Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong tập “thơ thơ” của xuân diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ KIM ANH

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG TẬP THƠ THƠ
CỦA XUÂN DIỆU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ KIM ANH

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG TẬP THƠ THƠ
CỦA XUÂN DIỆU

CHUYÊN NGÀNH: TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Lan Anh

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học, các cán bộ ở Trung


tâm Thư viện Trường Đại học Tây Bắc và quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến khóa luận.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của
cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Lan Anh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn giúp đỡ, động viên, khuyến khích em trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận.
Sinh viên

Trần Thị Kim Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 4
6.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................... 4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 6
1.1. Ý niệm, sự ý niệm hóa và cấu trúc ý niệm ..................................................... 6
1.1.1. Ý niệm ......................................................................................................... 6

1.1.2. Sự ý niệm hóa .............................................................................................. 7
1.1.3. Cấu trúc ý niệm ........................................................................................... 8
1.2. Tính nghiệm thân ........................................................................................... 9
1.3. Ẩn dụ ............................................................................................................ 10
1.3.1. Quan điểm truyền thống về ẩn dụ ............................................................. 10
1.3.2. Quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận về ẩn dụ........................................ 12
1.4. Ẩn dụ ý niệm ................................................................................................ 13
1.4.1. Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm ......................................................................... 13
1.4.2. Ánh xạ ....................................................................................................... 14
1.4.3. Phân loại ẩn dụ ý niệm ............................................................................. 15
1.5. Một vài nét chính về cuộc đời - sự nghiệp của Xuân Diệu .......................... 18
1.5.1. Cuộc đời .................................................................................................... 18
1.5.2. Sự nghiệp................................................................................................... 18
1.6. Tập “Thơ thơ” .............................................................................................. 19


Chương 2: MÔ HÌNH TRI NHẬN CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU
TRONG TẬP “THƠ THƠ” CỦA XUÂN DIỆU ............................................ 21
2.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 21
2.2. Ẩn dụ ý niệm về tình yêu ............................................................................. 22
2.3. Mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong tập “Thơ thơ” của
Xuân Diệu............................................................................................................ 23
2.3.1. Mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THỰC THỂ ............ 23
2.3.2. Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH
TRÌNH ................................................................................................................. 25
2.3.3. Mô hình tri nhận TÌNH YÊU LÀ MEN SAY........................................... 27
2.3.4. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA/NHIỆT ............................................ 28
2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ẩn dụ ý niệm về tình yêu
trong thơ Xuân Diệu ............................................................................................ 29
Chương 3: CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM TIÊU BIỂU VỀ TÌNH YÊU TRONG

TẬP “THƠ THƠ” CỦA XUÂN DIỆU ............................................................ 33
3.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 33
3.2. Các ẩn dụ ý niệm tiêu biểu về tình yêu trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu
............................................................................................................................. 33
3.2.1. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ THỰC THỂ .............................................. 33
3.2.2. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH ................... 42
3.2.3. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MEN SAY ................................................ 45
3.2.4. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA/ NHIỆT ........................................... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ẩn dụ đã góp
phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này. Tuy nhiên,
hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhìn ẩn dụ dưới góc độ của từ vựng học
và tu từ học. Hiện tượng ẩn dụ từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm
nghiên cứu, thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh
ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau. Có thể xem so sánh
ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ. Truyền thống của từ vựng học và tu
từ học chỉ xem ẩn dụ là một phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc để sử
dụng từ theo chức năng tu từ. Nhưng trong ba thập niên gần đây, quan niệm về
ẩn dụ đã thay đổi khi các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ là phương
thức tư duy của con người về thế giới, hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực
trí tuệ của con người, đồng thời là một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hoá
các phạm trù trừu tượng. Đối với các tác phẩm văn chương, ẩn dụ giúp cho các
nhà văn, nhà thơ đạt hiệu quả cao trong việc phác họa nên bức tranh nghệ thuật
ngôn từ, đồng thời tạo nên những hình tượng thẩm mĩ cho tác phẩm. Tìm hiểu

ẩn dụ là một phương pháp khoa học để giải mã các giá trị trong thi ca, đồng thời
là một bước khảo nghiệm mối quan hệ giữa ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ thi ca.
1.2. Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở không chỉ của thơ ca mà ở mọi lĩnh
vực của đời sống. Khi nói về tình yêu, các tác giả đã có cái nhìn ở nhiều bình
diện khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tình yêu dưới góc độ ẩn dụ ý niệm
thì không phải đã có nhiều người quan tâm.
1.3. Xuân Diệu là một trong những tác giả viết về tình yêu hay nhất – người
được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” - một trong những đại diện tiêu biểu
nhất của phong trào Thơ mới… Ông là hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu
hút được sự quan tâm của nhiều bạn đọc và các nhà nghiên cứu. Thơ ông diễn tả
một cách chân thực những trạng thái tâm lí, những cảm xúc, những cung bậc của
tình yêu và đặc biệt: “tình yêu trong thơ Xuân Diệu có vẻ gì lạ lắm, nó có vẻ là
1


một nỗi khát khao, một nỗi ám ảnh về tình yêu như của trái tim nguyên thủy từ
thuở mới có Ađam và Ê-va trên trái đất. Một thứ tình nguyên sơ như thuở hồng
hoang... Xuân Diệu là người đã đem đến một cảm xúc mới lạ và lạ lùng đặc biệt
nhất, cái nỗi khát khao, tiếc nuối, giấc mơ của những giấc mơ tình yêu” [28;
158]. Đã có khá nhiều bài viết, chuyên luận của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm đến thơ ông với nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn
như các tác giả: Hà Minh Đức, Ngô Bích Hương, Nguyễn Trọng Khánh, Lữ Huy
Nguyên … Tuy vậy, việc xem xét thơ Xuân Diệu dưới góc độ ẩn dụ tri nhận thì
hầu như chưa được quan tâm nhiều.
Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Ẩn dụ ý niệm về tình
yêu trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu với mong muốn góp một phần nhỏ vào
trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ mới mẻ này, đồng thời góp phần làm sáng rõ
phong cách, cá tính nghệ thuật của Xuân Diệu qua một tập thơ được lựa chọn
làm ngữ liệu – tập “Thơ thơ”.
2. Lịch sử vấn đề

