Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luậnHọc phần C.Mác – Ph.Ăngghen về Đảng và xây dựng Đảng, Những quan điểm, tư tưởng cơ bản của C.Mác – Ph.Ăngghe về Đảng và xây dựng đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.34 KB, 33 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
C. Mác và Ph.Ăngghen là hai lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản thế giới,
người sáng lập ra chủ nghĩa Mác. Trong suốt nửa thế kỷ hoạt động cách mạng,
khoa học tích cực và đầy sáng tạo. C. Mác và Ph.Ăngghen đã để lại cho giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động tồn thế giới một di sản lý luận vơ giá, trong đó có
những tư tưởng, quan điểm cơ bản về Đảng cộng sản và xây dựng chính Đảng vơ
sản cho đến nay vẫn cịn ngun giá trị; Đó là những tư tưởng, quan điểm xây dựng
Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để cho chính Đảng vơ sản – đội tiên phong
của giai cấp cơng nhân trở thành một chính Đảng độc lập, vững mạnh, đủ sức lãnh
đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư
sản, lật đổ chế độ tư bản, cải tạo xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn –
xã hội xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cách mạng, khi mà phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế đang đứng trước sự tấn công điên cuồng, với những thủ đoạn nham hiểm của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của các Đảng
cộng sản, đặc biệt là các Đảng cộng sản cầm quyền, thì việc khơng ngừng nâng cao
trình độ giác ngộ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, giữ vững ý chí chiến đấu của
cán bộ, đảng viên của Đảng có một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, học tập học
thuyết Mác và Ăngghen bằng cách nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm kinh điển của
C. Mác và Ph.Ăngghen để nắm vững tư tưởng, quan điểm, thái độ và tinh thần đấu
tranh không mệt mỏi của hai ông là rất cần thiết. Với những tư tưởng của C. Mác
và Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng từ đó liên hệ với cơng tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam có một ý nghĩa to lớn
trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng mà Đảng đã và đang thực hiện trong
q trình đổi mới. Từ đó mà tiếp tục khẳng định sự đúng đắn. Vận dụng đúng đắn,
sáng tạo tư tưởng của C. Mác và Ph.Ăngghen vào công tác xây dựng chỉnh đốn


Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.


2


NỘI DUNG
I/ QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ
PH.ĂNGGHEN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN:
C. Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng
cơ bản về chính Đảng cộng sản. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận điểm khoa
học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là người đào
huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới khơng cịn người bóc lột người
– xã hội cộng sản. Những tư tưởng đó được rút ra từ sự phân tích một cách biện
chứng những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển của xã hội lồi người
nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng. Hai ơng chỉ rõ giai cấp cơng nhân là giai
cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội. Nhưng giai cấp cơng nhân chỉ có
thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi nó tự tổ chức ra được chính Đảng
độc lập của nó. Ph.Ăngghen viết: “Để cho giai cấp cơng nhân có đủ sức mạnh và có
thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là C.Mác và tơi đã bảo
vệ quan điểm này từ năm 1847 – phải tổ chức được một đảng riêng biệt, tách khỏi
tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó, nhận thức rõ mình là đảng của giai
cấp”1.
Chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập Đảng của giai cấp công
nhân, C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện kiên quyết để đảm bảo
cho cách mạng thu được những thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của
nó là tiêu diệt giai cấp. Hai ông cho rằng, Đảng là của giai cấp công nhân, Đảng
mang bản chất giai cấp công nhân; Đảng luôn luôn đứng trên lập trường của giai
cấp công nhân và mọi chủ trương chiến lược, sách lược của Đảng đều ln ln
xuất phát từ lợi ích của giai cấp cơng nhân. Nhưng Đảng không chỉ đại biểu cho
quyền lợi của giai cấp cơng nhân mà cịn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân
1


(C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị M.1978, tập 4, tr35, tiếng Nga).

3


dân lao động. Bởi vì giai cấp cơng nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình nếu
đồng thời giải phóng cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội thốt
khỏi ách áp bức và bóc lột.
C. Mác và Ph.Ăngghen đòi hỏi Đảng – Đội tiền phong cách mạng của giai
cấp – phải được vũ trang bằng lý luận tiên tiến, có trình độ giác ngộ cao; đồng thời
trong thực tiễn, Đảng phải là người kiên quyết nhất và biết lôi cuốn quần chúng
cùng hành động. Hai ông chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa
xã hội khoa học với phong trào công nhân và hai ông là một trong những người đầu
tiên đã được thực hiện sự kết hợp ấy. Hai ông coi việc trang bị lý luận chủ nghĩa xã
hội khoa học cho giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng để nâng cao giác ngộ cho
họ và việc giáo dục chủ nghĩa xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên, là nội dung
đặc biệt quan trọng của việc xây dựng Đảng về tư tưởng.
Dưới sự lãnh đạo của hai ông, Điều lệ của “đồng minh những người cộng
sản” đã được khởi thảo, trong đó tuy khơng nêu thuật ngữ tập trung dân chủ, nhưng
những tư tưởng cơ bản về nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thể hiện khá rõ.
Hai ông cho rằng, Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ; các cơ
quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu cử một cách dân chủ và họ có thể bị bãi
miễn bất kỳ lúc nào nếu họ khơng hồn thành được nhiệm vụ nếu tổ chức giao
cho”; Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hai ông chủ
trương phải tẩy trừ những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Trên thực tế hai ông đã đấu
tranh không khoan nhượng chống những quan điểm cơ hội, vô chính phủ của
Bacunin và đã khai trừ Bacunin ra khỏi Quốc tế I.
Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C. Mác và
Ph.Ăngghen đã đồng thời chỉ ra rằng, chủ nghĩa quốc tế vô sản là một trong những
nguyên tắc về tổ chức xây dựng Đảng. Khẩu hiệu “Vơ sản tất cả các nước đồn kết

lại” trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã trở thành phương châm hoạt động của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

