Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tại tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.63 KB, 45 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Sinh viên: Trần Thị Thanh Loan
Lớp: Kinh tế đầu tư 47A
Địa điểm thực tập: Tổng công ty thép Việt Nam
Đề cương báo cáo thực tập tổng hợp
Phần I: Khái quát về tổng công ty thép Việt Nam
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những
nền tảng và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và
Tổng Công ty Kim khí. Trong đó:
- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là
Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép
Đà Nẵng;
- Tổng Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống
tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và
vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.
- Từ năm 1996- 2006, Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức và hoạt
động theo mô hình Tổng Công ty 91. Đến ngày 1/7/2007, Tổng Công ty đã
hoàn tất các thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang
hoạt động thep mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
1.1.1.Quá trình hình thành tổng công ty thép Việt Nam
Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của
đất nước.
Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi
cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh
doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư,
quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ
hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường.


Vì vậy, ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 91/TTg thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý
ngành kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
khả năng cạnh tranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính Bộ chủ quản, cấp
hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh
nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam. Tên giao
dịch quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC. Trụ
sở chính đặt tại D2, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đến năm 1997 trụ sở chuyển về số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được
Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty
Nhà nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. Mục tiêu của
Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh
đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Theo quyết định thành lập, Tổng công ty hoạt động kinh doanh chủ
yếu trên các lĩnh vực như khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ
dung; sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép; xuất nhập khẩu
thép, vật tư thiết bị và trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ
trợ kỹ thuật; thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện
kim và xây dựng dân dụng; kinh doanh khách sạn, nhà hàng và vật tư tổng
hợp; đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học công nghệ; đầu tư, liên doanh, liên
kết kinh tế và hợp tác lao động với nước ngoài.
Ngày thành lập Tổng công ty theo mô hình Tổng công ty 91 (29/4
hàng năm) được Hội đồng quản trị Tổng công ty chọn làm ngày kỷ niệm

thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam.
Tổng công ty Thép Việt Nam hiện nay kế tục sự nghiệp của các Tổng
công ty trước đây thuộc Bộ Công nghiệp. Tổng công ty được hình thành qua
các thời kỳ, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công
nghiệp luyện kim. Đó là sự kết hợp, sáp nhập, hợp nhất nhiều doanh nghiệp,
tổ chức, đơn vị trong ngành sản xuất thép và kinh doanh kim khí của Nhà
nước trong những thập kỷ qua.
Đầu tiên là việc thực hiện Nghị định số 27-HĐBT ngày 22 tháng 3
năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại Xí
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
nghiệp quốc doanh, ngày 30 tháng 5 năm 1990, Bộ Công nghiệp nặng có
Quyết định số 128/CNNg-TC thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty lúc đó được hình thành trên cơ sở tổ chức, sắp xếp các
đơn vị khai thác, tuyển luyện các loại khoáng sản kim loại đen và các đơn vị
nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ về lĩnh vực luyện kim đen thuộc Bộ Công
nghiệp nặng. Trụ sở đặt tạm thời tại số 6- phố Phạm Ngũ Lão, quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội. Ông Ngô Huy Phan được Bộ Công nghiệp nặng bổ
nhiệm làm Tổng giám đốc và các ông Phạm Chí Cường, Dương Khánh Lâm,
Dương Hoàng làm Phó Tổng giám đốc
Ngày mới thành lập, Tổng công ty có bộ máy điều hành, giúp việc có
4 phòng nghiệp vụ và có 4 đơn vị thành viên đó là
- Xí nghiệp Liên hợp Gang thép Thái Nguyên thuộc Bộ Công nghiệp
nặng - nay là Công ty Gang thép Thái Nguyên, trụ sở chính tại thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Xí nghiệp Liên hợp Luyện cán Thép thuộc Bộ Công nghiệp nặng -
nay là Công ty Thép Miền Nam, trụ sở chính tại quận I, thành phố Hồ Chí
Minh
- Công ty Vật tư Thiết bị Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp nặng
(sau sáp nhập với Công ty Vật tư Thứ liệu thành phố Hồ chí Minh), trụ sở tại

quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Viện Luyện kim đen thuộc Bộ Công nghiệp nặng, trụ sở tại huyện
Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Để thống nhất việc quản lý sản xuất và kinh doanh thép thuộc Bộ
Công nghiệp nặng, ngày 04 tháng 7 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ có
Quyết định số 344/TTg hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim
khí thành Tổng công ty Thép Việt Nam. Các ông Lê Phụng Thọ, Nguyễn
Văn Huấn và Nguyễn Văn Nhân được đề bạt làm Phó Tổng giám đốc Tổng
công ty
Tổng công ty Kim khí được thành lập vào những năm đầu của thập kỷ
70 thế kỷ trước với nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư kim khí trong
toàn quốc. Do chuyển đổi mô hình quản lý, vào những năm 80 của thế kỷ
XX giải thể Tổng công ty để thành lập các Xí nghiệp liên hiệp thuộc Bộ Vật
tư. Đến năm 1985 thực hiện chủ trương của Chính phủ về tổ chức kinh
doanh cung ứng vật tư theo Nghị định số 204-HĐBT ngày 11 tháng 7 năm
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
1985, Bộ Vật tư (nay là Bộ Thương mại) có Quyết định số 422/VT-QĐ ngày
13 tháng 9 năm 1985 thành lập Tổng công ty Kim khí trực thuộc Bộ Vật tư.
Ông Trần Tấn Thân được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng công ty.
Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Vật tư là tổ chức quản lý kinh doanh
ngành hàng kim khí của cả nước, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế.
Trụ sở đặt tại số 55B, phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng công ty có bộ máy điều hành, giúp việc có 8 phòng nghiệp vụ và
có 8 đơn vị thành viên đó là:
- Công ty Kim khí Hà Nội, trụ sở tại thành phố Hà Nội.
- Công ty Kim khí Hải Phòng, trụ sở tại thành phố Hải Phòng (nay là
Công ty cổ phần Kim khí Hải phòng).
- Công ty Kim khí Đà Nẵng, trụ sở tại tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng
(nay là thành phố Đà Nẵng).

- Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại quận I, thành
phố Hồ Chí Minh.
- Tổng kho Kim khí và Xí nghiệp Vận tải, trụ sở tại huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội (sau này sáp nhập thành Công ty Kim khí Đông Anh).
- Công ty Kim khí Quảng Ninh, trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh (nay sáp nhập với Công ty Gang thép Thái Nguyên).
- Công ty Kim khí Bắc Thái, trụ sở tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Bắc Thái - nay là tỉnh Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần Kim khí Bắc
Thái).
Đến cuối năm 1990, Công ty Vật tư Thứ liệu Trung ương thuộc Bộ
Vật tư được sáp nhập vào Tổng công ty Kim khí theo Quyết định số 1278
TN/TCCB của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương Mại). Thời điểm tiếp
nhận bàn giao toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất, nhân sự của Công ty Vật tư
Thứ liệu Trung ương, Tổng công ty Kim khí tiếp nhận cả 4 đơn vị thành
viên đó là:
- Công ty Vật tư Thứ liệu Hà Nội, trụ sở tại thành phố Hà Nội (sau
này đổi tên thành Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội và sáp nhập
vào Công ty Kim khí Hà Nội năm 2003).
- Công ty vật tư Thứ liệu thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tại thành phố
Hồ Chí Minh (sau này sáp nhập với Công ty Vật tư thiết bị Công nghiệp đổi
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
tên thành Công ty kinh doanh Thép và Thiết bị Công nghiệp và sáp nhập vào
Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh năm 2003).
- Công ty Vật tư Thứ liệu Hải Phòng, trụ sở tại thành phố Hải Phòng
(sau sáp nhập vào Công ty Kim khí Hải Phòng).
- Công ty Vật tư Thứ liệu Đà Nẵng, trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh
Quảng Nam- Đà Nẵng (sau sáp nhập vào Công ty Kim khí Đà Nẵng).
Ngày 10 tháng 11 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
549/TTg chuyển Tổng công ty Kim khí từ Bộ Thương mại về Bộ Công

nghiệp nặng quản lý từ ngày 01 tháng 01 năm 1994, đến ngày 04 tháng 7
năm 1994 hợp nhất Tổng công ty Thép thành Tổng công ty Thép Việt Nam.
1.1.2.Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 1995-1999
Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/
TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam. Triển khai thực hiện quyết
định, ngày 14 tháng 9 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
571/TTg bổ nhiệm ông Hồ Nghĩa Dũng giữ chức Tổng Giám đốc Tổng công
ty.
Ngày 08 tháng 11 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
723/TTg bổ nhiệm ông Trần Lum, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng,
nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản
trị Tổng công ty.
Tổng công ty tiếp tục thực hiện chương trình tổ chức lại bộ máy cơ
quan Tổng công ty và sắp xếp lại doanh nghiệp thành viên. Ngày 04 tháng
10 năm 1995, Tổng Giám đốc Tổng công ty có Quyết định số 1629/T-TC
thành lập Ban dự án công trình mỏ quặng sắt Thạch Khê để triển khai việc
thăm dò, thí nghiệm theo yêu cầu của Chính phủ.
Đại hội Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty lần thứ I (12/1995) tại Hà
Nội, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ cơ quan Tổng công ty khoá I
gồm 7 đồng chí, đồng chí Phạm Chí Cường được bầu làm Bí thư Đảng bộ.
Ngày 25 tháng 12 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có các Quyết
định số 456/QĐ-TCCB và số 457/QĐ-TCCB sáp nhập Công ty Vật tư thứ
liệu Hải Phòng vào Công ty Kim khí Hải Phòng; sáp nhập Công ty Vật tư
thứ liệu thành phố Hồ Chí Minh vào Công ty Vật tư thiết bị Công nghiệp.
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngày 25 tháng 01 năm 1996, Chính phủ có Nghị định số 03/CP phê
chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam, là
một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Tại thời điểm này, Tổng công ty có 16 đơn vị thành viên (Công ty

