Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan của thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.08 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2021
Hứa Thị Lệ1, Nguyễn Thị Minh Trang1, Huỳnh Thị Quỳnh Hương2
TÓM TẮT

48

Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là một
bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến thường gặp và
đang được quan tâm hàng đầu. Bệnh có khuynh
hướng ngày càng tăng trên thế giới. Nếu khơng
được chẩn đốn và điều trị sớm đái tháo đường
thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến
sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người
mẹ. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu được
thực hiện chỉ mô tả một vài yếu tố riêng lẻ tác
động tới tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đái
tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan của
thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Nhân dân
Gia Định thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ
tháng 04/2021 đến tháng 05/2021, 234 thai phụ
từ 24 tuần thai đến khám tại phòng Khám Sản
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tham gia vào
nghiên cứu cắt ngang này. Các thai phụ được
phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Dựa theo tiêu chuẩn ADA 2015, tỷ


lệ đái tháo đường thai kỳ là 36,8%. Những thai
phụ có tiền căn đái tháo đường thai kỳ thì tỷ lệ
mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần sau là 1,77 lần
so với nhóm khơng có tiền căn (KTC 95% (1,16Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Minh Trang
Email:
Ngày nhận bài: 15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1
2

2,72), p=0,009). Thai phụ tăng cân từ 8kg trở lên
có tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ cao gấp 1,46
lần so với những người tăng ít hơn 8kg (KTC
95% (1,02-2,08), p=0,035). Phụ nữ mang thai
vận động thể lực đủ theo khuyến cáo có tỷ lệ mắc
đái tháo đường thai kỳ bằng 0,56 lần so với nhóm
vận động không đủ (KTC 95% (0,35-0,89),
p=0,016).
Kết luận: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ còn
khá cao. Cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin cho
phụ nữ mang thai các thông tin về nguy cơ và
hậu quả của đái tháo đường thai kỳ, hướng dẫn
và xây dựng các chế độ dinh dưỡng và vận động
thể lực hợp lý trong quá trình mang thai nhằm
giảm thiểu tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ hiện
mắc, yếu tố liên quan


SUMMARY
THE PREVALENCE OF
GESTATIONAL DIABETES AND
RELATED FACTORS OF PREGNANT
WOMEN VISITING FOR ANTENATAL
EXAMINATION AT NHAN DAN GIA
DINH HOSPITAL 2021
Introduction: Gestational diabetes mellitus
is a common metabolic disorder that is gaining
worldwide attention. The global prevalence of
the disease is rising. Gestational diabetes
mellitus, if not detected and treated early, can
have a negative impact on the development of the
fetus and the mother's health. However, many
studies conducted describe only a few individual

457


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

factors influencing the prevalence of gestational
diabetes mellitus.
Objective: Determining the percentage of
gestational diabetes mellitus and related factors
in pregnant women attending the Antenatal Care
Department at Nhan dan Gia Dinh Hospital, Ho
Chi Minh City, in 2021.
Subjects and Method: From April 2021 to

May 2021, 234 pregnant women from 24 weeks
of gestation who visited the Obstetrics Clinic of
Nhan dan Gia Dinh Hospital participated in this
cross-sectional study. The pregnant women were
directly interviewed using a structured
questionnaire.
Results: Based on the diagnostic criteria by
the American Diabetes Association (ADA) in
2015, the percentage of gestational diabetes
mellitus was 36.8%. The percentage of GDM in
pregnant women with a history of gestational
diabetes mellitus was 1.77 times higher than in
the group with no history (95% CI (1.16-2.72),
p=0.009). Pregnant women who gained weight
from 8kg or more had a 1.46 times higher
percentage of gestational diabetes mellitus than
those who gained less than 8kg (95% CI (1.022.08), p=0.035). Pregnant women who did
enough physical activity as recommended had a
0.56 times higher percentage of gestational
diabetes mellitus compared with the group with
insufficient exercise (95% CI (0.35-0.89),
p=0.016).
Conclusion: Gestational diabetes mellitus is
still prevalent at a high percentage. In order to
reduce the prevalence of gestational diabetes
mellitus, it is necessary to strengthen health
education and communication measures to
inform pregnant women about the risks and
consequences of gestational diabetes mellitus,
provide guidance and develop reasonable

nutrition and physical activity regimens during
pregnancy for pregnant women.