Trong nghiên cứu Việt ngữ học, ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn khá
mới mẻ. Người đầu tiên đề cập gián tiếp đến vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ
học tri nhận ở Việt Nam là Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng
văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt” [40]. Năm 2007 Nguyễn
Đức Tồn có bài viết trực tiếp bàn về bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận in trong
Tạp chí Ngôn ngữ số 10 và 11.
Năm 2005, cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lí thuyết đại cương đến thực
tiễn Tiếng Việt” của Lý Toàn Thắng đã đề cập đến tri nhận không gian và bước
đầu khảo sát về ẩn dụ tri nhận [35].
Năm 2009, chuyên luận về ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ với
nhan đề “Khảo luận ẩn dụ tri nhận” đã bàn đến sự ra đời của ẩn dụ, bản chất của
ẩn dụ và sự phân loại các kiểu ẩn dụ tri nhận [3].
Ngoài ra, khá nhiều đề tài, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của các tác giả
cũng đã quan tâm tìm hiểu ẩn dụ tri nhận hay (ẩn dụ ý niệm). Có thể kể tên như:
luận án Tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc với đề tài “So sánh và ẩn dụ
2


trong ca dao trữ tình Việt Nam”; luận văn “Ẩn dụ tri nhận trong ca dao” của tác
giả Bùi Thị Dung; luận văn Thạc sĩ “nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên
quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận” của tác giả Nguyễn
Thanh Tuấn; luận văn Thạc sĩ với nhan đề “Ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ
của Trịnh Công Sơn” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền; luận văn Thạc sĩ
“Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy” của Nguyễn Thị Yến … Bên cạnh đó
còn có rất nhiều những bài viết, bài báo đề cập đến ẩn dụ ý niệm như một trào
lưu nghiên cứu mới của ngôn ngữ học hiện đại.
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về ẩn dụ ý niệm
nhưng nghiên cứu ẩn dụ trong thơ vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho những
người nghiên cứu. Vì vậy, với khóa luận này chúng tôi muốn góp phần vào việc
làm sáng tỏ thêm về ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là những ẩn dụ ý niệm về tình yêu

trong thơ Xuân Diệu. Qua đó hiểu rõ hơn về con người nhà thơ, đặc trưng tư duy
cũng như cá tính sáng tạo của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, đối tượng nghiên cứu của
đề tài là các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên nguồn ngữ liệu của nhà thơ Xuân
Diệu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là những ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong
tập “Thơ thơ” (gồm 46 bài thơ) của Xuân Diệu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học tri
nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói riêng làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Thống kê và phân loại các ẩn dụ ý niệm trong tập “Thơ thơ” đồng thời
phân tích ý nghĩa của các ẩn dụ về tình yêu để thấy được giá trị và phong cách
tư duy nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu.
3


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả, phân tích ý niệm: được sử dụng để miêu tả, phân
tích các biểu thức ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Xuân Diệu. Từ việc phân
tích các ý niệm đó, làm rõ bản chất các mô hình ẩn dụ ý niệm đã cấu trúc hóa tri
giác, tư duy và hoạt động nói chung của con người như thế nào và phát hiện
những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy và phản ánh thế giới của tác giả
Xuân Diệu.
- Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại để
thống kê số lượng và phân loại các biểu thức ẩn dụ theo các phương diện ý niệm
liên quan đến tình yêu trong phạm vi ngữ liệu đã xác định. Đây là căn cứ thực

tiễn giúp đề tài khoá luận mang tính khách quan và thuyết phục.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ rằng ẩn dụ không
chỉ là vấn đề thuộc về bản thân ngôn ngữ, mà nó còn thuộc về phương thức tư
duy của con người. Khuynh hướng của ngôn ngữ học tri nhận giúp chúng ta
nhận thức rằng khi khai thác các tác phẩm nghệ thuật, thơ ca thì không nên chỉ
nhìn nhận ẩn dụ theo khuynh hướng của ngôn ngữ học truyền thống, chỉ xem
chúng như một thủ pháp tu từ nghệ thuật, mà nên xem ẩn dụ như một công cụ tri
nhận hữu hiệu của con người về thế giới, thông qua hệ thống các ý niệm phản
ánh các cảm xúc, hành vi, quan hệ của con người với thế giới bên ngoài một
cách vô thức, có sẵn dựa trên những sơ đồ nhất định trong những mô hình văn
hoá của dân tộc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích và cảm thụ
tác phẩm thơ ca của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung. Ngoài
ra, còn có ý nghĩa nhất định đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực triết học,
tâm lí học… đặc biệt là khoa học tri nhận. Đồng thời, những đóng góp này phần
nào sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thêm hiểu biết và cách nhìn về ẩn dụ ý
niệm (ẩn dụ tri nhận) với sự hành chức của nó trong văn thơ nói chung.
4


