Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

luận văn đại học sư phạm Những nội dung cơ bản của đề tài hình tượng con người trong điêu khắc, trang trí đình làng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.38 KB, 21 trang )

Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đình làng - một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam,
từ lõu đã in vào tâm khảm của mỗi con người và tỏa sáng trong những áng
thơ văn:
"Hôm qua tát nước đầu đình
Để quên chiếc ỏo trờn cành hoa sen…"
Trong những ngụi đỡnh làng Việt, điờu khắc, trang trí là một phần rất
quan trọng, nó làm tăng giá trị của mỗi công trình kiến trúc dân gian truyền
thống. Trong dòng chảy chung của nền mỹ thuật Việt đậm chất dân dã, mỗi
giai đoạn lịch sử, mỗi đề tài trang trí lại để lại một dấu ấn riêng.
Nhưng phải chăng điêu khắc đình làng đang bị lãng quên? Qua một
thời gian dài trong đời sống mĩ thuật của chúng ta, không khí ngạc nhiên, vồ
vập trong cỏc phũng triển lãm điêu khắc cổ xưa phải chăng là vì lẽ đó. Ta
hiểu đây là chuyện thường xảy ra đối với những cá tính nghệ thuật mạnh mẽ,
những cá tính thà tạm bị lãng quên chứ không chịu hòa lẫn với mọi thời. Điêu
khắc đình làng mang cái tinh thần như thế. Trong điêu khắc đình làng, hình
ảnh con người là trung tâm, mang cái hồn của người dân Việt. Và cỏi khỏc ở
đây lại chính là cái chất bình dân, bộc bạch, nô đùa,nhạo báng, khinh bỉ, vừa
hóm lại vừa thụ…Mĩ thuật Việt Nam trước kia hầu như nằm gọn trong tay
một nhóm người nước ngoài ở viện nghiên cứu Viễn đông của Phỏp.Và hầu
hết họ mang nhận thức tiêu cực và bảo thủ trong nhận thức nghệ thuật, theo
cái nghĩa kìm hãm lại những yếu tố chân chính và tiến bộ. Mà trong điêu
khắc đình làng, cụ thể là ở trong hình tượng con người lại luôn mang trong
mình yếu tố dân chủ và xã hội. Ở Pháp, cũng như ở Châu Âu bấy giờ nghệ
thuật Hi-La vẫn là thước đo của mọi nghệ thuật trên đời, nghệ thuật nào
không ướm vừa cái khuôn khổ cố định đú thỡ bị họ gạt ra ngoài. Dễ thương
không có thứ điêu khắc nao đáng chiêm ngưỡng ngoài điêu khắc Hi Lạp cổ
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội


1
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
đại. Dễ thường không còn cách nào khác để diễn tả hình ảnh con người
ngoài sự ứng dụng dăm dắp luật viễn cận, và cách giải phẫu sinh lý như
Leona -dvanhxi đã làm.
Vì vậy việc nghiên cứu điêu khắc đình làng nói chung và nghiên cứu
hình tượng con người trong nền điêu khắc đó nói riêng là vô cung cần thiết.
Là để trả lại vị trí xứng đáng của nó trong nền mĩ thuật nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
- “Xác định các dạng thức miêu tả hình tượng con người trong đình
làng Việt cùng biểu tượng, ý nghĩa lịch sử, văn hóa của nú.”
- Làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật mà nghệ sĩ dân gian dã gửi
gắm qua hình tượng con người trong điêu khắc đình làng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hình tượng con người trong điêu khắc, trang trí một số ngụi đỡnh làng
Việt tiêu biểu thế kỷ XVI, XVII. Đặc biệt cuối thế kỷ XVII là giai đoạn phát
triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng Việt và nhiều ngụi
đỡnh nổi tiếng xuất hiện trong giai đoạn này như: đình So, đình Chu Quyến
(Hà Tõy), đỡnh Kiền Bái (Hải Phũng), đỡnh Diềm (Bắc Ninh)…
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như : liệt kê, phõn tích, so
sánh, tổng hợp. Đồng thời kết hợp linh hoạt một số phương pháp khác.
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu, phân tích về điêu khắc, trang trí làm hình tượng trên
kiến trỳc đình làng Việt thế kỷ XVI, XVII là bước đầu cho việc tìm hiểu một
cách kỹ càng về nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên kiến trúc dân gian truyền
thống của Việt Nam, từ đó làm cơ sở định hình được một phương pháp khoa
học cho việc xác định liên đại khởi dựng cũng như lịch sử tồn tại, phát triển
của mỗi di tích phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn trùng tu di tích sau này.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà

Nội
2
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Sự ra đời, bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam thế kỷ XVI, XVII
Điêu khắc đình làng Việt Nam là một di sản nghệ thuật bất hủ cùng với
thành tựu đáng tự hào về kiến trúc của tổ tiên ta.Trong suốt 4 thế kỷ (XVI -
XIX) ngụi đình là sản phẩm thuần khiết gắn với văn hoá làng, hội tụ biểu
tượng cao độ về đời sống vật chất và tinh thần của làng. Giá trị bất hủ của nó
nằm ở thành tựu kiến trúc và điêu khắc Việt Nam, ở đú đã kế thừa và phát
triển cao, độc đáo nghệ thuật điêu khắc truyền thống.
Xuất phát từ nhu cầu nghệ thuật ngày càng cao của con người, đặc biệt
đình làng lại là nơi hội họp, tập trung của mọi người trong làng, những người
nghệ nhân dân gian đã tạo ra những bức chạm khắc nhằm trang trí cho ngụi
đỡnh. Phần lớn là hình tượng con người với những hoạt động đời thường vừa
nói lên thị hiếu thẩm mĩ, vừa nói lên mong ước, khát vọng của người dân lao
động. Theo các nhà nghiên cứu, đình làng có thể ra đời từ trong lòng xã hội
Lê sơ, song hình mẫu hoàn chỉnh đạt giá trị kiến trúc nghệ thuật và còn để lại
đến nay từ sớm nhất là thời Mạc mà nổi bật là đỡnh Tõy Đằng (Hà Tõy),
đỡnh Lỗ Hạnh (Bắc Giang). Khoảng chuyển của 2 thế kỷ XV - XVII cú đình
Phù Lưu (Bắc Ninh) và nở rộ đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVII, tiêu biểu
với cỏc đỡnh: Phự
Lão, Thổ Hà (Bắc Giang); Diềm (Bắc Ninh); Chu Quyến, Võn Đỡnh
(Hà Tây); Thổ Tang, Ngọc Canh (Vĩnh Phúc); Xốm (Phú Thọ); Hương Lộc
(Nam Định); Chẩy (Hà Nam); Trà Cổ (Quảng Ninh); Kiền Bái (Hải Phòng)
Sang thế kỷ XVIII - XIX đình làng xây dựng thưa thớt hơn, song cũng cú
đỡnh được xây mới ở Thạch Lỗi (Hải Dương), Hồi Quan, Đình Bảng (Bắc

Ninh); Hoành Sơn, Trung Cần (Nghệ An)
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
Trở lại với lịch sử Việt Nam , giai đoạn thế kỉ XVI cũng là giai đoạn
với những cuộc nội chiến liên miên, mà cốt lõi chính là mâu thuẫn trong hệ
tư tưởng và lí thuyết chính trị của Nho giáo. Đối với tư tưởng ”trung quõn”
thỡ hiên tượng “đó có vua lại còn cú chỳa” thực sự là điều báng bổ với
chuẩn mực Nho giáo. Điều này dễ nảy sinh ra hiện tượng ”phộp vua thua lệ
làng”, và bằng những tư tưởng Phật giáo đã và đang phát triển trở lại, trở
thành cái phin lọc để cho những gì thích hợp với tâm thức dân gian được du
nhập.Do vậy những tư tưởng định chế, qui chuẩn khắt khe với người phụ nữ
là “tam tòng tứ đức ““cụng dung ngôn hạnh “, trong quan hệ nam nữ “thụ thụ
bất thõn”của Nho giáo cũng bớt phần cực đoan hơn,con người được tự do
hơn trong cách nghĩ, người nghệ sĩ được mặc sức thả hồn mình vào những đề
tài mà trước kia tưởng chừng như cấm kị.Từ giờ con người trở thành trung
tâm của nghệ thuật, là hình tượng chủ đạo trong các chạm khắc đình làng,
đặc biệt là hình ảnh các chàng trai, cô gái đươngrực rỡ tuổi xuân cũng được
đưa ra nhằm giảm bớt tính khô cứng nặng nề của cỏc ngụi đỡnh bị ảnh hưởng
bởi tư tưởng Nho giáo chính thống. Thấm nhuần tư tưởng đú cỏc điêu khắc
gia dân gian đã thổi hồn cho nhũng khối gỗ có thêm sức sống vừa là đồ án
trang trí cho đình làng – một dạng tiểu triều đình.
2. Những vấn đề chung, cơ sở có liên quan đến việc phân tích hình
tượng con người trong điêu khắc đình làng:
Để cảm nhận rõ hơn về hình tượng con người trong điêu khắc đình
làng, ta hãy xem những cách diễn tả hình ảnh con người trong những loại
hình nghệ thuật khác, những thời kỡ khỏc. Và đặc biệt là thái độ của chính
những con người đang làm công việc bảo tồn nền nghệ thuật này Thế kỷ
XVIII, XIX, mĩ thuật Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của nền nghệ thuật Pháp.

Đối với họ, đề tài nghệ thuật phải là những đề tài cao quý chốn cung đình,
tôn giáo, thần thoại. Phải là bút pháp gia trưởng, chính thống của nghệ thuật
“đàn anh”. Phải là thứ trật tự bình ổn, cố định, không đột biến, không hăng
say,vì đối với họ đột biến và hăng say có thể là hiệu cũi bỏo đọng đáng sợ ở
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
một chỗ khác, ở chỗ quyền thống trị xã hội do họ cầm đầu bị xúc phạm. Vì
thế mà họ rất giống phong kiến Việt Nam ở chỗ không chịu nổi chất bình
dân, nô đùa ở những bức chạm khắc về con người ở đình làng, những bức
tắm sen, trai gái vui đựa…Hơn nữa cái họ không chấp nhận được không chỉ
là đề tài mà còn là ở cái lối tạo hình bướng bỉnh, ngang phè, là phi cổ điển,
phi Hi-La
Một số tác giả Việt Nam, khi viết về nghệ thuật nước nhà, ban đầu chỉ
thích ở chùa Tây Phương, Bút Tháp với những bức tượng quan âm ít nhiều đã
mang sẵn những thông tin thẩm mỹ quen thuộc. Bởi nếu đến với hỡnh ảnh
con người ở điêu khắc đình làng, họ buộc lòng phải coi thường những phép
tắc quyền quý của khoa học, lối diễn tả lịch thiệp của nhà trường, phải hạ
thấp những “tỉ lệ kinh điển”, “đường trục”, “thấu thị”…vốn là sản phẩm của
đầu óc duy lý kiểu Châu Âu.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG CON
NGƯỜI TRONG ĐIÊU KHẮC, TRANG TRÍ ĐÌNH LÀNG VIỆT Nam
Có hiểu được những cảnh sinh hoạt trong thôn làng Việt Nam ngày
xưa và có thấy được những công việc làm ăn của nhà nông thì mới thấu hiểu

