Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kết quả ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ người hiến phù hợp hoàn toàn HLA điều trị bệnh suy tủy xương tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (2010-2022)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.96 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐỒNG LOÀI MÁU NGOẠI VI
TỪ NGƯỜI HIẾN PHÙ HỢP HOÀN TOÀN HLA
ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TUỶ XƯƠNG TẠI VIỆN
HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG (2010-2022)
Võ Thị Thanh Bình1, Nguyễn Bá Khanh1,
Nguyễn Thị Nhung1, Đỗ Thị Thuý1, Trần Thị Hồng1,
Đào Phan Thu Hường1, Nguyễn Thị Nhài1, Bạch Quốc Khánh1
TĨM TẮT

5

Ghép tế bào gốc đồng lồi hiện nay là
phương pháp duy nhất có thể điều trị khỏi một số
bệnh máu lành tính cho như: suy tuỷ xương. Mục
tiêu: mơ tả một số kết quả ghép tế bào gốc đồng
loài máu ngoại vi từ người hiến cùng huyết thống
phù hợp hoàn toàn HLA cho bệnh nhân suy tuỷ
xương. Đối tượng: 47 bệnh nhân suy tuỷ xương
(tuổi từ 7-41) được điều trị bằng ghép tế bào
đồng loài máu ngoại vi từ người hiến cùng huyết
thống phù hợp hoàn toàn HLA tại khoa Ghép tế
bào gốc, Viện HH-TMTW từ năm 2010-2022.
Phác đồ điều kiện hoá trong ghép cho suy tuỷ
xương: Cy/Flu/+/-ATG ngựa. Tất cả các BN
được dự phòng GVHD bằng CSA và MTX liều
thấp, ngắn ngày. Kết quả: Tỷ lệ mọc mảnh ghép
D+30 là 100%. Tỷ lệ sống toàn bộ (OS) và sống
bệnh không bệnh (DFS) 5 năm tương ứng là
84,8%, là 91%. Biến chứng GVHD cấp và


GVHD mạn tương ứng là 17% và 40,5%, tuy
nhiên mức độ nặng của GVHD cấp và mạn cùng
là 2,1%; tỷ lệ CMV tái hoạt động gặp ở 96,7%.
Tỷ lệ tử vong thời điểm 2 năm là 12,7%. Kết
Viện Huyết học – Truyền máu TW
Chịu trách nhiệm chính: Võ Thị Thanh Bình
SĐT: 0906.161.973
Email:
Ngày nhận bài: 22/8/2022
Ngày phản biện khoa học: 22/8/2022
Ngày duyệt bài: 18/10/2022
1

luận: Ghép TBG đồng loài máu ngoại từ anh,
chị, em ruột phù hợp HLA cho BN suy tuỷ
xương là phương pháp có hiệu quả và an toàn.

SUMMARY
Hematopoietic SCT is currently the only
curative therapy for a range of benign
hematologic disorders, including BM failure
syndromes and hemoglobinopathies Objective:
Describe some results of peripheral blood stem
cell transplantation (PBSCT) from sibling donor
for SAA patients. Patients: 47 patients with SAA
(7-41 years old) were treated with PBSCT at the
Department of Stem Cell Transplantation,
NIHBT, Hanoi, Vietnam between 2010 and
2022. The conditioning regimen were
Cy/Flu/with or without hATG. Regarding the

GVHD prophylaxis, all patients were used CSA
and short course of MTX. Results: The
incidence of engraftment at day 30 was 100%.
The estimated 5-year overall survival (OS) and
disease-free survival (DFS) were 84.8% and
91%. The incidence of acute graft-versus-host
disease (aGVHD) and chronic GVHD (cGVHD)
were 17% and 40.5%, respectively; Severity of
acute and chronic GVHD was only 2.1%. CMV
reactivation was observed in 96.7% of patients.
The incidence of two-year transplant related
mortality was 12.7%. Conclusions: Based on
these results, we recognized that PBSCT for
patients with SAA is an effective and safe

