Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG, TRANG BỊ THIẾT BỊ SẤY LÚA TƯƠI VÀ DÂY CHUYỀN XAY XÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.35 KB, 16 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
(ANGIMEX)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG, TRANG BỊ
THIẾT BỊ SẤY LÚA TƯƠI VÀ
DÂY CHUYỀN XAY XÁT
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ: ẤP HÀ BAO 2, XÃ ĐA PHƯỚC,
HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG

XÍ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU

THÁNG 04 NĂM 2010


DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG, TRANG BỊ THIẾT BỊ SẤY
LÚA TƯƠI VÀ DÂY CHUYỀN XAY XÁT TẠI PHÂN
XƯỞNG ĐA PHƯỚC, XÍ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÙNG
NGUYÊN LIỆU
I . Bối cảnh thành lập dự án
1. Hiện trạng và hướng phát triển kho chứa lúa gạo và các cơ sở chế
biến gạo của tỉnh An Giang .
An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích tự nhiên
khoảng 3.492 Km vng, chiếm khoảng 8,65 % diện tích đồng bằng sơng Cửu
Long. Diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh là 262.000 ha. Sản lượng lúa hàng năm
của tỉnh An Giang đứng đầu trong vùng đồng bằng Nam bộ, lượng lúa hàng năm
đạt hơn 3 triệu tấn, riêng năm 2008 đạt trên 3,4 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng
hóa khoảng 2,1 – 2,3 triệu tấn.
Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang là:
2004

392



ngàn tấn; Kim ngạch

83 triệu USD

2005

615

ngàn tấn; Kim ngạch

155 triệu USD

2006

500

ngàn tấn; Kim ngạch

128 triệu USD

2007

494

ngàn tấn; Kim ngạch

145 triệu USD

2008


479

ngàn tấn; Kim ngạch

257 triệu USD

2009

703. ngàn tấn; Kim ngạch

236 triệu USD

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT, hiện trạng hệ thống kho lương
thực trong tồn tỉnh có tổng cộng 57 kho, với sức chứa 474.680 tấn, chiếm
86,82% tổng số kho trong toàn tỉnh, đạt khoảng 30 % sản lượng lúa hàng hóa
trong vụ Đơng Xn. Trong số nầy:
- Doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần quản lý 49 kho có sức chứa
249.700 tấn .
1


- Doanh nghiệp tư nhân và cơ sở xay xát trên địa bàn các huyện (phần lớn
là kho tạm) gồm 208 kho có sức chứa 224.980 tấn .
Để đảm bảo nhu cầu mua lúa gạo tạm trữ cho xuất khẩu vào thời điểm
thích hợp và nhu cầu tiêu dùng trong nước, tỉnh An Giang cần phải xây dựng
thêm tối thiểu 525.320 tấn kho, nâng tổng sức chứa của hệ thống kho trong toàn
tỉnh đạt một triệu tấn trở lên.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã có chủ trương mở rộng diện tích kho
trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2012 và ban hành các chính sách ưu đãi

để đến năm 2012 phát triển thêm 107 kho với sức chứa khoảng 591.000 tấn,
nâng tổng sức chứa kho đạt 1.015.000 tấn, theo phân kỳ đầu tư:
-

Năm 2009:

41 kho, sức chứa 210.200 tấn.

-

Năm 2010:

29 kho, sức chứa 133.200 tấn.

-

Năm 2011:

22 kho, sức chứa 93.500 tấn.

-

Năm 2012:

15 kho, sức chứa 103.500 tấn

2. Kết quả hoạt động và hiện trạng cơ sở chế biến gạo của công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu An Giang
2.1 . Kết quả hoạt động của Cty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang:
Công ty Xuất nhập khẩu An Giang là doanh nghiệp nhà nước được thành

lập theo quyết định số 382/QĐ.UB ngày 01/09/1992 của UB Nhân dân tỉnh An
Giang.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 101201 do Trọng tài kinh tế An Giang cấp
ngày 09/01/1992 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu: lương thực, nông sản và
nông sản chế biến: trứng vịt, da trâu, da bò muối, cao su, gỗ trầm hương, quế,
hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sành sứ, đá trang trí, đá mỹ nghệ, vật tư
nông nghiệp, vật tư xây dựng, hàng tiêu dùng.
Ngày 18/12/2007 theo quyết định số 3318/QĐ-BCĐCPH của ban chỉ đạo cổ
phần hóa, cơng ty chuyển đổi thành cơng ty cổ phần, lĩnh vực hoạt động đa ngành
nghề với tên mới:”Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang”. Ngành nghề kinh
doanh của công ty gồm 46 ngành (Xin xem thêm phụ lục đính kèm).
2


