Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận cao học, nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một
cơng trình nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trong
những tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác phẩm ra đời vào
những năm đầu của thế kỷ XX, khơng chỉ bắt nguồn từ những biến động chính
trị của nước Nga mà còn để đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa
Makhơ – một trường phái với tên gọi “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thu
hút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Nga lúc bấy giờ. Đây cũng là một
trong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kế thừa tinh thần phê
phán và cách mạng của C.Mác và Ph. Ăngghen trước đó. Với tác phẩm này,
thơng qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ,
V.I.Lênin đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất của triết
học Mác, trong đó nổi bật nhất là những vấn đề của chủ nghĩa duy vật. Đó là
cách Lênin phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, gắn với những điều
kiện thực tiễn của nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX.
Cho đến nay, tác phẩm đã ra đời được hơn 100 năm nhưng những người
học tập và nghiên cứu vẫn thấy cần tiếp tục nghiên cứu tác phẩm. Điều đó khơng
chỉ góp phần tìm hiểu chủ nghĩa Mác mà cịn kế thừa tinh thần cách mạng, khoa
học của những người sáng lập chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới. Trong giới
hạn của một tiểu luận triết học, tôi xin đi sâu vào phân tích một số nội dung cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được Lênin trình bày trong tác phẩm.

1


NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm
Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ra đời vào
đầu thế kỷ XX, được Lênin viết trong vòng 9 tháng (từ tháng 2 đến tháng 10
năm 1908) tại Giơnevơ và Luân Đôn, sau đó được xuất bản ở Matxcơva với số
lượng lớn. Để viết tác phẩm này, Lênin đã tập hợp khoảng 200 tài liệu từ nhiều


thứ tiếng khác nhau.
Tác phẩm ra đời bắt nguồn từ những nhu cầu cấp bách cả về mặt học thuật
và thực tiễn nước Nga những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1905 – 1907, cuộc cách
mạng vô sản Nga thất bại. Chính phủ chun chế Nga hồng thực hiện cuộc đàn
áp những người làm cách mạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cách mạng
dân chủ đã thu được. Lợi dụng cơ hội đó, những kẻ phản động đã lôi kéo quần
chúng khiến họ xa rời cách mạng và có tư tưởng thỏa hiệp. Những kẻ phản động
đó cũng tiến hành tấn cơng phong trào cách mạng cả trên lĩnh vực chính trị, kinh
tế lẫn tư tưởng.
Về chính trị, trước sự thối trào của cách mạng, một số trí thức là đảng viên
Đảng dân chủ - xã hội và một số người trong giai cấp tư sản vốn là đồng minh
của cách mạng đã chao đảo, mất phương hướng, rời bỏ hàng ngũ đi theo chế độ
chuyên chế Nga hồng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến những người thuộc phái
Mensêvich cũng sa sút tinh thần, hoảng sợ. Lúc này ở Nga dấy lên phong trào
chống Đảng, đòi thủ tiêu Đảng và có xu hướng thỏa hiệp với bọn phản động,
chống lại cách mạng.
Về tư tưởng, bọn phản động và cơ hội cũng dấy lên phong trào đòi xét lại
chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907 chứng
tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời và theo đó, quan điểm của
Mác về các hình thái kinh tế - xã hội cũng bị phá sản. Trong thời kỳ này, ở Nga,
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đã trỗi dậy mạnh mẽ. Nhiều người đã phủ nhận
tính quy luật trong quá trình phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội lồi
người, đồng thời phủ nhận ln cả khả năng nhận thức của con người. Trong
2


giới tư sản Nga đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới – thuyết tìm thần. Đây là
một trào lưu triết học – tôn giáo phản động khi cho rằng nhân dân Nga đã mất
Chúa và cần phải tìm lại Chúa. Đại biểu tiêu biểu của trào lưu này là Bôgđanốp,
Iuskêvich, Valentinốp… Đứng trước cuộc tấn công đồng loạt như vây bủa của

bọn phản cách mạng, việc giữ vững niềm tin cách mạng của quần chúng, phê
phán thế giới quan phản động đồng thời bảo vệ chủ nghĩa Mác đã trở thành một
nhiệm vụ cấp bách hơn lúc nào hết.
Ngồi những lý do có tính chất học thuật như trên, Lênin viết tác phẩm này
còn do sự phát triển có tính chất bước ngoặt, vạch thời đại của khoa học tự
nhiên, nhất là vật lý học vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với hàng loạt các
phát minh mới làm đảo lộn về căn bản quan niệm cũ về vật lý đối với thế giới.
Đó là phát minh ra tia X của Rơghen năm 1895, phát minh ra hiện tượng phóng
xạ của Beccơren năm 1896, phát minh ra điện tử của Tomxơn năm 1897 và sự
xuất hiện của thuyết tương đối hẹp và rộng của Anh xtanh năm 1905, 1907…
Những thành tựu vĩ đại đó đã phá vỡ những quan niệm cũ về vật chất và các
hình thức tồn tại của vật chất khiến nhiều nhà khoa học tự nhiên đã bị mất
phương hướng, trượt từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa
hoài nghi. Lập luận của họ là “vật chất đã tiêu tan” nên chủ nghĩa Mác khơng
cịn lý do gì để tồn tại nữa.
Trong thời kỳ này, diện mạo của nền triết học phương Tây cũng có nhiều
thay đổi với sự xuất hiện của một loạt những trào lưu triết học mới trong đó phải
kể đến chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán – một trào lưu gây gây được sự chú ý
lớn của dư luận lúc bấy giờ. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do Makhơ – một
giáo sự vật lý người Áo và Avênariut – một nhà triết học duy tâm người Thụy Sĩ
xây dựng nên. Thực chất của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là phân tích kinh
nghiệm một cách có phê phán. Trào lưu này đã được những nhà lý luận tiểu tư
sản Nga như Bôgđanốp, Iuskêvich truyền bá rộng rãi tạo nên sự ngộ nhận về
chính trị đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Sự thâm nhập

