Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Dự án đầu tư mở rộng trang trại trồng rau để sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.24 KB, 39 trang )

MôC LôC
5. Các loại sản phẩm của công ty..............................................................................................20

Kết luận

Lời nói đầu
Một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta là ngành nông
nghiệp, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa ngành nông
nghiệp của nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Tập trung hoá phát triển
ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện đang là mục
tiêu hàng đầu của nước ta.
Biết bắt kịp với sự phát triển của thời đại, Công ty Cổ phần The Sun đã
trở thành một trong những công ty lớn chuyên cung cấp các loại rau, củ, quả cho
thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Nhận thấy sự phát triển, tiềm năng sẵn có của mình công ty đã quyết
định xây dưng thêm trang trại trồng rau để mở rông quy mô sản xuất, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, công ty
đã biết tầm quan trọng của viêc lập một dự án đầu tư.Hoạt động đầu tư chịu sự
tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, và đó là những hoạt động
cho tương lai nên nó chứa đựng bên trong rất nhiều yếu tố bất định. Vì vậy trong
hoạt động đầu tư việc pân tích đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau
là việc làm hết sức quan trọng. Sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư
được quyết định từ việc phân tích có chính xác hay không. Thực chất của việc
phân tích này chính là lập dự án đầu tư. Có thể nói, dự án đầu tư được soạn thảo
tốt là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh
Page 1


tế - xã hội mong muốn. Sau đây em xin đề xuất một dự án đầu tư :’’Dự án đầu
tư mở rộng trang trại trồng rau để sản xuất kinh doanh” cho công ty.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, tiến sỹ Vũ Thế Bình, Trưởng khoa


kinh tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ
em hoàn thành dự án này.

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I Khái quát chung về đầu tư
1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ
vốn (bao gồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp
mục đích nhất định nào đó.
Sau đây là một số khái niệm về vấn đề đầu tư
- Theo quan niệm kinh tế : Đầu tư là việc bỏ vốn tạo nên các tiềm lực
và dự trữ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
- Theo quan niệm tài chính : Đầu tư là một chuỗi chi của chủ đầu tư và
ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ
trang trải các chi phí và có lãi.
- Theo góc độ quản lý: Đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh
doanh, cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời.
=>Tóm lại đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội... để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
1.2 Vai trò của đầu tư
Trog quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng quy mô
của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh
Page 2


thần. Để đáp ứng nhu cầu đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế
luôn luôn cần sự bù đắp và hoàn thiện mở rộng thông qua hoạt động đầu tư cơ
bảnr.
Hoạt động đầu tư cơ bản có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết
định đến quy mô xây dựng và tốc độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế.
1.3 Phân loại đầu tư
a) Theo góc độ sản xuất kinh doanh
* Phân loại theo nội dung kinh tế
- Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc nâng mức hiện đại của TSCĐ
qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ, bằng
phát minh sáng chế...
- Đầu tư vào tài sản lưu động : đó là tư liệu sản xuất, nguyên liệu vật liệu ,
tiền tệ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đầu tư vào lực lượng lao động: nhằm tăng về số lượng và chất lượng lao
động qua việc tuyển dụng, thuê mướn, đào tạo....
* Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư chiến lược: là đầu tư để tạo ra những thay đổi cơ bản có tính chất lâu
dài với quá trình sản xuất kinh doanh như thay đổi, cải tiến hoặc tạo ra sản phẩm
mới.
- Đầu tư mở rộng : là đầu tư để xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng công
trình, quy mô sản xuất.
- Đầu tư thay thế : là hoạt động đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị, công
nghệ mới.
b) Theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư
Page 3


- Đầu tư trực tiếp : là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư và người sử dụng vốn là
một chủ thể.
- Đầu tư gián tiếp : là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư thông qua một người
quen biết với người sử dụng là một chủ thể.
c) Theo góc độ quản lý đầu tư
* Theo chủ đầu tư
- Là nhà nước: đầu tư vào các công trình phục vụ công cộng như xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Chủ đầu tư là cá nhân, chủ thể kinh tế.
* Theo nguồn vốn đầu tư
- Vốn ngân sách Nhà nước
- Vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế
- Vốn hợp tác liên doanh
- Vốn tín dụng thương mại
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp
- Vốn huy động từ nhân dân
II Khái quát về dự án đầu tư
2.1 Khái niệm
Dụ án đầu tư có thể được xem xét ở nhiều góc độ
-Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt độngvà chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được
kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Page 4


-Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian
dài.
-Theo góc độ kế hoạch : Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh làm tiền đề cho quyết định đầu tư
và tài trợ.
-Về mặt nội dung : Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt mục tiêu bằng việc tạo ra kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định.