4


Những tư tưởng thiên tài C. Mác và Ph.Ăngghen về chính Đảng của giai cấp
cơng nhân đã có ảnh hưởng to lớn trực tiếp đến sự phát triển của toàn bộ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
* Sự ra đời của Đảng Cộng sản là một tất yếu khách quan
C. Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ một điểm hết sức khoa học – đó là
quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu, tổng kết lịch sử xã hội lồi người và phân
tích cơ sở sản xuất, xã hội của chủ nghĩa tư bản, từ đó chỉ ra vai trị, sứ mệnh của
giai cấp cơng nhân và tính tất yếu khách quan sự ra đời của Đảng cộng sản.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848), C.Mác đã khẳng định: Lịch
sử tất cả xã hội loài người từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã (tức toàn bộ
lịch sử thành văn) chỉ là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp, gắn liền với nó là
sự thay thế của phương thức sản xuất thấp bởi phương thức sản xuất cao hơn:
“Người tự do và người nơ lệ, q tộc và bình dân, chúa đất và nơng nơ, thợ cả
phường hội và thợ bạn, nói tóm lại những kẻ áp bức và những người bị áp bức,
luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc
công khai, lúc ngấm ngầm. Và mọi cuộc đấu tranh giai cấp bao giờ cũng kết thúc
hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của
cả hai giai cấp với nhau” (1. tr.596, 597). Trong tác phẩm “Những nguyên nhân
thực gây ra tính thụ động tương đối của công nhân Pháp” (1852), Ph.Ăngghen cũng
đã khẳng định: “Chiến tranh giữ các giai cấp không mất đi chừng nào còn tồn tại
các giai cấp khác nhau với những lợi ích đối lập nhau, xung đột nhau và địa vị xã
hội khác nhau” (2, tr.302).
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng quan điểm duy
vật lịch sử, C. Mác và Ph.Ăngghen phân tích những cơ sở sản xuất và xã hội của

chủ nghĩa tư bản và đã sớm chỉ ra vai trò, sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp
cơng nhân với tư cách là một giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến,
một lực lượng xã hội tiêu biểu trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và là một

5


đầu tàu trong một cuộc cách mạng tất yếu sẽ xảy ra – cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), khi phê phán quan điểm của
Bru – nô Bau – ơ và đồng bọn, C. Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trị có ý
nghĩa lịch sử tồn thế giới của giai cấp vơ sản không phải do thần thánh tạo ra,
không phải tự nhiên mà có, mà là do điều kiện kinh tế và sinh hoạt dưới chế độ tư
bản tạo ra cho họ. Bởi vì “Trong điều kiện sinh hoạt của họ thì mọi điều kiện sinh
hoạt xã hội hiện đại đã đạt tới điểm cao nhất của tình trạng phi nhân tính; vì trong
giai cấp vơ sản thì con người đã mất đi chính bản thân mình, đồng thời con người
khơng những có ý thức, trên mặt lý luận, về sự mất mát đó mà cịn có sự bức bách
của sự bần cùng không tránh khỏi, không che dấu nổi và tuyệt đối khơng gì chống
lại được” (3, tr.55, 56).
Vai trị và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng được C. Mác và
Ph.Ăngghen chỉ ra từ việc nghiên cứu, tổng kết của các cuộc cách mạng đã xảy ra
trong lịch sử. C .Mác đã chỉ ra rằng, trong mỗi cuộc cách mạng ấy, người lãnh đạo
là giai cấp nào có lợi ích thể hiện ra như là những lợi ích chung của đại đa số thành
viên trong xã hội. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), C. Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Thật ra, mỗi một giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống
trị trước mình, đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích
chung của mọi thành viên trong xã hội … giai cấp làm cách mạng đã không xuất
hiện ngay từ đầu với tư cách là một giai cấp, mà với tư cách là toàn bộ khối đông
đảo của xã hội đương đầu với một giai cấp thống trị duy nhất” (4, tr. 68, 69). Do
đó, giai cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng duy nhất và là giai cấp duy nhất

có thể đại diện cho lợi ích chung của đại đa số thành viên trong xã hội. Cho nên,
chỉ có giai cấp vơ sản mới có khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng, phong trào
giải phóng nhân dân lao động, đồng thời giải phóng mình khỏi ách áp bức bóc lột
trong xã hội tư bản.

