Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ lâm thị mỹ dạ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.93 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ HỒNG CHÍNH

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 82.29.02.0

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Nẵng – 2022


Cơng trình đƣợc hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VĂN SÁNG

Phản biện 1: ...................................................
Phản biện 2: ...................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày …
tháng … năm 2022

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngơn ngữ học tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở
vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách
quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các
sự vật của thế giới khách quan đó” [1]. Đó là hướng nghiên cứu mới
thu hút sự tham gia đông đảo của giới ngơn ngữ học hiện nay trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Vấn đề ẩn dụ tri nhận trong thơ ca là một nhánh mới của ẩn
dụ ý niệm. Trước đây, ngôn ngữ thơ với đặc trưng là tính hình tượng
thường là đối tượng nghiên cứu của văn học. Ngơn ngữ học tri nhận
và lí thuyết điển mẫu đã đặt ra vấn đề nghiên cứu mơ hình tri nhận
trong thơ, tạm gọi là thi pháp học tri nhận. Thi pháp học tri nhận có
tính lí thuyết về khơng gian tinh thần tích hợp với khái niệm pha trộn
giải thích các q trình sáng tạo trong tâm trí con người và liên quan
các khái niệm trừu tượng. Ý niệm của hình ảnh thơ được hiểu là
thuộc về một hệ thống logich trong khn khổ của mơ hình tri nhận
lí tưởng hóa hay hình ảnh lược đồ. Thi pháp học tri nhận đặt ra vấn
đề nghiên cứu tư duy trong thơ ca và tìm hiểu các quá trình tinh thần,
quá trình tâm lí của nhận thức
1.2. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các tác phẩm văn học
là một trong những hướng nghiên cứu mới của trào lưu ngôn ngữ
học tri nhận theo hướng ứng dụng liên ngành ngôn ngữ với văn
chương. Trong văn học, ẩn dụ ý niệm chủ yếu được hình thành qua
con đường trực giác, nó xuất hiện cùng với chức năng hình tượng
hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ ý niệm đem đến sự sáng tạo,
mới mẻ trong cách cảm nhận thế giới và mở ra cho con người

những khả năng tìm tịi, khám phá các mối liên hệ giữa sự vật, hiện
tượng. Thoát khỏi sự phản ánh các sự kiện bằng lối cấu trúc thơng
thường, ẩn dụ ý niệm làm cho trí tưởng tượng của con người trở
nên vô cùng phong phú.
1.3. Lâm Thị Mỹ Dạ - nhà thơ nữ hiếm hoi thời hiện đại, tự
nguyện làm cuộc hành trình đầy phiêu lưu, bất ngờ bằng cái nhìn dự
cảm kỳ diệu thế giới lung linh, huyền ảo và vững tin mình khơng lạc


2
khỏi chính mình. Thế giới hình ảnh trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vừa
đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa mang tính
biểu tượng cao. Điều đó đã thể hiện tài năng và sự khéo léo của nhà
thơ, nhằm làm cho những bài thơ của mình khơng chỉ dừng lại ở
những lời thuyết lí khơ khan, trừu tượng. Thế giới hình ảnh bao giờ
cũng gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc nhiều liên tưởng bất
ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong sáng. Việc tìm
hiểu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từ góc độ ẩn dụ ý niệm là một hướng
nghiên cứu mới mẻ, cần được thực hiện để góp phần khẳng định ẩn
dụ ý niệm trong thơ ca là một cách mở rộng về sự nhận thức thế giới
theo những khung giả định của kinh nghiệm cá thể trong cách sáng
tạo của nhà thơ - nhìn từ cơ chế của hoạt động tư duy. Hơn nữa, hiện
nay cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và
tồn diện, có hệ thống về ẩn dụ ý niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Vì những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm
trong thơ
2.2. Những nghiên cứu về thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Cảm nhận về thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ Trần Đăng
Khoa nhận xét: “Nếu Xuân Quỳnh là ánh nắng góc cạnh, cháy bỏng
và dào dạt của vầng mặt trời giữa ngọ, thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại là ánh
trăng êm đềm, dịu mát ở khoảng nửa đêm về sáng” [16, tr.7). Hồ Thế
Hà, một cây bút phê bình đã chỉ ra ra hướng đi mới của nữ sĩ: “chính
là sự quay về gấp gáp và quyết liệt hơn với nhu cầu khám phá những
giá trị vĩnh hằng của con người và cuộc sống. Hành trình ấy chân
thật, dữ dội nhưng đầy trách nhiệm đến nỗi nhà thơ phải trải lịng
mình, trải hết vui buồn, tốt xấu của chính mình để từ đó nhìn ra tha
nhân, tâm tình cùng tha nhân” [16, tr. 35].
Ngồi ra, cịn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhà
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Các nghiên cứu này chưa tập trung đi khảo sát
các ẩn dụ tri nhận ở một tác giả cụ thể dựa trên lí thuyết về ngơn ngữ
học tri nhận. Có thể kể đến như Nguyễn Thị Thành nghiên cứu Thế