Page 5



2.2 Các thành phần chính của dụ án đầu tư
- Mục tiêu của dự án đầu tư
- Các hoạt động để thực hiện mục tiêu: là những hành động hoặc nhiệm vụ
cần thiết thực hiện nhằm tạo ra kết quả nhất định.
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện hoạt động của dự án : tài chính, nhân
lực, thông tin ...
- Các sản phẩm được tạo ra của dự án.
2.3 Đặc điểm của dự án
- Dự án không phải là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể với mục tiêu
xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định.
- Dự án không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải
cấu trúc lên một thực thể mới, một thực thể mà trước đó chưa tồn tại nguyên bản
tương đương.
- Dự án khác với dự báo vì người làm dự báo không cố ý can thiệp vào các
sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây
dựng trên cơ sở của dự báo khoa học.
- Dự án liên quan đến thực tế trong tương lai nên bất kỳ dự án nào cũng có độ
bất định và rủi ro có thể xảy ra.
2.4 Yêu cầu đối với một dự án đầu tư
- Tính khoa học và hệ thống :Bất kỳ dự án nào cũng phải được nghiên cứu tỉ
mỉ, kỹ càng, tính toán chính xác từng nôi dung của nó. Đối với những nội dung
phức tạp như: phân tích kinh tế tài chính, xây dựng tiến độ sử dụng vốn ...cần có
sự tư vấn của cơ quan chuyên môn làm dịch vụ đầu tư giúp đỡ.
-Tính pháp lý : Để được Nhà nước cấp giấy phép đòi hỏi dự án đầu tư không
được chứa đựng những điều trái với pháp luật và chính sách của Nhà nước. Do
Page 6



đó người xây dựng dự án cần phải nghiên cứu tỉ mỉ những vấn đề liên quan đến
pháp luật.
-Tính thực tiễn : Xây dựng dự án càng thực tiễn thì càng tránh được những
rủi ro, vì ta có thể đưa ra các yếu tố lường trước những bất lợi xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án. Trong các dự án kinh doanh cần phải đưa ra các điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể về khả năng vốn của doanh nghiệp, về sản phẩm, điều kiện
cung ứng vật tư, nguyên vật liệu....
-Tính chuẩn mực : Nội dung của một đự án đầu tư phải được xây dựng theo
một trình tự nhất định, mang tính chuẩn hoá, nhằm giúp cho các cơ quan thẩm
định, các đối tác kinh doanh, các tổ chức tài chính trong hoặc ngoài nước có thể
hiểu và đưa ra quyết định trong việc đầu tư.
-Tính phỏng định : Xuất phát từ “dự án” ta có thể hiểu được, dù cho dự án
xây dựng kỹ lưỡng như thế nào thì về bản chất nó vẫn mang tính chất dự trù, dự
báo.
2.5 Phân loại dự án đầu tư
* Theo lĩnh vực hoạt động
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh
- Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Dự án đầu tư hỗ trợ tài chính
* Theo tính chất và quy mô của dự án
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
Page 7


