A. MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời cho đến nay, báo chí thế giới đã có những bước phát triển
vượt bậc và ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của mình trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội.
Tuy nhiên do những sự khắc biệt về điều kiện kinh tế xã hội, không
phải quốc gia nào trên thế giới cũng có một nền báo chí phát triển ngang tầm
với thế giới. Sẽ có những cường qnc về cơng nghệ thông tin và phương tiện
truyền thông đại chúng như Mĩ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp,...
nhưng cũng có những quốc gia nhỏ bé cả về kinh tế lẫn công nghệ truyền
thông như Paskixtan, Irad, Campuchia, Cuba,...
Và nước CHDCND Lào cũng là một trong những nước chậm phát triển
đó. Với nền kinh tế cịn nhiều lạc hậu, dân trí thấp, khoa học, công nghệ kém
phát triển, đất nước “triệu voi” chưa có cho mình một nền báo chí ngang tầm với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Những thiệt thòi về sự chậm phát triển
của các phương tiện truyền thông đại chúng đã đem đến cho nước Lào khơng ít
khó khăn trong q trình phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu hiện nay.
Tuy nhiên, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ với mong muốn phát
triển hơn nữa nền báo chí nước nhà, trong những năm qua, nền báo chí Lào đã
có những khởi sắc nhất định, các loại hình báo chí đa dạng hơn, nội dung
thông tin phong phú hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của bạn
đọc gần xa.
Mặc dù phạm vi tìm kiếm tài liệu cịn ít ỏi, tuy vậy, với mong muốn có
một cái nhìn rõ nét hơn về nền báo chí của đất nước bạn Lào, tiểu luận này
xin phép cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về báo chí nước
CHDCND Lào.
Bên cạnh việc tham khảo một số tài liệu, những ý kiến, nhận định trong
tiểu luận này cịn mang tính chủ quan, do đó khơng thể thiếu những sai sót, rất
mong giáo viên bộ mơn có thể có những nhận xét và đánh giá về tiểu luận.
Xin chân thành cảm ơn!
1
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CHÍ CHÂU Á.
1. Diện mạo chung.
Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích và dân số tỉ người,
chiếm dân số thế giới. Châu Á năm trên đại lục Á Âu, tiếp giáp với châu Âu
và châu Phi. Châu Á là châu lục có nhiều kiểu địa hình và thời tiết khác nhau.
Nhưng tựu chung lại, về cơ bản châu Á có thể chia làm 6 khu vực căn cứ theo
vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, kinh tế-xã hội,... Đó là Tây Nam Á,
Trung Á, Bắc Á, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, mỗi khu vực này lại có
những đặc điểm rất riêng, khơng hề trùng lặp, điều này đã góp phần tạo nên
sự hấp dẫn riêng có của khu vực này.
Châu Á là một trong những cái nơi của lồi người. Nhưng với một nền
nơng nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp, đóng cửa hồn tồn với bên ngồi, các
nước châu Á nhanh chóng bị phương Tây bỏ lại phía sau và hậu quả là từ thế
kỉ XVII đến thế kỉ XIX, hầu hết các nướ châu Á đã trở thành thuộc địa và phụ
thuộc, bị các nước phương Tây bóc lột tàn tệ. Sau khi Chiến tranh Thế giới II
kết thúc, các nước trong khu vực mới dần dần giành lại độc lập. Tuy nhiên,
đây vẫn tiếp tục là điểm nóng của thế giới khi các cuộc chiến tranh, xung đột,
bất ổn chính trị liên tiếp nổ ra kéo lùi sự phát triển của một số nước Triều
Tiên, Indonesia, Irad,... ngược lại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore,... lại tận dụng rất tốt cơ hội này để tăng tốc phát triển và nhanh
chóng trở thành những “con rồng châu Á” trong lĩnh vực kinh tế.
2. Đặc điểm báo chí châu Á.
Báo chí châu Á đa diện như chính châu lục rộng lớn này. Sự đa dạng
của các nước và các dân tộc sinh sống tại đây là nhân tố quyết định lịch sử
phát triển phong phú, nhiều màu sắc của các loại hình phương tiện thơng tin
đại chúng.
2
a. Báo chí châu Á ra đời muộn.