6


Trong nhiều tác phẩm, C. Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ, để thực hiện
được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vơ sản muốn giải phóng mình
đồng thời giải phóng tồn thể nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột của chủ nghĩa
tư bản, giai cấp vô sản phải đứng lên lãnh đạo quần chúng lao động tiến hành một
cuộc cách mạng triệt để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới tốt
đẹp hơn – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và, để thực hiện được sự
nghiệp cách mạng vĩ đại này, giai cấp vô sản tất yếu phải thành lập đội tham mưu
chiến đấu, đội tiền phong lãnh đạo của mình – đó chính là Đảng cộng sản. Theo tư
tưởng quan điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen, sự ra đời của Đảng cộng sản là một
tất yếu cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn của cuộc đấu tranh giai
cấp công nhân. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phát triển đến một
trình độ nhất định thì chính đảng của giai cấp tất sẽ ra đời. Trong Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản, C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra, trong quá trình đấu tranh chống
giai cấp tư sản, dần dần, giai cấp công nhân đã “thành lập những liên minh chống
lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình. Thậm chí, họ đi tới chổ thành lập
những đồn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc xung đột bất thần
xảy ra. Ở một số nơi, cuộc đấu tranh của công nhân đã trở thành những cuộc bạo
động công khai” (1. tr.608).
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng như sau này trong thư Mác gửi
Bôn – te (11 – 1871) và trong bài “Về lịch sử của Liên đoàn những người cộng
sản” của Ph.Ăngghen (1885), hai ơng đều cho rằng: “phong trào chính trị của giai
cấp công nhân muốn giành thắng lợi trước hết cần có tổ chức của giai cấp cơng

nhân đạt đến một trình độ phát triển nào đó” (7, tr. 55) – tức là cần phải có một
chính Đảng của mình. Sự tổ chức thành chính đảng của giai cấp cơng nhân như vậy
là hết sức cần thiết, tuy lúc đầu luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân phá vỡ,
“nhưng nó ln ln được tái hợp và ln ln mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng
mạnh hơn” (1, tr.609). Và, vì “đó chính là cơ sở của tồn bộ lịch sử đấu tránh chính
trị” (8, tr.302) của giai cấp cơng nhân.
7


Từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản
những năm thế kỷ XIX ngày càng địi hỏi phải có một chính đảng vô sản của giai
cấp công nhân, nhất là từ bài học sau khi Công xã Pari thất bại. Ngay trong “Lời
kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những cộng sản” (3 – 1850),
C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Liên đoàn phải cố gắng để thành lập bên cạnh
phái dân chủ chính thống, một tổ chức đảng cơng nhân bí mật và cơng khai độc lập
và biến mỗi một chi bộ của mình thành hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân”
(9, tr. 248). Trong “Lời nói đầu viết cho bản Cương lĩnh của Đảng cơng nhân
Pháp”, Mác đã chỉ ra rằng, để giải phóng mình và giải phóng tồn thể lồi người
khơng phân biệt nam nữ, chủng tộc khi giai cấp vô sản thực hiện một cuộc cách
mạng và khi giai cấp vô sản được tổ chức thành một chính đảng độc lập”, và “cần
phải cố gắng để đạt được một tổ chức như vậy bằng mọi phương tiện mà giai cấp
vơ sản có trong tay” (10, tr.353,354). Trong “thư gửi Ph. Bôn – tê” (11- 1871), Mác
đã viết: “Ở đâu mà giai cấp công nhân chưa đạt được thắng lợi về mặt tổ chức của
mình để thực hiện một cuộc tiến cơng có tính chất quyết định chống lại quyền lực
tập thể, tức là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, thì dù thế nào cũng cần
chuẩn bị cho giai cấp cơng nhân thực hiện được điều đó” (6, tr.456). Và, trong
Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội liên hiệp công nhân quốc tế (9 – 1871) đã khẳng
định: “Để chống lại quyền lực liên hợp của giai cấp hữu sản, giai cấp cơng nhân chỉ
có thể hành động với tính cách là giai cấp khi được tổ chức lại thành một chính
đảng độc lập với tất cả các đảng phái cũ do các giai cấp hữu sản lập ra; sự tổ chức

ấy của giai cấp cơng nhân hành chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của
cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng của nó là xóa bỏ giai cấp” (11,
tr.558). Điều khẳng định này đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu Hiệp Liên hiệp
công nhân quốc tế ở La ay (9 – 1872) bổ sung hành điều 7a của Điều lệ Hội Liên
hiệp và được Đại hội thông qua với đa số phiếu. Như vậy, theo quan điểm của C.
Mác và Ph.Ăngghen, sự ra đời của một chính đảng của một giai cấp là một đòi hỏi
tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của chính đảng vơ sản của giai cấp
8


công nhân cũng là một tất yếu như vậy. Song, khác với tất cả các đảng phái khác,
Đảng cộng sản ra đời cịn là một tất yếu bởi vì nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa cộng sản khoa học với phong trào công nhân, là sản phẩm của Học
thuyết của C. Mác và Ph.Ăngghen về vai trị, sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân với thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Ngay khi mới được
hình thành, chủ nghĩa cộng sản khoa học đã có nhu cầu thâm nhập vào phịng trao
công nhân, đồng thời phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai
cấp tư sản, Nhà nước tư bản cũng cần có lý luận soi đường, chỉ lối. Và, trong q
trình kết hợp, thâm nhập nó, chính C. Mác và Ph.Ăngghen là những người đã dày
công quản bá, tích cực và khơng ngừng hoạt động cả lý luận và thực tiễn, chuẩn bị
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ngay từ
giữa những năm 40 của thế kỷ XIX. Và, thực tiễn lịch sử lúc ấy cũng cho thấy rằng,
mỗi bước tiến của phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp cơng nhân ln có tư
tưởng, lý luận của C. Mác và Ph.Ăngghen soi đường, nhiều tổ chức mang tính
nghiệp đồn, địa phương, dân tộc hay quốc tế của giai cấp công nhân đã được các
ông hết sức quan tâm, tác động và cải biến thành các tổ chức mang tính cách mạng
tiền thân của Đảng cộng sản. Đồng thời, chính bản thân C. Mác và Ph.Ăngghen
cũng luôn là những chiến sĩ tiên phong trong các cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp công nhân cùng đội tham mưu của nó như: Liên đồn những người cộng sản;
Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) và Quốc tế II … các tổ chức này đã

chứng tỏ được vai trị của mình trong đấu tranh của giai cấp công nhân, đưa cuộc
đấu tranh của giai cấp cơng nhân tiến lên một trình độ mới.
II/