2.6 Vai trò của dự án đầu tư
- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của Nhà nước, đóng góp

vào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế qua phần giá trị
gia tăng.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo thêm nhiều việc làm mới,
thu hút được lao động và giả tỷ lệ thất nghiệp.
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của dự án
đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
- Có ảnh hưởng tích cực tới môi trường như: tạo ra môi trường kinh tế năng
động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như: xây dựng, củng
cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
III Trình tự, nội dung của quá trình lập dự án đầu tư
3.1 Trình tự lập dự án đầu tư
B1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư để xác định sự cần thiết phải đầu tư và hình
thành dự án( doanh nghiệp mong muốn mình chính là nhà cung cấp sản phẩm để
thoả mãn nhu cầu xã hội dựa trên việc mình có đủ điều kiện và năng lực).
B2: Nghiên cứu lập dự án tiền khả thi
-Những căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư
-Xây dựng phương án sản phẩm
-Hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
-Xác định địa điểm dự án
-Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
-Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào
Page 8


-Phân tích tài chính
-Phân tích kinh tế xã hội của dự án
-Tổ chức thực hiện và quản lý dự án
-Kết luận và kiến nghị
B3: Nghiên cứu lập dự án khả thi.

-Nghiên cứu các yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm
-Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và
thực hiện của dự án đầu tư
-Nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của dự án
-Nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
-Phân tích tài chính của dự án
-Phân tích kinh tế - xã hội của dự án
3.2 Nội dung quá trình lập dự án đầu tư
a) Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác
định triển vọng và hiệu quả đem lại của dự án. Cơ hội đầu tư được phân tích
thành hai cấp độ: Cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể.
- Cơ hội đầu tư chung: là cơ hội đươc xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả
nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm xem xét những lĩnh vực, những bộ
phận hoạt đông kinh tế trong mối quan hệ với điều kiện kinh tế chung của khu
vực thế giới, của một quốc gia hay của một ngành, một vùng với mục đích cuối
cùng là sơ bộ nhận ra cơ hội đầu tư khả thi. Những nghiên cứu nay cũng nhằm
hình thành nên các dự án sơ bộ phù hợp với từng thời kỳ phát triển của từng
ngành, vùng hoặc của một đất nước.
Page 9


- Cơ hội đầu tư cụ thể: Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị
sản xuất kinh doanh nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế, kỹ
thuật của đơn vị đó. Việc nghiên cứu này vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến
lược phát triển của các đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu chung của ngành, vùng và
đất nước.
b) Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng, có quy mô
đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn dài,.... Bước này

nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh còn thấy phân vân, chưa chắc chắn của cơ hội
đầu tư đã được lựa chọn.
+ Việc nghiên cứu tiền khả thi nhằm sàng lọc, loại bỏ các cơ hội đầu tư hoặc
khẳng định lại cơ hội đầu tư dự kiến. Đối với các dự án lớn, liên quan và chịu sự
quản lý của nhiều ngành thì dự án tiền khả thi là việc tranh thủ ý kiến bước đầu,
là căn cứ xin chủ trương để tiếp tục đầu tư. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu
tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao
gồm:
1. Những căn cứ và sự cần thiết phải đầu tư
- Căn cứ pháp lý: là những chính sách pháp luật của nhà nước, cái mà nhà
nước khuyến khích, kêu gọi đầu tư.
- Điều kiện địa lý tự nhiên( địa hình, khí hậu, địa chất ...) có liên quan tới
việc lựa chon thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án này.
- Khả năng của doanh nghiệp: vốn, khả năng huy động vốn, thu hồi vốn
2. Xác định phương án sản phẩm
Tuy sản phẩm của doanh nghiệp đã được xác định qua nghiên cứu thị trường
nhưng cũng nên xác định lại đặc tính kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật cần phải
đạt được.
Page 10


- Đặc tính kỹ thuật: đặc tính lý, hoá học
- Hình thức bao bì, đóng gói
- Các công cụ và cách sử dụng sản phẩm
- Các phương pháp và phương tiện kiểm tra để kiểm tra chất lượng sản
phẩm .
3. Hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
Phân tích điều kiện, yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư: công ty TNHH,
công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệo quốc doanh.
Phân tích các điều kiện và lợi ích của việc huy động năng lực hiện tại, đầu tư

chiều sâu, mở rộng các cơ sở đã có so với đầu tư mới( áp dụng với các xí nghiệp
quốc doanh) từ đó để lựa chọn hình thưc đầu tư.
4. Xác định địa điểm dự án
Việc phân tích địa điểm dự án phải chú trọng vào các mặt sau đây:
- Điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, địa hình, nguồn nước, địa chất, hiện
trạng đất đia tài nguyên.
- Điều kiện xã hội, kỹ thuật, tình hình dân sinh, phong tục tập quán, các điều
kiện về cấu trúc hạ tầng cơ sở.
- Các chính sách kinh tế xã hôi về quy hoạch và phat triể vùng.
- Ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Ảnh hưởng của địa điểm đến việc tuyển chọn và thu hút lao động nói chung
và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từ dân cư của địa phương
là tốt nhất.
5. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ
Page 11


