Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận, quan điểm của v i lênin về đảng viên, tổ chức cơ sở đảng và các nguyên tắc tổ chức của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.97 KB, 30 trang )

1

MỞ ĐẦU
Sau cách mạng Tháng Mười vấn đề Đảng cầm quyền luôn được
V.I.Lênin quan tâm và đã được ông đề cập trong nhiều bài viết và tác phẩm
lý luận. Tuy khơng có những tác phẩm lớn, chun sâu nhưng những vấn
đề cơ bản về Đảng cộng sản cầm quyền đã được Người luận chứng một
cách có hệ thống. Đó là những vấn đề về vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng,
về chức năng quản lý của Nhà nước, nhiệm vụ các đoàn thể nhân dân, về
quyền làm chủ của nhân dân, về phương thức lãnh đạo của Đảng, về công
tác cán bộ, công tác đảng viên, công tác tư tưởng, về xây dựng sự đoàn kết
thống nhất trong Đảng…
Phát triển quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã xây dựng
chính Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân và chính Đảng kiểu mới của giai
cấp cơng nhân Nga đã thực hiện vai trị lãnh đạo giai cấp cơng nhân Nga hồn
thành nhiệm vụ lịch sử thế giới của mình. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một kỷ nguyên mới đưa
cả loài người quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, Đảng có vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức mới có khả năng tạo lập, giữ vững và khơng
ngừng nâng cao được vai trị đó.
Sức mạnh của Đảng được tạo thành và củng cố từ sự vững mạnh của
mỗi tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên cùng với việc thực hiện đầy đủ, đúng
đắn những nguyên tắc tổ chức của Đảng. Mặt khác, sức mạnh của Đảng cũng
được tạo ra và nhân lên từ cơ sở xã hội của Đảng là quần chúng nhân dân và
mối quan hệ mật thiết, hàng ngày giữa Đảng với nhân dân. Quần chúng tín
nhiệm và tin tưởng Đảng khơng chỉ căn cứ vào đường lối, chủ trương của các
cơ quan lãnh đạo Đảng mà cịn thơng qua các tổ chức của Đảng và các đảng
viên của đảng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định: phải tự đổi
mới, tự chỉnh đốn và đổi mới, chỉnh đốn Đảng là tiền đề để đổi mới xã hội. Là


một Đảng chiến đấu, một Đảng hành động, Đảng ta coi công tác đảng viên là
một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Chất lượng của tổ chức


2

cơ sở đảng và đảng viên phản ánh trực tiếp và cụ thể chất lượng của Đảng.
Nâng cao chất lượng đảng viên sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của toàn Đảng. Trong điều liện hiện nay, vấn đề này càng trở
nên quan trọng và cần thiết, khi mà “Khơng ít tổ chức đảng yếu kém, nhất
là ở cơ sở, khơng làm trịn vai trị hạt nhân chính trị và nền tảng của
Đảng, không đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nẩy sinh từ cơ sở,
thậm chí có những tổ chức cơ sở đảng tê liệt, mất sức chiến đấu. Một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp,
yếu kém cả về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo
vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
giảm súc lòng tin, phai nhạt lý tưởng…”1
Trước yêu cầu khách quan và thực tế công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng
ta hiện nay, thì việc nghiêm túc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển
quan điểm của V.I.Lênin "về đảng viên, tổ chức cơ sở đảng và các nguyên
tắc tổ chức của Đảng là việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực và cần thiết"
để chúng ta xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

1

Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr263



3

NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẢNG VIÊN QUA CÁC TÁC
PHẨM NGƯỜI VIẾT SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
1. Tư cách người đảng viên cộng sản.
Sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, khi đã trở thành Đảng cầm
quyền, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, quản lý đất nước. Đây là nhiệm vụ mới mẽ và đầy khó
khăn, vì phải tổ chức theo phương thức mới, những cơ sở kinh tế của đời sống
hàng chục, hàng trăm triệu con người. V.I.Lênin đã phát triển những quan
điểm của mình về vai trị, hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản đáp
ứng nhiệm vụ của giai đoạn mới.
Khi chưa giành được chính quyền, tại chương I, Điều lệ của Đảng công
nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin khẳng định: “Tất cả những người nào
thừa nhận cương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật
chất cũng như bằng cách tự mình tham gia vào một trong những tổ chức của
Đảng, thì được coi là đảng viên của Đảng”2. Khi đã giành được chính quyền,
trong tác phẩm “Nhà nước của công nhân và tuần lễ Đảng” V.I.Lênin khẳng
định: “Chỉ có những người chân thành đi theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ những
ai thành tâm trung thành với nhà nước cơng nhân, chỉ có những người lao
động trung thực, chỉ có những đại biểu thật sự của quần chúng bị áp bức
dưới thời chủ nghĩa tư bản, mới vào Đảng được”3. Theo V.I.Lênin, tiêu chuẩn
của người đảng viên cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền thể hiện ở
những nội dung chủ yếu sau:
- Trước tiên: đảng viên cộng sản là người giác ngộ lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa.
Điều đó thể hiện ở sự tự nguyện nhiệt thành đi theo chủ nghĩa cộng sản,
trung thành tuyệt đối với hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, với sự nghiệp
giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Sự giác ngộ, lòng trung

thành ấy phải được thể hiện bằng sự nhất trí, tin tưởng, gương mẫu chấp hành
2
3

V.I.Lênin toàn tập, Nxb tiến bộ M , 1979, t 7, tr 312.
Sđd, 1979, t 39, tr 256.


