Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tieu luan, tư tưởng của v i lênin về vai trò của tư tưởng và công tác tư tưởng của đảng qua các tác phẩm giới thiệu nghiên cứu (trước cách mạng tháng 10) ý ng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.06 KB, 32 trang )

Đề tài:
TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG
TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG QUA CÁC TÁC PHẨM GIỚI THIỆU
NGHIÊN CỨU (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 10). Ý NGHĨA CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC PHẨM NÀY?

A.PHẦN MỞ BÀI
V.I. Lênin trong điều kiện lịch sử mới, khi cách mạng vơ sản và chun
chính vơ sản trở thành nhiệm vụ trực tiếp. Nhất là sau khi Ănghen qua đời thì các
Đảng Cộng sản của quốc tế thứ hai đã chuyển từ lập trường cách mạng sang cơ
hội, cải lương. Lãnh tụ Lênin đã hết sức trung thành, cụ thể hoá và phát triển
những quan điểm của Mác và Ănghen về Đảng thành những nguyên lý về xây
dựng Đảng hoàn chỉnh. Lênin đã đóng góp một phần cơng sức vơ cùng lớn lao cho
việc xây dựng nên học thuyết Lênin về Đảng của giai cấp công nhân trong điều
kiện vô cùng khó khăn. Tức vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản
ở nước Nga phát triển nhanh chóng, mâu thuẩn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ
sản ngày càng gay gắt, làn sóng bãi công của công nhân ngày càng dâng cao, nhiều
tổ chức Mácxít được hình thành. Để lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân Nga giành thắng lợi, nhiệm vụ hàng đầu là phải họp nhất các tổ chức
Mácxít riêng lẻ thành một Đảng tập trung có cương lĩnh thống nhất, có cơ quan
trung ương lãnh đạo thống nhất. Những việc làm được đặt ra đó đã gặp trở ngại lớn
là vì: Chủ nghĩa cơ hội cịn ngự trị trong phong trào cơng nhân. Trong đó, trở ngại
lớn nhất là những quan điểm cơ hội của phái Dân Tuý.
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc cách mạng, sức mạnh của Đảng là ở sự
thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trong đó sự thống nhất về nhận thức tư
tưởng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; nó chính là cơ sở, là nền tảng của sự thống
nhất về tư tưởng và tổ chức; bảo đảm cho Đảng làm trịn vai trị là lãnh tụ chính trị
1


– đội tiên phong chiến đấu của giai cấp và dân tộc. Tiến hành công tác tư tưởng,


xây dựng Đảng về tư tưởng trở thành một trong những nguyên lý cơ bản của học
thuyết Mác - Lênin về Đảng, một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng Đảng và
hoạt động lãnh đạo của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng.
Tư tưởng và cơng tác tư tưởng có q trình phát sinh, phát triển gắn với
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử địi hỏi nghiên cứu tư tưởng và cơng tác tư tưởng phải đặt nó trong điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội … nhất định. Cần xác định nó đã hình thành
như thế nào?; đã trải qua những giai đoạn phát triển cơ bản gì?; nó đã thay đổi ra
sao trong suốt quá trình phát triển đó; và hiện tại nó đang ở trạng thái như thế nào?
Nguyên nhân và những vấn đề cần rút ra, ra sao? Có theo tính quy luật của vận
động xã hội hay khơng?… Qua đó sẽ giúp cho nhà tư tưởng dự báo khuynh hướng
vận động, phát triển trong tương lai, để từ đó đưa ra những giải pháp sát hợp với
điều kiện thực tế hơn.
Sau khi học tập và nghiên cứu một số tác phẩm của Lênin trước cách mạng
tháng Mười Nga, năm 1917. Tôi nhận thấy rằng: Một trong những vấn đề mà
Lênin đặt lên hàng đầu là vấn đề tư tưởng và công tác tư tưởng. Bởi vì, muốn làm
trịn vai trị lãnh tụ chính trị của giai cấp và dân tộc, Đảng phải có cương lĩnh,
đường lối chính trị đúng đắn lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong
từng giai đoạn cách mạng. Nhưng điều kiện tiên quyết để Đảng định ra đường lối
lãnh đạo đúng đắn, thu hút hàng chục triệu quần chúng vào các phong trào cách
mạng là: Đảng phải được vũ trang bằng lý luận tiên tiến, đủ sức giải đáp những
vấn đề thực tiễn đặt ra; Đảng phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, cổ
động: đây là bộ phận quan trọng trong cơng tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến sâu
rộng đến mọi người dân các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi sự
lơi lỏng trong công tác tuyên truyền, cổ động đều làm suy yếu năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng trên mặt trận tư tưởng – văn hoá; Mặt khác, công tác văn
2


hố, văn nghệ cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục phẩm chất chính trị,

đạo đức, lối sống… nhằm xây dựng con người mới, nền văn hoá mới.
Trên những luận cứ cơ bản đó, đối với đề tài này, tơi chỉ nghiên cứu “Tư
tưởng của Lênin về vai trị của tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng qua các tác
phẩm giới thiệu nghiên cứu (trước cách mạng tháng 10). Ý nghĩa của việc nghiên
cứu những tác phẩm này”. Nhằm tạo thêm vốn kiến thức sâu rộng hơn nữa, phục
vụ tốt công tác sau khi ra trường và làm tròn trách nhiệm của một đảng viện Đảng
Cộng sản chân chính.

