Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.92 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|15978022

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾẾT THÚC HỌC PHẦẦN
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VẾẦ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT
Đềề bài: Phân tch ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đốối
với việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy
cứu trách nhiệm pháp lý và giáo dục pháp luật.

Họ và tền: Nguyềễn Phương Thảo

MSSV: 461042

Hà Nội, 2022


lOMoARcPSD|15978022

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................................................................................................................................2
ĐẶT VẤẤN ĐỀỀ:................................................................................................................................................3
GIẢI QUYỀẤT VẤẤN ĐỀỀ:....................................................................................................................................3
Chương I: Một sốố vấốn đềề lý luận vềề văn bản quy ph ạm pháp lu ật ...........................................................3
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật..............................................................................................3
Những đặc điểm (dấốu hiệu) cơ bản của văn bản quy phạm pháp lu ật ................................................4
Hệ thốống các văn bản quy phạm pháp luật c ủa Nhà n ước C ộng hòa Xã h ội Ch ủ nghĩa Vi ệt Nam .......5
Chương II: Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp lu ật ...............................................................................6


Xác lập quan hệ pháp luật...................................................................................................................6
Thực hiện pháp luật.............................................................................................................................7
Truy cứu trách nhiệm pháp lý..............................................................................................................9
Giáo dục pháp luật...............................................................................................................................9
Chương III: Giải pháp hoàn thiện văn bản quy ph ạm pháp lu ật ............................................................10
KỀẤT LUẬN...................................................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................13


lOMoARcPSD|15978022

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong đời sống xã hội hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đóng
vai trị quan trọng không thể tách rời trong hoạt động xã hội của con người. Mọi
giao dịch, mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, từ các lĩnh vực
chính trị, quân sự đến lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, văn hóa trong phạm vi
quốc tế, đều cần đến văn bản quy phạm pháp luật làm phương tiện thông tin. Đặc
biệt, văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc xác
lập quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; truy cứu trách nhiệm pháp lý và giáo
dục pháp luật. Chính vì thế, Nhà nước cần đưa ra một số chính sách, giải pháp đối
với hệ thống pháp luật nói chung, cũng như văn bản quy phạm pháp luật nói riêng
nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức
nhất định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung) nhằm điều
chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn

đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật không làm chấm dứt hiệu
lực của văn bản quy phạm pháp luật1.

1

Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB. ĐHQGHN, Năm 2015, Tr. 454.


lOMoARcPSD|15978022

Theo quy định Luật Ban hành quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này,
quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”2.

Những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền theo luật định. Cụ thể, tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2015 đã đưa ra quy định hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm: Quốc Hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Tổng Kiểm toán Nhà nước....
Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự từ khâu lập

chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, cho
đến thông quan, ký, công bố văn bản quy phạm pháp luật. Tất cả đều phải tuân thủ
đúng quy định luật định. Vì thế, mặc dù văn bản được ban hành bởi chủ thể có
thẩm quyền, nội dung hợp pháp nhưng trong quá trình xây dựng và ban hành
2

Tại Điều 2 & Điều 3 Luật Ban hành quy phạm pháp luật năm 2015


lOMoARcPSD|15978022

không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thủ tục thì cũng khơng thể là văn
bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc
xử sự chung có tính bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) đối với các các nhân, tổ
chức thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật. Những quy
phạm pháp luật có tính bắt buộc chung được ban hành không phải cho một trường
hợp cụ thể mà là cho tất cả các trường hợp thuộc phạm vi dự liệu của văn bản quy
phạm pháp luật. Tính bắt buộc chung của các quy phạm pháp luật được hiểu là bắt
buộc đối với mọi chủ thể nằm trong điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật
được đặt ra không phải cho những chủ thể cụ thể mà cho các chủ thể không xác
định. Đây là điểm khác biệt với văn bản áp dụng pháp luật, bởi vì nội dung văn bản
áp dụng pháp luật bao giờ cũng chứa đựng quy tắc xử sự riêng đối với cá nhân, tổ
chức cụ thể được xác định3. Vì vậy, văn bản Quy phạm pháp luật được áp dụng
nhiều lần trên thực tế còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ có hiệu lực duy nhất một
lần.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam
Tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất
và hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm được phân thành văn bản luật và văn
bản dưới luật.

