VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HƢƠNG
ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG
TIẾNG ANH (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội – 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HƢƠNG
ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG
TIẾNG ANH (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
Mã số: 62.22.02.41
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hƣơng
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Qui ƣớc trình bày các ví dụ trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
Trang
i
ii
v
vi
vii
viii
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................
1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................
2
3.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................
3
4.
Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................
4
5.
Những đóng góp mới của luận án..........................................................
5
6.
Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án………………………………
5
7.
Cơ cấu của luận án..............................................................................
6
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ……………………….........
7
1.1
Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................
7
1.2.
Ngôn ngữ học tri nhận và một số khái niệm liên quan………………….
12
1.3.
Hành động ăn uống nhìn từ góc độ tác thể (agent-oriented) và bị thể 25
(patient-oriented) theo quan điểm của John Newman…………………
Chƣơng 2.
Tiểu kết...................................................................................................
27
CƠ CHẾ CHUYỂN DI CỦA Ý NIỆM ĂN UỐNG TRONG TIẾNG ANH
29
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT…………………………………………..
2.1.
Cơ chế sinh học của ăn và uống………………………………………
2.2.
Nghĩa của từ eat (ăn) và từ drink (uống) trong tiếng Anh (đối chiếu với 32
29
tiếng Việt)………………………………………………………
2.3.
Nền tảng tri nhận tạo nên cơ chế chuyển di ý niệm của ăn và uống trong 52
tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)…………..………………
Chƣơng 3.
Tiểu kết chƣơng 2……………………….……………………………..
86
HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ ĂN UỐNG TRONG TIẾNG
88
ANH (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)……..
3.1.
Mô hình ẩn dụ ý niệm của ý niệm ăn uống trong tiếng Anh nhìn từ góc 88
độ tác thể (đối chiếu với tiếng Việt) ……………………..………..
3.2.
Mô hình ẩn dụ ý niệm của ý niệm ăn uống trong tiếng Anh nhìn từ góc 121
độ bị thể (đối chiếu với tiếng Việt) ……………………………….
Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………..
136
KẾT LUẬN…………………………………………………………….
138
Các công trình khoa học đã công bố của tác giả
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. [số…]: tài liệu tham khảo từ một nguồn. Số tài liệu trích dẫn in thẳng. Nội dung
tham khảo đƣợc viết tóm lƣợc, không viết trong ngoặc kép. Ví dụ: [2].
2. [số…, tr….]: nguồn tài liệu tham khảo, có số trang. Số tài liệu và số trang in
thẳng.Ví dụ: [9, tr.123].
3. [số...], [số…]: tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn. Số tài liệu in thẳng, đƣợc đặt
độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: [6], [9], [13].
4. (…): nguồn ngữ liệu. Ví dụ: (Báo Văn nghệ)
5. (): ví dụ minh họa
6. NNHTN: ngôn ngữ học tri nhận.
7. TA: tiếng Anh.
8. TV: tiếng Việt.
QUI ƢỚC TRÌNH BÀY CÁC VÍ DỤ VÀ CÁCH DIỄN ĐẠT MÔ HÌNH ẨN DỤ Ý
NIỆM TRONG LUẬN ÁN
I. Các ví dụ trong luận án đƣợc diễn giải nhƣ sau:
1. Ví dụ tiếng Việt đƣợc in nghiêng.
2. Ví dụ tiếng Anh đƣợc in nghiêng.
3. Phƣơng án dịch ví dụ tiếng Anh: dịch thoát nghĩa (đặt trong ngoặc tròn).
Ví dụ:
I'm
about
to do
it
because
I'm
hungry
for
victory.
(Tôi sẽ hành động bởi tôi đang thèm khát chiến thắng)
4. Các ví dụ đƣợc đánh số thể hiện trong ngoặc đơn (). Ví dụ: (34): ví dụ số 34.
II. Các mô hình ẩn dụ ý niệm
Các mô hình ẩn dụ ý niệm đƣợc trình bày trong luận án thống nhất thể hiện ằng chữ in
hoa, in thẳng.
Ví dụ:
1. Mô hình ẩn dụ ý niệm: CẢM GIÁC VỀ SỰ VẬT HIỆN TƢỢNG LÀ CẢM GIÁC
DO ĂN UỐNG MANG LẠI
2. Mô hình ẩn dụ ý niệm: INFLATION IS AN ENTITY (Lạm phát là một thực thể)
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
Tên bảng
Trang
Bảng 1: Những yếu tố tạo nên nghĩa trung tâm của ăn và 26
uống………………
2
Bảng 2: So sánh nghĩa của từ “eat” trong tiếng Anh và từ “ăn” trong 41
tiếng Việt………………………………………………………………
3
Bảng 3: So sánh nghĩa của từ “drink” trong tiếng Anh và từ “uống” 47
trong tiếng Việt…………………………………………………………
4
Bảng 4: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền hô hấp………
58
5
Bảng 5: Cấu trúc ẩn dụ IDEAS ARE FOOD (ý tƣởng là thức ăn)………
58
6
Bảng 6: Khung tri nhận IDEAS ARE FOOD (ý tƣởng là thức ăn)……
59
7
Bảng 7: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền lĩnh hội tri
62
thức……………………………………………………………………
8
Bảng 8: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền hoạt động kinh
63
tế………………………………………………………………………
9
Bảng 9: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền trải nghiệm
66
cuộc sống…………………………………………………………………
10
Bảng 10: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền diễn biến cảm
67
xúc……………………………………………………………………
11
Bảng 11: Phân loại cảm giác do ăn uống mang lại (trong tiếng Anh và
71
tiếng Việt) ……………………………………………………………
12
Bảng 12: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền hiện tƣợng tự 79
nhiên……………………………………………………………………
13
Bảng 13: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền hoạt động 81
đấu tranh xã hội…………………………………………………………
14
Bảng 14: Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn ăn uống sang miền tâm lí tình 85
cảm……………………………………………………………………
15
Bảng 15: Tổng hợp các mô hình ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống trong 121
tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) từ góc độ tác thể…………………..
16
Bảng 16: Tổng hợp các mô hình ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống trong 135
tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) từ góc độ bị thể……………………
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, LƢỢC ĐỒ, MÔ HÌNH, HÌNH
STT
Tên sơ đồ, biểu đồ, lƣợc đồ, mô hình
Trang
1
Sơ đồ số 1: Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận...
