Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

dự án đầu tư mở rộng trang trại trồng rau để sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.78 KB, 42 trang )

Lời nói đầu
Trong suốt trên ba thập kỷ qua, nước ta chịu anh hưởng của cơ chế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IV năm 1986, nền kinh tế nước ta đã dần chuyển sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đó đã
tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát triển, đưa nền kinh tế nước ta đi lên.
Một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta là ngành
nông nghiệp, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa ngành
nông nghiệp của nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Tập trung hoá
phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hiện đang là mục tiêu hàng đầu của nước ta.
Biết bắt kịp với sự phát triển của thời đại, Công ty Cổ phần Ánh
Ban Mai đã trở thành một trong những công ty lớn chuyên cung cấp các
loại rau, củ, quả cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Nhận thấy sự phát triển, tiềm năng sẵn có của mình công ty đã
quyết định xây dưng thêm trang trại trồng rau để mở rông quy mô sản xuất,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.Dưới sự chỉ đạo của ban
lãnh đạo, công ty đã biết tầm quan trọng của viêc lập một dự án đầu
tư.Hoạt động đầu tư chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên
ngoài, và đó là những hoạt động cho tương lai nên nó chứa đựng bên trong
rất nhiều yếu tố bất định. Vì vậy trong hoạt động đầu tư việc pân tích đánh
giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khách nhau là việc làm hết sức quan trọng.
Sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư được quyết định từ việc
phân tích có chính xác hay không. Thực chất của việc phâ tích này chính là
lập dự án đầu tư. Có thể nói, dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cở vững
chắc cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
1
mong muốn. Sau đây em xin đề xuất một dự án đầu tư:”Dự án đầu tư mở
rộng trang trại trồng rau để sản xuất kinh doanh” cho công ty.
Do trình độ còn hạn chế cũng như kiến thức thực tế không có nhiều


nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cô để sửa chữa và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thanh cảm ơn thầy giáo, tiến sỹ Vũ Thế Bình, Trưởng
khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học Hải Phòng và tập thể
cán bộ phòng tài chính, kế toán công ty Cổ phần Ánh Ban Mai đã nhiệt
tình giúp đỡ em hoàn thành dự án này.
Dự an đầu tư do em đề xuất gồm 3 chương sau:
- Chương I: Cơ sở lý luận của lập dự án đầu tư
- Chương II: Doanh nghiệp và khả năng đầu tư
- Chương III: Lập và lựa chọn dự án đầu tư
2
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I> Khái quát chung về đầu tư
1.1.Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ
vốn (bap gồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt dược mục đích hay tập
hợp mục đích nhất định nào đó.
Sau đay là một số khái niệm về vấn đề đầu tư
- Theo quan niệm kinh tế: Đầu tư là việc bả vốn ào nên các tiềm lực và
dự trữ cho sản xuất kinh doanhvà sinh hoạt.
- Theo quan niệm tài chính: Đầu tư là một chuỗi chi tiêucủa chủ đầu tư
và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn
vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi.
- Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh,
cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời.
Tóm lại đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
1.2. Vai trò của đầu tư
Trog quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô của
sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh

thần. Để đáp ứng nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh
tế luôn luôn cần sự bù đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu
tư cơ bảnr.
Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến quy mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế.
3
1.3. Phân loại đầu tư
a) Theo góc độ sản xuất kinh doanh
* Phân loại theo nội dung kinh tế
- Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc nâng mức hiện đại của
TSCĐ qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sám may móc thiết bị, công
nghệ, bằng phát minh sáng chế
- Đầu tư vào tài sản lưu động: đó là tư liệu sản xuất, nguyên liệu vật liệ,
tiền tệ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào lực lượng lao động: nhằm tăng về số lượng và chất lượng
lao động qua việc tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo
* Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư chiến lược: là đầu tư để tạo ra những thay đổi cơ bản có tính
chất lâu dài với quá trình sản xuất kinh doanh như thay đổi, cải tiến hoặc
tạo ra sản phẩm mới.
- Đầu tư mởi rộn: là đầu tư để xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng
công trình, quy mô sản xuất.
- Đầu tư thay thế: là hoạt động đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị,
công nghệ mới.
b) Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đẩu tư và người sử dụng
vốn là một chủ thể
- Đầu tư gián tiếp
c) Theo góc độ quản lý đầu tư