Xây lắp và Trường Công nhân kỹ thuật luyện kim chuyển từ Bộ Công
nghiệp về làm thành viên Tổng công ty); 4 công ty liên doanh với Tổng công
ty và 8 công ty liên doanh với các đơn vị thành viên.
Ngày 09 tháng 02 năm 1996, Hội đồng quản trị Tổng công ty được
thành lập, ông Trần Lum giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và các ông Hồ
Nghĩa Dũng, Trần Văn Quý, Phạm Xuân Thu giữ chức Uỷ viên Hội đồng
quản trị Tổng công ty.
Ngày 10 tháng 02 năm 1996, Tổng Giám đốc Tổng công ty có các
Quyết định số 191/T-TC và số 192/T-TC thành lập Phòng Kỹ thuật và
Phòng Kế hoạch và Đầu tư (trên cơ sở hợp nhất Phòng Kế hoạch tổng hợp
và Phòng Phát triển) thuộc Tổng công ty.
Ngày 16 tháng 3 năm 1996, Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty được
thành lập, ông Hồ Nghĩa Dũng giữ chức Tổng Giám đốc, ông Phạm Chí
Cường và bà Phạm Thị Đào giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty.
Sau khi kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt theo
mô hình tổ chức mới có Hội đồng quản trị, ngày 16 tháng 3 năm 1996 Tổng
công ty chính thức đi vào hoạt động.
Tại thời điểm triển khai hoạt động theo Điều lệ mới, cơ cấu tổ chức bộ
máy Tổng công ty, gồm:
- Hội đồng quản trị, gồm 4 thành viên (Chủ tịch và 3 Uỷ viên); Ban
Tổng Giám đốc, gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc; bộ máy
giúp việc Tổng công ty, gồm 7 phòng, ban (Văn phòng, Tài chính kế toán,
Tổ chức Lao động, Kế hoạch và Đầu tư, Kinh doanh và Xuất nhập khẩu, Kỹ
thuật và Ban dự án công trình mỏ quặng sắt Thạch Khê).
- Các đơn vị thành viên, gồm: 16 đơn vị.
+ Các đơn vị sản xuất và xây lắp: Công ty Gang thép Thái Nguyên,
Công ty Thép Miền Nam, Nhà máy Thép Đà Nẵng - sau đổi thành Công ty
Thép Đà Nẵng và Công ty Xây lắp - sau đổi thành Công ty Xây lắp và Sản
xuất công nghiệp.
6

Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Các đơn vị thương mại: Công ty Kim khí Hà Nội, Công ty Kim khí
Bắc Thái, Công ty Kim khí Hải Phòng, Công ty Kim khí Đông Anh, Công ty
Kim khí Quảng Ninh, Công ty Kim khí TP. Hồ Chí Minh, Công ty Kim khí
và Vật tư tổng hợp Miền Trung, Công ty Vật tư thiết bị công nghiệp, Công
ty Vật tư thứ liệu Hà Nội và Xí nghiệp Dịch vụ vật tư.
+ Các đơn vị sự nghiệp: Viện luyện kim đen, Trường Công nhân kỹ
thuật 3- Trường Công nhân kỹ thuật luyện kim (sau đổi thành Trường Đào
tạo nghề Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên).
+ Tổng số lao động có 24.062 người.
Tổng công ty được xếp doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt theo Quyết
định số 185/TTg ngày 28 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 09 tháng 5 năm 1996, Tổng Giám đốc Tổng công ty có Quyết
định số 609/T-TC thành lập Phòng Kinh doanh và xuất nhập khẩu thuộc
Tổng công ty (trên cơ sở hợp nhất Phòng Kinh doanh trong nước và tiêu thụ
với Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), ông Hồ Nghĩa Dũng,
Tổng Giám đốc Tổng công ty được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Thời kỳ 1995-1997, các công ty liên doanh với Tổng công ty như
Công ty Thép VSC-POSCO, Công ty Ống thép Việt Nam (Hải Phòng);
Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty Gia công thép VINANIC (Hải Phòng);
Công ty liên doanh Trung tâm thương mại quốc tế (thành phố Hồ Chí Minh)
hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động.
Ngày 04 tháng 01 năm 1997, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Cơ khí
và Luyện kim (nay là Công đoàn Công nghiệp Việt Nam) có Quyết định số
01/QĐ-CL thành lập Công đoàn lâm thời Tổng công ty Thép Việt Nam; chỉ
định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Tổng công ty gồm 15 uỷ viên, ông
Nguyễn Tiến Nghi làm Chủ tịch.
Ngày 21 tháng 02 năm 1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định số