7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết.
Chương 2. Mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong tập “Thơ
thơ” của Xuân Diệu.
Chương 3. Các ẩn dụ ý niệm tiêu biểu về tình yêu trong tập “Thơ thơ” của

Xuân Diệu.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Ý niệm, sự ý niệm hóa và cấu trúc ý niệm
1.1.1. Ý niệm
Khái niệm “ý niệm” đã tồn tại từ thời Trung Cổ. Pierre Abe’lard (10791142) đã khảo sát khái niệm này và cho rằng “ý niệm” là một hình thức “chộp
lấy” ý nghĩa, một hành động mang nặng tính chủ quan. Như vậy, ý niệm là một
tập hợp những khái niệm nằm sâu kín trong tâm hồn và sẵn sàng được biểu hiện
thành lời, nó liên kết với các phát ngôn thành một cách nhìn sự vật này khác với
vai trò của trí tuệ, nó biến phát ngôn thành tư tưởng.
Ý niệm ở đây được hiểu không chỉ là vấn đề tri thức. Chúng chi phối các
chức năng hoạt động hàng ngày cho đến những chi tiết tầm thường nhất. Chúng
cấu trúc cái chúng ta nhận thức, cái chúng ta giao tiếp với ngoại giới và với
người khác. Chúng đóng vai trò chính trong việc xác định hiện thực hàng ngày
trong cuộc sống. Một phần ý niệm được cấu trúc một cách bình thường, phi-ẩn
dụ (nonmetaphorical), ta có thể hiểu một cách trực tiếp, nhưng phần lớn những ý
niệm được cấu trúc một cách ẩn dụ. Vì thế mà Lakoff và Johnson, trong tác
phẩm bàn về triết học chính của mình, Philosophy in the Flesh: The Embodied
Mind and Its Challenge to Western Thought, khẳng định rằng: “Những ý niệm
trừu tượng hầu hết đều có tính ẩn dụ” và do đó, những ý niệm căn bản nhất của
siêu hình học như thời gian, yếu tính, tinh thần, luân lý… cũng đều xuất phát từ
ẩn dụ. Đó là một trong ba khám phá quan trọng nhất của “Nhận Thức Học”
(Cognitive Science).
Khi nói Anh A chết, đó là một ý niệm bình thường về cái chết của một
người. Nhưng khi nói: Máy điện thoại của tôi chết hay Xe tôi chết máy, đó là ý
niệm ẩn dụ. Vì ở đây, người ta hiểu sự hỏng hóc của cái điện thoại hay cái máy

xe bằng cách sử dụng ý niệm về cái chết của một sinh vật. Nghĩa là hiểu ý niệm
của một lãnh vực này bằng cách sử dụng ý niệm của một lãnh vực khác.
Theo Trần Văn Cơ [2], ý niệm là kết quả của quá trình tri nhận nhằm tạo ra
các biểu tượng tinh thần (mental represent tation) mà cấu trúc của nó gồm ba
6


thành tố: khái niệm, cảm xúc - hình tượng và văn hóa. Giữa ý niệm và các đơn
vị ngôn ngữ có quan hệ đặc biệt.
Trần Trương Mĩ Dung đã tổng hợp cho rằng ý niệm bao gồm các đặc trưng
sau:
- Ý niệm là sự kiện của lời nói, là lời nói được phát ngôn ra.
- Ý niệm gắn chặt với người nói và luôn định hướng đến người nghe.
Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm.
- Ý niệm mang tính dân tộc sâu sắc do chỗ nó phản ánh thế giới khách quan
qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc.
- Ý niệm là đơn vị của tư duy (ý thức) của con người với hai thuộc tính
không thể tách rời là trí nhớ và tưởng tượng.
- Ý niệm không chỉ mang đặc trưng miêu tả mà còn có cả đặc trưng tình
cảm – ý chí và hình ảnh. Ý niệm là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt
những nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ tư
tưởng, kinh nghiệm sống, cảm xúc và hệ thống giá trị. Ý niệm tạo ra một lớp
văn hoá trung gian giữa con người và thế giới [2; 138].
1.1.2. Sự ý niệm hóa
Ý niệm hóa là một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri
nhận của con người bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được và dẫn tới
việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý
niệm trong bộ não của con người. Mỗi một hành động riêng lẻ của việc ý niệm
hóa thế giới là một ví dụ về cách giải quyết vấn đề, ở đó thể hiện những cơ chế
suy luận, suy diễn và những thao tác logic khác.

Quá trình ý niệm hóa liên quan chặt chẽ với quá trình phạm trù hóa: cùng là
hoạt động phân loại, nhưng chúng khác nhau về kết quả cuối cùng hoặc về mục
đích hoạt động. Ý niệm hóa nhằm trừu suất những đơn vị tối giản nào đó của
kinh nghiệm con người trong cách hiểu lí tưởng về mặt nội dung, còn phạm trù
hóa thì nhằm kết hợp lại những đơn vị giống nhau hoặc đồng nhất về mặt nào đó
thành những lớp lớn hơn.
Liên quan đến vấn đề ý niệm, các nhà khoa học khẳng định rằng ý niệm là
7