4

nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, khơng địi hỏi lợi lộc, sẵn sàng gách vác một công tác gian
khổ hơn và nguy hiểm hơn. Trong bài “Báo cáo về vai trị và nhiệm vụ của
cơng đồn tại phiên họp của Đảng đoàn Đảng cộng sản trong Đại hội ngày
23 tháng giêng” V.I.Lênin viết: “Trong Đảng, chúng ta cũng đã đấu tranh
hơn 20 năm, chúng ta đã chứng minh bằng việc làm, chứ khơng phải bằng lời
nói sng cho cơng nhân thấy rằng Đảng là một tổ chức đặc biệt, đảng cần
có những con người giác ngộ, sẵn sàng hy sinh tính mạng, đảng phạm sai
lầm thì đảng sửa nhữa, đảng lãnh đạo và lựa chọn những người biết rõ con
đường mà chúng ta sẽ đi, biết rõ khó khăn mà chúng ta sẽ gặp”4
Thứ hai: đảng viên cộng sản phải có trình độ văn hố, lý luận,
chun mơn nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Người đảng viên của một Đảng cầm quyền khơng chỉ có lịng nhiệt tình
cách mạng, mà cịn phải có tri thức, có trình độ văn hố. Trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, người đảng viên cộng sản được bố trí vào hoạt động
trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của đất
nước, vì vậy họ phải thấu hiểu cơng việc mà mình được giao, nghĩa là phải có
tri thức nhất định, phải thơng thạo chuyên môn. Cái thiếu của người đảng viên
cộng sản chính là ở “ trình dộ văn hố”, làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong
việc hồn thành nhiệm vụ được giao và giữ vững vai trò lãnh đạo, làm tròn

vai trò chiến sĩ tiên phong trước quần chúng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa
xã hội. V.I.Lênin dạy rằng: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi
biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức
mà nhân loại đã tạo ra”5. V.I.Lênin đã dặn đi dặn lại những người cộng sản
rằng: nếu chỉ có nhiệt tình và lịng dũng cảm khơng thơi thì khơng thể chiến
thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mặc dù
nhiệt tình cách mạng và lịng dũng cảm là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để chiến
thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, những
người cộng sản cịn phải có kiến thức, có trình dộ văn hóa cao, có trí thơng
minh và năng lực làm việc. Muốn thế phải không ngừng học tập, học tập một
4
5

Sđd, 1977, t 42, tr 315.
Sđd, 1979, t 41, tr 362.


5

cách kiên trì và nghiêm túc; đừng bằng lịng với những kinh nghiệm của
mình; kiêu ngạo cộng sản là báo hiệu sự tục hậu. V.I.Lênin nhấn mạnh rằng,
những người cộng sản, -dù đó là những người cộng sản đã từng làm nên cuộc
cách mạng vĩ đại chưa từng thấy trên thế giới, -vẫn cần phải học tập, học tập
ngay một người bán hàng tầm thường. Người sẵn sàng đổi một tá những
người cộng sản kém hiểu biết để lấy một chun gia thành thạo cơng việc, dù
đó là chun gia tư sản. Vì vậy, V.I.Lênin cịn u cầu những người cộng sản
“ phải biết quý trọng khoa học, gạt bỏ thái độ huênh hoang “cộng sản” của
những nhà tài tử và của những anh chàng quan liêu, phải học tập làm việc
một cách có hệ thống, sử dụng chính ngay kinh nghiệm của mình và thực tiễn
của mình!”6.

Thứ ba: người đảng viên cộng sản phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
V.I.Lênin đòi hỏi rất nghiêm khắc đối với đảng viên cộng sản về ý thức
tổ chức, tính kỷ luật. Người phê phán kịch liệt những thói quen dẫn đến vi
phạm kỷ luật đảng như: tính tự do tiểu tư sản, tính tản mạn, vơ tổ chức kỷ
luật, chia rẽ, bè phái… Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở những nước mà giai cấp vô sản chiếm thiểu số trong dân cư thì “chính đảng
của giai cấp vô sản phải thực hiện được, trong nội bộ của mình, một chế độ
tập trung chặt chẽ và một kỷ luật nghiêm ngặt”7.
Thứ tư: người đảng viên cộng sản phải gắn bó mật thiết với quần
chúng, giáo dục, tổ chức quần chhúng thực hiện thắng lợi đường lối,
chính sách của Đảng, là tấm gương mẫu mực cho quần chúng noi theo.
V.I.Lênin viết: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là việc
riêng của Đảng cộng sản… mà là việc của tất cả quần chúng lao động”8. Sức
mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. Vì thế, “chỉ trơng
vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản, đó là
một tư tưởng hết sức ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là một giọt nước
trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân”9. Song, họ có thể
lãnh đạo nhân dân đi theo con đường của mình nhờ họ vạch ra được và gương
Sđd, 1977, t 42, tr 431.
Sđd, 1979,t 41, tr 34.
8
Sđd, 1978, t 45, tr 110-111.
9
Sđd, t45, tr 117
6
7


6


mẫu thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn, gắn bó mật thiết với quần
chúng, tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng hiểu và tổ chức quần chúng
thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách ấy. Trong q trình đó, đảng viên
phải nêu tấm gương mẫu mực về lòng trunh thành với chủ nghĩa cộng sản, về
ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức và lối sống, nhất là học tập và công
tác. Trong quan hệ với quần chúng, đảng viên phải tìm hiểu, nắm bắt được
tâm tư, nguyện vọng và các sáng kiến của họ, phải giải quyết các nhu cầu
chính đáng của nhân dân, nhưng khơng được hạ thấp trình độ của mình xuống
ngang với quần chúng, không được mị dân, theo đuôi quần chúng.
2. Những vấn đề có tính ngun tắc trong xây dựng đội ngũ đảng
viên của V.I.Lênin.
Thứ nhất: phải xác định đúng đắn bản chất chính trị của Đảng, coi
đó là căn cứ, là phương hướng chỉ đạo tồn bộ q trình xây dựng đội ngũ
đảng viên.
Đảng viên là tế bào tạo nên Đảng cho nên đảng viên phải thể hiện bản
chất chính trị của Đảng. Theo V.I.Lênin mỗi một Đảng đều mang bản chất
chính trị riêng, bản chất này xét cho cùng đều do hệ tư tưởng, đường lối, tính
chất của Đảng đó quy định. Đảng bảo vệ lợi ích của giai cấp nào? Đảng đề ra
cho mình những mục tiêu gì?, cố gắng đạt được mục tiêu ấy bằng phương
pháp nào? …Từ đó Đảng sẽ quy định Đảng gồm có những ai, Đảng yêu cầu
gì đối với đảng viên của mình và giao cho họ những quyền gì? Trong Luận
cương về những nhiệm vụ cơ bản của Đại hội II Quốc tế cộng sản, V.I.Lênin
khẳng định: “Chỉ Đảng Cộng sản, nếu nó thật sự là đội tiên phong của giai
cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó,
nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hồn tồn có ý thức và trung
thành, có học vấn và được tơi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng
bền bĩ, nếu nó biết gắng liền với tồn bộ cuộc sống của giai cấp mình và
thơng qua giai cấp đó gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm
cho giai cấp và quần chúng đó tin tưởng hồn tồn vào mình, chỉ có một
Đảng như vậy mới lãnh đạo được giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cuối