3


của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán vào Nga cũng tạo nên sự phân hóa sâu sắc
trong phong trào cơng nhân.

Vì những lý do trên, Lênin đã buộc phải lên tiếng để bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác. Vì vậy, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
là một tác phẩm bút chiến, có tính luận chiến rất cao. Đọc tác phẩm, chúng ta dễ
dàng nhận thấy có rất nhiều đoạn, lối diễn đạt của Lênin rất gay gắt, có cả những
ngơn ngữ đời thường. Điều đó khơng chỉ phản ánh bức tranh tư tưởng sơi động,
phức tạp của nước Nga lúc bấy giờ mà còn tạo cho người đọc sự lơi cuốn.
Mục đích của tác phẩm là thông qua việc đấu tranh chống chủ nghĩa
Makhơ, Lênin đã bảo vệ những giá trị khoa học về thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong
điều kiện mới. Trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề của chủ nghĩa duy vật như vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề nhận thức luận,
vấn đề vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất… Có thể nói, đây là một
tác phẩm lớn đã trình bày khá cụ thể những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật
nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng.
Tác phẩm bao gồm phần nhập đề “Thay lời mở đầu”, 6 phần chính và phần
kết luận, trong đó:
+ Phần nhập đề: Lênin trình bày nguồn gốc tư tưởng của phái Makhơ.
+ Chương 1: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng I, Lênin vạch ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc giải quyết mặt thứ
nhất vấn đề cơ bản của triết học.
+ Chương 2: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng II, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ
bản của triết học.
+ Chương 3: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và
của chủ nghĩa duy vật biện chứng III, Lênin xác lập những luận điểm cơ bản về
nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4



+ Chương 4: Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin bàn đến những khuynh hướng phát triển của
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
+ Chương 5: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ
nghĩa duy tâm triết học, Lênin phân tích nguyên nhân của cuộc khủng howngr
thế giới quan trong khoa học tự nhiên nói chung và trong vật lý học nói riêng,
đồng thời chỉ ra con đường để thốt khỏi cuộc khủng hoảng đó.
+ Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử;
Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác – Ăngghen.
+ Phần kết luận: Lênin đưa ra bốn chỉ dẫn quan trọng trong việc đánh giá
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
2. Những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác
phẩm
2.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Trong chương 1, Lênin đã tranh luận với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
Theo Lênin, Makhơ đã bộc lộ rõ quan điểm duy tâm của mình khi giải
quyết vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức. Makhơ đã
thay thế giới vật chất bằng “các yếu tố của thế giới”, trên thực tế đó là sự tổ hợp
của cảm giác. Theo Lênin, thực chất trong suy nghĩ của mình, Makhơ khơng
mốn dừng lại ở khái niệm vật chất nói chung mà muốn đi đến tận cùng các yếu
tố tác động lên cảm giác của con người. Lênin đã chỉ ra thực chất của chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán là: “ Toàn bộ lý luận của Makhơ và Avênariút – cái lý
luận coi trái đất là một phức hợp cảm giác hay là một “phức hợp yếu tố, trong đó
cái tâm lý đồng nhất với cái vật lý”, hay là “một vế đối lập mà vế trung tâm của
nó thì khơng bao giờ có thể bằng số không” – chỉ là một chủ nghĩa ngu dân triết
học, tức là chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến chỗ vô lý” 1. Như
vậy, với luận điểm trên, Lênin đã bóc trần bản chất của chủ nghĩa kinh nghiệm
1


V.I. Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.18.