14
2
Sơ đồ số 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia……………………….
15
3
Sơ đồ số 3: Sơ đồ tỏa tia phạm trù MẸ…………………………………
16
4
Sơ đồ số 4: Sơ đồ minh họa sự liên quan tƣơng hỗ giữa điển dạng – sơ đồ
20
– sự mở rộng nghĩa………………………………………………….
5
Sơ đồ số 5: Các quá trình tạo nên hành động ăn uống hoàn chỉnh ……
31
6
Sơ đồ số 6: Mô hình tỏa tia của từ „eat” trong tiếng Anh……………….
43
7
Sơ đồ số 7: Mô hình tỏa tia của từ „ăn” trong tiếng Việt……………….
44
8
Sơ đồ số 8: Mô hình tỏa tia của từ „drink” trong tiếng Anh……………
48
9
Sơ đồ số 9: Mô hình tỏa tia của từ „uống” trong tiếng Việt……………
48
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, xu thế nghiên cứu ngôn ngữ đã chuyển dần từ
nghiên cứu ngữ liệu quan sát trực tiếp, hƣớng đến các mô hình biểu diễn qui tắc ngôn
ngữ, sang nghiên cứu những vấn đề không thể quan sát đƣợc của con ngƣời nhƣ tri thức,
ý thức, ý niệm, văn hóa, v.v. Trên thế giới đã có nhiều khảo cứu mang tính mở đƣờng
nhƣ G. Lakoff & M. Johnson, R. Langacker, L. Talmy, A. Wierzbicka, Z. Kovecses
v.v… Kể từ khi G. Lakoff và M. Johnson [101] công bố công trình kinh điển của mình
“Metaphor we live by” (chúng ta sống trong ẩn dụ), lí thuyết ẩn dụ ý niệm đã liên tục
đƣợc phát triển trên nhiều phƣơng diện. Theo quan điểm của G. Lakoff và M. Johnson,
xung quanh chúng ta đâu đâu cũng có ẩn dụ, nó trở thành một hiện tƣợng phổ biến, phản
ánh cách thức tƣ duy ẩn giấu trong đời sống hàng ngày và đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ.
Ẩn dụ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngôn ngữ phát triển, là cách sản sinh ra
nghĩa mới của từ ngữ, hình thành nên các phƣơng thức chuyển nghĩa.
Trong lĩnh vực ẩn dụ ý niệm, các nhà ngôn ngữ học tri nhận rất quan tâm đến các
miền nguồn, với tƣ cách là cơ sở để cấu trúc hóa các miền ý niệm trừu tƣợng hơn, thông
qua quá trình nghiệm thân. Trong các miền nguồn cơ bản, có miền về hoạt động ăn uống.
Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống con ngƣời, vấn đề ăn, uống, ở, đi lại v..v.. luôn là
những nhu cầu tối thiểu và bức thiết nhất. Con ngƣời sống và làm việc để hƣớng tới một
cuộc sống ấm no, đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần, trong đó trƣớc hết là phục vụ nhu
cầu vật chất, sau đó là đáp ứng nhu cầu về tinh thần. Khi đi đến một nơi nào khác nơi
mình sống, điều đầu tiên ngƣời ta nghĩ tới và tìm hiểu là nơi ăn, chốn ở, phƣơng tiện đi
lại v..v.. Ngày nay vấn đề ăn uống đƣợc quan tâm, coi trọng hơn trong đời sống hàng
ngày cũng nhƣ trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Nhân dân ta có những câu tục ngữ
đề cao tầm quan trọng của vấn đề ăn uống nhƣ “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”.
Đối với con ngƣời, ăn uống không chỉ là mối quan tâm về mặt vật chất mà con đƣợc chú
trọng trên bình diện tinh thần. Quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại đã chứng
minh rằng ăn uống không chỉ phản ánh sự phát triển nền kinh tế xã hội mà còn thể hiện rõ
nét bản sắc văn hóa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu hoạt động ăn uống sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về con ngƣời cũng
nhƣ nhận thức toàn diện hơn về sự phát triển của nhân loại. Có thể nói rằng hoạt động ăn
1
uống đã ảnh hƣởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Trong tiếng
Anh cũng nhƣ trong tiếng Việt, những từ ngữ mang yếu tố ăn và uống hoặc chỉ ý niệm ăn
uống đã góp phần quan trọng trong việc làm phong phú vốn từ vựng của cả hai ngôn ngữ.
Do đó việc nghiên cứu đối chiếu phạm trù ăn uống trong hai ngôn ngữ này có ý nghĩa lí
luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ăn uống thƣờng đƣợc tiến hành dƣới góc độ văn
hóa. Tuy nhiên, trên phƣơng diện ngôn ngữ, nhất là nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ
Anh – Việt về ăn uống lại là vấn đề khá mới mẻ, chƣa có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu
khai thác, đặc biệt hƣớng nghiên cứu từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận thì chƣa có
công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu “Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)” với
mong muốn có những đóng góp mới và tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ liên
văn hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
- Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi hƣớng tới mục đích tìm hiểu sự
tỏa tia ý niệm và cơ sở nghiệm thân của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong tiếng Anh trong
sự đối chiếu với tiếng Việt.
- Phân tích, làm rõ ý niệm ăn uống ở hai ngôn ngữ trên từ góc nhìn của ngôn ngữ học
tri nhận, từ đó khái quát sự tƣơng đồng và khác biệt trong ý niệm về ăn uống giữa hai nền
văn hóa.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án dự kiến sẽ hoàn thành một số nhiệm vụ
chính nhƣ sau:
- Tập hợp có lựa chọn các tài liệu làm cơ sở lý luận cho luận án, tổng thuật tình hình
nghiên cứu liên quan đến đối tƣợng khảo sát.
- Khảo sát các từ chỉ ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ tự nhiên cũng nhƣ trong văn
học, các ấn phẩm báo chí..v..v.. của tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm hiểu tình
hình chuyển di ý niệm và sự hoạt động của các nghĩa chuyển trong ngữ cảnh.