* Theo chủ đầu tư
4
- Là nhà nước: đầu tư vào các công trình phụcvụ công cộng như xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Chủ đầu tư là cá nhân, chủ thể kinh tế.
* Theo nguồn vốn đầu tư
- Vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế
- Vốn hợp tác liên doanh
- Vốn tin dụng thương mại
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp
- Vốn huy động tù nhân dân
II> Khái quát về dự án đầu tư
2.1.Khái niệm
Dụ án đầu tư có thể được xem xét ở nhiều góc độ
-Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt độngvà chi phí theo một kế hoạch nhằm
đạt được kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
-Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong
một thời gian dài.
-Theo góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh làm tiền đề cho quyết
định đầu tư và tài trợ.
5
-Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên
quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt mục tiêu bằng việc tạo ra kết
quảcụ thẻ trong một thời gian nhất đinh.
2.2.Các thành phần chính của dụ án đầu tư
- Mục tiêu của dự án đầu tư

- Các hoạt động để thực hiện mục tiêu: là những hành động hoặc nhiệm
vụ cần thiết thực hiện nhằm tạo ra kết quả nhất định.
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện hoạt động của dự án: tài chính,
nhân lực, thông tin
- Các sản phẩm được tạo ra của dự án.
2.3. Đặc điểm của dự án
- Dự án không phải là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể với mục
tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định.
- Dự án không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà
phải cấu trúc lên một thực thể mới, một thực thể mà trước đó chưa tồn tại
nguyên bản tươg đương.
- Dự án khác với dự báo vì người làm dự báo không cố ý can thiệp vào
các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án
được xay dựng trên cơ sở của dự báo khoa học.
- Dự án liên quan đến thực tế trong tương lai nên bất kỳ dự án nào cũng
có độ bất định và rủi ro có thể xảy ra.
2.4. Yêu cầu đối với một dự án đầu tư
- Tính khoa học và hệ thống
6
Bất kỳ dự án nào cũng phải được nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ càng, tính toán
chính xác từng nôi dung của nó. Đối với những nội dung phức tạp như:
phân tích kinh tế tài chính, xây dựng tiến độ sử dụng vốn cần có sự tư
vấn của cơ quan chuyên môn làm dịch vụ đầu tư giúp đỡ.
-Tính pháp lý
Để được Nhà nước cấp giấy phépđòi hỏi dự án đầu tư không được chứa
đựng những điều trái với pháp lwtj và chính sách của Nhà nước. Do đó
người xây dựng dự án cần phải nghiên cứu tỉ mỉ những vân đề liên quan
đến pháp luật.
-Tính thực tiễn
Xây dựng dự án càng thực tiễn thì càng tránh được những rủi ro, vì ta

có thể đưa ra các yếu tố nhàem lường trước những bất lớĩe xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án. Trong các dự án kinh doanh cần phải đưa ra các điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể về khả năng vốn của doanh nghiệp, về sản phẩm,
điều kiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
-Tính chuẩn mực
Nội dung của một đự án đầu tư ơhải được xây dựng theo một trình tự
nhất định. mang tính chuân hoá, nhằm giúp cho các cơ quan thẩm định, các
đối tác kinh doanh, các tổ chức tài chính trong hoặc ngoài nước có thể hiểu
và đưa ra quyết định trong việc đầu tư.
-Tính phỏng định
Xuất phát từ “dự án” ta có thể hiểu được, dù cho dự án xây dựng kỹ
lưỡng như thế nàothì về bản chất nó vẫn mang tính chất dự trù, dự báo.
2.5. Phân loại dự án đầu tư
* Theo lĩnh vực hoạt động
7
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh
- Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Dự án đầu tư hỗ trợ tài chính
* Theo tính chất và quy mô của dự án
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
2.6. Vai trò của dự án đầu tư
- Góp phần thưch hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của Nhà nước, đóng
góp vào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế qua
phần giá trị gia tăng.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo thêm nhiều việc làm
mới, thu hút được lao động và giả tỷ lệ thất nghiệp.

- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của
dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
- Có ảnh hưởng tích cực tới môi trường như: tạo ra môi trường kinh tế
năng động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giã các vùng, địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như: xây dựng,
củng cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực.
III>Trình tự, nội dung của quá trình ạp dự án đầu tư
3.1. Trình tự lập dự án đầu tư
8
** B1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư để xác định sự cần thiết phải đầu tư và
hình thành dự án( doanh nghiệp mong muốn mình chính là nhà cung cấp
sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xã hội dựa trên việc mình có đủ điều kiện
và năng lực).
** B2: Nghiên cứu lập dự án tiền khả thi.
** B3: Nghiên cứu lập dự án khả thi.
3.2. Nội dung quá trình lập dự án đầu tư
a) Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm
xác định triển vọng và hiệu quả đưm lại của dự án. Cơ hội đầu tư được
phân tích thành hai cấp độ: Cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể.
- Cơ hội đầu tư chung: là cơ hội đươc xem xét ở cấp độ ngành, vùng
hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm xem xét những lĩnh
vực, những bộ phận hoạt đông kinh tế trong mối quan hệ với điều kiện
kinh tế chung của khu vực thế giới, của một quốc gia hay của một ngành,
một vùng với mục đích cuối cùng là sơ bộ nhận ra cơ hội đầu tư khả thi.
Những nghiên cứu nay cũng nhằm hình thành nên các dự án sơ bộ phù hợp
với từng thời kỳ phát triển của từng ngành, vùng hoặc của một đất nước.
- Cơ hội đầu tư cụ thể: Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng
đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm phat triển những khâu, những giải pháp

kinh tế, kỹ thuật của đơn vị đó. Việc nghiên cứu này vừa phục vụ cho việc
thực hiện chiến lược phát triển của các đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu chung
của ngành, vùng và đất nước.
b) Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng, có quy
mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn dài,
9
Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh còn thấy phân vân, chưa chắc
chăn của cơ hội đầu tư đã được lựa chọn.
1. Việc nghiên cứu tiền khả thi nhằm sàng lọc, loại bỏ các cơ hội đầu tư
hoặc khẳng định lại cơ hội đầu tư dự kiến. Đối với các dự án lớn, liên quan
và chịu sự quản lý của nhiều ngành thì dự án tiền khả thi là việc tranh thủ ý
kiến bước đầu, là căn cứ xin chủ trương để tiếp tục đầu tư. Sản phẩm cuối
cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội dung
nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
1. Những căn cứ và sự cần thiết phải đầu tư
- Căn cứ pháp lý: là những chính sách pháp luật của nhà nước, cái mà
nhà nước khuyến khích, kêu gọi đầu tư.
- Điều kiện địa lý tự nhiên( địa hình, khí hậu, địa chất ) có liên quan
tới việc lựa chon thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án này.
- Khả năng của doanh nghiệp: vốn, khả năng huy động vốn, thu hồi vốn
2. Xác định phương án sản phẩm
Tuy sản phẩm của doanh nghiệp đã được xác định qua nghiên cứu thị
trường nhưng cũng nên xác định lại đặc tính kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ
thuật cần phải đạt được.
- Đặc tính kỹ thuật: đặc tính lý, hoá học
- Hình thức bao bì, đóng gói
- Các công cụ và cách sử dụng sản phẩm
- Các phương pháp và phương tiện kiểm tra để kiểm tra chất lượng sản
phẩm .

3. Hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
10
Phân tích điều kiện, yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư: công ty
TNHH, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệo quốc doanh.
Phân tích các điều kiện và lợi ích của việc huy động năng lực hiện tại,
đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở đã có so với đầu tư mới( áp dụng với
các xí nghiệp quốc doanh) từ đó để lựa chọn hình thưc đầu tư.
4. Xác định địa điểm dự án
Việc phân tích địa điểm dự án phải chú trọng vào các mặt sau đây:
- Điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, địa hình, nguồn nước, địa
chất, hiện trạng đất đia tài nguyên.
- Điều kiện xã hội, kỹ thuật, tình hình dân sinh, phong tục tập quán, các
điều kiện về cấu trúc hạ tầng cơ sở.
- Các chính sách kinh tế xã hôi về quy hoạch và phat triể vùng.
- Ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Ảnh hưởng của địa điểm đến việc tuyển chọn và thu hút lao động nói
chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từ dân cư của
địa phương là tốt nhất.
5. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
Để lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất phù hợp cần xem xét
những vân đề sau đây:
- Công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dung trên thế giới.
- Khả năng về vốn và lao động. Nếu thiếu vốn, thừa lao động có thể
chọn công nghệ kém, rẻ tiền, sử dụng nhiều lao động và ngược lại.
11
- Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh lạc hậu hoặc những
trở ngại trong việc sử dụng công nghệ như khan hiếm về nguyên vật liệu,
năng lượng
- Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả, trình độ tay