458

Keywords: diabetes mellitus, prevalence,
related factor.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay đái tháo đường thai kỳ
(ĐTĐTK) là một trong những bệnh lý
chuyển hóa đang được quan tâm hàng đầu có
khuynh hướng ngày càng tăng. Theo ước tính
của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế
(International Diabetes Federation_IDF) năm
2019 thì tỷ lệ hiện mắc của ĐTĐTK tại Thái
Lan (24,7%), Singapore (23,5%), Malaysia
(22,5%) và Việt Nam (21,3%). Có nhiều
bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa ĐTĐTK
với tăng tỷ lệ các biến cố ở trẻ như nguy cơ
thai chết lưu và ngạt khi sinh, hạ đường
huyết ở trẻ sơ sinh. Đối với người mẹ thì vẫn
có các trường hợp thai phụ bị ĐTĐTK mắc
đái tháo đường (ĐTĐ) tip 2 sau sinh (1).
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tuổi,
trọng lượng cơ thể và tiền sử gia đình mắc
ĐTĐ làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc ĐTĐTK (2).
Vận động thể lực (VĐTL) và chế độ dinh
dưỡng cũng là yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK.
Ngồi ra thì trình độ học vấn cũng góp phần

là yếu tố tác động đến kiến thức về phòng
tránh ĐTĐTK.
Phòng khám Sản của Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định là nơi đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của thai phụ khơng chỉ trên
quận Bình Thạnh mà cịn các quận và tỉnh
thành lân cận. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tại đây với mục tiêu xác định
được tỷ lệ thai phụ bị ĐTĐTK và các yếu tố
liên quan đến ĐTĐTK. Từ đó có thể định
hướng cho các mơ hình phịng ngừa ĐTĐTK
đạt hiệu quả hơn, nhất là các hoạt động
truyền thông và giáo dục sức khỏe.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt
ngang.
Đối tượng được chọn: Là các thai phụ
với tuổi thai từ 24 tuần đến khám tại phòng
Khám Sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định
vào thời điểm tiến hành nghiên cứu và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu: Tính theo cơng thức ước lượng
một tỷ lệ
Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Lệ Hằng và
Nguyễn Thị Bích Đào (3), tỷ lệ ĐTĐTK ước
tính là p=0,16, sai số biên d=0,05. Dự trù tỷ

lệ từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu hoặc
không làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống (OGTT) là 10%. Cỡ mẫu tối
thiểu cần thu thập là 234 thai phụ.
Phương pháp và công cụ thu thập số
liệu: Chọn mẫu thuận tiện. Phỏng vấn mặt
đối mặt với bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp đối
chiếu với sổ khám thai và phiếu kết quả
OGTT của đối tượng. Thai phụ từ 24 tuần đã
có làm OGTT từ tuần 24 đến 28 tuần được
tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn
sẵn kết hợp ghi nhận các chỉ số đường huyết.
Đối với thai phụ từ 24-28 tuần chưa làm

OGTT, trong thời gian chờ kết quả OGTT
nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn và cân
đo chiều cao, cân nặng, sau đó chờ ghi chép
kết quả xét nghiệm.
Xử lý số liệu: Các dữ liệu được nhập liệu
bằng phần mềm EpiData 4.6 và phân tích
thống kê với phần mềm Stata 14.2. Biến số
định tính được mơ tả bằng tần số và tỉ lệ
phần trăm. Biến số định lượng liên tục được
mơ tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn.
Dùng phép kiểm Chi bình phương để kiểm
định mối liên quan giữa các yếu tố và tỷ lệ
ĐTĐTK. Nếu trên 20% tổng số các ơ có
vọng trị nhỏ hơn 5, phép kiểm Fisher được
sử dụng. Tỷ số hiện mắc PR với với khoảng
tin cậy (KTC) 95% được dùng để lượng hóa