3
giới nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Thúy Vinh viết về
Đặc trưng nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Hà Duy Linh viết về Cái
tơi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị
Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Thủy bàn về Ngôn ngữ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nét đặc trưng,
sự vận động cùng những đóng góp của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cho
nền văn học nước nhà cả về góc độ văn học và ngơn ngữ học. Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về ẩn dụ
ý niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đó chính là “khoảng trống” để
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu hiện tượng

ẩn dụ ý niệm về tình u thơng qua các mơ hình ẩn dụ ý niệm, các
kiểu ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn từ được ý niệm hóa về tình
u trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phương diện nội dung, luận văn khảo sát các dạng ẩn dụ
ý niệm tiêu biểu nhất thông qua miền đích là TÌNH U, miền
nguồn và các mơ hình ý niệm liên quan đến miền đích.
Về nguồn tư liệu khảo sát, luận văn này được lấy từ cuốn
Lâm Thị Mỹ Dạ tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, 2011.
4. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đạt được
những mục đích sau:
- Hệ thống hóa những kiến thức lí luận về ẩn dụ ý niệm và
cơ chế nhận biết ẩn dụ ý niệm;
- Tiến hành khảo sát ẩn dụ ý niệm tình yêu trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ dưới góc độ ngơn ngữ học tri nhận, đồng thời qua cơ
chế của ẩn dụ và nhân sinh quan để khẳng định những đóng góp
của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:


4
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Từ góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận, luận văn tiến hành
miêu tả ẩn dụ ý niệm tình yêu để phát hiện những giá trị ẩn sâu mà
tác giả gửi gắm trong thơ của mình.
5.2. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa
Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa bề mặt ngôn từ và nghĩa

biểu trưng của hiện tượng ẩn dụ xuất hiện trong ngữ cảnh câu thơ để
thấy giá trị tri nhận-văn hóa của chúng.
5.3. Thủ pháp thống kê, phân loại
Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ, luận văn tiến
hành phân loại chúng theo các mơ hình phạm trù ý niệm để đưa về
hệ thống các ẩn dụ ý niệm cơ sở, ẩn dụ ý niệm phái sinh, lí giải các ý
niệm trong từng mơ hình ẩn dụ được nghiên cứu. Còn phương pháp
thống kê sẽ giúp thấy mức độ phổ biến của từng kiểu ẩn dụ ý niệm
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về phương diện lí thuyết
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lí
thuyết của ngơn ngữ học tri nhận, góp phần làm sáng tỏ những nét
độc đáo trong phong cách thơ của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đồng
thời khẳng định giá trị của phương thức ẩn dụ trong việc xây dựng
văn bản nghệ thuật. Qua đó cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên
cứu khuynh hướng lí thuyết về ngơn ngữ học tri nhận ở Việt Nam,
góp phần chứng minh ẩn dụ ý niệm không chỉ là hình thái tu từ mà
cịn là vấn đề của tư duy, là một cơ chế quan trọng để con người
nhận thức thế giới.
6.2. Về phương diện thực tiễn
Luận văn giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm văn
học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con
đường tiếp cận ngơn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ và ý niệm. Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mở ra một hướng phân tích
mới cho việc giảng dạy, tìm hiểu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong nhà
trường.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ



5
lục, Luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề liên quan
Chương 2: Khảo sát mơ hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm về
tình yêu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xét từ miền Nguồn.
Chương 3: Những ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ xét từ miền Đích tình u.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm
1.1.1. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống
1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
1.2.1 Ý niệm và ý niệm hóa
1.2.2 Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ
1.2.2.1 Miền
1.2.2.2 Miền Nguồn, miền Đích
1.2.2.3 Ánh xạ
1.2.3 Điển mẫu
1.2.4 Tính nghiệm thân
1.2.5 Mơ hình tri nhận
1.2.6 Lược đồ hình ảnh
1.2.7 Phân loại ẩn dụ ý niệm
1.2.7.1 Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors)
1.2.7.2 Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors)
1.2.7.3 Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphors)
1.3 Lâm Thị Mỹ Dạ, cuộc đời và thi phẩm
1.3.1. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ
1.3.2. Thi phẩm Lâm Thị Mỹ Dạ

Các tập thơ đã được xuất bản của Lâm Thị Mỹ Dạ:
- Trái tim sinh nở, NXB Văn học, 1974.
- Bài thơ không năm tháng, NXB Tác phẩm mới, 1983.
- Hái tuổi em đầy tay, NXB Đà Nẵng, 1990.
- Mẹ và con, NXB Phụ nữ, 1995.
- Đề tặng một giấc mơ, NXB Thanh niên, 1999.