3


B.PHẦN NỘI DUNG
*KHÁI NIỆM VỀ TƯ TƯỞNG VÀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG.
+Khái niệm về tư tưởng:
Tư tưởng là sự phản ánh của thế giới khách quan vào mỗi người dưới dạng
quan điểm, khái niệm. Tư tưởng theo nghĩa thông thường là sự suy nghĩ hoặc ý
nghĩ của con người về một vấn đề nào đó.
Tư tưởng có những đặc điểm như: Nguồn gốc tư tưởng là thế giới khách
quan nhưng trong biểu hiện lại là chủ quan, có tính độc lập tương đối so với thế
giới khách quan một cách chủ động. Tức, nó phản ánh quy luật vận động của thế
giới khách quan, được biểu hiện trong chỉ đạo thực tiễn: Nếu bảo thủ, trì trệ thì sẽ
kìm hãm sự phát triển của thực tiễn; hoặc là do lề thối cổ xưa cịn để lại, chưa
chuyển kịp trong thời đại mới. Thí dụ: Khi Việt nam ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì địi hỏi phải xóa sạch cơ chế xin cho (xoá cái thụ động)…vv. Tư tưởng
gắn liền với lợi ích của con người, của tập đồn người, của xã hội và khơng có tư
tưởng phi lợi ích. Tư tưởng gắn chặt với một chủ thể xác định (khơng có tư tưởng
chung chung cho tất cả mọi loại người). Tư tưởng có thể phân loại dưới những tiêu
chí khác nhau: Có thể phân theo tích cực, tiêu cực; tiến bộ hay lạc hậu; cách mạng
hay phản động…
Để thấu hiểu khái niệm tư tưởng ta cần làm rõ mối quan hệ của nó với ý

thức, nhận thức và tư duy:
ý thức: Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người một cách
năng động, sáng tạo. Bao gồm các yếu tố cấu thành như: tri thức, tư tưởng, niềm
4


tin, lý trí, ý chí … Trong đó, tư tưởng là một hình thức tồn tại của ý thức và là yếu
tố cấu thành nên ý thức.
Nhận thức: Là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là
q trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Trong
đó, tư duy khơng tách rời nhận thức và nhận thức phải thông qua tư duy. Nhưng tư
duy và nhận thức không phải là một. Tư duy khơng phải là tồn bộ nhận thức mà
chỉ là giai đoạn cao của nhận thức.
Tư tưởng: Là sự suy nghĩ của con người về một sự vật, một hiện tượng, một
q trình nào đó trong thế giới khách quan, được thể hiện dưới các hình thức như:
Khái niệm, phạm trù, quy kuật… chính là kết quả của tư duy. Tư duy đúng sẽ thu
được tư tưởng đúng và ngược lại.
Như vậy, ta thấy khái niệm tư tưởng vừa có sự khác biệt lại vừa có mối
quan hệ chặt chẽ với các khái niệm khác như ý thức, nhận thức và tư duy.
Nghiên cứu sâu vào vấn đề này chúng ta có thể thấy rõ: Tư tưởng con người
khơng phải là tồn bộ nhận thức mà chỉ là giai đoạn cao của nhận thức của con
người để phản ánh hiện thực khách quan thơng qua bộ óc con người. Từ đó tư
tưởng có khả năng nắm bắt, phát hiện được bản chất của sự vật ngày càng sâu sắc
hơn từng bước một.
Nhìn chung, tư tưởng của con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, là
kết quả của quá trình hoạt động nhận thức của con người ở giai đoạn cao, nhằm cải
tạo hiện thực khách quan. Tư tưởng là một hiện tượng xã hội, sự hình thành và
phát triển của tư tưởng do thực tiễn, lịch sử, xã hội quyết định. Tư tưởng của Đảng
Cộng sản luôn thể hiện ở các quan điểm trong Cương lĩnh, đường lối, chính sách
của Đảng, nhằm đưa tầm tư tưởng của Đảng ngày càng cao hơn, phục vụ cho sự

nghiệp cách mạng ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.
+Khái niệm về công tác tư tưởng:

5


Công tác tư tưởng của Đảng là những hoạt động của tổ chức đảng tác động
lên trạng thái và quá trình vận động của ý thức xã hội, ý thức con người theo quy
luật riêng của nó, nhằm định hướng nhận thức, giải quyết mâu thuẫn tư tưởng, phát
huy tiềm năng sáng tạo của lĩnh vực tinh thần và hướng dẫn hành vi của con người
để thực hiện những mục tiêu đã xác định. Nội dung cơ bản của nó là xác lập thế
giới quan và hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân.
Như vậy có thể nói rằng: Cơng tác tư tưởng của Đảng là hoạt động của
Đảng tác động đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm phát triển, truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và những tư tưởng tiên tiến cách mạng
và khoa học. Qua đó hình thành ở cán bộ, đảng viên và nhân dân một thế giới
quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản, xây dựng bản lĩnh
chính trị vững vàng, củng cố và nâng cao niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa,
công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao ý chí tiến cơng cách mạng,
phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng;
góp phần hình thành những con người mới, xã hội mới; đấu tranh chống lại những
luận điệu sai trái, phản động. Tiếp tục bảo vệ và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin
lâu dài.
Công tác tư tưởng đã chỉ rõ:
+Chủ thể công tác tư tưởng: Thường xuyên, trực tiếp là Ban chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp Ủy Đảng các cấp, Ban cán sự Đảng, chi
bộ đảng… Có vai trị lãnh chỉ đạo tất cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân tiến hành công tác tư tưởng. Thí dụ: Người bán sách báo
cũng là người làm công tác tư tưởng.

+ Đối tượng của công tác tư tưởng là toàn bộ cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân, cả chủ thể và mục tiêu công tác tư tưởng của Đảng: Đối tượng của