được tầm quan trọng của những ngày lễ hội đình đám, để đồng cảm với sản
phẩm vô giá của các nghệ nhân làng. Chúng ta tìm thấy trên bức chạm tính
cách của họ, tâm sự của họ, thấy vang vọng tiếng nói của quá khứ muôn
màu.Trong điêu khắc trang trí trên kiến trúc đình làng giai đoạn này, hình
tượng con người nổi lên như một hình ảnh trung tâm, một điểm nhấn độc
đáo. Đặc biệt là con người lao động luôn được khắc hoạ với dáng vẻ hồn
nhiên, yêu đời: Trai gái yêu đương đàng hoàng tình tự (Đình Hương Lộc,
Đỡnh Phự Lóo, Đỡnh Phựng, Đỡnh Đụng Viờn ); cảnh đi săn sảng khoái
sinh động (Đình Giang Xỏ, Đỡnh Liên Hiệp, Đình Hương Canh ); những
cảnh đấu vật, bơi thuyền trong hội làng hào hứng (Đình Hoàng Xỏ, Đỡnh
Tõy Đằng, Đình Liên Hiệp ); hay những tiên nữ mềm mại uyển chuyển
trong điệu múa cổ (Đình Liên Hiệp, Đỡnh Tõy Đằng, Đình Giang Xá). Tất cả
đều mang bản sắc Việt Nam truyền thống. Hình chạm không cầu kỳ nhưng
đầy sức sống. Dáng vẻ cốt cách tâm hồn của người Việt chuyển động, tàng ẩn
trong từng nét chạm đục mạnh mẽ và tinh tế. Nghệ thuật phát triển lên một
trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần của người dân đương
thời. Hình tượng con người không những phong phú về chủ đề, ý tưởng mà
còn đa dạng về thủ pháp nghệ thuật diễn đạt và chiếm một vị trí trang trọng
trong đình. Có thể chia theo hai nội dung chính:
- Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại, ước lệ
-Hình tượng con người phản ánh cuộc sống xã hội đương thời

Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
1. Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại, ước lệ
1.1 Nội dung:
Hình tượng con người mang yếu tố thần thoại, ước lệ được thể hiện ở
những mảng trạm khắc theo các chủ đề: “Vũ nữ thiên thần” “người cưỡi

rồng, phượng, hạc”, “tỏng mả Hàm Rồng” “Người cưỡi hổ”. Nhưng ngay cả
những đề tài mang tính chất chính thống cũng được dân gian hóa. Hình tượng
tiên hay rồng đều được thể hiện theo suy nghĩ, cách cảm của người dân lao
động, tất cả trở nên bình thường, gần gũi và hòa vào trong cuộc sống của
người dân lao động (Hình (1)).Hãy xem hình tượng cụ tiờn, nhân vật thường
xuất hiện trong huyền thoại và chuyện cổ tích, nếu các tiên nữ dược chạm nổi
chẳng hạn trờn cỏn bia đá chùa Keo (Nam Định) hoặc trên bức cốn gỗ chựa
Thỏi Lạc (Hưng Yên) là những công nương đĩnh đạc thì nàng tiên trờn vỏn
nong hay lỏ giú ở đình làng, dự cú cưỡi rồng cũng sẵn sàng hở vai,mặc yếm
sơ sài như gỏi quờ trần tục xốc vác, nhiều cô không quên đeo theo một túi
nhỏ đựng trầu cau (đình Hưng Lộc, Ngọc Than). Có điều là theo truyền
thuyết xa xưa, dân tộc Việt Nam vốn thuộc dòng dõi “con rồng chỏu tiờn”
nờn sự hiện diện thưa thớt của tiên ở đây xem ra cũng bí ẩn. So với hình rồng
có mặt khắp nơi khắp chốn, hình tượng cụ Tiờn chuyển từ những công nương
diêm dúa, tế nhị sang những vũ nữ ăn mặc bình dân, họa hoãn lắm mới bắt
gặp những nàng tiên Việt Nam có cánh
1.2 Cách khắc họa:
Về cách khắc họa hình tượng con người mang yếu tố thần thoại nổi bật
với những hình tượng vũ nữ thiên thần có cánh và không có cánh, ở vị trí vỏn
giú cánh gà thường chạm chính diện với khuôn mặt trái xoan, mũi thấp, môi
mỏng, cổ cao thanh tú, đôi khi thể hiện rõ cả 3 ngấn (Đình Diềm – Bắc
Ninh). Có khi tượng vũ nữ lại có những đặc điểm chung là ngực nở bụng
thon, cánh tay dài với những ngón tay búp măng mềm mại.(Hình 2). Trong
đình, tượng tạc hỡnh tiờn cũng thường nhỏ chỉ cao vài gang tay được ghộp
lờn mấy cầu kiệm kiến trúc trên cao (như ở Tây Đằng). Tiên cũng được chạm
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
ghép vào các bố cục khác trong tư thế cưỡi rồng, đứng trên đầu rồng(đình