283/QĐ-TCCB sáp nhập Công ty Kim khí Đông Anh vào Công ty Xây lắp
và Sản xuất công nghiệp thuộc Tổng công ty.
Ngày 15 tháng 4 năm 1997, Xí nghiệp Dịch vụ vật tư sáp nhập vào
Công ty Vật tư Thứ liệu Hà Nội theo quyết định số 551/QĐ-TCCB của Bộ
Công nghiệp.
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngày 11 tháng 6 năm 1997, Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép
Việt Nam có Quyết định số 1083 QĐ/T-HĐQT thành lập Ban Kiểm soát
Tổng công ty do ông Phạm Xuân Thu, Uỷ viên Hội đồng quản trị làm
Trưởng ban. Ngày 21 tháng 8 năm 1997, Hội đồng quản trị Tổng công ty
Thép Việt Nam ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị Tổng
công ty.
Đại hội đại biểu Công đoàn Tổng công ty lần thứ I, tổ chức từ ngày 31
tháng 3 đến 01 tháng 4 năm 1998 tại Hà Nội, Đại hội đã bầu Ban chấp hành
Công đoàn Tổng công ty gồm 25 uỷ viên, ông Nguyễn Tiến Nghi được bầu
lại làm Chủ tịch
Ngày 22 tháng 9 năm 1998, Công ty Xây lắp và Sản xuất công nghiệp
tách khỏi Tổng công ty để thành lập Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp
Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 63/1998/QĐ-BCN
của Bộ Công nghiệp.
Ngày 25 tháng 9 năm 1998, ông Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ viên Hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tổng công ty thay ông Trần Lum nghỉ chế độ hưu trí. Hội
đồng quản trị được kiện toàn, ông Hồ Nghĩa Dũng làm Chủ tịch và các ông
Phạm Xuân Thu, Trần Văn Quý, Nguyễn Kim Sơn làm Uỷ viên Hội đồng
quản trị. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1998 ông Nguyễn Kim Đề được bổ
sung làm Uỷ viên Hội đồng quản trị thay ông Trần Văn Quý.
Ngày 25 tháng 9 năm 1998, ông Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm giữ
chức Tổng Giám đốc Tổng công ty thay ông Hồ Nghĩa Dũng. Ban Tổng

Giám đốc được kiện toàn, ông Nguyễn Kim Sơn làm Tổng Giám đốc, ông
Phạm Chí Cường và bà Phạm Thị Đào làm Phó Tổng Giám đốc.
Đại hội Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty lần thứ II (4/1999) tại Hà Nội,
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ cơ quan Tổng công ty khoá II gồm 7
đồng chí, đồng chí Phạm Chí Cường được bầu lại làm Bí thư và đồng chí
Nguyễn Duy Đón được bầu làm Phó Bí thư.
Ngày 04 tháng 8 năm 1999, Hội đồng quản trị Tổng công ty có Quyết
định số 1365/T-TC thành lập Trung tâm Hợp tác Lao động với nước ngoài
thuộc Tổng công ty để thực hiện chức năng hợp tác xuất khẩu lao động.
Đầu năm 1999, để giúp Công ty Gang thép Thái Nguyên giải quyết
khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý. Văn phòng Chính
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
phủ đã có Công văn số 23/VPCP ngày 11 tháng 2 năm 1999 thông báo ý
kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Mỏ đất chịu lửa Trúc
Thôn, Mỏ Đôlômit Thanh Hoá thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên về
Tổng công ty và chuyển cổ phần của 2 liên doanh Vinausteel và Natsteelvina
về Tổng công ty.
Tổng công ty đã xây dựng phương án về tổ chức lại Mỏ đất sét Trúc
Thôn thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên thành lập Công ty Vật liệu chịu
lửa Trúc Thôn về làm đơn vị thành viên Tổng công ty (Quyết định số
58/1999/QĐ-BCN ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ Công nghiệp).
Cuối năm 1999, Tổng công ty mua lại cổ phần của Công ty Gang thép
Thái Nguyên trong các Công ty Liên doanh sản xuất Thép Vinausteel (Hải
Phòng) và Công ty TNHH Cán thép Natsteelvina (Thái Nguyên), trở thành
đối tác liên doanh của 2 công ty này.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Tổng công ty đi
đầu ngành công nghiệp về lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh tự đầu tư, Tổng công ty và Công ty Thép Miền Nam, Công ty
Gang thép Thái Nguyên còn góp vốn liên doanh với các Tập đoàn Nhật Bản,

Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, Malaysia và các tỉnh, doanh nghiệp
trong nước thành lập 16 công ty liên doanh với tổng vốn đầu tư 772 tỷ đồng,
đó là:
Công ty Thép VSC-POSCO, Công ty Liên doanh sản xuất Thép
Vinausteel, Công ty Ống thép Việt Nam; Công ty TNHH Cán thép
NASTEELVINA; Công ty Thép VINAKYOEI, Công ty Liên doanh Cảng
Quốc tế Thị Vải; Công ty Gia công thép VINANIC; Công ty liên doanh:
Trung tâm thương mại quốc tế, Vingal, Nippovina, Tôn Phương Nam,
Posvina, Thép Tây Đô, Gia công và dịch vụ Sài Gòn, Cơ khí Việt Nhật và
Vật liệu chịu lửa Nam Ưng.
Thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thép Việt Nam trong 5 năm
(1995-1999) đã cùng với ngành Thép Việt Nam nỗ lực phấn đấu, cơ bản
thoả mãn nhu cầu trong nước về chủng loại thép xây dựng thông thường như
thép tròn trơn, thép tròn vằn dạng thanh φ 10 -φ 40, thép dây cuộn φ 6- φ10,
thép hình cỡ nhỏ và vừa, sản phẩm gia công sau cán (ống thép hàn, tôn mạ)
thực hiện được mục tiêu của Bộ Chính trị “trong một số năm trước mắt đáp
ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường cho xã hội”.
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.3.Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2000-2004
Tổng công ty tiếp tục tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Công ty
Gang thép Thái Nguyên theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công
văn số 23/VPCP ngày 11 tháng 2 năm 1999 của Văn phòng Chính phủ.
Ngày 21 tháng 6 năm 2001, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 36/2001/QĐ-
BC thành lập Công ty Cơ điện luyện kim (gồm Xí nghiệp Cơ điện, Xí
nghiệp Xây dựng và Mỏ đá Núi Voi thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên)
thuộc Tổng công ty.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001), ông Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ
viên Trung ương Đảng khoá VIII, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty
tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, Bộ Công nghiệp đã trình và
ngày 10 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
134/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt
Nam đến năm 2010. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Tổng công ty thực
hiện chiến lược đầu tư phát triển của mình. Trong quyết định đó, Thủ tướng
Chính phủ khẳng định “phát triển ngành thép trở thành một trong những
ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu
cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều
việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”. Mục tiêu của ngành Thép đến năm 2010, sản xuất phôi thép
tăng bình quân 15%/năm; sản xuất thép cán tăng bình quân 10%/năm.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai
đoạn 2001-2005 Tổng công ty thực hiện công tác nghiên cứu chuẩn bị, đầu
tư chiều sâu các cơ sở hiện có của Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty
Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng và đầu tư mới khoảng 11 dự án
lớn, trong đó mục tiêu tập trung đầu tư sản xuất phôi thép và thép dẹt.
Ngày 10 tháng 12 năm 2001, ông Nguyễn Hữu Thơ được bổ nhiệm
giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty.
Đại hội Đảng bộ Cơ quan Tổng công ty lần thứ III (3/2002) tại Hà
Nội, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng uỷ cơ quan Tổng công ty khoá III
gồm 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Kim Đề được bầu làm Bí thư và đồng chí
Nguyễn Duy Đón được bầu lại làm Phó Bí thư.
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ngày 15 tháng 5 năm 2002, Bộ Công nghiệp có Quyết định số
20/2002/QĐ-BCN sáp nhập Công ty Kim khí Quảng Ninh vào Công ty
Gang thép Thái Nguyên thuộc Tổng công ty.
Ngày 04 tháng 9 năm 2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
có Quyết định số 395/QĐNS/TW điều động đồng chí Hồ Nghĩa Dũng, Uỷ
viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty giữ chức

