Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Mối tương hợp giữa năng lượng tiêu hao lúc nghỉ bằng phương pháp đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp và công thức ước tính trên bệnh nhân thông khí cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.95 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

MỐI TƯƠNG HỢP GIỮA NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO LÚC NGHỈ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CHUYỂN HĨA NĂNG LƯỢNG GIÁN TIẾP
VÀ CƠNG THỨC ƯỚC TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN THƠNG KHÍ CƠ HỌC
Huỳnh Văn Ân1, Phó Thiên Phước1
TĨM TẮT

3

Đặt vấn đề: Cơng thức ước tính được sử
dụng phổ biến hơn đo chuyển hóa năng lượng
gián tiếp (CHNLGT) do dễ áp dụng, khơng tốn
chi phí nhưng độ chính xác còn nhiều tranh cãi.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối tương
hợp của phương pháp đo năng lượng chuyển hóa
gián tiếp và cơng thức ước tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang với mẫu là bệnh nhân
thông khí cơ học tại khoa Hồi sức Tích cực –
Chống độc, bệnh viện Nhân dân Gia Định từ
tháng 01/2020 đến 12/2020. Bệnh nhân được đo
NLTHLN bằng phương pháp CHNLGT và tính
bằng cơng thức ACCP, Harris – Benedict và
Penn State 2003. Tương hợp của hai phương
pháp được phân tích bằng tương quan và phân
tích Bland – Altman.
Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 66 bệnh
nhân. NLTHLN bằng phương pháp CHNLGT có
mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với
NLTHLN tính bằng công thức ACCP (r = 0,41),


Harris – Benedict (r = 0,52) và Penn State 2003
(r = 0,51) với p < 0,001. Giới hạn tương hợp của
công thức ACCP, Harris – Benedict và Penn

Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện
Nhân dân Gia Định
Chịu trách nhiệm chính: Phó Thiên Phước
Email:
Ngày nhận bài:15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1

State 2003 lần lượt là -572,6 đến 512,0, -697,0
đến 267,9 và -375,5 đến 631,8 kcal/ngày.
Kết luận: Có mối tương quan mức độ trung
bình – yếu giữa NLTHLH đo bằng phương pháp
CHNLGT và cơng thức ước tính. Độ tương hợp
của công thức Penn State 2003 và Harris –
Benedict tốt hơn cơng thức ACCP.
Từ khóa: chuyển hóa năng lượng gián tiếp,
năng lượng tiêu hao lúc nghỉ

SUMMARY
AGREEMENT BETWEEN RESTING
ENERGY EXPENDITURE BY
INDIRECT CALORIMETRY AND
PREDICTIVE EQUATIONS IN
PATIENT WITH MECHANICAL
VENTILATION

Background: Predictive equations are more
popular than indirect calorimetry (IC) at bedside
due to the availability and cost, however, their
accuracy is still controversial.
Objective: To evaluate the agreement
between predictive equations and indirect
calorimetry.
Methods: This was a cross-sectional study
of patients with mechanical ventilation at
Medical Intensive Care Unit in Nhan Dan Gia
Dinh Hospital between January and November
2020. Resting energy expenditure (REE) was
measured by IC and calculated by ACCP, Harris
– Benedict and Penn State 2003 equation.
Agreement between two methods was assessed
by correlation and Bland – Altman analysis.

23


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Results: A total of 66 patients were
included. There was a significant positive
correlation between REE measured by IC and
ACCP equation (r = 0.41), Harris – Benedict
equation (r = 0.52) and Penn State 2003 (r =
0.51) with p < 0.001. Limit of agreement of
ACCP, Harris – Benedict and Penn State 2003
equation were -572.6 – 512.0, -697.0 – 267.9 and