Thế kỉ XIX, báo chí mới ra đời ở một số quốc gia như ở Singapore vào
năm 1830, đó là các tờ Singapore Cronical và Free Press. Ở Thái Lan, tờ báo
đầu tiên là tờ The Bangkok Recorder ra đời vào tháng 7/1984 do một bác sĩ
người Mỹ đồng thời là một nhà truyền giáo sáng lập ra. Philippin báo chí ra
đời năm 1805, Hàn Quốc năm 1896, Nhật Bản năm 1889… Trước đó, vào thế
kỉ XVII, ở một vài quốc gia như
Trung Quốc hay Indonesia, báo chí
cũng đã ra đời nhưng là báo chí thuộc
địa. So với châu Âu, báo chí châu Á
ra đời muộn khoảng hai thế kỉ. Tuy
nhiên, sự chậm trễ này thực ra là một
yếu tố lịch sử, do hồn cảnh khách
quan quy định. Để vó được một nền
báo chí cần những điều kiện như: nhu
cầu thơng tin, điều kiện kĩ thuật –
cơng nghệ, trình độ phát triển kinh tế văn hóa, sự bảo đảm của chính quyền
và luật pháp… Vào thời điểm đó, tất
Tờ báo đầu tiên của Thái Lan
cả những yêu cầu này đều không cho phép ở các nước châu Á có một nền báo
chí độc lập.
Về sau khi các nước đế quốc phương Tây chiếm đóng một số nước ở
đây và biến các nước này thành thuộc địa. Các biện pháp tăng cường áp bức
và thống trị đoig hỏi chúng cần sử dụng một lượng lớn các tri thức bản địa, do
đó một số người được đào tạo, học hành trong nền giáo dục do chính quyền
thực dân lập. Trong số đó có nhưng người mang tư tưởng tiến bộ, có tinh thần
dân tộc đã phát động những phong trào đòi tự do dân chủ, gây áp lực lên
chính quyền thực dân đơ hộ. Để mị dân, làm dịu bớt tinh thần phản kháng của
3
quần chúng, những kẻ thống trị này miễn cưỡng cho phép ra đời những tờ báo
bằng tiếng bản địa nhưng thực hiện kiểm duyệt rất nghiêm ngặt.
Từ đây báo chí châu Á chập chững những bước đầu tiên, vượt qua
những thử thách của thời cuộc, trưởng thành hơn theo thời gian, ngày càng
khẳng định được vai trị của mình để thực hiện tốt chức năng vốn có của báo
chí.
b. Báo chí phát triển khơng đồng đều
Đây là châu lục có sự chênh lệch trong phát triển kinh tế, xã hội vào
loại lớn nhấy trên thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên khoảng
cách trong sự phát triển báo chí ở các quốc gia này.
Có thể kể đến một số nước có nền báo chí phát triển như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore. Ngoài ra, phần đơng các nền báo
chí cịn lại trong khu vực vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển
với trình độ cơng nghệ cũng như cơ sở hạ tầng tương đối lạc hậu như Cộng
hòa DCND Lào, Afghanistan, Campuchia, Pakistan, Nepal, Đông Timor,…
Khoảng cách chênh lệch lớn giữa báo chí các nước trong khu vực tất
yếu dẫn đến việc mất cân bằng trong phân bố thông tin giữa các nước. Những
nước lớn, có nền báo chí phát triển mạnh sẽ chiếm ưu thế trong việc sỡ hữu
nguồn tin, điều này không tránh khỏi việc các nước lớn chỉ quan tâm đến
những vấn đề có lợi cho họ mà quên đi những vấn đề quan trọng ở các quốc
gia bé hơn, dẫn đến việc thiếu hụt thông tin về các nước kém phát triển trong
khu vực. Nguyên nhân cơ bản chính là sự nghèo nàn của báo chí các nước
này, khơng thể chuyển tải nhanh chóng, đầy đủ và chính xác những thông tin
quan trọng diễn ra trên thế giới và trong khu vực.
Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể tới sự chênh lệch thông tin giữa nông
thôn và thành thị. Ngay ở những nền kinh tế và báo chí hàng đầu châu lục thì
những người dân nơng thơn của họ vẫn chưa thực sự được tiếp cận thông tin
tương xứng như những cư dân thành thị.
4
Tình trạng phân bố thơng tin khơng đều đều xuất phát từ nguyên nhân
chênh lệch về kinh tế, chỉ khi khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và các
vùng trong một quốc gia được rút ngắn thì thơng tin mới có thể chia sẻ đều
cho tất cả mọi quốc gia và khu vực.
c. Cơ sở vật chất kém, số người mù chữ cao.
Hầu hết các nước nghèo ở châu Á có cơ sở vật chất phục vụ cho việc
làm báo rất kém. Ngay cả ở những nước có nền báo chí phát triển là Ấn Độ,
cơ sở vật chất để giúp người dân tiếp cận báo chí cũng rất khó khăn.