- Tìm hiểu tình hình chuyển di ý niệm và tìm ra mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm
phạm trù ăn uống trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt dựa trên quan điểm
2
của Newman (1997) về cách nhìn nhận ăn uống từ hai góc độ: tác thể và bị thể và lý
thuyết về phạm trù tỏa tia (radical category) của Lee (2001) và Evan & Green (2006).
- Xác định mô hình ẩn dụ ý niệm theo công thức A LÀ B, trong đó A là miền đích, B
là miền nguồn (trong tiếng Anh và tiếng Việt). Từ đó tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt
trong ý niệm về ăn uống trong ngôn ngữ, văn hóa Anh – Việt và giải thích đƣợc sự tƣơng
đồng và dị biệt đó từ góc độ tri nhận.
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là sự chuyển di ý niệm của các từ chỉ ý niệm ăn uống trong
tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt và các mô hình ánh xạ từ miền ý niệm ăn
uống sang các miền ý niệm khác. Chúng tôi tập trung nghiên cứu ý niệm ăn uống nói
chung chứ không chỉ nghiên cứu hai động từ ăn và uống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tiến hành khảo sát hoạt động của nhóm từ chỉ ý niệm ăn uống
trong ngôn ngữ tự nhiên, các tác phẩm văn học, thành ngữ (trong tiếng Anh) và trong kho
tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ (trong tiếng Việt). Ngoài ra, ngôn ngữ báo chí (báo in và
báo điện tử) cũng là một nguồn ngữ liệu quan trọng của luận án.
3.3. Tư liệu nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu nghiên cứu chủ yếu của luận án gồm:
a)
Khối liệu ngôn ngữ quốc gia Anh (British National Corpus) trên website:
và khối liệu ngôn ngữ quốc gia Mỹ (Corpus of
Contemporary American) trên website: . (Kho ngữ
liệu tin cậy với khoảng 100 triệu từ tiếng Anh đƣợc thu thập từ nhiều nguồn đa dạng
nhƣ báo chí, văn viết, văn nói, tiểu thuyết, truyện ngắn v.v... do trƣờng Đại học
Bringham xây dựng)
b)
Từ điển Anh – Anh, Anh – Việt, từ điển đồng nghĩa tiếng Anh, từ điển thành ngữ
tiếng Anh, từ điển Tiếng Việt.
c)
Một số tác phẩm văn học của Việt Nam thời kì hiện đại (từ sau 1945 đến 1975) và
sau hiện đại (từ 1975 trở lại đây) (xem danh mục tài liệu tham khảo).
d)
Một số báo chí của Việt Nam đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép nhƣ:
3
- Báo in: Văn nghệ, An ninh thủ đô, Phụ nữ Việt Nam, Thời báo ngân hàng, Hoa
học trò, Mực tím, Thể thao ngày nay, Thể thao Việt Nam, Thanh niên, Lao Động, Tiền
Phong, Tạp chí Văn nghệ quân đội, v.v…
- Báo điện tử: Dân trí (www.dantri.com.vn), Vn Express (www.vnexpress.net), Tiền
Phong (www.tienphongonline.com),
Tuổi trẻ (www.tuoitreonline.com), Hà Nội mới
(www.hanoimoi.com.vn) Thời báo kinh tế Sài Gòn (www.thesaigontimes.com), Thanh
niên (www.), Pháp luật (www.htttp://baophapluat.vn).
- Một số trang thông tin trực tuyến nhƣ: www., /> , , , ,
.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ngữ liệu thực tế, chúng tôi sẽ chủ
yếu áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: phƣơng pháp này giúp chúng tôi tập hợp và
phân loại các ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống từ nguồn biểu thức ngôn ngữ trong
tiếng Anh và tiếng Việt; khảo sát văn bản, xây dựng ngữ liệu làm cơ sở thực tiễn để áp
dụng khung lí thuyết.
- Phƣơng pháp phân tích ý niệm: chúng tôi tiến hành phân tích các biểu thức ngôn
ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể, hƣớng đến tìm hiểu các đặc trƣng văn hóa tƣ duy ẩn sau
chúng.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đây là phƣơng pháp hỗ trợ giúp chúng tôi đối
chiếu sự chuyển di ý niệm từ phạm trù ăn uống sang các phạm trù đối tƣợng khác trong
tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm ra những nét tƣơng đồng và dị biệt về mặt tƣ duy, văn
hóa dân tộc giữa hai cộng đồng ngƣời Việt và ngƣời nói tiếng Anh.
- Các hƣớng tiếp cận liên ngành: kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác với
tri thức ngành ngôn ngữ học để tìm hiểu thấu đáo hơn về đặc trƣng văn hóa – tƣ duy dân
tộc.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là một trong số lƣợng không nhiều những công trình nghiên cứu chuyên
sâu tiến hành nghiên cứu tính hệ thống của ẩn dụ tri nhận trong hai ngôn ngữ Anh – Việt
về phạm trù ăn uống. Dó đó việc đi sâu khảo sát các ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống
4
trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt) có thể đƣợc xem là công trình đầu tiên ở Việt
Nam nghiên cứu về vấn đề này.
- Điểm mới của luận án là nghiên cứu phạm trù ăn uống từ hai góc độ: tác thể tức nhấn mạnh vai trò của đối tƣợng thực hiện hành động ăn uống và bị thể - tức nhấn
mạnh vai trò của đồ ăn/thức uống đƣợc tiêu hóa, thay đổi hay tiêu biến trong quá trình ăn
uống.
- Xây dựng nên các mô hình tri nhận của ngƣời nói tiếng Anh thông qua ngôn ngữ
sử dụng trong sự đối sánh với tiếng Việt với mục đích hƣớng đến là cung cấp tri thức mô
tả chi tiết về những đặc điểm của ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống và những giá trị để
khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tƣ duy – văn hóa.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
- Quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ngôn ngữ là một bộ phận không
thể tách rời của nhận thức con ngƣời, nó phản ảnh mối tƣơng tác về văn hóa, tâm lí, giao
tiếp và chức năng của con ngƣời trong quá trình hình thành và sử dụng ngôn ngữ. Việc áp
dụng khung lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu phạm trù ăn uống sẽ giúp
nhằm tìm ra phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận của con ngƣời đƣợc phản ánh trong
quá trình nhận thức về thế giới và tiến hành cấu trúc hóa, ý niệm hóa chúng và biểu trƣng
chúng qua biểu thức ngôn ngữ.