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi.
Sau đó vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, Hội đồng quản trị Tổng công
ty đã họp và phân công ông Nguyễn Kim Sơn, Uỷ viên Hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc Tổng công ty làm Thường trực Hội đồng quản trị thực hiện
nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị thay ông Hồ Nghĩa Dũng.
Ngày 17 tháng 12 năm 2002, ông Huỳnh Trung Quang được bổ nhiệm
giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX và Chương trình hành
động của Chính phủ, Tổng công ty đã xây dựng Đề án sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty và ngày 25 tháng 02 năm
2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 223/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
sắp xếp đổi mới của Tổng công ty giai đoạn 2003-2005.
Theo đề án được phê duyệt, Tổng công ty giữ nguyên một số doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước; sáp nhập một số công ty tại khu vực Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh và chuyển hai công ty thành viên thành công ty cổ
phần.
Đại hội đại biểu Công đoàn Tổng công ty lần thứ II, tổ chức từ ngày
29 tháng 5 đến 31 tháng 5 năm 2003 tại Hà Nội, Đại hội đã bầu Ban chấp
hành Công đoàn Tổng công ty gồm 25 Uỷ viên; các ông Vương Quốc Lơi,
Lê Khắc Nhanh được bầu làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch.
Ngày 03 tháng 6 năm 2003, Tổng Giám đốc Tổng công ty có
Quyết định số 1868/T-TC thành lập Thanh tra Tổng công ty.
Ngày 24 tháng 6 năm 2003, ông Nguyễn Trọng Khôi được bổ nhiệm
giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, ông Mai Văn Tinh được bổ nhiệm giữ
chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty.
Ngày 12 tháng 11 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số
182/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội
11
Báo cáo thực tập tổng hợp

vào Công ty Kim khí Hà Nội và Quyết định số 183/QĐ-BCN sáp nhập Công
ty Kinh doanh Thép và Thiết bị công nghiệp vào Công ty Kim khí TP. Hồ
Chí Minh.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, ông Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm
giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty. Hội đồng quản trị được
kiện toàn, ông Nguyễn Kim Sơn làm Chủ tịch và các ông Phạm Xuân Thu,
Nguyễn Kim Đề, Đậu Văn Hùng làm Uỷ viên Hội đồng quản trị.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, ông Đậu Văn Hùng được bổ nhiệm giữ
chức Tổng Giám đốc Tổng công ty. Ban Tổng Giám đốc được kiện toàn,
ông Đậu Văn Hùng làm Tổng Giám đốc và các ông Huỳnh Trung Quang,
Nguyễn Trọng Khôi, Mai Văn Tinh làm Phó Tổng Giám đốc.
Ngày 16 tháng 12 năm 2003, Bộ Công nghiệp có Quyết định số
220/2003/QĐ-BCN chuyển Công ty Kim khí Bắc Thái thành Công ty cổ
phần Kim khí Bắc Thái.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có Quyết
định số 228/2003/QĐ-BCN thành lập Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ đơn vị
thành viên Tổng công ty. Trụ sở tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy thép cán nguội đầu tiên có
công suất 205.000 tấn/năm của Tổng công ty.
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ ba, khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp Nhà nước; xác định mô hình tổ chức đảng trong các doanh
nghiệp Nhà nước. Ngày 15 tháng 3 năm 2004, Ban Cán sự đảng Tổng công
ty trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng được thành lập theo Quyết định
số 951-QĐNS/TW, ông Nguyễn Kim Sơn làm Bí thư, ông Đậu Văn Hùng
làm Phó Bí thư và các ông Nguyễn Kim Đề, Vương Quốc Lơi, Nguyễn
Thanh Chuỷ làm Uỷ viên.
Ngày 28 tháng 5 năm 2004, Phòng Kế hoạch và đầu tư được đổi thành
Phòng Đầu tư phát triển (Quyết định số 1165/T-TC) và Phòng Kinh doanh
và xuất nhập khẩu đổi thành Phòng Kế hoạch Kinh doanh (Quyết định số

1166/T-TC).
Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Hội đồng quản trị Tổng công ty có Quyết
định số 1352/QĐ-T-TC thành lập Văn phòng đại diện Tổng công ty tại thành
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Văn phòng 2). Trụ sở đặt tại tầng 1, số 56, Thủ
Khoa Huân, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 25 tháng 6 năm 2004, Phòng Công nghệ thông tin thuộc Tổng
công ty được thành lập theo Quyết định số 1456/QĐ-T-TC của Tổng Giám
đốc Tổng công ty.
Ngày 10 tháng 8 năm 2004, Bộ Công nghiệp có Quyết định số
78/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Kim khí Hải Phòng thành Công
ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Phòng Thanh tra Pháp chế được thành
lập theo Quyết định số 2791/QĐ-TCLĐ của Tổng Giám đốc Tổng công ty
(trên cơ sở tổ chức lại Thanh tra Tổng công ty).
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Phòng Hợp tác quốc tế và Công nghệ
thông tin được thành lập theo Quyết định số 3051/QĐ-TCLĐ của Tổng
Giám đốc Tổng công ty (trên cơ sở tổ chức lại Phòng Công nghệ thông tin).
Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của
Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước, Tổng
công ty đã xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công
nghiệp. Ngày 10 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
08/2005/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước giai đoạn 2005-2006, trong đó thực hiện cổ phần hoá 5 đơn vị thành
viên trong năm 2005.
Ngày 31 tháng 12 năm 2004, Bộ Công nghiệp có quyết định tiến hành
cổ phần hoá 5 doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, đó là Công ty Kim khí
Hà Nội; Công ty Kim khí TP.Hồ Chí Minh; Công ty Kim khí Miền Trung;
Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn và Công ty Cơ điện Luyện kim.

