Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “ĐỒ ĂN”
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số

: 62.22.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Hảo Tâm

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên
cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Hợp


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội với sự


giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đặng Thị Hảo
Tâm, người đã luôn quan tâm khích lệ, tận tình hướng dẫn, truyền nhiệt huyết cho
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu; giúp tôi hình thành, hoàn thiện luận án
và trưởng thành trong khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội và các nhà khoa học đã trang bị kiến thức, chỉ bảo cho tôi trong quá trình
học tập, nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu.
Tôi đặc biệt biết ơn Ban Giám hiệu – Lãnh đạo trường Đại học Tân Trào,
các Phòng ban, Khoa – Bộ môn và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ
với tôi về mọi mặt trong suốt chương trình học tập Nghiên cứu sinh.
Tôi xin cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau
Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm, sự nhiệt tình của anh chị em Nghiên cứu
sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, giúp tôi thực hiện các điều tra
xã hội học, góp ý cho tôi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Bố Mẹ, Chồng và các Con, cùng
toàn thể gia đình – những người luôn yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, gánh vác, sát
cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Hợp


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT .............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu .......................................................................... 6
1.1.1. Sơ lược về Ngôn ngữ học tri nhận và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ..................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ học tri nhận .............................. 8
1.1.3. Đánh giá chung .............................................................................................. 11
1.2. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................... 12
1.2.1. Tính nghiệm thân ........................................................................................... 12
1.2.2. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm ................................................................................. 13
1.2.3. Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ ........................................................ 18
1.2.4. Điển mẫu ........................................................................................................ 22
1.2.5. Mô hình tri nhận ............................................................................................. 22
1.2.6. Pha trộn ý niệm .............................................................................................. 23
Tiểu kết ..................................................................................................................... 25
Chương 2. MIỀN Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT .......................... 26
2.1. Về quan niệm “đồ ăn” ....................................................................................... 26
2.2. Tổ chức của miền ý niệm “đồ ăn” ..................................................................... 28
2.2.1. Ý niệm “đồ ăn”............................................................................................... 29
2.2.2. Các nhóm ý niệm của miền ý niệm “đồ ăn” và điển mẫu .............................. 39
2.2.3. Cấu trúc hình bóng-hình nền của miền ý niệm “đồ ăn” ................................. 44
2.3. Mô hình tri nhận miền ý niệm “đồ ăn” ............................................................. 48


2.3.1. Mô hình mệnh đề ........................................................................................... 48

2.3.2. Mô hình sơ đồ hình ảnh.................................................................................. 50
2.3.3. Mô hình ẩn dụ ................................................................................................ 55
2.3.4. Mô hình hoán dụ ............................................................................................ 56
Tiểu kết ..................................................................................................................... 58
Chương 3. ÁNH XẠ ẨN DỤ, PHA TRỘN MIỀN Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” VỚI
CÁC MIỀN Ý NIỆM KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT ........................................ 59
3.1. Sự vận động ý niệm của các điển mẫu .............................................................. 60
3.1.1. Mô hình tỏa tia của “Cơm” ............................................................................ 60
3.1.2. Mô hình tỏa tia của “Ăn” ............................................................................... 61
3.1.3. Mô hình tỏa tia của “Mặn” ............................................................................. 63
3.1.4. Mô hình tỏa tia của “Bát”............................................................................... 64
3.1.5. Mô hình tỏa tia của “Đói” .............................................................................. 64
3.2. Ánh xạ ẩn dụ giữa miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý niệm khác ................. 67
3.2.1. Miền ý niệm “đồ ăn” là miền đích ................................................................. 67
3.2.2. Miền ý niệm “đồ ăn” là miền nguồn .............................................................. 78
3.3. Pha trộn miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý niệm khác ................................. 85
3.3.1. Mô hình ẩn dụ ba miền không gian pha trộn ................................................. 85
3.3.2. Mô hình ẩn dụ bốn miền không gian pha trộn ............................................... 87
3.3.3. Mô hình ẩn dụ phức hợp ................................................................................ 90
3.4. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ giữa miền ý niệm “đồ ăn” và các miền ý niệm khác ....... 92
3.4.1. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa trên tri thức ............................................................ 93
3.4.2. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa trên kinh nghiệm .................................................... 94
3.4.3. Cơ chế ánh xạ ẩn dụ dựa vào cơ thể............................................................... 97
Tiểu kết ..................................................................................................................... 99
Chương 4. HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM “ĐỒ ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT ...101
4.1. Phân loại ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt ............................................ 101
4.1.1. Ẩn dụ bản thể ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt ........................................... 101
4.1.2. Ẩn dụ định hướng ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt ..................................... 109
4.1.3. Ẩn dụ cấu trúc niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt ............................................. 119



4.2. Đặc điểm ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt ............................................ 140
4.2.1. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính văn hóa ......................... 140
4.2.2. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính nữ .................................. 142
4.2.3. Ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt mang tính ổn định về tư duy và tính
sáng tạo trong văn học............................................................................................ 144
Tiểu kết ................................................................................................................... 147
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148
CHÚ THÍCH ................................................................................................................... 151

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............. 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 154
DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU..................................................................... 166
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2.1.1h. Các thành tố của khái niệm “đồ ăn” ................................................ 36
Bảng 2.2.1.1i. Kết quả khảo sát mức độ KHÔNG liên quan của các yếu tố
đến đồ ăn .................................................................................................................. 37
Bảng 2.2.2.1a. Thống kê ý niệm thuộc miền “đồ ăn” .............................................. 39
Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn”............................................ 41
Bảng 2.2.2.2a. Các ý niệm tiêu biểu của miền “đồ ăn” ........................................... 42
Bảng 2.2.2.2b. Các ý niệm tiêu biểu theo điều tra xã hội học ................................. 43
Bảng 2.2.2.2c. Các điển mẫu trong miền “đồ ăn” .................................................... 44
Bảng 2.2.3c. So sánh ý niệm tương ứng trên hai hình nền “đồ ăn”
và “cơ thể sinh vật” .................................................................................................. 47
Bảng 3.2.1.2a. Các cặp khái niệm không gian tiếng Việt ........................................ 75



