rõ tầm quan trọng của việc tích lũy kinh nhiệm, kiến thức hiểu biết của bản thân
nhằm tăng giá trị của bản thân mình. Vì trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội hay
tư duy tất yếu phải có sự thay đổi về lượng mới có thể dẫn đến sự thay đổi về chất.
Do đó, qua q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quan điểm
triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi về chất và ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp
luận của quy luật này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu để có cái nhìn sâu
và rộng đồng thời tích lũy được nhiều kiến thức hơn. Với thay đổi về lượng kiến
thức được lĩnh hội thông qua đề tài này, tất yếu góp phần làm thay đổi về chất trong
mỗi sinh viên.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG VÀ CHẤT, SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI THEO
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1. Lý luận về lượng và chất

Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai
mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy
vật ra đời đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại
giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
1.1.1. Lý luận về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó chứ không phải
là cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính
chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác, nhờ đó mà con
người mới có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Con
người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người: có
khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có khả năng tư duy.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vậttrong
mối quan hệ qua lại với sự vật khác, là những tính chất, những trạng thái, những yếu
tố cấu thành nên sự vật,... Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh
ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra qua sự tác động qua lại
với các sự vật, hiện tượng khác.
VD : Khi cho muối vào nước ta thấy muối có tính tan, khi nếm muối có vị
ngọt. Vậy tính tan, vị ngọt ... là thuộc tính của đường, chúng ta chỉ nhận biết được
điều đó nếu chúng ta nếm hay khi vị giác của chúng ta tiếp xúc, tác động qua lại với
chúng. Tất cả những thuộc thính của muối là những cái vốn có, nhưng chúng chỉ

2


bộc lộ ra trong quan hệ của muối với nước hay trong quan hệ của muối với vị giác
của con người.

Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con
người đối với vật chất của sự vật. Để nhận thức được những thuộc tính, chúng ta
cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan hệ cụ thể
thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật. Do vậy, để nhận
thức được chất với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật
đó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hồ các mối quan hệ có thể có giữa sự
vật đó với các sự vật khác.
Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ ra trong các mối quan
hệ, các thuộc tính của sự vật cũng có vị trí khác nhau tạo thành những thuộc tính cơ
bản và những thuộc tính khơng cơ bản. Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua
các mối quan hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy sự phân chia thành thuộc tính
cơ bản và khơng cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối. Tổng hợp những thuộc
tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản,
đó là tổng hợp những thuộc tính đặc trưng cho sự vật trong tồn bộ q trình tồn tại
của sự vật, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay
mất đi của bản thân sự vật.
VD : Gang và thép đều cấu tạo chủ yếu bởi sắt, gang có tính giịn, dễ vỡ cịn
thép thì dẻo hơn và có tính chịu lực cao. Có thành phần chủ yếu là sắt giống nhau
nhưng gang và thép có ứng dụng khác nhau hoàn toàn. Sự khác nhau đấy là do
thành phần Cacbon trong 2 hợp kim trên.
1.1.2. Lý luận về lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật
ấy là nó. Lượng của sự vật khơng phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người.
Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mơ
lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,… Trong thực tế
lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận
3



tốc của âm thanh là 343.2 m/s (1236 km/h), một phân tử muối bao gồm một nguyên
tử Natri liên kết với một nguyên tử Clo,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể
biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người,
ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong những trường hợp đó
chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và
khái qt hố.
Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử
hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có
những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng,
chiều cao của sự vật).
Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc
vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ
này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và
ngược lại. Chẳng hạn số sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất
lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định
thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính quy định về chất của sự vật.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.2.1. Mối quan hệ giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng khơng bao
giờ tồn tại nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Sự thay đổi về lượng và
về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Nhưng sự
thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Sự thay đổi về
lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại, sự thay
đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng
có thể làm thay đổi ngay lập tức về chất của sự vật.
Mặt khác, có thể trong một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng
chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn khi ta nung một thỏi thép đặc biệt
ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí có thể lên tới