Tình trạng này xảy ra là do hầu hết các nước ở châu Á đều là những
nước mới dành được độc lập, kinh tế chưa phục hồi, chưa có nền công nghiệp
công nghệ kĩ thuật cao cho truyền thông đại chúng như phim, máy ảnh,
camera, điện thoại, vi tính,… Số lượng người mù chữ cũng rất cao với ¾ số
người mù chữ trên thế giới sống ở khu vực châu Á (1983).
d. Lượng thơng tin nước ngồi chuyển vào nhiều hơn lượng thơng tin
phát ra.
Báo chí các nước chịu ảnh hưởng của 4 hãng thơng tấn nước ngồi là
AFP, Reuter, AP và UPI. Các nước chưa thực sự làm chủ thơng tin của mình,
đều nghe và chịu tác động tin tức nước ngoài.
Năm 1961, theo sáng kiến của UNESCO thành lập liên kết các liên kết
các hang thông tấn châu Á - OANA (Organization of Asia Pacific News
Agencies). Hiện nay, OANA có 37 hãng thơng tấn tới từ 28 quốc gia.
Tổ chức Asia Press International thành lập ở Tokyo vào năm 1987 với
mục đích tạo lập nên một nền báo chí độc lập khơng hề bị phụ thuộc vào
chính phủ hay bất kì cơ quan quyền lực nào.
e. Các quốc gia chịu sự ảnh hưởng của chế độ chính trị và đạo giáo
khác nhau.
Việc cấm các nhà báo hoạt động, bắt tù họ hay đóng cửa các tịa soạn
báo thường diễn ra. Báo chí Pakistan đã phải đấu tranh rất nhiều để giành lại
quyền tự do cho hoạt động của mình. Theo liên đồn nhà báo Pakistan PFUJ
5
(Pakistan Federal Union of Journalists), báo chí đất nước này chịu tác động
rất nhiều vào thể chế chính trị qua các thời tổng thống khác nhau.
Liên đoàn nhà báo Pakistan đã gặp rất nhiều chơng gai trong q trình
bảo vệ quyền lợi cho các nhà báo chống những luật lệ hà khắc của chính phủ
cũng như những chủ báo chuyên quyền.
II. NỀN BÁO CHÍ NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.
1. Lịch sử ra đời.
Báo chí cách mạng Lào ra đời vào những năm của thế kỉ XX trong giai
đoạn vơ cùng khó khăn, phức tạp của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Báo chí cách mạng Lào bấy giờ xuất hiện với hình thức rất đơn
giản, đó là những tờ truyền đơn, những tranh đả kích, tranh biếm họa nhằm
tuyên truyền mục đích cách mạng. Nội dung chủ yếu là phê bình, tố cáo, lên
án tội ác của bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước.
Mặc dù nội dung còn chưa phong phú, sơ sài, chưa đáp ứng được nhu
cầu thông tin của đơng đảo quần chúng nhân dân nhưng báo chí cách mạng
Lào đã góp phần vào việc tuyên truyền, vận động quần chúng đoàn kết đứng
lên chống lại quân thù. Những người làm báo trong thời gian đó trình độ
chun mơn cịn thấp, khơng được đào tạo qua các trường lớp về báo chí
nhưng với lịng dũng cảm, tình u q hương đất nước, sự trung thành với lí
tưởng cách mạng, họ đã khơng quản ngại những khó khăn về cơ sở vật chất,
điều kiện làm việc để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của độc giả.
Năm 1948, tờ tin với tên gọi Xa Ma Thi Khăm (Tình Đồn Kết) đã trở
thành tờ báo đầu tiên của miên Đơng nước Lào. Báo ra đời với mục đích
tun truyền, tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Mặc dù số lượng phát hành không nhiều nhưng tờ báo này đã chiếm được
lòng tin của đơng đảo quần chúng.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, báo chí Lào phát triển trong
điều kiện vơ cùng khó khăn, phương tiện in ấn thô sơ, số lượng phát hành cịn
ít và chất lượng cịn thấp. Việc vận chuyển báo chí cũng gặp nhiều khó khăn,
6
có lúc phải dùng ngựa, thậm chí là đi bộ để đưa báo đến các căn cứ cách
mạng. Có khi hai hoặc ba tháng báo mới đến được tay người đọc. Các trụ sở
báo chí phải đặt ở những nơi bí mật trong rừng núi. Cơ sở in ấn khơng ổn
định, thường xuyên phải di chuyển, sơ tán để tránh sự phát hiện và đánh phá
của kẻ địch.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng lớn mạnh.