DANH MỤC MÔ HÌNH, HÌNH

Mô hình 2.2.1.1a: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” ........................................ 30
Mô hình 2.2.1.1c: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “cơm” .......................................... 32
Mô hình 2.2.1.1d: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “bột” ........................................... 33
Mô hình 2.2.1.1e: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” ............................................. 34
Mô hình 2.2.1.2a. Cấu trúc ý niệm “đồ ăn” ............................................................. 38
Hình 1.2.6. Mô hình pha trộn ý niệm ....................................................................... 24
Hình 2.3.2a. Sơ đồ hình ảnh “mâm cơm” ................................................................ 52
Hình 2.3.2b. Sơ đồ không gian “mâm cơm” ............................................................ 52
Hình 2.3.2c. Sơ đồ hình ảnh chuyển động “vào mâm” ............................................ 53
Hình 2.3.2d. Sơ đồ ý niệm hóa hình tượng “đầu nồi” .............................................. 55
Hình 2.3.4a. Mô hình tri nhận hoán dụ “cơm”......................................................... 56
Hình 2.3.4b. Mô hình tri nhận hoán dụ “nhà bếp” ................................................... 57
Hình 3.1.1. Mô hình tỏa tia của “Cơm” ................................................................... 61
Hình 3.1.2. Mô hình tỏa tia của “Ăn” ...................................................................... 63
Hình 3.1.3. Mô hình tỏa tia của “Mặn” .................................................................... 63
Hình 3.1.4. Mô hình tỏa tia của “Bát” ..................................................................... 64
Hình 3.1.5. Mô hình tỏa tia của “Đói” ..................................................................... 65
Hình 3.2.1.1a. Hệ thống thành tố của ý niệm “thực thể” ......................................... 68
Hình 3.2.1.1b. Ý niệm bậc trên của miền “đồ ăn” ................................................... 68
Hình 3.2.1.1c. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “hoạt động liên quan
đến đồ ăn”................................................................................................................. 69
Hình 3.2.1.1e. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới ý niệm “nấu ăn” ................. 70
Hình 3.2.1.1f. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “mùi vị đồ ăn” ........... 71
Hình 3.2.1.1g. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “cảm giác, cảm nhận” .... 71
Hình 3.2.1.1k. Mô hình tri nhận ẩn dụ vật chứa “bữa” ............................................ 73
Hình 3.2.1.1m. Ví dụ mô hình tri nhận vật chất “đồ ăn” ......................................... 74
Hình 3.2.1.1n. Ánh xạ tới miền đích “đồ ăn” .......................................................... 74
Hình 3.2.1.2b. Lược đồ ánh xạ từ miền “thực thể” tới miền “mùi vị đồ ăn” ........... 76

Hình 3.2.1.2b. Ánh xạ từ miền nguồn “phương hướng” tới miền đích “mùi vị” .... 77
Hình 3.2.2.1a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích “thời gian” . 78
Hình 3.2.2.1b. Lược đồ ánh xạ từ ý niệm “món ăn” đến ý niệm “đơn vị thời gian” .... 79
Hình 3.2.2.2a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích “con người” .... 80


Hình 3.2.2.2b. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích “tư tưởng” ...... 81
Hình 3.2.2.3a. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “đồ ăn” đến miền đích
“tự nhiên-xã hội” ...................................................................................................... 82
Hình 3.2.2.3b. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “hoạt động liên quan đến đồ ăn”
đến miền đích “hoạt động tự nhiên-xã hội” ............................................................. 83
Hình 3.2. Bản đồ ánh xạ qua miền trung tâm “đồ ăn” ............................................. 85
Hình 3.3.1a. Mô hình pha trộn ý niệm “bánh vẽ” .................................................... 86
Hình 3.3.1b. Mô hình pha trộn ý niệm “mặt thớt” ................................................... 87
Hình 3.3.2a. Mô hình pha trộn ý niệm “nấu cháo điện thoại” ................................. 88
Hình 3.2.2b. Mô hình pha trộn ẩn dụ ý niệm “VỢ CHỒNG LÀ ĐÔI ĐŨA” ......... 89
Hình 3.3.3a. Mô hình pha trộn ẩn dụ ý niệm “no mắt” ............................................ 91
Hình 3.3.3b. Mô hình tri nhận của ẩn dụ “bữa tiệc ấm cúng” ................................. 92
Hình 4.2.1.1a. Sơ đồ miêu tả quá trình hình thành và biến chất của đồ ăn............ 111
Hình 4.2.1.1b. Mô hình tri nhận ẩn dụ định hướng ĐỒ ĂN TỐT LÀ LÊN .......... 118


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, LƯỢC ĐỒ

Biểu đồ 2.2.2.1b. Tỉ lệ các ý niệm trong miền “đồ ăn”............................................ 41
Sơ đồ 3.2.1.1h. Mô hình tri nhận ý niệm thực thể “bữa” ......................................... 72
Lược đồ 2.2.1.1b: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “đồ ăn” ........................................ 31
Lược đồ 2.2.1.1g: Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “ăn” ............................................. 35
Lược đồ 2.2.3a. Các vùng nền của miền ý niệm “đồ ăn” ........................................ 46
Lược đồ 2.2.3b: Hình bóng-hình nền của ý niệm “Ruột”, “Lòng” .......................... 46

Lược đồ 4.1.3.1. Cấu trúc ẩn dụ THỜI GIAN LÀ ĐỒ ĂN ................................... 122
Lược đồ 4.1.3.2. Cấu trúc ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỒ ĂN ................................. 123
Lược đồ 4.1.3.3a. Cấu trúc ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ BỮA ĂN ................................ 135
Lược đồ 4.1.3.3b. Cấu trúc ẩn dụ SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG LÀ ĐỒ ĂN ............ 137
Lược đồ 4.1.3.3c. Cấu trúc ẩn dụ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI LÀ
HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ ĂN........................................................... 137


