Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỉ suất mới mắc và các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng vết mổ trong phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.79 KB, 6 trang )

HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

TỈ SUẤT MỚI MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ TRONG PHẪU THUẬT CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Phạm Thị Ngọc Ánh1, Kiều Đình Hùng1, Lê Đức Tâm1
TĨM TẮT

38

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng vết mổ (NTVM)
sau phẫu thuật cột sống (PTCS) là một biến
chứng sau phẫu thuật, làm tăng thời gian nằm
viện, chi phí điều trị và tỉ lệ tử vong của bệnh
nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu về NTVM tại
Việt Nam còn khá khiêm tốn.
Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra tỉ suất mới mắc
và các yếu tố nguy cơ của NTVM sau PTCS.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu trên 713
bệnh nhân có PTCS tại khoa Ngoại Thần kinh –
Cột sống, bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng
1/2019 đến tháng 12/2020. Chúng tôi ghi nhận
các yếu tố nguy cơ trên từng bệnh nhân và sử
dụng phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến để
phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
và NTVM.
Kết quả: Có tổng số 14 ca NTVM. Tỉ lệ
nhiễm trùng sau mổ là 1,96%. Trong đó, tỉ lệ
nhiễm trùng sau mổ mở và mổ ít xâm lấn lần lượt
là 2,02% và 1,87% (p>0,05). Phân tích hồi quy


tuyến tính đơn biến cho thấy sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê giữa các bệnh nhân có và
khơng có yếu tố nguy cơ.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm trùng sau PTCS ít xâm
lấn thấp hơn so với mổ mở, tuy nhiên sự khác
Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Ngọc Ánh
Email:
Ngày nhận bài: 8.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 31.10.2022
1

288

biệt chưa có ý nghĩa thống kê do cỡ mẫu cịn
nhỏ.
Từ khố: nhiễm trùng vết mổ, phẫu thuật cột
sống, tỉ suất mới mắc, yếu tố nguy cơ.

SUMMARY
INCIDENCE AND RISK FACTORS OF
SURGICAL SITE INFECTION IN
SPINE SURGERY AT HANOI
MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL
Background and Objectives: Surgical site
infection (SSI) is a devastating post-operative
complication, which increases the hospital stay,
the treatment cost, and the mortality of the
patients. However, there are few studies about

SSI in Vietnam. Therefore, this study aims to
investigate the incidence of SSI and to evaluate
the risk factor associated with SSI following
spine surgery.
Materials and methods: This was a
retrospective case-control study on 713
consecutive patients who underwent spine
surgery at the Department of Neurosurgery and
Spine Surgery, Hanoi Medical University
Hospital, from January 2019 to December 2020.
We recorded patient-related and surgery-related
factors for each patient. Univariate logistic
regression analyses were used to establish the
association between risk factors and SSI.
Results: There were 14 SSI cases. The
incidence of SSI after spine surgery was 1.96%.
In particular, the incidence of SSI after open
surgery and minimally invasive surgeries were
2.02% and 1.87%, respectively (p>0.05).


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Univariate logistic regression analysis indicated
that there was no statistically significant
difference in SSI following spine surgery
between patients with and without the risk
factors (p>0.05).
Conclusions: The SSI incidence rate for
MIS was less than in open surgery. However,

there was no significant difference between the
two groups because of the small number of SSI
cases.
Keywords: surgical site infection; spine
surgery; incidence rate; risk factors.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) là những
nhiễm trùng tại hoặc gần vết mổ, xuất hiện
trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật đối với
các phẫu thuật không cấy ghép và trong vòng
1 năm sau phẫu thuật với các phẫu thuật có
cấy ghép. Theo một nghiên cứu tổng hợp có
hệ thống gần đây cho biết NTVM sau phẫu
thuật cột sống là một biến chứng nghiêm
trọng, với tỉ lệ là 0.5% - 20% trên tổng số
bệnh nhân [1]. Không chỉ vậy, NTVM làm
tăng thêm thời gian điều trị lên đến 2 tuần,
tăng nguy cơ tái nhập viện và mổ lại gấp 4
lần, tăng chi phí điều trị thêm 300% [2]. Mặc
dù hầu hết các nhiễm trùng có thể điều trị
bằng phác đồ kháng sinh, NTVM vẫn để lại
tỉ lệ biến chứng và tỉ vong cao. Một nghiên
cứu ở Mỹ cho biết NTVM gây ra 8.000 ca tử
vong và chi phí điều trị là khoảng 10 tỉ đơ la
Mỹ [3].
Một trong những bước quan trọng làm
giảm tỉ lệ NTVM là tìm ra yếu tố nguy cơ
của chúng. Trên thế giới, nhiều nước phát
triển đã tiến hành nghiên cứu này. Tuy nhiên