6


công tác tư tưởng là ý thức xã hội và ý thức cá nhân, nó tồn tại khách quan trong
đời sống tinh thần của xã hội.
Lãnh đạo công tác tư tưởng, tiến hành giáo dục tư tưởng chính trị là nhiệm
vụ của mọi tổ chức Đảng và đảng viên. Song, trước hết và thường xuyên thuộc về
cấp ủy đảng các cấp từ trung ương đến cơ sở. Vì, có tổng kết thực tiễn thì mới có
lý luận mới để truyền bá tiếp theo…
Tiến hành công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng là nhằm xây dựng Đảng về
mặt trí tuệ, tư tưởng – chính trị, việc củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của
Đảng, sự đoàn kết thống nhất của Đảng về nhận thức, tư tưởng, làm cơ sở cho sự
thống nhất về chính trị, tổ chức, bảo đảm cho Đảng ln ln xứng đáng và làm
trịn vai trị lãnh tụ chính trị – đội tiên phong chiến đấu của giai cấp và dân tộc.
Công tác tư tưởng trong Đảng luôn gắn chặt với công tác tư tưởng trong xã hội.
Mục tiêu công tác tư tưởng của Đảng đối với xã hội là nhằm xác lập hệ tư
tưởng giai cấp cơng nhân, chiếm vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
Để có một khái niệm bao qt về cơng tác tư tưởng, ngồi việc làm rõ đối
tượng, chủ thể và mục đích của nó, cần phân tích kết cấu các mặt cấu thành của
hoạt động này. Đây là cơ sở để định ra mục tiêu, phương pháp tổ chức cơng tác tư
tưởng có hiệu quả cao.
Như vậy, qua tìm hiểu khái niệm trên giúp cho ta nhận thấy rõ hơn về vai
trị tư tưởng và cơng tác tư tưởng. Nhằm tạo điều kiện cho ta nghiên cứu sâu hơn
về vai trị của tư tưởng và cơng tác tư tưởng của Lênin trước cách mạng Tháng
Mười, năm 1917.
1.TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG VÀ
CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

1.1. TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG.
Vấn đề phát triển lý luận và đẩy mạnh giáo dục lý luận là tiền đề nâng cao
trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng. Thơng qua vai trị của tư tưởng sẽ
7


làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và đẩy mạnh giáo dục lý luận. Đây chính là cơ sở, là
điều kiện để thống nhất nhận thức, ý chí và hành động của Đảng trong xã hội.
Công tác lý luận cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng và trực tiếp tiến hành
đấu tranh tư tưởng, nhất là chống lại những luận điệu xuyên tạc, thù địch của kẻt
thù.
Đối với tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào”, được Lênin viết vào
mùa hè năm 1894. Đây là tác phẩm rất quan trọng, rất lỗi lạc, trong số những tác
phẩm mà Lênin viết vào 10 năm cuối của thế kỷ XIX. Qua tác phẩm này Lênin đã
giáng trả rất quyết liệt vào sự tấn công của bọn Dân Túy tự do đối với những người
Mácxít qua tạp chí “Của cải nước Nga” của chúng. Những người Dân chủ xã hội
Nga đang tích cực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào nước Nga,
nhưng họ lại gặp phải một trở ngại rất lớn là sự hoạt động của phái Dân Tuý tự do.
Những người Dân Túy tự do là kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Tư tưởng, quan
điểm duy tâm phản động và lý luận cải lương tiểu tư sản của họ đang chiếm ưu thế
trong cơng nhân tiên tiến và trí thức có tinh thần cách mạng. Vấn đề đặt ra là phải
đấu tranh đánh bại hệ tư tưởng phản động của phái Dân Túy tự do thì mới có thể
đưa chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân,
mới có thể biến các tổ chức Mácxít rời rạc ở Nga thành chính Đảng cách mạng của
giai cấp cơng nhân. Từ đó mới có thể biến những cuộc bạo động, bãi công rời rạc
của công nhân thành cuộc đấu thanh tự giác.
Muốn thực hiện được vấn đề đặt ra ở trên, Lênin đã nhận lãnh trách nhiệm
nặng nề, đã phê phán tận gốc tư tưởng của phái Dân Túy tự do, chỉ rõ bản chất tư
tưởng của chúng. Người đã phê phán và phân tích sâu sắc thế giới quan, quan điểm
chính trị và sách lược của phái Dân Túy tự do. Qua đó nêu ra những quan điểm của

chủ nghĩa duy vật lịch sử và những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận khoa học,
đã luận chứng sâu sắc sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga, nêu tư tưởng
liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đặt biệt, Lênin đã đặt ra
8


nhiệm vụ cấp bách là hợp nhất các tổ chức Mácxít rời rạc thành tổ chức thống nhất
để đảm bảo triệt để cho cách mạng xã hội dân chủ, tạo cơ sở cho chủ nghĩa xã hội,
đồng thời đưa ra sách lược và phương pháp hoạt động của những người cách mạng
Nga trong thời kỳ đó. Vấn đề đặt ra là phải đánh bại hoàn toàn tư tưởng Dân Túy
xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Lênin đặt vấn đề rằng: “Bây giờ chúng ta hãy chuyển
sang phân tích tư tưởng cơ bản đó của bộ “Tư bản”, tư tưởng mà nhà triết học chủ
quan của chúng ta đã rất khéo léo tìm cách tránh khơng nói đến…. Trong những
nghị luận của họ, những nhà xã hội học chủ quan đó dựa vào những luận cứ đại
loại như sau: Mục đích của xã hội là mưu lợi ích cho tất cả mọi thành viên của xã
hội; do đó, chính nghĩa địi hỏi phải có một tổ chức như thế nào đó, và một chế độ
nào mà không phù hợp với tổ chức lý tưởng đó (họ cho rằng: “Khoa xã hội học
phải bắt đầu từ một xã hội khơng tưởng nào đó” – những lời nói ấy của một trong
những tác giả của phương pháp chủ quan, tức là ông Mi – Khai – Lốp – Xki, nói
lên một cách tuyệt diệu cái thực chất của phương pháp của họ) đều là khơng bình
thường và phải đem thủ tiêu đi. Chẳng hạn, ông Mi – Khai – Lốp – Xki lập luận
rằng: “nhiệm vụ căn bản của xã hội học là làm sáng tỏa những điều kiện xã hội
trong đó nhu cầu này hay nhu cầu khác của bản tính con người được thỏa mãn”1.
Cái tuyệt diệu của họ là một xã hội khơng tưởng nào đó thì thật là khơng thể
chấp nhận trong điều kiện thực tế và đang lúc xã hội phát triển cần phải nói lên cái
sự thật của sự tồn tại xã hội. Vì, “Trong xã hội học, tư tưởng đó về chủ nghĩa duy
vật, tự bản thân nó, cũng đã là một tư tưởng thiên tài rồi. Đương nhiên, lúc đó, tư
tưởng ấy chỉ mới cịn là một giả thuyết, nhưng là một giả thuyết lần đầu tiên đã tạo
ra khả năng có được một thái độ hết sức khoa học đối với những vấn đề lịch sử và
xã hội. Cho đến lúc này, vì khơng biết hạ mình xuống để hiểu được những quan hệ

hết sức (hiểu tận nguồn gốc xuất thân) giản đơn và ban đầu như những quan hệ sản
xuất, nên các nhà xã hội học đã bắt tay thẳng vào việc phân tích và nghiên cứu
những hình thức chính trị và pháp lý, đã dụng đầu phải cái sự thật là những hình
1

Lênin, toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ,M, tiếng Việt, 1975, tr 158.