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. “Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể
làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo… được”. Đó là nhận định của Ăngghen trong Điếu văn đọc trước mộ Các-Mác, trong đó “ăn” được xếp vào nhu cầu
bản thể đầu tiên của con người – tất nhiên, đồ ăn luôn có ý nghĩa sống còn với sự
sinh tồn. Hơn thế, đồ ăn còn được chú ý đến trên bình diện văn hóa tinh thần. Đỗ
Hữu Châu trong [7] đã nêu quan điểm: văn hóa khác nhau thì ngôn ngữ khác nhau,
ngôn ngữ khác nhau thì ứng xử văn hóa khác nhau. Trong ngôn ngữ, ẩn dụ là một
điểm mở để tìm hiểu văn hóa. Ẩn dụ là những hiểu biết, những tín điều, tình cảm;
ẩn dụ có ý nghĩa đánh giá, gợi ra những ý nghĩa tốt, xấu khác nhau – ẩn dụ là một
bộ phận của văn hóa.
Như vậy, quan điểm nhất quán đã được khẳng định từ lâu là ẩm thực cũng như
ngôn ngữ (cụ thể hơn là ẩn dụ) đều có quan hệ mật thiết với văn hóa. Nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng khái quát “Bản sắc văn hóa Việt Nam đọng trong văn hóa ngôn
từ và văn hóa ăn uống”. Có thể nói, tìm hiểu văn hóa dựa trên đối tượng nghiên
cứu ẩm thực nói chung trong ngôn ngữ Việt Nam là góc nhìn lí tưởng và rộng mở.
Theo quan niệm của Ngôn ngữ học tri nhận thế giới, “đồ ăn” là một trong
những miền nguồn cơ bản – được Z. Kovecses xác định là “Cooking and Food”
trong [141]. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt trong sự đối sánh với
ngôn ngữ khác sẽ giúp thấy được những tương đồng và khác biệt về văn hóa, tư duy.

1.2. Ngôn ngữ phản ánh hiện thực nhưng không đơn thuần là tấm gương
phẳng, đó là sự phản chiếu qua lăng kính chủ quan, theo quan điểm của khoa học tri
nhận: ngôn ngữ là công cụ tri nhận của con người. Trong đó, ẩn dụ là một trong
những công cụ tiêu biểu và hiệu quả. Ngôn ngữ học cấu trúc, Văn học… đã xem ẩn
dụ là cách diễn đạt bóng bẩy, mang giá trị tu từ, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao và
được nghiên cứu chủ yếu ở góc độ tu từ, không liên quan đến tư duy, tâm trí.
Ngôn ngữ học tri nhận đã kéo ẩn dụ sang vùng nghiên cứu mới, đặt trong mối
tương quan giữa ngôn ngữ - tâm lí. Kể từ công trình kinh điển Metaphors We Live By
[149] của G. Lakoff và M. Johnson, ẩn dụ vượt ra hẳn phạm vi Ngôn ngữ học, là đối


2

tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ ca
mà còn thể hiện vai trò trong mọi lĩnh vực: đời thường, kinh tế, ngoại giao, quảng
cáo, khoa học, điện ảnh, chính trị…
Ở Việt Nam, đã có hàng trăm công trình, bài viết bàn luận, vận dụng lí thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận để nghiên cứu Việt ngữ, trong đó đa số quan tâm đến ẩn dụ ý
niệm. Trào lưu này đã tạo nên một vòng xoáy khá lớn thu hút về mình cả những
nghiên cứu ở những góc độ, lĩnh vực dường như độc lập với tri nhận. Có thể nói,
Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng đang nhận được sự chú ý
của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, bước đầu khẳng định được vai trò của mình
trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ tâm lí, tư duy và văn hóa.
1.3. Mặc dù số lượng khá lớn, nhưng trong số các nghiên cứu Ngôn ngữ học
tri nhận đã có ở Việt Nam, chưa có công trình độc lập nào tìm hiểu về đối tượng ẩm
thực trong ngôn ngữ Việt. Các ẩn dụ nổi bật – đã được bàn bạc nhiều chủ yếu liên
quan tới các ý niệm tình cảm, thực vật, hành trình, bộ phận cơ thể… Kết quả
nghiên cứu về nhóm đối tượng này còn tương đối đơn sắc, đa phần liệt kê các ẩn
dụ, hoặc minh họa ẩn dụ có sẵn trong tiếng Anh, chỉ ra miền nguồn-đích. Hiện thực
đó chưa đi tới bề sâu của vấn đề, chưa trả lời được nhiều câu hỏi mang tính chất tri

nhận, chẳng hạn: tại sao một miền ý niệm lại trở thành miền nguồn/đích (?), cơ chế
nào chi phối sự ánh xạ từ miền nguồn này tới miền đích khác (?), các ẩn dụ đó có
kết nối với nhau hay không (?), có đặc điểm nào khác biệt giữa ẩn dụ này với ẩn dụ
khác, hoặc giữa ẩn dụ của dân tộc này với dân tộc khác hay không (?).v.v… Xét
riêng về phạm vi ăn uống, có nhiều hướng nghiên cứu về đối tượng này như ý niệm
hóa, phạm trù hóa, giả thuyết nghiệm thân, hoán dụ, ẩn dụ ý niệm… hoặc trên các
phạm vi nghiên cứu cụ thể liên quan đến ẩm thực như ăn hoặc uống… Trong
khuôn khổ luận án, việc bao quát hết tất cả các phương diện và phạm vi nói trên là
rất khó khăn, do đó, nghiên cứu riêng ẩn dụ ý niệm liên quan đến đồ ăn có thể là
một cách tiếp cận có hứa hẹn.
Từ những khoảng trống trong nghiên cứu ẩn dụ ý niệm nói chung, nghiên
cứu về đồ ăn nói riêng như trên, với mong muốn góp phần vận dụng Ngôn ngữ học
tri nhận vào Việt ngữ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Ẩn dụ ý niệm miền “đồ
ăn” trong tiếng Việt .