tỉ lệ và yếu tố nguy cơ có thể khác nhau giữa
các quốc gia do sự khác biệt về chủng tộc, lối
sống, tình trạng xã hội. Do đó, chúng tơi tiến
hành nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ suất

mới mắc nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật
cột sống và các yếu tố có liên quan.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu được
tiến hành tại Khoa Ngoại Thần kinh – Cột
sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng
1/2019 đến tháng 12/2020. Tiêu chuẩn lựa
chọn bao gồm (1) bệnh nhân được chẩn đốn
có bệnh lí cột sống và (2) bệnh nhân đã được
phẫu thuật cột sống. Tiêu chuẩn loại trừ bao
gồm (1) hồ sơ bệnh án khơng có đủ thơng tin
cần thiết và (2) người bệnh bị mất thơng tin
theo dõi trong q trình nghiên cứu. Phương
pháp chọn mẫu thuận tiện. Có tổng số 713 ca
bệnh liên tiếp thoả mãn các tiêu chuẩn của
nghiên cứu. Các biến số nghiên cứu bao gồm
(1) yếu tố liên quan đến người bệnh: tuổi,
giới, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng
thừa cân (BMI>23 kg/m2), các bệnh lí đi kèm
khác (tăng huyết áp, COPD, sử dụng
corticoid,…) và (2) các yếu tố liên quan đến
cuộc mổ: kiểu mổ (mổ mở/ mổ ít xâm lấn);
vị trí mổ (cột sống cổ/ cột sống ngực/ cột
sống thắt lưng/ kết hợp cột sống ngực và
lưng); lượng máu mất trong mổ (<500ml or

≥500ml); thời gian phẫu thuật (≤ 3h và > 3h)
và số lượng đốt sống bắt vít.
Các thơng số nghiên cứu được phân tích
bằng phần mềm thống kê SPSS 26.0. Thống
kê mơ tả được biểu thị dưới dạng tần suất (n)
và tỉ lệ phần trăm (%). Kiểm định Khi bình
phương và kiểm định Fisher được sử dụng để
so sánh sự khác biệt giữa các biến. OR và
khoảng tin cậy 95% được tính cho mỗi biến
phân loại. Chúng tơi sử dụng phân tích hồi
quy logistic đơn biến để xác định mối liên
quan giữa nhiễm trùng và các yếu tố nguy
cơ. Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học
Đại học Y Hà Nội thông qua. Các thơng tin
nghiên cứu được mã hóa, đảm bảo bí mật.
289


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 2 năm, có tổng số 713 ca phẫu thuật cột sống tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trong đó có14 ca nhiễm trùng vết mổ và 699 ca không bị nhiễm trùng vết mổ.
Bảng 1.1. Tỉ lệ NTVM trong nhóm mổ mở và nhóm mổ ít xâm lấn
Nhiễm trùng (N=14)

Khơng nhiễm trùng (N=699)

n


%

n

%

Mổ mở

9

2,02

437

97,98

Mổ ít xâm lấn

5

1,87

262

98,13

Tổng

14


1,96

699

98,04

Giá trị
p
0,89*

*Kiểm định Khi bình phương
Tỉ lệ NTVM trong nhóm mổ ít xâm lấn nhỏ hơn nhóm mổ mở. Tuy nhiên sự khác biệt
này khơng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1.2. Tỉ lệ nhiễm trùng nông và nhiễm trùng sâu trong nhóm mổ mở và nhóm mổ
ít xâm lấn
Mổ mở (n=9)

Mổ ít xâm lấn (n=5)

n

%

n

%

Nhiễm trùng nơng

7


77,78

4

80

Nhiễm trùng sâu

2

22,22

1

20

Giá
trị p
0,72*

*Kiểm định Fisher
Bảng 1.3. Tỉ lệ NTVM qua vị trí mổ
Nhiễm trùng

Vị trí

Khơng nhiễm trùng

n


%

n

%

Cột sống cổ

3

21,43

93

13,3

Cột sống ngực

0

0

57

8,15

Cột sống thắt lưng

10


71,43

480

68,67

Cột sống ngực + lưng

1

7,14

69

9,87

pvalue

0,65*

*Kiểm định Fisher
Bảng 1.4. Mối tương quan giữa NTVM và các yếu tố nguy cơ nội tại
Yếu tố nguy cơ