9


thức đó nảy sinh ra từ những tư tưởng này hay những tư tưởng khác của nhân loại,
trong một thời kỳ nhất định – và họ đã không tiến xa hơn nữa; thành ra tựa hồ như
những quan hệ xã hội là do con người tạo ra một cách có ý thức. Nhưng kết luận
đó, kết luận đã được biểu hiện này trong tư tưởng về Contrat (tư tưởng mà dấu vết
của nó in rất rõ trong tất cả mọi hệ thống của chủ nghĩa xã hội khơng tưởng), hồn
tồn mâu thuẩn với tất cả mọi sự quan sát lịch sử. Trước kia cũng như hiện
nay…”2.
Lênin viết tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ xã hội ra sao” trong lúc Người mới 24 tuổi. Lênin đã
giáng một đòn quyết định vào phái Dân Túy, mở đường trên mặt trận tư tưởng cho
những thắng lợi sau đó của cách mạng Nga. Chuẩn bị một bước rất quan trọng về
chính trị, tư tưởng để thành lập Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga; môt Đảng vô
sản kiểu mới, khác hẳn về chất so với các Đảng của quốc tế thứ hai lúc bấy giờ.
Người viết: “Chủ nghĩa duy vật đã thủ tiêu mâu thuẩn đó bằng cách tiếp tục phân
tích sâu hơn nữa, cho đến tận nguồn gốc của chính ngay những tư tưởng xã hội đó
của con người; chỉ có kết luận của chủ nghĩa duy vật cho rằng tiến trình của những
tư tưởng là phụ thuộc vào tiến trình của sự vật, là kết luận duy nhất có thể tương
dung được với tâm lý học khoa học”3. Phải giới thiệu cho người dân biết được
mình bị lợi dụng như thế nào:
- Ong Mi – Khai – Lốp – Ski, Cri – ven – Kô, I – u – Ja – cốp. Tất cả ba

người này tự xưng là những “người bạn dân” nhưng họ lại phản bội, đi ngược lại
lợi ích của nhân dân Nga, họ là kẻ tử thù của nhân dân Nga và những người dân
chủ - xã hội Nga.
Như chúng ta biết, Mác là người đầu tiên làm cho xã hội học có cơ sở khoa
học bằng cách xác định khái niệm hình thái kinh tế – xã hội và sự phát triển của nó
là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Sđd, tr 161- 162.
Sđd, tr 162.

2
3

10


Quan điểm duy vật lịch sử của Mác được xây dựng trên cơ sở một kho tài
liệu rất đồ sộ. Đó là bộ “Tư bản” và các tác phẩm khác của Mác & Ănghen. Vì thế,
Lênin đã chỉ rõ việc so sánh Mác với Đác Uyn là hoàn toàn đúng đắn. Bởi Đác
Uyn đã có cơng lớn là đánh đổ hẳn quan điểm duy tâm, siêu hình về các lồi, họ
cho rằng: “Các lồi động vật, thực vật khơng có liên hệ gì với nhau, là ngẫu nhiên,
do thượng đế tạo ra và bất biến”. Đác Uyn còn là người đầu tiên làm cho sinh vật
học có cơ sở hồn tồn khoa học, bằng cách xác định tính biến dị và tính kế thừa
của các lồi. Cịn cơng lao của Mác là: Mác đã đánh đổ hẳn được quan điểm cho
rằng xã hội là một tổ hợp có tính chất máy móc, gồm những cá nhân, một tổ hợp
mà những nhà cầm quyền có thể tùy ý biến đổi theo đủ mọi kiểu, một tổ hợp sinh
ra và biến hóa một cách ngẫu nhiên.
Ong Mi - Khai - Lốp – Ski phủ nhận tính phổ biến của chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Cho nên Lênin đã đưa ra ý kiến châm biếm rằng: “Và bây giờ thì các bạn
có thể tưởng tượng xem có chuyện nào đáng buồn cười hơn chuyện này: Có những
kẻ có cái tài là đọc xong bộ “Tư bản”, đã khơng tìm thấy trong đó chủ nghĩa duy

vật đâu cả! Chủ nghĩa duy vật ở chổ nào nhỉ? – Ong Mi – Khai – Lốp – Xki hỏi
như vậy với một thái độ băn khoăn thành thực”4. Ông ta cho rằng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử khơng thể làm sáng tỏ lịch sử tồn bộ thế giới được, vì 40 năm sau khi
tuyên bố lý luận đó, lịch sử cổ Hy Lạp, cổ Giéc Man vẫn là những điều bí ẩn chưa
giải quyết được và người đưa ra chìa khóa giải quyết vấn đề đó lại hoàn toàn xa lạ
với chủ nghĩa duy vật lịch sử và việc giải quyết vấn đề đó lại nhờ một yếu tố siêu
kinh tế. Lênin chỉ rõ: Muốn làm sáng tỏ lịch sử thì phải thấy rằng những quan hệ
vật chất của xã hội, chứ không phải những quan hệ tư tưởng của xã hội, là cơ sở
của lịch sử.
Mi – Khai – Lốp - Xki cho rằng chủ nghĩa tư bản chưa bị diệt vong, chủ
nghĩa xã hội chưa thắng lợi mà Mác & Ănghen đã nói tới điều đó thì học thuyết
của Mác & Ănghen khơng khoa học. Lênin xác định chính vì chủ nghĩa tư bản
4

Sđd, tr 166.