6
- Tập thơ “Cốm non” (Green Rice) được dịch ra tiếng Anh,
in và phát hành
tại Hoa Kỳ, 2005.
1.3.3. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, đề tài và thi pháp
1.2.3.1. Đề tài thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đa dạng về đề tài, đó là sự phản ánh
cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta trong những
năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Bộc lộ tình cảm xót xa và
niềm tin thắng lợi của cuộc cách mạng. Là nỗi đau xót và niềm
kính phục trước sự hy sinh cao quý của những người đã ngã
xuống vì quê hương, đất nước.
Bên cạnh đó, bà đã bày tỏ những cảm xúc về tình cảm gia
đình sâu nặng như tình bà cháu, tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu.
Sự đổi mới về thi pháp được Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện nổi
bật ở tập Đề tặng một giấc mơ. Có đến 37 bài trong số 46 bài
trong tập thơ này, Lâm Thị Mỹ Dạ đã lấy bản thân mình làm đối
tượng phản ánh để từ đó nhìn ra nhân thế. Bà đã tự soi tỏ đến tận
cùng chân thật nỗi lịng mình. Đó là những ám ảnh, tiếc nuối
trước sự tuyến tính của thời gian, đó là nỗi buồn, nỗi cô đơn trong
khoảnh khắc đối diện với bản thân, đó là niềm khao khát về một
tình u tuyệt đích.

Nhìn chung, qua nhiều chặng thơ khác nhau nhưng thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ vẫn nhất quán vẻ đẹp chung, đó là vẻ đẹp ngọt
ngào, đằm thắm và đầy nữ tính. Và đó chính là sự hấp dẫn thơ của
bà với tâm hồn người đọc.
1.2.3.2. Thi pháp
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là tiếng nói đồng cảm đầy khẩn thiết
của bao nhiêu số phận, trong đó, hướng về chung quanh trong sự
khai thác cạn kiệt chính mình là cái nhìn nhân ái, là thi pháp tự
suy đã qua chiêm nghiệm và thay đổi ngôn từ thi ca. Thơ bà kết
hợp được chất thực cuộc sống và ngôn ngữ đa dạng, tạo ra những
dồn ép, biến ảo, chồng chéo về hình ảnh, đối tượng như huyền
thoại, cổ tích nhưng khơng hề có dấu vết của sự làm dáng. Thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ hồn nhiên, tuân thủ cảm xúc và từ trái tim thi sĩ
nhạy cảm mà thành. Sức hấp dẫn và giá trị của thơ Lâm Thị Mỹ


7
Dạ nằm trong đường biên của cái tôi và cái ta, giấc mơ và hiện
thực, sự tự chôn vùi và sự tự nổ tung, giữa những gì đã qua và
những gì sẽ đến; bên cạnh cái hư ảo mong manh ta bắt gặp cái
biếc xanh, bỡ ngỡ. Và vì vậy, đó là tiếng nói của sự va chạm, sinh
thành. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không xa rời thi pháp truyền thống
nhưng ln phá và thay để làm giàu có cái phần hiện đại cần thiết
của thơ.
1.4. Tiểu kết
Ở Chương 1, những nét khái quát về ẩn dụ trên có phương
diện ẩn dụ theo quan niệm truyền thống và ẩn dụ ý niệm đã được
chúng tơi trình bày. Ẩn dụ ý niệm là một phương thức tư duy của
con người, nó có mối quan hệ sâu sắc trong bộ ba là ngơn ngữ,
văn hóa và tư duy. Ẩn dụ ý niệm là cơng cụ hữu hiệu để con

người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương nói riêng và thi ca
nói riêng là ngơn từ được gọt giũa, có sự chọn lọc. Mỗi bài thơ
đều chuyển tải những cung bậc cảm xúc và thông điệp nghệ thuật
nhất định. Trong lúc con người thăng hoa mặc sức cho những
ngôn từ tuôn trào cũng là lúc trở về với bản ngã của sức mạnh vô
thức trong tư duy ý niệm. Nhà tâm lí học Sigmund Freud đã từng
phát biểu: “Trước tôi, các thi sĩ và triết gia đã sớm phát hiện ra vơ
thức, cịn tơi chẳng qua cũng chỉ khám phá ra những phương pháp
khoa học để nghiên cứu vơ thức mà thơi” [37]. Chính nhờ các tác
phẩm thơ mà khả năng tư duy với các ý niệm tiềm ẩn trong tâm trí
con người được sống dậy, điều mà ngôn ngữ học tri nhận với
những nghiên cứu sâu sắc về tâm lí con người đã chứng minh.
Những vấn đề lí luận ở Chương 1 sẽ được minh chứng
tiếp theo ở Chương 2 và Chương 3 qua việc khảo sát ẩn dụ ý niệm
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT MƠ HÌNH TRI NHẬN CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM
VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ XÉT TỪ
MIỀN NGUỒN