5


phê phán. Đằng sau những lời lẽ cao siêu là lập trường của chủ nghĩa duy tâm
chủ quan mà Lênin gọi là chủ nghĩa ngu dân triết học.
Theo Lênin, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là ở chỗ họ không
xem xét mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong lịch sử phát triển lâu dài của
thế giới vật chất. Trái lại, chủ nghĩa duy vật đã làm được điều đó: “Vật chất hữu
cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Tức
là hồi bấy giờ khơng có vật chất có năng lực cảm giác, khơng có “phức hợp cảm
giác nào”, khơng có cái Tơi nào hình như gắn bó “khăng khít” với hồn cảnh,
theo như học thuyết của Avênariút nói. Vật chất là cái có trước; tư duy, ý thức,
cảm giác đều là sản phẩm của một sự phát triển rất cao. Đó là nhận thức luận
duy vật mà khoa học tự nhiên đã chấp nhận một cách tự phát”2.
Cũng trong chương 1, Lênin phê phán học thuyết của Avênariút về “thuyết
thực tại ngây thơ” khi ơng trình bày khái niệm của con người về thế giới. Theo
Avênariút, cái Tơi của chúng ta và hồn cảnh - ông gọi là cái không phải Tôi luôn đi đơi với nhau trong đó Tơi là cái trung tâm, hoàn cảnh là cái đối lập. Theo
Lênin, cách lý giải như thế về mối quan hệ của con người với thế giới là một
quan điểm thường thấy, ngây thơ, khơng hề có tính triết học. Cơ sở thế giới quan
của thuyết thực tại ngây thơ với nguyên tắc phối hợp giữa cái Tôi và cái không
Tôi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan bởi trong thực tế, cái không phải Tơi cũng
khơng khác “các yếu tố” của Makhơ. Vì vậy, Lênin đã chỉ rõ: “Xây dựng lý luận
nhận thức trên cái tiền đề cho rằng có sự liên hệ khăng khít giữa đối tượng và
cảm giác của con người (“phức hợp cảm giác” = vật thể; trong cái tâm lý và cái
vật lý “những yếu tố của thế giới” đều đồng nhất; sự phối hợp của Avênariút)
như thế thức là không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy tâm”3.
Trong tác phẩm, Lênin con đi sâu phân tích thực chất thuyết “khảm nhập”
của Avênariút. Theo Avênariút, khảm nhập giống như sự đưa tư duy vào bộ óc

hay các cảm giác của con người. Trong mục 5, với tựa đề: Con người có suy
nghĩ bằng óc hay khơng?, Lênin đã dẫn lại quan điểm của Avênariút: “Óc của
2
3

V.I. Lênin: Sđd, tr. 81 – 82.
V.I. Lênin: Sđd, tr. 80.

6


chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy, là kẻ sáng tạo ra tư duy, cũng
khơng phải là cơng cụ hay khí quan của tư duy, là kẻ chứa đựng tư duy hoặc là
cơ chất của tư duy, hoặc “biểu tượng” không phải là những chức năng của óc” 4.
Căn cứ vào điều này, Avênariút đã phê phán các nhà khoa học, các nhà triết học
duy vật khi đưa tư duy, cảm giác, tinh thần vào bộ óc của con người. Theo ơng,
điều này là trái với quy luật, điều đó làm cho kinh nghiệm bị “nhiễm bẩn”. Trên
cơ sở đó, Lênin đã đưa ra đánh giá tổng quát về thuyết “khảm nhập” như sau:
“Thuyết khảm nhập là một sự hồ đồ, nó lén lút du nhập cái mớ hỗn độn duy tâm
chủ nghĩa trái ngược với khoa học tự nhiên, là khoa học vốn kiên quyết chủ
trương rằng tư tưởng là một chức năng của óc, rằng cảm giác tức là hình ảnh của
thế giới bên ngoài, tồn tại trong chúng ta, do tác động của vật vào các giác quan
của chúng ta gây nên”5.
Như vậy, với việc phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Makhơ và
Avênariút, Lênin đã tiếp tục khẳng định lập trường duy vật vững vàng khi bàn
đến vấn đề cơ bản của triết học. Ý thức hay cảm giác cũng chỉ là sự phản ánh thế
giới vật chất vào đầu óc con người. Vì vậy, vật chất vẫn là cái có trước, quyết
định ý thức hay cảm giác của con người.
2.2. Vấn đề lý luận nhận thức.
Trong chương 2, Lênin đã trước tiếp bàn đến vấn đề lý luận nhận thức.

Xuất phát điểm của ông là tuyên bố của Ph. Ăngghen về sự đối lập giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: “Chủ nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên
là cái có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào
hàng thứ hai. Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại. Ph. Ăngghen nêu rõ sự khác
nhau căn bản phân chia các nhà triết học thuộc “các môn phái” của chủ nghĩa
duy tâm và chủ nghĩa duy vật thành “hai phe lớn”, và dứt khoát buộc tội là “mập
mờ” những kẻ dùng những danh từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật theo
bất cứ một nghĩa nào khác”6.
V.I. Lênin: Sđd, tr. 85.
V.I. Lênin: Sđd, tr. 101.
6
V.I. Lênin: Sđd, tr. 112.
4
5