- Các cộng đồng dân tộc khác nhau, do sự khác nhau về các nhân tố văn hóa, xã
hội sẽ có sự khác nhau về phƣơng thức tƣ duy và mô hình tri nhận. Việc nghiên cứu
phạm trù ăn uống trong sự đối chiếu Anh – Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận là một
hƣớng nghiên cứu thú vị, đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những đặc
trƣng và bản chất tƣ duy của ngƣời nói tiếng Anh và ngƣời Việt trong quá trình nhận thức
thế giới.
- Hƣớng nghiên cứu này đi sâu vào tìm hiểu cơ chế ánh xạ ẩn dụ sẽ góp phần quan
trọng vào việc nghiên cứu ngữ nghĩa của một ngôn ngữ trong sự đối sánh với một ngôn
ngữ khác, làm phong phú thêm các luận đề của ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời, luận án
sẽ góp thêm một số quan điểm và nhận thức lí luận cho việc nghiên cứu đặc trƣng tƣ duy
dân tộc, góp phần nghiên cứu về khoa học tri nhận.
5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua phân tích tri nhận các miền nguồn cũng nhƣ mô hình ánh xạ của chúng
trong sử dụng thực tế trong sự đối sánh giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt, chúng tôi hy vọng
luận án sẽ mang lại những kết quả có khả năng ứng dụng trong thực tế dạy và học ngôn
ngữ ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Luận án đƣợc tổ chức nhƣ sau:
Phần mở đầu: đây là phần giới thiệu chung về luận án, nêu rõ ý nghĩa, phƣơng
pháp, phạm vi nghiên cứu của luận án cũng nhƣ nguồn cứ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chƣơng 1,
chúng tôi tổng hợp những nghiên cứu cơ bản về vấn đề ăn uống trong ngôn ngữ ở trong
và ngoài nƣớc. Đồng thời, chƣơng này sẽ tóm lƣợc về ngôn ngữ học tri nhận, điểm qua
một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt làm rõ các lí
thuyết về ẩn dụ ý niệm, tính nghiệm thân, phạm trù xuyên tâm..v..v..
Chƣơng 2: Vấn đề ăn uống và cơ chế chuyển nghĩa của ý niệm ăn uống trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Chƣơng này mong muốn đƣa ra những cơ sở khoa học về vấn đề
ăn uống nhƣ cơ chế sinh học của ăn uống, những tác động của cơ chế sinh học của quá
trình ăn uống lên tƣ duy con ngƣời đặc biệt là tƣ duy ngôn ngữ, trình bày và lý giải các
cơ chế chuyển nghĩa của ý niệm ăn uống.
Chƣơng 3: Hệ thống ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh (đối
chiếu với tiếng Việt). Chƣơng này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu về các mô hình
tri nhận của ẩn dụ ý niệm phạm trù ăn uống trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng
Việt trên cơ sở các cơ chế chuyển nghĩa trình bày ở chƣơng 2.
Phần kết luận: Tổng kết lại những kết quả khoa học mà luận án đạt đƣợc, những
hạn chế còn tồn tại, đồng thời cũng đƣa ra những gợi mở hƣớng nghiên cứu mới sâu và
rộng hơn cho các nghiên cứu sau này.
6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ ở nước ngoài
Từ góc độ ngôn ngữ học, phạm trù ăn uống đã đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận
theo nhiều hƣớng khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện với các quan
điểm chính là: ngữ pháp chức năng, cú pháp – ngữ nghĩa, từ vựng – ngữ nghĩa, ý niệm –
từ vựng, ngữ nghĩa - tri nhận.
Theo quan điểm ngữ pháp chức năng, tác giả Sally Rice [125] trong nghiên cứu
của mình đã tìm hiểu cấu trúc của các động từ chỉ ăn uống trong ngôn ngữ Athapaskan
(thuộc ngữ hệ chiếm phần đa ở khu vực Bắc Mỹ). Theo tác giả, mỗi ngôn ngữ trong ngữ
hệ này đều kiến tạo nên một tập hợp các gốc động từ có tính phân loại mà về mặt ngữ
nghĩa chúng ít tập trung vào việc đánh dấu quan hệ kết cấu chủ vị mà chú trọng hơn vào
một số thuộc tính nổi bật của tham thể. Kết quả là, hầu hết các biểu thức miêu tả sự tiêu
thụ (consumption) đều nhấn mạnh vào phần đề (theme), tức là loại đối tƣợng bị tiêu thụ,
phƣơng thức diễn ra sự tiêu hao ấy. Không nhƣ thƣờng thấy ở các loại ngôn ngữ khác, ở
ngôn ngữ này không có sự tập trung đáng kể nào lên tác thể (agent/consumer), những ích
lợi hay sự phƣơng hại có liên quan đến hành vi ăn uống.
Tiếp cận từ góc độ cú pháp - ngữ nghĩa, tác giả Jae Jung Song, đã đƣa ra những
kết quả nghiên cứu về từ moekta (to eat = ăn) và từ masita (to drink = uống) trong tiếng
Hàn trong bài viết What (not) to eat: metaphor and metonymy of eating and drinking in
Korean [128]. Tác giả đã nghiên cứu đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của hai động từ này,
chỉ ra những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong nghĩa sở chỉ và sở biểu của chúng. Bài viết
cũng thảo luận những nét khác nhau của việc ăn và uống với mục tiêu hƣớng tới những
nghĩa ẩn dụ mở rộng đƣợc ẩn chứa trong đó. Ngoài ra, tác giả cũng đã có những tƣờng
giải về lí do tại sao một số cấu trúc ẩn dụ đƣợc chấp nhận trong khi một số khác lại
không. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra những ý kiến sâu sắc về ý nghĩa văn hóa xã hội của
hành vi ăn uống.
Từ góc độ từ vựng – ngữ nghĩa, Alexandra Y. A (2009), đã thực hiện một nghiên
cứu trong ngôn ngữ Manambu (thuộc nhóm ngữ hệ Ndu, khu vực Sepik, New Guinea).