7

cùng, kiên quyết nhất, thẳng tay nhất chống lại mọi thế lực của chủ nghĩa tư
bản”10.
Thứ hai: phải chặt chẽ “đầu vào”-Kết nạp người vào đảng phải đúng
tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục.
Theo V.I.Lênin Đảng phải coi trọng việc kết nạp vào hàng ngũ của
mình những người ưu tú và tiên tiến của giai cấp công nhân cũng như các
tầng lớp khác trong xã hội. Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương tại Hội nghị VIII toàn Nga ngày 2 tháng chạp năm 1919, Người
viết: “Mỗi bước đi của chúng ta phải đi đôi với việc chúng ta thu hút những
người trong giai cấp công nhân và những người đáng tin cậy nhất trong các
giai cấp khác vào Đảng”11. Vào Đảng phải là những người trung thành với sự
nghiệp của giai cấp công nhân, với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đảng kết
nạp những người ưu tú, đủ tiêu chuẩn trong giai cấp công nhân, giai cấp nơng
dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động vào Đảng, nhưng Đảng yêu cầu
những người xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp khác ngoài giai cấp công nhân
khi vào Đảng phải tiếp thu thế giới quan vô sản. Là đảng viên cộng sản dù
hoạt động ở lĩnh vực nào, dù thành phần xuất thân từ giai cấp nào, tầng lớp
nào cũng phải luôn luôn là người đại diện cho lợi ích của giai cấp cơng nhân,
đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp cơng nhân để phấn đấu
cho mục đích, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Khi kết nạp quần chúng ưu tú vào
Đảng, theo V.I.Lênin nếu là đồn viên thanh niên thì “…Cần phải quy định
những điều kiện chặt chẽ hơn và kiểm tra để xác định là các đoàn viên thanh
niên cộng sản được kết nạp vào đảng, thứ nhất, đã học tập thật sự nghiêm túc
và đã hoc tập được một cái gì đấy, và thứ hai, đã trãi qua một thời gian dự bị
dài làm những công tác thực tế nghiêm túc (kinh tế, văn hố…)”12; “đối với
cơng nhân thì phải có sự giới thiệu của đảng viên có 3 tuổi đảng, đối với

nông dân và chiến sĩ hồng quân- 4 tuổi đảng, với các tầng lớp khác – 5 tuổi
đảng.”13 . Người cịn lý giải rằng q trình hình thành người cộng sản khơng
phải đã hồn thành ở việc kết nạp đảng, tổ chức đảng cần nổ lực nhiều hơn để
Sđd, 1979, t 41, tr 227
Sđd, 1977, t 39, tr 407
12
Sđd, 1978, t44, tr 351-352
13
Sđd, 1978, t 45, tr 21
10
11


8

rèn luyện tư tưởng cho đảng viên mới và các đảng viên dự bị. Theo V.I.Lênin
“ việc kéo dài thời gian dự gị của đảng viên mới là hết sức quan trọng…Tôi
đề nghị chỉ để sáu tháng đối với những cơng nhân nào đã thực tế làm việc
trong các xí mghiệp cơng nghiệp lớn ít nhất 10 năm. Quy định thời gian dự bị
là một năm rưỡi đối với những công nhân khác, hai năm đối với nông dân và
những chiến sĩ hồng quân và ba năm đối với các thành phần khác. Những
trường hợp ngoại lệ đặc biệt, thì phải được Ban chấp hảnh Trung ương cùng
với ban kiểm tra Trung ương phê chuẩn”14. Trong thời gian dự bị, tổ chức
đảng kiểm tra tồn bộ phẩm chất chính trị, công tác, đạo đức của người được
kết nạp, giáo dục họ theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin lưu ý rằng,
rất cần xem xét “những người đảng viên dự bị có thật sự là những người cơng
sản đã được thử thách ít nhiều khơng”. Do đó, V.I.Lênin đã thảo ra những
điều kiện, yêu cầu bắt buộc đối với đảng viên mới.
“1) tăng thêm tất cả các loại thời gian dự bị;
2)quy định hết sức chi tiết nội dung thật sự của thời gian dự bị là gỉ,

những điều kiện cụ thể và thực tế của sự kiểm tra là những gì để chứng thực
rằng thời gian dự bị thật sự là thời gian thử thách, chứ không phải là hình
thức trống khơng;
3)trong các cơ quan giải quyết vấn đề kết nạp đảng viên mới, các nhân
viên cơng tác có trình độ chun mơn cao cần chiếm đa số;
4)cơng tác kết nạp đảng viên mới không những phải tuân theo nghị
quyết của các tỉnh ủy, mà còn phải tuân theo nghị quyết của các ban kiểm tra
nữa;
5)còn cần phải đề ra một số biện pháp nhằm làm cho Đảng có thể gạt
bỏ ra khỏi Đảng một cách dễ dàng hơn những đảng viên nào hồn tồn
khơng phải là những đảng viên cộng sản hồn tồn tự giác thực hiện chính
sách của giai cấp vô sản”15
Thứ ba: Đảng phải thường xuyên giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng mọi
mặt cho đảng viên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn.
14
15