8
2.1. Dẫn nhập
Để tìm hiểu các thành tố trong mơ hình tri nhận của các ẩn
dụ ý niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng tôi tiến hành các bước
cơ bản sau:
Bước 1: Nêu danh sách những ẩn dụ ý niệm về tình yêu xuất
hiện trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Bước 2: Dựa trên các hệ thống ngữ liệu đã được khảo sát để
tìm những thuộc tính điển hình được xây dựng ở miền Nguồn. Từ đó,
thiết lập lại miền ý niệm Nguồn với những thuộc tính điển hình được
lựa chọn tương ứng với đặc điểm ở miền Đích.
Bước 3: Phục hồi chiếu xạ giữa hai miền ý niệm Nguồn và
Đích để khám phá mối quan hệ tương thích giữa miền Nguồn và
miền Đích, qua đó nhận thức cấu trúc ý niệm về tình yêu trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ.
2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ
2.2.1. Mơ hình chiếu xạ giữa miền Nguồn và miền Đích
TÌNH U
Từ khi ngơn ngữ học tri nhận quan tâm đến hệ thống ý niệm
trong tâm trí (mind) con người thì những yếu tố phương tiện, nội
dung chính được xem như là Nguồn và Đích của mơ hình tri nhận.
Mơ hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm gồm có miền Nguồn và
Đích theo cấu trúc mơ hình trường – chức năng: trung tâm – ngoại
vi, trong đó hạt nhân là khái niệm (trung tâm) mang tính phổ qt đối
với tồn nhân loại, cịn ngoại vi là những yếu tố ngơn ngữ, văn hố
mang tính đặc thù. Thơng qua mơ hình chiếu xạ từ miền nguồn đến
miền đích, ẩn dụ ý niệm có vai trị là một phương thức tư duy tác
động đến trí tuệ con người, giúp con người nắm bắt và lĩnh hội thế
giới. Căn cứ vào chức năng tri nhận, hầu như các nhà khoa học thống
nhất chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại, ẩn dụ cấu trúc (Structure
Metaphor), ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphor), ẩn dụ định hướng
(Orientation Metaphor).
2.2.2. Các miền Nguồn tiêu biểu của ẩn dụ ý niệm TÌNH
YÊU trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ



9
Thông qua khảo sát tư liệu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng
tơi nhận thấy có 7 ẩn dụ ý niệm về tình u và 90 biểu thức ngơn ngữ
mang tính ẩn dụ về tình u trên tổng số 184 bài thơ trong cuốn Lâm
Thị Mỹ Dạ tuyển tập. Những ẩn dụ ý niệm tình yêu trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ được tổng hợp trong bảng sau:

STT

1
2
3
4
5
6
7

Ẩn dụ ý niệm

TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM
KHAO KHÁT
TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH
THIÊN NHIÊN
TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI
TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC
HÀNH TRÌNH
TÌNH YÊU LÀ ÁNH SÁNG
TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT
TÌNH YÊU LÀ MÀU SẮC


Số lƣợng Biểu
thức ngơn
ngữ mang
tính ẩn dụ/90
Số
Tỉ lệ
lần
(%)

Số bài xuất
hiện/184
Số
bài

Tỉ lệ
(%)

26

28.9

10

5.4

6

6.7

5


2.7

10

11.1

10

5.4

12

13.3

14

7.6

18
9
9

20.0
10.0
10.0

18
10
7


9.8
5.4
3.8

2.3. Cơ sở kinh kinh nghiệm làm nền tảng cho những mơ hình tri
nhận của ẩn dụ ý niệm trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Trải nghiệm cá nhân có vai trị hết sức quan trọng đối với
q trình tư duy, nhận thức của con người. Do đó, việc tìm hiểu
những trải nghiệm trong cuộc sống riêng tư của Lâm Thị Mỹ Dạ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về mơ hình ý niệm trong các bài thơ của bà. Có
thể nói, cuộc đời riêng đã ảnh hưởng rất nhiều đến thế giới thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ.
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949. Quê bà ở
xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nhà thơ Ngô Minh
đã từng viết: “Gặp nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vài lần đầu, thấy chị luôn
cười hiền dịu, quan tâm đến mọi người, lại xinh đẹp, trắng trẻo,
nhiều người cứ tưởng nhà thơ nữ này sống trong nhung lụa từ nhỏ.