nghề của người lao động nói chung.
- Nội dưng chuyển giao công nghệ, phương thức thanh toán, điều kiện
tiếp nhận và sự trợ giúp của nước bán công nghệ.
- Điều kiện về kết cấu hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế xã hộicủa địa
phương có thích hợp với công nghệ dự kiến lựa chọn hay không.
- Những vấn đề môi trường sinh thái liên quan đến công nghệ, khả năng
gây ô nhiễm.
- Các giải pháp chống o nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện
và chi phí thực hiện.
6. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào
Nguồn cung cấp vật liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng trong suốt đời
sống của thiết bị. Nội dung của việc xác định nguyên liệu đầu vào bao
gồm;
- Loại và đặc điểm của nguyên liệu càn thiết.
- Tính toán nhu cầu đầu vào cho sản xuất từng năm.
- Tình trạng cung ứng .
- Yêu cầu về dự trữ nguyên vật liệu.
- Nguồn và khả năng cung cấp.
- Chi phí cho từng lịch trình cung cấp.
7. Phân tích tài chính
12
Phân tích phương diện tài chính của dự án nhằm mục đích:
- Xem xét nhu càu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện có hiệu quả các dự án đầu tư.
- Xem xét các kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch
toán kinh tế mà dự án sẽ tạo ra. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ và
phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho tới khi kết thúc dự án, xem xét
những lợi ích mà dự án đem lại cho chủ đầu tư cũng như xã hội.
Để phân tích đánh giá một chủ thể hoặc đối tượng nào đó, người ta phải
áp dụng các phương pháp, các tiêu chuẩn cụ thể nhằm rút ra kết luận xác

đáng. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá phương diện tài chính của một
dự án đầu tư, nhưng hiện nay người ta thường sử dụng những phương pháp
cơ bản sau đây:
- Phương pháp giá trị hiện tại
- Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
- Phương pháp điều hoà vốn
- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư
Cụ thể những phương pháp này như sau:
• Phương pháp giá trị hiện tại( NPV)
Giá trị hiện tại ròng của một dự án bằng tổng giá trị hiện tại của các
dòng tiền sau thuế trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự
án.
Trong đó: C
i
: Dòng tiền sau thuế của dự án tương ứng với năm i
B
i
: Là các khoản đầu tư cho dự án trong năm i
n: Số năm thực hiện dự án
13
r: Tỉ lệ triết khấu mà nhà đầu tư mong muốn hoặc là chi phí sử dụng
vốn bình quân.
Phương pháp giá trị hiện tại cho biết quy mô của dòng tiền( quy đổi về
giá trị hiện tại) có thể thu được từ dự án, một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất
quan tâm( hiện tại là thời điểm ban đầu khi mà dự án được xuất vốn đầu
tư).
• Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ( IRR)
Tỉ lệ hoàn vốn nội sinh mà tỉ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của các dòng
tiền sau thuế đúng bằng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự án.
IRR là tỉ suất triết khấu mà tại đó NPV = 0 và được tính theo công thức

sau:
Trong đó: r
1
: là tỉ suất triết khấu sao cho NPV
1
< 0( càng gần 0 càng tốt)
r
2
: là tỉ suất triết khấu sao cho NPV
2
> 0 ( càng gần 0 càng tốt)
NPV
1
: giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất triết khấu r
1
NPV
2
: giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất triết khấu r
2
Phương pháp IRR có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho biết mức độ sinh
lợi mà dự án có thể đạt được, đem so với chi phí sử dụng vốn để thấy việc
đầu tư lợi nhiều hay ít. Nó phản ánh mức độ an toàn của dự án trong
trường hợp thị trường có nhiều biến động.
• Phương pháp điều hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm cân bằng giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của
dự án. Nó xác định khối lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ đượcvới
một đơn giá nhất định nào đó để doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí.
• Phương pháp thời gian hoàn vốn
14
Trong thực tế người ta thường tính thời gian thư hồi vốn đầu tư từ lợi