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực
tiễn tiếng Việt để xác lập cấu trúc ý niệm và miền ý niệm “đồ ăn”, tìm hiểu các
miền đích, miền nguồn và hệ thống ánh xạ, cơ chế ánh xạ giữa các miền ý niệm; hệ
thống hóa ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; từ đó nghiên cứu đặc trưng tri
nhận, bản sắc văn hóa riêng của người Việt qua ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”.
Ngoài ra, luận án cũng lưu ý tới các hiện tượng hoán dụ tri nhận, hòa trộn ý
niệm trong mối tương quan với ẩn dụ ý niệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Hệ thống hóa các vấn đề Ngôn ngữ học tri nhận làm cơ sở lí thuyết trực tiếp
cho đề tài.
- Tìm hiểu ý niệm “đồ ăn” và miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; xây dựng
cấu trúc của miền, xác định và phân tích điển mẫu thông qua phân tích khối liệu và
điều tra xã hội học.
- Khảo sát, nghiên cứu các miền ý niệm khác có quan hệ ẩn dụ với miền ý niệm “đồ
ăn”, xác lập hệ thống ánh xạ, nhận diện cơ chế ánh xạ và hòa trộn ý niệm giữa các miền.
- Thống kê, phân loại, phân tích các ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” nổi bật.
- Chắt lọc và lí giải những giá trị văn hóa, bản sắc tư duy dân tộc qua ẩn dụ ý
niệm “đồ ăn”.
- So sánh, đối chiếu với tiếng Anh trong các trường hợp cần thiết: giá trị tri
nhận tương đương nhưng khác biệt về phương thức; hoặc phương thức tương tự nhưng
có ý nghĩa khác.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ nội hàm tri nhận, cấu trúc, đặc
trưng, cơ chế hoạt động và các vấn đề liên quan của hệ thống ẩn dụ ý niệm miền
“đồ ăn” trong tiếng Việt.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” tiếng
Việt từ truyền thống đến hiện đại, trong mối quan hệ tổng thể từ miền nguồn, miền
đích, hệ thống ánh xạ và các giá trị văn hóa, tư duy liên quan.
Đề tài chủ yếu tiến hành khảo sát ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” thông qua
ngôn ngữ tự nhiên, ca dao, tục ngữ, thành ngữ - nơi lưu giữ quan niệm sống, tri
thức văn hóa dân gian của người Việt; ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học
Việt Nam hiện đại, phim ảnh, báo chí đương thời để nhận diện ẩn dụ ý niệm

trong truyền thống cũng như trong đời sống hiện nay người Việt.
Ngữ liệu tiếng Anh dùng để đối chiếu trong luận án được trích xuất từ kho
Ngôn ngữ khối liệu Anh (British National Corpus), một công cụ tra cứu văn bản tại
website />4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, miêu tả: phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn
với ngữ cảnh cụ thể, xác định cấu trúc ý niệm; phân tích cấu trúc ẩn dụ ý niệm, xác
định miền đích, miền nguồn, hệ thống ánh xạ; miêu tả ý niệm, miền ý niệm, ẩn dụ ý
niệm làm cơ sở tìm hiểu các đặc trưng tư duy và hoạt động tâm trí của con người.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại, hệ thống hóa ý niệm,
miền, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt; khảo sát văn bản học, xây dựng ngữ
liệu làm cơ sở thực tiễn để áp dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận;
- Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra xã hội học bằng bảng hỏi trực
tiếp và biểu mẫu trực tuyến qua công cụ Google-docs thu thập ngữ liệu sinh hoạt,
tìm hiểu đặc điểm tri nhận người Việt về ý niệm “đồ ăn”, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn”.
- Phương pháp so sánh: so sánh ẩn dụ ý niệm tiếng Việt và tiếng Anh trong
các trường hợp cần thiết để thấy rõ sự khác biệt về tri nhận, văn hóa, tư duy giữa
hai dân tộc.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lí luận
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khẳng định vị thế của lí
thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết cơ bản


5

của ẩn dụ ý niệm và soi sáng bằng sự phân tích, biện luận trên ngữ liệu ẩn dụ ý
niệm – một nguồn ngữ liệu phong phú, hàm chứa giá trị văn hóa, tri nhận cao.
Luận án sẽ góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lí thuyết về
ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ tri nhận không chỉ
là hình thái tu từ của thi ca mà còn là vấn đề của tư duy, là một công cụ quan trọng

để con người nhận thức thế giới.
5.2. Về thực tiễn
Luận án là công trình vận dụng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn
tiếng Việt, kết quả nghiên cứu của luận án có thể phác họa bức tranh tổng quát về
ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn”, lí giải những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến ẩn
dụ “đồ ăn” trong thực tiễn giao tiếp, ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt, hoặc
sử dụng như một ví dụ về để truyền bá – giới thiệu văn hóa Việt Nam.
Tóm lại, luận án là công trình bậc tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
chuyên sâu về ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” theo quan điểm ngôn ngữ tri nhận. Trong
khuôn khổ một luận án, chúng tôi cố gắng thực hiện triệt để mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu đã đặt ra, hi vọng đóng góp vào quá trình ứng dụng ngôn ngữ học tri
nhận ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm
4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
- Chương 2: Miền ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt
- Chương 3: Ánh xạ ẩn dụ, pha trộn miền ý niệm “đồ ăn” với các miền ý
niệm khác trong tiếng Việt
- Chương 4: Hệ thống ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trong tiếng Việt


