Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nhóm 5 - Bt Nhom 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.21 KB, 29 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
—------***----------

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐỀ BÀI : ” Xu hướng chuyển dịch FDI trên thế giới? Phân tích các điều kiện mà
Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển này”

Hà Nội , tháng 10 năm 2022


lOMoARcPSD|9242611

Bảng nhận xét thành viên nhóm 5 và đánh giá cơng việc
Họ và tên

Mã sinh viên

Phần trăm cơng
việc

Đánh giá hồn
thành cơng việc

1.Nguyễn Thị Anh Thư
(Nhóm trưởng )

11215582



22%

Đã hồn thành

2.Trịnh Hạnh Nguyên

11214479

21%

Đã hoàn thành

3.Đào Thị Ngọc Ánh

11218174

21%

Đã hoàn thành

4.Vũ Thị Hương

11218194

21%

Đã hồn thành

5.Vi Ngọc Bình


11186395

15%

Đã hồn thành

1


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
NỘI DUNG
3
I. Tổng quan về FDI
3
1. Các hình thức FDI
3
2. Lợi và hại của FDI
4
II. Xu hướng chuyển dịch FDI trên thế giới
5
1.Xu thế đầu tư toàn cầu hiện tại và tầm nhìn tương lai
5
2.Tăng trưởng FDI ở các nước đang phát triển chậm dần
7
3. Xu hướng đầu tư FDI của các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu
9
4. Ảnh hưởng của các biến cố lớn đến dòng vốn FDI tồn cầu

11
III. Phân tích các điều kiện mà Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng dịch chuyển này 13
1.Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 tại Việt Nam
13
1.1.Tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế
14
1.2.Tác động của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
14
1.3 Tác động đến tiến bộ xã hội: phát triển và tạo việc làm cho nguồn nhân lực
16
1.4. Tác động đến phát triển khoa học – cơng nghệ: nâng cao trình độ cơng nghệ, nhưng cịn
nhiều hạn chế
16
1.5. Tác động đến mơi trường
17
2. Các chính sách, hướng đi, hành động cần có để thích ứng với xu hướng thế giới về FDI
17
2.1. Các biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI
17
2.1.1. Các điều kiện cần chuẩn bị để phát triển môi trường đầu tư ở Việt Nam
18
2.1.2. Một số chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư
24
2.2 Giảm thiểu các hạn chế do nguồn vốn FDI
27

2


lOMoARcPSD|9242611


NỘI DUNG
I. Tổng quan về FDI
FDI là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với các nước
công nghiệp phát triển. Theo báo cáo của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế),
các quốc gia nhận được nhiều dòng vốn FDI nhất trên toàn thế giới trong quý 1 năm 2022
là Trung Quốc (101 tỷ USD), Hoa Kỳ (67 tỷ USD) và Australia (59 tỷ USD).
Mục đích hàng đầu của FDI, khác với ODA, chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư (lợi tức), nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận
thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả; nói cách khác, thu nhập của nhà đầu
tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh. Chủ đầu tư có quyền tự quyết định
đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, cũng như tự do
lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư…
1. Các hình thức FDI
Có nhiều cách phân loại hoạt động FDI dựa trên các tiêu chí như: tỷ lệ sở hữu vốn của
chủ đầu tư nước ngoài, mục tiêu thực hiện đầu tư và phương thức đầu tư.
Theo tỷ lệ sở hữu vốn thì FDI chia thành 2 nhóm là vốn hỗn hợp (có phần góp vốn của
doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư) và doanh nghiệp 100% vốn FDI. Với hình thức vốn
hỗn hợp (hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh), nhà đầu tư nước
ngoài chịu trách nhiệm và được hưởng quyền lợi theo tỷ lệ vốn góp. Cịn ở hình thức
100% vốn FDI thì nhà đầu tư nước ngoài chịu hoàn toàn trách nhiệm cũng như hưởng
toàn bộ quyền lợi từ hoạt động đầu tư.
Theo mục tiêu đầu tư thì FDI có 2 dạng là đầu tư theo chiều dọc và đầu tư theo chiều
ngang. Hai hình thức này khác nhau ở thị trường tiêu thụ sản phẩm: nếu như thị trường
của đầu tư theo chiều ngang là nước nhận đầu tư thì đầu tư theo chiều dọc chỉ lấy nước
tiếp nhận đầu tư là cơ sở sản xuất, cịn sản phẩm sau đó được xuất khẩu sang nước khác
hoặc nhập ngược trở lại nước đi đầu tư.
Theo phương thức đầu tư – có 2 dạng là đầu tư mới (greenfield investment) và mua lại và
sáp nhập (M&A hay brownfield investment). Đầu tư mới là việc nhà đầu tư nước ngoài
dịch chuyển nguồn lực sang một quốc gia khác và hình thành nên một cơ sở sản xuất kinh