Sđd, 1978, t45, tr 22
Sđd, 1978, t45, tr 25


9

V.I.Lênin rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo đội ngũ các bộ
đảng viên có trình độ để phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
Đối với đảng viên, vấn đề đầu tiên là phải ra sức học tập đề nâng cao trình độ
lý luận, V.I.Lênin rất đề cao vai trò của lý luận cách mạng, “khơng có lý luận
cách mạng thì khơng thể có phong trào cách mạng”, “chỉ Đảng nào có được
một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến
sĩ tiên phong”

Để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa đòi hỏi mọi đảng viên phải
khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và
chun mơn cơng tác. V.I.Lênin cho rằng: “không thể xây dựng một xã hội
chủ nghĩa cộng sản trong một nước có những người mù chữ”16. Cái thiếu của
nước Nga sau khi giành chính quyền khơng phải là thiếu lịng trung thành, ý
chí quyết tâm cách mạng, mà cái thiếu quan trọng nhất là kiến thức. Do đó để
xây dựng chủ nghĩa cộng sản, V.I.Lênin thường xuyên kêu gọi, tuyên truyền
cho việc học tập đối với cán bộ, đảng viên và tồn thể nhân dân.
V.I.Lênin ln nhắc nhỡ cán bộ phải khiêm tốn, cầu thị trong học tập,
kể cả phải học những chuyên gia tư sản. Mặt khác Người cũng nghiêm khắc
phê phán tính tự phụ và quan liêu chủ nghĩa, V.I.Lênin viết: “hãy bớt tính tự
phụ và quan liêu chủ nghĩa đi, hãy nghiên cứu nhiều hơn nữa những cái mà
kinh nghiệm thực tế chúng ta ở Trung ương cũng như địa phương đem lại, và
những cái mà khoa học đã đem lại cho chúng ta”17.
Để có được những yêu cầu trên, người đảng viên phải ra sức rèn luyện
mình, V.I.Lênin khẳng định “ Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng
sản từ tổng số những kiến thức, các tổ chức và thiết chế bằng các số dự trữ
nhân lực mà xã hội đã để lại cho chúng ta, chỉ có cải tổ triệt để việc dạy dỗ,
việc tổ chức và giáo dục thanh niên, thì chúng ta mới có thể bằng những cố
gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống
xã hội cũ tức là xã hội cộng sản” 18. V.I.Lênin còn nhắc nhỡ rằng, chính qua
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, qua hoạt động trong tổ chức của
Đảng, tắm mình trong phong trào cách mạng sơi nổi của quần chúng và sử
Sđd,1979, t41, tr 374
Sđd, 1977, t 42, tr 357
18
Sđd, 1979, t41, tr 357
16
17



10

dụng tốt vũ khí phê bình và tự phê bình thì người đảng viên mới trưởng thành,
được tơi luyện có những phẩm chất cao quý, tốt đẹp.
Thứ tư: Đảng phải thường xuyên tiến hành sàng lọc, đưa ra khỏi
Đảng những đảng viên không đủ tiêu chuẩn.
Theo V.I.Lênin khi Đảng đã cầm quyền, thì lẽ tự nhiên cán bộ, đảng
viên có chức, có quyền, đó là lẽ đương nhiên và bọn cơ hội tìm mọi cách chui
vào Đảng, V.I.Lênin đặc biệt coi trọng chất lượng đảng viên và phê phán
khuynh hướng chạy theo số lượng, kết nạp vào Đảng những đảng viên vô
dụng, không lãnh đạo được quần chúng, đồng thời V.I.Lênin cũng quan tâm
đến việc đưa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, biến chất, gây chia rẽ trong
nội bộ Đảng. Theo V.I.Lênin “những đảng viên hữu danh vô thực thì cho
khơng chúng ta cũng khơng cần. Đảng độc nhất nắm chính quyền trên thế
giới quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đảng viên, đến việc thanh trừ
“bọn luồn lọt vào đảng” ra khỏi hàng ngũ mình, chứ không phải là quan tâm
làm tăng thêm số lượng đảng viên, đó chính là đảng chúng ta, đảng của giai
cấp cơng nhân cách mạng”19 , “Chúng ta cần có những đảng viên mới không
phải để quảng cáo mà là để làm việc thật sự. Những người đó chúng ta kêu
gọi họ vào hàng ngũ chúng ta”20. Khi đã có chính quyền, nhiều đảng viên
cộng sản mắc phải bệnh ba hoa, nói dài rỗng tuếch trước quần chúng nhưng
lại khơng biết lãnh đạo, tổ chức những công việc hàng ngày trong sản xuất,
đời sống. trong “Sáng kiến vĩ đại” V.I.Lênin viết: “Hãy bớt những lời hoa mỹ
đi, hãy làm thêm những cơng việc hàng ngày”. Khi có chính quyền, V.I.Lênin
đặc biệt phê phán kịch liệt những tệ nạn tham ô, hối lộ, lạm dụng quyền hành,
vi phạm pháp luật nhà nước. Theo V.I.Lênin thì “cần phải đuổi ra khỏi Đảng
những kẽ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hóa, khơng trung
thực, nhu nhược và những người Mensêvích, tuy bề ngoài đã được phủ một
lớp sơn mới nhưng trong tâm hồn vẫn là Mensêvích” 21, Người cịn u cầu

Đảng lãnh đạo chính quyền khơng được bao che và địi hỏi phải xử phạt
những đảng viên phạm lỗi phải nghiêm khắc hơn những người khác.
Sđd, 1977, t 39, tr 255
Sđd, 256
21
Sđd, 1978, t 44, tr 154
19
20