nhuận và khấu hao. Khi tình chỉ tiêu này người đầu tư phải quan tâm lựa
chọn phương pháp khấu hao hàng năm làm sao vừa để không làm giá thành
cao quá, vừa để kịp thu hồi vốn đầu tư trước khi kết thúc đời kinh tế của dự
án hoặc trước khi máy móc lạc hậu kỹ thuật.
8. Phân tích kinh tế xã hội của dự án
Có thể coi tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể
hiện khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và
hiệu quả kinh tế tài chính của dự án. Tình hình kinh tế xã hội đề cập các
vấn đề sau đây:
- Điều kiện địa lý tự nhiên( địa hình, khí hậu, địa chất ) có liên
quan tới việc lựa chọn thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án này.
- Điều kiện về dân số và lao động có liên quan tới nhu cầu và
khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, tới nguồn lao động cung cấp cho
dự án.
- Tình hình chính trị, môi trường pháp lý, các luật lệ và chính
sách ưu tiên phát triển của đất nước tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó
khăn cho dự án đầu tư.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa
phương, tình tình phát triển kinh doanh của ngành ( tốc độ tăng
trương GDP, tỉ lệ đầu tư so với GDP, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu
dùng, GDP/ đầu người, tỉ suất lợi nhuận sản xuất kinh doanh) có ảnh
hưởng tới quá trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư.
- Tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán và ợ
nần có ảnh hưởng đến các dự án phải xuất nhập khẩu hàng hoá.
15
Tuy nhiên các dự án nhỏ có thể không cần nhiều dữ kiện kinh tế vĩ mô
như vậy. Còn các dự án lớnthì cũng tuỳ thuộc vào mục tiêu, đặc điểm và
phạm vi tac dụng của dự án mà lựa chọn các vấn đề có liên quan tới dự án
để xem xét.
9.Tổ chứcthực hiện và quản lý dự án

Việc lập trình thực hiện các hạng mục công trình, từng công việc mỗi
hạng mục phải đảm bảo cho dự án có thể đi vào vận hành hoặc hoạt động
đúng thời gian dự định.Đối với các dự án có quy mô lớn, có nhiều hạng
mục công trình, kỹ thuật xây dựng phức tạp, để lập trình thực hiện dự án
đòi hỏi phải phân tích một cáchcó hệ thống và phương pháp.
Cụ thể là liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định:
- Thời gian cần hoàn thành hạng mục công trinh và cả công
trình.
- Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục
nào có thể làm sau, những công việc nào có thể làm song song.
- Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất.
10. Kết luận và kiến nghị
c) Nghiên cứu khả thi
Đây là bước xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến kết luận xác đáng về
mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các bước phân tích, các số lượng đã
được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và
tiến đọ thực hiệ dự án. Sản phẩm của giai đoạn nghiên cứu khả thi là: “Dự
án nghiên cứu khả thi” hay còn gọi là “luận chứng kinh tế kỹ thuật”. Ở giai
đoạn này, dự án nghiên cứu khả thi được soạn thảo tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhằm
đảm bảo cho mọ dự đoán, mọi tính toán ở độ chính xác cao trước khi đưa
ra để co quan kế hoạch, tài chính, các cấp có thẩm quyền xem xét.
16
Nội dung nghiên cứu của dự án khả thi cũng tương tự như dự án nghiên
cứu tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ( chi tiết hơn, chính xác hơn).
Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức lag có
tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu.
Dự án nghiên cứu khả thi còn nhằm chứng minh cơ hội đầu tư là đáng giá,
để có thể tiến hành quyết định đầu tư. Các thông tin phải đủ sức thuyết
phục các cơ quan chủ quản và nhà đầu tư.
- Đối với nhà nước và các định chế tài chính

+ Dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu
tư, quyết định tài trợ cho dự án.
+ Dự án nghiên cứu khả thi đồng thời là những công cụ thực hiện kế
hoạch kinh tế của ngành, địa phương của cả nước.
- Đối với chủ đầu tư thì dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để:
+ Xin phép được đầu tư
+ Xin phép xuất nhập khẩu máy móc thiết bị
+ Xin hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư (nếu có)
+ Xin gia nhập các khu chế suất, khu công nghiệp
+ Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước
+ Kêu goi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu
VI>Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và
quy mô dự án. Mục đích nghiên cứu thị trường nhằm xác định các vấn đề:
- Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tạicủa dự án, tiềm
năng phát triển của thị trường này trong tương lai.
17
- Đánh giá mức độ cạnh tranh, khả năng chiêm lĩh thị trường của sản
phẩm so với sản phẩm cùng loại có sẵn hoặc các sản phẩm ra đời sau này.
- Các chính sách tiếp thị và phân phối cần thiết để có thể giúp việc tiêu
thụ sản phẩm của dự án.
- Ước tính giá bán và chất lương sản phẩm
- Dự kiến thị trường thay thế khi cần thiết.
Việc nghiên cứu thị trường cần thông tin, tài liệu về tình hình quá khứ,
hiện tại, tương lai của xã hội.Trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin
không đủ độ tin cậy, tuỳ thuộc vào mức độ mà có thể sử dụng phương
pháp khác nhau để dự đoán nhưngoại suy từ các trường hợp tương tụ, từ
tình hình của quá khứ, sử dụng các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ chức
điều tra phỏng vấn hoặc khảo sát.
Nhiều trường hợp việc nghiên cứu thị trường còn đòi hỏi có các chuyên

gia có kiến thức về sản phẩm của dự án, về những sản phẩm có thể thay
thế, về quy luật và cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thương mại,
chính trị, xã hội để có thể lụa chọ, phân tích và rút ra được kết luận cụ
thể, xác đáng.
18
Chương II: DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ
I> Giới thiệu vài nét về doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung
- Tên: Công ty Cổ phần Ánh Ban Mai
- Địa chỉ: BB18 Trường Sơn Q.10, TP. Hồ Chí Minh
- Quốc gia: Việt Nam
- Người đại diện: Ông/Bà Nguyễn Linh
- Chức vụ: Giám đốc điều hành
- Năm thành lập: 2006
- Loại hình công ty: Sản xuất, Thương mại
- Loại hình kinh doanh:Nội địa
- Sản phẩm chính: Rau sạch
- Thị trường: Việt Nam
- Chứng chỉ: EUREP- GAP
- thoại: 082.214.61.83, 086.264.59.41
- Website:
- Email:
2. Tầm nhìn
Phát triển công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu trong
lĩnh vực cung cấp rau sạch cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu trong 5
năm (2007 - 2011).
3. Các giá trị của công ty
19
- Tập hợp ý trí và các nỗ lực cá nhân vì sự phat triển bền vững của Ánh
Ban Mai.