doanh mới. Cịn ở dạng M&A thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại một phần
hay toàn bộ doanh nghiệp đã tồn tại ở quốc gia khác, hoặc sáp nhập một phần hay toàn bộ
3


lOMoARcPSD|9242611

doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp ở quốc gia khác. Kết quả của M&A là không
tạo ra cơ sở sản xuất kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.
Mỗi hình thức FDI đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với các bên tham
gia. Vì vậy, việc lựa chọn hay áp dụng hình thức nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
các bên ở thời điểm đầu tư. Thông thường các nước đang phát triển trong thời gian đầu
tiếp nhận FDI thì doanh nghiệp liên doanh và đầu tư mới là những hình thức chủ yếu
được áp dụng.
2. Lợi và hại của FDI
FDI luôn mang tính hai mặt. Một mặt, chủ đầu tư tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài
nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn, nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề
mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay nhiều vốn. Các nước
nhận đầu tư khơng chỉ thu hút vốn mà cịn học hỏi được kinh nghiệm quản lý, trình độ
khoa học, tiếp cận máy móc hiện đại và xa hơn là chuyển giao cơng nghệ sản xuất. Ta có
thể điều này qua trường hợp của Samsung, với định hướng xây dựng cơ sở lớn nhất thế
giới của tập đoàn, Samsung đã xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển lớn với 2.000
kỹ sư được tuyển dụng tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp thu và hấp
thụ công nghệ. Ngồi ra, các doanh nghiệp FDI cịn làm tăng việc làm, hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao. Điển hình như việc các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
đang hoạt động tại những lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương (thuê
lao động địa phương với quy mô lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất của họ). Vì vậy,
nguồn vốn này có tác dụng cực kì to lớn đối với quá trình cơng nghiệp hóa, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là với các nước
đang phát triển.

Song mặt khác, vốn FDI vẫn để lại cho các quốc gia hút vốn, nhất là với các nước đang
phát triển những hậu quả nặng nề. FDI có xu hướng chạy sang các nước có nguồn lao
động trẻ, giá rẻ để thu về nhiều lợi nhuận hơn, chính vì vậy sẽ gia tăng tình trạng thất
nghiệp ở một số nước. Đồng thời, các chính sách trong nước có thể bị thay đổi, ưu ái cho
các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, gây hại trực tiếp cho các
doanh nghiệp trong nước, cũng như khiến nước nhận đầu tư dễ bị phụ thuộc vào sự phát
triển của các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, nhiều nước đang phát triển đang phải hứng
chịu là việc đánh đổi môi trường tự nhiên lấy lợi ích kinh tế, khi các chính sách nới lỏng
cho doanh nghiệp FDI lại là tác nhân khiến những doanh nghiệp này gây ơ nhiễm mơi
trường, ảnh hưởng tới chính trị và xã hội.
II. Xu hướng chuyển dịch FDI trên thế giới

4


lOMoARcPSD|9242611

Dịng vốn FDI trên tồn cầu đã hồi phục trở lại mức trước đại dịch vào năm ngối, đạt 1,6
nghìn tỷ USD. Các giao dịch xuyên quốc gia và tài trợ dự án quốc tế đặc biệt mạnh mẽ,
được khuyến khích bởi các điều kiện tài chính lỏng lẻo và thúc đẩy cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, sự phục hồi của đầu tư mới trong ngành cơng nghiệp vẫn cịn ít ỏi, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng chậm lại của hiệu quả đầu tư thực tế có thể sẽ kéo dài vào năm 2022. Hậu
quả của cuộc chiến ở Ukraine với cuộc khủng hoảng tài chính, nhiên liệu và lương thực
đang diễn ra, cùng với đại dịch COVID-19 và thay đổi khí hậu, đang gây áp lực lên toàn
cầu, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Ước tính tăng trưởng tồn cầu trong năm
đã giảm một điểm phần trăm. Một nguy cơ đáng kể là động lực thu hồi vốn trong đầu tư
quốc tế sẽ bị đình trệ sớm, cản trở nỗ lực thúc đẩy tài chính cho phát triển bền vững.
1.Xu thế đầu tư tồn cầu hiện tại và tầm nhìn tương lai
FDI phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021. Dòng vốn FDI tồn cầu vào năm 2021 là 1,582