Để lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất phù hợp cần xem xét những
vấn đề sau đây:
- Công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dụng trên thế giới.
- Khả năng về vốn và lao động. Nếu thiếu vốn, thừa lao động có thể chọn
công nghệ kém, rẻ tiền, sử dụng nhiều lao động và ngược lại.
- Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh lạc hậu hoặc những trở
ngại trong việc sử dụng công nghệ như khan hiếm về nguyên vật liệu, năng
lượng....
- Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả, trình độ tay nghề của
người lao động nói chung.
- Nội dung chuyển giao công nghệ, phương thức thanh toán, điều kiện tiếp
nhận và sự trợ giúp của nước bán công nghệ.

- Điều kiện về kết cấu hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa
phương có thích hợp với công nghệ dự kiến lựa chọn hay không.
- Những vấn đề môi trường sinh thái liên quan đến công nghệ, khả năng gây
ô nhiễm.
- Các giải pháp chống o nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện và chi
phí thực hiện.
6. Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào
Nguồn cung cấp vật liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng trong suốt đời sống
của thiết bị. Nội dung của việc xác định nguyên liệu đầu vào bao gồm;
- Loại và đặc điểm của nguyên liệu càn thiết.
- Tính toán nhu cầu đầu vào cho sản xuất từng năm.
- Tình trạng cung ứng .
- Yêu cầu về dự trữ nguyên vật liệu.
Page 12


- Nguồn và khả năng cung cấp.
- Chi phí cho từng lịch trình cung cấp.
7. Phân tích tài chính
Phân tích phương diện tài chính của dự án nhằm mục đích:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện
có hiệu quả các dự án đầu tư.
- Xem xét các kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán
kinh tế mà dự án sẽ tạo ra. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ và phải thực
hiện kể từ khi soạn thảo cho tới khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà dự
án đem lại cho chủ đầu tư cũng như xã hội.
Để phân tích đánh giá một chủ thể hoặc đối tượng nào đó, người ta phải áp
dụng các phương pháp, các tiêu chuẩn cụ thể nhằm rút ra kết luận xác đáng. Có
nhiều cách khác nhau để đánh giá phương diện tài chính của một dự án đầu tư,
nhưng hiện nay người ta thường sử dụng những phương pháp cơ bản sau đây:

- Phương pháp giá trị hiện tại
- Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ
- Phương pháp điều hoà vốn
- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư
Cụ thể những phương pháp này như sau:


Phương pháp giá trị hiện tại( NPV)

Giá trị hiện tại ròng của một dự án bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền
sau thuế trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự án.
Trong đó:
Ci : Dòng tiền sau thuế của dự án tương ứng với năm i
Page 13


Bi: Là các khoản đầu tư cho dự án trong năm i
n: Số năm thực hiện dự án
r: Tỉ lệ triết khấu mà nhà đầu tư mong muốn hoặc là chi phí sử dụng vốn bình
quân.
Phương pháp giá trị hiện tại cho biết quy mô của dòng tiền( quy đổi về giá trị
hiện tại) có thể thu được từ dự án, một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan
tâm( hiện tại là thời điểm ban đầu khi mà dự án được xuất vốn đầu tư).