Kết quả đƣợc trình bày trong bài viết Eating, drinking, and smoking: a generic verb and its
7
semantics in Manambu [77]. Theo kết quả của nghiên cứu này thì tiếng Manambu có duy
nhất một động từ dùng chung chỉ khái niệm ăn, uống, hút thuốc và cho con bú (breastfeeding). Việc sử dụng cùng một dạng thức miêu tả tất cả các quá trình ăn uống là một
đặc điểm tƣơng đồng của ngôn ngữ Manambu và nhiều ngôn ngữ khác ở New Guinea.
Tiếp cận từ góc độ phân tích ý niệm – từ vựng (lexical-conceptual), tác giả
Zhengdao Ye (2010) đã có một nghiên cứu đối chiếu cách ngƣời bản địa ý niệm hóa ăn
và uống trong tiếng Hán và tiếng vùng Thƣợng Hải theo cả hai lát cắt đồng đại và lịch
đại, thể hiện trong bài viết Eating and drinking in Mandarin and Shanghaiese: a lexicalconceptual analysis [139]. Nghiên cứu này đã tìm ra đƣợc sự khác nhau trong cách sử
dụng từ chỉ khái niệm ăn uống. Ngƣời dùng tiếng Hán dùng hai cách gọi tên khác nhau
để chỉ việc ăn (chi) và uống (he) trong khi ngƣời Thƣợng Hải chỉ dùng một thuật ngữ
“chyq”để miêu tả bất cứ hoạt động nào liên quan đến ăn uống. Nghiên cứu này cũng đi
sâu tìm hiểu căn nguyên của sự mở rộng nghĩa bóng và cách sử dụng siêu ngôn ngữ ngữ
nghĩa tự nhiên (Natural Semantic Metalanguage) trong việc tạo nên sự ý niệm hóa đƣợc
phản ảnh từ khái niệm ăn uống thông qua phân tích đối sánh giữa tiếng Hán và tiếng
Anh, tiếng Hán và tiếng vùng Thƣợng Hải. Kết quả so sánh này chứng minh rằng mặc dù
hoạt động ăn uống là phổ quát toàn nhân loại nhƣng cách con ngƣời ý niệm hóa các hoạt
động này lại khác nhau tùy theo nền văn hóa mỗi dân tộc, điều này đƣợc thể hiện rõ nét
qua ngôn ngữ đƣợc sử dụng.
Tiếp cận theo hƣớng ngữ nghĩa – tri nhận, nhóm tác giả Zahra Khajeh, Imran HoAbdullah và Tan Kim Hua (2013) tại trƣờng Đại học Kebangsaan (Malaysia) đã có một
nghiên cứu đối chiếu xuyên ngôn giữa động từ xordan (ăn) trong tiếng Ba Tƣ (nay gọi là
Iran) với từ “eat” (ăn) trong tiếng Anh áp dụng khung lí thuyết về ẩn dụ ý niệm của
Lakoff và Johnson (1980). Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu hệ thống ý niệm của
ngƣời Ba Tƣ, đồng thời khám phá tƣ duy nghiệm thân, những ảnh hƣởng của văn hóa –
xã hội đến việc sử dụng ý niệm xordan. Với sự nhấn mạnh vào những thuộc tính cơ bản
về cú pháp, ngữ nghĩa của từ xordan, nghiên cứu này áp dụng phạm trù xuyên tâm (radial
category) theo một chuỗi móc xích để minh chứng sự phức tạp của sự chuyển nghĩa ẩn dụ
của các đơn vị từ vựng miêu tả hành động ăn trong tiếng Ba Tƣ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng tiếng Ba Tƣ chứa đựng cấu trúc ngữ nghĩa – cú pháp khá cụ thể xét từ phạm trù
xuyên tâm tri nhận với trƣờng hợp cụ thể là động từ xordan. Các biểu thức ẩn dụ của
8
động từ xordan xuất hiện khá nhiều với hình thức chuyển nghĩa đa dạng biểu thị cách
thức tƣ duy riêng có của dân tộc Ba Tƣ.
Với cách tiếp cận từ hai hƣớng khác nhau là (1) từ góc nhìn tri nhận và (2) từ góc
nhìn từ vựng học, nhóm tác giả Peter E. Hook và Prashant Pardeshi đã tiến hành nghiên
cứu hệ ngôn ngữ Indo-Aryan với hai ngôn ngữ đại diện là tiếng Hindi-Urdu và tiếng
Marathi. Kết quả đƣợc trình bày trong bài viết The semantic evolution of “eat” expressions:
ways and by ways [98]. Các tác giả đã chứng minh rằng ý niệm ăn uống trong những ngôn
ngữ này có thể đƣợc mở rộng sang diễn đạt những sự tình, trạng thái và trải nghiệm trừu
tƣợng. Đồng thời các tác giả khẳng định rằng nhờ tiếp cận từ các hƣớng khác nhau này,
nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố mang tính chung/phổ quát và những yếu tố đặc thù
mang tính lịch sử dân tộc ẩn sâu sau những nghĩa mở của động từ ăn trong ngôn ngữ đó.
Cũng từ góc độ tri nhận, tác giả Toshiko Yamaguchi (2009), trong bài Literal and
figurative uses of Japanese “eat” and “drink” [138] đã trình bày kết quả nghiên cứu của
mình về về nghĩa đen và nghĩa bóng trong cách sử dụng các động từ chỉ ăn/uống trong
tiếng Nhật. Với nghiên cứu này tác giả khẳng định các yếu tố nhƣ ánh xạ ý niệm phổ
quát, định hƣớng văn hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên sự mở rộng
nghĩa ẩn dụ. Nghiên cứu đƣợc chia thành hai phần chính: phần thứ nhất tập trung nghiên
cứu những thuộc tính của động từ ăn và động từ uống trên cơ sở lịch sử, ngôn ngữ, văn
hóa – xã hội., phần thứ hai, tác giả chứng minh sự mở rộng nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của
động từ ăn và uống trên nền tảng các khía cạnh của sự trải nghiệm thực tế đƣợc nêu ra
trong nghiên cứu của Newman (1997).