-375.5 – 631.8 kcal/day, respectively.
Conclusions: Correlation indicated a
moderate – weak association between two
methods. Agreement between Penn State 2003
and Harris – Benedict equations was better than
ACCP equation.
Keywords: indirect calorimetry, Resting
energy expenditure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp đo chuyển hóa năng lượng
gián tiếp (CHNLGT), thông qua một thiết bị
liên kết với hệ thống ống thở, giúp đo đạc
các thông số như lưu lượng O2, lưu lượng
CO2 từ đó tính ra năng lượng tiêu hao lúc
nghỉ (NLTHLN) của bệnh nhân.
Đánh giá NLTHLN thông qua đo
CHNLGT được khuyến cáo trong hầu hết
các hướng dẫn điều trị(1,3). Tuy nhiên, với
nhược điểm cần thiết bị đo chuyên biệt và kĩ
thuật đo phức tạp phương pháp này chưa
được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Cơng thức ước tính có ưu điểm dễ áp
dụng thường được sử dụng trong thực hành
lâm sàng nhưng độ chính xác của chúng cịn
nhiều tranh cãi(4,5). Hơn thế, vài nghiên cứu
cho thấy sự tương hợp kém của cơng thức
ước tính so với phương pháp đo CHNLGT.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn
(2019) ghi nhận tượng hợp kém giữa

24

NLTHNL bằng phương pháp đo với cơng
thức của ACCP và Harris – Benedict(6). Vì
vậy, nghiên cứu được tiến hành để xác định
mối tương hợp của phương pháp đo năng
lượng chuyển hóa gián tiếp và cơng thức ước
tính.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mơ tả
tại khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc bệnh
viện Nhân dân Gia Định từ tháng 01/2020
đến tháng 10/2020.
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ≥
18 tuổi, được điều trị thơng khí cơ học với
thơng số máy thở là chế độ kiểm sốt thể tích
hoặc áp lực, FiO2 ≤ 60% và PEEP ≤ 10
cmH2O; sinh hiệu ổn định thể hiện qua huyết
áp trung bình ≥ 65 mmHg, nhịp tim 60 – 130
lần/phút, nhịp thở ≤ 35 lần/phút; và bệnh
nhân thư giãn, khơng kích thích với thang
điểm CPOT từ 0 – 1 điểm, RASS ≤ 0 điểm.
Chúng tơi loại trừ các bệnh nhân tràn khí
màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi; bệnh
nhân điều trị lọc máu liên tục, thay huyết
tương, trao đổi oxy qua màng ngồi cơ thể,
kiểm sốt thân nhiệt mục tiêu trong vịng 4
giờ trước đo; hoặc thân nhân không đồng ý
tham gia nghiên cứu với mọi lí do.
Thơng tin lâm sàng được thu thập bao

gồm các đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới,
chiều cao, cân nặng), chỉ định thơng khí cơ
học. Các cơng thức ước tính được sử dụng là
cơng thức của ACCP, Harris – Benedict và
Penn State 2003 (Bảng 1). BN đo NLTHLN
bằng phương pháp CHNLGT vào các buổi
sáng thứ nhất và ba của quá trình TKCH
trong khoảng thời gian từ 7 đến 11 giờ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Bảng 1. Công thức ước tính NLTHLN sử dụng(8)
Cơng thức của Trường mơn Bác sĩ Lồng ngực Hoa Kì (ACCP)
25 x cân nặng
Nếu BMI 16 – 25 kg/m2 thì sử dụng cân nặng thực
BMI > 25 kg/m2 thì sử dụng cân nặng lí tưởng
BMI < 16 kg/m2 thì sử dụng cân nặng thực cho 7 – 10 ngày đầu, sau đó sử dụng cân nặng lí
tưởng
Cơng thức Harris – Benedict
Nam: 66,4730 + (13,7516 x cân nặng) + (5,0033 x chiều cao) – (6,7550 x tuổi)
Nữ:

655,0955 + (9,5634 x cân nặng) + (1,8496 x chiều cao) – (4,6756 x tuổi)
Công thức Penn State 2003

(0,85 x giá trị từ công thức Harris – Benedict‡) + (175 x Tmax) + (33 x VE) – 6,433
*Cân nặng bằng kg. Chiều cao bằng cm.
BMI (body mass index, chỉ số khối cơ thể),
Tmax (nhiệt độ tối đa trong 24 giờ) bằng oC.