7


Trên cơ sở phê phán thuyết bất khả tri và chủ nghĩa Makhơ, Lênin đã rút ra
một số nguyên tắc của quá trình nhận thức như sau:
Thứ nhất, mọi sự vật đều tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Thứ hai, khơng có ranh giới cách biệt về nguyên tắc giữa “hiện tượng” và
“vật tự nó”. Sự khác nhau chẳng qua là giữa cái đã nhận thức được và cái còn
chưa thể nhận thức được.
Thứ ba, cần xem xét lý luận nhận thức từ quan điểm biện chứng, không
nên cho rằng nhận thức của chúng ta là cái gì sẵn có hoặc bất biến; cần xem xét
nó như một q trình từ chưa chính xác trở nên chính xác hơn như thế nào.
Những kết luận đó có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận nhận thức:
Một là, Lênin đã chỉ một cách đúng đắn đối tượng, nguồn gốc, bản chất
của nhận thức. Điều đó góp phần đấu tranh chống lại quan điểm của chủ nghĩa

duy tâm về nhận thức.
Hai là, Lênin đã khẳng định con người có khả năng nhận thức được về thế
giới. Điều đó chống lại quan điểm hoài nghi luận và thuyết bất khả tri.
Ba là, Lênin đã chỉ ra tính chất biện chứng của q trình nhận thức. Điều
đó chống lại quan điểm siêu hình về nhận thức.
Ba kết luận trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lý luận về nhận thức.
Một mặt, Lênin đã chỉ ra một cách đúng đắn đối tượng, nguồn gốc, bản chất của
nhận thức nhằm chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức. Mặt
khác, Lênin cũng khẳng định lập trường khả tri về khả năng nhận thức của con
người, điều này chống lại quan điểm của thuyết bất khả tri về vấn đề này. Ngồi
ra, Lênin cịn chỉ ra tính chất biện chứng của quá trình nhận thức, chống lại quan
điểm siêu hình về lý luận nhận thức.
Cũng trong tác phẩm, Lênin đã chỉ ra nguồn gốc thực chất của chủ nghĩa
Makhơ trong vấn đề nhận thức luận chính là thuyết bất khả tri của Hium và
Cantơ: “Một đường lối cho rằng cảm giác cung cấp cho chúng ta một hình ảnh
đúng đắn về các vật, rằng chúng ta biết được bản thân các vật đó, rằng thế giới


Xem V.I. Lênin: Sđd, tr. 117.

8


bên ngoài tác động đến các giác quan của chúng ta. Đấy là chủ nghĩa duy vật mà
người bất khả tri không tán thành. Như vậy, bản chất đường lối của anh ta là gì?
Là ở chỗ anh ta khơng đi quá cảm giác, là ở chỗ anh ta dừng lại ở bên này những
hiện tượng, anh ta không chỉ thừa nhận là có bất cứ một cái gì “xác thực” ở bên
kia giới hạn của cảm giác. Chúng ta khơng thể biết được tí gì xác thực về bản
thân các vật đó (nghĩa là về những vật tự nó, về những “khách thể tự nó” như
những người duy vật thường nói, những người mà Beccơly chống lại” 7. Cùng

với sự phê phán trên, Lênin đã đồng thời xác lập các luận điểm cơ bản của
thuyết phản ánh. Nội dung của thuyết đó là: “Sự vật tồn tại (vật chất) ở ngoài
chúng ta. Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó. Chúng
ta dựa vào thực tiễn mà kiểm tra những hình ảnh ấy và phân biệt những hình ảnh
đúng với những hình ảnh sai”8. Qua nhận định trên, chúng ta nhận thấy Lênin
coi các cơ quan cảm giác là những dòng kênh mà thơng qua đó thơng tin về thế
giới được truyền đến bộ não. Các sự vật, thực tiễn khách quan trong khi tác
động lên các cơ quan cảm giác đã hình thành ở bộ não những quan niệm phản
ánh chuẩn xác thực tại, các thuộc tính của sự vật cùng với những mối liên hệ
mang tính bản chất và quy luật.
Theo Lênin, cảm giác thuộc về phạm vi tinh thần, các quá trình hệ thần
kinh diễn ra trong bộ não cũng là bản thể vật chất của tư duy. Tuy nhiên, khơng
vì thế mà chúng ta có thể đồng nhất ý thức, tinh thần với các quá trình sinh lý
học diễn ra trong bộ não. Nội dung của quá trình phản ánh khơng có gì khác
chính là các thuộc tính, bản chất của sự vật, là quá trình thực tiễn khách quan
của con người. Khơng có các khách thể phản ánh thì cũng khơng có q trình
phản ánh. Do đó, về nội dung, những sao chép của ý thức, tinh thần thuộc về các
sự vật mang tính khách quan.
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
Lênin cũng trình bày những luận điểm khác nhau của các nhà triết học trong lịch
sử về vấn đề lý luận nhận thức. Trước hết, ơng phân tích đóng góp của những
7
8

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.123.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr. 126.