Trong 10 năm qua, các liên doanh với Tổng công ty đã có nhiều đóng góp
cho nền kinh tế đất nước, sản lượng thép cán, ống thép, tôn mạ và lợi nhuận
tăng trưởng đều qua các năm, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành
công nghiệp Thép Việt Nam.
Trong 10 năm, Tổng công ty đã chuyển 2 công ty thành viên và 10 bộ
phận doanh nghiệp để thành lập 12 Công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
với tổng số vốn điều lệ là 99,7 tỷ đồng. Đó là, Công ty cổ phần Thương mại
và dịch vụ Hải Phòng; Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh kim khí Hải
Phòng; Công ty cổ phần Lưới Thép Sài Gòn; Công ty cổ phần vận tải gang
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
thép Thái Nguyên; Công ty cổ phần Thép Thăng Long; Công ty cổ phần vật
liệu chịu lửa Thái Nguyên; Công ty cổ phần Phương Nam; Công ty cổ phần
sửa chữa ôtô gang thép; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Miền Nam;
Công ty cổ phần Lưới Thép Bình Tây; Công ty cổ phần kim khí Bắc Thái và
Công ty cổ phần Kim khí Hải Phòng.
Tổng công ty đã tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép xây dựng cho
nền kinh tế và từng bước xuất khẩu sang một số nước trong khu vực (trước
năm 1995 nền kinh tế Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép xây dựng do Tổng
công ty Kim khí làm đầu mối); các thương hiệu TISCO (Công ty Gang thép
Thái Nguyên), Thép chữ V (Công ty Thép Miền Nam), Thép “MT”, Thép
“DN” đạt tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9001:2000, được người tiêu dùng
tín nhiệm và được tặng Huy chương Vàng, các giải Vàng tại các hội chợ
triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao.
1.1.4.Giai đoạn 2005 đến nay
Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị
quyết Trung ương 9, Khoá IX và quy hoạch phát triển Tổng công ty theo
Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ, mục tiêu của Tổng công ty giai đoạn 5 năm 2006-2010, cụ thể:
1. Hoàn thành việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn

2005-2006 theo Quyết định số 08/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp về cổ
phần hoá 5 doanh nghiệp thành viên.
2. Xây dựng Đề án chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con, từng bước xác lập và hình thành Tập đoàn
Thép Việt Nam, kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép
làm nền tảng; có các loại hình công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty
liên doanh và công ty TNHH.
3. Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, phấn đấu sản lượng thép cán
tăng trưởng bình quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả
nước); phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng công ty và
đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền
kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ của Tổng công ty
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
đạt mức tiên tiến chung của khu vực, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm thép tại thị trường trong nước và quốc tế.
4. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công
nghệ các cơ sở hiện có; đầu tư mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên giai
đoạn II để đạt công suất 75 vạn tấn phôi thép/năm; tiếp tục đầu tư Nhà máy
cán Thép Đà Nẵng 25 vạn tấn/năm; đầu tư liên doanh khai thác mỏ quặng
sắt Quý Xa và liên hợp luyện kim Lào Cai; đầu tư Nhà máy Thép Phú Mỹ II,
công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư dự án Nhà máy phôi thép phía
Bắc, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư mở rộng Công ty Thép Tấm
lá Phú Mỹ nâng công suất lên 60 đến 65 vạn tấn/năm; đầu tư dự án Nhà máy
thép tấm cán nóng 1,5 -2 triệu tấn/năm. Tích cực chuẩn bị để triển khai đầu
tư khai thác Mỏ quặng sắt Thạch Khê và Nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu
tấn/năm vào cuối kế hoạch 5 năm 2006-2010.
1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.1.Cơ cấu tổ chức

+ Hội đồng quản trị: 05 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
+ Trong đó có: Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Uỷ viên kiêm Tổng
Giám đốc Tổng Công ty, 01 Uỷ viên kiêm trưởng Ban kiểm soát Tổng Công
ty.
+ Ban Kiểm soát: do Hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định
thành lập và bổ nhiệm các thành viên.
+ Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc.
+ 08 Phòng chức năng nghiệp vụ:
Kế hoạch và Hợp tác quốc tế;
Vật tư Xuất Nhập khẩu;
Thị trường;
Tài chính Kế toán;
Đầu tư phát triển;
Kỹ thuật An toàn;
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tổ chức Lao động;
Văn phòng Tổng Công ty
Sơ đồ tổ chức Tổng công ty:
Bộ máy quản lý điều
hành
Phòng chức năng Đảng bộ cty và các
tổ chức CT- XH
Hội đồng quản trị Văn phòng Đảng bộ công ty
Ban tổng giám đốc Tài chính kế toán Công đoàn tổng công
ty
Ban kiểm soát Kế hoạch và hợp tác
quốc tế
Đoàn thanh niên