các mối liên quan đơn biến. Mơ hình hồi quy
Poisson được sử dụng để phân tích đa biến.
Đạo đức nghiên cứu: Đề cương nghiên
cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong
nghiên cứu từ Hội đồng Đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học số 73/HĐĐĐ-ĐHYD,
ký ngày 28/01/2021. Quá trình thu thập dữ
liệu được sự cho phép Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định số 27/NDGD-HĐĐĐ, ký ngày
22/3/2021.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N=234)
Đặc tính
Tần số (n)
Nhóm tuổi*
30,9±5,2*
< 35 tuổi
179
 35 tuổi
55
BMI trước khi mang thai
< 23
183
 23
51
Tăng cân thời điểm xét nghiệm
< 8kg
146
 8kg

88
Tiền căn ĐTĐTK

Tỷ lệ (%)
18-44**
76,5
23,5
78,2
21,8
62,4
37,6

459


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH


14
9,3
Khơng
137
90,7
Tiền căn gia đình mắc ĐTĐ

21
9,0
Khơng
213
91,0

Tiền căn gia đình mắc ĐTĐ

21
9,0
Khơng
213
91,0
Kiến thức về ĐTĐTK

58
24,8
Chưa đủ kiến thức
76
75,2
VĐTL đủ theo khuyến cáo

73
31,2
Khơng
161
68,8
Nước ngọt
223
95,3
 5 lần/tuần
11
4,7
> 5 lần/tuần
Nước ép trái cây
< 1 lần/tuần

34
14,5
1-3 lần/tuần
115
49,2
> 3 lần/ tuần
85
36,3
*Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình±độ lệch chuẩn,
giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất
Độ tuổi trung bình là 30,9±5,2 tuổi, nhỏ về ĐTĐTK tại thời điểm nghiên cứu là
nhất là 18 tuổi và lớn nhất 44 là tuổi, nhóm 24,8%. Khoảng 40% thai phụ không biết về
tuổi trên 35 chiếm 23,5%. BMI trước khi nguy cơ, biến chứng của ĐTĐTK và xét
mang thai 23 chiếm tỷ lệ 21,8%. Vào thời nghiệm đường huyết sau sinh. Chỉ có 31,2%
điểm làm nghiệm pháp OGTT có 37,61% các thai phụ là có thời gian VĐTL đạt theo
thai phụ tăng  8kg trong thai kỳ. Tiền sử khuyến cáo của WHO. Hầu hết các thai phụ
ĐTĐTK và tiền sử gia đình mắc ĐTĐ tương có tần suất sử dụng nước ngọt  5 lần/tuần là
đương nhau chiếm khoảng 9%. Nghiên cứu 95,3%. Sử dụng nước ép trái cây 1-3 lần/tuần
cho kết quả tỷ lệ kiến thức đúng của thai phụ có tỷ lệ là 49,2% (Bảng 1).
Bảng 2: Tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2015 (N=234)
Đặc tính
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
ĐTĐTK

86
36,8
Khơng
148
63,2

Nghiên cứu của chúng tơi cho kết quả có 86 đối tượng được chẩn đoán ĐTĐTK trên tổng
số 234 đối tượng, chiếm tỷ lệ là 36,8%.

460


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUN ĐỀ - 2022

Bảng 3: Mơ hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tới ĐTĐTK (N=234)
Mơ hình ban đầu
Mơ hình hồi quy đa biến*
Đặc tính
Pthơ PRthơ (KTC 95%)
Phc
PRhc (KTC 95%)
Tiền căn ĐTĐTK

1,85(1,25-2,73)
0,018
0,009
1,77(1,16-2,72)
Khơng
Tăng cân thời điểm xét nghiệm
< 8kg
0,032
1,44(1,04-2,01)
0,035
1,46(1,02-2,08)
 8kg
Kiến thức về ĐTĐTK


0,001
0,45(0,25-0,78)
0,089
0,61(0,35-1,08)
Chưa đủ kiến thức
VĐTL theo khuyến cáo

0,046
0,67(0,44-0,99)
0,016
0,56(0,35-0,89)
Khơng
Nước ngọt
 5 lần/tuần
0,020
0,48(0,32-0,72)
0,088
0,55(0,28-1,09)
> 5 lần/tuần
Nước ép trái cây
< 1 lần/tuần
1
1
1-3 lần/tuần
0,054
0,67(0,45-1,01)
0,273
0,78(0,49-1,22)
> 3 lần/tuần