Cùng hƣớng với Toshiko Yamaguchi [138], Philip J. Jaggar và Malami Buba
trong bài Metaphorical extensions of “eat” “overcome” and “drink” “undergo” in
Hausa [100] đã trình bày những kết quả nghiên cứu tiếng Hausa, với đối tƣợng nghiên
cứu chính là sự chuyển nghĩa ẩn dụ của từ ci (to eat = ăn) và từ shaa (to drink = uống)
sang miền nghĩa mới. Cụ thể là từ ci (ăn) đƣợc mã hóa thành nghĩa vượt qua/kiểm soát
(overcome/control) một bị thể bởi một tác thể nào đó có chức năng làm chủ ngữ. Nghĩa
của từ shaa (to drinks = uống) thƣờng đƣợc chuyển di thành trải qua/chịu đựng
(undergo). Sự khác nhau ở nghĩa chuyển di này là do sự khác nhau về những thuộc tính
thực thể của hành vi ăn và uống: hành vi ăn thƣờng đi kèm với hoạt động của chủ ngữ
với tƣ cách là tác thể và tân ngữ với tƣ cách là bị thể và mức độ chuyển tác (transitivity)
ở hành vi ăn cao hơn ở hành vi uống.
9
Trong tuyển tập The linguistics of eating and drinking [119], tác giả Newman (2009)
đã có một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả svề vấn đề ăn uống, đặc biệt là các vị từ
mang ý niệm ăn uống. Những bài viết này tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến
cấu tạo và chức năng của các vị từ có nghĩa ăn/uống trong các ngôn ngữ riêng biệt cũng
nhƣ trong phổ quát ngôn ngữ nói chung. Theo tác giả John Newman, hai động từ này là
nguồn gốc hình thành nên một số lƣợng không nhỏ nghĩa bóng khác trong ngôn ngữ nhƣ
destroy (phá hủy), savour (thƣởng thức, nhấm nháp), và cũng góp phần hình thành nên
một lƣợng lớn thành ngữ trong tiếng Anh và cả trong các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng
Papuan, tiếng Athapaskan, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Hausa, tiếng Hindi-Urdu,
tiếng Marathi v.v…Cũng nhƣ nhiều hoạt động khác trong đời sống hàng ngày của con
ngƣời, ăn và uống đóng một vai trò cơ bản, nền tảng và là phổ quát toàn nhân loại.
Những thuộc tính ngữ nghĩa điển hình của ăn và uống kể cả khi chúng đƣợc sử dụng với
nghĩa đen, vẫn có thể phản ảnh bản chất đa diện của hoạt động ấy.
Với tình hình nghiên cứu phạm trù ăn uống trong ngôn ngữ học thế giới nói trên
có thể khẳng định rằng vấn đề ăn uống đã giành đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà
ngôn ngữ học. Điều cần lƣu ý là, những kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy tuy hoạt
động ăn uống rất đỗi thông thƣờng, diễn ra hàng ngày và tối quan trọng trong đời sống
con ngƣời nhƣng nếu đi vào chi tiết lại không mang tính phổ quát giống hệt nhau trong
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Cụ thể, là lối tƣ duy (thông qua ngôn ngữ) của con ngƣời về
phạm trù này cũng mang tính đặc thù, tạo nên màu sắc riêng trong ngôn ngữ và văn hóa
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý niệm ăn uống trong ngôn ngữ ở Việt Nam
Từ góc độ ngôn ngữ, những nghiên cứu về ý niệm ăn uống mới đƣợc quan tâm
trong thời gian gần đây. Công trình đầu tiên phải kể đến là bài viết Câu chuyện tiếp tục về
nghĩa của những từ đơn tiết của Hoàng Tuệ (1973) trong cuốn Hoàng Tuệ tuyển tập [71].
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích tính đa nghĩa của từ ăn đồng thời chỉ ra gần 40
nghĩa của từ này. Theo tác giả thì từ ăn có thể đƣợc phân tích theo 4 dòng ngữ nghĩa cơ
bản nhƣ sau:
(i) Dòng nghĩa tiếp thu.
(ii) Dòng nghĩa hƣởng thụ
(iii) Dòng nghĩa hài hòa
(iv) Dòng nghĩa tiêu hao
10
Tuy nhiên, tác giả chƣa lí giải cơ chế hình thành những nghĩa đó, cũng chƣa tìm ra
mối liên hệ nào giữa văn hóa, tri nhận và các nghĩa đó hay không. Đặc biệt từ uống và
nhóm từ chỉ ý niệm uống chƣa đƣợc nghiên cứu trong bài viết.
Một số tác giả nhƣ Lê Thị Thanh Nga [44], Đặng Thị Huy Phƣơng [53], Đặng Thị
Hảo Tâm [56], đã nghiên cứu ngôn ngữ ẩm thực dƣới lăng kính ngôn ngữ thông qua một
số tác phẩm văn học tiêu biểu, từ đó làm sáng tỏ những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử
dụng trong các tác phẩm đó, đồng thời cũng có những kết luận khá thú vị về nghệ thuật
ẩm thực Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoàng trong [121] đã tiến hành so sánh, đối chiếu việc
sử dụng động từ EAT và DRINK trong tiếng Anh và động từ ĂN và UỐNG trong tiếng
Việt, đồng thời chỉ ra đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt trong thực tế sử dụng. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở dạng liệt kê cách cấu trúc ẩn dụ, so sánh số lƣợng
chứ chƣa có những lí giải thấu đáo từ góc nhìn tri nhận, chƣa có những kiến giải, so sánh
về văn hóa, tƣ duy dân tộc.
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Đinh Phƣơng Thảo [58] và tác giả
Hà Thị Bình Chi [5] đã thống kê phân loại các đơn vị của trƣờng từ vựng “thức ăn” và
“đồ uống” trong tiếng Việt, nghiên cứu sự hoạt động của chúng trong ngôn ngữ. Các tác
giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích nghĩa tố, phƣơng pháp phân tích ý niệm để tìm
hiểu cấu trúc ngữ nghĩa và chỉ ra ẩn dụ ý niệm của các từ ngữ này trong sử dụng. Điểm
nổi bật của hai luận văn này là đã cung cấp khá đầy đủ về các từ ngữ chỉ thức ăn, đồ uống
đồng thời chỉ ra hiện tƣợng chuyển nghĩa của các từ ngữ này. Các tác giả cũng đã hƣớng
đến việc tìm hiểu đặc trƣng tƣ duy dân tộc ẩn sau chúng. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu
này các tác giả chỉ tập trung phân tích tiểu phạm trù “thức ăn” và “đồ uống”, phạm trù ăn
uống với sự nhấn mạnh vào hành động tác động lên đồ ăn, đồ uống chƣa đƣợc nghiên
cứu thấu đáo.