NHỮNG

QUAN

ĐIỂM,



TƯỞNG

CỦA

C.MÁC



PH.ĂNGGHEN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG.
Cùng với quan điểm, tư tưởng về Đảng cộng sản, về quy luật ra đời của
Đảng cộng sản, C. Mác và Ph.Ăngghen đã đề ra những tư tưởng xây dựng Đảng hết
sức cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Song, với yêu cầu của đề tài tiểu luận,
chỉ tập trung nghiên cứu về xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức.
9


C. Mác và Ph.Ăngghen cho rằng chỉ có sự kết hợp chặt chẽ thống nhất về tư
tưởng và sự thống nhất về tổ chức, dựa trên nền tảng vững chắc của chủ nghĩa xã

hội khoa học mới làm cho Đảng trở thành một lực lượng chính trị có khả năng thu
hút được quần chúng nhân dân theo mình và đảm bảo thực hiện được những nhiệm
vụ lịch sử đặt ra cho Đảng.
Thứ nhất, xây dựng Đảng về Chính trị
C. Mác và Ph.Ăngghen luận chứng mục đích của Đảng là: “Lật đổ giai cấp
tư sản, lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội cũ, tư sản, dự trên sự
đối khán giai cấp, và xây dựng xã hội mới khơng có giai cấp và khơng vó chế độ tư
hữu” (4, tr 732). Nhưng để đi tới mục đích đó phải trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản biến thành thống trị…giành
lấy dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng vơ sản, giai cấp vơ sản và tồn thể người
lao động giành chính quyền bằng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn Đảng lãnh đạo giai cấp vơ sản và tồn thể
người lao đốngwr dụng chính quyền mới được thiết lập như một cơng cụ có hiệu
lực nhất để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Để thực hiện nhiệm vụ chính của mình, Đảng của giai cấp vơ sản phải tuyên
truyền chủ nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân, giúp giai cấp công
nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình, thấy rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, để “
giai cấp vô sản có thể và có thể tự mình giải phóng mình” (2, tr 56) thì Đảng của
giai cấp vơ sản phải đào tạo một đội ngũ cán bộ.
Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ cán bộ làm công tác tun truyền thì
địi hỏi đối với Đảng vơ sản là phải ra đời “Báo Đảng”. Nhiệm vụ của báo đảng là
làm sáng tỏ những nguyên nhân của sự áp bức giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và
người tiểu nông, tiểu tư sản thành thị về áp bức chính trị mà trước hết là áp bức xã
hội, chỉ cho giai cấp vô sảng và giai tầng bị áp bức muốn thốt khỏi thì phải đứng
lên giành chinh quyền. “Như vậy là, báo chí phải làm tỏ những nguyên nhân của sự
áp bức của tầng lớp quan lại, tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản mà những người
10


vô sản, những người tiểu nông và tiểu tư sản thành thị phải chịu vì chính họ hình

thành “nhân dân” ở Đức; làm sáng tỏ cái gì đã quyết định sự suất hiện khơng những
của ách áp bức chính trị mà trước hết là của ách áp bức xã hội và việc ách áp bức
đó có thể bị thủ tiêu bằng những thủ đoạn gì; phải chứng minh rằng việc những
người vô sản, tiểu nông và tiểu tư sản thành thị giành chính quyền là điều kiện tiên
quyết để vận dụng những thủ đoạn đó” (4, tr 384 – 385).
Sau khi tổ chức giai cấp vô sản trở thành giai cấp, nhiệm vụ của Đảng vô sản
là tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu
tranh giai cấp. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đảng vơ sản vì giai cấp tư sản
thống trị ln tìm mọi cách để duy trì quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa
không còn phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển ngày càn cao. Trong “Hệ tư
tưởng Đức”, C.Mác-Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: trong cuộc cách mạng xã hội tấn
công chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân nhất định phải giành lấy chính quyền.
Đảng phải đề ra chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn
cho giai cấp cơng nhân. Trong cuộc đấu tranh đó: một mặt hướng các nội dung đấu
tranh vào đấu tranh chính trị, mặt khác phải đấu tranh kinh tế làm phương tiện và
cơ sở để đấu tranh chính trị nhanh chóng giành được thắng lợi. C.Mác-Ph.
Ăngghen khẳn định: “…Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu
tranh chính trị…” (4, tr 608).
Trong q trình lãnh đạo, các chính đảng vơ sản phải lãnh đạo q trình tổ
chức thực hiện cương lĩnh chính trị. Nhưng trước tiên: Đảng phải kiên định với
mục tiêu, nhiệm vụ chung của cương lĩnh – đó là tiến tới xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Trong từng gia đoạn cách mạng, Đảng phải đề ra chương trình hành
động cụ thể, với những phương pháp, hình thức, đấu tranh phù hợp. Khi đề ra
đường lối chủ trương cụ thể phải tính đến những nguyên tắc chung bắt buộc phải
tuân thủ, phải gắn mục đích trước mắt của giai cấp với mục đích cuối cùng. C.Mác
và Ph.Ăngghen đã đề ra những biện pháp chung cho cách mạng nhằm có thể áp
dụng ở những nước tư bản đang phát triển thời bấy giờ. “…Tất nhiên, bất kỳ ban
11