VE (minute ventilation, thơng khí phút) bằng
L/phút.
Tương quan giữa các biến số được kiểm
định và trình bày bằng hệ số tương quan
Pearson nếu biến có phân phối chuẩn hoặc hệ

bình sai số, ĐLC (độ lệch chuẩn) của sai số,
KTC 95% (khoảng tin cậy 95%) của sai số
và giới hạn tương hợp (limits of agreement);
với sai số được định nghĩa là hiệu của giá trị
NLTHLN tính bằng cơng thức trừ cho giá trị
đo bằng phương pháp CHNLGT.
Biểu đồ Bland – Altman, bao gồm các
giá trị: trung bình sai số, KTC 95% của sai

số tương quan hạng Spearman nếu biến
không theo phân phối chuẩn.
Tương hợp giữa các biến được phân tích
và trình bày thơng qua sai số (bias), trung

số; giới hạn tương hợp, KTC 95% của giới
hạn trên và giới hạn dưới của giới hạn tương
hợp và đường hồi qui của sai số so với trung
bình.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 2. Đặc điểm chung
Đặc điểm chung


Mô tả

n

66

Tuổi (năm)

70,4 ± 13,5

Tỷ lệ nam (%)

50

Cân nặng (kg)

52,3 ± 8,7

Chiều cao (cm)

158,3 ± 8,5
25


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Chỉ số khối (kg/m2)

22,0 ± 2,6


Tình trạng dinh dưỡng
Theo IDI và WPRO (n, tỷ lệ phần trăm)
Gầy (BMI < 18,5)

7 (10,6)

Bình thường (18,5 ≤ BMI < 23)

33 (50)

Thừa cân (23 ≤ BMI < 25)

19 (28,8)

Béo phì (BMI ≥ 25)

7 (10,6)

Chỉ định thơng khí cơ học (n, tỷ lệ phần trăm)
Suy hơ hấp - Giảm oxy hóa máu hoặc giảm thơng khí (n = 59)
1. Viêm phổi

55 (83,3)

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

8 (12,1)

3. Suy tim


10 (15,2)

4. Khác (thuyên tắc phổi, hen phế quản)

6 (9,1)

Bảo vệ đường thở hoặc mất cân bằng cung cầu (n = 7)
1. Rối loạn huyết động*

4 (6,1)

2. Khác**

3 (4,6)

Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ (kcal/ngày)
ACCP

1347,0 ± 201,8

Harris – Benedict

1162,8 ± 159,2

Penn State 2003

1505,5 ± 217,3

Phương pháp đo CHNLGT


1377,3 ± 288,4

IDI (International Diabetes Institute, Viện
Nghiên cứu Đái tháo đường Quốc tế),
WPRO (Western Pacific Regional Office,
Văn phịng Khu vực Tây Thái Bình Dương
thuộc Tổ chức Y tế Thế giới)
*bao gồm sốc nhiễm khuẩn với ổ nhiễm
ngồi phổi và sốc giảm thể tích
**bao gồm tai biến mạch máu não, nhược
cơ, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối kèm
rối loạn tri giác

26

Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là
70,4 ± 13,5 tuổi. Cân nặng trung bình, chiều
cao và chỉ số khối trung bình lần lượt là 52,3
± 8,7 kg, 158,3 ± 8,5 cm và 22,0 ± 2,6 kg/m2.
Chỉ định thơng khí ở BN là các nguyên nhân
nội khoa như viêm phổi, suy tim, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính…
Mối tương quan của năng lượng tiêu
hao lúc bằng các phương pháp khác nhau


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Biểu đồ 1. Sự tương quan giữa giá trị NLTHLN tính
bằng cơng thức và đo bằng phương pháp CHNLGT