hàng ngàn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái
4


lỏng. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt quá giới hạn nhất định gọi là độ, thì
chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ thay thế chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng
mới tích luỹ được.
1.2.2. Độ, điểm nút và bước nhảy
*Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất của sự vật ở đó thể hiện sự thống nhất giữa
lượng và chất của sự vật, trong đó sự vật vẫn cịn là nó chứ chưa biến thành cái
khác. Dưới áp suất bình thường của khơng khí, sự tăng hoặc sự giảm của nhiệt độ
trong khoảng từ 0 C đến 1000 C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng. Nếu nhiệt
độ của nước giảm xuống dưới 00 nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và nếu tăng
nhiệt độ từ 1000 C trở lên, nước nguyên chất thể lỏng chuyển dần sang trạng thái
hơi . Nước nguyên chất cũng thay đổi về chất .Tại điểm giới hạn như 00 C và 1000
C ở thí dụ trên gọi là điểm nút. Tại điểm đó sự thay đổi về lượng cũng đã đủ làm
thay đổi về chất của sự vật.
*Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi
về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm
nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất
với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật ấy .Q trình đó liên tiếp diễn
ra trong sự vật và vì thế sự vật ln phát triển chừng nào nó cịn tồn tại.
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Vậy bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật
do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
*Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm
khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới.Nói là sự gián đoạn trong quá trình vận
động và phát triển liên tục của sự vật.Có thể nói, trong q trình phát triển của sự

vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt
sự gián đoạn.

5


Như vậy sự phát triển của bất cứ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ
về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song
điểm nút của quá trình ấy khơng cố định mà có thể có những thay đổi do tác động
của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định. Chẳng hạn thời gian để
hoàn thành sự nghiệp cơng nghiệp hố ở mỗi nước là khác nhau.Có những nước
mất 150 năm, có những nước mất 60 năm nhưng cũng có những nước chỉ mất 15
năm.
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng của nó đạt
tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự
vật. Chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động và phát triển của sự vật.
Vd: Khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thiTHPT, tức là thực hiện bước
nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp. Trình độ văn hố của sinh viên đã
cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện để thay đổi kết cấu, quy mơ, trình độ tri thức, giúp
họ tiến lên trình độ cao hơn. Cũng giống như vậy khi nước ở trạng thái lỏng sang
trạng thái hơi thì vận tốc của các phân tử nước tăng hơn, thể tích của nước ở trạng
thái hơi sẽ lớn hơn thể tích của nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng tính
chất hồ tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi,..v..v..
1.2.3. Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại
Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật chuyển hoá
từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như
sau: Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự
phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi
vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho

sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật , hiện tượng khác.
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang
trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật. Lượng thì thường xun biến đổi
cịn chất có xu thế ổn định. Do đó, lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu
thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự

6


phát triển của lượng. Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những
sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng
trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi của lượng mới.
Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển
mới. Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: Mọi sự vật đều là sự thống nhất
giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm
nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chât của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời
tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục
làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi. 
1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa về sự thay đổi của lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Bởi bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn
tại trong tính quy định, tác động biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau. Do đó trong
nhận thức và thực tiễn chúng ta cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu trên, tạo nên
sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng. Do những sự thay đổi về lượng của sự
vật hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất và
ngược lại, cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích hồn
cảnh cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất. Bên
cạnh đó có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng

của sự vật, hiện tượng. Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về
chất của sự vật hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm
nút, vì lẽ đó trong cơng tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nơn nóng, đồng
thời phải khắc phục tư tưởng bảo thủ trong công tác thực tiễn. Vì bước nhảy của sự
vật hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiên
cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với
từng điều kiện, hoàn cảnh, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt hơn, trong đời sống xã hội,
cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy q trình chuyển
hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
7


CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT NHỮNG SỰ
THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG ĐẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vận dụng quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất trong học tập
2.1.1. Thực tế mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình học tập
và những khó khăn trong q trình nâng cao chất lượng học tập

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong q trình
tích lũy kiến thức của sinh viên hiện nay
Ngồi trên ghế nhà trường, việc học luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.
Quá trình học tập của mỗi sinh viên là một q trình dài, khó khăn và cần sự cố
gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân. Quy luật chuyển hóa từ
sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi sinh viên tích
lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cơ giảng trên lớp, làm bài
tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của q trình tích lũy đó được
đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã
tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, sinh viên sẽ được chuyển sang một trình độ học

vấn mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm
tra, các kì thi là điểm nút và việc sinh viên đạt được một trình độ học vấn cao hơn là
bước nhảy.
Trong quãng thời gian đại học, sinh viên phải thực hiện nhiều bước nhảy
khác nhau. Với bước nhảy từ trình độ sinh viên năm nhất sang năm hai, thì việc
hồn thành tồn bộ tín chỉ năm nhất là là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi
đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện những bước nhảy
tiếp theo. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được
hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ
cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn.
Và tại đây, một q trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, q
trình này khác hẳn so với q trình tích lũy lượng ở bậc chất trước. Quãng thời gian
đại học không chỉ đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy
8


cơ mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tịi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến
thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các
hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các
sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc
đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng đại học và tìm được một
cơng việc. Cứ như vậy, q trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo
nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con
người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội
phát triển.