lãnh đạo nào của đảng cũng đều vươn tới thành cơng, và điều đó rất tốt. Nhưng có
những tình huốn mà người ta cần có dũng khí hy sinh sự thành công tức thời để đổi
lấy cái quan trọng hơn…” ( 33, tr 780). Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản”, khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền giai cấp vơ sản sẽ
dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong
tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà
nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và
chiến lược mềm dẽo, linh hoạt trong đấu tranh mà những người cộng sản cần phải
thấm nhuần và vận dụng.
Thứ hai, xây dựng Đảng về Tư tưởng
Theo , Đảng là đội tiên phong do đó, trước hết Đảng phải có lý luận tiên
phong dẫn đườngC. Mác và Ph.Ăngghen. Nói về vai trị lý luận. Hai ơng chỉ rõ
“nếu thực sự cần liên hợp thì cứ ký kết những thỏa hiệp nhằm đạt được những mục
tiêu thực tiễn của phong trào, nhưng chớ có bn bán ngun tắc, chớ có “nhân
nhượng” về lý luận”. Nói về tầm quan trọng của lý luận Ph.Ăngghen khẳng định,
cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng dân chủ - xã hội khơng phải chỉ có hai hình thức
chính trị và kinh tế mà cịn có ba hình thức, Ph.Ăngghen đặt cuộc đấu tranh lý luận
ngay với cuộc đấu tranh chính trị và kinh tế, vấn đề lý luận ngày càng quan trọng
đối với người lãnh đạo. Thực tiễn cách mạng đã cho thấy bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào
nếu chưa được sáng tỏ về mặt lý luận thì hoạt động cụ thể sẽ đi vào trong lúng
túng. Thậm chí có thể rơi vào bế tắc, khi đó có thể hoang man mất phương hướng.
Chính vì vai trò, tầm quan trọng lớn của lý luận, do vậy xây dựng Đảng. Tư tưởng
này được C. Mác và Ph.Ăngghen sớm đề cập trong những tác phẩm như: Gia đình
thần thánh; Hệ tư tưởng Đức; Tun ngơn của Đảng cộng sản; Những người cộng
sản Các – hai – nơ – xten… Ngay trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 – 1846),
sau khi nghiên cứu, tổng kết lịch sử tư tưởng nhân loại, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ
ra rằng: “trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư
tưởng thống trị. Điều đó có ý nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị
12



trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi
phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản
xuất tinh thần” (14, tr.66). Chân lý này hơn hai năm sau đã được khẳng định lại
trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại
bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” (1, tr.625). Cũng trong
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph.Ăngghen cịn vạch ra ngun lý bất hủ,
đó là: “Mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện
được mục đích của mình … phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một
hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy
nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến” (4, tr. 68, 69).
Trong khi tuyên truyền, quảng bá để xác lập hệ tư tưởng khoa học – cách
mạng của Đảng cộng sản, C. Mác và Ph.Ăngghen cũng rất chú trọng lý giải một
cách khoa học về chủ nghĩa cộng sản trong phong trào công nhân. Trong tác phẩm
“Hệ tư tưởng Đức”, hai ông đã viết: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không
phải là một trạng thái phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà thực hiện
phải theo khuôn. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó
xóa bỏ thực trạng này” (4, tr.51); và, “chủ nghĩa cộng sản khác với tất cả các phong
trào trước kia ở chổ nó đảo lộn cơ sở của mọi quan hệ sản xuất và giao tiếp trước
kia” (4, tr. 101). Trong tác phẩm “Những người cộng sản và Các – hai – nơ – xten,
Ăngghen cũng đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một học thuyết mà là
một cuộc vận động. Nó xuất phát khơng lấy thứ triết học này nọ, mà lấy toàn bộ
quá trình lịch sử trước đây và đặc biệt là những kết quả thực tế trước mắt tại các
nước văn minh làm tiền đề của họ. Chủ nghĩa cộng sản nảy sinh ra từ nền đại công
nghiệp và là những hậu quả của đại cơng nghiệp…từ sự hình thành giai cấp vơ sản
và sự tích tụ của tư bản sinh ra. Chủ nghĩa cộng sản, ở mức độ nó là lý luận, là sự
biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vơ sản trong cuộc đấu tranh đó và sự
khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản” (5, tr.398, 399).
Và, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản một lần nữa. C. Mác và Ph.Ăngghen lại
13