Trong năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu An Giang đã đạt được:
Tài sản ngắn hạn:

926.048.095.281 đồng

Tài sản dài hạn:

61.273.636.476 đồng

Kim ngạch xuất khẩu :

80.580.995 USD

Tổng doanh thu thuần


2.026.373.000.000 đồng

Lãi trước thuế

89.786.000,000 đồng

Công ty xác định gạo là một trong những mặt hàng chủ lực căn cứ trên lợi
thế về sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà. Trong các năm qua công ty không
ngừng đầu tư phát triển kho chứa lúa gạo và cơ sở chế biến gạo xuất khẩu. Chiến
lược phát triển của công ty trong thời gian tới là đầu tư xây dựng thêm các cụm
kho trữ tại các vùng trọng điểm, đầu mối giao thương để tạo nguồn cung ổn định
cho kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Sản lượng gạo tiêu thụ trong các năm của công ty (Tấn)
Năm

Xuất khẩu

Ủy thác Xuất khẩu

Cung ứng

Tổng lượng tiêu thụ

2004

219.762

39.011

8.899


267.672

2005

296.249

19.882

15.084

331.215

2006

224.455

59.219

10.594

294.268

2007

140.968

71.483

22.233


234.684

2008

132.437

53.965

39.967

226.369

2009

130.781

71.886

33.927

236.594

Đặc biệt, trong kế hoạch 2008 – 2010 và tầm nhìn 2015 cơng ty xác định thị
trường gạo nội địa (chiếm 80% số lượng lúa sản xuất hàng năm) là thị trường
tiềm năng phát triển lâu dài và bền vững.
2.2. Hiện trạng kho và cơ sở chế biến gạo của công ty.
3



Hệ thống kho, nhà máy của công ty được bố trí tại các vùng trọng điểm sản
xuất, đầu mối giao thương lúa gạo của tỉnh .
Tổng số gồm 13 phân xưởng được biên chế thành 2 Chi nhánh sản xuất
gạo xuất khẩu và một xí nghiệp Gạo An Tồn chun sản xuất gạo chất lượng
cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động hạch toán báo sổ, chịu sự quản
lý tồn diện của Tổng Giám đốc cơng ty.

3. Sự cần thiết phải đầu tư :
Hiện nay thị trường gạo của thế giới đã hình thành việc phân chia tiêu thụ
theo phẩm cấp. Gạo có chất lượng cao tiêu thụ tập trung chủ yếu vào các nước
có nền kinh tế phát triển, càng ngày người tiêu dùng đã quan tâm nhiều đến phẩm
cấp về cảm quan lẫn cả chất lượng của thành phần hóa học và dinh dưỡng của
gạo.
Thị trường tiêu thụ trong nước cũng bắt đầu phân khúc từ khi thu nhập của
người dân tăng lên theo quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Hành vi của
người tiêu dùng ngày càng thay đổi, cơ cấu của bữa ăn hiện nay đã phần nào
khác xưa: lượng cơm ít hơn nhưng thường là gạo dùng trong bữa ăn phải là loại
ngon hơn.
Phân xưởng Đa Phước có một bãi sông thuận lợi để thu mua lúa gạo. Dự
án đầu tư sẽ tạo điều kiện cho Xí nghiệp Phát triển Vùng Nguyên liệu thêm lợi thế
có thể quy hoạch và thiết kế lại kho bãi, Phục vụ cho công tác thu mua vì dự án
thành lập trong cùng nguyên liệu dồi dào của hai huyện đầu nguồn Sông Cửu
Long là An Phú và Tân Châu cộng với nguồn nguyên liệu hàng triệu tấn mỗi năm
từ Campuchia đổ về. Hơn nữa, dự án chế biến đi từ lúa sẽ đáp ứng được những
yêu cầu ngày một nghiêm ngặt hơn cho sản phẩm lương thực, đặc biệt là sản
phẩm phục vụ cho thị trường nội địa.
Với diện tích hiện có, chúng ta có thể bố trí đường vận chuyển, bố trí hệ
thống vận tải gạo nội bộ bằng băng tải, gầu tải liên kho để giảm nhẹ áp lực về
nhân công và giảm chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, nâng
cao năng lực chứa của hệ thống kho tại Xí nghiệp phát triển Vùng nguyên liệu,

4


điều nầy sẽ tạo cơ hội cho cơng ty có thể dự trữ gạo thành phẩm trong lúc thu
hoạch rộ và chủ động cung cấp cho thị trường khi mùa vụ đã qua.
Dự án đầu tư mở rộng, trang bị thiết bị sấy lúa tươi và dây chuyền xay xát
tại phân xưởng Đa phước nhằm nâng cao năng lực dự trữ để phục vụ cho công
tác bao tiêu vùng nguyên liệu và giúp công ty chủ động trong nguồn cung sản
phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo cho Công ty.
Mục tiêu đầu tư :
Xây dựng, cải tạo và trang bị thiết bị sấy lúa tươi, dây chuyền xay xát tại
phân xưởng Đa Phước thuộc xí nghiệp Phát triển vùng ngun liệu.
Theo tầm nhìn 2015 và kế hoạch 3 năm 2008 – 2010 của công ty, định
hướng chiến lược như sau: Về chuẩn bị nền tảng cho việc xuất khẩu thương hiệu
gạo sạch vào năm 2015.
-

Tạo nền tảng vững chắc ở thị trường nội địa.