Những hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng học tập
sinh viên
Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước. Bởi chính quá trình này tạo

ra những con người có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển
sánh vai với các cường quốc năm châu. Vì vậy, mỗi học sinh, sinh viên cần phải có
nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút
thì mới được thực hiện bước nhảy, khơng được nơn nóng, đốt cháy giai đoạn. Hiện
nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những sinh viên cảm thấy mình đủ năng
lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm. Tuy nhiên cũng có khơng ít sinh viên
đăng kí học vượt nhưng khơng đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả là phải thi lại
chính những mơn đã đăng kí học vượt. Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên đó
chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi
ngược lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại. Bên cạnh đó,
thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành tích,
đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng
cần thiết đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã
khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người khơng có cả “chất” và
“lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vơ lí như học sinh đi học khơng viết nổi tên
mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích phổ
cập giáo dục của trường. 
9


2.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của bản thân

Có định hướng cụ thể
Trước những yêu cầu to lớn đang đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay,
mỗi sinh viên cần có những suy nghĩ đầy đủ về chính trị và trách nhiệm của mình.
Mỗi sinh viên cần phải có đóng góp vào sự nghiệp cách mạng những gì có thể làm
được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Ở đây cần phải hiểu rằng quá trình thực
hiện các nhiệm vụ phương hướng cụ thể . Đối với học tập nghiên cứu cũng vậy ,
mỗi sinh viên phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi : “ học để làm gì?” , “ học để
phục vụ ai?”. Xác định được mục đích học tập nghiên cứu là hiểu được mình phải

phấn đấu để trở thành con người như thế nào? Muốn thế người sinh viên phải
thường xuyên nâng cao trình độ nhận thức về tình hình, nhiệm vụ, nắm vững yêu
cầu của ngành giáo giục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học cùng các vấn đề khác
có liên quan.

Có động cơ rõ ràng
Xác định được động cơ học tập nghiên cứu là ý thức được nhiệm vụ của
mình. Ở các trường Cao đẳng, Đại học nếu sinh viên muốn học tốt thì phải có động
cơ mạnh mẽ . Khi xây dựng động cơ học tập nghiên cứu chúng ta cần chú ý đến đặc
điểm tâm lí cá nhân của bản thân và đặc điểm nghề nghiệp đang theo học.
Động cơ là cái thuộc về lĩnh vực tình cảm thầm kín.Nó được hình thành và
phát triển trog quá trình hoạt động nghề nghiệp.Bởi vậy, nếu lịng u nghề càng
cao thì động cơ học tập nghiên cứu càng trở nên sâu sắc.Có điều là sự biểu hiện của
động cơ thường rất tế nhị, nó khơng phơi bày một cách lộ liễu, cho nên muốn nắm
bắt được nó thì phải đi sâu vào lĩnh vựa tâm tư tình cảm con người.
Có thể khẳng định giá trị của việc xác định động cơ là ở chỗ nó có tính chất
quyết định nội dung, phương hướng và cả phương pháp học tập đúng đắn. Hiểu
mình , hiểu việc kết hợp với lòng tự tin là hồn thành được một phần cơ bản của
cơng việc định làm còn chắc chắn rằng thiếu tự tin là nguyên nhân dẫn đến thất bại.

Có phương pháp học tập, làm việc hiệu quả

10


Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học thì ta phải học từ từ từng bài một.
Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài học. Giống như việc bạn ăn một con
voi vậy. Vì nó quá to nên ta cần phải ăn từ từ, ăn từng miếng một mới xong được,
và đương nhiên là cần thời gian để làm điều đó. Nếu ta cố ăn một lúc thì chắc hẳn sẽ
bội thực mà chết. Việc học ở đây cũng vậy. Với lượng kiến thức đồ sộ, ta cần có