Nhiễm trùng
(n=14)

Khơng nhiễm
trùng (n=699)


Giới
tính

Nữ

7

419

Nam

7

280

Tuổi

< 60 tuổi

10

445

290

OR
(95%CI)

Giá trị

p

0,67 (0,23-1,93)

0,45


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUN ĐỀ - 2022

≥ 60 tuổi

4

254

Đái tháo
đường

Khơng

12

633



2

66


Hút
thuốc

Khơng

13

618



1

81

Bệnh lí
khác

Khơng

12

619

2

80

0


48

6

405

8

246


≤18kg/m

BMI

2

>18≤23kg/m2
>23kg/m2

1,43 (0,44-4,59)

0,55

0,63 (0,14-2,85)

0,55

1,7 (0,22-13,19)


0,61

0,77 (0,17-3,53)

0,72

2,19 (0,75-6,4)

0,15

Bảng 1.4 cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân mang yếu tố
nguy cơ và bệnh nhân không mang yếu tố nguy cơ (p>0,05)
Bảng 1.5. Mối tương quan giữa NTVM và các yếu tố nguy cơ liên quan đến cuộc mổ
Yếu tố nguy cơ

Nhiễm trùng
(N=14)

Không nhiễm
trùng (N=699)

OR (95%CI)

Giá trị
p

0,93 (0,31-2,80)

0,89


0,55 (0,15-2,00)

0,36

1,09 (0,30-3,95)

0,89

Phương
pháp mổ

Mổ ít xâm lấn

5

262

Mổ mở

9

437

Lượng
máu mất

<500 ml

11


608

≥500 ml

3

91

Thời gian
mổ

≤ 3h

11

539

>3h

3

160

Cột sống cổ

3

93

Cột sống ngực


0

57

Cột sống lưng

10

480

1,55 (0,42-5,73)

0,51

Cột sống
ngực+lưng

1

69

2,23 (0,23-21,86)

0,49

0

0


50

2-4

13

613

1,31 (0,17-10,29)

0,80

≥5

1

36

Vị trí mổ

Số đốt
sống bắt
vít

Bảng 1.4 và 1.5 cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân mang
yếu tố nguy cơ và bệnh nhân không mang yếu tố nguy cơ (p>0,05)

291



HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

IV. BÀN LUẬN
Tỉ lệ NTVM là 1,96% trên tổng số 713
bênh nhân phẫu thuật cột sống. Kết quả của
chúng tôi thấp hơn đáng kể so với các nghiên
cứu trước đó tại Việt Nam [1]. Theo các
nghiên cứu trước đó, tỉ lệ NTVM chung tại
Việt Nam là 12,5% (2005) [4]; 10% (2008),
và 5,5% (2011) [5]. Sự giảm tỉ lệ NTVM qua
các năm có thể giải thích do sự phát triển về
trang thiết bị-dụng cụ phẫu thuật, phương
thức mổ ít xâm lấn, phương tiện cầm máu, vô
trùng tốt hơn, thuốc điều trị và chất lượng
chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu.
Các phương pháp mổ ít xâm lấn ngày
càng được áp dụng rộng rãi trong phẫu thuật
cột sống qua các năm gần đây. Một nghiên
cứu gần đây chỉ ra rằng tỉ lệ NTVM của mổ
mở là 4%, trong khi phương pháp mổ ít xâm
lấn chỉ chiếm 0,6% [6]. Kết quả này tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy
nhiên sự khác biệt về tỉ lệ NTVM trong
nghiên cứu của chúng tơi khơng có ý nghĩa
thống kê (1,87% và 2,02%, p>0.05). Điều
này có thể giải thích do tổng số trường hợp
xuất hiện nhiễm trùng trong nghiên cứu của
chúng tơi cịn thấp.
Qua các năm gần đây, nhiều nghiên cứu
cho rằng các yếu tố nguy cơ nội tại như tuổi

già, đái tháo đường, hút thuốc, béo phì,..
cũng làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ [7].
Một báo cáo đã chỉ ra rằng đái tháo đường
làm chậm liền thương do tuần hồn lưu
thơng kém, dẫn đến thiếu máu cục bộ các mô
lân cận vết mổ, đồng thời làm giảm nồng độ
292