9



nhà triết học duy vật tiền bối vào sự phát triển lý luận phản ánh như Phoiơbắc và
đặc biệt là Plekhanốp – người có cơng truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga. Lênin
đánh giá cao vai trò của các nhà triết học này trong cuộc đấu tranh chống lại
thuyết bất khả tri. Từ đó, Lênin đã rút ra một kết luận: “Bất kỳ sự phân biệt bí
hiểm, khơn khéo, tinh vi nào giữa hiện tượng và vật tự nó đều chỉ là lời nói xằng
bậy về triết học. Thực tế, mỗi người đều đã nhìn thấy hàng triệu lần sự chuyển
hóa rõ rệt và đơn giản của “vật tự nó” thành hiện tượng, thành “vật cho ta”. Sự
chuyển hóa đó chính là nhận thức. Học thuyết của chủ nghĩa Makhơ cho rằng vì
chúng ta chỉ biết có cảm giác thơi nên chúng ta không thể biết được ở bên kia
các giới hạn của cảm giác có tồn tại cái gì nữa khơng – học thuyết đó chỉ là một
lối ngụy biện cũ rích của triết học duy tâm và bất khả tri, được che đậy dưới
hình thức mới mà thơi”9.
Cũng trong Chương 2 của tác phẩm, Lênin đã tranh luận với các đại biểu
của phái Makhơ ở Nga, đại biểu là Bôgđanốp về chân lý. Chân lý theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là quá trình phản ánh đúng đắn thế giới
khách quan tồn tại bên ngoài chúng ta vào trong đầu óc con người. Trong
chương này, Lênin cũng đưa ra quan điểm về chân lý khách quan. Đó là những
quan điểm, quan niệm phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, phù hợp với bản
chất của sự vật. Theo nghĩa đó, trí tuệ của con người không tạo ra chân lý mà
khám phá chân lý. Những người theo phái Makhơ đã phủ nhận tính khách quan
của chân lý. Theo Lênin, phủ nhận chân lý khách quan không tránh khỏi dẫn tới
chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa Makhơ đã theo đường lối
này khi xem xét cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức, phủ nhận thực
tiễn khách quan với tính cách là nguồn gốc của mọi cảm giác. Lênin cũng phân
tích quan điểm của Bơgđanốp, đại diện của chủ nghĩa Makhơ ở Nga khi khẳng
định vai trò của “kinh nghiệm tập thể” trong nhận thức. Theo Lênin, luận chứng
của Bôgđanốp về “kinh nghiệm tập thể” hồn tồn khơng thuyết phục vì bản
thân kinh nghiệm có thể được lý giải một cách duy tâm, thậm chí phủ nhận cả
9


V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.138-139.

10


nội dung trong nó. Hơn nữa, ý nghĩa phổ quát và tính khách quan là những khái
niệm khác nhau. Một tư tưởng nào đó có thể được nhiều người thừa nhận song
chưa hẳn đã phản ánh trung thực thế giới khách quan. Qua đó, Lênin đã lưu ý
rằng việc thừa nhận kinh nghiệm, cảm giác là nguồn gốc của tri thức chưa hẳn
đã là duy vật. Lập luận cho rằng tất cả những tri thức đều được bắt nguồn từ
kinh nghiệm và cảm giác là đúng nhưng chưa đủ bởi lẽ thế giới khách quan cũng
thuộc về tri giác,là nguồn gốc của tri giác.
Ngoài vấn đề chân lý khách quan, Lênin phân tích mối quan hệ giữa chân
lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối là sự phản ánh chính xác,
tồn diện thế giới khách quan cũng như quá trình thực tiễn của con người. Tuy
nhiên, tri thức của con người ở mỗi thời đài luôn bị chi phối bởi những điều kiện
của hoạt động thực tiễn và trình độ phát triển của khoa học. Cùng với sự phát
triển của nhận thức khoa học, những quy luật mới được khám phá đồng thời
những điểm kiện cho phép những quy luật này trở nên đũng đắn cũng được xác
lập, chỉnh lý. Do đó, chân lý tương đối thể hiện tính chế ước lịch sử của nhận
thức, sự hạn chế của nó trên từng chặng đường lịch sử nhất định. Vì vậy, khơng
nên đối lập chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối, hai mặt ấy cũng tồn tại, thâm
nhập vào nhau, chi phối lẫn nhau.
Chân lý tuyệt đối chính là mục đích mà nhận thức ln hướng tới. Sự tích
lũy tri thức khoa học sẽ mở rộng khả năng của chân lý tuyệt đối. Điều này đã
được Lênin chỉ rõ: “Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những
hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý
của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp
lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức”10. Điều này cũng có nghĩa là do sự biến đổi
thường xuyên của hoạt động con người, của các lĩnh vực tri thức mà có những

quan niệm hơm qua được xem là chân lý, hơm nay lại trở nên lỗi thời, khơng
cịn phù hợp nữa. Từ đó, Lênin đã kết luận bản chất của học thuyết duy vật biện
chứng về chân lý bằng một luận điểm như sau: “Theo quan điểm của chủ nghĩa
10

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.158.