10
Hồn tồn khơng phải vậy. Tuổi thơ của Mỹ Dạ là tuổi thơ đầy đau
buồn và nước mắt.”. (50, tr.147)
Lâm Thị Mỹ Dạ lập gia đình từ năm 1973, chồng bà là nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm 1974, bà sinh cơ con gái đầu lịng
Hồng Dạ Thư. Năm 1977, cơ con gái thứ hai Hồng Dạ Thi ra đời.
Cứ ngỡ trái tim từng tổn thương của bà về cuối đời sẽ n ấm vẹn
trịn. Hóa ra khơng phải. Ngày 14-6-1998, trong lúc bà đang ở Hà
Nội, chuẩn bị ngày mai lên máy bay đi dự tọa đàm thơ ở Mỹ thì
chồng bà, nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường, bị tai biến mạch máu

não, hôn mê ở Đà Nẵng hai tháng ròng. Dạ phải hủy chuyến đi Mỹ,
bay về Đà Nẵng ngay. Từ đó đến nay, bà như “người mẹ” bao dung,
săn sóc, đút mớm cơm cháo, thuốc men, xoa bóp, tắm rửa, vệ sinh
cho chồng. Trái tim nhân hậu ấy thêm một lần “rớm máu”. Trăm
nghìn thứ việc chưa từng có đè lên vai người phụ nữ làm thơ xinh
đẹp ấy. Tuổi ngày càng cao, Lâm Thị Mỹ Dạ càng bị nhiều thứ bệnh
tật hành hạ, viêm khớp, viêm xoang, nhức đầu... Thế mà bà vẫn lo
liệu, tổ chức đưa chồng đi chữa bệnh Hà Nội, Đà Nẵng, Khe Sanh,
Long An, TP.HCM đến sáu chuyến liền.
2.4. Tiểu kết
Trong Chương 2, chúng tơi đã khảo sát được các mơ hình tri
nhận ẩn dụ ý niệm về TÌNH YÊU trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ để làm
rõ những đặc điểm riêng của miền nguồn trong sự chiếu xạ tới miền
đích TÌNH YÊU. Các ẩn dụ ý niệm về TÌNH YÊU bao gồm 7 ẩn dụ
ý niệm và 90 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ trên tổng số 184
bài thơ.
Có thể khẳng định những trải nghiệm riêng của Lâm Thị Mỹ
Dạ trong cuộc đời đã chi phối các tác phẩm của nhà thơ khiến cho ẩn
dụ ý niệm về TÌNH YÊU nổi trội nhất.
Trái tim đầy tổn thương, đầy trải nghiệm là một nhân tố ảnh
hưởng lớn đến cách tri nhận của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ về cuộc đời nói
chung và tình u nói riêng. Đây chính là chìa khóa để chúng ta giải
mã thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
CHƢƠNG 3
NHỮNG ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ


11
XÉT TỪ MIỀN ĐÍCH TÌNH U
3.1. Dẫn nhập

Ở Chương 2, chúng tơi đã phân tích mơ hình tri nhận trong
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích cụ
thể từng ẩn dụ ý niệm để thấy rõ hơn những nét đặc trưng trong tư
duy, trong cách tri giác của một nhà thơ nữ. Chúng tôi tập trung phân
tích vào một số ẩn dụ ý niệm chính, tức là những ẩn dụ ý niệm bao
gồm một số lượng lớn trong xu hướng tư duy của Lâm Thị Mỹ Dạ.
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ nữ, một người vợ, một người mẹ cho
nên những điều mà nhà thơ “cảm” – tri nhận – nhiều hơn cả là tình
yêu, cuộc đời, con người và thời gian.
3.2. Các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM KHAO
KHÁT”
Bảng 3.1: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn
dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỰ SAY ĐẮM KHAO KHÁT
Miền Nguồn
Miền Đích TÌNH YÊU
SỰ SAY ĐẮM KHAO KHÁT
Trạng thái say đắm
=> Sự say đắm trong tình yêu
Trạng thái khao khát
=> Sự đau khổ trong tình yêu
Cảm xúc hạnh phúc
=> Niềm vui do tình yêu mang lại
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy trong thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ có 26 biểu thức ngơn ngữ mang tính ẩn dụ về tình u và có
thể khái quát lại chiếu xạ giữa miền Nguồn với miền Đích theo bảng
sau:


12

Bảng 3.2: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến
miền Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỰ SAY ĐẮM
KHAO KHÁT
TT