kháng sinh đến các mô này. Thêm vào đó,
tiểu đường cịn ức chế tổng hợp collagen và
tăng sinh ngun bào sợi, do đó làm chậm
q trình liền thương [7]. Bên cạnh đó, hút
thuốc lá cũng là nguy cơ gây ra NTVM do
khí nicotin trong khói thuốc gây co mạch,
làm giảm nồng độ oxy mơ và làm chậm q
trình biểu mơ hố [8]. Ngồi ra, béo phì cũng
là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu
gây ra NTVM. Tuy nhiên hầu hết các bài báo
đều chỉ ra rằng những người có chỉ số BMI >
35kg/m2 mới có nguy cơ cao hơn xuất hiện
NTVM [7]. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ
như tuổi già, giới tính vẫn cịn gây nhiều
tranh cãi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số
lượng bệnh nhân trong nhóm nhiễm trùng rất
thấp so với nhóm chứng. Do đó, chúng tơi
khơng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm này.
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ nội tại, các
yếu tố nguy cơ liên quan đến cuộc mổ cũng
là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Điển hình các yếu tố nguy cơ này bao gồm vị
trí mổ, lượng máu mất trong quá trình mổ,
thời gian mổ và số lượng đốt sống bắt vít.
Trong đó, nhiều tác giả khẳng định rằng
chiều dài vết mổ và số lượng đốt sống bắt vít
có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ NTVM [7].
Ngoài ra, thời gian cuộc mổ kéo dài trên 3
giờ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ
hàng đầu gây ra NTVM. Bên cạnh đó, các
kết quả về vị trí mổ hay lượng máu mất trong
mổ thì khơng đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Các tác giả cho rằng phải kết hợp giữa các


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

yếu tố nguy cơ này mới làm tăng tỉ lệ NTVM
[7]. Tuy nhiên, vì số lượng bệnh nhân nhiễm
trùng còn thấp nên nghiên cứu của chúng tơi
cũng khơng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm nhiễm trùng và nhóm
khơng nhiễm trùng.
V. KẾT LUẬN
Tỉ suất mới mắc của NTVM là 1,96%.
Trong đó, tỉ lệ nhiễm trùng trong nhóm mổ ít
xâm lấn và nhóm mổ mở lần lượt là 1,87%
và 2,02%. Kết quả phân tích hồi quy logistic
đơn biến cho thấy khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỉ lệ NTVM sau PTCS
giữa các bệnh nhân có và khơng có yếu tố

nguy cơ (p>0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Patel H., Khoury H., Girgenti D., et al.
(2017). Burden of Surgical Site Infections
Associated with Select Spine Operations and
Involvement of Staphylococcus aureus. Surg
Infect (Larchmt), 18(4), 461–473.
2. Anderson D.J., Podgorny K., BerríosTorres S.I., et al. (2014). Strategies to
prevent surgical site infections in acute care
hospitals: 2014 update. Infect Control Hosp
Epidemiol, 35(6), 605–627.

3. Al-Mulhim F.A., Baragbah M.A., SadatAli M., et al. (2014). Prevalence of Surgical
Site Infection in Orthopedic Surgery: A 5year Analysis. Int Surg, 99(3), 264–268.
4. Thu L.T.A., Dibley M.J., Ewald B., et al.
(2005). Incidence of surgical site infections
and accompanying risk factors in Vietnamese
orthopaedic patients. Journal of Hospital
Infection, 60(4), 360–367.
5. Hung N., Thu T., Anh N., et al. (2011).
Surgical site infections in Vietnamese
hospitals: incidence, pathogens and risk
factors. BMC Proc, 5(S6), O54.
6. Parker S.L., Adogwa O., Witham T.F., et
al. (2011). Post-operative infection after
minimally
invasive
versus
open
transforaminal lumbar interbody fusion

(TLIF): literature review and cost analysis.
Minim Invasive Neurosurg, 54(1), 33–37.
7. Yao R., Zhou H., Choma T.J., et al. (2018).
Surgical Site Infection in Spine Surgery:
Who Is at Risk?. Global Spine J, 8(4 Suppl),
5S-30S.
8. Atesok K., Papavassiliou E., Heffernan
M.J., et al. (2020). Current Strategies in
Prevention of Postoperative Infections in
Spine Surgery. Global Spine J, 10(2), 183–
194.

293



×