41


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

treatment method if they had HLA matched
sibling donor.
Keywords: Hematopoietic Stem Cell
Transplantation, Thalassaemia, Severe alpalstic
anemia, Pediatrics, Cord blood transplantation.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ghép tế bào gốc (TBG)
đồng lồi là phương pháp có hiệu quả cao
giúp khỏi bệnh cho một số bệnh máu lành

tính như suy tủy xương, đái huyết sắc tố,
thalassemia. Tỷ lệ bệnh nhân (BN) suy tủy
xương đáp ứng tốt với ghép có thể lên đến
95% và tỷ lệ sống thêm sau ghép 5 năm
khoảng 80% – 95%, đặc biệt là các BN dưới
40 tuổi [1]. Tuy nhiên, thải ghép là nguyên
nhân chính của thất bại ghép, có liên quan
đến mức độ nặng của bệnh, truyền máu nhiều
trước ghép và việc sử dụng phác đồ điều kiện
hố khơng thích hợp [2]. Tại Viện Huyết học
- Truyền máu Trung ương, ca ghép TBG
đồng loài đầu tiên được thực hiện năm 2008
và ghép cho bệnh nhân suy tuỷ xương đã
được tiến hành từ 10/2010 [0]. Với mong
muốn hoàn thiện hơn nữa phương pháp này
để ngày càng có nhiều bệnh suy tuỷ xương
được cứu sống, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mục tiêu: "Đánh giá kết quả

của ghép TBG đồng loài máu ngoại vi từ
người hiến cùng huyết thống phù hợp HLA
điều trị suy tuỷ xương 2010-2022".
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc, hồi cứu; từ
10/2010 đến 4/2022, chúng tôi đã tiến hành
ghép đồng loài cho 47 BN suy tủy xương
mức độ nặng. Quy trình ghép được xây dựng
trên cơ sở phác đồ của Viện Sức khoẻ Hoa
Kỳ, tham khảo tài liệu các nước có kinh

nghiệm ghép cho BN suy tuỷ xương có sự
phù hợp với điều kiện Việt Nam, sau đó
được phê duyệt bởi Bộ Y tế.
2.2. Tiêu chuẩn nghiên cứu: Mọc mảnh
ghép: Số lượng bạch cầu trung tính (BCTT)
> 0,5G/L ít nhất 3 ngày liên tiếp, và số lượng
tiểu cầu (TC) hồi phục 3 ngày liên tiếp >
20G/L mà không cần truyền TC. Thất bại
mọc mảnh ghép: Số lượng BCTT không đạt
> 0,5G/L. Thải ghép: giảm các tế bào máu
sau khi đã có mọc mảnh ghép ban đầu. Tác
dụng phụ của hóa chất: Theo tiêu chuẩn của
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ năm 1990.
Bệnh ghép chống chủ: Sử dụng bảng điểm
Gluckberg.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Số đơn vị máu trung bình truyền trước ghép (tháng)
Chẩn đốn
Giới tính

42

Suy tủy xương
Suy tuỷ xương/Đái huyết sắc tố
Nữ

Nam
Bất đồng giới nữ cho nam

Chỉ số
23 ± 1 (7 - 41)
53 ± 6 đơn vị (8 - 150)
Số BN (n = 47)
Tỷ lệ %
45
95,7
2
4,3
23
48,9
24
51,1
6
12,8


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Bất đồng
nhóm máu
ABO
Số lần ghép

Chính yếu
Thứ yếu
Hai chiều

Ghép 1 lần
Ghép 2 lần

5
6
0
46
1

10,6
12,8
0
97,9
2,1

Trung vị 54
(min – max: 2 – 144)
CSA:cyclosporin A, MMF: mycophenolate mofetil ;MTX: methotrexate
Tuổi trung bình bệnh nhân là 23 tuổi. Ghép bất đồng nhóm máu hệ ABO là 36,2%. Ghép
bất đồng giới nữ cho nam chiếm 12,8%. Có 1 BN ghép 2 lần do thải ghép. Tất cả các BN đều
truyền máu nhiều trước ghép, trung bình 54 đơn vị.
3.2. Đặc điểm về quy trình ghép
Bảng 2. Đặc điểm về quy trình ghép
Đặc điểm
Chỉ số
Cy + Flu
6
12,8
Phác đồ điều kiện hoá
Cy + Flu +ATG ngựa