11

Hơn nữa, V.I.Lênin cho rằng thanh đảng là một hình thức cần thiết để
làm trong sạch đội ngũ đảng viên, bởi vì thanh đảng cho phép có thể khai trừ
hàng loạt những đảng viên thuộc những tầng lớp không đáng tin cậy, khơng
cịn đáp ứng u cầu nhiệm vụ mới, nhanh chóng thu hẹp đảng đến mức có
thể kiểm sốt được. Thanh đảng đúng “nó sẽ làm cho đảng trở thành đội tiên
phong của giai cấp vô sản vững mạnh hơn trước nhiều, nó sẽ làm cho đảng
trở thành đội tiên phong có liên hệ vững chắc hơn với giai cấp ấy, có khả
năng hơn để đưa giai cấp ấy đi đến thắng lợi giữa vơ vàn khó khăn nguy
hiểm”22. Tuy nhiên V.I.Lênin lưu ý phải thận trọng để đề phòng các sai lầm,
đồng thời tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ của cơng tác xây dựng đảng thì
mới đảm bảo làm trong sạch đội ngũ đảng viên.
Thứ năm: Đảng phải luôn luôn chú ý cơ cấu hợp lý thành phần
đảng viên trong Đảng.
Cơ cấu đội ngũ đảng viên do bản chất của Đảng quyết định, Đảng
mácxít là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân, ngồi ra cịn có các giai cấp,
tầng lớp lao động khác. Do đó theo V.I.Lênin trong cơ cấu đội ngũ đảng viên
thành phần công nhân phải được ưu tiên, phải chiếm đa số. Thành phần cơng
nhân chiếm nhiều hay ít, tăng hay giảm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất vơ

sản của Đảng. V.I.Lênin luôn luôn quan tâm đến việc tăng cường thành phần
công nhân trong đảng, khi cách mạng thành công, V.I.Lênin kêu gọi công
nhân và nông dân gia nhập Đảng, Người cho rằng: “có thể và cần phải có số
cơng nhân và nông dân lao động ngày càng nhiều để lãnh đạo công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội”23 và “chúng ta chỉ kêu gọi vào đảng với số lượng
đông đảo những cơng nhân bình thường và nơng dân nghèo, nơng dân lao
động thôi”24.
Bên cạnh việc đề cao và phấn đấu bảo đảm thành phần công nhân trong
đảng, V.I.Lênin cho rằng Đảng cũng cần thu nhận các phần tử ưu tú trong giai
cấp nơng dân, Hồng qn, trí thức và các thành phần khác, nhưng các đối
tượng này phải được lựa chọn, thử thách thật thận trọng và trong mọi trường
Sđd, 1978, t44, tr 152
Sđd, 1977, t 39, tr 257
24
Sđd, tr 256
22
23


12

hợp thật cần thiết, và chú ý “không được đưa và đảng những phần tử sống
bằng bóc lột lao động người khác”25
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề
đảng viên.
Tư tưởng của V.I.Lênin về hình mẫu, tiêu chuẩn của người đảng viên
cộng sản và những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đội ngũ đảng viên của
Đảng có ý nghĩa hết sức lớn lao trong công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng ta
hiện nay. Việc nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc tư tưởng đó sẽ giúp
cho Đảng ta có cơ sở khoa học trong việc xây dựng hình mẫu, tiêu chuẩn

người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở đó làm tốt hơn cơng tác
xây dựng đội ngũ đảng viên của đảng đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Trung thành với học thuyết về xây dựng chính Đảng cách mạng của
giai cấp công nhân, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam Đảng ta đã vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên,
đặc biệt là tư cách người đảng viên cộng sản giữ một vị trí quan trọng trong
cơng tác xây dựng đảng nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động nói chung. Đảng viên là lực lượng nòng cốt
trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, sức chiến đấu và năng lực lãnh
đạo của đảng cao hay thấp, việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn ở
chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản rất phong phú
và sâu sắc, có thể khái quát một số nội dung chủ yếu sau đây.
Người đảng viên cộng sản phải là người:
- Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênnin; kiên trì phấn đấu vì sự
nghiệp cách mạng của dân tộc và của nhân loại; kết hợp tinh thần yêu nước,
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.
25

Sđd, 1978, t45, tr 572


13

- Vừa có tài, vừa có đức, đức là gốc; tích cực rèn luyện, nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
- Gắn bó mật thiết với nhân dân; luôn lấy dân làm gốc; vừa là người

lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân; thống nhất lời
nói với vịêc làm; thực hiện “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đặt lợi
ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
- Luôn giữ gìn đồn kết trong Đảng, đồn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
- Kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng và hành động sai trái, phản
động, trước hết là chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, bệnh giáo điều.
- Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước.
Vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của Người, Đảng ta đã đề ra
chuẩn mực về tư cách người đảng viên cộng sản phù hợp với yêu cầu của giai
đoạn cách mạng hiện nay. Điều I, Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta ghi rõ: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của tổ
quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân,
chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị quyết
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có
đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ
chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng”.26
II.TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
QUA CÁC TÁC PHẨM NGƯỜI VIẾT SAU CÁCH MẠNG THÁNG
MƯỜI.
1.Vị trí, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng.
- Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng và có
quan hệ mật thiết với tồn Đảng.