Sự tương đồng giữa
miền Nguồn và
miền Đích

1

Tương đồng về
trạng thái say đắm

2

Tương đồng về
trạng thái khao
khát

3

Tương đồng về
cảm xúc

Các thuộc tính
chiếu xạ

Tần số xuất hiện trong các
biểu thức ngơn ngữ mang

tính ẩn dụ về tình u
Số lần/ 31
Tỉ lệ (%)

Khát
Mong/chờ
Cháy lòng
Tựa/dựa

3
6
1
3

9.7
19.4
3.2
9.7

Nắm

1

3.2

Yêu
Nhớ
Hạnh phúc
Thương


8
4
2
3

25.8
12.9
6.5
9.7

Miền Nguồn SỰ SAY ĐẮM KHAO KHÁT đã được cụ thể
hóa qua hình ảnh “tựa vào chính mình”, sự hi sinh trong trong tình
u đã được khẳng định tuyệt đối.
Một người phụ nữ nhạy cảm, luôn suy tư, luôn sống đến
tận cùng của mọi cung bậc cảm xúc và khát khao hạnh phúc như
Lâm Thị Mỹ Dạ khi đối diện với thực tại nghiệt ngã bà cảm thấy
mình như cơ đơn giữa cuộc đời. Tình yêu vẫn nuôi dưỡng thơ bà
theo hướng cao cả bao dung để cho giai điệu của con tim không bị
mục ruỗng tàn úa, trái lại vẫn sáng tỏa. Lâm Thị Mỹ Dạ đã tìm
đến hoa quỳnh để vơi bớt nỗi buồn, sự khát khao lứa đôi bộc phát
ra từ tận trái tim nhỏ bé đầy kiêu hãnh:
Xin cho một khắc
Được hóa làm quỳnh
Nở cùng đơn độc
Để đời có đơi
(Một quỳnh một ta)
3.2.2. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH THIÊN


13

NHIÊN”
Bảng 3.3: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn
dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỨC MẠNH CỦA THIÊN NHIÊN
Miền Nguồn
Miền Đích TÌNH U
SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN
Đối tượng trong thiên nhiên
=> Hai người yêu nhau
Trạng thái của thiên nhiên
=> Trạng thái, cảm xúc của tình yêu
Các hiện tượng tự nhiên
=> Sự kiện trong tình yêu
Qua khảo sát tư liệu, chúng tơi khái qt được mơ hình chiếu
xạ giữa miền Nguồn và miền Đích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH CỦA
THIÊN NHIÊN
Tần số xuất hiện trong
các biểu thức ngơn ngữ
Sự tương đồng giữa
Các thuộc
mang tính ẩn dụ về tình
TT miền Nguồn và miền tính chiếu
u
Đích
xạ
Số lần/ 14
Tỉ lệ (%)
Bão
1

7.1
Tương đồng về sức
1
mạnh và các hiện
Lốc
1
7.1
tượng tự nhiên
Sa mạc
1
7.1
Khát
2
14.3
Tương đồng về trạng
2
thái
Đam mê
1
7.1
Biển
2
14.3
Tương đồng về đối
3
Thuyền
1
7.1
tượng
Mưa

5
35.7
Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ qua giai đoạn xuân thì mang rất
nhiều nỗi cô đơn, nỗi buồn thiếu phụ. Những gam màu tươi sáng có
lẽ đã phai nhạt khá nhiều, sự lãng mãn thời trẻ khơng cịn mấy nữa
mà thay vào đó là những đắng cay, ngậm ngùi, xót xa cùng với
những chiêm nghiệm đúc kết. Tình u khơng cịn phẳng lặng êm
dịu nữa mà sóng gió đã nổi lên cùng những xoáy lốc số phận. Lâm
Thị Mỹ Dạ đã lấy những hiện tượng tự nhiên làm miền Nguồn để
chiếu xạ đến tình yêu.


14
Em ngồi đợi Vịnh Hạ Long mưa xối
Cơn bão xoay ly cà phê đen
Vịnh Hạ Long như người tình chưa gặp
Nỗi khát chờ xốy lốc tim em
(Người tình hư ảo)
3.2.3. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI”
TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI là những ẩn dụ ý niệm dễ
hiểu, đơi lứa u nhau bên cạnh hịa hợp về tâm hồn còn thăng hoa
cảm xúc khi được ở bên nhau.
Bảng 3.5: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn
dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỰ GẦN GŨI
Miền Nguồn
SỰ GẦN GŨI
Khoảng cách địa lí
Trạng thái gần gũi