41
87,2
Dự phòng GVHD
CSA+MTX
47
100
9,1 ± 0,4
Liều CD34+ (x106 TB/ Kg cân nặng)
(min-max: 4,8 - 16)
CSA:cyclosporin A, MTX: methotrexate
Có 6 bệnh nhân được được điều kiện hoá bằng phác đồ CY+Flu (12,8%), cịn lại điều
kiện hố bằng CY+Flu/ATG ngựa (87,2%). Tất cả đều dự phòng GVHD bằng CSA+MTX
liều thấp, ngắn ngày. Liều tế bào gốc máu ngoại vi trung bình là 9,1 ± 0,4 x 10 6 TB
CD34+/kg cân nặng BN, thấp nhất là 4,8.
3.3. Kết quả ghép
3.3.1. Thời gian mọc mảnh ghép
Bảng 3. Kết quả mọc mảnh ghép
Đặc điểm
Số lượng BN
Tỷ lệ %
Bạch cầu trung tính
14 ± 6 (8-43)
Thời gian trung bình
hồi phục tế bào máu
Tiểu cầu
16 ± 7 (9-43)

47
100
Mọc mảnh ghép D+30

Khơng
0
0
Thhuốc là 94%

46

so CSA đơn thuần là 78%, có sự khác biệt đó
là nhờ hiệu quả của MTX. Từ đó, phác đồ
chuẩn dự phịng aGVHD và thải ghép trong
ghép TBG đồng lồi cho bệnh nhân STX có
anh, chị, em ruột phù hợp HLA đã được lựa
chọn là: CSA kết hợp với MTX [6]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các BN ghép
từ người hiến phù hợp hồn tồn HLA đều
được dự phịng GVHD bằng phác đồ chuẩn
gồm CSA và MTX, do đó tỷ lệ GVHD
khơng cao và thường ở mức độ nhẹ và đáp
ứng với corticoid, mặc dù chúng tôi đã sử
dụng nguồn TBG ngoại vi với liều khá cao,
chỉ trừ 1 bệnh nhân có bất đồng HLA-DR.
Liều TBG máu ngoại vi chúng tôi sử
dụng để ghép cho BN trung bình 8,9 ± 3,0
đều đạt > 3 x 106 tế bào CD34+/Kg cân nặng
BN. Nghiên cứu của Bittencourt chỉ ra rằng
với liều TBG trên 3x106 giúp mọc mảnh
ghép nhanh hơn, giảm tỷ lệ tử vong liên quan
đến ghép và tăng thời gian sống. Nhưng liều
cao tế bào gốc máu ngoại vi liều cao TBG có
mối liên quan đến tăng nguy cơ ghép chống

chủ mạn và có ảnh hưởng quan trọng đến
thời gian sống [7]. Tuy nhiên tại Viện Sức
khoẻ Hoa Kỳ, mong muốn tìm ra kiểu ghép
với mục đích đảm bảo mọc mảnh ghép tốt
nhưng hạn chế biến chứng GVHD khi ghép
từ nguồn máu ngoại vi, các chuyên gia đã
tiến hành kỹ thuật lấy TBG CD+34 chọn lọc
bằng hệ thống máy CliniMACS cho BN suy
tuỷ xương phù hợp hoàn toàn HLA ghép từ
máu ngoại vi. Kết quả của phương pháp này
khá khả quan, có 86% BN được ghép thành
công sau theo dõi 3,5 năm. Và khi so sánh
với kiểu ghép cùng huyết thống phù hợp
HLA từ máu ngoại vi nhưng không xử lý
TBG cho 56 BN STX, thì kiểu ghép CD+34