6

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.2.1. Sơ lược về Ngôn ngữ học tri nhận và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm
Trên thế giới, những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện cùng với sự

hình thành của Ngôn ngữ học tri nhận những năm 70 của thế kỉ XX. Công trình đầu
tiên đánh dấu khuynh hướng này chính là Metaphors We Live By (Chúng ta sống trong
ẩn dụ) [149] của G. Lakoff và M. Johnson xuất bản năm 1980. Ẩn dụ từ đây đã thực
sự vượt qua ranh giới Ngôn ngữ học thuần túy, trở thành đối tượng nghiên cứu của
Tâm lí học, Triết học. Tác giả khẳng định “Hệ thống ý niệm thông thường của chúng
ta, dựa vào đó chúng ta vừa suy nghĩ vừa hành động, chủ yếu có tính ẩn dụ trong bản
chất”. Thực tiễn cho thấy: trong thi ca, hình thức ngôn ngữ có khác nhưng bản chất
ẩn dụ không khác gì cách diễn đạt ngôn ngữ thường ngày. Một điểm nữa cần ghi
nhận là trước đây người ta chỉ đề cập đến ẩn dụ một cách chung chung, không định
danh từng ẩn dụ riêng biệt; còn G. Lakoff và cộng sự đã gọi tên các ẩn dụ như:
ARGUMENT IS WAR, THEORY IS BUILDING .v.v.
Những năm qua, Ngôn ngữ học tri nhận thế giới nói chung, nghiên cứu về
ẩn dụ ý niệm nói riêng đã ghi danh tên tuổi G. Lakoff, M. Johnson, Z. Kovecses, G.
Fauconnier, M. Turner, C. Fillmore, J.E. Grady, M. Green… Các tác giả đã đưa ra
một số lí thuyết, khái niệm mới như nghiệm thân, khung tri nhận, ẩn dụ ý niệm, ánh
xạ, miền ý niệm, không gian tinh thần, pha trộn ý niệm…
Các ứng dụng thực hành về ẩn dụ ý niệm về các đối tượng tri nhận như cảm
xúc [140], không-thời gian [155], tình dục [134]…thu được những kết quả rộng
khắp trên các lĩnh vực thi ca [143], [151], giáo dục [127], báo chí [141], điện ảnh,
chính trị [137] và đặc biệt là ngôn ngữ thường ngày; trong các ngôn ngữ ngoài
tiếng Anh, chẳng hạn như tiếng Ma-rốc [125], tiếng Trung [161]… đem lại nhiều
nhận xét mới mẻ mà lịch sử nghiên cứu ẩn dụ truyền thống nhiều thế hệ hầu như
không có.


7

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa ẩn dụ
ý niệm và văn hóa, trong sự ràng buộc giữa con người – ngôn ngữ – xã hội, coi ẩn
dụ ý niệm là cánh cửa tìm hiểu tâm trí, tư duy con người cũng như các đặc trưng xã

hội riêng biệt của dân tộc [140], [142], [150], [153],…
Ở Việt Nam, Ngôn ngữ học tri nhận chính thức được xướng danh trong
Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt [103]
của Lý Toàn Thắng. Tác giả giới thuyết một số khái niệm cơ sở như tri nhận, ý
niệm, hình – nền, nguyên lí “dĩ nhân vi trung”… và đi sâu trình bày về đặc điểm tri
nhận không gian của người Việt. Đây là một công trình quan trọng của Ngôn ngữ
học tri nhận ở Việt Nam, vừa có ý nghĩa lí luận giới thiệu một xu hướng mới, vừa
có giá trị thực tiễn khi áp dụng vào nghiên cứu tiếng Việt và đưa ra những kết luận
xác đáng, thuyết phục. Một cách khái quát, Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam đã
dần được định vị bởi nhiều học giả Lý Toàn Thắng; Trần Văn Cơ [12], [15];
Nguyễn Đức Tồn [114]; Nguyễn Thiện Giáp [28]; Nguyễn Văn Hiệp [40], Đặng
Thị Hảo Tâm [97], [98]…
Ẩn dụ ý niệm trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm đặc biệt trong
nghiên cứu tri nhận ở Việt Nam. Các công trình đề cập đến đối tượng này chia
thành hai hướng: nghiên cứu trọng tâm về ẩn dụ ý niệm và nghiên cứu về vấn đề tri
nhận khác trong đó có một phần nội dung dành cho ẩn dụ ý niệm.
Các luận án tập trung tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm gồm: Ẩn dụ dưới góc độ ngôn
ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh) [60] của Phan Thế Hưng
(2010); Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và
tiếng Pháp) [29] của Võ Kim Hà (2011); Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí
thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh –Việt [32] của Hà
Thanh Hải (2011); Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng
Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người)
[50] của Trịnh Thị Thanh Huệ (2012); Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong
tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh) [73] của Trần Thị Phương Lý (2012); Ẩn dụ tri
nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn [36] của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2014); Ẩn dụ tri
nhận trong thơ Xuân Quỳnh [91] của Phạm Thị Hương Quỳnh (2015)…


8


Một hướng đi khác là các luận án vận dụng Ngôn ngữ học tri nhận dành một
phần tương đối quan trọng cho ẩn dụ ý niệm, có thể kể tên các công trình Ngữ nghĩa
và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt)
[71] của Ly Lan (2012); Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ
bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận [119] của Nguyễn
Ngọc Vũ (2012); Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và
tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận [110] của Trần Bá Tiến (2013); Nghiên
cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
(có liên hệ với tiếng Việt) [87] của Vi Trường Phúc (2013); Nghiên cứu đối chiếu
thành ngữ có từ chỉ ‘Nước’ và ‘Lửa’ trong tiếng Việt và tiếng Anh từ lý thuyết ẩn dụ
tri nhận [63] của Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015); Nghiên cứu các phạm trù tình cảm
trong ‘Truyện Kiều” (Nguyễn Du) theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận [93]
của Nguyễn Thu Quỳnh (2015)…
Ngoài các luận án tiêu biểu trên đây, còn rất nhiều bài báo, luận văn Thạc sĩ
quan tâm tới ẩn dụ ý niệm. Nhìn chung, Việt ngữ học đã vận dụng lí thuyết tri nhận
để giải quyết các vấn đề bản ngữ một cách linh hoạt.
Có thể nói, bức tranh toàn cảnh về Ngôn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý
niệm nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng mở rộng phong phú. Trong
khuôn khổ và mục tiêu của luận án, chúng tôi chỉ trình bày dưới đây vấn đề có liên
quan trực tiếp nhất tới đề tài, đó là tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ
học tri nhận trong và ngoài nước.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩm thực trong Ngôn ngữ học tri nhận
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, ngay từ cuốn sách kinh điển đầu tiên [149], G. Lakoff và M.
Johnson trong hệ thống các ẩn dụ ý niệm thường gặp đã nhắc đến ẩn dụ: “IDEAS
ARE FOOD”
“What he said left a had taste in my mouth. (Những gì anh nói đã để lại một
mùi vị tồi tệ trong miệng tôi)