NLTHLN đo bằng phương pháp Penn State 2003 (r = 0,51) có mức độ trung
CHNLGT có mối tương quan thuận có ý bình. Mối tương quan của NLTHLN bằng
nghĩa thống kê với NLTHLN tính bằng cơng phương pháp CHLNGT với công thức ACCP
thức ACCP, Harris – Benedict và Penn State có mức độ yếu (r = 0,41).
2003 (p < 0,001). Trong đó, tương quan giữa
Mối tương hợp của năng lượng tiêu
NLTHLN bằng phương pháp CHNLGT với hao lúc bằng các phương pháp khác nhau
công thức Harris – Benedict (r = 0,52) và
Sai số, giới hạn tương hợp
Bảng 3. Sai số, giới hạn tương hợp của giá trị NLTHLN tính bằng cơng thức so với đo
bằng phương pháp CHNLGT
Trung bình
ĐLC của
KTC 95% của
Giới hạn
Cơng thức
sai số*
sai số
sai số
tương hợp
ACCP (kcal/ngày)
-30,3
276,7
-98,3 – 37,7
-572,6 – 512,0
Harris – Benedict
-214,5
246,2
-275,0 – -154,0
-697,0 – 267,9

(kcal/ngày)
Penn State 2003
128,2
257,0
65,0 – 191,3
-375,5 – 631,8
(kcal/ngày)
*là hiệu của NLTHLN tính bằng cơng thức trừ giá trị đo bằng phương pháp CHNLGT
Trung bình sai số của NLTHLN tính 275,0 đến -154,0 kcal/ngày và giới hạn tương
bằng công thức ACCP là -30,3 ± 276,7 hợp là -697,0 đến 267,9 kcal/ngày. Cuối
kcal/ngày. KTC 95% của sai số là -98,3 đến cùng, đối với công thức Penn State 2003
37,7 kcal/ngày và giới hạn tương hợp là - trung bình sai số của NLTHLN là 128,2 ±
572,6 đến 512,0 kcal/ngày. Nghiên cứu ghi 257,0 kcal/ngày, KTC 95% của sai số là 65,0
nhận trung bình sai số của NLTHLN tính đến 191,3 kcal/ngày và giới hạn tương hợp là
bằng công thức Harris – Benedict là -214,5 ± -375,5 đến 631,8 kcal/ngày.
246,2 kcal/ngày với KTC 95% của sai số là 27


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Biểu đồ Bland – Altman

Biểu đồ 2. Biểu đồ Bland – Altman của NLTHLN tính
bằng cơng thức ước tính so với đo bằng phương pháp CHNLGT
Tỉ lệ các trường hợp nằm trong khoảng
giới hạn của công thức ACCP là 92,4%, công
thức Harris – Benedict là 95,5% và công
thức Penn State 2003 là 97%.
Trên trục tung, biểu đồ Bland – Altman
giữa NLTHLN đo bằng phương pháp

CHNLGT và công thức ACCP cho thấy các
trường hợp phân bố tương đối đồng đều trên
và dưới giá trị không của khác biệt. Biểu đồ
Bland – Altman của NLTHLN bằng phương
28

pháp CHNLGT với cơng thức Harris –
Benedict có đa phần các trường hợp nằm
dưới giá trị không và công thức Penn State
2003 có đa phần các trường hợp nằm trên giá
trị khơng.
Khác biệt và trung bình của NLTHLH đo
bằng phương pháp CHNLGT và tính bằng
cơng thức có mối tương quan nghịch có ý
nghĩa thông kê với p ≤ 0,009.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Trong đó, tương quan của khác biệt và
trung bình của NLTHLN đo bằng phương
pháp CHNLGT với công thức Harris –
Benedict là mạnh nhất, ở mức trung bình với
r = -0,53. Cơng thức ACCP và cơng thức
Penn State 2003 chỉ có tương quan ở mức độ
yếu với r = -0,37 đối với công thức ACCP và
r = -0,32 đối với công thức Penn State 2003.
IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Dân số nghiên cứu của chúng tôi có vài

đặc điểm khác với các nghiên cứu. Tuổi
trung bình trong nghiên cứu lớn hơn phần
lớn các nghiên cứu khác. Chẳng hạn, tuổi
trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn
Mạnh Tuấn và cs (2019) là 58,7 tuổi(6). Thể
trạng của bệnh nhân nhỏ hơn nghiên cứu
khác. Trong nghiên cứu của tác giả