Để tập hợp lực lượng cách mạng, ngày 13/8/1950 tại Sầm Nưa, Mặt trận tự do
Lào “Neo Lao Ít Xạ Lạ” được thành lập. Cùng lúc đó, tờ báo Lào Ít Xạ Lạ
(tiền thân của báo Nhân Dân ngày nay) cũng chính thức được thành lập với tư
cách là tiếng nói của Mặt trận Tự do Lào và chính phủ kháng chiến, động viên
nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước và lòng căm thù giặc, kêu gọi các tầng lớp
nhân dân tham gia chiến đấu chống quân xâm lược và bè lũ tay sai, giành lại
độc lập, tự do cho dân tộc.
Ngày 06/01/1959, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khai mạc tại
tỉnh Hủa Phăn đã quyết định đổi tên Mặt trận Neo Lao Ít Xạ Lạ thành Mặt
trận Neo Lao Hắc Xạt (Mặt trận Lào yêu nước). Tờ báo cũng theo đó mà đổi
tên thành “Lào Hắc Xạt”. Tờ báo này tiếp tục đấu tranh chính trị chống đế
quốc và bọn phản động, đồng thời cũng không ngừng quan tâm đến các vấn
đề quốc tế đang đặt ra, từ đó vận dụng phản ánh cho phù hợp với đường lối
của Đảng. Báo Lào Hắc Xạt đã trở thành tiếng nói, vũ khí sắc bén của Đảng,
góp phần đấu tranh chống kẻ thù một cách mạnh mẽ và toàn diện, giành được
sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Ngày 13/08/1960, Đài Phát thanh Pa Thết Lào (tiền thân của Đài Phát
thanh Quốc gia Lào) đã được thành lập.
Ngày 20/01/1965, báo Quân đội Giải phóng Nhân dân (ngày nay là báo
Quân đội Nhân dân) được thành lập.
Ngày 06/01/1968, Thông tấn xã Lào được thành lập. Từ đó việc tuyên
truyền đường lối, chính sách, cương lĩnh của Đảng và Mặt trận Lào yêu nước
trở nên thuận tiện, nhanh chóng và rộng rãi hơn.
7
Cùng với sự ra đời và phát triển của báo in, báo nói, ngày Đảng và Nhà
nước Lào đã quyết định thành lập “Đài truyền hình Quốc gia Lào”.
Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại đế quốc Mỹ
giành thắng lợi hoàn toàn, kể từ ngày báo Lào yêu nước đã chuyển sang trụ sở
mới ở Viêng Chăn và đổi tên mới là Xiềng Pa Xa Xổn (Tiếng nói Nhân dân).
Đến ngày 22/3/1983, Đại hội III của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đổi
tên báo thành báo “Pa Sa Xôn” (báo Nhân dân) và tuyên bố chính thức tờ báo
này là tiếng nói của Đảng Cách mạng Nhân dân Lào cho đến ngày nay.
Như vậy cùng với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, báo chí
cách mạng Lào đã ra đời và phát triển. Nó nhanh chóng chiếm lĩnh mặt trận tư
tưởng, văn hóa. Từ những tờ truyền đơn, báo chí cách mạng đã phát triển
thành một nền báo chí có đầy đủ các loại hình như báo in, phát thanh, truyền
hình. Chúng thực sự làm thay đổi bộ mặt tinh thần của đất nước Lào vốn
chậm phát triển. Và điều đáng nói hơn hết là báo chí đã trở thành vũ khí sắc
bén của Đảng và Nhà nước Lào.
2. Sự phát triển đối với từng loại hình.
2.1. Báo in.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài hơn nửa thế kỉ, đến năm 2007, Lào
có 73 tờ báo in. Trong đó, báo hàng ngày tăng lên 5 tờ, báo hàng tuần và hàng
tháng tăng lên 10 tờ so với năm 1993 ở cả Trung ương và địa phương. Trang
in của báo hàng ngày đã tăng từ 4 trang lên 8, 12 và 20 trang, chưa kể số trang
in tăng thêm trong những ngày lễ trọng đại của nước Lào như ngày Quốc
khánh, ngày Tết,... Trung bình số lượng phát hành mỗi ngày của các tờ báo và
tạp chí trong nước là 10000 bản/ ngày. Việc phát hành báo in ngày càng thuận
lợi hơn do sự phát triển đồng bộ của giao thông. Nội dung của báo in ngày
càng đa dạng, phong phú, phục vụ tốt hơn nhu cầu thơng tin của bạn đọc.