Trần Mạnh Tuệ, Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của các cấp chính quyền tại Thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội,
Năm 2011, Tr. 13.
3


lOMoARcPSD|15978022

Thứ nhất, đối với văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp luật cao hơn
và các văn bản dưới luật, các văn bản dưới luật không được trái với văn bản luật.
Văn bản luật bao gồm Hiến pháp, Luật (Bộ luật, luật).
Thứ hai, đối với văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản
luật, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, trình tự,
thủ tục nhất định. Các văn bản dưới luật không được trái với các văn bản luật. Tơn
trọng và tn thủ, đảm bảo tính tối cao của luật là một trong những nguyên tắc cốt
lõi của nhà nước pháp quyền. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà
nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan Nhà nước cấp trên.

Chương II: Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật
Xác lập quan hệ pháp luật
Có thể khẳng định rằng, quan hệ pháp luật giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống
pháp luật quốc gia và là hình thức đặc thù của sự tác động pháp luật. Quan hệ pháp
luật cũng là một trong những hiện tượng pháp lý phức tạp nhất, có ý nghĩa to lớn
về phương diện lý luận và điều quan trọng hơn là về phương diện thực tiễn. Về cơ

bản, quan hệ pháp luật “là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các
bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước
bảo đảm thực hiện”4. Với vị trí, vai trò là một dạng quan hệ xã hội đặc biệt trong hệ
thống các quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật nói chung, cụ thể là Văn bản Quy
phạm pháp luật chính là cơ sở của quan hệ pháp luật.

Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,NXB. Tư
pháp, Năm 2016, Tr. 385.
4


lOMoARcPSD|15978022

Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật được thực hiện thông qua các quan hệ pháp luật,
quan hệ pháp luật là phương tiện thực hiện các quy phạm pháp luật trong đa phần
các trường hợp. Giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật ln có sự tồn tại,
mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Khơng có quy phạm pháp luật thì khơng có quan
hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định những hồn cảnh, tình huống thực tế
xảy ra sẽ làm phát sinh hoặc thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Quan hệ giữa
quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có thể xem là mối quan hệ giữa “Cái cần”
với cái có thực, cái hiện thực5.
Ngồi ra, quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo đảm và bảo vệ dựa trên cơ sở
tác động của các quy phạm pháp luật. Các hình thức, biện pháp bảo đảm thực hiện,
bảo vệ của Nhà nước cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào tính chất của các loại
quan hệ pháp luật và những điều kiện khách quan khác. Chính quy phạm pháp luật
sẽ là công cụ, phương tiện giúp Nhà nước bảo đảm và bảo vệ tốt nhất các quan hệ
pháp luật.
Thực hiện pháp luật
Bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu của pháp

luật bao gồm các quy phạm pháp luật và các nguyên tắc pháp luật vào trong hành
vi cụ thể của các chủ thể 6. Dưới góc độ khoa học pháp lý, chỉ những xử sự phù
hợp với những quy định của pháp luật, được tiến hành bởi những chủ thể có đủ khả
năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện
hành vi do pháp luật quy định... thì mới được coi là biểu hiện thực tế của việc thực
hiện pháp luật. Có thể hiểu, thực hiện pháp luật “là hoạt động có mục đích làm cho
Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993,
Tr.90.
6 Đào Trí Úc, “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, Số 3/2012, Tr.5.
5


lOMoARcPSD|15978022

quy định của pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể
pháp luật”7.
Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, việc quy định văn bản quy phạm pháp luật sẽ hỗ
trợ Nhà nước trong việc thể chế hóa các chính sách, đường lối, định hướng mà bộ
máy cầm quyền muốn xây dựng và hướng tới trong thực tiễn. Cụ thể trong bốn
hình thức thực hiện pháp luật. Thứ nhất, đối với tuân thủ pháp luật, các văn bản
quy phạm pháp luật quy định sẽ hạn chế được tỷ lệ hành vi vi phạm pháp luật. Các
chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
Ví dụ như, khơng thực hiện những hành vi tội phạm được quy định trong Bộ luật
Hình sự.