Hưng Lộc), múa với rồng (đình Liên Hiệp). Đỡnh Tây Đăng có mấy vỏn lỏ
giú với phù điêu nhỏ, trong đó có chạm hỡnh tiờn mỳa có cánh và tay cầm
hoa sen. Sự diễn tả còn là sự kết hợp hai yếu tố của cõi huyền và cõi thực
thông qua thủ pháp kết hợp trang trí và tả thực vào trong một bố cục, tạo nên
đặc trưng độc đáo của điêu khắc đình làng. Ngay từ những chạm khắc của
những ngụi đỡnh từ thế kỷ XVI đã thể hiện rõ tư duy này. Hai cụ tiờn có
cánh, tay cầm hoa sen đứng (hay là bay) hai bên, ở giữa có hai người cầm
quạt ngồi; những vân xoắn lớn đầy chất trang trí như những đám mây thiờng,
trựm phía trên, phía dưới có người mẹ gánh hai đứa con dường như đang vội
vã đi chợ
2. Hình tượng con người phản ánh cuộc sống xã hội đương thời
2.1 Đề tài sinh hoạt dân gian:
- Với hình tượng con người phản ánh cuộc sống xã hội đương thời
được thể hiện ở cảnh ”Đấu vật”, “uống rượu”; “đỏnh cờ”; “cưỡi ngựa”, “chọi
gà, lễ hội”, “đi săn”, “chốo thuyền” (Hình (3); hình (4)).Bên cạnh đú cũn
rất nhiều hình tượng con người khác như những đạo sĩ ngồi bó gối trầm tư
(đình Hạ Hiệp), người bắt lợn (đình Hạ Hiệp, đình Hương Canh ), chồng nụ,
chồng hoa; đỏ cầu (đình Hạ Hiệp, đình Hương Canh), cưỡi ngựa, cưỡi voi,
quản tượng (Hình (5); hình (6)). Với hàng trăm con người đã vẽ lên bức
tranh làng quê xưa: có điều thiện và tội ác, có hạnh phúc và khổ đau, có nụ
cười và nước mắt, có khát vọng, lạc quan và bi luỵ, đau thương Tuỳ từng đề
tài mà cách diễn đạt, mô tả, nhấn mạnh từng đặc điểm khác nhau. Đạo sĩ
thường có khuôn mặt đăm chiêu (đình Hạ Hiệp), cảnh đấu vật, đi săn thì
nhấn mạnh các bắp thịt cuồn cuộn của nhân vật chính (đình Hạ Hiệp, Đại
Phùng, Hoàng Xá),; Người nông dân thường có đặc điểm: đầu tròn, to, cạo
trọc; đàn bà thường có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, để tóc dài, xoã hoặc búi
thành búi lớn trên đỉnh. Nói chung hình ảnh con người đa phần đều mang
những nét cơ bản của người bản địa, thuộc chủng tộc Nam á, với những đặc
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội

8
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
điểm: người thấp, đậm, mặt tròn, mũi to, sống mũi thấp, môi dày, mắt to…
Cũng có một vài mảng chạm người đàn ông có vóc dáng khá cao lớn, mũi
cao, và đặc biệt dựa vào trang phục (áo dài, chân đi ủng, đầu đội mũ phớt
rộng vành ), có thể đó là những người phương Tây đến nước ta buôn bán
trong giai đoạn này; Những bức chạm mô tả người đàn ông trong các cảnh
đấu vật, đi săn, táng mả hàm rồng thường có thân hình vạm vỡ, ngực nở,
đôi khi các cơ bắp được phóng đại lên quá mức. Nhìn chung, hình tượng con
người trong điêu khắc kiến trúc đình làng thế kỷ XVII thường có tỷ lệ giữa
đầu và thân mang tính ước lệ, chỉ bằng 1/3. Ở đỡnh Tõy Đằng (Hà Tây) để
diễn tả đời sống thường nhật, có cảnh chèo thuyền hái hoa, chèo thuyền uống
rượu, làm xiếc, gánh con, nhổ cây đẽo gỗ, đõm thỳ Ở chựa Cúi cú cảnh dắt
ngựa, cưỡi hổ báo Tất cả đều biểu hiện giá trị điêu khắc đậm nét với các
khối được diễn tả no căng, hình thức giản dị, khái quát cao. Ý nghĩa của đề
tài, động tác và nghệ thuật đã vượt qua những phi lý của hình thể mang tính
cách điệu nghệ thuật cao. Quan điểm tạo hình dân gian ấy cũng được thể hiện
rõ nét qua tác phẩm “Đánh cờ” – đình Ngọc Canh, với bàn cờ hình vuông,
bốn người đánh cờ ngồi bốn góc và đều quay ra ngoài. Người gần thì nhỏ,
người xa nhất lại dược diễn tả với tỉ lệ lớn nhất. (Hình 7). Trong hoạt cảnh
của đời sống xã hội đã mang hình thức tượng trưng với tỉ lệ không theo
chuẩn mực có sẵn, tuy vậy vẫn thể hiện được bố cục sống động. Cách chạm
tự nhiên thoải mái, rõ ràng đã tạo được một phong cách, không biểu lộ bài
bản định sẵn mà vẫn giàu hơi thở cuộc sống (Hình 8).
Hãy tìm hiểu kĩ một số bức chạm tiêu biểu về đề tài này để thấy được
giá trị nội dung cũng như nghệ thuật mà tác giả dân gian dã gửi gắm vào đó.
Bức “uống rượu ở đình Ngọc Canh thể hiện cuộc rượu với một tinh thần nho
nhã.Đường nét mềm mại, hình khối nhẹ nhàng. Toàn bộ tác phẩm được bố
cục chặt chẽ trong hình chữ nhật, hai bên chạm hai hình giống như bông hoa
sen càng gợi cho người xem về tinh thần nhẹ nhàng, thanh tao của cuộc rượu.