Phương pháp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ( IRR)

Tỉ lệ hoàn vốn nội sinh mà tỉ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của các dòng tiền sau
thuế đúng bằng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự án.
IRR là tỉ suất triết khấu mà tại đó NPV = 0 và được tính theo công thức sau:

Trong đó:
r1: là tỉ suất triết khấu sao cho NPV1 < 0( càng gần 0 càng tốt)
r2: là tỉ suất triết khấu sao cho NPV2 > 0 ( càng gần 0 càng tốt)
NPV1 : giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất triết khấu r1
NPV2: giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất triết khấu r2
Phương pháp IRR có ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho biết mức độ sinh lợi mà
dự án có thể đạt được, đem so với chi phí sử dụng vốn để thấy việc đầu tư lợi
nhiều hay ít. Nó phản ánh mức độ an toàn của dự án trong trường hợp thị trường
có nhiều biến động.
• Phương pháp điều hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm cân bằng giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của dự
án. Nó xác định khối lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ đượcvới một đơn
giá nhất định nào đó để doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí.
Page 14


• Phương pháp thời gian hoàn vốn
Trong thực tế người ta thường tính thời gian thư hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận
và khấu hao. Khi tình chỉ tiêu này người đầu tư phải quan tâm lựa chọn phương
pháp khấu hao hàng năm làm sao vừa để không làm giá thành cao quá, vừa để
kịp thu hồi vốn đầu tư trước khi kết thúc đời kinh tế của dự án hoặc trước khi
máy móc lạc hậu kỹ thuật.
8. Phân tích kinh tế xã hội của dự án
Có thể coi tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện
khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và hiệu quả
kinh tế tài chính của dự án. Tình hình kinh tế xã hội đề cập các vấn đề sau đây:
- Điều kiện địa lý tự nhiên( địa hình, khí hậu, địa chất ...) có liên quan tới
việc lựa chọn thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án này.
- Điều kiện về dân số và lao động có liên quan tới nhu cầu và khuynh hướng
tiêu thụ sản phẩm, tới nguồn lao động cung cấp cho dự án.

- Tình hình chính trị, môi trường pháp lý, các luật lệ và chính sách ưu tiên
phát triển của đất nước tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho dự án đầu tư.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, tình tình
phát triển kinh doanh của ngành ( tốc độ tăng trương GDP, tỉ lệ đầu tư so với
GDP, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, GDP/ đầu người, tỉ suất lợi nhuận sản
xuất kinh doanh) có ảnh hưởng tới quá trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư.
- Tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán và ợ nần có ảnh
hưởng đến các dự án phải xuất nhập khẩu hàng hoá.
Tuy nhiên các dự án nhỏ có thể không cần nhiều dữ kiện kinh tế vĩ mô như
vậy. Còn các dự án lớn thì cũng tuỳ thuộc vào mục tiêu, đặc điểm và phạm vi tac
dụng của dự án mà lựa chọn các vấn đề có liên quan tới dự án để xem xét.

Page 15


9. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án
Việc lập trình thực hiện các hạng mục công trình, từng công việc mỗi hạng
mục phải đảm bảo cho dự án có thể đi vào vận hành hoặc hoạt động đúng thời
gian dự định.Đối với các dự án có quy mô lớn, có nhiều hạng mục công trình, kỹ
thuật xây dựng phức tạp, để lập trình thực hiện dự án đòi hỏi phải phân tích một
cách có hệ thống và phương pháp.
Cụ thể là liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định:
- Thời gian cần hoàn thành hạng mục công trình và cả công trình.
- Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào
có thể làm sau, những công việc nào có thể làm song song.
- Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất.
10. Kết luận và kiến nghị
c) Nghiên cứu khả thi
Đây là bước xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến kết luận xác đáng về mọi
vấn đề cơ bản của dự án bằng các bước phân tích, các số lượng đã được tính

toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực
hiện dự án. Sản phẩm của giai đoạn nghiên cứu khả thi là: “Dự án nghiên cứu
khả thi” hay còn gọi là “luận chứng kinh tế kỹ thuật”. Ở giai đoạn này, dự án
nghiên cứu khả thi được soạn thảo tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cho mọi dự
đoán, mọi tính toán ở độ chính xác cao trước khi đưa ra để cơ quan kế hoạch, tài
chính, các cấp có thẩm quyền xem xét.
Nội dung nghiên cứu của dự án khả thi cũng tương tự như dự án nghiên cứu
tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ( chi tiết hơn, chính xác hơn). Mọi khía
cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu
tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Dự án nghiên cứu khả
thi còn nhằm chứng minh cơ hội đầu tư là đáng giá, để có thể tiến hành quyết
Page 16