nghìn tỷ USD, tăng 64% so với mức đặc biệt thấp vào năm 2020, năm chịu ảnh hưởng
nặng nề từ dịch COVID-19. Sự phục hồi cho thấy động lực phục hồi đáng kể với sự bùng
nổ của thị trường M&A và tốc độ tăng trưởng tài chính dự án quốc tế nhanh chóng do các
điều kiện tài chính lỏng lẻo và các gói kích thích cơ sở hạ tầng lớn.

Vào năm 2020 và 2021, những nước nhận được nguồn vốn FDI cao nhất vẫn là
Mỹ và Trung Quốc giữ nguyên vị trí so với 2020. Nguồn vốn FDI khổng lồ mà chỉ Mỹ và
5


lOMoARcPSD|9242611

Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) nhận
được là 548 tỷ USD, tức chiếm 34,6% dịng
vốn FDI tồn cầu. Có thể thấy sau ảnh hưởng
nặng nề của đại dịch, đầu tư vào hai quốc gia
này đã quay lại đà tăng trưởng một cách
mạnh mẽ.
Vào năm 2021, thứ hạng của các nước
nhận nhiều vốn FDI nhất đã thay đổi đáng kể
so với 2020, tuy nhiên đa phần các nước
trong top 20 năm trước vẫn nằm trong danh
sách này; loại lệ đáng nói có thể kể đến Nam
Phi khi nguồn FDI nhận được tại nước này
tăng trưởng vượt bậc từ 3 tỷ USD ở 2020 lên
tới 41 tỷ USD ở 2021.
Khi nhắc tới FDI, chúng ta thường chủ yếu
nói về sự chuyển dịch vốn từ nước phát triển
tới nước đang phát triển. Tuy nhiên, đa số các


quốc gia nhận nhiều FDI nhất là nước
phát triển.

Về góc độ đầu ra dịng chảy ra của FDI,
Mỹ vẫn là chủ nhà đầu tư FDI lớn nhất
thế giới qua nhiều năm, với 403 tỷ USD
được rót ra từ nước này trong năm
2021. Bảng xếp hạng các nước chủ nhà
đầu tư FDI cho thấy nhiều sự biến động,
do sự phục hồi về kinh tế ở nhiều nước,
đặc biệt là Vương quốc Anh và Phần
Lan, khi từ mức FDI âm ở năm 2020 đã
trở lại những nước chủ đầu tư FDI lớn
nhất toàn cầu ở 2021.
6


lOMoARcPSD|9242611

Các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến FDI vào năm 2022. Sự bùng nổ của COVID19 ở Trung Quốc, gây ra việc tái cách ly xã hội ở những khu vực đóng vai trị quan trọng
trong chuỗi giá trị tồn cầu (GVC), có thể tiếp tục làm giảm đầu tư mới trong các ngành
tập trung về GVC. Dự kiến tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn đang chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của lạm phát sẽ làm chậm lại các hoạt động M&A, và làm giảm tốc độ tăng trưởng
của tài chính dự án quốc tế. Tâm lý thị trường tài chính tiêu cực và các dấu hiệu suy thối
có thể đẩy nhanh sự giảm sút FDI.
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố gây ổn định lại. Các gói hỗ trợ cơng lớn được áp dụng
cho đầu tư cơ sở hạ tầng, với thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm, có thể hỗ trợ cung
cấp tài chính cho dự án trên quốc tế. Các giao dịch tài chính M&A của các doanh nghiệp
đa quốc gia (MNE) vẫn chưa giảm nhiệt. Hơn nữa, dựa vào cơ cấu của dòng vốn FDI
năm 2021, các số khu vực tiếp nhận vốn lớn, đặc biệt là châu Âu, vẫn ở mức tương đối