Miền Đích TÌNH U

=> Khoảng cách hai người u nhau
=> Trạng thái, cảm xúc của tình yêu

Sự chiếu xạ của miền nguồn GẦN GŨI đến miền đích TÌNH
U được chúng tơi cụ thể hóa qua lược đồ sau:
Bảng 3.6: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỰ GẦN GŨI
Tần số xuất hiện trong các
biểu thức ngôn ngữ mang
tính ẩn dụ về tình u
Số lần/ 26
Tỉ lệ (%)

TT

Sự tương đồng giữa miền
Nguồn và miền Đích

1

Tương đồng về khoảng
cách

2

Tương đồng về sự gần
gũi

3


Tương đồng về trạng
thái gắn bó

4

Tương đồng về cảm
Yêu
1
3.8
xúc gắn bó
Ẩn dụ ý niệm này cho chúng ta hiểu thêm một phương diện

Các thuộc tính
chiếu xạ

Trời
Biển
Trăng
Tay
Ngực
Lịng
Tim
Nhau/có nhau
Tựa
Nắm

4
3
1
4

3
2
1
4
2
1

15.4
11.5
3.8
15.4
11.5
7.7
3.8
15.4
7.7
3.8


15
khác của tình yêu. Theo khảo sát ở bảng 3.6, ý niệm GẦN GŨI được
Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện qua sự tương đồng về trạng thái gắn bó của
hai người yêu nhau, biểu tượng nhau/có nhau, trời, tay (15.4%)
chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là ngực, biển (11.5%), tựa, lịng (7.7%).
Trong tình u ai cũng muốn được hành phúc và có lẽ hạnh phúc
thăng hóa nhất khi được gần gũi người mình u.
Ẩn dụ ý niệm TÌNH U LÀ SỰ GẦN GŨI có miền Nguồn
tương đối cụ thể. Vì sự gần gũi là một trạng thái mà chúng ta khó
hình dung một cách rõ ràng, có khi sự GẦN GŨI là “úp mặt”, “tựa
vào vịm ngực” nhưng có khi đó là hai người yêu thương cùng hướng

về nhau.
Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng
Biển có trời thêm rộng
Trời xanh cho biển xanh
(Biển)
Trong câu thơ trên, miền Nguồn SỰ GẦN GŨI chiếu xạ đến
miền Đích TÌNH U qua hành động “soi”,“soi” là sự trao nhau
yêu thương qua ánh mắt. Tình u đơi khi chỉ một ánh mắt cũng đủ
khiến con người ta trào dâng hạnh phúc ngọt ngào.
3.2.4. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH
TRÌNH”
TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH là những ẩn dụ ý
niệm dễ hiểu, tình u đơi lứa với nhiều sắc thái đa dạng, lúc hạnh
phúc khi được sóng bước bên nhau, lúc đau khổ khi tình u tan vỡ.
Giữa TÌNH U và CUỘC HÀNH TRÌNH có sự tương quan được
thể hiện qua lược đồ sau:
Bảng 3.7: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn
dụ ý niệm TÌNH U LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
Miền Nguồn
Miền Đích TÌNH U
CUỘC HÀNH TRÌNH
Du khách
=> Những người u nhau
Phương tiện
=> Tình u giữa hai đối tượng
Cuộc hành trình
=> Sự kiện trong mối quan hệ



16
Độ dài của cuộc hành trình

=> Thời gian yêu nhau
=> Những khó khăn, trắc trở trong
Những trở ngại gặp phải
tình yêu
=> Những lựa chọn trước những ngã
Lựa chọn hướng đi
rẻ: tiếp tục hay dừng lại
Điểm đến của cuộc hành trình
=> Đích đến của tình u
Bảng 3.8: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền
Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH
TT

Sự tương đồng giữa miền
Nguồn và miền Đích

Các thuộc
tính chiếu xạ

1

Tương đồng về người tham gia
trong hành trình

2

Tương đồng về khơng gian


4

Tương đồng về khó khăn

5

Tương đồng về đích đến

Anh
Em
Chàng
Q
Xứ sở
Cõi
Xa
Lạc
Anh
Em

Tần số xuất hiện trong các
biểu thức ngơn ngữ mang tính
ẩn dụ về tình u
Số lần/ 24
Tỉ lệ (%)
5
20.8
7
29.2
1

4.2
2
8.3
1
4.2
1
4.2
2
8.3
1
4.2
2
8.3
2
8.3

Miền Nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH được cụ thể hóa qua
hình ảnh qng đường xa, sự đơn độc trên quãng đường xa là sự cô
đơn, con đường tình u với khát khao được có đơi sóng bước bên
nhau có những lúc trắc trở, tuyệt vọng.
Chỉ có em đối mặt
Với chính mình
Đơn độc qng đường xa
(Anh đã nhìn thấy em)
3.2.5. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH U LÀ ÁNH SÁNG”
Bảng 3.9: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của ẩn
dụ ý niệm TÌNH U LÀ ÁNH SÁNG
Miền Nguồn
Miền Đích TÌNH U
ÁNH SÁNG