Kĩ thuật chạm nổi kết hợp với chạm thủng làm nổi rõ chân dung của hai
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
nhân vật. Phần đầu chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn thân,nhưng không làm
giảm vẻ đẹp cân đối hài hòa của tác phẩm, ngược lại nú đó tạo nên điểm
trọng tâm gợi sự chú ý của người xem.(Hình 9)
Bức “Chuốc rượu” ở đình Hoàng Xá- Hà Tây lại cho chúng ta một sự
thưởng thức sâu sắc và dí dỏm hơn (Hình 10). Cũng là hai nhân vật uống
rượu song bằng cách diễn tả sự say sưa hiện rừ trờn hai nét mặt, hai thân hình
nghiêng ngả. Ở người mời rượu, đầu và tay tạo thành một đường thẳng với
nét chạm sắc sảo, dứt khoát đã thể hiện sự mạnh mẽ của động tác chuốc rượu.
Người kia cũng từ chối một cách quyết liệt không kém. Anh ta từ chối với cả
sức lực của mình. Bàn tay được các nghệ nhân cách điệu cong gập về phía
sau đã thể hiện sự từ chối kiên quyết đó. Hai người, người mời, người chối từ
ở trong tình trạng đã say. Tất cả tạo ra cái thần cho tác phẩm, nói cách khác
tác phẩm đã được tạo nên từ cảm xúc chân thực, tràn đầy của người nghệ sĩ.
Cảm xúc đã dẫn dắt đôi bàn tay tạo nên hình tượng nghệ thuật một cách sâu
sắc và biểu cảm . Ở những tác phẩm chạm khắc đình làng ta không tìm thấy
vẻ đẹp ngoại hình một cách cân đối về tỉ lệ chi tiết. Tuy vậy toàn bộ tác phẩm
lại là một sự cân đối, hài hòa và hợp lí của bố cục, của hình, khối, đường nét,
của tất cả các yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp độc
đáo và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm chạm khắc đình làng.
2.2 Đề tài tình cảm:
Phù điêu trang trí đình làng là bài ca về cuộc sống và con người. Tính
trữ tình và biểu cảm tràn ngập trong các bức chạm khắc. Việt Nam là đất
nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, nhưng bản chất trọng tình
cảm đã khiến trong các tác phẩm điêu khắc của những người nghệ sỹ-nụng
dõn hầu như không có đề tài chiến tranh, chủ yếu là những đề tài ca ngợi tình

cảm đằm thắm của con người với con người, con người với thiên nhiên,
muông thú. Đặc biệt, hình tượng người phụ nữ được thể hiện khá phong phú.
Tư tưởng Nho giáo coi phụ nữ là “phụ nhân nan húa”, “thập nữ viết vụ”;
phong bế dục vọng, nam nữ “thụ thụ bất thõn” thỡ trong điêu khắc đình
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
làng các người nghệ sĩ nông dân công khai bộc lộ dục vọng, lạc thú của con
người, miêu tả một cách hiện thực cảnh trai gái tình tự, giao hoan, cảnh phụ
nữ khỏa thân, tắm đầm sen như ở đỡnh Đụng Viờn (Ba Vì, Hà Tõy), đỡnh
Đại Phùng (Hoài Đức, Hà Tõy), đỡnh Phự Lóo (Lạng Giang, Bắc Giang)
(Hình 11). Có thể nói, đề tài tình cảm của điêu khắc trang trí đình làng đã
hướng về con người, thể hiện những nhu cầu sống, những khát vọng, ước mơ
về một cuộc sống no đủ, lạc thú, hạnh phúc và thanh bình của những người
nông dân chất phác mộc mạc, yêu đời Đường nét chạm khắc thô mộc, tạo
khối khoẻ nhưng cũng không kém phần tinh tế. Những bức chạm tả cảnh sinh
hoạt của người dân, ngay cạnh những hoạt động bình thường cũng xuất hiện
hình ảnh nam nữ vui đùa múa hát với nhau. (Hình 12). Có lẽ các nghệ nhân
thời này đã kế thừa được tính hùng hậu, đơn giản, thượng võ mà thời Trần để
lại khi xây dựng hình tượng các tráng đinh cựng cỏc cô thôn nữ vui đùa ca
múa. Đồng thời ẩn hiện đâu đó lại phảng phất hình tượng của các vũ nữ
apsaga, ngực trần với các vũ điệu làm say lòng người.
Nhưng phải đến các bức chạm ở đỡnh Phự Lóo (Bắc Giang) mới thấy
được tính chất tự do, táo bạo trong cách xây dựng hỡnh tượng.Trờn đầu bẩy
ngay gian chính giữa, có bức chạm cô gái khoả thân ngồi trờn rõu rồng tết
tóc, ngoảnh đầu xem đôi trai gái múa quạt, xa xa hơn nữa là cảnh một đôi
nam nữ đang đạt đến cực khoái.Theo ước tính các bức chạm khắc có cảnh
tình tự này chiếm hơn ba phần tư hoạt cảnh ở đỡnh Phự Lóo. Âm và Dương
là 2 yếu tố được hiểu cho giống cái và giống đực mà cụ thể là cô gái và chàng