Thứ hai, đối với chấp hành pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật sẽ

giúp các chủ thể có cách nhìn nhận đúng hơn về pháp luật, giúp các chủ thể hiểu và

thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Việc chấp hành
pháp luật cũng chính là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ chức. Đối với các cán bộ
nhà nước có thẩm quyền, việc thực hiện thẩm quyền của họ khơng chỉ là quyền mà
cịn là nghĩa vụ pháp lý.
Thứ ba, đối với sử dụng pháp luật, quy định văn bản quy phạm pháp luật thể
hiện quyền và tự do dân chủ của công dân khi các chủ thể pháp luật thực hiện
quyền chủ thể của mình khi được thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.
Thứ tư, đối với áp dụng pháp luật, việc quy định văn bản pháp luật là hình
thức mà trong đó nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức
trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật ban
hành các quyết định của pháp luật ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi,
đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,NXB. Tư
pháp, Năm 2016, Tr.403.
7


lOMoARcPSD|15978022

Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất hoặc
tinh thần được áp dụng bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật, Những hậu quả pháp lý bất lợi này là những hình thức
cưỡng chế pháp lý được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp
luật tương ứng. Trên cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
Một cá nhân, tổ chức chỉ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp
luật đã xảy ra. Việc quy định văn bản quy phạm pháp luật sẽ hỗ trợ Nhà nước trong
việc duy trì và ổn định trật tự, an ninh của xã hội. Khi có hành vi vi phạm pháp
luật, các biện pháp trách nhiệm pháp lý sẽ được áp dụng đúng theo các thủ tục,
trình tự do pháp luật quy định. Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế của nhà nước có

nhiều loại và được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật, như
chế tài hình sự, chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, chế tài dân sự. Việc đưa ra các
biện pháp cưỡng chế được xây dựng trên cơ sở của quy phạm pháp luật, cụ thể
trong các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã quy định và đảm bảo, bảo
vệ các quan hệ pháp luật.

Giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững. Giáo dục pháp luật nhằm
mục đích cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết cho các cá nhân, hình thành ở họ
thái độ, tình cảm tơn trọng pháp luật, ý thức thượng tơn Hiến pháp và pháp luật,
tích cực pháp luật trong cuộc sống. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giáo dục là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của


lOMoARcPSD|15978022

một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có những phẩm chất và năng
lực như yêu cầu đề ra”8.
Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà làm luật cũng
đưa ra các kế hoạch, dự thảo xem xét đến tính hiệu quả của văn bản khi áp dụng
trong thực tiễn. Chính vì thế, văn bản quy phạm pháp luật sẽ hỗ trợ giáo dục pháp
luật thơng qua các hoạt động có tổ chức, có định hướng, có hệ thống, kế hoạch do
các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân (chủ thể giáo dục) thực hiện nhằm mục
đích xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật ở các cá nhân với nội dung trang
bị kiến thức pháp luật cần thiết, xây dựng thái độ, tình cảm tơn trọng, hiểu biết giá
trị, ý nghĩa của pháp luật, các quyền, nghĩa vụ pháp luật, thói quen tuân thủ và sử
dụng pháp luật.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật

Để ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, Việt Nam cần đưa ra những giải
pháp kịp thời, đảm bảo chất lượng để khắc phục những nhược điểm, hạn chế trong
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Người viết đưa ra một số đề
xuất như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và thống nhất. Pháp
luật cần xây dựng một quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thống nhất,
gọn nhẹ, áp dụng chung cho tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật theo cam
kết của Việt Nam khi gia nhập vào các điều ước quốc tế mà vẫn bảo đảm được các
yêu cầu về chất lượng do Quốc Hội, Chính phủ đặt ra. Đặc biệt, để có một văn bản
quy phạm pháp luật khả thi, phải đề cao năng lực và tính chịu trách nhiệm của chủ
thể soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì, bất cứ một việc làm
8

Viện Ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2006.


lOMoARcPSD|15978022

thiếu trách nhiệm của chủ thể soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều
có thể dẫn đến hậu quả những văn bản quy phạm khi ban hành ra có chất lượng
thấp, thiếu tính khả thi. Vì thế, cần hoàn thiện chế độ trách nhiệm của chủ thể có
thẩm quyền trong quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, đổi mới quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Để quy trình
soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng văn bản, thì một việc làm rất cần
thiết là trong quá trình soạn thảo phải có sự tham gia của các cán bộ làm công tác
tư pháp. Các cán bộ tư pháp tham gia vào q trình soạn thảo phải là những người
có chuyên môn về soạn thảo, kiểm tra và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Với sự tham gia của các cán bộ tư pháp có chun mơn sẽ tránh được các lỗi trong
quá trình soạn thảo như lỗi về căn cứ pháp lý và các lỗi về nội dung. Việc tham gia

của các cán bộ tư pháp sẽ kết hợp được việc soạn thảo với việc thẩm định văn bản
quy phạm pháp luật.
Thứ ba, đổi mới quy trình lấy ý kiến, thông qua và công bố văn bản quy phạm
pháp luật. Việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là
một trong những việc rất cần thiết, bảo đảm tính khả thi của văn bản. Cần phải có
quy định về trách nhiệm các chủ thể liên quan đối với việc văn bản quy phạm pháp
luật được thơng qua bằng hình thức do Lãnh đạo ký ban hành trực tiếp mà khơng
có ý kiến của các thành viên khác.
Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Thường
xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kiến thức về
pháp luật quản lý Nhà nước, các kiến thức về văn bản cho cán bộ, cơng chức nói
chung và đội ngũ làm cơng tác văn bản nói riêng. Tổ chức những hội thảo khoa
học để cán bộ làm cơng tác văn bản có thể trình bày những quan điểm, những khó
khăn, vướng mắc trong cơng tác văn bản, từ đó tìm ra những hướng xử lý tốt nhất,


lOMoARcPSD|15978022

phù hợp nhất và có những kiến nghị, đề xuất đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.

KẾT LUẬN:

Việc quy định văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phù hợp sẽ đáp ứng
được nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của
quản lý Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Một văn bản
quy phạm pháp luật được coi là chất lượng khi nội dung của nó phù hợp với đường
lối, chính sách của Đảng, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; có nội
dung hợp pháp, được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức và thủ tục; phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm ban hành, đồng thời phải có kỹ thuật pháp

lý cao. Văn bản quy phạm pháp luật chính là cơng cụ, phương tiện của Nhà nước
trong việc giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự xã hội nói chung, cũng như đóng vai trò
quan trọng trong việc xác lập quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; truy cứu trách
nhiệm pháp lý và giáo dục pháp luật trong thực tiễn thi hành.


lOMoARcPSD|15978022

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, NXB. Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1993, Tr.90.
(2) Đào Trí Úc, “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 3/2012, Tr.5.
(3) Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB. ĐHQGHN, Năm 2015, Tr.
454.
(4) Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật
Hà Nội,NXB. Tư pháp, Năm 2016, Tr.385, 403.
(5) Tại Điều 2 & Điều 3 Luật Ban hành quy phạm pháp luật năm 2015
(6) Trần Mạnh Tuệ, Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại Thành phố Hải Phòng,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội, Năm 2011, Tr. 13.
(7)

Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2006.



×