11


duy vật hiện đại, tức là chủ nghĩa Mác thì những giới hạn của sự nhận thức gần
đúng của chúng ta so với chân lý khách quan, tuyệt đối đều là những giới hạn có
điều kiện về mặt lịch sử nhưng bản thân sự tồn tại của chân lý đó là vô điều kiện
cũng như việc chúng ta đang tiến đến gần chân lý đó là vơ điều kiện. Các đường
viền của bức tranh đều có điều kiện về mặt lịch sử nhưng việc bức tranh đó phản
ánh vật mẫu tồn tại một cách khách quan lại là vô điều kiện”11.
Quan điểm duy vật biện chứng của Lênin về chân lý tuyệt đối và chân lý
tương đối có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa giáo điều
và chủ nghĩa tương đối về nhận thức. Lênin phê phán quan điểm về thứ chân lý
đúng với mọi thời đại, mọi dân tộc, thứ chân lý tuyệt đích cuối cùng. Đó vốn là
quan điểm của Đuyrinh đã từng bị Ph. Ăngghen phê phán trước đó, nay lại xuất
hiện ở một số đại biểu thuộc phái dân chủ - xã hội Nga. Nhiều người còn cho
rằng chủ nghĩa Mác là một chân lý bất biến.
Ngoài vấn đề bản chất của nhận thức, chân lý, trong tác phẩm, Lênin còn
bàn đến vấn đề thực tiễn. Điều này được Lênin trình bày trong mục cuối cùng
của chương 2 với tên gọi: Tiêu chuẩn thực tiễn trong lý luận nhận thức. Trong
phần này, Lênin đã chỉ ra sự thiếu xác đáng trong cách lập luận của Makhơ về
tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý – sự lập luận hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm.
Lênin đã dẫn lời của Makhơ: “Trong tư duy thường ngày và trong lối nói thơng
thường, người ta hay đem đối lập cải vẻ bề ngoài, cái ảo tưởng với hiện thực.

Giơ một cây bút chì lên trước mặt chúng ta trong khơng khí, chúng ta thấy nó
thẳng. Thọc nghiêng vào nước, chúng ta thấy nó gẫy gập lại. Trong trường hợp
sau người ta nói: “Cây bút chì có vẻ gẫy nhưng trong thực tế thì nó thẳng”” 12.
Theo Lênin, chúng ta dựa vào đâu mà gọi sự vật này là hiện thực và hạ thấp sự
vật kia xuống hàng ảo tưởng? Lênin kết luận: “Trong trường hợp như thế mà nói
đến ảo tưởng thì có ý nghĩa về mặt thực tiễn, tuyệt nhiên khơng có ý nghĩa về
phương diện khoa học… Khi E. Makhơ đem cái tiêu chuẩn thực tiễn, là cái giúp
cho mỗi người phân biệt được cái ảo tưởng với cái hiện thực, đặt ra ngoài giới
11
12

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.159.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.162-163.

12


hạn của khoa học, ngoài giới hạn của lý luận nhận thức thì đấy chính là chủ
nghĩa duy tâm gượng gạo kia của các giáo sư”13.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng theo Lênin khác về nguyên tắc so với chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán trong việc xem xét bản chất của quá trình nhận
thức và vấn đề tiêu chuẩn của chân lý. Lênin đã quán triệt điều này bằng một
luận điểm sau: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất
và cơ bản của lý luận về nhận thức. Gạt ra bên đường những điều bịa đặt vô tận
của triết học kinh viện nhà giáo, quan điểm đó tất nhiên dẫn đến chủ nghĩa duy
vật. Dĩ nhiên không nên quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn, xét về thực chất khơng
bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó
của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa”14.
Có thể nói, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đã trình
bày khá cụ thể, đầy đủ những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức mácxít. Lênin

khơng chỉ đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái, khơng có căn cứ khoa
học của chủ nghĩa tương đối, thuyết bất khả tri, chủ nghĩa Makhơ về nhận thức
mà còn tiếp tục bảo vệ, phát triển quan điểm của triết học Mác và khiến lý luận
này đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật.
2.3. Vấn đề vật chất
Một trong những vấn đề cơ bản của tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán là việc Lênin bàn đến vấn đề vật chất và các
phương thức tồn tại của vật chất. Xuất phát điểm của Lênin là việc trình bày
cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học hiện đại. Trong Chương V với
tên gọi: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy
tâm triết học, Lênin đã tìm hiểu các phát minh khoa học, nhất là các phát minh
trong lĩnh vực vật lý, bản chất của chúng, ý nghĩa của chúng với sự tiến bộ xã
hội. Nét nổi bật của cuộc cách mạng trong vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là đã thay đổi các quan niệm truyền thống, khiến nhiều nhà triết học rơi vào
13
14

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr. 163.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.167-168.

13


trạng thái hụt hẫng trong cách giải thích về thế giới, mất phương hướng về thế
giới quan.
Lênin cũng đã chỉ rõ, thực ra không phải bản thân các phát minh gây nên
khủng hoảng mà chính các kết luận sai lầm về mặt thế giới quan đã dẫn đến tình
trạng mất phương hướng ở nhiều nhà vật lý. Lênin đã chỉ ra thực chất của sự
khủng hoảng này: “Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại là ở sự
đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại

khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri. “Vật chất tiêu tan” – người ta có thể
dùng câu nói đó để diễn đạt cái khó khăn cơ bản và điển hình đối với nhiều vấn
đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộc khủng hoảng ấy” 15. Như vậy, nguồn gốc
sâu xa của cuộc khủng hoảng thế giới quan là ở cách lý giải vật chất, cách đặt
vấn đề về “viên gạch đầu tiên” của vũ trụ, tức là vấn đề bản nguyên của thế giới.
Sự truy đuổi này khiến cho mỗi lần khoa học tạo ra được những khám phá mới
là tư duy lại rơi vào trạng thái hụt hẫng.
Sai lầm của chủ nghĩa Makhơ cũng như của vật lý học mới theo Lênin là ở
chỗ khơng tính đến luận điểm của chủ nghĩa duy vật về tính chất cơ bản nhất của
vật chất, sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Lênin viết: “Trong khi phủ nhận tính bất biến của những nguyên tố
và của những đặc tính của vật chất đã được biết cho đến nay, họ đã rơi vào chỗ
phủ nhận vật chất, nghĩa là phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lý.
Trong khi phủ nhận tính chất tuyệt đối của những quy luật quan trọng nhất và cơ
bản, họ rơi vào chỗ phủ nhận mọi quy luật khách quan trong tự nhiên; rơi vào
chỗ tuyên bố rằng quy luật của giới tự nhiên là ước lệ đơn thuần, là “sự hạn chế
việc chờ đợi”, là “tất yếu logic”… Nhấn mạnh tính chất gần đúng và tương đối
của những tri thức của chúng ta, họ đã rơi vào chỗ phủ nhận khách thể độc lập
đối với nhận thức, được nhận thức ấy phản ánh một cách gần chân thực, tương
đối đúng”16.
15
16

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.318.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.323.

14



Lênin đã vạch ra và phê phán chủ nghĩa Makhơ và những người bị ảnh
hưởng bởi trường phái này khi tìm cách thay thế khái niệm “vật chất”, “ý thức”
bằng khái niệm “năng lượng”. Lênin đã chỉ ra: “Sự khác nhau cơ bản giữa người
duy vật và những người theo triết học duy tâm là ở chỗ nhữngngười duy vật coi
cảm giác, tri giác, biểu tượng và nói chung, ý thức của con người là hình nahr
của thực tại khách quan. Thế giới là sự vận động của thực tại khách quan ấy, cái
thực tại được ý thức của chúng ta phản ánh. Tương ứng với vận động của những
biểu tượng, tri giác… là vận động của vật chất ở bên ngồi tơi. Khái niệm vật
chất khơng biểu hiện cái gì khác ngồi cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận
thức được trong cảm giác. Cho nên, tách vận động khỏi vật chất thì cũng như
tách tư duy khỏi thực tại khách quan, tách những cảm giác của tôi khỏi thế giới
bên ngồi tức là đi sang phía chủ nghĩa duy tâm ” 17. Đứng trên lập trường của
chủ nghĩa duy vật, Lênin khẳng định sự chiến thắng tất yếu của chủ nghĩa duy
vật đối với chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực vật ký học nói riêng và khoa học tự
nhiên nói chung: “Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật
sống và có sức sống, khơng tránh khỏi có một vài sản phẩm chết, một vài thứ
cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác. Tồn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn
bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng,
thuyết kinh nghiệm nhất nguyên… đều thuộc những thứ cặn bã phải vứt bỏ đi
ấy”18.
Lênin đã phê phán quan điểm “vật chất tiêu tan” của phái Makhơ và chỉ rõ:
““Vật chất đang tiêu tan”, điều đó có nghĩa là giới hạn hiểu biết vật chất cho đến
nay của chúng ta đang tiêu tan, tri thức của chúng ta trở nên sâu sắc hơn; những
đặc tính của vật chất trước đây được coi là tuyệt đối, bất biến, đầu tiên đang tiêu
tan và bây giờ tỏ ra là tương đối và chỉ là đặc tính vốn có của một số trạng thái
nào đó của vật chất”19.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.329-330.
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.388.
19

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.321
17
18

15


Một trong những điểm quan trọng của tác phẩm này là việc Lênin đã đưa ra
một định nghĩa nổi tiếng về phạm trù vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”20. Từ định nghĩa vật chất của Lênin, có thể rút ra một số
điểm lớn sau:
- Thừa nhận rằng có một thực tại khách quan được đem đến cho chúng ta
trong cảm giác. Vì vậy, khơng có và khơng thể có cái nào khác ngồi thực tại
khách quan ấy.
- Đặc tính duy nhất của vật chất là thực tại khách quan tồn tại bên ngồi con
người, khơng lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đặc tính này dùng
để phân biệt những cái là vật chất và những cái không phải là vật chất.
- Vật chất được đem đến cho con người trong cảm giác nghĩa là các cảm
giác chính là nguồn gốc của nhận thức.
Định nghĩa vật chất của Lênin có một ý nghĩa hết sức to lớn. Nó đã giải
quyết một cách triệt để vấn đề cơ bản của triết học:
Trước hết, Lênin đã đứng trên lập trường duy vật để khẳng định tính thứ
nhất của vật chất. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; ý thức chính là
sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người. Điều đó chống lại quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo thần bí về thế giới vật chất.
Thứ hai, khi coi vật chất là một “phạm trù triết học” nghĩa là Lênin đã coi
vật chất là cái chung nhất, rộng lớn nhất mà thuộc tính cơ bản của nó là tồn tại
khách quan bên ngoài con người. Điều này đã khắc phục hạn chế của chủ nghĩa

duy vật trước kia khi đồng nhất vật chất với những dạng vật thể cụ thể, đó chính
là cái cớ để các nhà duy vật thường rơi vào trạng thái hụt hẫng, lũng túng về mặt
thế giới quan mỗi khi khoa học có những phát minh mới.
Thứ ba, Lênin khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới bằng
các giác quan, cảm giác của mình. Điều này chống lại quan điểm của chủ nghĩa
20

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.151.