định đầu tư. Các thông tin phải đủ sức thuyết phục các cơ quan chủ quản và nhà
đầu tư.
- Đối với nhà nước và các định chế tài chính
+ Dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư,
quyết định tài trợ cho dự án.
+ Dự án nghiên cứu khả thi đồng thời là những công cụ thực hiện kế hoạch
kinh tế của ngành, địa phương của cả nước.
- Đối với chủ đầu tư thì dự án nghiên cứu khả thi là cơ sở để:
+ Xin phép được đầu tư
+ Xin phép xuất nhập khẩu máy móc thiết bị
+ Xin hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư (nếu có)
+ Xin gia nhập các khu chế suất, khu công nghiệp
+ Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước
+ Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu
VI Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy

mô dự án. Mục đích nghiên cứu thị trường nhằm xác định các vấn đề:
- Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của dự án, tiềm năng
phát triển của thị trường này trong tương lai.
- Đánh giá mức độ cạnh tranh, khả năng chiêm lĩnh thị trường của sản phẩm
so với sản phẩm cùng loại có sẵn hoặc các sản phẩm ra đời sau này.
- Các chính sách tiếp thị và phân phối cần thiết để có thể giúp việc tiêu thụ
sản phẩm của dự án.
- Ước tính giá bán và chất lượng sản phẩm
Page 17


- Dự kiến thị trường thay thế khi cần thiết.
Việc nghiên cứu thị trường cần thông tin, tài liệu về tình hình quá khứ, hiện
tại, tương lai của xã hội.Trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin không đủ độ
tin cậy, tuỳ thuộc vào mức độ mà có thể sử dụng phương pháp khác nhau để dự
đoán nhưng suy từ các trường hợp tương tự, từ tình hình của quá khứ, sử dụng
các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ chức điều tra phỏng vấn hoặc khảo sát.
Nhiều trường hợp việc nghiên cứu thị trường còn đòi hỏi có các chuyên gia
có kiến thức về sản phẩm của dự án, về những sản phẩm có thể thay thế, về quy
luật và cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thương mại, chính trị, xã
hội ...để có thể lựa chọn, phân tích và rút ra được kết luận cụ thể, xác đáng.

Page 18


Chương II: DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ
I.Giới thiệu vài nét về doanh nghiệp
-Công ty : The Sun
-Địa Điểm,nơi sản xuất : Đà Lạt
- Sản phẩm chính: Rau sạch

- Thị trường: Việt Nam
1. Tầm nhìn
Phát triển công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực
cung cấp rau sạch cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu trong 5 năm (2007 2011).
2. Các giá trị của công ty
- Tập hợp ý trí và các nỗ lực cá nhân vì sự phát triển bền vững của công ty
- Quan tâm đến sự phát triển, trân trong và ghi nhận xứng đáng sự đóng góp
hết mình của tất cả các thành viên.
- Sự phát triển và lớn mạnh của công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng
và sự phát triển của cộng đồng.
3. Phương châm kinh doanh
Tạo ra giá trị cho khách hàng, đem đến cho khách hàng sự an tâm, tin tưởng
khi sử dụng sản phẩm thương hiệu của công ty.
4.Công nghệ và kỹ thuật:
* Các loại rau tươi cao cấp của công ty được trồng trong trang trại ở vùng
thung lũng Đà Lạt với những cánh rừng thông xanh mướt bao quanh.
* Được canh tác trong nhà kính, với hệ thống tưới tự động và kiểm soát nhiệt
độ theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GAP và chế biến trong nhà xưởng
Page 19