- Quan tâm đến sự phát triển, trân trong và ghi nhận xứng đáng sự đóng
góp hết mình của tất cả các thành viên.
- Sự phát triển và lớn mạnh của Ánh Ban Mai gắn liền với lợi ích của
khách hàng và sự phát triển của cộng đồng.
4. Phương châm kinh doanh
Tạo ra giá trị cho khách hàng, đến khách hàng sự an tâ tin tưởng khi sử
dụng sản phẩm thương hiệu Ánh Ban Mai.
5.Công nghệ và kỹ thuật:
* Các loại rau tươi cao cấp của công ty Ánh Ban Mai được trồng trong
trang trại cách thành phố Đà Lạt 10km về phía Bắc nằm trong vùng thung
lũng với những cánh rừng thông xanh mướt bao quanh.
* Được canh tác trong nhà kính, với hệ thống tưới tự động và kiểm soát
nhiệt độ theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GAP và chế biến trong
nhà xưởng HACCP, các sản phẩm rau tươi sạch cao cấp công ty Ánh Ban
Mai đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp an toàn cảu Hiệp hội các
nhà bán lẻ Châu Âu.
* Trang trại do công ty đầu tư từ khâu lựa chọn các giống rau nhập khẩu
với chất lượng cao; đánh giá, kiểm tra thường xuyên chất lượng đất, nước
tưới, việc sử dụng các loại nông dược có nguồn gốc sinh học được kiểm
soát chặt chẽ, cách thức thu hoạch, đóng gói và chuyên chở tuân theo quy
trình khép kín ở nhiệt độ thích hợp từ 5 - 10C. Toàn bộ quy trình trồng và
sơ chế rau đều được lập hồ sơ theo dõi và có thể truy xét nguồn gốc của
từg sản phẩm tươi sạch cung cấp đến khách hàng dưới sự giám sát nghiêm
ngặt của đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên nông nghiệp nhiều kinh nghiệm.
20
* Nguồn cung cấp rau tươi cạch cao cấp của công ty tới khách hàng trực
tiếp từ trang trại tại Đà Lạt không qua khâu trung gian. Công ty chỉ sản
xuất theo đơn đặ hàng để đảm bảo số lượng cung cấp ổn định và chất
lượng ở mức cao nhất độ tươi sạch và an toàn của các loại rau mang
thương hiệu Ánh Ban Mai.

* Trong hơn 7 năm qua gần 20 loại rau tươi sạch cung cấp từ trang trại
của công ty đã có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn quốc
tế uy tín và công ty cung câp suất ăn công nghiệp cao cấp tại TP.HCM. Và
giờ đây công ty mong muốn góp phần đem lại nguồn tươi mới cho cuộc
sống của nhiều khách hàng hơn nữa qua hơn 60 sản phẩm rau tươi sạch cao
cấp thương hiệu Ánh Ban Mai.
6. Các loại sản phẩm của công ty
- Xà lách cao cấp:xà lách xoăn lá lớn, xà lách lô lô xanh, xà lách lô lô
đỏ, xà lách rô main
- Rau ăn thân củ: củ hồi, lơ xanh, lơ trắng, cải thìa
- Rau ăn quả cao cấp: ớt xào xanh, ớt xào đỏ, ớt xào vàng, cà chua bi
- Rau ăn lá- rau thơm: quế tây, ngò xoắn, thì là, hẹ ta
7. Cơ cấu tổ chức
* Ban giám đốc công ty
- Giám đốc công ty: Ông/ Bà Nguyễn Linh
- Các phó giám đốc: Ông Bùi Đức Nhâm
* Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Linh
- Các thanh viên hội đồng quản trị:
21
+ Ông/ Bà Nguyễn Linh
+ Ông Bùi Đức Nhâm
+ Bà Dương Thị Giang
- Ban kiểm soát
+ Bà Nguyễn Thị Định
+ Bà Trần Thu Hương
8. Các đơn vị thành viên: Gồm 3 đơn vị:
* Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Tân Châu
Giám đốc: Ông Chung Văn Đạt
Địa chỉ: 135 Hoàng Hoa Thám, P.13,Q,Tân Bình,TP.HCM

Điện thoại:08.38115274
Fax: 08.38115274
Email:
Website:
- Sản xuất: các sản phẩm rau quả chế biến đóng hộp: dưa chuột
bao tư dầm dấm đóng lọ, cà chua dầm dấm đóng lọ, đậu hạt đóng
hộp, vải hộp nước đường, nám mỡ đóng hộp
- Dịch vụ: cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
* Công ty TNHH bao bì và xuất nhập khẩu
Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Địa chỉ: 389 Trương Định, Q.11, TP.HCM
Điện thoại:08.36621216
22
Fax: 08.36621216
Email:
- Chuyên thiết kế, tạo mẫu và in nhãn mác theo yêu cầucủa khách hàng
trên bề mặt sắt lá tráng thiếc
- Cắt, uốn, lốc, hàn thân hộp trên máy cao tần và sản xuất các loại hộp
bằng sắt lá tráng thiếcnhư hộp chè, hộp đựng bánh kẹo, hộp sơ đủ các kích
thước theo yêu cầu của khách hàng
* Nhà máy chế biến rau quả Tam Dương
Giám đốc: Ông Hoàng Văn Tuệ
Địa chỉ: Xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
- Sản xuất: các sản phẩm rau quả chế biến đóng hộp: dưa chuột bao tử
dầm dấm đóng lọ, dứa đóng hộp, vải hộp nước đường
- Dịch vụ: cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
II> Phân tích thị trường hoạt động của công ty
1. Chính sách chất lượng an toàn thực phẩm của công ty
Công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng hàng hoábao gồm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó là sự sống còn của công ty. Vì vậy