26

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, HN, 2006, tr7



14

Sau khi giành được chính quyền, Đảng trở thành Đảng cầm quyền,
V.I.Lênin càng coi trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng làm nền tảng và hạt
nhân chính trị. Để giành thắng lợi trong nội chiến cách mạng giữ vững chính
quyền, xây dựng đất nước, thực hiện chun chính vơ sản, V.I.Lênin dạy:
“Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương đảng, phải
trao đổi những kinh nghiệm cho nhau, phải làm công tác cổ động, tun
truyền, cơng tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh vực đời sống xã hội, với
tất cả mọi loại và mọi tầng lớp lao động. Những chi bộ ấy phải thơng qua
cơng tác mn hình mn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện Đảng,
giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống”27.
Trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo kinh tế, đặc biệt là thực hiện
chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin cho rằng vai trò của tổ chức cơ sở đảng
càng quan trọng, theo Ông, để giành thắng lợi trong bước chuyển biến chiến
lược này, phải khơng ngừng nâng cao vai trị tổ chức cơ sở đảng , Người chỉ
ra cho các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức Xô viết: “phải đem hết lực lượng,
đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động rộng lớn hơn ở cơ
sở”. Nhờ có nhiều biện pháp xây dựng nâng cao vai trị tổ chức cơ sở đảng,
phát huy tính năng động, sáng tạo ở cơ sở mà nhiều nhiệm vụ, mục tiêu của
chính sách kinh tế mới của Nhà nước Xơ Viết được thực hiện trong thực tiễn.
Đó là chuyển biến tích cực thể hiện vai trị, tác dụng trong q trình lãnh đạo
của Đảng cầm quyền.
- Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, phân công
công tác, quản lý và sàng lọc đảng viên.
Khi trở thành Đảng cầm quyền, V.I.Lênin yêu cầu người đảng viên
phải lao vào hoạt động thực tiễn, phải “thông qua công tác mn hình mn
vẽ” của các chi bộ mà rèn luyện. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đảng viên
phải gương mẫu hoạt động ở cơ sở, phải năng động sáng tạo trong nhiệm vụ,

để nâng cao năng xuất lao động và củng cố xây dựng nội bộ đảng. Người chỉ
ra: Phải thông qua “Sáng kiến vĩ đại” để vạch mặt bọn cơ hội chui vào đảng.
V.I.Lênin gọi đó là bọn “chó hết” và để chúng “cút đi cho rảnh”. Thơng qua
lao động sáng tạo mà thử thách đảng viên, nâng cao uy tín của đảng bằng
27

V.I.Lênin, tồn tập, Nxb TB M, 1979, t 41, tr 232,233


15

hành động của đảng viên ở cơ sở, tạo nên sự gắn bó tin tưởng của nơng dân,
nhân dân lao động vào Nhà nước vô sản, vào chủ nghĩa xã hội. Trong quá
trình xây dựng, phát triển của Đảng, V.I.Lênin coi việc thanh đảng để loại bỏ
những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất ra khỏi Đảng là vấn đề nghiêm túc,
đặc biệt nghiêm trọng để sàng lọc đội ngũ đảng viên thì vấn đề cần thiết là
thơng qua cơ sở, qua quần chúng, qua thực tiễn hoạt động thì tiến hành mới
chính xác được.
- Tổ chức cơ sở đảng là nơi liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nơi
giáo dục, dẫn dắt, định hướng hoạt động của quần chúng theo lý tưởng
của Đảng.
Nhiệm vụ hàng đầu khi chưa giành chính quyền V.I.Lênin xác định là
tập hợp lực lượng. Do đó phải thuyết phục quần chúng thấy rõ tính đúng đắn
của cương lĩnh, sách lược, Đảng Cộng sản phải gương cao ngọn cở cương
lĩnh để tập hợp quần chúng. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, các chi bộ đảng
phải ra sức tuyên truyền cho quần chúng nhận thức được lý luận cách mạng,
mục tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Cịn sau khi giành được chính quyền,
các tổ chức đảng phải lãnh đạo nhân dân đập tan chính quyền cũ và giai cấp
bóc lột, bắt tay ngay vào xây dựng xã hội mới, xây dựng phát triển kinh tế, đó
là nhiệm vụ trọng tâm. Nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì

giáo dục quần chúng có ý thức tự giác, sáng tạo. Chỉ khi nào quần chúng tự
giác hoạt động sáng tạo hy sinh bền bỉ thì cách mạng mới đảm bảo thắng lợi.
V.I.Lênin viết: “Chủ nghĩa xã hội không phải là những sắc lệnh từ trên ban
xuống, chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là của bản thân quần chúng
nhân dân”28. Thành quả cách mạng được tạo nên và bảo vệ nó là nhờ tinh thần
hy sinh anh dũng bền bỉ chịu đựng gian khó của giai cấp cơng nhân, giai cấp
nơng dân và nhân dân lao động. Họ có phẩm chất cao quý ấy là nhờ sự
chuyển biến vĩ đại trong ý thức quần chúng. Mà ý thức giác ngộ ấy, giác ngộ
chủ nghĩa xã hội, theo V.I.Lênin chỉ có thể là kết quả quá trình giáo dục,
thuyết phục kiên trì của tổ chức Đảng ở cơ sở. Vì vậy, cơng tác quần chúng
của tổ chức cơ sở đảng là vấn đề cực kỳ quan trọng, gây ảnh hưởng mạnh mẽ
niềm tin của quần chúng đối với Đảng, V.I.Lênin viết: “Cần mở rộng phạm vi
28

Sđd, 1976, t 35, tr 64


16

ảnh hưởng của Đảng đối với quần chúng công nhân. Trong các chi bộ thấy
cịn rất ít tính chủ động; hoạt động của họ ở địa phương sẽ rất có lợi về mặt
tác động vào những người ngoài đảng. Nên chhú ý đến những câu lạc bộ. nên
đề bạc những cán bộ đảng trong quần chúng”29
- Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực
của đời sống xã hội, là nơi kiểm nghiệm đường lối, chính sách của đảng.
V.I.Lênin khẳng định lực lượng lãnh đạo để xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản là Đảng mácxít chứ khơng thể là lực lượng nào khác.
Vì vậy tất yếu tổ chức cơ sở đảng phải trực tiếp lãnh đạo các chính quyền Xơ
Viết cơ sở, để các xô viết đủ sức mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, xây dựng
xã hội mới dưới sự lãnh đạo của đảng, V.I.Lênin chỉ ra vấn đề cơ bản là giải

quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng và Chính quyền, tổ chức cơ sở đảng và các
Xơ Viết địa phương. Khi giành được chính quyền, bước vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội thì việc thành lập các Xô Viết, nhất là ở nông thôn là nhiệm vụ
hàng đầu của các tổ chức đảng: “các tổ chức đảng cộng sản phải dốc tồn lực
của mình để nhanh chóng thành lập các Xô Viết đại biểu ở nông thôn, trước
hết là những công nhân làm thuê và những người nửa vô sản”30. Nhưng nếu
điều kiện thành lập các Xô Viết chưa đủ thì khơng được nơn nóng, phải tiến
hành một cách vững chắc: “việc thành lập các Xô Viết ở nơng thơn địi hỏi
phải có thời gian chuẩn bị lâu dài bằng cách lập những chi bộ cộng sản”31 và
đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động để giáo dục giác ngộ quần chúng từ
đó mà củng cố chính quyền nhân dân vững mạnh. Khi bước vào thực hiện
nhiệm vụ trung tâm, quản lý xây dựng đất nước, V.I.Lênin dạy những người
cộng sản, những tổ chức cơ sở: “muốn quản lý tốt, thì ngồi cái tài biết thuyết
phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn cần phải biết tổ chức trong
lĩnh vực thực tiễn”32. Trên thực tế Đảng (b) Nga mà trực tiếp là các tổ chức cơ
sở đảng đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong điều kiện mn vàn
khó khăn của chính quyền Xơ Viết non trẻ. V.I.Lênin cũng nhiều lần nhắc
nhở, phải thông qua thực tiễn ở cơ sở mà kiểm nghiệm chủ trương, đường lối
Sđd, 1977, t 37, tr 56
Sđd, 1977, t41, tr 221
31
Sđd,1977, t 41, tr 22
32
Sđd, 1977, t36, tr 210
29
30


17


của Đảng, đóng góp những ý kiến để bổ sung, hồn thiện và phát triển đường
lối, chính sách của Đảng, lấy kết quả thực tế làm thước đo đánh giá sự lãnh
đạo của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng.
2. Ý nghĩa tư tưởng của V.I.Lênin về tổ chức cơ sở đảng
Những nội dung tư tưởng của V.I.Lênin về tổ chức cơ sở đảng có ý
nghĩa sâu sắc đối với công tác xây dựng đảng ta hiện nay. Xuất phát từ luận
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ vị trí vai trị của tổ
chức cơ sở đảng, Người viết: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng”33. Rằng “chi bộ là
nền tảng của Đảng, của cách mạng ở xã…”34. Một cây không thể thiếu gốc
rễ, một nhơi nhà khơng thể thiếu nền tảng, nền móng. Điều đó đủ nói lên vị
trí, vai trị rất quan trọng của chi bộ đối với tư cách là tổ chức cơ sở đảng.
Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt của đời sống xã hội,
Hồ Chí Minh khẳng định: các tổ chức cơ sở của Đảng là những hạt nhân lãnh
đạo, là “đồn lũy” của Đảng ở cơ sở. Mỗi chi bộ ta phải là hạt nhân vững chắc,
lãnh đạo đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà. Rằng,
“mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở”35
Đồng thời nhấn mạnh: “Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần
chúng”36.
Trong mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, vai trò của tổ chức cơ sở
đảng là những “sợi dây chuyền” nối liền Đảng với dân. Người viết: “Tác
dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng
với quần chúng”37.
Từ việc xem xét vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các mối
quan hệ trên, Hồ Chí Minh đã khái quát: “ Đảng mạnh là do các chi bộ
mạnh”, các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”.
Tư tưởng của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về tổ chức cơ sở đảng là cơ sở
phương pháp luận giúp Đảng ta xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ
Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb TCQG, HN, 1995, t 7 tr 242
Sđd, tr 467
35

Sđd, t 10, tr 205
36
Sđd, Hồ Chí Minh,t 11, tr 83
37
Sđd, t 7, tr 242-243
33
34


18

sở đảng. Đảng ta cũng đã xác định rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở,
đảng bộ cơ sở) là nến tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”38.
III. TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ
CHỨC CỦA ĐẢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
XÂY DỰNG ĐẢNG TA HIỆN NAY.
1. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đảng vô sản kiểu mới không chỉ là đội tiên phong mà phải còn là đội
tiên phong có tổ chức của giai cấp vơ sản. Đảng muốn hành động được-theo
V.I.Lênin thì Đảng phải biến được sức mạnh về chính trị thành sức mạnh về
tổ chức; phải biến được uy tín về chính trị thành uy tín về tổ chức. Là bộ tham
mưu chiến đấu của giai cấp vô sản, việc xây dựng và hoạt động của tổ chức
đảng phải theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Là một Đảng cách mạng chứ
không phải là một câu lạc bộ tranh cải lý luận hết ngày này đến ngày khác,
Đảng phải được tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên
tắc này đảm bảo cho sự thống nhất, tập trung cao đi đôi với dân chủ đầy đủ
nhất. Tập trung trong Đảng không đối lập với dân chủ, ngược lại tập trung
trong Đảng phải trên cơ sở dân chủ. Mặt khác dân chủ trong Đảng là dưới sự
chỉ đạo của tập trung nhằm thực hiện tập trung tốt hơn. dân chủ trong Đảng
không chấp nhận tùy tiện, phân tán, tự do, vô kỷ luật, vô chính phủ. Tập trung

và dân chủ phải là một thể thống nhất, trong mối quan hệ biện chứng đó thì
mới tạo nên sức mạnh vô địch về tổ chức của Đảng.
Đại hội VIII (1919) của Đảng dân chủ - xã hội Nga V.I.Lênin khẳng
định tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo kết cấu tổ chức của đảng. Năm
1920, trong Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội II quốc tế cộng sản quy định:
“Các đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải được xây dựng theo nguyên tắc
tập trung dân chủ”39.
Sau Cách mạng Tháng Mười, Đảng Bơnsêvích Nga trở thành Đảng
cầm quyền. Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng Bơnsêvích Nga vừa xây dựng,
kiện tồn tổ chức đảng, vừa chống lại cuộc can thiệp vũ trang trên quy mô lớn
của chủ nghĩa đế quốc và bọn bạo loạn phản động trong nước. Trong hoàn
38
39