Morbitzer K.A. và cs (2020) có cân nặng
trung bình là 80,5 ± 19,6 kg, chiều cao trung
bình là 171,2 ± 10,5 cm và chỉ số khối trung
bình 27,5 ± 6,7 kg/m2(7).
Mối tương quan của năng lượng tiêu
hao lúc bằng các phương pháp khác nhau
Nghiên cứu của MacDonald A. và cs
(2003) cũng ghi nhận mối tương quan có ý
nghĩa thống kê (p < 0,0001) giữa NLTHLN
đo bằng phương pháp CHNLGT với tính
bằng cơng thức có mức độ tương quan mạnh
hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể,
hệ số tương quan đối với công thức ACCP là
0,64, công thức Harris – Benedict là 0,75 và
công thức Penn State 2003 là 0,81.
Mối tương hợp của năng lượng tiêu
hao lúc bằng các phương pháp khác nhau
Sai số, giới hạn tương hợp

Bảng 4. Sai số, giới hạn tương hợp trong các nghiên cứu(6,8)
Trung bình
sai số (ĐLC)


KTC 95% của sai
số

Giới hạn tương
hợp

Chúng tôi
ACCP

-30,3 (276,7)

-98,3 – 37,7

-572,2 – 512,0

Harris – Benedict

-214,5 (246,2)

-275,0 – -154,0

-697,0 – 267,9

Penn State 2003

128,2 (257,0)

65,0 – 191,3


-375,5 – 631,8

Nguyễn Mạnh Tuấn (2019)
ACCP

-167

-884 – 509

-

Harris – Benedict

-63,5

-540 – 413

-

Zusman O. (2018)
ACCP

47,1 (557,7)

18,3 – 75,9

-

Harris – Benedict


-378,6 (434,4)

-401,1 – -356,2

-

Penn State 2003

-207,6 (453,9)

-231,0 – -184,1

-

29


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Khi so với phương pháp CHNLGT,
NLTHLN tính bằng cơng thức ACCP có
trung bình sai số là -30,3 ± 277,0 kcal/ngày
và KTC 95% của sai số là -98,3 – 37,7
kcal/ngày. Mặc dù trung bình sai số là số âm
có thể cho thấy cơng thức ACCP có xu
hướng dự đốn thấp mức NLTHLN, nhưng
KTC 95% có chứa số không khiến chúng tôi
không thể kết luận được xu hướng này.
Cơng thức Harris – Benedict cho trung


hồnh, ta thấy các điểm nằm ngoài giới hạn
tương hợp tập trung chủ yếu ở vùng có giá trị
trung bình lớn, gợi ý rằng khác biệt tăng lên
khi trung bình tăng lên. Mối tương quan
tuyến tính có ý nghĩa thống kê của các điểm
trên biểu đồ (r = -0,37, p = 0,002) càng
khẳng định điều này. Nghiên cứu của chúng
tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn
Mạnh Tuấn và cs (2019) với 92,9% trường
hợp nằm trong giới hạn tương hợp(6).

bình sai số là -214,5 ± 246,2 kcal/ngày. KTC
95% của sai số trên trải rộng từ -275,0 đến -

Biểu đồ Bland – Altman của NLTHLN
giữa công thức Harris – Benedict và phương

154,0 kcal/ngày. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, công thức Harris – Benedict cho
kết quả dự đoán thấp NLTHLN thấp hơn so
với phương pháp CHNLGT.
Trung bình sai số của cơng thức Penn
State 2003 so với phương pháp đo CHNLGT
là 128,2 ± 257,0 kcal/ngày, với khoảng tin
cậy 95% từ 65,0 đến 191,3 kcal/ngày. Kết

pháp CHNLGT cho thấy cơng thức Harris –
Benedict dự đốn NLTHLN tốt hơn công
thức ACCP với 97,0% kết quả nằm trong
khoảng giới hạn tương hợp. Vì hầu hết các

