BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
…………………………………….
Học kỳ 1 năm học 2020-2021
Tên chủ đề: ……………………………………………………..
HÀ NỘI-2021
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
II. NỘI DUNG.................................................................................................2
2.1. Giới thiệu chung về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.............2
2.1.1. Giới thiệu chung..............................................................................2
2.1.2. Nội dung Đại hội V.........................................................................2
2.1.3. Bối cảnh chung................................................................................4
2.2. Các bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ Đại hội V
đến trước Đại hội VI.................................................................................4
2.3. Ý nghĩa đổi mới kinh tế gian đoạn Đại hội V đến trước địa hội VI
đối với bản thân.........................................................................................7
III. KẾT LUẬN...............................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................9
i
I. MỞ ĐẦU
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là những năm đầu cả nước bước
vào kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong
khoảng thời gian đó, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng
có ý nghĩa to lớn. Nhân dân ta đã phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn chồng chất,
giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song,
chúng ta cũng gặp những khó khăn, thử thách lớn. Công tác lãnh đạo và quản lý
kinh tế, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước ta cũng phạm nhiều khuyết điểm.
Tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội ở nước ta đã xuất hiện. Thực trạng
của đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối, chủ trương, đánh giá
khách quan thành tựu và khuyết điểm, vạch rõ những nhiệm vụ, mục tiêu, chủ
trương và biện pháp lớn để khai thác tiềm năng của đất nước, khắc phục những
khó khăn và khuyết điểm, giải quyết đúng những vấn đề quan trọng và cấp bách
về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về sản xuất và đời sống, v.v. nhằm tiếp tục đưa
sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Đây cũng chính là thời kỳ Đảng và nhân dân ta phải trải qua nhiều thách
thức nghiêm trọng. Công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội của
Đảng và Nhà nước phạm nhiều khuyết điểm. Xuất hiện tình hình khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Thực trạng đất nước đòi hỏi Đảng phải kiểm điểm lại đường lối,
chủ trương, chính sách, đánh giá khách quan thành tựu và khuyết điểm, định ra
mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp giải quyết đúng những vấn đề quan trọng cấp
bách trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta tiến lên.
Để làm rõ những thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn
1982-1986, tác giả đã chọn đề tài “Các bước đột phá trong tư duy đổi mới
1
kinh tế của Đảng từ Đại hội V đến trước đại hội VI. Ý nghĩa đổi mới kinh tế
đối với bản thân” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.
2
II. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu chung về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
2.1.1. Giới thiệu chung
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 15
đến 24-3-1982 và họp công khai từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 tại Thủ đô Hà
Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt hơn 1.727.000 đảng viên hoạt
động trong 35.146 đảng bộ cơ sở. Trong số đại biểu đó có 14 đảng viên đã từng
tham gia các tổ chức tiền thân của Đảng; hơn 40% đại biểu là những đảng viên
hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế; 102 đại biểu hoạt động trong các cơ sở sản
xuất công nghiệp; 118 đại biểu đại diện của 27 tộc người trên các tuyến đầu ở
vùng biên giới phía bắc và tây nam; 79 đại biểu là anh hùng lao động, anh hùng
lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua; 1/3 đại biểu có trình độ đại học và trên đại
học, 26 tiến sĩ và phó tiến sĩ, 14 giáo sư, phó giáo sư và nhiều đại biểu là cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật... Đến dự Đại hội có 47 đồn đại
biểu quốc tế.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được Đại hội
nhất trí thơng qua. Đại hội khẳng định: những khó khăn đó trước hết là do nguồn
gốc sâu xa của tình hình đất nước, xã hội gây ra. Mặt khác, khó khăn đó cịn do
khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan đảng và nhà nước về lãnh đạo và quản lý
kinh tế, quản lý xã hội tạo nên. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm
về lãnh đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm
tình hình khó khăn về kinh tế và xã hội trong những năm qua. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm của mình
trước Đại hội.
3
2.1.2. Nội dung Đại hội V
Trên cơ sở phân tích hiện trạng của đất nước, những biến động của tình
hình quốc tế và những âm mưu của các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, báo
cáo nêu rõ trong giai đoạn mới của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai
nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau.
Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV, vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát
triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng
đường.
Chặng đường trước mắt bao gồm những năm trong thập niên 1980.
Những mục tiêu kinh tế và xã hội tổng quát cho những năm đó là: (1) Ổn định
dần dần, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
(2) Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu
nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu... (3) Hồn
thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, hoàn thiện quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong cả nước (4) Đáp ứng những nhu cầu của cơng cuộc phịng thủ đất
nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự.
Đại hội thơng qua những nhiệm vụ văn hóa, xã hội; tăng cường nhà nước
xã hội chủ nghĩa, phát động phong trào cách mạng của quần chúng; chính sách
đối ngoại; nhiệm vụ nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Về xây dựng Đảng, Báo
cáo chính trị nêu rõ: “Nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng hiện nay
là tiếp tục nâng cao tính giai cấp cơng nhân, tính tiên phong của Đảng, xây dựng
Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm bảo đảm thực hiện
4
thắng lợi đường lối của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, làm cho Đảng ta luôn luôn
giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, một đảng thật trong sạch, có sức
chiến đấu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng”.
2.1.3. Bối cảnh chung
Tình hình kinh tế-xã hội Liên Xơ và các nước XHCN Đơng Âu gặp khó
khăn, từng bước lâm vào khủng hoảng.
Đường lối cải cách kinh tế-xã hội ở Trung Quốc (từ năm 1978) bước đầu
đạt được kết quả tích cực.
Ở Đông Nam Á, các thế lực phản động quốc tế tăng cường tìm cách can
thiệp nhằm chi phối, tạo ảnh hưởng. Đặc biệt là tăng cường các hoạt động chống
phá cách mạng Việt Nam.
Việt Nam đang ở trong tình thế vừa có hồ bình vừa phải đương đầu với
một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt... đồng thời, phải sẵn sàng đối phó với
tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Mỹ tiếp tục thực
hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam.
2.2. Các bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ Đại hội V đến
trước Đại hội VI
Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm
1981-1985 và những năm 80. Trong đó mục tiêu kinh tế - xã hội những năm 80
là: Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất dần dần ổn định, tiến tới
cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân; Tiếp tục xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trang bị thêm thiết bị kỹ thuật cho các
ngành kinh tế chuẩn bị cho bước phát triển mạnh mẽ của công nghiệp nặng
trong chặng đường tiếp theo; Hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
5
miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; Đáp ứng
nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ vững an
ninh trật tự.
Đại hội đã xác định những chính sách lớn về kinh tế - xã hội:
1. Giải quyết những vấn đề cấp bách nhất để ổn định và cải thiện một
bước đời sống của nhân dân.
2. Phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và
phân bố lại lao động xã hội.
3. Bố trí lại xây dựng cơ bản cho phù hợp với khả năng và theo hướng tạo
thêm điều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào các
mục tiêu cấp bách nhất về kinh tế và xã hội.
4. Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới
trên mặt trận này.
5. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối.
6. Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước
trong Hội đồng tương trợ kinh tế.
7. Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây
dựng cơ bản và sản xuất.
8. Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
9. Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế.
10. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầu và khả
năng kinh tế. Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Xác
6
định quy hoạch hợp lý và tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản
lý và công nhân lành nghề.
11. Tăng cường quản lý xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi
phạm pháp, tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong
quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và an toàn xã hội.
12. Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của cơng cuộc củng cố quốc phịng và
an ninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực công nghiệp quốc phòng
và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp.
Đại hội yêu cầu trong 5 năm tới phải đổi mới và tạo ra một chuyển biến
sâu sắc và căn bản về công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng theo các
yêu cầu:
Một là, bảo đảm thấu suốt đường lối nâng cao năng lực lãnh đạo và tổ
chức về mọi mặt, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, nhất là về
kinh tế.