Điều lệ Đảng, điều 21.
Sđd, t 41, tr 253


19

cảnh chiến tranh khốc liệt, nước Nga Xô Viết phải thực hiện chính sách cộng
sản thời chiến (1918-1920), Đảng Bơnsêvích Nga thực hiện “chế độ tập
trung” cao độ. Trong Điều lệ Đảng cộng sản (b) Nga tuy vẫn ghi nguyên tắc
tập trung dân chủ, nhưng trên thực tế hình thức tổ chức bộ mày đảng đã bị
phân hóa. Đó là một chế độ tập trung vô điều kiện và một “chế độ mệnh lệnh
chiến đấu”. Hình thức tổ chức này có tác dụng quyết định trong việc giành
thắng lợi trong chiến tranh và bảo vệ chính quyền XơViết, nhưng nó là lực
cản đối với việc phát huy quyền dân chủ, sáng tạo của quần chúng trong phát
triển lực lượng sản xuất. Việc quân sự hoá trong Đảng đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động của Đảng cộng sản Bơnsêvích Nga. Nhận thức rõ điều

đó, Hội nghị đại biểu tồn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản (b) Nga (9-1920)
đã thông qua nghị quyết về những nhiệm vụ trước mắt của công tác xây dựng
đảng. Tháng 3-1921, Đại hội X Đảng cộn sản (b) Nga lại thông qua nghị
quyết về sự thống nhất hoạt động của đảng. Trong những bức thư gửi đại hội
và các tác phẩm “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông như
thế nào? Thà ít mà tốt …” V.I.Lênin đã đề xuất một loạt quan điểm để xây
dựng tổ chức và dân chủ hóa chống chủ nghĩa tập trung. Thứ nhất, sự tập
trung hóa đã phát triển chủ nghĩa quan liêu và khuynh hướng thoát ly quần
chúng; chế độ mệnh lệnh thường dẫn đến áp chế. Nghị quyết về xây dựng
đảng cho rằng, tình hình đó địi hỏi bức thiết phải có hình thức tổ chức mới
mà trọng tâm là đảm bảo cho tồn thể đảng viên tích cực thảo luận mọi vấn đề
của đảng, loại trừ mọi chế độ bổ nhiệm; tiến hành phê bình thật sự tự do trong
đảng; Thứ hai, nâng cao vị trí và quyền hạn của ban kiểm tra Trung ương đề
cùng giám sát cơ quan lãnh đạo và lãnh tụ đảng, v.v .., Thứ ba, đảm bảo tự do
tư tưởng và quyền tranh luận. Trong thời kỳ chính sách cộng sản thời chiến,
Nghị quyết về sự thống nhất hành động của Đảng (Đại hội X) quyết định giải
tán ngay tất cả các nhóm bè phái… ai khơng thi hành quyết định ấy của đại
hội thì nhất định sẽ bị khai trừ lập tức ra khỏi đảng. V.I.Lênin giải thích điều
đó là do hồn cánh tạo nên, thực tế đó là một biện pháp cực đoan. Quyết định
đó chỉ trong hoàn cảnh nước nga đứng trước sự khủng hoảng kinh tế và khủng
hoảng chính trị nghiêm trọng mà tiêu biểu là vụ binh biến của lính thủy
Crơnxtát. Trong khi chủ trương cấm hoạt động bè phái trong đảng, V.I.Lênin


20

khơng địi hỏi những người có quan điểm khác nhau phải từ bỏ quan điểm của
mình, khơng thủ tiêu quyền bảo lưu quan điểm cá nhân. Trái lại trong Nghị
quyết về sự thống nhất của Đảng, V.I.Lênin đảm bảo cả về mặt tổ chức cho
tranh luận và đấu tranh giữa những quan điểm khác nhau. Đại hội X quyết

định xuất bản điều đặn chuyên san tranh luận. V.I.Lênin chỉ ra: những xuất
bản phẩm, những văn tập đặc biệt phải để cho đảng viên trao đổi ý kiến một
cách cặn kẽ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ vận dụng trong sự lãnh đạo và chỉ đạo
thực hiện của Đảng thể hiện ở chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
Lãnh đạo tập thể không thể tách rời cá nhân phụ trách. V.I.Lênin địi hỏi phải
phân biệt: lãnh đạo thì nhất thiết phải do tập thể nhưng tổ chức thực hiện thì
phải giao cho một người phụ trách, chỉ một cá nhân điều khiển, chỉ huy, ra
lệnh mà thôi “việc lãnh đạo thực tiễn cơ quan, xí nghiệp, cơng tác, nhiệm vụ
chỉ nên giao cho một đồng chí thơi, một đồng chí có tiếng là cương nghị, có
tinh thần quả quyết, mạnh dạn, có khả năng lãnh đạo cơng tác thực tiễn và
được nhiều tính nhiệm nhất”40
V.I.Lênin coi vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên
tắc tổ chức, hoạt động của đảng cộng sản. Tập trung hóa là xu hướng tất yếu
của mọi tổ chức. Do đó, V.I.Lênin nhấn mạnh nhiều hơn vấn đề dân chủ hoá.
thể hiện: Thứ nhất , V.I.Lênin coi vấn đề dân chủ trong đảng, đặc biệt là cho
đông đảo đảng viên là hạt nhân của việc thực hiện nền chính trị dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Thứ hai, tư tưởng tập trung hóa trong sinh hoạt đảng có quan
hệ mật thiết với chống chủ nghĩa quan liêu; Ba là, dân chủ hoá trong sinh hoạt
đảng, mà điểm trọng yếu là phải giám sát, kiểm tra, kiểm soát cơ quan lãnh
đạo và lãnh tụ đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta
đã vận dụng sáng tạo học thuyết xây dựng đảng của của chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể Việt Nam, để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra
trong quá trình xây dựng Đảng. Người đã quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây
dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và chỉ ra rằng: Đảng ta là Đảng
của giai cấp công nhân, do đó tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản
40

Sđd, 1971, t 29, tr 500.




×