11


chưa bị diệt vong, chủ nghĩa xã hội chưa thắng lợi nhưng Mác & Ănghen đã nói tới
điều đó, thì đó mới là khoa học. Vì rằng một học thuyết khoa học thì phải phân tích
sâu sắc hiện tại, rút ra những nhận xét, kết luận và dự báo các sự kiện sẽ xảy ra
trong tương lai. Lênin chỉ rõ rằng: “Từ khi có bộ “Tư bản” ra đời – quan niệm duy
vật lịch sử khơng cịn là một giả thuyết nữa, mà là một nguyên lý đã chứng minh
một cách khoa học, và chừng nào chúng ta chưa tìm ra được một cách nào khác để
giải thích một cách khoa học sự vận hành và sự phát triển của một hình thái xã hội
nào đó – của chính một hình thái xã hội, chứ khơng phải sinh hoạt của một nước
hay một dân tộc, … Thì chừng đó quan niệm duy vật lịch sử vẫn cứ là đồng nghĩa
với khoa học xã hội. Chủ nghĩa duy vật không phải “chủ yếu là một quan niệm
khoa học về lịch sử” như ông Mi – Khai – Lốp – Xki vẫn tưởng, mà là một quan

niệm khoa học duy nhất về lịch sử”5.
Như vậy, vấn đề là phải làm thông suốt tư tưởng của những kẻ đối kháng
quả là không dễ dàng chút nào. Vì họ khơng hiểu hay là cố tình khơng hiểu những
gì mà Mác & Ănghen đã làm cho giai cấp vơ sản. Chỉ có những người cách mạng
chân chính thấu hiểu được điều đó, cho nên Lênin đã viết: “Nếu phái tự do và phái
cấp tiến ở nước ta hiểu biết chủ nghĩa Mác đến nơi đến chốn thì có lẽ họ sẽ phát
gượng về việc họ đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác như thế trên các trang báo chí bị
kiểm duyệt. Nếu các ơng khơng thể trình bày được một lý luận thì các ơng hãy im
miệng đi, hoặc các ơng hãy nên nói trước rằng điều mà các ơng trình bày ra đó thì
chưa phải là tất cả đâu; rằng các ông đã bỏ qua phần căn bản: Thế nhưng khi trình
bày từng mãnh một thì tại sao các ơng lại la lối lên về tính chất chật hẹp kia chứ”6.
Xét về mặt tổ chức chúng ta thấy, nếu xếp vào mặt tổ chức hàng ngũ Mácxit
những kẽ hồn tồn khơng hiểu gì về đấu tranh giai cấp, về sự đối kháng vốn có
của xã hội tư bản chủ nghĩa và về sự phát triển của đối kháng ấy, những kẽ khơng
có một khái niệm nào về vai trị cách mạng của giai cấp vơ sản; thậm chí cả những
5
6

Sđd, tr166.
Sđd, tr 422.

12


kẻ đề ra những đề án rõ ràng có tính chất tư sản, miễn là trong đó có những tiếng
như “kinh tế tiền tệ”, tính tất yếu của nền kinh tế đó và những thành ngữ tương tự
khác, những thành ngữ mà phải có tất cả sự sắc sảo thâm thúy của ơng Mi – Khai –
Lốp - Xki thì mới coi đó là những thành ngữ chuyên dùng của người Mácxit được.
Lênin nhận xét: “Nhưng Mác thì lại cho rằng: Tất cả giá trị của lý luận của ông là ở
chổ lý luận đó “về bản chất là một lý luận có tính chất phê phán và cách mạng”.

Và, thật vậy, tính chất sau cùng này là cái hồn tồn và tuyệt đối vốn có của chủ
nghĩa Mác”7. Vì một lẻ đơn giản là chính lý luận này đã cơng khai đề ra cho mình
nhiệm vụ là phải vạch trần hết thảy mọi hình thức đối kháng và hình thức bóc lột
trong xã hội hiện đại, phải theo dõi sự diễn biến của các hình thức đó, phải chứng
minh tính tạm thời của các hình thức đó, sự diễn biến khơng thể tránh khỏi của các
hình thức ấy thành các hình thức khác, và do đó giúp cho giai cấp vơ sản kết liễu
một cách hết sức nhanh chóng và dễ dàng mọi sự bóc lột.
Từ đó chúng ta thấy rõ hơn vai trị của tư tưởng là vơ cùng to lớn. Phản bác
lại những ý niệm sai trái, không phù hợp với thực tế và khoa học xã hội. Phải làm
cho cuộc cách mạng có sự hấp dẫn. Vì “sự hấp dẫn khơng gì cưỡng nổi đã lơi cuốn
những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó chính là ở chổ
nó kết hợp tính khoa học chặt chẽ và cao độ”, “… Nhiệm vụ của lý luận, mục đích
của khoa học được nêu thẳng ra ở đây là giúp đỡ giai cấp những người bị áp bức
trong cuộc đấu tranh kinh tế đang thực sự diễn ra” 8. Vấn đề phê phán có tính chất
phê phán đã giúp cho những nhà tư tưởng thể hiện rõ vai trị của mình trên cơ sở
thơng qua vai trị của cơng tác tư tưởng và Lênin đã vạch ra rằng: “Hãy thử đem
những điều nhãm nhí vơ vị mà ơng Mi – Khai – Lốp - Xki “nổi tiếng của chúng ta”
đã trình bày trong bài “Phê phán” của ông ta và đã công kích chống lại mà so sánh
với lý luận “có tính chất phê phán và cách mạng” của Mác, thì các bạn sẽ sửng sốt
thấy rằng; thật vậy, làm sao lại có thể có những người tự cho là những nhà “tư
7
8

Sđd, tr421.
Sđd, tr 421.