Hai là, cải tiến sự lãnh đạo của Đảng gắn với việc đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế và việc tinh giản bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Ba là, củng cố cho được cơ sở đảng gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị xây dựng huyện, quận, xã, phường… xây dựng các tổ chức sản xuất
kinh doanh, các đơn vị chiến đấu và phát đông các phong trào quần chúng. Nâng
cao sức chiến đấu của các cơ sở đảng, phát triển và củng cố đội ngũ của Đảng,
kiên quyết đưa những phần tử cơ hội, thoái hoá biến chất và những người không
đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.
Bốn là, theo quy hoạch tiến hành đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
bố trí đúng và bảo đảm tính kế thừa trong việc xây dựng đội ngũ cốt cán, ra sức
7
xây dựng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm sự vững
vàng của Đảng trong mọi tình thế.
Năm là, giữ gìn phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất của Đảng, thực
hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tiến hành phê bình và tự phê bình
thường xuyên trong sinh hoạt Đảng.
2.3. Ý nghĩa đổi mới kinh tế gian đoạn Đại hội V đến trước địa hội VI đối
với bản thân
Trên mặt trận kinh tế chúng ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do
chiến tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân
bố lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam,
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả bước đầu, giai cấp tư
sản mại bản bị xoá bỏ, một bộ phận công thương nghiệp tư bản đã được cải tạo,
nơng dân ở nhiều nơi tham gia tập đồn sản xuất kể cả vào làm ăn tập thể. Trên
mặt trận văn hoá, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, nạn mù chữ về cơ bản
được thanh tốn. Cơng cuộc xây dựng nền văn hoá mới được triển khai trong cả
nước. Sự nghiệp văn học nghệ thuật đạt được một số tiến bộ. Công tác y tế, thể
dục thể thao, có nhiều cố gắng vươn lên. Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp
ứng tốt một số yêu cầu của kinh tế và quốc phòng.
Đối với bản thân tác giả, gian đoạn Đại hội V đến trước địa hội VI được
ghi vào lịch sử dân tộc như một đoạn đường thắng lợi vẻ vang của cách mạng
Việt Nam. Vượt qua mn khó khăn chồng chất cách mạng nước ta đã phát triển
lên một thế chiến lược mới, vững chắc hơn, tạo khả năng to lớn hơn để bảo vệ
và xây dựng đất nước.
Giai đoạn này có ý nghĩa đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu
nhất dần dần ổn định, tiến tới cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân; Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội;
8
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trang bị thêm
thiết bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế chuẩn bị cho bước phát triển mạnh mẽ
của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo; Hồn thành cơng cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa.
III. KẾT LUẬN
Đại hội lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm
túc, tập hợp ý kiến của toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng… nhằm
giải quyết những vấn đề gay gắt nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt
Nam. Đại hội đánh dấu một bước chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên
con đường đấu tranh “Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của
nhân dân”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng là kết quả của một quá
trình tập hợp ý kiến của toàn Đảng để đề ra nhiệm vụ, phương hướng... nhằm
giải quyết những vấn đề gay gắt, nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt
Nam. Đại hội đánh dấu một sự chuyển biến mới về sự lãnh đạo của Đảng trên
con đường đấu tranh “tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân
dân”.
Cơng tác tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội V đã góp phần 1àm
rõ hơn cục diện cách mạng nước ta, nhìn nhận đúng đắn hơn thành tựu và
khuyết điểm, động viên toàn Đảng, toàn dân tập trung cao hơn vào mặt trận
nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu thực hiện toàn diện
các chỉ tiêu, biện pháp của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 1981-1985. Phân
tích, khắc phục các biểu hiện tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động về đường
lối, thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, nói nhiều làm ít, chỉ kêu ca mà khơng
gương mẫu hành động góp phần khắc phục khó khăn, đẩy lùi tiêu cực.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Phong (2008), ‘’Tư duy kinh tế Việt Nam: chặng đường gian nan
và ngoạn mục 1975-1989’’, Nhà xuất bản Tri thức.
2. Nguyen Huu Thuy (1979). Chinese Aggression: How and Why it failed.
Nhà xuất bản Ngoại ngữ.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự thật.
4. Nghị quyết Hội nghị 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam khóa III, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 36, trang 412-415.
5. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 44, năm 1983, trang 143.
10