9

All this paper has in it are raw facts, half-baked ideas, and harmed-over
theories. (Tất cả những bài báo này chứa những dữ kiện thô, những ý tưởng nướng
dở, những học thuyết có hại)” […] (tr.47)
Tác giả Kovecses khi nêu những miền nguồn và miền đích phổ biến trong
cuốn Metaphor: A Practical Introduction [141] cũng đã liệt kê miền nguồn
“Cooking and Food”: “Cooking food as an activity has been with us ever since the
beginnings of humanity. Cooking involves a complex process of several elements:
an agent, recipe, ingredients, actions, and a product, just to mention the most
important ones. The activity with its parts and the product serve as a deeply
entrenched source domain. Here are some examples:
What’s your recipe for success?
That’s a watered-down idea.
He cooked up a story that nobody believed”
(Nấu ăn là hoạt động đã tồn tại cùng chúng ta ngay từ buổi khởi đầu của nhân loại.
Nấu bao gồm một quy trình phức tạp của một số yếu tố: chủ thể, công thức, các
nguyên liệu, các hành động, và một sản phẩm, được đề cập như những điều quan
trọng nhất. Hoạt động đó với những thành phần của nó và đồ ăn như một miền
nguồn cực kì vững chắc. Đây là vài ví dụ:
Công thức thành công của bạn là gì?
Đó là một ý tưởng loãng toẹt
Anh ta chế biến một câu chuyện mà chẳng ai tin) (tr.20)
Tác giả cũng liệt kê tên các ẩn dụ ý niệm kèm theo ví dụ trong công trình
này như DESIRE IS HUNGER (tr.185), LOVE IS NUTRIENT (tr.44), LUST IS
HUNGER (tr.159), RESOURCES ARE FOOD (tr.61), THINKING IS COOKING
(tr.75).
Từ những cơ sở trên, các nghiên cứu tìm hiểu thêm về đối tượng này được
mở rộng, như ẩn dụ ý niệm trong tiếng Anh SEX IS EATING [134];

Communicating Is Feeding Acquiring Ideas Is Eating, Interest In Ideas Is Appetite
For Food, Good Ideas Are Healthful Foods…[153].


10

Trong tiếng Ma-rốc, bài viết của K. Berrada [125] đã xác lập hệ thống ẩn dụ
“đồ ăn” phong phú: TEMPERAMENT IS FOOD, LEARNING IS EATING,
UNDERSTANDING

IS

PERSUADING

EATING,

IS

TASTING,

OFFERING

HUMAN

IDEAS

DISPOSITIONS

IS


COOKING,

ARE

FOOD

UNDERSTANDING IS DIGESTING, BELIEVING IS SWALLOWING …
Trong khả năng bao quát của chúng tôi, ẩn dụ ý niệm “đồ ăn” trên thế giới
đã được quan tâm ở mức độ nhất định, có nhiều ẩn dụ thú vị, qua đó có thể thấy
được đặc trưng văn hóa, tư duy của con người qua tri nhận về “đồ ăn”.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tri nhận của
người Việt qua trường từ vựng thức ăn [102] của Đinh Phương Thảo (2008) và
Ẩn dụ tri nhận và hàm ý trong truyện cười về giới tính – tình dục [9] của Trần Thị
Quế Chi (2011) mang màu sắc tri nhận và có đề cập đến một vài ẩn dụ ý niệm liên
quan tới thức ăn, hoạt động ăn uống. Luận văn [100] sau khi nghiên cứu trường từ
vựng thức ăn về hệ thống, cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa đã dành chương 3 đề cập
tới một số ẩn dụ ý niệm liên quan đến thức ăn: THỜI GIAN LÀ THỨC ĂN, CON
NGƯỜI LÀ THỨC ĂN. Đây là một nghiên nằm trong xu hướng bắc cầu từ Ngôn
ngữ học cấu trúc sang Ngôn ngữ học tri nhận, các ẩn dụ ý niệm được xác lập là ẩn
dụ cấu trúc – loại ẩn dụ thường gặp nhất trong ngôn ngữ cũng như trong văn học.
Luận văn [9] của Trần Thị Quế Chi cũng nêu một ẩn dụ ý niệm liên quan đến ăn
uống trong hệ thống các ẩn dụ tri nhận được xác lập trong các truyện cười hiện đại:
TÌNH DỤC LÀ ĂN UỐNG.
Trong số các công trình bậc Tiến sĩ ở Việt Nam có Đặc điểm trường ngữ
nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt) [80] của Ngô Minh Nguyệt là
công trình chuyên sâu nhất về ẩm thực ở Việt Nam nhưng không đi theo lí thuyết
tri nhận. Tác giả tập trung nghiên cứu các từ, ngữ liên quan đến ăn uống, chỉ ra đặc
điểm cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa, từ đó nêu ra những hàm ý văn hóa của các từ
ngữ ẩm thực: đặc điểm con người, đặc trưng văn hóa ẩm thực mỗi nước. Điểm

mạnh của luận án là nguồn ngữ liệu phong phú, hệ thống từ ngữ được xử lí mạch
lạc theo cấu trúc, ngữ nghĩa, một số nhận xét về văn hóa ẩm thực lí thú, mới mẻ.