Tiêu biểu có thể kể đến một số tờ báo như báo “Pa Sa Xơn” đi sâu phản ánh
các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Chính phủ và bộ máy chính quyền
Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
8
nước,... “Thông tấn xã Lào” phản ánh đa dạng các mặt, các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Báo “Viêng Chăn mới” đi sâu phản ánh các hoạt động, sự kiện
diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn cũng như các sự kiện diễn ra trong cả nước,...
Báo “Kinh tế - Xã hội” cung cấp thông tin về lĩnh vực kinh tế trong và ngoài
nước. Báo “Thể thao” đưa tin về các sự kiện thể thao trong và ngồi nước.
Tóm lại, báo in vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn
của nhân dân, nơi nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng của mình đối với
các vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Đồng thời, báo chí
cũng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác phịng chống, phát hiện những
biểu hiện tiêu cực trong bộ máy công quyền cũng như những mặt trái của nền
kinh tế thị trường.
Về tạp chí, hiện nay, Lào có 41 tạp chí, tăng 34 bản so với năm 1993.
Trong đó có tờ tạp chí tư nhân, chiếm 18% trong tổng số tạp chí. Nội dung tạp
chí phong phú, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống như kinh tế, xã hội,
văn hóa, du lịch, thể thao, nghệ thuật, môi trường,... Đối tượng độc giả là mọi
tầng lớp nhân dân, trong đó, đặc biệt chú ý đến thanh niên và phụ nữ. Phạm vi
phát hành của tạp chí là các thành phố lớn và thị trấn.
2.2. Phát thanh.
Hiện nay, Lào có 36 đài phát thanh ở Thủ đô Viêng Chăn và rải rác ở
các tỉnh trong nước, tăng thêm 14 đài so với năm 1993. Có 28 đài phát thanh
cấp tỉnh, 4 đài cấp huyện và 4 đài được thành lập theo chương trình xóa đói,
giảm nghèo của Chính phủ Lào. Hiện cịn 47 huyện đang nằm trong diện sẽ
được tiếp tục xây dựng trong thời gian tới.
Về khả năng phủ sóng, hiện Đài Phát thanh Quốc gia Lào có hai sóng
FM và AM phát trên sóng tầm trung và sóng tầm ngắn, có khả năng phát sóng
chiếm 80% diện tích đất nước. Kênh phát sóng qua vệ tinh có khả năng phát
sóng trên cả nước và khu vực châu Á. Để thu được chương trình trên hệ thống
này, thính giả phải có thiết bị tiếp sóng vệ tinh. Đối với các đài cấp tỉnh,
9
huyện được phủ sóng bằng hệ thống FM, cơng suất phát sóng từ 100W đến
1KW, khả năng phát sóng từ 50 – 150 km.
Nội dung các chương trình phát thanh khá phong phú va đa dạng, thỏa
mãn tương đối đầy đủ nhu cầu thơng tin của thính giả. Có những chương trình
phát thanh có số lượng người nghe đơng đảo như: chương trình Những điều
cần biết; chương trình Thời sự; chương trình tiếng dân tộc H’Mơng, dân tộc
Kh’Mú,...; chương trình thơng tin về các dịch vụ xã hội...
2.3. Truyền hình.
Hiện nay, trên tồn quốc có tất cả 30 đài truyền hình, tăng 18 đài so với
năm 1993. Trong đó có một đài truyền hình Trung ương và đài cấp tỉnh.
Chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng vào ngày
01/12/1983. Hiện nay trong mỗi tỉnh đều có đài truyền hình, riêng Hủa Phăn
có 5 trạm tiếp sóng truyền hình. Ngồi ra Lào cịn có Đài truyền hình phát
sóng qua vệ tinh Lao Star (hợp tác giữa Đài Truyền hình Quốc gia Lào với
Đài Truyền hình Việt Nam).
Đài Truyền hình Trung ương phát sóng chương trình bằng máy có cơng
suất sóng 5 – 10KW, phạm vi phủ sóng hẹp chỉ trong khu vực thủ đô Viêng
Chăn và các vùng lân cận. Vì vậy, chính phủ Lào đang tích cực kêu gọi đầu tư
và huy động nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế để xây dựng các trạm
tiếp sóng trên toàn quốc và mở rộng hợp tác với nước ngồi để phủ sóng qua
vệ tinh.
Về mặt nội dung chương trình, kênh 1 là chương trình chủ đạo của Đài
Truyền hình Quốc gia Lào với các chương trình như Thời sự trong nước và
quốc tế, chuyên đề về anh ninh, quốc phịng, văn hóa, nghệ thuật, chương
trình phụ nữ, thiếu nhi, chương trình khoa giáo và các phóng sự chun đề về
đời sống xã hội,... Thời gian phát sóng là 12 giờ/ngày.