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

chọn lọc và giảm liều lympho T, sẽ làm
chậm mọc mảnh ghép lympho T nên giảm tỷ
lệ GVHD cấp mức độ II-IV khoảng 75%
(13% so 52%, p=0,01) và 82% GVHD mạn
(13% so 72%, p= 0,0004) [8]. Đó là lý do
chúng tơi bắt đầu triển khai kỹ thuật lấy
CD+34 chọn lọc ở máu ngoại vi với liều 5,0
x 10^6 khi BN có điều kiện tiếp cận vì chi
phí cao, sau khi dựa trên kết quả tỷ lệ GVHD
cấp mức độ II-IV và mạn tương ứng cùng là
13% trong NC của NIH.

4.3. Kết quả ghép
4.3.1. Tình trạng mọc mảnh ghép
Thời gian để BCTT hồi phục > 0,5 G/l và
TC hồi phục > 20 G/l trung bình là 14 ngày
và 16 ngày, trừ có một số BN mảnh ghép
mọc kém nên bị chậm. Kết quả của chúng tôi
tương tự nhiều nghiên cứu của các tác giả
trong và ngồi nước [2],[0]. BCTT hồi phục
càng nhanh thì nguy cơ nhiễm trùng càng
thấp và tỷ lệ tử vong do biến chứng này cũng
giảm theo.
Tỷ lệ mọc mảnh ghép thời điểm D+30: tỷ
lệ mọc mảnh ghép đạt 100%, đây là ưu điểm
của nguồn TBG máu ngoại vi. NC của NIH ở
24 BN suy tuỷ xương và đái huyết sắc tố đã
truyền máu nhiều được ghép đồng loài từ
máu ngoại vi của anh chị em ruột, bằng phác
đồ điều kiện hoá Cy/Flu/ATG ngựa: 100%
BN mọc mảnh ghép tại thời điểm D+30 với
thời gian trung bình mọc tiểu cầu và bạch
cầu tương ứng là: 13 và 15 ngày [5].
Một tổng kết lớn nhất của EBMTG trên
71 BN STX ghép rốn không cùng huyết
thống từ phác đồ giảm cường độ liều có ATG
giai đoạn 1996-2009, cho kết quả OS 3 năm
chỉ là 38% kém hơn so ghép từ tuỷ xương
không cùng huyết thống [9]. Chính vì vậy

chúng tơi đã khơng tiến hành ghép máu dây
rốn đơn thuần cho BN suy tuỷ xương nếu

khơng có người hiến phù hợp hoàn toàn
HLA, mà sẽ ghép kết hợp nửa hồ hợp kết
hợp máu dây rốn .
Có 2/47 BN bị thải ghép, trong đó có 1
BN được ghép lần 2 thành công; cả 2 BN đều
ở giai đoạn trước năm 2014, cịn từ đó chúng
tơi khơng gặp ca thải ghép nào khi các BN
đều được điều kiện hoá Cy/Fly/ATG ngựa và
các chề phẩm máu trước ghép đều được
chiếu xạ, lọc bạch cầu. Gặp tỷ lệ 4,3% chậm
hồi phục dòng hồng cầu là biến chứng
thường gặp khi ghép phác đồ khơng diệt tuỷ
có bất đồng nhóm máu hệ ABO thể chính
yếu cho nhóm bệnh lành tính cũng tương tự
như y văn đã nói [6].
Có 3 BN bị biến chứng mảnh ghép mọc
kém ngun phát vì BN đã có biểu hiện mọc
mảnh ghép, xét nghiệm mảnh ghép là > 95%
nhưng các BN này hồi phục hoặc cả 3 dòng
hoặc 1 dịng tế bào máu rất chậm. 1 BN sau
đó đã được truyền bổ sung TBG tươi không
xử lý nhưng kết quả cũng không được tốt,
BN vẫn phải phụ thuộc vào truyền máu và
truyền tiểu cầu. Kết quả truyền bổ sung TBG
tươi cho BN này chưa đạt được như mong
muốn, điều này có thể lý giải là BN chưa
được truyền chọn lọc tế bào CD34+. Có 2
BN được điều trị eltrombopag, nhưng chỉ có
1 BN sau đó các tế bào máu hồi phục. Tác
giả Larocca (2006) đã nhận xét: mảnh ghép