Vật tư xuất nhập khẩu
Thị trường
Đầu tư phát triển
Kỹ thuật an toàn
Tổ chức lao động
1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.2.1.Hội đồng quản trị
- Ông Mai Văn Tinh - Chủ tịch HĐQT.
- Ông Đậu Văn Hùng - Uỷ viên HĐQT.
- Ông Đặng Thúc Kháng - Uỷ viên HĐQT.
- Ông Nguyễn Minh Xuân - Uỷ viên HĐQT.
- Ông Lê Phú Hưng – Uỷ viên HĐQT.
1.2.2.2.Ban Tổng giám đốc
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ông Đậu Văn Hùng - Tổng giám đốc.
Ông Lê Phú Hưng - Phó Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Thanh Chuỷ - Phó Tổng giám đốc.
Ông Vũ Bá Ổn - Phó Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Trọng Khôi - Phó Tổng giám đốc.
1.2.2.3.Văn phòng Tổng công ty
* Chức năng: Văn phòng Tổng công ty là phòng chức năng tham mưu
giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty tổng hợp, điều phối
hoạt động của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo
chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác pháp chế, công tác
hành chính, quản trị cơ quan; tham mưu giúp Tổng giám đốc công tác quản
lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý,
điều hành của Tổng công ty.
* Nhiệm vụ chủ yếu:
a) Tổng hợp và lập báo cáo giao ban hàng tháng, báo cáo sơ kết quí, 6

tháng, báo cáo tổng kết năm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng
giám đốc; giúp Tổng giám đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác
định kỳ, kết quả xử lý các văn bản của phòng, ban theo chỉ đạo của lãnh đạo
Tổng công ty.
b) Xây dựng các qui chế, qui định, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác
văn phòng của Tổng công ty.
c) Lập chương trình, kế hoạch làm việc của lãnh đạo Tổng công ty,
lịch công tác tuần; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các quyết định,
kết luận và các nhiệm vụ được lãnh đạo Tổng công ty giao cho các phòng,
các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Tổ chức thực hiện chế độ làm việc của
cơ quan theo qui chế. Đầu mối duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2000 của cơ quan Tổng công ty.
d) Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ,
thư viện của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc theo qui định
của pháp luật và qui chế, qui định của Tổng công ty.
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
e) Đầu mối quan hệ và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin
đại chúng. Tổ chức công tác tuyên truyền, xây dựng quảng bá hình ảnh, sản
phẩm của Tổng công ty.
d) Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng của Tổng công ty
và cơ quan Tổng công ty. Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ
quan Tổng công ty và Tổng công ty.
g) Quản lý trụ sở làm việc và cơ sở vật chất của Tổng công ty; đảm
bảo các trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc của cơ quan Tổng
công ty.
h) Tổ chức và phối hợp với các phòng, ban tổ chức, phục vụ các cuộc
họp, hội nghị, hội thảo; thực hiệnc ông tác lễ tân, khánh tiết của cơ quan
Tổng công ty; quản lý phòng truyền thống, phòng trưng bày, giới thiệu sản
phẩm của Tổng công ty.

i) Quản lý công tác y tế cơ quan Tổng công ty, thực hiện chế độ
BHYT, tổ chức khám chữa bệnh, khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ, nhân
viên cơ quan Tổng công ty.
j) Thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng tại cơ quan Tổng công ty;
quản lý công tác bảo vệ cơ quan, bảo hiểm tài sản, phòng cháy chữa cháy tại
cơ quan và quản lý lực lượng phòng cháy chữa cháy theo qui định.
k) Đầu mối thực hiện công tác xã hội từ thiện của Tổng công ty. Đầu
mối quan hệ với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan
đến hoạt động của Tổng công ty. Giúp Tổng giám đốc tiếp nhận sự chỉ đạo
và phối hợp cùng các Bộ, ngành chức năng Nhà nước để giải quyết các vấn
đề liên quan
l) Thường trực Đại hội CNVC Tổng công ty và cơ quan Tổng công ty;
thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, dân số
và KHH gia đình của Tổng công ty.
m) Xây dựng KH dài hạn và KH hàng năm về đầu tư, phát triển tin
học phục vụ công tác quản lý, điều hành của cơ quan Tổng công ty; tổ chức
triển khai thực hiện sau khi được lãnh đạo tc tphê duyệt.
n) Xây dựng, vận hành, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan Tổng công ty; trực tiếp quản lý mạng
máy tính nội bộ (mạng LAN) cơ quan Tổng công ty, đảm bảo duy trì hoạt
động liên tục, thông suất, ổn định tại trụ sở chính và trụ sở phía nam theo qui
18

×