13


tưởng của giai cấp lao động”, nhưng đồng thời lại chỉ tự giới hạn … ở cái “vịng

luẩn quẩn vơ vị” mà các nhà chính trị luận nước ta biến chủ nghĩa Mác thành bằng
cách xóa bỏ tất cả những cái sinh động trong chủ nghĩa đó” 9. Lê nin cịn nói rằng:
Hãy thử đem sách báo Dân Túy ở nước ta – tức là các sách báo cũng xuất phát từ
cái ý định muốn làm nhà tư tưởng của người lao động, các sách báo chuyên bàn về
lịch sử và về hiện trạng của chế độ kinh tế của chúng ta nói chung và về lịch sử và
hiện trạng của giai cấp nơng dân nói riêng – mà so sánh với u cầu của lý luận đó
thì các bạn sẽ sửng sốt thấy rằng làm thế nào mà những người xã hội chủ nghĩa lại
có thể thỏa mãn với một lý luận như thế, một lý luận chỉ đóng khung trong việc
nghiên cứu và miêu tả các tai họa và trong những câu nói đạo đức về cái tai họa đó.
Như vậy, “nếu khơng sớm sửa những sai lầm “một con đường sai lạc” thì “những
tai họa đổ lên đầu người lao động” cuối cùng người dân cần lao gánh chịu tất cả
những tai họa; thật là một điều bất công.
Với một tư tưởng sáng suốt Lênin đã khẳng định: Ngày nay lý luận ấy đang
mất tính nhiệm và những người cộng sản chân chính đã hiểu rằng “khơng thể có
một lý luận cách mạng nào ngồi chủ nghĩa Mác cả” 10 và từ đó họ càng mau dốc
hết tâm sức của mình ra để vận dụng lý luận đó vào nước Nga, cả về lý luận lẫn
thực tiễn, thì thắng lợi của cơng tác cách mạng sẽ càng chắc chắn hơn.
Nhìn chung , tác phẩm này có vai trị khi nói đến một kiểu mẫu về cách phê
phán kẽ thù, nó có ý nghĩa lớn đối với các Đảng cộng sản và nhân dân tiến bộ trên
thế giới cho đến hiện nay.
1.2. Tác phẩm “Làm gì”.
Nói về lĩnh vực tư tưởng: Lênin đã trình bày rõ vai trị và tầm quan trọng
của lý luận cách mạng và vạch trần thái độ khinh thường lý luận của phái “kinh tế”
ở Nga. Để làm rõ vai trò của lý luận đối với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân. Người đã phân tích những lý do vì sao mà lý luận lại có một tầm quan
9

Sđd, tr 422
Sđd, tr 423.


10

14


trọng lớn đối với Đảng xã hội dân chủ Nga. Lênin đã căn cứ vào những luận cứ mà
Mác và Ănghen đã đưa ra khi nói về vai trị của lý luận: Trong lúc “chủ nghĩa giáo
điều”, “chủ nghĩa không luận”, “tình trạng thành chai của Đảng – hình phạt khơng
thể tránh được của tình trạng đè nén tư tưởng một cách cưỡng bách – đó là những
kẽ thù mà những nhà bênh vực tự do phê bình của tờ “sự nghiệp công nhân” đang
chống lại một cách quá ư hào hùng” đối với chủ nghĩa Mác. Lênin chỉ ra rằng :
“Nếu thực sự cần liên hợp thì cứ ký kết những thoả hiệp nhằm đạt những mục tiêu
thực tiễn của phong trào, nhưng chớ có bn bán ngun tắc, chớ có “ nhân
nhượng” về lý luận. Tư tưởng của Mác là như thế, thế mà trong chúng ta, còn có
những người đã nhân danh Mác mà tìm cách làm giảm ý nghĩa của lý luận” 11. Cho
nên, cần phải ra sức nghiên cứu và học tập chủ nghĩa Mác; vận dụng vào thực tiễn
cách mạng mỗi nước.
Khi nhận định về vai trị của tư tưởng và cơng tác tư tưởng, Lênin đã nói: “Khơng
có lý luận cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng”. Ở đất nước ta vào
đầu thế kỷ XX cũng thế: Tức là, hồn cảnh lịch sử Việt nam lúc đó cũng đang bị khủng
hoảng về đường lối cứu nước, bao nhiêu phong trào yêu nước nổ ra cuối cùng bị dìm
trong bể máu. Vì bế tắt về đường lối chính trị, chưa có một chủ nghĩa làm cốt dẫn đường.
Cho nên dù có nhiệt tình đến mấy đi nữa mà khơng có lý luận đúng đắn thì phong trào
cách mạng cũng khơng bao giờ lên được. Đúng vậy, từ khi ra đời cho đến nay, chủ nghĩa
Mác chính là lá cờ tiên phong cho phong trào cách mạng vô sản mà thực tế đã giành và
giữ được chính quyền. Đây chính là sự tiên phong về lý luận và“Chỉ Đảng nào được một
lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong”
12

. Trong lúc bọn cơ hội đang chầu trực phá hoại Đảng, làm giảm sút uy tín của chủ nghĩa


Mác - một lý luận soi đường cho những người đảng viên chân chính cách mạng thì việc “
Nhắc đi nhắc lại” tư tưởng ấy bao nhiêu cũng không phải là thừa. Cốt là làm sao cho
những người cách mạng của chúng ta thấm nhuần tư tưởng ấy càng nhiều, càng tốt.
11
12

V.I. Lênin, toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, M.1975, tr 30.
Sđd, tr 30 và 32.