16


tương đối, thuyết bất khả tri về nhận thức. Khẳng định đó của Lênin cũng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở đường cho khoa học phát triển, tạo cho
các nhà khoa học động lực để tiếp tục khám phá thế giới.
Trong tác phẩm, Lênin cũng lưu ý, khái niệm vật chất còn bao hàm cả thực
tiễn xã hội: “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khách
quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm của loài
người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc
vào ý thức xã hội của lồi người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản
ánh của tồn tại, nhiều lắm thì cũng chỉ là phản ánh gần đúng (ăn khớp, chính xác
một cách lý tưởng)21”.

KẾT LUẬN
Qua những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được Lênin
trình bày trong tác phẩm, chúng ta có thể nhận thấy sự kiên định lập trường
mácxít của Lênin trong những thời điểm lịch sử đầy thách thức.
Tác phẩm trước hết là sự đóng góp to lớn của Lênin vào sự phát triển của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Việc giải quyết một cách triệt để và khoa học vấn
đề cơ bản của triết học, sự cụ thể hóa hàng loạt các nội dung của nó, cuộc đấu

tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và những biến tướng của nó do Lênin tiến
hành đã có tác dụng quyết định đến q trình khẳng định vị trí của chủ nghĩa
duy vật trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
21

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.404.

17


Đây cũng là một trong những tác phẩm kinh điển quan trọng của kho tàng
lý luận mácxít, nó trang bị cho chúng ta nền tảng lý luận khoa học, giúp định
hướng thế giới quan và phương pháp luận trong thực tiễn và trong hoạt động
nhận thức. Tác phẩm là sự mẫu mực của tính đảng và tính cách mạng, tính
khách quan khoa học trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng, các quá trình
diễn ra trong thế giới cũng như trong đời sống xã hội. Tác phẩm đã chứng minh
cuộc đánh luận thế giới quan giữa “đường lối Đêmôcrit” và “đường lối Platon”
xuyên suốt lịch sử triết học, mọi sự toan tính “con đường thứ ba” là hồn tồn
vơ nghĩa bởi lẽ điểm đến của bất kỳ một học thuyết triết học nào cũng là một
trong hai – chủ nghĩa duy vật hoặc chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng là một tác
phẩm bút chiến mẫu mực. Thái độ của Lênin với những trường phái triết học
đương đại, đặc biệt là chủ nghĩa Makhơ trước hết là thái độ của chủ nghĩa duy
vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm, thái độ của nhà cách mạng mácxít với
những tư tưởng phi mácxít. Tác phẩm đem đến cho người đọc phương pháp
đánh giá một học thuyết, một trào lưu triết học hiện đại. Lênin viết: “Xét đốn
những nhà triết học khơng nên căn cứ vào những nhãn hiệu mà họ tự gán cho
họ (như “thuyết thực chứng”, triết học về “kinh nghiệm thuần túy”, “thuyết nhất
nguyên” hoặc “thuyết kinh nghiệm nhất nguyên”, “triết học của khoa học tự
nhiên”…) mà phải căn cứ xem trên thực tế họ đã giải quyết nhãng vấn đề lý luận

cơ bản như thế nào, phải căn cứ xem họ tay nắm tay cùng đi với ai và phải căn
cứ xem trước kia, hiện nay họ đang giảng và đã dạy các học trò và các đồ đệ của
họ cái gì”22. Cách đặt vấn đề này đã khiến chúng ta nhận thấy cần phải tỉnh táo
khi xem xét các học thuyết triết học theo lập trường nào bởi lẽ có rất nhiều học
thuyết tự nhận là đi theo Chủ nghĩa Mác nhưng lại chống lại Chủ nghĩa Mác một
cách rất tinh vi.
Tác phẩm cũng có ý nghĩa rất to lớn đối với các nhà khoa học tự nhiên.
Những phân tích của Lênin về cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học,
22

V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.18, tr.265.

18


về sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm vật lý và hướng khắc phục nó đã có tác dụng
định hướng đối với các nhà khoa học tự nhiên. Muốn bảo vệ, phát triển và làm
giàu có thêm triết học Mác, ngoài việc tổng kết, đánh giá một cách khoa học
những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần phải biết sử dụng tốt
phương pháp biện chứng duy vật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V.I. Lênin, Toàn tập, t.18, Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1980.
2. Giới thiệu tác phẩm của V.I. Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên): Sức sống của
một tác phẩm triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
4. Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch: Vấn đề triết học trong tác phẩm của
C.Mác – Ph. Ăngghen – V.I. Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003.

19


20



×