0,025
0,6(0,38-0,94)
0,211
0,74(0,46-1,19)
* Hồi qui đa biến Poisson
Bảng 3 trình bày kết quả về các yếu tố có
khả năng liên quan đến ĐTĐTK. Những thai
phụ có tiền căn ĐTĐTK thì tỷ lệ mắc
ĐTĐTK ở lần sau là 1,77 lần so với những
thai phụ khơng có tiền căn (KTC 95% (1,162,72), p=0,009). Thai phụ nào tăng cân từ
8kg trở lên từ khi mang thai tới khi thực hiện
OGTT thì tỷ lệ mắc ĐTĐTK cao gấp 1,46
lần so với những người tăng ít hơn 8kg (KTC
95% (1,02-2,08), p=0,035). Đối với VĐTL
thai phụ nào vận động đủ theo khuyến cáo
của WHO thì tỷ lệ mắc ĐTĐTK sẽ bằng 0,56

lần so với nhóm vận động khơng đủ (KTC
95% (0,35-0,89), p=0,016).
IV. BÀN LUẬN
Tỷ lệ ĐTĐTK
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả có
36,8% thai phụ bị ĐTĐKT tỷ lệ này cao hơn
các nghiên cứu khác cụ thể: Nghiên cứu của
Nguyễn Lê Hương (2012) là 11,4%, Phạm
Kim Phượng (2011) là 3,7%, S.Bouhsain và
cộng sự (2014) là 8,2%, Ana M.Ramos-Levi
và cộng sự (2012) là 9,7%. Sự khác biệt này
461



HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

được giải thích bằng việc sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán khác nhau, một số nghiên cứu sử
dụng chẩn đốn cũ là cần có ít nhất 2 chỉ số
đường huyết dương tính.
So sánh tỷ lệ ĐTĐTK với các nghiên cứu
khác khi cùng dùng một tiêu chuẩn chẩn
đoán thì kết quả của chúng tơi có tỉ lệ
ĐTĐTK gần bằng với nghiên cứu của Lê Thị
Tường Vi (2020) là 32,8%(4), Xi Lan và cộng
sự (2020) là 32,5% (5). Kết quả nghiên cứu
cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ
Hằng (2016) là 13,5% (3), nghiên cứu tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2016) là
20,9%, nghiên cứu tại Bệnh viện Quận 2
(2017) là 18,9% (6), Singapore (2017) là
18,6%, Trung Quốc (2019) là 14,8% (2). Sự
khác nhau về tỷ lệ ĐTĐTK giữa các nghiên
cứu này là do đặc điểm dân số, mức sống
khác nhau tại các địa phương và các quốc gia
cũng như thói quen ăn uống và VĐTL khác
nhau.
Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ ĐTĐTK
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy
những thai phụ có tiền căn ĐTĐTK tỷ lệ mắc
ĐTĐTK trong lần mang thai sau đó cao gấp
1,77 lần so với các thai phụ khơng có tiền
căn, KTC 95% (1,16-2,72), tác giả Lê Thị

Tường Vi cũng nhận thấy nhóm thai phụ có
tiền căn ĐTĐTK có nguy cơ bị ĐTĐTK gấp
2 lần (4). Kai Wei Lee và cộng sự (7) nhận
thấy yếu tố nguy cơ ĐTĐTK với tiền sử
ĐTĐTK OR=8,42, KTC 95% (5,35–13,23).
Những thai phụ có tăng 8kg tại thời
điểm xét nghiệm thì tỷ lệ mắc ĐTĐTK cao
gấp 1,46 lần, KTC 95% (1,02-2,08) so với
những thai phụ khơng có tăng cân. Nguyễn
462