điểm trong biểu đồ nằm dưới đường có giá
trị khác biệt là khơng (trục tung), nên cơng
thức Harris – Benedict có xu hướng dự đốn
thấp NLTHLN. Hơn nữa, mối tương quan

quả cho thấy công thức Penn State 2003 có
xu hướng dự đốn NLTHLN cao hơn trung
bình 128,2 kcal/ngày so với phương pháp
CHNLGT.
Biểu đồ Bland – Altman
Biểu đồ Bland – Atlman của NLTHLN
tính bằng cơng thức ACCP so với đo bằng
phương pháp CHNLGT cho thấy tỉ lệ các
trường hợp nằm trong giới hạn tương hợp là
92,4%. Khi đối chiếu qua trục tung, ta thấy
các điểm trong biểu đồ phân bố đồng đều

tuyến tính của các điểm trong biểu đồ (r = 0,53, p < 0,001) cho thấy cơng thức Harris –
Benedict khơng chỉ có xu hướng dự đoán
thấp giá trị NLTHLN mà dự đoán sai sẽ tăng
lên khi giá trị NLTHLN tăng lên. Nghiên cứu
của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của
các tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn (2019)(6).
Hơn nữa, xu hướng dự đoán sai tăng khi giá
trị NLTHLN tăng cũng được ghi nhận trong
nghiên cứu của Flack K.D. và cs (2016) với
tương quan có ý nghĩa thống kê của các điểm

trên và dưới giá trị khơng, vì vậy cơng thức
ACCP khơng có xu hướng dự đoán thấp hay

cao NLTHLN. Khi đối chiếu xuống trục

trong biểu đồ (r = -0,52, p < 0,01).
Biểu đồ Bland – Altman của NLTHLN
giữa công thức Penn State 2003 và phương

30


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

pháp CHNLGT cho thấy cơng thức cũng có
khả năng dự đốn tốt khi có 97,0% điểm
trong biểu đồ nằm trong khoảng giới hạn
tương hợp. Nhìn chung, cơng thức Penn
State 2003 có xu hướng dự đoán cao
NLTHLN. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ giảm
khi giá trị NLTHLN tăng lên vì mối tương
quan có ý nghĩa thống kê với r = -0,32 và p =
0,009 của các điểm trong hình.
V. KẾT LUẬN

3.

4.

5.

Tương quan của NLTHLN giữa phương
pháp CHNLGT và cơng thức có ý nghĩa

thống kê, với mức tương quan ở mức trung
bình – yếu. Mối tương hợp của công thức
Penn State 2003, Harris – Benedict tốt hơn
công thức ACCP.

6.

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Xuyên, Phạm
Thị Ngọc Thảo (2019), "Hướng Dẫn Dinh
Dưỡng Trong Điều Trị Bệnh Nhân Nặng",
Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng TPHCM.
2. McClave SA, Taylor BE, Martindale RG,
et al. (2016), "Guidelines for the Provision
and Assessment of Nutrition Support
Therapy in the Adult Critically Ill Patient:

8.

Society of Critical Care Medicine (SCCM)
and American Society for Parenteral and
Enteral Nutrition (ASPEN)", JPEN J
Parenter Enteral Nutr, 40(2), pp. 159-211.
Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al.
(2019), "ESPEN guideline on clinical
nutrition in the intensive care unit", Clin
Nutr, 38(1), pp. 48-79.
Ndahimana D, Kim EK (2018), "Energy

Requirements in Critically Ill Patients", Clin
Nutr Res, 7(2), pp. 81-90.
Maday KR (2017), "The importance of
nutrition in critically ill patients", JAAPA,
30(1), pp. 32-37.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2019), "Đánh giá năng
lượng tiêu hao ở bệnh nhân nằm hồi sức có
phẫu thuật bụng bằng phương pháp đo nhiệt
lượng gián tiếp", Luận văn Thạc sĩ y học,
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Morbitzer KA, Wilson WS, Chaben AC, et
al. (2020), "Energy Expenditure in Critically
Ill Adult Patients With Acute Brain Injury:
Indirect
Calorimetry
vs.
Predictive
Equations", Front Neurol, 10, pp. 1426.
Zusman O, Kagan I, Bendavid I, et al.
(2018), "Predictive
equations versus
measured energy expenditure by indirect
calorimetry: A retrospective validation", Clin
Nutr, 38(3), pp. 1206-1210.

31




×