11

Tuy nhiên, luận án này quá thiên về tiếng Hán, cả về dung lượng cũng như chiều
sâu nghiên cứu; các tìm tòi và kết luận về trường nghĩa ẩm thực cũng như ý nghĩa
văn hóa trong tiếng Việt còn ít, chủ yếu kế thừa từ luận văn của Đinh Phương Thảo
(2008).
Nhìn chung, ăn uống/ ẩm thực chưa thực sự được Ngôn ngữ học tri nhận ở
Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện.
1.1.3. Đánh giá chung
Ẩn dụ vốn là một đối tượng nghiên cứu quen thuộc của Ngôn ngữ và và Văn
học, nghiên cứu ẩn dụ ý niệm cũng là một trong những cách tiếp cận chính của
Ngôn ngữ học tri nhận, đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ trên thế giới
cũng như Việt Nam.
Tuy vậy, các nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại
chưa được giải quyết thấu đáo:
- Một số khái niệm, thuật ngữ vẫn còn chưa thống nhất, một số vấn đề còn bỏ
ngỏ; các nghiên cứu về Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam có xu hướng “thiên vị” ẩn
dụ ý niệm và kết quả nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm dường như “co cụm” ở việc định
danh và phân loại. Hiện thực này phần nào làm giảm ý nghĩa “tri nhận” trong nghiên
cứu ẩn dụ khi không vận dụng tối đa những quan niệm, giả thuyết mới.
- Các công trình chủ yếu tập trung tới ẩn dụ cấu trúc, mà thường ít quan tâm
tới các loại ẩn dụ khác. Các nghiên cứu về ẩn dụ chủ yếu chỉ dừng ở mức độ xác
định ẩn dụ, chỉ ra miền nguồn-đích; cơ chế và hệ thống ánh xạ được xác định
chung chung. Nhiều công trình còn nặng về minh họa lí thuyết ẩn dụ ý niệm, hoặc
căn cứ vào hệ thống ẩn dụ ý niệm tiếng Anh để tìm hiểu ẩn dụ ý niệm tiếng Việt.
- Nhiều nghiên cứu mang tính chất bắc cầu từ Ngôn ngữ học cấu trúc sang

Ngôn ngữ học tri nhận, hoặc mang hơi hướng màu sắc tri nhận nên các kết luận
khoa học còn mang màu sắc đơn nhất.
Riêng ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn”, đến nay ở Việt Nam chưa có một nghiên
cứu độc lập nào tập trung tìm hiểu một cách thấu đáo, trọn vẹn về đối tượng này
dưới ánh sáng lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận.
Tóm lại, những nghiên cứu đã có là nền tảng và là sự gợi mở để chúng tôi
triển khai đề tài Ẩn dụ ý niệm miền "đồ ăn" trong tiếng Việt.


12

1.2. Cơ sở lí thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu nghiên cứu đặt ngôn ngữ trong mối
quan hệ với tâm lí. Với sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, các vấn
đề lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi,
nhiều khái niệm của khoa học tri nhận đã trở nên quen thuộc. Trong khuôn khổ của
luận án, chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lí thuyết là cơ sở trực tiếp cho quá
trình nghiên cứu, các vấn đề khái quát căn bản, được coi là hệ thống tri thức nền
của khoa học tri nhận nói chung, Ngôn ngữ học tri nhận nói riêng sẽ không được đề
cập ở đây.
1.2.1. Tính nghiệm thân
Nguyên lí cốt lõi của khoa học tri nhận là “Dĩ nhân vi trung” (Lấy con người
làm trung tâm), xuất phát từ con người để nhìn nhận về ngôn ngữ và thế giới. Ngay
từ những nghiên cứu đầu tiên về tri nhận, G. Lakoff đã có những nhận xét mang màu
sắc nghiệm thân [149], và nêu rõ trong [150] “những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống
ý niệm của chúng ta đều nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và được hiểu theo
những cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm của
chúng ta bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm
về những đặc trưng thể chất và xã hội” [150; tr. xiv]. Thuật ngữ embodiment được
Lakoff và Johnson chính thức đề cập trong [153], theo quan điểm đó, thân thể con

người và cấu trúc các cơ quan tri nhận thiên bẩm là yếu tố ảnh hưởng đến kinh
nghiệm trước nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học tri nhận, thuyết nghiệm thân cũng được
mở rộng về nội hàm.
Margaret Wilson (2002) đã tổng kết 6 quan niệm tri nhận nghiệm thân gồm:
tri nhận mang tính cảnh huống, tri nhận chịu áp lực thời gian, chúng ta chuyển
gánh nặng tri nhận cho môi trường, môi trường là bộ phận của hệ thống tri nhận,
tri nhận là để hành động, tri nhận ngoại tuyến dựa trên cơ thể [160]. Thông qua
phân tích các ví dụ và viện dẫn quan niệm của nhiều nhà tri nhận học, bao gồm cả
các nghiên cứu trong ngôn ngữ của Lakoff, Langacker, Talmy… tác giả khẳng
định, quan niệm “tri nhận ngoại tuyến là một hiện tượng phổ biến trong tâm trí


13

nhân loại” (off-line embodied cognition is a widespread phenomenon in the human
mind) và “phản ánh một nguyên tắc cơ bản rất chung về tri nhận” (reflecting a
very general underlying principle of cognition)
Theo Tim Rohrer (2007) trong bài viết Embodiment and Experientialism [in
trong 136; tr.25-47], hiện nay có 12 cách hiểu khác nhau về nghiệm thân, trong đó
có hai cách hiểu được dùng phổ biến nhất: nghiệm thân như là sự trải nghiệm
chung (embodiment as broadly experiential) và nghiệm thân như là sự trải nghiệm
lấy cơ thể làm nền tảng (embodiment as the bodily substrate). Tim Rohrer cũng
khẳng định: “theo cách hiểu rộng nhất, giả thuyết nghiệm thân cho rằng sự trải
nghiệm về thân thể, về nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống
ý niệm và hệ thống ngôn ngữ của chúng ta” [136; tr.27].
Năm 2011, Lawrence Sapiro đã bàn bạc về ba chủ đề chính của tri nhận
nghiệm thân tại thời điểm đó trong [159] bao gồm: ý niệm hóa (conceptualization),
thay thế (replacement) và kết cấu (constitution). Tác giả cũng phân tích về mối
quan hệ giữa nghiệm thân và ẩn dụ theo quan điểm ý niệm hóa – chủ yếu là của