thấp.
Tuy nhiên, về tổng thể, đà tăng trưởng năm 2021 khó có thể được duy trì. Dịng vốn FDI
tồn cầu vào năm 2022 có thể sẽ đi xuống, trong trường hợp tốt nhất là giữ nguyên. Các
hoạt động dự án mới đã thể hiện dấu hiệu của sự lo ngại rủi ro giữa các nhà đầu tư đang
tăng dần. Dữ liệu sơ bộ cho Q1 2022 cho thấy số lượng dự án đầu tư mới giảm 21% và
các giao dịch tài chính dự án quốc tế giảm 4%.
2.Tăng trưởng FDI ở các nước đang phát triển chậm dần
Dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển tăng chậm hơn so với các khu vực phát
triển nhưng vẫn tăng 30%, đạt 837 tỷ USD. Sự gia tăng chủ yếu là kết quả của hoạt động
tăng trưởng mạnh mẽ ở châu Á, sự phục hồi một phần ở châu Mỹ Latinh và Caribe, và
phát triển ở ở châu Phi. Tỷ trọng của các nước đang phát triển trong dịng chảy FDI tồn
cầu vẫn chỉ là 53%.
2.1. Khu vực các quốc gia đang phát triển châu Á
Bất chấp làn sóng COVID-19 liên tiếp xảy ra, nguồn FDI vào các nước châu Á đang phát
triển đã tăng năm thứ ba liên tiếp lên mức cao nhất mọi thời đại là 619 tỷ USD, nhấn
mạnh khả năng phục hồi của khu vực. Đây là khu vực nhận FDI lớn nhất, chiếm 40%
dịng vốn trực tiếp tồn cầu.

7


lOMoARcPSD|9242611

Trong năm 2021, FDI nhận được ở cả khu vực có xu hướng tăng lên, trừ ở Nam Á (Hình
5). Tuy nhiên, dịng vốn vào vẫn mang tính tập trung cao. Sáu nền kinh tế (Trung Quốc,
Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
và Indonesia) chiếm hơn 80% vốn FDI vào khu vực.
Ở các nước châu Á đang phát triển, đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến mục tiêu phát
triển bền vững (SDG) đã tăng đáng kể. Giá trị tài trợ dự án quốc tế trong các lĩnh vực này
tăng 74% lên 121 tỷ đô la, với năng lượng tái tạo trở thành thu hút sự quan tâm. Giá trị

của các dự án trong ngành này tăng 123%, lên 77 tỷ USD, từ 34 tỷ USD vào năm 2020.
Cùng xu hướng này, vốn FDI vào Việt Nam năm 2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so
với năm 2020. Theo Tổng cục thống kê, vốn đăng ký cấp mới có 322 dự án được cấp
phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tức tăng 37,6% về số dự án, nhưng giảm hơn
một nửa về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Nổi bật là ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký
đạt 2,19 tỷ USD, chiếm phần áp đảo trong tổng vốn đăng ký cấp mới (68,2%); và ngành
đứng thứ 2 là kinh doanh bất động sản đạt số vốn gần 600 triệu USD, chiếm 18,7%; các
ngành còn lại chỉ chiếm 13,1%.
Bước sang năm 2022, dòng vốn FDI vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ
những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai
năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19, cũng như vì Việt Nam nằm trong khu vực chịu
ảnh hưởng ít hơn bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. Các chính sách mở cửa biên giới
được áp dụng từ sớm đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến và làm việc tại
Việt Nam; trong khi đó nước láng giềng Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “Zero
8


lOMoARcPSD|9242611

COVID." Điều này thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp quốc tế sang các
nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
2.2. Các khu vực đang phát triển khác
● Dòng vốn FDI vào châu Phi đạt 83 tỷ USD, từ 39 tỷ USD vào năm 2020. Hầu hết
các nước tiếp nhận vốn đều ghi nhận mức tăng trong lượng FDI.
● FDI vào Mỹ Latinh và Caribe tăng 56% lên 134 tỷ USD. Hầu hết các quốc gia
trong khu vực này đều chứng kiến dòng tiền hồi phục, chỉ tại một số ít quốc gia
vẫn cịn tiếp tục suy giảm.
● Dòng vốn FDI chảy vào các nền kinh tế nhỏ yếu tăng 15% lên 39 tỷ USD. Dòng
vốn đến các nước kém phát triển nhất (LDC), các nước đang phát triển không giáp