thời gian để hấp thu. Do kiến thức khó nên ta sẽ lâu thấy sự tiến bộ. Đơn giản vì ta
chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có
nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn ( độ ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì
học hỏi, khơng được chán nản để có thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất.
Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về chất
còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện
tượng. Do đó, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương thức liên
kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố
tạo thành sự vật đó. Cụ thể, sự thành cơng của một sinh viên thì cịn phụ thuộc vào
các kĩ năng mềm trong cuộc sống mà nhà trường không dạy chẳng hạn như nghệ
thuật giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng ứng phó với trộm,....hay quan trọng cả
là kĩ năng làm việc nhóm, mang hành trang tích cực vào đời , biến tri thức lĩnh hội
thành sản phẩm trí tuệ đích thực. Như thế mới giúp ta phát triển tồn diện được.
Giúp ta tích tụ lượng kiến thức mới để biến thành người mới.
Giải trí và sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần quan trọng khơng kém so với
học chính. Vui chơi đúng lúc sẽ giúp tâm lý ta thoải mái, nâng cao tình thần, đầu óc
tỉnh táo từ đó tiếp thu tốt hơn. Các hoạt động do đoàn thanh niên tổ chức, nhà
trường phạt động, sinh viên cần hưởng ứng tích cực. Tham gia các hoạt động thể
thao, tham gia các câu lạc bộ, các hội thảo để thêm phần chủ động trong quá trình
tiếp nhận tri thức.
2.2. Vận dụng quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổi mới
Việt Nam
Đổi mới phải đi vào chiều sâu và toàn diện hơn, dứt khốt hình thành nhanhvà
đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường điịnh hướng XHCN, tực hiện đầy đủ các
nguyên tắc của thị trường. Đồng thời phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội: giải
11


quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, phát triển giáo dục văn
hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Đổi mới tư duy trong thời hội nhập: chủ động

tích cực, vững chắc, khơng do dự chần chừ, cũng khơng được nóng vội giản đơn.
tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng hiệu quả vá sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực cùa tồn
dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài ngyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các
nguồn lực nhà nước. Phải có chính sách phù hợp để phát huy tối đa khả năng về vật
chất, trí tuệ và tinh thần của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đặc biệt lầ kinh
tế tư nhân; nỗ lực vượt bậc, phấn đấu làm ăn có hiệu quả, nêu cao tinh thần độc lập
tự chủ, ý thức tự lực tự cuờng, ra sức cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu
dùng, khắc phục những yếu kém và tieu cực gây thất thốt, lãng phí tiền của của
Nhà nước và nhân dân, dồn vốn cho đầu tư và phát triển. Phát huy ngoại lực cần có
một chiến lược phù hợp và môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, trước hết là có
một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành chính minh bạch, hiệu lực
và hiệu quả.
Cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách trong thời kỳ mới nhằm đơn giản ,
minh bạch hóa hệ thống hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, đẩy lùi quan liêu
tham nhũng lãng phí, xây dựng mơi trường vĩ mô thuận lợicho các hoạt động đầu
tư, giữ ổn định về chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng chính
sách kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, xây dựng mơi
trường pháp lý thơng thống, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế.
Tuyển chọn và bố trí cán bộ đáp ứng u cầu cơng việc, giao nhiệm vụ quyền hạn
rõ ràng xử phạt nghiêm minh kịp thời, có quy chế cụ thể về cơng tác cán bộ.
Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kế hoạch chính
sách đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với yêu cầu của thời
kỳ mới, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ
cuả các nước đi trước gắn liền với đầu tư nghiên cứu có hiêu quả. Xây dựng nền
kinh tế tri thức, nâng cao tỷ trọng kinh tế tri thức trong nền kinh tế quốc dân phải
được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
12



Xây dựng đường lối đối ngoại đúng đắn, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc Tồ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, khẳng định vai trị lãnh đạo duy nhất
của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenin mà cụ thể là
3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong đó có quy luật phù hợp giữa
Lượng và Chất.

13


PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quãng thời gian nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, tác giả đã rút ra một vài kết luận
trong quá trình học tập của sinh viên như sau:
Quá trình vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách
tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng không thể nằm ngồi
điều đó. Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học
phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ kiến thức của các
mơn học. Như vậy có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết
quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt dẫn đến bước nhảy là sự
kết thúc một giai đoạn tích luỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng
ta.
Ơng cha ta thường có câu “Có cơng mài sắt, có ngày lên kim”, "tích tiểu
thành đại", "năng nhặt, chặt bị". Đúng là vậy, những việc làm vĩ đại của con người
bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Quy
luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt
động thực tiễn hằng ngày, đồng thời giúp chúng ta ý thức được công việc nhiệm vụ,
mục tiêu mà bản thân mình hướng đến. Để từ đó giúp bản thân phát triển một cách

toàn diện, hiệu quả về cả chất và lượng.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
2005, tr. 364.
2. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
2005, tr. 239.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 57.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 59.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.104.

15



×