Lakoff và Johnson (tr.86-95), trong đó đề cập tới vấn đề các ý niệm căn bản có cơ
sở là thân thể con người, không cần dựa vào các ý niệm khác thông qua ẩn dụ; và
sự tương đồng giữa các ý niệm tạo thành ẩn dụ có đòi hỏi mạnh về sự tương đồng
của cơ thể - có thể bằng nhiều cách khác nhau.
Trong luận án này, tính nghiệm thân là một lí thuyết nền tảng, từ đó đi sâu
nghiên cứu cơ chế ẩn dụ ý niệm. Nghiệm thân được hiểu chung là sự chi phối của
thân thể tạo nên tri nhận khác biệt của con người về thế giới, kéo theo thực tiễn bị
chia cắt, trung chuyển, biến dạng dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm sinh học.
Đó cũng là một căn cứ kích hoạt các ẩn dụ, chẳng hạn như ẩn dụ định hướng. Tính
nghiệm thân với nghĩa rộng như trên là căn cứ của toàn bộ đề tài mà không được
phân tích riêng ở một luận điểm nào.
1.2.2. Ý niệm và ẩn dụ ý niệm
1.2.2.1. Ý niệm
Ý niệm (concept) là đơn vị cơ bản nhất của Ngôn ngữ học tri nhận, “ý niệm
tựa như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý thức con người, dưới dạng của


14

nó nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người, và, mặt khác ý niệm
là cái mà nhờ đó con người – người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra
những giá trị văn hóa” – chính con người đó đi vào văn hóa, và trong một số
trường hợp nhất định có tác động đến văn hóa” (Xtepanov – dẫn theo [12; tr.136137]). Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình
khách quan trong thế giới. Ý niệm ngoài mang đặc trưng miêu tả, còn mang cả đặc
trưng tình cảm, ý chí và hình tượng, nó là kết quả của sự tác động qua lại của một
loạt những nhân tố như truyền thống dân tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệm
sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc…
Theo Trần Văn Cơ, ý niệm có cấu trúc trường-chức năng được tổ chức
theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung trường chức năng của ý
niệm như một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ trong tâm và những vòng tròn

nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của
trường – chức năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại. Ngoại vi là những yếu tố
mang nét đặc thù văn hóa dân tộc, trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị. Trong ý
niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới
nhiều dạng khác nhau).
Ý niệm không hình thành riêng lẻ mà trên cơ sở một nền tảng, ý niệm được
làm nổi bật trở thành tiêu điểm tri nhận: nền đó là vùng tri nhận. Áp dụng cặp đối
lập hình-nền, Langacker quan niệm ý niệm gồm có hai thành tố: hình bóng ý niệm
(concept profile) và hình nền ý niệm (concept base). Hình bóng ý niệm là nội dung
tinh thần được biểu đạt bởi từ. Hình nền ý niệm là tri thức hay tiền giả định của ý
niệm. Mỗi ý niệm sẽ đưa một hình bóng lên trên một hình nền, hình bóng ý niệm sẽ
trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Do vậy, xác định ý nghĩa của đơn
vị ngôn ngữ phải tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, cả “ý niệm” lẫn “vùng
tri nhận”. Cùng một sự vật khách quan có thể là những hình bóng khác nhau trên
những hình nền khác nhau, tạo nên hai ý niệm khác nhau. So sánh da, đầu, máu,
chân với bì, thủ, tiết, chân giò sẽ thấy cả hai nhóm đều chỉ chung sự vật thực tế
nhưng nhóm 1 tạo hình bóng trên vùng tri nhận bộ phận cơ thể động vật, còn nhóm
2 tạo hình bóng trên nền thực phẩm.


15

1.2.2.2. Ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một khái niệm của Ngữ nghĩa học
tri nhận. Khác với quan niệm truyền thống coi ẩn dụ là phương thức tu từ, là cách
diễn đạt bóng bẩy, mới lạ, Ngôn ngữ học tri nhận xác định ẩn dụ là công cụ của tư
duy, “ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ
mà còn cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta,
thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ”chú-thích:i
[149;4].

Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần
khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền
đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận (mô hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích cụ
thể, hiệu quả hơn. Với tư cách là một công cụ tri nhận, ẩn dụ được tạo ra một cách
vô thức trong giao tiếp, tư duy.
Năm 1992, trong bài viết The Contemporary Theory of Metaphor (Lí thuyết
hiện đại về ẩn dụ) [152], Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về ẩn dụ ý
niệm, sau đây là nguyên văn:
“Bản chất của ẩn dụ
• Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu qua đó chúng ta hiểu được các ý niệm trừu tượng
và thể hiện lí luận trừu tượng.
• Phần lớn vấn đề, từ điều bình thường nhất đến lí thuyết khoa học thâm
thúy nhất, chỉ có thể được hiểu thông qua ẩn dụ.
• Phép ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, không phải ngôn ngữ, trong bản chất.
• Ẩn dụ ngôn ngữ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.
• Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta là ẩn dụ, một phần đáng kể
của nó là phi ẩn dụ. Hiểu biết ẩn dụ được căn cứ vào sự hiểu biết phi ẩn dụ.
• Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tương đối trừu tượng hoặc vốn không
có cấu trúc dưới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn.
Cấu trúc ẩn dụ
• Ẩn dụ là ánh xạ giữa các miền ý niệm.
• Những ánh xạ đó không đối xứng và cục bộ.
• Mỗi ánh xạ là một tập hợp cố định các tương ứng bản thể giữa các thực
thể trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.


×