biển (LLDC) và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) cộng lại chỉ chiếm 2,5%
tổng số thế giới vào năm 2021, giảm so với 3,5% vào năm 2020.
3. Xu hướng đầu tư FDI của các tập đoàn đa quốc gia toàn cầu
3.1.Sự phục hồi của FDI năm 2021 một phần được thúc đẩy bởi lợi nhuận kỷ
lục của MNE
Sự phục hồi FDI năm 2021 đã mang lại tăng trưởng ở tất cả các khu vực. Tuy nhiên, gần
3/4 mức tăng FDI toàn cầu là ở các nước phát triển, nơi dòng vốn vào đạt 746 tỷ USD cao hơn gấp đôi so với mức năm 2020. Sự gia tăng chủ yếu là do các giao dịch M&A và
mức lợi nhuận giữ lại cao của các MNE. Do đó, những điều này đã dẫn đến các dịng tài
chính nội bộ khá lớn và những biến động lớn về FDI tại các nước chủ đầu tư lớn. Mức lợi
nhuận giữ lại cao trong năm 2021 là kết quả của lợi nhuận MNE kỷ lục. Lợi nhuận của
5.000 doanh nghiệp lớn nhất đã tăng gấp đôi. Lợi nhuận cao, đặc biệt là ở các nước phát
triển do giải phóng nhu cầu bị hạn chế do đại dịch chi phí tài chính thấp và sự hỗ trợ đáng
kể của chính phủ.
Mặc dù có lợi nhuận cao, nhưng nhu cầu của các MNE cho việc đầu tư vào các tài sản
sản xuất mới ở nước ngoài vẫn thấp. Trong khi tài chính cho các dự án quốc tế định
hướng vào cơ sở hạ tầng tăng 68% và M&A xuyên biên giới tăng 43% vào năm 2021, số
lượng đầu tư mới chỉ tăng 11%, vẫn thấp hơn 1/5 so với mức trước đại dịch. Giá trị của
các thông báo về đầu tư mới nói chung đã tăng 15% lên 659 tỷ đô la nhưng vẫn không
đổi ở các nước đang phát triển ở mức 259 tỷ đô la - trì trệ ở mức thấp nhất từng được ghi
nhận. Đây là một điều đáng lo ngại, vì các khoản đầu tư mới vào ngành công nghiệp rất
quan trọng đối với triển vọng phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Giá trị hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các MNE từ các nền kinh tế đang phát triển
9


lOMoARcPSD|9242611

tăng 18%, lên 438 tỷ USD. Các nước Châu Á đang phát triển vẫn là nguồn đầu tư chính
ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Vốn FDI từ khu vực này tăng 4% lên 394 tỷ đơ la, đóng
góp vào gần một phần tư dịng chảy FDI tồn cầu vào năm 2021. Mặc dù đầu tư ra nước

ngoài tổng thể từ các nước đang phát triển tăng lên, nhưng các tập đồn có trụ sở chính
trong khu vực này đã thực hiện ít thương vụ mua lại hơn vào năm 2021. Mua bán M&A
xuyên biên giới đã giảm xuống từ 35% đến 45 tỷ USD. Hoạt động mua lại của các MNE
có trụ sở chính tại Đơng Á (chủ yếu là Trung Quốc) đã giảm mạnh, từ 44 tỷ USD năm
2020 xuống chỉ còn 6,3 tỷ USD.
3.2.Khác biệt trong FDI từ MNE truyền thống và MNE kỹ thuật số
So sánh 100 MNE hàng đầu truyền thống của UNCTAD với bảng xếp hạng cập nhật của
100 MNE kỹ thuật số hàng đầu cho thấy xu hướng đầu tư hoàn toàn trái ngược nhau.
Doanh thu của các MNE kỹ thuật số (như Alphabet (công ty mẹ của Google và Youtube),
Facebook, Amazon, etc) đã tăng nhanh gấp 5 lần so với doanh số của top 100 MNE
truyền thống trong 5 năm qua, và đại dịch đã tạo ra một sự thúc đẩy lớn. MNE truyền
thống tham gia nhiều hơn vào đầu tư mới và các MNE kỹ thuật số nhiều hơn vào M&A.
Các MNE kỹ thuật số là FDI nhẹ, cần đầu tư tương đối ít vào tài sản vật chất để tiếp cận
thị trường nước ngoài. Sản xuất quốc tế của cả các MNE lớn và kỹ thuật số đã tăng
trưởng liên tục, mặc dù ở các tốc độ khác nhau.
Xem xét cụ thể hành vi đầu tư của các MNE kỹ thuật số, mặc dù họ đầu tư tương đối ít
hơn thông qua các dự án đầu tư mới, nhưng khi họ đầu tư vào các dự án này, thì tiềm
năng đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế kỹ thuật số rất mạnh mẽ. Ngoài các điểm
hỗ trợ logistics và sales (chiếm 42% các dự án đầu tư vào lĩnh vực xanh của những tập
đoàn này), các MNE kỹ thuật số thiết lập các văn phòng dịch vụ chuyên nghiệp (24%),
trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) (14%) và cơ sở hạ tầng cho internet (10%).
Tiềm năng chuyển giao công nghệ và phát triển nhân lực từ các MNE kĩ thuật số là rất
lớn, tuy nhiên chỉ hơn một phần ba các dự án của các MNE kỹ thuật số là ở các nước
đang phát triển.
4. Ảnh hưởng của các biến cố lớn đến dịng vốn FDI tồn cầu
4.1.Dịch COVID-19
Sự bùng phát và lây lan của Coronavirus (Covid-19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến dịng vốn
FDI tồn cầu. Tác động lên FDI đã tập trung ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi dịch bệnh, mặc dù cú sốc về cầu và tác động kinh tế do gián đoạn chuỗi cung ứng
cũng đã ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư ở các quốc gia khác. Tác động đến FDI tập