2.4. Mạng lưới Internet.
Internet được ra đời trên cơ sở mạng Arpanet của Bộ Quốc phòng Mĩ
xuất hiện từ năm 1969. Mặc dù ra đời muộn nhưng Internet lại có tốc độ phát
10
triển cực kì nhanh chóng. Bởi vậy đến khoảng giữa năm 1999, Internet đã trở
thành biểu tượng thơng tin tồn cầu, thậm chí nó cịn được mệnh danh là “xa
lộ thông tin”.
Ở Lào, Internet bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên của thế kỉ trước và đã
sớm phát triển một cách nhanh chóng. Một trong những điểm nổi bật có thể kể
đến là sự ra đời và phát triển của các tờ báo mạng điện tử. Cho đến thời điểm
hiện tại, ở Lào đã có khá nhiều tờ báo điện tử phát triển như Vientiane Tims,
Lenovoter, Pa sa xôn, Pa thệt Lào, Viêng chăn may, Thông tấn xã Lào,...
Bên cạnh mặt tích cực của Internet là cung cấp đa dạng các loại tin tức
trên khắp cả nước và thế giới với tốc độ nhanh thì Internet cũng chính là
phương tiện, công cụ của các thế lực phản động sử dụng nhằm xuyên tạc,
truyền bá những tư tưởng xấu, những văn hóa phẩm đồi trụy,... gây nguy hại
đến nền chính trị quốc gia và sự trong sạch của nền văn hóa dân tộc. Điều này
đã và đang đặt ra thách thức lớn cho Đảng và Nhà nước Lào trong công tác
quản lí chặt chẽ các nguồn thơng tin trên mạng Internet.
Tóm lại: Nền báo chí Lào tuy ra đời khá muộn nhưng đã có sự phát
triển nhanh chóng với đầy đủ các loại hình báo chí, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu thông tin đa dạng của quần chúng nhân dân. Dưới góc độ quản lí
Nhà nước, báo chí Lào vẫn giữ vai trò quan trọng trên mặt trận văn hóa, tư
tưởng. Là cơng cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước Lào trong việc tuyên truyền
đường lối, chủ trương, chính sách, đồng thời, báo chí cịn là diễn đàn tiếng nói
của dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Để phát huy sức mạnh của báo chí, nhất là trong cơng cuộc đổi mới,
Đảng và Nhà nước Lào cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lí báo chí,
đồng thời tạo mọi điều kiện để báo chí Lào ngày càng phát triển, đáp ứng các
u cầu của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tồn cầu hóa
hiện nay.
11
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CƠ QUAN BÁO CHÍ TIÊU BIỂU CỦA
NƯỚC CHDCND LÀO.
1. Thông tấn xã Lào.
a. Lịch sử ra đời.
Do yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, đáp ứng nhu
cầu thơng tin trong và ngồi nước, Thơng tấn xã Lào đã được thành lập từ
ngày 06/01/1968 tại huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, theo Nghị quyết Mặt
Trận Tổ quốc Lào.
Thông tấn xã Lào sau khi thành lập có cơ cấu tổ chức hết sức nhỏ bé,
số cán bộ, phóng viên, kĩ thuật viên tổng cộng có 10 người. Bấy giờ, Thơng
tấn xã đảm đương nhiệm vụ thu thập thông tin và viết tin cung cấp cho Đài
Phát thanh Quốc gia và báo Pa thệt Lào, đồng thời cũng được phát thanh ra
thế giới thông qua đài phát thanh sóng ngắn. Từ những ngày đầu có tổ chức
nhỏ bé đó, Thơng tấn xã dần phát triển và có cơ sở ở một số tỉnh như Xiêng
Khoảng, Xa Van Na Khet, Khăm Muộn,... Ngồi ra phóng viên Thơng tấn xã
Lào cịn mở rộng hoạt động của mình trên nhiều chiến trường quyết liệt như
Pha Thi, Năm Bác, Lam Sơn 719, Xăm Xay,... Ngoài nhiệm vụ phản ánh tính
chất gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Thơng tấn xã
Lào cịn cung cấp thông tin về đời sống sản xuất của nhân dân.
Để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng trong bước ngoặt quan trọng,
năm 1973, Thông tấn xã Lào bắt đầu cho in ấn tờ tin hằng ngày để phát hành
tại thủ đơ Viêng Chăn và các tổ chức Chính phủ. Vào thời điểm đó, một phần
cán bộ vẫn đang trực tiếp hoạt động tại huyện Viêng Xay (Hủa Phăn) cũng
được tổ chức in ấn tờ tin tham khảo để cung cấp thông tin cho các vị lãnh đạo.