Thị Mai Phương nhận thấy nếu tăng trên 7kg
cân nặng trong hai quý đầu sẽ làm tăng nguy
cơ mắc ĐTĐTK lên 1,61 lần so với nhóm
chứng KTC 95% (1,44-1,86), p=0,005. Phạm
Thị Minh Trang, nhận thấy mối liên quan
giữa ĐTĐTK và tăng cân quá mức trong thai
kỳ với OR = 2,92, KTC 95% (1,52 – 5,60).
Phụ nữ mang thai nào vận động đủ theo
khuyến cáo của WHO thì tỷ lệ mắc ĐTĐTK
bằng 0,56 lần so với nhóm vận động không
đủ, p=0,016 KTC 95% (0,35-0,89). Kết quả
này tương tự nghiên cứu tại Trung Quốc thu
được kết quả rằng những phụ nữ có mức độ
hoạt động trung bình có tỷ lệ chênh lệch về
ĐTĐTK thấp hơn OR=0,654, KTC 95%
(0,436-0,980), những phụ nữ thực hiện theo
hướng dẫn tập thể dục thì ít có khả năng bị
ĐTĐTK hơn OR=0,518, KTC 95 %(0,2870,934). Nghiên cứu tại Malaysia và
Singapore cũng kết luận rằng phụ nữ mang

thai ít vận động thì có nguy cơ ĐTĐTK cao
hơn (8).
Chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan
giữa kiến thức và tỷ lệ ĐTĐTK, hiện tại cũng
có khá ít nghiên cứu thực hiện xác minh về
vấn đề này. Tuy nhiên trên thế giới có các
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương
trình giáo dục kiến thức về ĐTĐTK.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ ĐTĐTK ở các thai phụ còn khá
cao. Các yếu tố liên quan ĐTĐTK bao gồm
tiền căn ĐTĐTK, tăng cân quá mức, hạn chế
VĐTL theo khuyến cáo. Phòng Khám Sản
của Bệnh viện cần tăng cường các biện pháp
giáo dục sức khỏe và truyền thông cho phụ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

nữ mang thai về nguy cơ và hậu quả của
ĐTĐTK, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch
ăn uống lành mạnh, các phương pháp VĐTL
phù hợp nhằm giúp kiểm sốt cân nặng tốt
trong q trình mang thai và góp phần giảm
thiểu tỷ lệ mắc ĐTĐTK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Metzger B. E, Lowe W. L. Jr., Scholtens
D. M et al. (2018) "Association of
Gestational
Diabetes

with
Maternal
Disorders of Glucose Metabolism and
Childhood Adiposity". JAMA, 320 (10),
1005-1016.
2. Gao C., Sun X., Lu L et al. (2019)
"Prevalence of gestational diabetes mellitus
in mainland China: A systematic review and
meta-analysis". J Diabetes Investig, 10 (1),
154-162.
3. Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thị Bích
Đào (2019) "Tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ và
kết cục sản khoa ở thai phụ theo dõi tại Bệnh
viện An Bình". Y Học Thành phố Hồ Chí
Minh tập 23 (6), tr.67-73.
4. Lê Thị Tường Vi, Võ Minh Tuấn (2021)
"Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố
liên quan ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh

5.

6.

7.

8.

viện Quận 1". Tạp chí y học, Tập 25 (1),
tr.108-113.
Lan X., Zhang Y. Q., Dong H. L et al.

(2020) "Excessive gestational weight gain in
the first trimester is associated with risk of
gestational diabetes mellitus: a prospective
study from Southwest China". Public Health
Nutr, 23 (3), 394-401.
Trương Thị Ái Hòa, Huỳnh Nguyễn
Khánh Trang (2018) "Tỷ lệ đái tháo đường
thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện
Quận 2". Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 22
(1), tr.22-26.
Natamba B. K., Namara A. A., Nyirenda
M. J. (2019) "Burden, risk factors and
maternal and offspring outcomes of
gestational diabetes mellitus in sub-Saharan
Africa (SSA): a systematic review and metaanalysis". BMC Pregnancy Childbirth, 19
(1), 450.
Yong H. Y., Mohd Shariff Z., Mohd Yusof
B. N et al. (2020) "High physical activity
and high sedentary behavior increased the
risk of gestational diabetes mellitus among
women with excessive gestational weight
gain: a prospective study". BMC Pregnancy
Childbirth, 20 (1), 597.

463



×