công ty cam kết thực hiện:
- Cung cấp cho khách hàng những snả phẩm tốt, phù hợp với hợp đồng
mà công ty đã ký với khách hàng
- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo mọi yêi cầu của tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2008
- Duy trì hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo giám
sát chất lượng theo đúng HACCP
23
2. Thị trường nội địa
Lâm Đồng nổi tiếng với các vùng chuyên canh rau như Đà Lạt, Đức
Trọng, Đơn Dương với khoảng 40 ngàn ha rau các loại: rau ăn lá, ăn quả,
ăn củ, ăn hoa, rau gia vị; cung cấp cho thị trường khoảng 1,1triệu tấn/ năm.
Trong đó, sản lượng rau xuất khẩu chỉ đạt khoảng 150 - 200 ngàn tấn,
chiếm 20% tổng sản lượng. 80% tiêu thụ trong nước, thị trường chính là
các chợ đầu mối nông sản ở Tp.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung,
Hà Nội và hệ thống siêu thị, nhà hàng địa phương.
Thống kê của chợ đầu mối nông xả Thủ Đức(TP.HCM), mỗi ngày, chợ
này nhập gần 20tấn rau các loại từ Lâm Đồng, chiếm 50% sản lượng tiêu
thụ tại đây. Rau được vận chuyển bằng ô tô về chợ, sau đó các thương lái
phân phối về các chợ nhỏ trong thành phố và chợ khu vực miền Đông Nam
Bộ.
Tại các vùng chuyên canh rau ở Lâm Đồng, siêu thị BigC,Metro và
hàng chục công ty, HTX thu mua rau theo hợp đồng với nông dân. Mỗi
đơn vị mua từ 12-15 tấn/ ngày cũng vận về hệ thống chợ, cửa hàng nhiều
tỉnh, thành phố. Ông Phạm S - Phó GĐ Sở NN&PTNT cho biết, 80% sản
lượng rau Đà Lạt tiêu thụ trong nước.
3. Thị trường xuất khẩu
Theo sở NN&PTNT cho biết thi rau ở Đà Lạt xuất khẩu ra nước ngoài
bằng đường biển, công nghệ bảo quản còn thô sơ, chủ yếu là làm lạnh
trước khi xuất nên tỷ lệ hư khi nhập cảng chiếm đến 30-40%, cước phí vận

chuyển khá cao nên thị trường nước ngoại không có lợi thế băng thị trường
trong nước.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình
hình mưa bão, sâu bệnh gia tăng nhưng rau quả vẫn đạt được nhiều kết quả
24
khả quan. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2010 ước đạt 471,5USD, tăng
7,4% so với năm 2009.
Công ty chủ yếu xuât khẩu rau quả sang thị trương các nước trong khu
vực và trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,Thái Lan, Cam-
Pu-Chia,Lào,Mỹ,
II>Khả năng của công ty
- Công ty có đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao, tinh thần trách
nhiệm trong công việc và khả năng tài chính của công ty vì vậy đảm bảo
cung cấp cho khách hàng những sản phảm có chất lượng cao nhất.
- Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới trong ngành
trồng rau quả một cách có hiệu quả đem lại năng suất cao cho các loại sản
phẩm.
- Qua thời gian hoạt động, công ty đã đẩy nguồn vốn của mình tăng cao
taọ điều kịên để công ty thực hiện các kế hoạch và dự án đề ra một cách
khả thi.
- Tiến hành lựa chọn các loại giống rau nhập khẩu với chất lượng cao,
cùng với việc đảm bảo chất lượng đất, nước tưới, việc sử dụng các loại
nông dược có nguồn gốc sinh học được kiểm soát chặt chẽ giúp các loại
rau quả giảm thiểu sâu bệnh hại, góp phần tăng giá trị của sản phẩm.
25

×