Công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Minh Nguyệt [46] đã đi sâu về trƣờng
nghĩa ẩm thực trong sự so sánh tiếng Hán và tiếng Việt. Tác giả đã thống kê, phân loại
các tiểu trƣờng ẩm thực gồm cả hai lĩnh vực ăn và uống. Luận án đã tập trung nghiên cứu
đặc điểm định danh và đặc trƣng văn hóa của các từ ngữ ẩm thực và đã rút ra đƣợc những
kết luận về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, nguồn gốc của các từ ngữ ẩm thực, đồng thời
có những phát hiện đặc sắc về đặc trƣng văn hóa ẩm thực của Việt Nam và Trung Quốc,
tìm ra những nét tƣơng đồng về ầm thực giữa hai nền văn hóa. Điểm mạnh của luận án là
11
nguồn ngữ liệu phong phú, hệ thống từ ngữ đƣợc xử lí mạch lạc, một số nhận xét về văn
hóa ẩm thực hết sức thú vị, mới mẻ.
Công bố gần đây nhất phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Thị Bích Hợp [31].
Trong luận án, tác giả đã nghiên cứu khá sâu và tỉ mỉ về miền ý niệm đồ ăn từ góc nhìn
của ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xây dựng thành công cấu trúc miền đồ ăn gồm 5
nhóm lớn với 5 điển mẫu tƣơng ứng: (1) thực thể - cơm; (2) đặc điểm – mặn; (3) đồ dùng
– bát; (4) cảm giác – đói; (5) hoạt động – ăn. Tác giả kết luận rằng thông qua các điển
mẫu, sự vận động ý niệm “đồ ăn” đƣợc định hình, các thành tố nghĩa mới có sự biến
chuyển xa dần nghĩa trung tâm, chuyển nghĩa theo kiểu hoán dụ hoặc chuyển miền ý
niệm tạo thành ẩn dụ. Luận án chƣa nghiên cứu sâu về tình hình chuyển nghĩa của nhóm
từ chỉ hoạt động thƣởng thức đồ ăn, đặc biệt chƣa đề cập tới phạm trù “đồ uống” cũng
nhƣ những ý niệm liên quan đến phạm trù “đồ uống”.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về ăn uống trong ngôn ngữ ở trong nƣớc và
nƣớc ngoài nói trên có thể thấy rằng hoạt động ăn uống là phổ quát toàn nhân loại nhƣng
con ngƣời ở những nền văn hóa khác nhau lại có các cách tƣ duy khác nhau khi ý niệm
hóa hoạt động ăn và uống. Hệ quả là tạo ra những cấu trúc ẩn dụ ý niệm khác nhau trong
ngôn ngữ, đa dạng về nghĩa cũng nhƣ cách sử dụng. Có thể khẳng định rằng việc nghiên
cứu phạm trù ăn uống với sự nhấn mạnh đặc biệt vào ý niệm ăn uống trong tiếng Anh và
tiếng Việt hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống.
Vì vậy, luận án trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu hiện có, tiến hành thống
kê, phân tích, đối chiếu cách sử dụng các từ chỉ ý niệm ăn uống trong hai ngôn ngữ, đặc
biệt là tình hình chuyển di ý niệm (từ miền ý niệm ăn uống sang các miền ý niệm khác).
1.2. Ngôn ngữ học tri nhận và một số khái niệm liên quan
1.2.1. Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận
Hiện nay, “tri nhận” là một từ đƣợc sử dụng với tần suất khá nhiều trong các
nghiên cứu ngôn ngữ. Chúng ta cần làm rõ cũng nhƣ giới định hàm nghĩa của “tri nhận”
trong ngôn ngữ. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tri nhận có quan hệ với tri thức, năng lực và trí
tuệ của con ngƣời. Nhận thức và đặt tên cho một sự vật mới chính là quá trình tri nhận
xác định phạm trù của nó, việc học đƣợc một kĩ năng chính là kết quả của tri nhận. “Tri
nhận” trong ngôn ngữ học, theo Triệu Diễm Phƣơng [52], chỉ giới hạn ở những tri nhận
có liên quan đến việc học và vận dụng ngôn ngữ của con ngƣời chứ không phải là sự tri
nhận hiểu theo nghĩa truyền thống là việc nắm vững các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ.
12
NNHTN nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các cách thức tri giác về thế giới, kinh
nghiệm của con ngƣời lên việc sử dụng ngôn ngữ của họ, đặc biệt là trong điều kiện cùng
phù hợp với các qui phạm ngôn ngữ thì việc làm thể nào để lựa chọn các từ, các câu khác
nhau để biểu đạt các ý nghĩa khách quan lại là điều nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của
NNHTN.
Tóm lại, NNHTN coi ngôn ngữ là một hoạt động tri nhận với xuất phát điểm là tri
nhận để từ đó nghiên cứu hình thức, ý nghĩa của ngôn ngữ cũng nhƣ qui luật của nó, “là
khoa học nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên phương thức mà chúng ta trải nghiệm về thế giới
và cách chúng ta cảm giác và ý niệm hóa về thế giới” (F. Ungerer & H.J. Schmid, 1996,
tr.325)
Nhƣ vậy, chúng ta có thể nói rằng NNHTN mới ra đời đã đặt đối tƣợng nghiên
cứu của mình là ngôn ngữ tự nhiên của con ngƣời trong mối quan hệ với con ngƣời, thực
hiện chức năng làm công cụ của tƣ duy, công cụ xử lí và chế biến thông tin tạo ra tri thức
và cảm xúc cho con ngƣời. Dựa trên các nguyên lý tổ chức để vận hành các miền tri nhận
khác nhau, ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các miền tri nhận
khác nhƣ tâm lý, văn hóa, xã hội..v..v..Cấu trúc ngôn ngữ tùy thuộc vào sự ý niệm hóa,
và ý niệm hóa phụ thuộc vào tác động của kinh nghiệm cơ thể, của mối quan hệ giữa con
ngƣời và thế giới bên ngoài. Nhƣ vậy sự trải nghiệm của cơ thể và cách thức tri nhận trở
thành điểm tựa trong giải thích ngôn ngữ. Vì vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ học
tri nhận chủ yếu là chỉ ngữ nghĩa học tri nhận và ngữ pháp học tri nhận. Với khuôn khổ
của luận án và sự hạn chế của ngƣời viết, luận án chỉ tập trung áp dụng đƣờng hƣớng của
ngữ nghĩa học tri nhận để phân tích đối tƣợng nghiên cứu.