mọc kém vẫn là một biến chứng nặng có thể
gây thất bại ghép, tỷ lệ BN có mảnh ghép
mọc kém sau ghép TBG đồng loài gặp vào
khoảng từ 5 đến 27%; biến chứng mọc mảnh
ghép kém có thể dẫn tới tử vong ở BN vì BN
47


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

bị nhiễm trùng và xuất huyết. Có nhiều yếu
tố liên quan đến biến chứng này như: tình
trạng bệnh lúc ghép, BN đã truyền máu nhiều
lần trước ghép, cường độ phác đồ điều kiện
hoá, liều TBG được truyền, cường độ thuốc
ƯCMD để dự phòng aGVHD. Tác giả này
cũng cho rằng: Hầu hết BN trong số 20 BN
có mảnh ghép mọc kém mà được truyền bổ
sung TBG của người hiến, khơng cần điều
kiện hố thì đều có sự hồi phục tốt các tế bào
máu, ở những BN này tỷ lệ GVHD cấp mức
độ II-IV và cGVHD tương ứng là 31% và
50%, thời gian sống thêm 5 năm cho BN là
43% [10]. Truyền bổ sung TBG được chọn
lọc hoặc điều trị eltrombopag giúp hồi phục
lại cả 3 dòng tế bào máu và hạn chế được
biến chứng GVHD [10].
4.3.2. Thời gian sống thêm tồn bộ và
thời gian sống khơng bệnh
Ước tính tỷ lệ sống thêm tồn bộ (OS) và

sống thêm khơng bệnh (DFS) 5 năm sau
ghép nhóm BN của chúng tôi lần lượt là
84,8% và 91%. Kết quả này của chúng tôi
cũng tương tự như các nghiên cứu trong và
ngoài nước về kết quả ghép cho suy tuỷ
xương [3],[9]. Trên thế giới đã có nhiều
nước, nhiều trung tâm ghép TBG đã triển
khai việc ghép TBG cho bệnh nhân STX khá
sớm và tỷ lệ BN ghép thành công là rất khả
quan: tỷ lệ BN sống sót trên 5 năm tại một số
trung tâm dao động từ 56- 95%, đặc biệt tại
một trung tâm ghép TBG tại Vienna, Áo đã
có tỷ lệ bệnh nhân STX được ghép thành
cơng, sống sót 15 năm là 95% [9]. So sánh
với kết quả giai đoạn 2010 -2014 tại viện
Huyết học cho bệnh nhân suy tuỷ xương và
48

đái huyết sắc tố, OS và DFS 3 năm tương
ứng là 76 và 80%, kết quả ghép của chúng
tôi ngày càng được cải thiện tốt hơn.
4.4. Biến chứng sau ghép
Biến chứng nhiễm trùng: Thường gặp
trong giai đoạn 6 tháng đầu sau ghép, khi hệ
miễn dịch chưa hồi phục và ở các bệnh nhân
sử dụng thuốc ức chế miễn dịch điều trị
GVHD; đặc biệt trong giai đoạn điều kiện
hoá và mảnh ghép chưa mọc vì bệnh nhân
suy tuỷ xương bạch cầu trung tính gần như
khơng có cho đến khi mọc mảnh ghép hoặc