trai, hai xung lực tưởng chừng như đối lập lại có những giao tuyến. “Lưỡng
nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bỏt quỏi” –đú là tư duy theo thuyết âm
dương nhưng nó cũng phản ánh sự sinh sôi nảy nở của giống loài mà ở đây là
sự giao duyên giữa các cặp trai gái. Quả thật chạm khắc đình làng mà hình
tượng trai gái giao duyên - sự hoà hợp của âm dương chính là một bằng
chứng sinh động nhất cho tín ngưỡng phồn thực từ xa xưa để lại.Người ta đặt
thóc giống dưới giường vợ chồng mới cưới những mong hạt thóc học theo,
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
11
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
bắt chước theo hành động của con người để sinh sôi nảy nở. Hay như các
nghi lễ cổ truyền như tục rước “nừn nường”, ”nừn”-sinh khớ nam, “nường”-
sinh khí nữ ở Khúc Lạc (Phú Thọ) và Di Hậu (Hưng Hoá) chứa đựng trong
nó là tình đoàn kết, cầu nguyện cho sinh sản tăng gia, phồn thịnh.Do vậy nhìn
khái quát ra thì những hình tượng trai gái giao duyên hay những hình động
nam nữ tính giao ngoài mục đích mong con đàn cháu đống từ ngàn đời
nay,mà còn mục đích truyền thụ sự sinh sôi nảy nở cho mùa màng, thiên
nhiên…Nhìn ở góc độ lịch sử đất nước ta là một nước với nền văn minh lúa
nước –con người phụ thuộc vào thiên nhiên, sức sản xuất còn hạn chế, dân số
cũn ớt tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” còn rất phổ biến.Do vậy ước vọng từ
ngàn đời nay vẫn là mưa thuận gió hoà, mùa màng và con người sinh sôi nảy
nở, nhà nhà “con đàn chau đống”. Ước vọng đú cũn nhiều dư ảnh trong đời
sống làng xã. Vì vậy cảnh nam nữ tình tự, cảnh thiếu nữ lại chú ý diễn tả
khuôn mặt vui vẻ, viên mãn; các cô gái được diễn tả với khuôn ngực căng
tròn, đầy sức sống (đỡnh Phự Lóo)
Và còn nhiều hình ảnh như vậy xuất hiện các bức chạm đỡnh Tõy
Đằng, đình Hương Lộc,… vừa như một thông điệp giải phóng con người
khỏi những lễ nghi khắc nghiệt của nho học đương thời, lại như một đòn
phản pháo vào cái tinh thần đạo đức giả của giai cấp cầm quyền cùng lũ đồ

nho hủ lậu đương thời với quan niệm”Nam nữ thụ thụ bất thõn”. Đồng thời ở
đây ta còn thấy sự tiến bộ trong quan niệm của con người về hình ảnh người
phụ nữ.Với quan niệm ”trọng nam khinh nữ” của nho giáo đã ăn sâu vào tâm
tưởng của người Việt thì người ta lại cú cõu”tam nam bất phú, tứ nữ bất bần”
hay“ba đồng một mớ đàn ông –Ta bỏ vào lồng ta xách đi chơi-Ba trăm một
mụ đàn bà-Mang về mà trải chiếu hoa mà ngồi”.Hình tượng con người trong
điêu khắc đình làng đã làm hình ảnh người phụ nữ: người bà, người mẹ,
người vợ,…ngày càng được tôn vinh. Tầm thức cùng tín ngưỡng phồn thực
cổ như đã nói ở trên của cư dân lúa nước như chiếc phin lọc, gạn lọc những
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
cái gì tinh tuý cho mình, gạn bỏ những gì khắc nghiệt để rồi dung hợp tạo ra
một giá trị đích thực cho văn hoỏ đỡnh làng.
Điển hình cho những tác phẩm về đề tài tình cảm là bức chạm “trai gái
vui đựa” ở đình Hưng Lộc – Nam Định.(Hình 13). Tác phẩm thể hiện bốn
nhân vật với bốn trạng thái tình cảm khác nhau. Cùng là cười nhưng ở hai
nhân vật nam mỗi người một nét cười không giống nhau. Người thì cười
thoải mái, người lại tủm tỉm, thể hiện sự tình tứ mãn nguyện. Hai cô gái ưu
tư, sâu lắng song cũng được các nghệ nhân diễn tả mỗi người một vẻ. Tất cả
được bố cục thành một nhóm có nhân vật chính, phụ,có bối cảnh tạo vẻ sinh
động cho tác phẩm. Dáng người của bốn nhân vật thay đổi góp phần thể hiện
tâm trạng của từng người. Đường nét thoải mái, phúng khoáng. Khối hình
đơn giản không cốt giống mà sống động, tươi mát, hồn nhiên. Tác phẩm bộc
lộ khát vọng yêu thương tự nhiên của con người.
Như vậy có thể thấy rằng hình tượng trai gái giao duyờn đúng một vai
trò quan trọng trong ý thức hệ của người Việt –cỏc cư dân của nền văn minh
lúa nước nhất là trong các công trình kiến trúc điêu khắc cổ.Nú cho thấy kết
quả của sự dung hợp của cái vốn có, của văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho

giáo, cái được dân tộc sàng lọc, tinh luyện để trở thành bản sắc của mình,
mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Để rồi
“Lỏ sen nhặt hơi sương
Gom thành giọt nước trong
Nắng lên sương bay hết
Còn đâu đây bụi hồng”
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
CHƯƠNG 3
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VÀ KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CỦA ĐỀ TÀI
1. So sánh đối chiếu với một số nghệ thuật khác và áp dụng vào
thực tiễn
Một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật đình làng không thể thấy ở kiến
trúc cổ nào của Việt Nam là sự sắp xếp các phù điêu gắn vào khung gỗ chịu
lực phía trên của đình. Phía trên các vì kèo và các xà ngang là nơi điêu khắc
đình làng ngự trị. Nó gắn kết các cấu kiện gỗ ngang, dọc và chéo theo mái,
lấp đầy các khoảng trống giữa các cấu kiện. Sự kết hợp tôn trọng và bổ sung
cho kết cấu kiến trúc gỗ là đặc điểm thứ nhất của điêu khắc đình làng. Thứ
hai là các bức phù điêu được chạm khắc một cách mạnh, đơn giản với quan
niệm không gian thoải mái khác hẳn so với điêu khắc nơi chùa chiền hay
cung điện.
Không gian đồng hiện ở điêu khắc đình làng là một kiến thức có tính
Barốc gắn bó hữu cơ với kiến trúc, là một bộ phận của kiến trúc, không phải
mang tính trang trí đơn thuần. Gắn chặt với kết cấu kiến trúc, chạm lộng chú
trọng phương pháp thể hiện khái quát chủ yếu diễn tả nội dung, tạo điểm
nhấn phóng dụ, bố cục luôn luôn chú ý sự liên hoàn giữa các nhân vật, giữa
các bộ phận các mảng đặc, thủng được cân nhắc tạo sự hài hoà mềm mại