khẳng định: Những quan điểm lý luận của những người cộng sản về chủ nghĩa cộng
sản “tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải
cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra. Những nguyên lý ấy chỉ là biểu hiện
khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của
một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta” (1, tr.614, 615). C. Mác
và Ph.Ăngghen còn chỉ rõ: “Nhưng để giành được thắng lợi cuối cùng, tự do sẽ
phải làm nhiều hơn tất thảy; phải khai sáng cho bản thân mình về những lợi ích
của giai cấp mình, phải chiếm lĩnh càng nhanh càng tốt vị trí độc lập của Đảng
mình và không một phút giây nào để người phái dân chủ tiểu tư sản dùng những
luận điệu bịp bợm đẩy mình đi chệch con đường tổ chức độc lập của Đảng của giai
cấp vô sản. Khẩu hiệu chiến đấu của họ phải là “ Cách mạng không ngừng” (C.
Mác và Ph.Ăngghen tuyển tập, T2 Nxb CTQG 2004, trang 185 – 198 – Đoạn trích
trong tác phẩm: Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn những
người cộng sản).
Để bảo vệ hệ tư tưởng khoa học – cách mạng của Đảng cộng sản, trong suốt
quá trình xây dựng và tuyên truyền quan điểm lý luận của Đảng, C. Mác và
Ph.Ăngghen cũng luôn đấu tranh phê phán các trào lưu tư tưởng phản động như:
Chủ nghĩa xã hội chân chính (Đức), Chủ nghĩa xã hội bảo thủ, chủ nghĩa cơ hội,
chủ nghĩa bè phái…Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C. Mác và Ph.Ăngghen
đã khẳng định: “Những người phát sinh ra những hệ tư tưởng ấy thực ra đều không
nhận rõ sự đối kháng giữa các giai cấp, cũng như thấy rõ tác dụng của những yếu tố
phá hoại nằm ngay trong bản thân xã hội thống trị. Song, những người đó lại
khơng nhận thấy, ở phía giai cấp vơ sản, một tính chủ động lịch sử nào, một cuộc
vận động chính trị nào của bản thân giai cấp vơ sản cả. Ví sự đối kháng giữa các
giai cấp phát triển song song với công nghiệp. Cho nên họ càng khơng thấy những
điều kiện cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vơ sản và cứ đi tìm một chủ
nghĩa xã hội, những quy luật xã hội nhằm mục đích tạo ra những điều kiện ấy”.
Như vậy, C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Họ đã lấy tài ba cá nhân của họ

14


để thay thế cho hoạt động xã hội; lấy những điều kiện tư tưởng thay cho những
điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn
toàn, thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát giai cấp vô sản thành giai
cấp. Đối với họ tương lai của thế giới sẽ được giải quyết bằng cách tuyên truyền
mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng; họ tìm cách đạt mục
đích của họ bằng phương pháp hóa bình và thử mở một con đường đi tới kinh phúc
âm xã hội mới” (1, tr.640 – 641). Từ sự vạch trần những quan điểm mơ hồ của chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng như vậy, C. Mác và Ph.Ăngghen
đã kết luận: “chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng - phê phán là
theo tỷ lệ nghịch với sự phát triển của lịch sử”. Đấu tranh giai cấp ngày càng gay
gắt và càng có hình thức xác định thì cái ý định ảo tưởng với đấu tranh giai cấp ấy,
cái thái độ đối lập một cách ảo tưởng với đấu tranh giai cấp ấy, càng mất hết mọi
giá trị thực tiễn, mọi căn cứ lý luận của chúng (1, tr. 642), C. Mác và Ph.Ăngghen
khơng chỉ tích cực đấu tranh phê phán, chống lại các trào lưu tư tưởng, quan điểm
phản động ngoài Đảng, trong nhiều tác phẩm mà hai ông còn thể hiện tinh thần
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại phản động, chủ nghĩa vơ chính
phủ và chủ nghĩa bè phái trong Đảng. Trong đó, tiêu biểu là cuộc đấu tranh khai trừ
Ba –cu – nin ra khỏi Quốc tế I và những người theo chủ nghĩa Lát xan trong phong
trào công nhân Đức.
Qua nghiên cứu ta thấy, vai trị của cơng tác tư tưởng, lý luận của C. Mác và
Ph.Ăngghen đặc biệt coi trọng khơng chỉ trong q trình đấu tranh thành lập Đảng
mà cịn có tính quyết định cho sự tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản, cho việc
khẳng định vai trò tiền phong lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Theo quan điểm của C. Mác và
Ph.Ăngghen, để xây dựng Đảng về chính trị, Đảng phải gắn lý luận với phong trào
công nhân, phải đấu tranh chống lại mọi quan điểm phản động, mọi sự xuyên tạc
bất kỳ từ phía nào và khơng ngừng phát triển lý luận. Nếu khơng có lý luận đúng

đắn, khoa học, Đảng không thể là người lãnh đạo, là người hướng dẫn cho quần
15


chúng trong cuộc đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng, xây dựng xã hội mới – xã
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Như vậy, việc trang bị lý luận chủ
nghĩa khoa học xã hội cho giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng để nâng cao giác
ngộ cho họ và việc giáo dục chủ nghĩa xã hội khoa học cho đội ngũ đảng viên là
nội dung đặc biệt quan trọng của việc xây dựng Đảng về tư tưởng.
Thứ ba, xây dựng Đảng về tổ chức
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng khơng chỉ quan trọng và ở vị trí hàng
đầu mà cịn phải gắn liền với xây dựng Đảng về mặt tổ chức. Tổ chức cũng là một
công việc rất quan trọng, mọi công việc nếu khơng có tổ chức thì hầu như khơng
thể thành công. Đối với Đảng của giai cấp công nhân tổ chức như thế nào là trong
sạch, vững mạnh đã trở thành vấn đề quan trọng nhất và quyết định trong xây dựng
Đảng.
Đảng hoạt động theo nguyên tắc và hình thức nhất định, do đó C. Mác và
Ph.Ăngghen ln ln khẳng định vai trò to lớn, mang ý nghĩa quyết định của tổ
chức Đảng. Hai ông cho rằng Đảng cộng sản là đội tiên phong có tổ chức của giai
cấp cơng nhân, tồn bộ đời sống và hoạt động của Đảng được xây dựng trên cơ sở
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Do vậy, Đảng cộng sản phải được tổ chức
chặc chẽ và có kỷ luật bắt buộc dối với mọi đảng viên, phải có sự thống nhất chặt
chẽ về mặt tư tưởng và tổ chức trong Đảng. Vì vậy xây dựng Đảng cộng sản thành
một đảng độc lập, thống nhất, có hệ thống tổ chức chặc chẽ và kỷ luật nghiêm minh
là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng được C. Mác và Ph.Ăngghen đề
cập trong nhiều tác phẩm từ cuối những năm 40 của thế kỷ XIX, ngay khi tổ chức
liên đoàn những người cộng sản vừa mới ra đời.
Ngay trong “Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương gửi Liên đoàn
những người cộng sản” (3 – 1850), C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân
khiến liên đoàn bị suy yếu là do có những khu bộ, chi bộ tổ chức lỏng lẻo, bỏ lửng