những BN thất bại mọc mảnh ghép, thải
ghép. Do đó chúng tơi đã có những bệnh
nhân nhiễm trùng nặng nguy kịch tính mạng
cần phải truyền bạch cầu hạt và sử dụng GCSF. Tuy nhiên chúng tơi có 5 BN tử vong
do nhiễm trùng nặng và chủ yếu ở BN thất
bại mọc mảnh ghép, thải ghép. Còn lại phần
lớn BN mọc được mảnh ghép đều vượt qua
giai đoạn nhiễm trùng.
Về tác nhân nhiễm trùng, vi khuẩn chiếm
31,9%, sau đó nấm đứng hàng thứ 2 vì BN
ghép có nhiều nguy cơ cao nhiễm nấm như:
hay tổn thương loét niêm mạc do hoá chất,
đặt catheter, điều trị ức chế miễn dịch kéo
dài khoảng 12 tháng, điều trị corticoid nếu có
biến chứng GVHD.... Tuy nhiên chúng tơi
khơng có BN tử vong do nấm.
Mặc dù BN của chúng tôi ghép từ máu
ngoại vi nhưng GVHD cấp chiếm 17%%,
trong đó mức độ III-IV chỉ gặp ở 1 BN
(2,1%) và GVHD mạn là 40,5%, nhưng hầu
hết ở mức độ giới hạn và chỉ có 1 BN mức
độ tiến triển chiếm 1,6%, còn lại là mức độ
giới hạn. Điều này có thể do phác đồ dự


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

phòng GVHD bằng CSA/MTX và việc theo
dõi sát điều chỉnh liều CSA hợp lý đã giúp
cho tỷ lệ BN GVHD mức độ nặng thấp; mặt

khác giai đoạn sau chúng tôi đã điều chỉnh
liều tế bào gốc vừa đủ để phòng biến chứng
GVHD. Đây là phác đồ dự phòng GVHD cấp
được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi ghép
từ anh, chị, em ruột phù hợp HLA vì có hiệu
quả cao phịng GVHD cấp so với CSA đơn
thuần và tác dụng phụ có thể kiểm sốt được
[6]. Tuy nhiên tỷ lệ GVHD mạn cịn cao nên
chúng tơi sẽ cần điều chỉnh quy trình kiểm
sốt tốt hơn nồng độ thuốc CSA và tiến hành
ghép TBG nguồn máu ngoại vi nhưng sử
dụng kít CD+34 chọn lọc.
Trong giai đoạn đầu chưa làm được xét
nghiệm CMV nên khơng có kết quả của 17
BN. Tỷ lệ CMV tái hoạt động sau ghép khá
cao chiếm 96,7%, thường trong vòng 3 tháng
đầu sau ghép có thể một trong những nguyên
nhân là có ATG trong phác đồ điều kiện hoá
nên gây giảm tế bào T. Theo một nghiên cứu,
tỷ lệ CMV tái hoạt động là 39% với thời gian
trung bình ngày thứ 50 sau ghép [11]. Tuy
nhiên việc theo dõi CMV PC giúp điều trị
sớm khi mới tăng bản sao chưa biểu hiện
bệnh nên khơng có BN nào biến chứng nặng
dù 100% BN điều kiện hố có ATG.
4.5. Tử vong
Chúng tơi có 6/47 BN tử vong (12,7%)
tính đến thời điểm sau ghép 2 năm, do các
nguyên nhân liên quan đến ghép như: thất
bại mọc mảnh ghép, nhiễm trùng, GVHD

nặng. Có 1 BN sau ghép hơn 1 năm tử vong
không liên quan đến ghép, do bị chấn thương
sọ não sau ngã; còn 2 BN bị mảnh ghép mọc