nhưng vẫn đảm bảo sự vững chắc của bề mặt tác phẩm. Tuy nhiờn cú nột rất
riêng của Việt Nam không lệ thuộc vào công thức, khuôn sáo, tư duy được
phát huy cao độ trong mọi khía cạnh. Bằng phương pháp tạo hình độc đáo,
giống như người nghệ sĩ Tõy Nguyờn, nhà điêu khắc của trang trí đình làng
Bắc Bộ không bị bó buộc vào những cơ sở tạo hình như người phương Tây.
Không quan tâm đến khoa học giải phẫu, bằng cách xây dựng hình thể "phi tỷ
lệ", thậm chí còn được cường điệu hóa, có khi đầu rất to hoặc cánh tay rất
dài nhưng tất cả lại hài hòa trong tính biểu cảm của hình ảnh, đó là trạng
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
thái, là cảm giác mà người nghệ sĩ dân gian muốn tác động đến người xem.
Có thể coi điêu khắc đình làng mang đậm chất Ba-rốc là ở chỗ đó, ở chất hiện
thực, biểu cảm và sinh động.
Người lao động Việt Nam và đặc biệt là các nghệ sĩ làng đó phỏ tung
cái kỷ cương phong kiến nghiệt ngã để tự trang bị cho mình một hào quang
đạo lý đầy tình thương, lòng nhân từ biểu hiện tâm hồn dân tộc “Phộp vua
thua lệ làng” nên những ngụi đỡnh làng còn để lại cho hậu thế nhiều hình
mẫu nghệ thuật, đề tài mang phong vị dân gian tươi trẻ, hóm hỉnh giàu nhân
ái, đặc biệt hơn cả là hình ảnh con người. Mặt khác, căn cứ vào cấu trúc tạo
hình, vào cách dựng đường viền cởi mở, cách dàn bố cục từ nhiều điểm mắt,
dụng ý vứt bỏ đăng đối để diễn bằng những nhịp lệch…cú phải chăng điêu
khắc đình làng đã hiểu thấu những luật lệ và kỹ sảo của phép tạo hình cổ điển
thời Lý, nhưng lai “cố tỡnh” vượt qua nó,để dùng một ngữ pháp lật ngược,
ngang tắt, năng động như cách nói trong dân gian.Tất cả đều mang bản sắc
Việt Nam truyền thống. Hình chạm không cầu kỳ nhưng đầy sức sống. Dáng
vẻ cốt cách tâm hồn của người Việt chuyển động, tàng ẩn trong từng nét
chạm đục mạnh mẽ và tinh tế (Hình 14).
Ở phương Tây, từ nghệ thuật Phục hưng đến nghệ thuật hiện đại là cả

một khoảng cách rất dài về thời gian, rất lớn về phương pháp tạo hình. Không
gian, hình thể của nghệ thuật Phục hưng đều xây dựng trên những tiêu chí
nghiêm ngặt, quá cách xa với cái phá cách của trào lưu hội họa hiện đại.
Nhưng cách xây dựng hình thể cường điệu của hội họa Dã thú, cách nhìn sự
vật ở nhiều điểm nhìn khác nhau như hội họa Lập thể lại là những thủ pháp
nghệ thuật không xa lạ với tạo hình của điêu khắc đình làng như đã nói ở
trên. Vì thế, có người nói từ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến mỹ
thuật hiện đại không có khoảng cách. éõy có thể là một nguyên do lý giải tại
sao mỹ thuật truyền thống Việt Nam có thể tiếp biến được trong nền mỹ thuật
hiện đại, mà cái gạch nối sâu đậm đó là điêu khắc đình làng. Khi thực dân
Pháp đô hộ nước ta, thêm một lần văn hóa Việt Nam thể hiện sự cởi mở của
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
nó, đó là giao lưu với nền văn hóa phương Tây. Trong nghệ thuật tạo hình
cũng vậy, khi họa sĩ Victor Tardieu mở ra Trường Cao đẳng Mỹ thuật éụng
Dương đồng thời là sự bắt đầu một nền mỹ thuật mới ở Việt Nam. éú là một
giai đoạn học hỏi, kế thừa và phát huy truyền thống.
2. Ý nghĩa, giá trị văn hóa của các đề tài
Tính hài hước, ý nhị, bóng gió là vũ khí của kẻ yếu, tức là dân đen –
luôn luôn bộc lộ trong điêu khắc đình làng. Nét nổi trội của điêu khắc đình
làng là tính bình dân, kể ngay từ ý đồ, đề tài khởi xuất.Cả một bộ sưu tập
muôn mặt về đời sống dân quê rực cảm, hồn nhiên, chân thực, hài hước. và
đôi khi mỉa mai đầy ý nhị. Tác giả của những bức chạm độc đáo ở đây hầu
như không bỏ qua chuyện gì,và cũng không kiêng nể điều gì. Hoàn toàn tự
do, tự do đến mức khó có thể mà lí giải được vì sao các triều đại phong kiến
Việt Nam nghiệt ngã, hà khắc là thế mà chưa hề cấm đoán miêu tả công khai
ngay giữa đình làng một người con trai không chỉ nhìn trộm người phụ nữ
tắm ao mà còn thò tay luồn vào dưới yếm cô gái. Hoặc một cảnh dược coi là