HACCP, các sản phẩm rau tươi sạch cao cấp công ty The Sun đáp ứng tiêu
chuẩn sản phẩm nông nghiệp an toàn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Châu Âu.
* Trang trại do công ty đầu tư từ khâu lựa chọn các giống rau nhập khẩu với
chất lượng cao; đánh giá, kiểm tra thường xuyên chất lượng đất, nước tưới, việc
sử dụng các loại nông dược có nguồn gốc sinh học được kiểm soát chặt chẽ,
cách thức thu hoạch, đóng gói và chuyên chở tuân theo quy trình khép kín ở
nhiệt độ thích hợp từ 5 - 10C. Toàn bộ quy trình trồng và sơ chế rau đều được
lập hồ sơ theo dõi và có thể truy xét nguồn gốc của từg sản phẩm tươi sạch cung
cấp đến khách hàng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật

viên nông nghiệp nhiều kinh nghiệm.
* Nguồn cung cấp rau tươi cạch cao cấp của công ty tới khách hàng trực tiếp
từ trang trại tại không qua khâu trung gian. Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt
hàng để đảm bảo số lượng cung cấp ổn định và chất lượng ở mức cao nhất độ
tươi sạch và an toàn của các loại rau mang thương hiệu The Sun.
* Trong hơn 7 năm qua gần 20 loại rau tươi sạch cung cấp từ trang trại của
công ty đã có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn quốc tế uy tín
và công ty cung câp suất ăn công nghiệp cao cấp tại TP.HCM. Và giờ đây công
ty mong muốn góp phần đem lại nguồn tươi mới cho cuộc sống của nhiều khách
hàng hơn nữa qua hơn 60 sản phẩm rau tươi sạch cao cấp thương hiệu The Sun.
5. Các loại sản phẩm của công ty
- Xà lách cao cấp:xà lách xoăn lá lớn, xà lách lô lô xanh, xà lách lô lô đỏ, xà
lách rô main....
- Rau ăn thân củ: củ hồi, lơ xanh, lơ trắng, cải thìa...
- Rau ăn quả cao cấp: ớt xào xanh, ớt xào đỏ, ớt xào vàng, cà chua bi....
- Rau ăn lá- rau thơm: quế tây, ngò xoắn, thì là, hẹ ta....

Page 20


6. Cơ cấu tổ chức
* Ban giám đốc công ty
- Giám đốc công ty: Bà Nguyễn Ngọc
- Các phó giám đốc: Ông Nguyễn Văn Toàn
* Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà Nguyễn Ngọc
- Các thành viên hội đồng quản trị:
+ Bà Nguyễn Ngọc
+ Ông Nguyễn Văn Toàn
- Ban kiểm soát

+ Anh Lê Nguyễn
+ Chị Nguyễn Mai
7. Các đơn vị thành viên: Gồm 3 đơn vị:
* Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Gia Mai
Sản xuất: các sản phẩm rau quả chế biến đóng hộp: dưa chuột bao tử dầm
dấm đóng lọ, cà chua dầm dấm đóng lọ, đậu hạt đóng hộp, vải hộp nước đường,
nám mỡ đóng hộp ...
- Dịch vụ: cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
* Công ty TNHH bao bì và xuất nhập khẩu
- Chuyên thiết kế, tạo mẫu và in nhãn mác theo yêu cầucủa khách hàng trên
bề mặt sắt lá tráng thiếc

Page 21


- Cắt, uốn, lốc, hàn thân hộp trên máy cao tần và sản xuất các loại hộp bằng
sắt lá tráng thiếc như hộp chè, hộp đựng bánh kẹo, hộp sơ đủ các kích thước
theo yêu cầu của khách hàng
* Nhà máy chế biến rau quả An Lạc
- Sản xuất: các sản phẩm rau quả chế biến đóng hộp: dưa chuột bao tử dầm
dấm đóng lọ, dứa đóng hộp, vải hộp nước đường.
- Dịch vụ: cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
II. Phân tích thị trường hoạt động của công ty
1. Chính sách chất lượng an toàn thực phẩm của công ty
Công ty nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng hàng hoá bao gồm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó là sự sống còn của công ty. Vì vậy công ty
cam kết thực hiện:
- Cung cấp cho khách hàng những snả phẩm tốt, phù hợp với hợp đồng mà
công ty đã ký với khách hàng
- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo mọi yêi cầu của tiêu chuẩn