và nhân dân cắt đứt mối liên hệ Ban Chấp hành Trung ương, do đó bị giai cấp tư
sản lợi dụng. Từ đó, C. Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Đảng công nhân
16


phải hành động sao cho thất có tổ chức, thật thống nhất, thật độc lập” (9, tr.343) và,
trong tác phẩm “Vụ án mới đây của Khuên” (1852), Ăngghen đã khẳng định rằng
“Khơng có một chính đảng nào có thể tồn tại mà khơng có tổ chức” (19, tr.529).
Trong bức thư của Ăngghen gửi Pa-la-di-no (23/11/1871) có viết: “ở đâu mà giai
cấp công nhân chưa đạt được thắng lợi về mặt tổ chức của mình đủ để thực hiện
một cuộc tiến cơng có tính chất quyết định chống lại quyền lực tập thể, tức là quyền
lực chính trị của các giai cấp thống trị, thì dù thế nào cũng cần chuẩn bị cho giai
cấp cơng nhân thực hiện điều đó bằng cách thường xuyên vận động chống lại
quyền lực ấy và giữ lập trường thù địch đối với chính sách của các giai cấp thống
trị. Nếu không giai cấp công nhân sẽ vẫn là đồ chơi trong tay các giai cấp thống trị,
như cuộc cách mạng Chín ở Pháp đã chứn minh và ở mức độ nào đó đang được
chứng minh qua trò chơi mà cho đến ngày nay Glát – xtơn và đồng bọn vẫn cịn
tiến hành được ở nước Anh”. C. Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Vì rằng
thành công của phong trào công nhân ở mỗi nước chỉ có thể được đảm bảo bằng
lực lượng đồn kết và có tổ chức “. Trong điều lệ “Đồng minh những người cộng
sản” quy định “Đảng phải được bầu cử dân chủ và họ có thể bãi miễn bất cứ lúc
nào nếu họ khơng hồn thành nhiệm vụ; Đảng phải là một khối thống nhất về chính
trị, tư tưởng và tổ chức.
Nghiên cứu các tác phẩm của C. Mác và Ph.Ăngghen cho thấy, nội dung tư
tưởng, quan điểm xây dựng Đảng về tổ chức gồm nhiều vấn đề hết sức cơ bản như:
vấn đề xây dựng Điều lệ; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng; vấn đề cán bộ; đảng
viên; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng:
Một là, với quan điểm xây dựng Đảng về tổ chức của C. Mác và
Ph.Ăngghen, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xây dựng Điều lệ của Đảng, phải
xây dựng một “ bộ luật” của Đảng để làm cơ sở, nguyên tắc cho mọi tổ chức và

hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, ngay sau khi thành lập Liên đoàn những người
cộng sản cũng như sau khi thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế, cùng với việc
soạn thảo các Điều lệ của Liên đồn và Hội Liên hiệp cơng nhân, ngay trong Điều
17


lệ đầu tiên của Liên đoàn những người cộng sản (12 – 1847) đã có 10 chương, 50
điều. Trong đó quy định tương đối cụ thể về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của toàn Đảng, từng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Hai là, hệ thống tổ chức của Đảng đã được C. Mác và Ph.Ăngghen đề cập
trong các bản Điều lệ. Trong đó, Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản (121847) nêu rõ cơ cấu tổ chức của Liên đoàn gồm: Chi bộ - khu bộ - Tổng khu bộ Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội; Trong Điều lệ của Liên đoàn những người
cộng sản (tháng Giêng 1851) quy định: “Cơ cấu của Liên đoàn như sau: các chi bộ
- các khu bộ - Ban Chấp hành Trung ương và Đại hội; và, Điều lệ tạm thời của Hội
gồm 4 cấp như Điều lệ tháng Giêng 1851. Song, tên gọi của Ban Chấp hành Trung
ương được đổi thành Hội đồng Trung ương” (1866).
Nhìn chung, các bản Điều lệ đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm và quyền hạn của mỗi bộ phận trong hệ thống tổ chức của Liên đoàn cũng
như của Hội liên hiệp cơng nhân. Trong đó, chi bộ (tối thiểu gồm 3 đảng viên)
được coi là tổ chức hạt nhân lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, Ban Chấp hành Trung
ương (tối thiểu gồm 3 ủy viên) là cơ quan chấp hành quyền lực và Đại hội là cơ
quan “quyền lực lập pháp” của toàn liên đoàn cũng như của Hội liên hiệp công
nhân.
Ba là, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cũng đã được C. Mác
và Ph.Ăngghen đề cập trong nhiều tác phẩm, cụ thể và tập trung nhất là trong các
bản Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản và Hội Liên hiệp công nhân quốc
tế. Mặc dù trong tác phẩm, C. Mác và Ph.Ăngghen chưa sử hoạt độngụng khái
niệm “tập trung dân chủ”. Song, tư tưởng, quan điểm về nguyên tắc này đã được
hai ông thể hiện một cách khá rõ nét trong các bản Điều lệ, đó là:
Nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng
Trung ương, (Chi bộ phục tùng khu bộ; Khu bộ phục tùng Tổng khu bộ; Tổng khu