một mảng của thế giới do con người cắt ra bằng "lưỡi dao ngôn ngữ" để nhận
thức. Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ con người là tính gián đoạn, hay
như Engels gọi: tính phân tiết. Tất nhiên cái đặc điểm này ảnh hưởng sâu sắc
đến cách nhìn thế giới của con người, cụ thể là con người cắt thế giới ra từng
mảng trong khi nhận thức nó cũng giống như muốn hiểu cơ thể con người thì
phải phẫu thuật nó. Việc cắt thế giới ra thành từng mảng được gọi là ý niệm hoá
thế giới. Điều cần nói ở đây là cái thế giới mà trong đó con người đang sống và
đang nhận thức là tồn tại khách quan và thống nhất cho tất cả mọi người, còn
việc chia cắt nó ra thì lại không thống nhất bởi cái "lưỡi dao ngôn ngữ" dùng để
cắt không giống nhau ở các tộc người, các cộng đồng người mang những nền
văn hoá khác nhau. Việc ý niệm hoá thế giới cho chúng ta những "bức tranh thế
giới".
1.1.3. Cấu trúc ý niệm
Ý niệm hình thành trong ý thức của con người có cấu trúc nội tại bao gồm
nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng mang những nét
phổ quát, mặt khác nó chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa dân tộc.
Ý niệm là một hình ảnh có chuyển động từ một hình ảnh cảm tính sang một
hình ảnh tư duy.
Ý niệm có cấu trúc trường chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm
và ngoại vi.

Sau đây là sơ đồ cấu trúc ý niệm:
VH vùng

Văn hóa
dân tộc
VH cá thể
Khái
niệm

TRUNG TÂM
VH các
tộc
người

Ý NIỆM
NGOẠI VI

VH
cá thể

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc ý niệm
8

VH
nhóm
xã hội


Vậy ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người và thế giới được
hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ.

Trong ý niệm có cái phổ quát và cái đặc thù [2; 142].
1.2. Tính nghiệm thân
Trong ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện
đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ
của con người về thế giới khách quan cũng như cách thức mà con người tri giác
và ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó [35; 16]. Nghiệm
thân (embodiment) là một khái niệm vô cùng quan trọng. Giả thuyết nghiệm
thân được các nhà ngôn ngữ học tri nhận xây dựng trên quan điểm cho rằng
những trải nghiệm mang tính nghiệm thân là cơ sở cho sự phát triển ngữ nghĩa
trong ngôn ngữ. Trong tác phẩm “Metaphor we live by”, Lakoff và Johnson đã
chỉ ra phương chiều của quá trình cấu trúc hóa ẩn dụ như là một dạng thức đầu
tiên của giả thuyết nghiệm thân. Lakoff trong “Woman, Fire and dangerous
things” đã nói rõ hơn: “Những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm của
chúng ta đều nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể và được hiểu theo những
cách trải nghiệm thân thể; ngoài ra, hạt nhân hệ thống ý niệm của chúng ta bắt
rễ trực tiếp từ tri giác chuyển động thân thể, cùng sự trải nghiệm về những đặc
trưng vật lí và xã hội” [44]. Nhấn mạnh vào tính nghiệm thân như là nền tảng
cho tư duy, Lakoff và Johnson cho rằng chính những gì mà cơ thể chúng ta trải
nghiệm trong quá trình tương tác với môi trường ta suy nghĩ, biểu đạt, giao tiếp
(Lakoff and Johnson 1999).
Một cách cụ thể nhất, tính nghiệm thân được quan niệm là sự trải nghiệm
về thân thể, về nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý
niệm và hệ thống ngôn ngữ của chúng ta. Nó có liên quan đến quá trình con
người lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để hình thành
hệ thống ý niệm và tư duy. Nghiệm thân gồm hai yếu tố chính đó là sự tiếp nhận
con người với thế giới khách quan đồng thời là sự trải nghiệm trong cuộc sống
để hình thành tư duy và nhận thức [34]. Có không ít bằng chứng cho thấy cách
tư duy theo kiểu ẩn dụ của chúng ta xuất phát từ những kinh nghiệm nghiệm
9



thân về thế giới. Chẳng hạn, những thuộc tính có được do trải nghiệm về các
giác quan của cơ thể (vị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, thị giác) sẽ được
xem là miền nguồn để biểu đạt những thuộc tính thuộc miền đích khác. Do đó,
chúng ta có những biểu đạt ngôn ngữ như: năm tháng đắng cay, giấc mộng ngọt
ngào, lời ca êm ái, mối quan hệ ồn ào…Hoặc như, để hiểu được ẩn dụ ý niệm
TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG NÓNG TRONG MỘT BÌNH CHỨA (ANGER
IS A HOT FLUID IN A CONTAINER) thì những kinh nghiệm nghiệm thân về
vật chứa đựng đóng một vai trò quan trọng. Lakoff cho rằng, con người có nhiều
trải nghiệm về sự chứa đựng liên quan đến cơ thể, từ những tình huống cơ thể ở
trong hay ngoài vật chứa đựng đến những trải nghiệm về cơ thể với tư cách là
bản thân vật chứa đựng. Khi bị áp lực do sự tức giận, con người thường có cảm
giác các chất lỏng trong cơ thể (bình chứa) bị đun nóng, dâng lên. Do đó, chúng
ta mới có các biểu thức ngôn ngữ: giận sôi máu (tiết), máu dồn lên não, tức
nghẹn họng…Như vậy có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trải nghiệm mang
tính tương tác giữa các cá thể với thế giới bên ngoài và hệ giá trị văn hóa của xã
hội mà con người đang sống để hình thành nên những mô hình tri nhận, từ đó
tiến hành phạm trù hóa, xây dựng nên các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ.
1.3. Ẩn dụ
1.3.1. Quan điểm truyền thống về ẩn dụ
Trong các sách nghiên cứu về ẩn dụ trong và ngoài nước, ẩn dụ thường
được coi là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống nhau.
Chẳng hạn, những quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ được trình bày trong
các công trình của Bain 1887, Bafile 1962, Black 1969… Donald Davidson
(1978) đã định nghĩa: “Ẩn dụ là giấc mơ của ngôn ngữ” (dreamwork language).
Hay theo A.Refomatxky: “ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là sự chuyển đổi, là trường
hợp chuyển nghĩa điển hình nhất …” Còn theo B.N. Golovin định nghĩa: “Sự
chuyển đổi từ các từ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác trên cơ sở
giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ”. Trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ

10


học, O.X. Akhmanovaddax định nghĩa ẩn dụ là: “Phép chuyển nghĩa (trop) dùng
các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ sở sự tương tự, sự giống nhau…”
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng có quan điểm tương tự. Chẳng
hạn, Nguyễn Lân giải thích ẩn dụ là: “phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa
trên cơ sở sự tương đồng, sự giống nhau… giữa các thuộc tính của cái dùng để
nói và cái nói đến. Ẩn dụ cũng là một cách ví…” [23; 24].
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [11;
162]. Tác giả còn chỉ rõ về bản chất, ẩn dụ cũng là một loại so sánh, nhưng là sự
so sánh hiểu ngầm, ở đó chỉ còn lại một vế được so sánh, do đó nó có thể trở
thành một biện pháp làm giàu từ vựng.
Tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Phép ẩn dụ là phương thức chuyển
nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một
nét nghĩa tương đồng nào đó” [21; 198].
Còn tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật này
bằng tên sự vật vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng”. Sau này, ông cụ thể
hoá định nghĩa về ẩn dụ bằng công thức: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và
Y là những nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X (tức là X có ý nghĩa biểu vật
chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên
Y nếu như X và Y có nét nào giống nhau” [4; 54 ].
Như vậy, theo quan niệm truyền thống thì ẩn dụ vốn được coi là một sự so
sánh ngầm và hầu hết các tác giả đều coi ẩn dụ là sự chuyển tên gọi dựa trên cơ
sở sự giống nhau của sự vật về màu sắc, hình dạng, tính chất vận động… Nói
rộng ra, ẩn dụ là cơ chế của lời nói thể hiện trong cách dùng từ biểu hiện một lớp
sự vật, hiện tượng nào đó…để định tính hoặc gọi tên những đối tượng thuộc một
lớp khác, hoặc gọi tên một lớp đối tượng khác tương đồng với lớp đã cho trong
một quan hệ nào đó [2]. Tóm lại, những quan niệm truyền thống về ẩn dụ của

các tác giả trong và ngoài nước là khá thống nhất.

11


1.3.2. Quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận về ẩn dụ
Trong quan niê ̣m truyề n thố ng, ẩ n du ̣ là mô ̣t phương cách biể u thi ̣ các tư
tưởng bằ ng ngôn ngữ. Tuy nhiên, Lakoff khẳng định rằng ẩn dụ không chỉ dựa
trên sự giống nhau. Nó ẩn chứa trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là
ca dao, tục ngữ, thành ngữ – hồn cốt của mỗi dân tộc. Ẩn dụ không chỉ là vấn đề
từ ngữ mà là vấn đề ý tưởng, cho phép con người thể hiện suy nghĩ về bản thân
và thế giới, hay nói cách khác: hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc và
xác định theo ẩn dụ.
Theo Lakoff và Johnson, các diễn đạt ẩn dụ không xuất hiện một cách ngẫu
nhiên, rời rạc mà theo những nhóm lớn hơn, gọi là ẩn dụ ý niệm; đặc trưng bởi
phép chiếu giữa hai miền – từ miền nguồn sang miền đích và được khái quát hoá
bằng công thức “ĐÍCH LÀ NGUỒN”. Ẩn dụ ý niệm là cơ chế giúp chúng ta
hiểu và diễn đạt một ý niệm trừu tượng thông qua một ý niệm khác cụ thể hơn
dựa trên cơ sở những trải nghiệm về thế giới khách quan. Ví dụ: Hôn nhân là
một phạm trù trừu tượng, do vậy con người khó có thể định nghĩa một cách
chính xác và hoàn hảo về hôn nhân. Cũng chính vì thế hôn nhân thường được ẩn
dụ hoá thông qua các biểu đạt của các phạm trù cụ thể hơn như: Cuộc hành
trình, Ngôi nhà, Thức ăn, Cây cối…
Quan điểm của Lakoff và Johnson cho rằ ng: ẩn dụ toả khắ p đời số ng hàng
ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư tưởng và hành động. Xét về cách
chúng ta suy nghi ̃ và hành động, hê ̣ thố ng khái niê ̣m thông thường của chúng ta
về bản chấ t mang tính ẩn dụ [2].
Với cách hiểu ẩn dụ là phương tiện của tư duy. Ngôn ngữ học tri nhận coi
ẩn dụ là cơ chế tri nhận nhờ đó có những tri giác liên tục. Bản chất của ẩn dụ ý
niệm là sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những hiện tượng này trong thuật ngữ

các hiện tượng khác.
Lý Toàn Thắng đã nói đến tầm quan trọng của ẩn dụ tri nhận trong ngôn
ngữ đặt trong sự so sánh ẩn dụ theo quan điểm truyền thống và tu từ học. Theo
ông: “Ẩn dụ truyền thống và văn học tu từ thường được coi là một trong hai
(cùng với hoán dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa bóng dựa trên những
12