-

Tăng tính chuyên nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu.

-

Tiến rộng đến xuất khẩu thương hiệu.

5



II : Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm :
Từ sự kiện tăng giá đột biến của gạo vào tháng 4 năm 2008, thế giới đã
nhìn nhận lại nhu cầu gạo. Theo đó:
- Các quốc gia nhập khẩu gạo đã thực thi chính sách để giảm áp lực phải
nhập khẩu lương thực bằng cách tăng cường sản xuất gạo, giảm lượng gạo nhập
khẩu.
- Các quốc gia xuất khẩu gạo vẫn định hướng ổn định kim ngạch xuất khẩu,
nâng cao chất lượng, giảm giá thành để cạnh tranh. Do đó, từ 2009 thị trường
xuất khẩu gạo sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.
- Việt Nam do hệ thống kho chứa chưa đáp ứng được những đòi hỏi cho
q trình dự trữ nên khi vào chính vụ chúng ta thường phải ký hợp đồng bán ngay
với giá không thuận lợi để giải phóng lượng gạo hàng hóa tồn động, khi hết vụ,
lúc giá thế giới tăng cao thì khơng cịn nguồn dự trữ để bán .

2. Nguồn ngun liệu :
Tỉnh An Giang là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long, nguồn lúa nguyên
liệu dồi dào trải đều khắp nơi trong tỉnh từ vùng Thất Sơn với các giống lúa đặc
sản đến vùng Tứ giác Long Xuyên có sản lượng lúa cao nhất nước. Hệ thống sản
xuất kinh doanh của công ty được tổ chức từ khâu thu mua nguyên liệu, chế biến
và xuất khẩu. Sản phẩm được tồn trữ trong kho đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất
khẩu.

6


III. Địa điểm đầu tư, hình thức đầu tư và các điều kiện tự
nhiên .
1. Địa điểm đầu tư .
Dự án đầu tư mở rộng, trang bị thiết bị sấy lúa tươi và dây chuyền xay xát

tại phân xưởng Đa Phước thuộc xí nghiệp Phát triển vùng nguyên liệu.
Địa chỉ: xã Đa Phước, huyện An phú, tỉnh An Giang.
Kho Đa Phước giáp tỉnh lộ 956, giáp sông Hậu, cách cầu Cồn tiên về phía
huyên An Phú khoảng 4 km.

2. Điều kiện tự nhiên .
2.1. Khí tượng :
Địa điểm xây dựng dự án trong vùng đồng bằng Tây Nam bộ với khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô: từ tháng
12 đến tháng 5, khí hậu khơ, nóng, ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 10 % lượng
mưa cả năm. Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 11, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
lượng mưa chiếm khoảng 90 % lượng mưa cả năm .
Nhiệt độ cao nhất trong năm từ 33 đến 34 độ C.
Độ ẩm trung bình trong năm là 82%
Độ ẩm cao nhất trong năm

là 87 %

2.2. Thủy văn :
Khu vực xây dựng dự án nằm tiếp giáp sông Hậu Giang thuộc lưu vực của
sông Hậu, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều của biển Đông và
mùa lũ của sông Mê Kông. Mực nước của các sông, kênh, rạch trong khu vực của
dự án đều dâng cao trong mùa lũ, vào khoảng các tháng 8, 9, 10.

IV : Quy trình cơng nghệ chế biến gạo.
1. sản phẩm gạo xay xát:
Lúa tươi thu mua ẩm độ 20 –24% được đưa vào hệ thống sấy tuần hoàn,
lúa sau khi sấy đạt ẩm độ 14.5% cho vào sàng tạp chất, gàu tải sẽ đưa lúa sạch
7



qua cối lức để tách thóc, sau đó, gằn sẽ phân loại gạo lức và tiếp tục đưa thóc
vào cối ru - lơ để bốc vỏ trấu, cuối q trình nầy chúng ta thu được gạo lức.
Trong tính tốn chúng tơi sẽ tính sản phẩm là gạo lức.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạo

Lúa tươi

Hệ thống sấy

Ẩm

Lúa khô

Tạp chất

Sàng làm sạch

Vỏ trấu

Thiết bị bóc vỏ

Gằn tách thóc

Thóc

Gạo lức

Cối Ru - lô


8


2. Năng suất thiết bị :
Nhà máy sẽ được trang bị dây chuyền sấy có năng suất 10 tấn lúa / giờ và
dây chuyền bóc vỏ có tổng năng suất 10 tấn lúa nguyên liệu / giờ. Với năng suất
như vậy, nhà máy có thể sản xuất khoảng 20.000 tấn lúa nguyên liệu tương
đương với khoảng 15.000 tấn gạo lức / mỗi năm
Nhu cầu sức chứa kho trữ: 7.000 tấn lúa khơ. Do đó cơng ty cần đầu tư mở
rộng nâng cao năng lực chứa của kho, lắp đặt thùng chứa kết hợp cải tạo, xây
dựng mới các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh như: Kho trữ lúa, kho
trấu, kho cám, nhà văn phòng làm việc, nhà vệ sinh … để thuận lợi trong việc sản
xuất kinh doanh.
Đối với thiết bị: Dự án sẽ trang bị dây chuyền sản xuất từ hệ thống sấy, hệ
thống thùng chứa, hệ thống băng tải xuất, nhập hàng và kho trữ lúa đảm bảo điều
kiện thơng thống để tồn trữ lúa. Ngồi ra, việc trang bị như thế cũng góp phần
giảm chi phí bốc xếp, tăng năng suất khâu nhập, xuất và giảm nhẹ khó khăn về
nhu cầu nhân cơng trong những lúc chính vụ.

9


VI. Tổ chức quản lý dự án:
1. Tổ chức thực hiện dự án .
* Chủ đầu tư : Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang .

2. Phương thức thực hiện dự án:
2.1 Chọn tư vấn:
Dự án sẽ đấu thầu rộng rãi để chọn đơn vị thiết kế và tư vấn các hạng mục

cơng trình.
2.2 Thực hiện xây lắp:
Đấu thầu rộng rãi để chọn đơn vị thi cơng cơng trình theo quy định của nhà
nước.

10


VII. Hiệu quả kinh tế, xã hội và kết luận, kiến nghị
Dự án đầu tư mở rộng, trang bị thiết bị sấy lúa tươi và dây chuyền xay xát
tại phân xưởng Đa Phước, thuộc công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang nhằm
giúp đảm bảo an toàn trong bảo quản sản phẩm và nâng cao năng lực thu mua.
Qua đó, dự án sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Công ty, tăng thu ngân sách cho
Nhà nước.
Năm 2004, tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) chọn làm năm lúa gạo của
thế giới, điều nầy chứng tỏ tầm quan trọng của gạo, một loại ngũ cốc không thể
thay thế trong đại bộ phận dân cư trên hành tinh chúng ta. Trong khi đất đai nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp mà dân số Thế giới không ngừng gia tăng, do vậy
việc đầu tư xây dựng kho bãi tồn trữ lúa và sản xuất chế biến gạo phục vụ thị
trường nội địa và xuất khẩu để phát huy lợi thế tương đối của tỉnh An Giang theo
chúng tôi là thật sự cần thiết.
Dự án tạo công ăn việc làm cho gần 100 lao động trên địa bàn, giúp họ
tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống.
Dự án có NPV theo quan điểm tổng đầu tư là: 11.320 triệu đồng, IRR là
21%. Thời gian hồn vốn có chiết khấu của dự án là bốn năm ba tháng. Dự án
đáng giá để đầu tư.

*Kết luận và kiến nghị :
Dự án mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương nói riêng và cho tồn
tỉnh nói chung. Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang kính trình các Ngành

hữu quan xem xét để chúng tôi sớm đưa dự án vào triển khai thực hiện.
Long xuyên ngày 15 tháng 04 năm 2010.
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
TỔNG GIÁM ĐỐC

11


Mục lục
Phần 1:Bối cảnh thành lập dự án.

Trang 1

Phần 2 :Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trang 6

Phần 3: Địa điểm đầu tư, hình thức đầu tư và các điều
kiện tự nhiên.

Trang 7

Phần 4 : Quy trình cơng nghệ chế biến gạo.

Trang 8

Phần 5: Tính tốn tài chánh của dự án.

Trang 10


Phần 6: Tổ chức và quản lý của dự án.

Trang 19

Phần 7: Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án và
kết luận, kiến nghị.

Trang 20

Phần 8: Phụ lục.
8.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
8.2. Chi phí vận hành tính trên 1 kg thành phẩm.

12


13


14


10

11

12

13


17

18

19

23

24

25

14

20

15

15

21

16

22



×