bộ phục tùng Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương phục
tùng Đại hội – Điều lệ Liên hiệp những người cộng sản); “các chi bộ của Hội Liên
18


hiệp cơng nhân quốc tế bị cấm có những Điều lệ và quy chế mâu thuẫn với Điều lệ
và quy chế của Hội Liên hiệp công nhân” (14, tr.357). Và, “những chi bộ độc lập
phải gia nhập một Khu bộ đã có sẵn hoặc cùng với các chi bộ khác thành lập khu
bộ mới (Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản).
Bốn là, vấn đề đảng viên. Đây cũng là một vấn đề được C. Mác và
Ph.Ăngghen đề cập ở nhiều tác phẩm, trong đó, cụ thể nhất là trong các bản Điều lệ
của Liên đoàn những người cộng sản (1847) và Điều lệ của Hội Liên hiệp công
nhân quốc tế (1864) với nhiều tên gọi khác nhau: “người cộng sản”, “hội viên”,
Liên đoàn những người cộng sản và Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế.
Lần đầu tiên, trong Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản (văn bản có ghi chú
của Mác – tháng Giêng 1851), Mác đã dùng thuật ngữ “đảng viên”. Nhìn chung,
vấn đề đảng viên đã được C. Mác và Ph.Ăngghen đề cập một cách cụ thể, trong đó
có các vấn đề cơ bản như: điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục kết nạp đảng viên; trách
nhiệm, nghĩa vụ của đảng viên… theo tư tưởng, quan điểm của C. Mác và
Ph.Ăngghen, đảng viên phải là những người có: lối sống và hoạt động phù hợp với
mục đích của Đảng; có tinh thần cách mạng và lịng nhiệt thành, khả năng trong
cơng tác tun truyền; thừa nhận chủ nghĩa cộng sản, kiên định lập trường, không
theo bất cứ thứ tôn giáo nào; am hiểu những điều kiện, tiến trình phát triển và mục
đích cuối cùng của phong trào vơ sản; đảng viên có trách nhiệm phục tùng các
Nghị quyết, Điều lệ của Đảng phục tùng tổ chức và kỷ luật của Đảng; đóng Đảng
phí đầy đủ và có nghĩa vụ giúp đỡ các đảng viên khác “như anh em” trong Đảng.
Việc kết nạp đảng viên vào Đảng phải được chi bộ nhất trí thơng qua. Người được
kết nạp vào Đảng phải tuyên thể chấp hành vô điều kiện những Nghị quyết của
Đảng.
Năm là, vấn đề cán bộ. mặc dù chưa có những tác phẩm chuyên biệt, bàn

riêng về vấn đề cán bộ một cách cụ thể. Song, tư tưởng, quan điểm về vấn đề cán
bộ đã được C. Mác và Ph.Ăngghen sớm đề cập ở một vài tác phẩm ngay từ đầu
những năm 40 của thế kỷ XIX, trước khi Liên đoàn những người cộng sản ra đời.
19


Đó là khi các ơng nghiên cứu về vấn đề vai trò của cá nhân đối với xã hội và vai trò
của vĩ nhân trong lịch sử.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” (1844), C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra
vai trò quan trọng của người lãnh đạo, người tổ chức trong xã hội, rằng “xưa nay,
tư tưởng không thể đưa người ra ngoài trật tự thế giới cũ được…tư tưởng cơ bản
khơng thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những
người sử dụng lực lượng thực tiễn” (3, tr. 181). Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp
ở Pháp” (1845 – 1846), Mác đã chỉ ra rằng: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những
con người vĩ đại của nó và nếu nó khơng tìm ra những người thay thế, thì như Henvê-ti-t đã nói, nó sẽ nặn ra họ” (16, tr. 88) C. Mác và Ph.Ăngghen khơng chỉ đề
cập tới vai trị của người lãnh đạo mà còn đề cập đến vấn đề đánh giá người lãnh
đạo và những yêu cầu, nhiệm vụ của người lãnh đạo. Ngay trong tác phẩm “Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của he-ghen” – tác phẩm đánh dấu sự chuyển
biến từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm sang lập trường chủ nghĩa duy vật, Mác
đã đưa ra quan điểm đánh giá phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo – của
“những cá nhân mang chức năng và quyền lực Nhà nước” là: “những cá nhân đó
phải được xem xét căn cứ theo phẩm chất xã hội của họ, chứ không phải căn cứ
theo phẩm chất tư nhân của họ” (3, tr.337). Và, trong “những bài bình luận rút ra
trong tờ “Neue Rheiricher Zeitung Politisch - ở Okonomischerevue” (1850). Mác
đã chỉ ra yêu cầu đối với người lãnh đạo phải là người “sáng suốt, hiểu biết, bởi vì,
lãnh đạo phải thường xuyên khám phá và giải thích cho quần chúng hiểu được ý
nghĩa của quy luật tự nhiên” (3, tr. 364, 365).
Mặc dù chưa có nhiều tác phẩm bàn riêng về vấn đề cán bộ, về tiêu chuẩn,
phẩm chất, năng lực của người cán bộ. Song, thơng qua nhiều tác phẩm, nhìn
chung, theo quan điểm của C. Mác và Ph.Ăngghen, người cán bộ của Đảng phải là

những người cộng sản có tinh thần giác ngộ cách mạng cao, có lập trường, tư tưởng
vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, trung thực, có lịng

20



×