khái niệm tương tự và so sánh giữa nghĩa đen với nghĩa bóng của từ ngữ”. Ông
đã đưa ra cách hiểu mới về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (trannfer)
hay một sự đồ họa (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của mộ lĩnh vực
hay một mô hình tri nhận đích” [35; 30].
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn: “Ẩn dụ là phép thay thế gọi tên hay chuyển
đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vậ hiện khác dựa trên cơ
sở của sự liên tưởng đồng nhất hóa theo đặc điểm thuộc tính nào đó có ở
chúng”. Bên cạnh đó ông còn khẳng định: “… Ẩn dụ được coi là phương thức tư
duy của con người” [39; 5].
Với cách tiếp cận chung nhất, ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối
tượng này thông qua một đối tượng khác; với nghĩa đó ẩn dụ là một phương
thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ.
1.4. Ẩn dụ ý niệm
1.4.1. Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm
Dưới góc nhìn của tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di
(transfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và hệ nội tại của một miền hay
mô hình tri nhận nguồn (source) sang một miền hay mô hình tri nhận đích
(target). Chẳng hạn, ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH,
hai ý niệm ở hai miền NGUỒN – ĐÍCH là hoàn toàn khác biệt, tưởng như
không có gì liên quan đến nhau. Nhưng “miền nguồn” là ý niệm về một sự
chuyển dịch trong không gian (Hành trình) và “miền đích” là một điều trừu
tượng (Tình yêu). Và lúc này tình yêu, được bàn đến theo ý niệm về một cuộc

hành trình. Có thể hình dung mối quan hệ giữa hai miền này như một kịch bản
ẩn dụ: Hai người yêu nhau là hai lữ khách cùng tham gia một cuộc hành trình,
mục đích của cuộc đời họ (hay mục đích của mối quan hệ yêu đương giữa họ)
được xem như điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình, quan hệ giữa hai người
là phương tiện được họ dùng để theo đuổi cuộc hành trình. Cuộc hành trình này
không hề dễ dàng có thể gặp nhiều trở ngại, khó khăn... Ở ví dụ này, bản thân ý
niệm về tình yêu là trừu tượng, không rõ ràng. Ta không thể hình dung nó, nếu
không thông qua ẩn dụ. Nói cách khác, vì không thể hiểu những quanh co rắc rối
13


trong tình yêu chỉ bằng chính ý niệm về tình yêu cho nên ta phải mượn ý niệm
về cuộc hành trình. Từ ví dụ trên có thể thấy, kinh nghiệm của con người về thế
giới vật chất được xem là cơ sở tự nhiên và hợp lí để hiểu về những miền ý niệm
trừu tượng hơn.
Nói về mối quan hệ miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm, Zoltan
Kovecses cho rằng trong một số ẩn dụ ý niệm, miền nguồn là miền gốc (origin
root) của miền đích có thể là nguồn gốc sinh học hay nguồn gốc lịch sử văn hóa.
Ẩn dụ được chia ra làm hai cấp: Ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ phức
hợp (complex metaphor).
Z. Kovecses cũng nhấn mạnh: không có một miền Đích nào chỉ dành để
ánh xạ đặc biệt đến một miền Nguồn nào. Nghĩa là bất cứ Nguồn nào cũng có
thể ánh xạ cho bất cứ Đích nào. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những ẩn dụ ý
niệm là đơn hướng, tức là ánh xạ ẩn dụ tuân thủ theo nguyên tắc một hướng: sơ
đồ hình ảnh của miền Nguồn được ánh xạ lên miền Đích chứ không ngược lại.
Những miền Nguồn thông thường nhất là có tính cụ thể, trong khi những miền
Đích thông thường nhất là có tính trừu tượng. Do đó, ẩn dụ có thể được sử dụng
để hiểu: dùng cái cụ thể để hiểu cái trừu tượng [43].
1.4.2. Ánh xạ
Ánh xạ (mapping) trong ẩn dụ ý niệm được hiểu là một hệ thống cố định

của các tương ứng giữa các yếu tố tạo thành miền Nguồn và miền Đích. Các ánh
xạ có thể phóng chiếu từ miền Nguồn sang miền Đích. Do vậy, ẩn dụ ý niệm có
nghĩa là hiểu được hệ thống ánh xạ của một cặp Nguồn – Đích.
Những kết quả thực nghiệm khi khảo sát ngôn ngữ nói về tình yêu trong ẩn
dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH của Lakoff và Johnson
cho thấy ẩn dụ liên quan đến việc hiểu một lĩnh vực kinh nghiệm (tình yêu) theo
một lĩnh vực kinh nghiệm hoàn toàn khác (cuộc hành trình). Hai ông gọi sự kiện
đó theo một thuật ngữ toán học là ánh xạ (mapping): ánh xạ ý niệm về cuộc
hành trình vào ý niệm về tình yêu. Sơ đồ ánh xạ trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm là
một bộ có hệ thống của những tương liên (correspondences) nằm giữa các thành
tố của miền Nguồn và miền Đích. Nhận biết và hiểu một ẩn dụ ý niệm là nhận
14


biết bộ ánh xạ áp dụng cho một cặp Nguồn – Đích đã cho. Ẩn dụ ý niệm tồn tại
hai miền Nguồn và Đích, trong đó Nguồn có chức năng cung cấp tri thức mới và
chuyển tri thức đó cho miền Đích thông qua các ánh xạ. Trong ẩn dụ ý niệm
TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH cho chúng ta hiểu rằng miền
Nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH với các nét đặc trưng như con đường (dài gập
ghềnh), phương tiện đi lại (thuyền, tàu, xe…), đích đến… được gán cho ý niệm
miền Đích TÌNH YÊU.
Sau đây là sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
(phỏng theo Lakoff):