kém. Cịn sau 2 năm khơng có BN nào tử
vong do đã ghép thành công nên hồi phục
hồn tồn tế bào máu và khơng có biến
chứng GVHD nặng.
V. KẾT LUẬN
Kết quả ghép TBG đồng loài máu ngoại
vi từ người hiến phù hợp hoàn toàn HLA cho
các bệnh nhân suy tuỷ xương tại viện Huyết
học Truyền máu TW cho thấy:
- Đây là phương pháp điều trị mang lại
hiệu quả cao: tỷ lệ mọc mảnh ghép ngày
D+30 đạt 100%; OS và DFS 5 năm sau ghép
lần lượt là 84,8% và 91%.
- Nhiễm trùng nặng gây tử vong, ghép
chống chủ cấp/mạn, CMV tái hoạt động và
thải ghép và là những biến chứng chính với
tỷ lệ tương ứng là: 10,6%; 17%/40,5%;
96,7% và 4,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Richard Childs. (2019), Protocol title: CoInfusion of umbilical cord blood and
haploidentical CD34+ cells following
nonmyeloablative conditioning as treatment
for severe aplastic anemia and MDS
associated with severe neutropenia refractory
to immunosuppressive therapy. CLINICAL
RESEARCH PROJECT, 08-H-0046

2. Paul V. O’Donnell. (2009), Engraftment,
Hematopoietic Stem Cell Transplantation: A
Handbook for Clinicians Bethesda, MD:
AABB, p163 - 178.
3. Võ Thị Thanh Bình và cs, (2014), Nghiên
cứu ứng dụng ghép tế bào gốc đồng loài
bằng Cyclophosphamid kết hợp Fludarabin
điều trị bệnh suy tủy xương mức độ nặng,
Tạp chí Y học Việt Nam, 2014.

49


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

4. Enkhtsetseg Purev, Georg Aue, Phuong
Vo, Neal S. Young, Xin Tian, Richard W.
Childs. Excellent Outcomes of Combined
Haploidentical and Cord-Blood (HaploCord) Transplantation and HLA-Matched
Sibling
(Matched-Sib)
Donor
Transplantation for High-Risk Patients with
Severe Aplastic Anemia (SAA) Refractory to
Immunosuppressive Therapy. Blood (2016)
128 (22) : 4689.
5. Ramaprasad
Srinivasan,
Yoshiyuki
Takahashi, J. Philip McCoy, Andreas

Lundqvist, A. John Barrett, Neal S.
Young, Nancy Geller and Richard W.
Childs (2006). Overcoming graft rejection in
heavily transfused and allo-immunised
patients with bone marrow failure syndromes
using fludarabine-based haematopoietic cell
transplantation.
British
Journal
of
Haematology, 133, 305–314.
6. Childs R, (2003), Protocol title: Nonmyeloablabtive Allogeneic Peripheral Blood
Mobilized hematopoietic Precursor Cell
Transplantation for Benign Hematological
Disorders and solid Tumors. Americal
Society of Hematology Education Program
Book, Hematology: 372-397.
7. Henrique Bittencourt, Vanderson Rocha.
Association of CD34 cell dose with
hematopoietic recovery, infections, and other
outcomes after HLA-identical sibling bone

50

8.

9.

10.


11.

marrow transplantation. Blood, 15 April
2002, Vol 99, No.8.
Enkhtsetseg Purev, Neal S. Young,
Richard
W.
Childs.
Allogeneic
transplantation using CD34+ selected
peripheral blood progenitor cells combined
with non-mobilized donor T cells for
refractory severe aplastic anaemia. Br J
Haematol. 2017 March ; 176(6): 950–960.
Bacigalupo A, Oneto R, Bruno B et al.
(2000), Current results of bone marrow
transplatation in patients with acquired
severe aplastic anemia. Report of the
European Group for blood and marrow
transplatation. On behalf of the Working
Party on Severe Aplastic Anemia of the
European Group for blood and marrow
transplantation, Acta haematol; 103:19-25.
Larocca A, Piaggio G, Podesta M et al
(2006). Boost of CD34+-selected peripheral
blood cells without further conditioning in
patients with poor graft function following
allogeneic
stem
cell

transplantion.
Haematologica, 91(17): 935-940.
George
B.
(2010),
Pre-transplant
cytomegalovirus (CMV) serostatus remains
the most important determinant of CMV
reactivation after allogeneic hematopoietic
stem cell transplantation in the era of
surveillance and preemptive therapy.
Transplant infectious disease, 12, p322-9



×