Nguồn sáng
=> Những người yêu nhau
Ánh sáng phát ra
=> Tình yêu được trao đi


17
Qua khảo sát tư liệu, chúng tôi khái quát được mơ hình chiếu
xạ giữa miền Nguồn và miền Đích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.10: Các thuộc tính đƣợc chiếu xạ từ miền Nguồn đến
miền Đích trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ ÁNH SÁNG
TT

Sự tương đồng giữa
miền Nguồn và miền
Đích

1

Tương đồng về
nguồn sáng

2

Tương đồng về
cường độ ánh sáng

Các thuộc
tính chiếu xạ


Trăng
Mặt trời
Sao
Lửa
Chói
Rực
Chập chờn

Tần số xuất hiện trong các
biểu thức ngơn ngữ mang
tính ẩn dụ về tình u
Số lần/ 18
Tỉ lệ (%)

5
4
3
3
1
1
1

27.8
22.2
16.7
16.7
5.6
5.6
5.6


TÌNH U LÀ ÁNH SÁNG là mơ hình ẩn dụ tri ý niệm khá
phổ biến trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Ẩn dụ này đề cập đến biểu hiện,
cảm xúc của những người đang chìm đắm trong tình yêu. Sự nhớ
thương mình yêu trong xa cách đã thành ánh sáng ngọn lửa nhen
nhóm trong lịng người con gái:
Những ngày vắng xa
Trong giấc mơ em
Giọng nói anh chập chờn lửa cháy
(Cô gái trong ca dao)
Nỗi mong nhớ đi vào cả giấc ngủ, “chập chờn” là trạng thái
lửa tưởng như có lúc tắt đi nhưng vẫn ln cịn đó. Chiếu xạ trạng
thái này khẳng định tình yêu dù trong xa cách vẫn ln tồn tại, có lúc
tưởng như khoảng cách xóa nhịa ranh giới ấy nhưng nó vẫn âm ỉ và
chờ đến lúc thổi bùng mạnh mẽ. "Tình yêu trong xa cách ví như ngọn
lửa trong gió. Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng ngọn lửa lớn.”
(Bussy Rebutin). Và tình yêu của Lâm Thị Mỹ Dạ là như vậy, luôn
âm thầm nhưng không bao giờ tắt.
Tâm hồn thơ của người đàn bà mang cái tên đẹp đến huyền
bí - Mỹ Dạ đã cho thấy khát vọng hướng tới cái đẹp như một nỗi ám
ảnh trong vô thức và tâm linh của bà. Cho dẫu màn đêm cuộc đời ập


18
tới thì trong bà vẫn ánh lên thứ ánh sáng kì diệu, ánh sáng của tình
yêu.
Nhà thơ Trần Ðăng Khoa từng so sánh: "Nếu Xuân Quỳnh là
ánh nắng góc cạnh, cháy bỏng và dào dạt của vầng mặt trời giữa ngọ,
thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại là ánh trăng xanh êm đềm, dịu mát ở khoảng
nửa đêm về sáng" [9]. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại lại cho rằng: "Bên
cạnh sự rực rỡ, bỏng cháy của vầng mặt trời giữa ngọ, Xuân Quỳnh

còn là sự dịu dàng, tha thiết của rời rợi trăng xanh; trong ánh dịu
hiền, tươi mát của Lâm Thị Mỹ Dạ là trái tim mang độ lửa mặt trời"
[9]. Ánh sáng trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là ánh sáng bắt nguồn từ sự
khao khát một tình yêu, từ trái tim người phụ nữ với những nhiều
rung cảm từ cuộc đời. Ánh sáng có lúc chập chờn, có lúc lại rực cháy
lên mãnh liệt đã làm cho miền đích TÌNH U thấm đẫm trong từng
câu thơ.
3.2.6. Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ ĐỒ VẬT”
Bảng 3.11: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích của
ẩn dụ ý niệm TÌNH U LÀ ĐỒ VẬT
Miền Nguồn
Miền Đích TÌNH YÊU
ĐỒ VẬT
Đồ vật
=> Tình cảm
Trao đồ vật
=> Trao tình yêu cho người khác
Nhận đồ vật
=> Đón nhận tình u từ người khác
Hành động với đồ vật
=> Cách đối xử với tình cảm
Qua khảo sát tư liệu, chúng tơi khái qt được mơ hình chiếu
xạ giữa miền Nguồn và miền Đích được thể hiện trong bảng sau:



×