TÌNH YÊU

CUỘC HÀNH TRÌNH

Lữ khách


Người yêu nhau

Phương tiện

Mối quan hệ
Kết quả

Đích đến
Những trở ngại

Những trở ngại
gian nan

Hình 1.2. Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MỘT
CUỘC HÀNH TRÌNH
Qua sơ đồ ánh xạ ta thấy: lữ khách được ánh xạ vào những người yêu nhau;
những trở ngại trên đường đi ánh xạ vào gian nan trong tình trường; đích đến
của cuộc hành trình ánh xạ vào kết quả của tình yêu (hôn nhân)… Như vậy, cấu
trúc của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH là một sơ đồ ánh xạ
dựa trên các điểm tương ứng (tương liên) giữa hai miền không gian Nguồn –
Đích.
1.4.3. Phân loại ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm thường được chia làm 3 loại: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể,
ẩn dụ định hướng.
a. Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor)
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một
biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ hoặc
15



một biểu thức khác. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu
trưng hóa (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng. Được chúng ta áp dụng
trong cuộc sống và nó cấu trúc các hoạt động của chúng ta trên cơ sở tương ứng.
Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tượng cấu trúc lại ý niệm ở miền
ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức mới (những nét thuộc tính
mới) do ý niệm ở miền NGUỒN gán cho (hay ánh xạ lên).
Chẳng hạn ẩn dụ cấu trúc cho ta ẩn dụ ý niệm “THỜI GIAN LÀ TIỀN
BẠC” (TIME IS MONEY). Ta thấy ý niệm TIỀN BẠC (miền NGUỒN ) đã cấu
trúc hóa ý niệm THỜI GIAN (miền ĐÍCH ) làm cho hai khách thể THỜI GIAN
và TIỀN BẠC trở nên tương đồng ở một bộ phận nào đó và chúng ta hiểu miền
đích là THỜI GIAN thông qua các ánh xạ từ miền nguồn TIỀN BẠC. Bằng
chứng cho sự tương đồng này là những biểu thức ngôn ngữ sau đây:
Anh phung phí thời gian quá đấy.
Hãy dành một ít thời gian để quan tâm em được không?
Việc đó có đáng giá thời gian của bạn không?
Cái siêu tốc này sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian.
Tôi không có thời gian dành cho bạn.
Có thể thấy, trong thời gian, đại bộ phận các biểu thức ngôn ngữ đều được
tạo nên từ ý niệm tiền bạc. Về mặt ý nghĩa, ẩn dụ ý niệm này quyết định các
phương thức nhận thức, lí giải, bàn luận của con người về thời gian do ý niệm là
tiền bạc tạo nên.
Như vậy, bản chất của ẩn dụ là ở sự ngữ nghĩa hoá và cảm nhận những hiện
tượng loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác [2; 255].
b. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)
Ẩn dụ bản thể thực chất “là sự phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng
cách vạch ranh giới của chúng trong không gian” [3].
Ẩn dụ bản thể là “cách nhìn những sự kiện, những hoạt động, những cảm
xúc, những ý tưởng, vv… như là những thực thể, những chất [44]. Những
phương thức giải thích các sự kiện, hành động, cảm xúc, tư tưởng v.v. vốn là
những khái niệm trừu tượng, xem chúng như những vật thể và chất liệu. Ẩn

16


dụ bản thể cũng cho ta ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ VẬT CHỨA (TIME IS A
CONTAINER), THỜI GIAN LÀ CHẤT (TIME IS A SUBTANCE).
Ẩn dụ bản thể có liên quan mật thiết với ẩn dụ cấu trúc. Điều này được thể
hiện ở chỗ: những kinh nghiệm trừu tượng được vật chất hoá thông qua ẩn dụ
bản thể có thể tiếp tục được cấu trúc sâu hơn nhờ ẩn dụ cấu trúc. Chẳng hạn, con
người tri giác “cuộc đời” như một vật thể qua ẩn dụ bản thể, nhờ đó chúng ta có
cách nói: cuộc đời của tôi, cho nhau cuộc đời… Ý niệm này cũng có thể được
cấu trúc nhờ ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ CON NGƯỜI, khi đó các thuộc tính thuộc
miền nguồn CON NGƯỜI ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI cho ta những biểu
thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ như: bộ mặt cuộc đời, cuộc đời cay nghiệt, cuộc
đời dừng chân,…
Ẩn dụ bản thể phục vụ cho những mục đích rất đa dạng. Ví dụ: Một hiện
tượng như giá cả được tri giác như một vật thể (bản thể – entity) độc lập, nên
mới có thể có những ẩn dụ NÂNG GIÁ, HẠ GIÁ, ĐỊNH GIÁ, GIẢM GIÁ,
KHẢO CỨU GIÁ v.v.
c. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
Ẩn dụ định hướng cấu trúc hóa một số miền và tạo nên một hệ thống ý
niệm hóa chung cho chúng [2]. Đây là loại ẩn dụ không cấu trúc lên được khái
niệm bằng cách dựa vào một khái niệm khác mà ngược lại nó tổ chức cả một
hệ thống khái niệm tương liên với nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Anh, niềm vui, ý
thức, sức khỏe và sự sống, nắm giữ quyền lực, nhiều hơn, tương lai tiên liệu
được, địa vị cao, tốt, phẩm hạnh, lý trí thì được miêu tả thông qua ẩn dụ “up”
(lên, trên) còn bất hạnh, đau ốm, chết chóc thì được miêu tả thông qua ẩn dụ
“down” (xuống, dưới).
Những cách định hướng ẩn dụ tương tự hoàn toàn không võ đoán, chúng
dựa vào kinh nghiệm vật lí (thể chất) và văn hoá của người bản ngữ. Mặc dù
những đối lập hai cực “TRÊN – DƯỚI”, “TRONG – NGOÀI” .v.v. có bản chất

vật lí, nhưng những ẩn dụ định hướng dựa trên những đối lập đó có thể biến
dạng trong những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, trong một số nền văn hoá,
tương lai ở phía trước ta, trong một số nền văn hoá khác thì nó lại ở đằng sau ta.
17