15


Riêng, đối với Đảng dân chủ xã hội Nga, lý luận có một quan trọng lớn hơn nữa, vì 3 lý
do thường bị người ta lãng quên, cụ thể là:
Thứ nhất: Đảng ta chỉ mới đang thành hình, đang tạo nên bộ mặt của mình và
cịn xa mới thanh tốn được hết những xu hướng khác của tư tưởng cách mạng,
những xu hướng đang có cơ làm cho phong trào đi trệch con đường đúng đắn.
Thứ hai: Phong trào dân chủ - xã hội, do ngay bản chất của nó là phong trào
quốc tế. Điều đó khơng những chỉ có nghĩa là một phong trào bắt đầu ở một nước trẻ
tuổi chỉ có thể đạt được kết quả, nếu nó vận dụng được kinh nghiệm của các nước khác.
Muốn vận dụng được thì khơng thể chỉ cần biết qua kinh nghiệm ấy, hoặc giản đơn sao
chép lại những nghị quyết mới nhất, mà cần phải biết phân tích một cách có tính sao
chép lại những nghị quyết mới nhất, mà cần phải biết phân tích một cách có tính phê
phán kinh nghiệm ấy và tự mình kiểm tra lại nó. Ai hình dung được phong trào cơng
nhân hiện đại đã phát triển và lan rộng đến mức nào thì sẽ hiểu được việc thực hiện
những nhiệm vụ ấy đòi hỏi phải có một dự trữ về lực lượng lý luận và kinh nghiệm
chính trị (và cách mạng) như thế nào.
Thứ ba: “Đảng dân chủ – xã hội Nga có những nhiệm vụ dân tộc mà chưa
từng một đảng xã hội chủ nghĩa nào trên thế giới đã có”13.

Lênin đã muốn chứng tỏ rằng: Những lời nhận xét của Ănghen hồi 1874 về
tầm quan trọng của lý luận trong phong trào xã hội dân chủ. Ănghen công nhận
rằng: Cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng xã hội dân chủ không phải chỉ có hai hình
thức chính trị và kinh tế mà có ba hình thức và Ănghen đặt cuộc đấu tranh lý luận
ngang với cuộc đấu tranh chính trị và kinh tế. Vấn đề lý luận lại càng quan trọng
trong tình hình nước Nga lúc đó, khi mà sự say mê những hình thức nhỏ hẹp nhất
của hành động thực tiễn đang đi đôi với sự tuyên truyền đang thịnh hành về chủ
nghĩa cơ hội.
Lý luận có một tầm quan trọng đặc biệt như Lênin đã nói: Khơng có lý luận
cách mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng. Nhưng riêng đối với
13

Sđd, tr 31.

16


những người lãnh đạo phải học tập nhiều hơn về tất cả các vấn đề lý luận. Người
xác định rõ rằng: “Không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở
thành một khoa học , đòi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được
nghiên cứu”14. Có nghĩa là, bây giờ đây, chúng tơi chỉ muốn vạch ra rằng: “chỉ
Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai
trị người chiến sỹ tiên phong”.
Có thể nói Lênin rất am hiểu và am hiểu một cách cặn kẻ những tư tưởng
của Mác và Ănghen, Người đưa ra dẫn chứng để thấy rằng: Đấu tranh lý luận là vô
cùng quan trọng, Ănghen công nhận rằng cuộc đấu tranh vĩ đại của Đảng dân chủ
xã hội Nga, trong đó, riêng đối với những người lãnh đạo, nhiệm vụ của họ là phải
học tập, ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự giải thóat, ngày
càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, và
không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội từ khi đã trở thành một khoa học,

đòi hỏi phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu. Cần phải có
nhiều nhiệt tình hơn nữa trong việc phổ biến trong quần chúng công nhân cái ý
thức ngày càng sáng rõ đã đạt được bằng cách đó và được củng cố ngày càng mạnh
mẽ tổ chức của Đảng và tổ chức công đoàn…
1.3.Tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi”.
Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga
tuyên bố thành lập Đảng, nhưng trên thực tế chưa hình thành, vì lúc này Đảng chưa
có cương lĩnh, điều lệ. Trung ương Đảng bị bắt, Đảng lâm vào tình trạng lộn xộn
về tư tưởng và phân tán về tổ chức.
Về tư tưởng: Do phái “kinh tế” trong Đảng phủ nhận vai trò lý luận cách
mạng, phủ nhận vai trị của Đảng, sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân,
coi đấu tranh kinh tế là tất cả, họ chỉ hướng cho cơng nhân có được lợi ích trước
mắt và cho rằng: Phong trào là tất cả, khơng quan tâm đến chính trị. Trong điều
kiện đó, Lênin viết tác phẩm “Làm gì” để đấu tranh về mặt lý luận chống lại phái
14

Sđd, tr34.

17


“kinh tế”,nhằm tạo ra sự thống nhất về mặt lý luận, cương lĩnh, sách lược trong
Đảng.
Đảng chuẩn bị tư tưởng để tiến tới Đại hội thành lập lại Đảng do một nhóm
những người trung kiên như: Lênin, Lêkhanốp… tập họp quanh tờ báo “Tia lửa”.
Trong khi “ kho vũ khí” của Đảng dân chủ quốc tế đã trở nên lỗi thời (do chủ nghĩa
cơ hội lủng loạn), những nguyên tắc tổ chức của Đảng dân chủ quốc tế khơng cịn
đáp ứng những nhiệm vụ chính trị của giai cấp vơ sản trong thời kỳ mới. Nghĩa là,
năm 1889 quốc tế 2 do Ănghen lãnh đạo ra đời và tồn tại đến năm 1895 Ănghen
mất. Từ đây Quốc tế 2 rơi vào chủ nghĩa cơ hội – đứng đầu là Cauxki và

Becxtanh,.. Họ cho rằng: giai cấp công nhân, Đảng dân chủ – xã hội có thể làm
cách mạng thành cơng trên việc đấu tranh nghị trường, theo phương pháp của chủ
nghĩa tư bản và họ tuyên bố từ bỏ tư tưởng của Mác và Ănghen.
Ở Nga lúc bấy giờ, giai cấp công nhân vừa gách trách nhiệm là đánh tư bản
lại vừa đánh phong kiến bằng con đường bạo lực. Đồng thời họ lại vừa phải đấu
tranh chính trị nhằm hịa hỗng bằng phương pháp hịa bình chứ khơng đi theo con
đường nghị trường. Ngồi ra, cịn có lý do thực tế đặt ra là Đảng của giai cấp công
nhân phải tìm một con đường đi cho mình. Trước tình thế đó, những người trong
Đảng dân chủ – xã hội Nga cần tiến hành đại hội II.
Trong Đại hội đã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng rất gay gắt giữa 2 phái Bơn
sê vích và phái Men sê vích. Trong khi cả Lênin và Máctốp đều thừa nhận cương
lĩnh và ủng hộ Đảng bằng vật chất; nhưng có cái khác nhau là:
- Ở Lênin đưa ra tư tưởng là tự mình tham gia (trên tinh thần tư giác),
- Ở Máctốp thì cho rằng: Đảng viên phải chịu sự chỉ đạo, dưới sự chỉ đạo
của tổ chức đảng và đồng ý cho đảng viên đứng bên ngoài tổ chức.
Lênin luận chứng và đặt ra câu hỏi rằng: Đố đồng chí Máctốp luận chứng
cho được làm thế nào quản lý con người nếu con người đó khơng đứng vào tổ chức
đảng? Vì khi ấy chế độ tập trung trong Đảng khơng cịn ý nghĩa gì nữa. Đến lúc đó
18