1.2.2. Lý thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia
1.2.2.1. Phạm trù và phạm trù hóa
Phạm trù (category) là thành phần cốt yếu tạo nên tri thức nhân loại giúp con
ngƣời kết nối các trải nghiệm trong quá khứ với những kinh nghiệm hiện tại. Sự phát
triển trong bất cứ xã hội nào đều liên quan đến các phạm trù có tính quan hệ với từng
cộng đồng văn hóa – dân tộc cụ thể.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của
tƣ duy con ngƣời, cho phép khái quát hóa kinh nghiệm để phân loại các sự vật hiện tƣợng
trong thế giới khách quan. Điều này có nghĩa là một phạm trù phải đƣợc dựa trên nhƣng
13
gì mà con ngƣời tri giác và trải nghiệm về sự vật hiện tƣợng đó chứ không phải chính bản
thân nó.
Kinh nghiệm của con ngƣời đƣợc phân loại, sắp xếp thành nhƣng “ngăn/khu”
riêng để giúp con ngƣời hiểu và có thể tƣơng tác với thế giới xung quanh. Quá trình phân
loại gần nhƣ vô thức này chính là sự “phạm trù hóa” (categorization). Theo Lakoff
(1987), (1989) và Johnson (1987), trong phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận,
lƣợc đồ hình ảnh (image-schema) là những cấu trúc nổi bật đƣợc tổ chức trong sự cảm tri
của con ngƣời và là kết quả của sự tƣơng tác của con ngƣời với thế giới bên ngoài. Lƣợc
đồ hình ảnh chính là những cấu trúc kiểu dạng thức (gestalt) đƣợc tổ chức mạch lạc và
nhất quán trong phạm vi trải nghiệm cơ thể con ngƣời.
Sơ đồ sau đây chỉ ra khái niệm về quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh
nghiệm luận (experientialism). Theo đó, lƣợc đồ hình ảnh đƣợc hình thành thông qua
những trải nghiệm cơ thể và sự tƣơng tác với thế giới bên ngoài. Các hoạt động thân thể
với tƣ cách là chất kiến tạo sẽ hình thành nên quá trình phạm trù hóa, mang lại cho chúng
ta ý niệm về thế giới với giản đồ cụ thể.
Ý niệm tri nhận
TƢ DUY
Lƣợc đồ hình ảnh
Năng lực cảm tri
CƠ THỂ
Trải nghiệm thân thể
THẾ GIỚI
Thực thể trong thế giới thực
Sơ đồ số 1: Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận
Sơ đồ trên cho thấy, phạm trù (categories) không trực tiếp kết nối với thế giới thực
(real world) mà trải nghiệm thế giới thông qua những trải nghiệm cơ thể nhờ năng lực
cảm tri của con ngƣời. Chính kinh nghiệm nghiệm thân của con ngƣời giúp hình thành
lƣợc đồ hình ảnh bên trong một hệ thống ý niệm. Theo Langacker (1987), phạm trù hầu
hết đƣa ra những cấu trúc phức hợp hình thành nên qua sự mở rộng nghĩa từ một điển
dạng cụ thể. Sự mở rộng nghĩa có thể đƣợc tạo nên từ một thành viên không trung tâm
14
của phạm trù nhƣng lại minh họa cho toàn bộ hình ảnh về phạm trù vì nó mang các đặc
điểm tƣơng đồng của cả nhóm.
1.2.2.2. Phạm trù tỏa tia
Khái niệm lan tỏa hay tỏa tia (radiality) là một khái niệm trọng tâm của ngôn ngữ
học tri nhận đƣợc Lee (2001) và Evan & Green (2006) đề cập tới trong cuốn Cognitive
linguistics – An introduction [90] và cuốn Cognitive linguistics: An introduction [110].
Theo đó, hình thức thể hiện của phạm trù lan tỏa là các lƣới xuyên tâm (radial network).
Các lƣới xuyên tâm này đƣợc cấu thành từ một thành viên trung tâm mang nghĩa trung
tâm, gọi là điển mẫu (prototype), xung quanh là các thành viên phụ (phạm trù bậc dƣới)
với nghĩa chuyển . Theo Lakoff (1980), từ vựng là những phạm trù có thể đƣợc mô
phỏng và nghiên cứu thông qua thuyết mô hình tri nhận lí tƣởng hóa (idealized cognitive
models – ICMs). Nói cụ thể hơn, các đơn vị từ vựng đại diện cho một kiểu loại phạm trù
phức hợp mà ông gọi là phạm trù lan tỏa (radial categories) bao gồm một điển dạng và
các thành viên khác liên quan đến điển dạng bởi những qui ƣớc vốn có chứ không phải
do những qui tắc có thể dự đoán trƣớc đƣợc.
Phạm trù tỏa tia đƣợc Evan & Green (2006) mô hình hóa duới dạng lƣới nhƣ trong
sơ đồ số 2 dƣới đây. Trong sơ đồ lan tỏa này, mỗi nghĩa đặc trƣng đều đƣợc minh họa
bằng một điểm mốc thể hiện bởi một chấm tròn. Các mũi tên có vai trò liên kết các điểm
mốc thể hiện mối liên hệ gần hay xa giữa các nghĩa thành viên.
Sơ đồ số 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia
Sơ đồ tỏa tia của phạm trù MẸ (mother) dƣới đây một ví dụ:
15
Adoptive
mother: mẹ nuôi
Step mother:
mẹ kế
Foster mother:
mẹ nuôi dƣỡng
Godmother
: mẹ đỡ đầu
3. Quan hệ không
cùng huyết thống
Mother-in-law:
mẹ chồng/vợ
1. MOTHER: MẸ
2. Quan hệ cùng
huyết thống
Birthmother:
mẹ đẻ
Surrogate mother:
mẹ mang thai hộ
Sơ đồ số 3: Sơ đồ tỏa tia phạm trù MẸ
16