quan quân cướp bóc của dân (đình Liên Hiệp). Hoặc nữa, con gái ngồi hớ
hênh trên đầu rồng- mà ai cũng biết rồng là biểu tượng của vua chúa(đỡnh
Phự Lóo- Bắc Giang) Cảnh sinh hoạt trong dõn cú trai gái cợt nhả lộ liễu
(đình Hưng Lộc), phụ nữ tắm (đỡnh Đụng Viờn),nhóm đánh cờ (đình Ngọc
Canh)…Nhóm tượng hết sức độc đáo ở đình Cự Trữ - Nam Định diễn tả
hang chục nhân vật với một con hổ trong tư thế hân hoan,hứng khởi.(Hình
(15)) Có thể đây là niềm vui giải oan mà nhân vật chính chắp tay đúng giữa-
là nàng Thị Kính trong tích truyện dân gian cuối cùng được minh oan. Thị
Kính mỉm cười chia sẻ niềm vui với bà con làng nước làm con thú dữ cũng
vui lây.
Thông qua tính hiện thực của đề tài, điêu khắc trang trí đình làng Việt
thế kỷ XVII còn thể hiện tính đấu tranh sâu sắc. Dưới chế độ phụ quyền Nho
giáo, người phụ nữ bị khinh miệt, coi rẻ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vụ”,
“phụ nhân nan hoỏ”) Vì vậy, người phụ nữ không được tới đình làng. Vậy
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
nhưng điêu khắc đình làng lại dày đặc hình ảnh người phụ nữ. Họ tự do thể
hiện tình yêu với chồng, với con, với bạn bè; tự do vui đùa, ca hát Có thể
núi, khụng ở một công trình kiến trúc dân gian nào hình tượng con người lại
được đề cao, khát vọng yêu đương lại được bộc lộ mạnh mẽ như ở ngôi
đình làng Việt.
Tóm lại, dù phản ánh hiện thực cuộc sống hay phản ánh ước mơ, khát
vọng của người nông dân đương thời thì những tác phẩm điêu khắc trang trí
đó vẫn mang đậm tính dân gian, dân dã. Người thợ chạm khắc gỗ thế kỷ XVI,
XVII đã tự vượt ra khỏi khuôn khổ gò bó để tạo nên những tác phẩm sinh
động, cởi mở. Chỉ với vài nét đục, vài đường chạm sơ phác nhưng những tác
phẩm điêu khắc đú đó trở nên có hồn, vô cùng sống động. Hơn thế nữa các đề
tài thể hiện lại vô cùng phong phú, cho thấy đời sống và sinh hoạt của người

dân rõ ràng đã có ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí kiến trúc và ngược lại,
kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc lại là tấm gương phản ánh cuộc sống của
người xưa.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Điêu khắc đình làng, với hình tượng con người trả lại cho ta cái không
khí đặc biệt của xã hội Việt Nam hồi các thế kỉ XVII, XVIII, với sự suy yếu
của quốc gia phong kiến, và sự thắng thế của nền văn nghệ dân gian, mà đặc
điểm là tinh thần nhân đạo và hướng trữ tình. Những chủ đề thân thuộc, bình
dân, và bút pháp ngẫu hứng đều từ đó mà ra.
Điêu khắc đình làng được gọi là nghệ thuật dân gian, nhưng không
phải cách gọi đó là biểu thị sự coi thường đối với nền nghệ thuật này. Liệu ta
sẽ lấy căn cứ gì để chứng minh những nghệ nhân dân gian ở đây có một sinh
hoạt nghề nghiệp hay vị trí công dân khác so với những người tạc tượng
“nghìn tay nghìn mặt” ở chùa Bút Tháp và hàng loạt tượng lớn ở chùa Tây
Phương- những tác giả được coi là chính thống. Họ lại khác gì các nhà điêu
khắc thời Lý, Trần mà ta không định gọi là dân gian. Người ta không thể gọi
toàn bộ nghệ thuật Châu Phi hay hội họa Phơlamăng ở Chân Âu là dân gian,
chỉ vỡ nú tả những tiện nhân rách rưới, những quán rượu với bút pháp phóng
túng, ngô nghê. Mà văn chương bà Hồ Xuân Hương (“Thõn em như quả mít
trờn cao / vỏ nó xù xì, mỳi nó dày…”) cũng hớ hênh, dung tục như những
bức chạm ở Đụng Viờn, Thổ Tang, Hưng Lộc nhưng đâu có phải vì thế mà là
văn học dân gian.
Một nền nghệ thuật như thế, giàu trực quan sinh động, không có
lòng vị kỉ của thời đại văn minh, không ngụy biện bằng trí khôn khoa học,
mà đi thẳng vào trớa tim con người, đã mở lối thoát, ngay cả trên phạm vi
thế giới, cho nghệ thuật kinh viện đã già cỗi…Có những cái cũ mà vẫn

mới, thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đỏo - nú chứa đựng nhiều
ẩn số và vì thế nú luụn mới, đến mức làm ta ngạc nhiên. Nú cũn có tác
dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay - nghệ thuật điêu khắc truyền thống
là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của
nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật là cần thiết. Nghệ thuật
Việt Nam từ cái bản sắc dân tộc mà sáng tạo, hòa nhập, đổi mới và phát
triển. Tiếp thu có chọn lọc là sức mạnh của bản sắc dân tộc. Đó là bài học
quý giá của nghệ thuật để phát triển tới đỉnh cao…
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Tiếp xúc với nghệ thuật” (Thỏi Bỏ Võn)
2. “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam” (Phạm Thị Chỉnh)
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài học phần Vũ Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
Trang
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
21

×