Từ những bước đi đầu tiên đó, Thơng tấn xã Lào đã ngày càng phát
triển và có những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp của mình, dần dần khẳng
định vị thế là một trong những cơ quan báo chí tiểu biểu nhất của nước
CHDCND Lào. Năm 2008-2009, Thông tấn xã đã hoàn thành việc xây dựng
12
mạng lưới ở một số tỉnh thành để đưa tin bằng hệ thống FTP có hiệu quả cao
nhất.
Nhân dịp 30 năm ngày thành lập, Thông tấn xã Lào đã được nhận Huy
chương Itxala hạng 1 (Huy chương tự do hạng 1). Điều nay chính là sự ghi
nhận cho những thành tích to lớn của Thơng tấn xã Lào trong cơng cuộc đấu
tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Hiện nay, Thơng tấn xã Lào có các ấn phẩm sau:
- Tin tham khảo (tiếng Lào)
- Báo Pa thệt Lào (tiếng Lào)
- Báo KPL news (tiếng Lào và tiếng Anh)
b. Nhiệm vụ
Thông tấn xã Lào có những nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu, quán triệt, triển khai đường lối, chính sách của Đảng, kế
hoạch phương hướng của Chính phủ.
- Triển khai đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội,
pháp luật của Nhà nước và cung cấp thông tin. Tiếp nhận sự đóng góp của
quần chúng nhân dân và thơng tin ở cơ sở địa phương về sự thực hiện các kế
hoạch phát triển của Nhà nước.
- Tuyên truyền cho thế giới biết về tình hình trong nước, những thành
tựu, những sự kiện nổi bật trong quá trình phát triển của đất nước.
- Quy đinh về thu thập và phổ biến các thơng tin, các loại hình báo chí
cho thích hợp với mọi đối tượng có nhu cầu trong và ngoài nước, phù hợp với
yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử.
13
c. Cơ cấu tổ chức
Tổng Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Ban ảnh
– lưu
giữ tài
liệu
Ban kĩ
thuật
Phó Giám đốc 2
Ban báo
điện tử
Ban
biên tập
tạp chí
nước
ngồi
Phó Giám đốc 3
BBT tin
tiếng
nước
ngồi
Văn
phịng
14
Ban tổ
chức
cán bộ
BBT tin
trong
nước
Phó Giám đốc 4
BBT tin
thế giới
BBT
báo-tạp
chí tiếng
Lào
2.Tạp chí A Lun May.
a. Sơ lược về tạp chí.
Tạp chí A Lun May (Bình Minh) được thành lập theo Nghị quyết của
Đại hội III Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 1982 với tư cách là một tờ
tạp chí lí luận và thực tiễn của Đảng. Tạp chí có khổ 18x24cm, có 70 đến 80
trang, có 6 trang cuối dành cho quảng cáo. Tạp chí ra 2 tháng một số. Xuất
bản 2000 cuốn/kì. Tạp chí được nhà nước bao cấp 100%.
b. Nhiệm vụ.
Tạp chí A Lun May là tạp chí lí luận và thực tiễn cả Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào, là một trong những có quan chuyên mon nằm trong tổ chức
bộ máy của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng.
Tạp chí thực hiện vai trị nghiên cứu, triển khai tổng kết kinh nghiệm,
những vấn đề lí luận, đương lối, chủ trương, chính sách, nghiên cứu triển khai
bài học kinh nghiệm của Đảng, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa/
Tạp chí có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Leenin, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
- Góp phần tổng kết bài học kinh nghiệm về vấn đề xây dựng và chỉnh
đốn Đảng, quản lí Nhà nước và sự phát triển về kinh tế - xã hội của các nước
bạn.
- Góp phần tăng cường tính đồn kết trong Đảng.
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, hiểu biết của
người dân cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên về lí luận, chính trị, tư tưởng,
có tinh thần quốc tế trong đội ngũ cán bộ và Đảng viên.
15
c.Cơ cấu tổ chức
Tổng Biên tập
Phó Tổng Biên Tập
Ban Kinh Tế
Ban Chính trị
Phó Tổng Biên Tập
Ban Quốc tế
16
Ban Văn hóa – Xã
hội
Văn phịng quản lí
– Kĩ thuật Maket
3.Báo Pa Sa Xôn.
a. Lịch sử ra đời.