1.5. Một vài nét chính về cuộc đời - sự nghiệp của Xuân Diệu
1.5.1. Cuộc đời
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa,
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà
Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học
tưvà làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống
bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Năm
1943, ông tốt nghiệp cử nhân luật và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho sau
đó chuyển về ở Hà Nội.
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam
Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng tháng Tám, ông
hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký Tạp chí Tiền phong của Hội.
Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp
chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội
Nhà văn Việt Nam.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày
Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt
Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
1.5.2. Sự nghiệp
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như
là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" và

"ông hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu còn là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là
một trong những chủ soái của phong trào "Thơ mới". Tác phẩm tiêu biểu của
ông ở giai đoạn này bao gồm: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện
ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
18


Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được xem như là hai kiệt tác của
Xuân Diệu ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống,
niềm vui và đam mê sống. Huy Cận đã nhận xét: “Và Xuân Diệu cảm nhận sâu
sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như
lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động,
có khi đậm đà triết lý nhân sinh” [28; 175]
Trong sự nghiệp sáng tác của mình Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ
(một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút
ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và sống hết mình cho
cuộc sống ông bám lấy thực tại của cuộc sống, đưa sự vật, hiện tượng vào thơ,
muốn mở rộng cánh cửa thơ cho cuộc sống tràn vào, do vậy trong thơ ông có sự
bề bộn của những chi tiết hiện thực cuộc sống. Ông muốn thơ phải có sức chứa
lớn và sức phản ảnh rộng lớn phong phú.
Ông là nhà thơ giàu sức sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi cái mới thể nghiệm
trên nhiều phương diện (cách xây dựng hình tượng, nhịp điệu, ngôn ngữ …).
Tâm hồn thơ ông luôn có sự tinh tế và nhạy cảm. Nói cách khác, sức thanh
xuân luôn tràn đầy trong tâm hồn thơ Xuân Diệu. Tươi trẻ, hăng say như cái
thuở ban đầu yêu và đang yêu là nét nổi bật trong thơ Xuân Diệu. Sự nhạy cảm
của tâm hồn đã tạo cho thơ ông thêm giàu hương vị của cuộc đời, tác động mãnh
liệt đối với nhận thức của người đọc.
1.6. Tập “Thơ thơ”

Tập “Thơ thơ” được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1938 gồm 37 bài thơ.
Sau đó qua những lần tái bản, tập thơ ra đời với 46 bài - là một trong những tập
thơ tình tiêu biểu của Xuân Diệu. Thơ thơ là “cụm đầu mùa” mà Xuân Diệu
dành tặng cho nhân gian. Thế Lữ trong lời đề tựa tập “Thơ thơ” có viết: “Nhà
thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê, tóc như mây vướng trên đài
trán ngây thơ, mắt như bao lưu luyến mọi người, và miệng cười mở rộng như
một tấm lòng sẵn sang ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp
dưới bước chân, những hương sắc nảy ra bởi ánh sáng của lòng chàng. Thơ thơ
19


là cụm đầu mùa Xuân Diệu tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta có Xuân
Diệu” [28; 14].
Tiểu kết chương 1
Ẩn dụ tri nhận hay là (ẩn dụ ý niệm) có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ
nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng. Nó đem đến cho thơ ca sự mới mẻ, sáng
tạo trong cách cảm nhận thế giới và mở ra cho con người những khả năng tìm
tòi, khám phá về các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Nó làm cho trí
tưởng tượng thêm phong phú, bay bổng, thoát khỏi sự phản ánh các sự kiện
bằng lối cấu trúc ngôn ngữ thông thường. Từ ẩn dụ tri nhận, người ta hiểu rõ
hơn, nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy, khám phá thế giới của con người phản
chiếu qua ngôn ngữ, và ngược lại sự tri nhận cũng sẽ là cơ sở giúp giải mã các
tầng bậc ý nghĩa của ngôn ngữ.
Ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận là công cụ nhận thức hữu hiệu để con
người ý niệm hoá các loại trừu tượng. Ẩn dụ, do vậy không chỉ là một phương
thức diễn đạt ý nghĩa bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự
vật. Ẩn dụ không chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn ngữ
mà còn là một phương cách để tư duy về các sự vật.Tư duy ẩn dụ dựa trên cơ sở
các ý niệm.Ý niệm chịu tác động của phạm trù, điển dạng và các mô hình văn
hoá, do đó, ý niệm không chỉ mang tính phổ quát mà còn mang tính đặc thù văn

hoá – dân tộc. Bên cạnh đó, các ý niệm ẩn dụ còn mang tính nghiệm thân, tức là
có cơ sở kinh nghiệm vật lí (thể chất) và những trải nghiệm về văn hoá của con
người.
Cơ chế của ẩn dụ ý niệm tuân theo cơ chế ánh xạ theo sơ đồ giữa hai miền
không gian (Nguồn và Đích). Các mô hình tri nhận thường nhấn mạnh vào bản
chất tinh thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con người. Còn
ẩn dụ với vai trò là cơ sở của tư duy và được xem như một công cụ quan trọng
để con người tìm hiểu và khám phá bản thân mình.

20


×