làm sao có thể quản lý được những người khơng bao giờ tham gia sinh hoạt vào tổ
chức Đảng của mình, vậy thì làm sao ta biết được tâm tư, nguyện vọng của từng
đảng viên và cái sợi dây nối liền giữa Đảng với quần chúng nhân dân, những người
vô sản khơng cịn nữa. Vai trị người chiến sỹ tiên phong cũng mất ln. Thế thì lý
luận đó chắc chắn sẽ bị trệch hướng và xa rời lý tưởng cộng sản là một điều hiển
nhiên.
Vì khi ấy khơng tiến hành tự phê bình và phê bình được. Từ đó biến Đảng
thành con số cộng rời rạc, không chặt chẽ từ dưới lên trên và ngược lại. Cuối cùng
sẽ không làm được vai trò của một Đảng cách mạng tiên phong.

Theo Lênin, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp vơ sản.
Rằng: “Chúng ta khơng thể có ảo tưởng là toàn bộ giai cấp là đội tiên phong mà
chỉ một bộ phận nhỏ trong giai cấp là đội tiên phong cách mạng. Vì một tổ chức
rộng rãi như cơng đồn cũng khơng bao qt hết tổ chức của mình … Do đó, Đảng
là đội tiền phong có nghĩa vụ dẫn dắt giai cấp và tổ chức, cổ động giai cấp làm
cách mạng. Đội tiên phong này luôn hấp thụ trong mình nó những đại biểu tiên
phong nhất. Tính tiên phong của Đảng càng cao thì Đảng càng lôi cuốn được quần
chúng theo, chứ không phải ngược lại. “Đúng vậy, không được lẫn lộn Đảng, tức là
đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, với tồn bộ giai cấp” 15. Vì chỉ có những
người tiên tiến nhất trong tổ chức mới có đủ khả năng làm trịn vai trị người lãnh
đạo tiên phong, mới có đủ bản lĩnh ở vị trí lãnh đạo tổ chức cách mạng, mới có đủ
uy tín chi phối cấp mình quản lý và giải tỏa được mọi bất đồng trong tổ chức của
mình. Nhưng “mọi bất đồng ý kiến nhỏ đều có thể có một ý nghĩa lớn, nếu nó là
điểm xuất phát để chuyển theo một số sai lầm nào đó, và nếu những quan điểm
này, cộng thêm những bất đồng ý kiến mới, kết hợp với những hoạt động vơ chính
phủ dẫn Đảng đến chổ phân liệt”16. Chính vì thế nên rất cần có những người đầu
tàu, gương mẫu lãnh đạo phong trào.
15
16

Sđd, tr289.
Sđd, tr283.

19


Thật vậy, Chính sự bất đồng ý kiến đó đã mở đầu cho sự liên minh giữa
những nhóm thiểu số trong phái “Tia lửa” với những phần tử chống “Tia lửa” và
với phái Đầm lầy, sự liên minh đó đã hồn tồn có hình thù rõ ràng ngay trong khi
có các cuộc bầu cử … và sai lầm nhỏ của Máctốp và Ácxenrốt được Lênin xem

“chỉ là vết rạn nhỏ trong cái bình của chúng ta” 17 và người ta có thể buộc chặt cái
bình đó lại bằng một nút dây thắt cứng lại. Nhưng về sau thì “các đồng chí đó đã
đem hết sức mình ra để đập vở hẳn cái bình đã bị nứt” 18 rồi phá rối và làm cản trở
mọi công tác. Sự phá rối ấy thơng qua hai cách:
- Một là: Phá rối tồn bộ công tác của Đảng, làm hỏng công việc, cố ý gây
trở ngại cho mọi việc mà “khơng giải thích ngun nhân”.
- Hai là: Tổ chức các cuộc “gây lộn”.
Cả hai cách đó với một mục đích là làm cản trở công việc phục vụ cho sự
nghiệp tiến lên của Đảng cộng sản chân chính, cản trở sự thơng cảm và hiểu sâu
hơn vai trò của người chiến sỹ tiên phong, tư tưởng ln khơng an tâm... Chính vì
thế nên rất cần có những đại biểu có đủ năng lực, trình dộ, trí tuệ đứng ra đảm
trách sứ mệnh nặng nề đó.
Dân gian ta có câu: “Tư tưởng mà khơng thơng thì vác cái bình khơng cũng
nặng”. Như vậy muốn cho người khác hiểu và nghe theo mình thì trước hết chúng
ta cần đả thông tư tưởng của họ và một khi họ đã thơng suốt rồi thì ắc mọi việc về
sau sẽ dễ dàng hơn.
Từ lý do trên, chúng ta có thể xác định rằng: sự tác động về mặt tư tưởng là
rất quan trọng. Lênin cũng nhiều lần xác định, trong đó Người nói: “Biết bao lần
đối với Mác Tốp và tất cả mọi người Mensêvich khác ra sức bóc trần tơi một cách
ấu trĩ về điều mâu thuẩn sau này: Người ta trích dẫn một câu ở cuốn “Làm gì” hay
là cuốn “Thư gửi người đồng chí”, có nói đến sự tác động về tư tưởng, đến cuộc
đấu tranh để giành ảnh hưởng, …v.v. rồi người ta đem đối lập với sự tác động
17
18

Sđd, tr284.
Sđd, tr416.

20




×