Báo Pa Sa Xôn (Báo Nhân dân Lào) là tờ báo ra đời sớm nhất của báo
chí cách mạng Lào, thành lập ngày 13/08/1950 trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Báo Pa Sa Xôn là một trng tờ báo phát hành hằng ngày và có số
lượng phát hành lớn nhất. Tổng số phát hành là 5000 bản/ngày, phạm vi phát
hành trên cả nước và một số nước trên thế giới. Đâylà tờ báo in lớn nhất của
cước CHDC ND Lào. Tờ báo in, 4 màu, khổ 37x53cm, gồm 12 trang với
thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đến năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập, báo đã cho ra đời
ấn phẩm báo điện tử tại địa chỉ .
Trong công cuộc đổi mới, báo Pa Sa Xơ đã góp phần khơng ngừng vào
sự phát triển của xã hội và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
b. Nhiệm vụ.
Báo Pa Sa Xôn là một trong những cơ quan tổ chức chuyên môn nằm
trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Thơng tin – Văn hóa. Vai trị của nó là
đại diện chính thức cho tiếng nói của Trung Ương Đảng NDCM Lào. Nó có
chức năng triển khai đương lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, thông tin kịp thời các sự kiện trong và ngoài nước, là chiếc cầu
nối gắn liền nhân dân với Đảng và Chính phủ.
Báo Pa Sa Xơn có những nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
- Cung cấp thơng tin về và sự phát triển về kinh tế - xã hội,, kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội, pháp luật của Nhà nước, tiếp nhận sự đóng góp của
quần chúng nhân dân và thông tin ở cơ sở địa phương về sự thực hiện các kế
hoạch phát triển của Nhà nước.
17
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân cũng như đội
ngũ cán bộ, nhân viên về lí luận, chính trị, tư tưởng, có tinh thần quốc tế trong
đội ngũ cán bộ và Đảng viên.
- Chủ động phân tích các vấn đề mới nảy sinh, chống lại sự xuyên tạc
của các lực lượng thù địch, chống diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ và
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
18
c.Cơ cấu tổ chức.
Tổng Biên tập
Phó Tổng Biên tập
Ban báo Pa Sa
Xơn Chủ nhật
Phó Tổng Biên tập
Ban Thời sự
trong nước
Phó Tổng Biên tập
Ban Bài Báo
Văn phòng tổ
chức
19
Ban kĩ thuật
Maket
Báo điện tử
Ban thời sự
quốc tế
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA
1.
Nhìn nhận những nguyên nhân khiến báo chí
Lào chậm phát triển.
a. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế của nước Lào còn thấp. Đây là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng kĩ thuật lạc hậu, báo chí kém
được đầu tư và đổi mới, chưa đa dạng hóa nội dung và hình thức thơng tin.
Thực tế cho thấy, các cơ quan báo chí gặp rất nhiều khó khăn trong việc tranh
bị cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ nghề.
Mặt khác, chính vì đời sống vật chất kém nên người dân ít quan tâm
đến thơng tin trên báo chí, do đó làm cho quy mơ tác động của báo chí bị thu
hẹp so với các nước trong khu vực.
Thứ hai, Lào là một nước có đặc điểm vị trí địa lí đa dạng với núi non
hiểm trở, điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Điều đó đã hạn chế khả năng
thực hiện tin, bài, các phóng sự có đề tài địa phương. Bên cạnh đó, sự phân bố
thơng tin khơng đều gây khó khăn cho việc phát hành báo đến tay người dân.
Thứ ba, hiện nay, mặt bằng dân trí của Lào cịn thấp và có sự chênh
lệch giữa vùng trung du với vùng núi. Đây là nguyên nhân tác động tới hiệu
quả thông tin đối với đời sống xã hội chưa cao, chưa tạo được sự quan tâm
của công chúng.
Thứ tư, trong tình hình hiện nay, mơi trường thơng tin rất phức tạp với
sự xuất hiện của các kênh thông tin nước ngoài. Đặc biệt là từ Thái Lan với
hàng trăm trạm thu phát sóng mạnh nằm dọc sơng Mê Kơng với các chương
trình phát bằng tiếng Thái, cùng với đó là các ấn phẩm báo chí của Thái được
đưa vào Lào bằng nhiều nguồn. Trong đó có những thơng tin hoàn toàn đi
ngược với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào, gây tác động
tiêu cực, làm sai lệch sự định hướng xã hội đúng đắn. Trong điều kiện, đội
ngũ làm báo cịn thiếu về trình độ, chuyên môn, sự xuất hiện của những thông
20