ISO 9001 - 2008
- Duy trì hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo giám sát
chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.
2. Thị trường nội địa
Thị trường chính là các chợ đầu mối nông sản ở Tp.HCM, các tỉnh Đông Nam
Bộ, miền Trung, Hà Nội và hệ thống siêu thị, nhà hàng địa phương.
Thống kê của chợ đầu mối nông xả Thủ Đức(TP.HCM), mỗi ngày, chợ này
nhập gần 20tấn rau các loại từ Lâm Đồng, chiếm 50% sản lượng tiêu thụ tại đây.
Rau được vận chuyển bằng ô tô về chợ, sau đó các thương lái phân phối về các
chợ nhỏ trong thành phố và chợ khu vực miền Đông Nam Bộ.
Page 22


Tại các vùng chuyên canh rau ở siêu thị BigC, Metro và hàng chục công ty,
hợp tác xã thu mua rau theo hợp đồng với nông dân. Mỗi đơn vị mua từ 12-15
tấn/ ngày cũng vận về hệ thống chợ, cửa hàng nhiều tỉnh, thành phố.
3. Thị trường xuất khẩu
Theo sở NN&PTNT cho biết thị trường rau ở Đà Lạt xuất khẩu ra nước
ngoài bằng đường biển, công nghệ bảo quản còn thô sơ, chủ yếu là làm lạnh
trước khi xuất nên tỷ lệ hư khi nhập cảng chiếm đến 30-40%, cước phí vận
chuyển khá cao nên thị trường nước ngoại không có lợi thế băng thị trường
trong nước.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình hình
mưa bão, sâu bệnh gia tăng nhưng rau quả vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2010 ước đạt 471,5USD, tăng 7,4% so với
năm 2009.
Công ty chủ yếu xuât khẩu rau quả sang thị trương các nước trong khu vực
và trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,Thái Lan, Cam-PuChia,Lào,Mỹ, ...
II Khả năng của công ty
- Công ty có đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm

trong công việc và khả năng tài chính của công ty vì vậy đảm bảo cung cấp cho
khách hàng những sản phảm có chất lượng cao nhất.
- Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới trong ngành trồng
rau quả một cách có hiệu quả đem lại năng suất cao cho các loại sản phẩm.
- Qua thời gian hoạt động, công ty đã đẩy nguồn vốn của mình tăng cao taọ
điều kịên để công ty thực hiện các kế hoạch và dự án đề ra một cách khả thi.
- Tiến hành lựa chọn các loại giống rau nhập khẩu với chất lượng cao, cùng
với việc đảm bảo chất lượng đất, nước tưới, việc sử dụng các loại nông dược có
Page 23


nguồn gốc sinh học được kiểm soát chặt chẽ giúp các loại rau quả giảm thiểu sâu
bệnh hại, góp phần tăng giá trị của sản phẩm.

Page 24


Chương III: LẬP VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Mô tả tổng quan dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án đầu tư mở rộng trang trại trồng rau.
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần The Sun.
- Địa điểm xây dựng: phường 7, Đà Lạt
- Diện tích mặt bằng: 2000m2
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
- Thời gian xây dựng: 2 tháng
- Thời gian dự kiến hoạt động: 5 năm
- Vốn đầu tư : 5.400.000.000 đồng
II.

Căn cứ và sự cần thiết phai lập dự án đầu tư


- Căn cứ vào yêu cầu của môn học và giáo viên bộ môn
+ Sau khi học xong môn học “Quản trị dự án đầu tư”, chúng ta có thể nắm
bắt được những kiến thức cơ bản về đầu tư, trình tự để lập một dự án đầu tư có
tính khả thi.
+ Dưới sự giảng dạy, hướng dẫn của giáo viên bộ môn, chúng ta có thể biết
được nội dung của bài tập lớn về một dự án đầu tư, nghiên cứu, tính toán để lập
một dự án đầu tư hợp lý, có tinh thể đưa vào hoạt động.
- Căn cứ vào việc nghiên cứu lợi ích mà dự án đầu tư nếu đưa vào hoạt động
có thể mang lại:
+ Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công
ty nói chung và cho các thành viên trong công ty nói riêng.

Page 25


×