trung ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, mặc dù những cú sốc
10


lOMoARcPSD|9242611

tiêu cực về nhu cầu và tác động kinh tế của sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng
đến triển vọng đầu tư ở các quốc gia khác.
Hơn 2/3 các doanh nghiệp đa quốc gia trong Top 100 của UNCTAD đã đưa ra các báo
cáo về tác động của Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của họ. Nhiều doanh nghiệp
còn làm giảm tốc độ chi tiêu vốn ở các khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lợi nhuận thấp
hơn - cho đến nay, 41 đã đưa ra cảnh báo lợi nhuận - sẽ chuyển thành thu nhập tái đầu tư
thấp hơn (một thành phần chính của FDI).
Trung bình, 5000 MNE hàng đầu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong FDI toàn cầu, đã chứng
kiến sự điều chỉnh giảm của ước tính thu nhập năm 2020 là 9% do Covid-19. Bị ảnh
hưởng nặng nề nhất là ngành công nghiệp ô tô (-44%), hàng không (-42%) và ngành năng
lượng và vật liệu cơ bản (-13%). Lợi nhuận của MNE có trụ sở tại các nền kinh tế mới
nổi có nhiều rủi ro hơn lợi nhuận của MNE ở các nước phát triển: hướng dẫn về lợi nhuận
của MNE ở các nước đang phát triển đã được điều chỉnh giảm 16%.
Tuy nhiên, vào năm 2021, lợi nhuận của MNE đã được phục hồi đáng kể, thậm chí ở mức
kỉ lục như đã được nêu phía trên, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của nguồn vốn FDI. Tuy
nhiên, nhiều chuyên gia y tế vẫn đưa ra cảnh báo rằng các chính phủ cần cẩn trọng với
nguy cơ COVID-19 bùng phát trở lại.
4.2.Cuộc xung đột Nga - Ukraine
Cuộc xung đột Nga - Ukraine và phản ứng quốc tế sau đó đã gây thêm một cú sốc và gián
đoạn tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, với hậu quả tức thì đối với FDI và các dòng vốn
khác. Tuy nhiên, tác động trực tiếp lên dịng vốn FDI tồn cầu là hạn chế, vì vai trị của
Nga với tư cách là nước tiếp nhận và chủ đầu tư FDI là không quá lớn, theo số liệu thống
kê về FDI của OECD. Ngay cả trước tháng 2 năm 2022, nguồn vốn FDI hướng vào và ra
nước ngoài từ Nga chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu; tuy nhiên sự

kiện này dự kiến sẽ có tác động ngay lập tức đến dịng vốn FDI vào Nga. Các chủ đầu tư
FDI từ các quốc gia OECD vẫn chiếm một phần đáng kể trong khoản đầu tư vào Nga.
Các ngành thương mại, khai khoáng và sản xuất là những ngành thu hút FDI chính ở Nga
hiện nay.
Ảnh hưởng của cuộc xung đột này không gây ảnh hưởng q lớn tới dịng chày FDI tồn
cầu qua sự chuyển dịch của nguồn vốn này vào và ra hai quốc này, nhưng cuộc khủng
hoảng năng lượng nó gây ra có thể có những hệ quả sâu sắc. Báo cáo mới của World
Bank Tác động của Chiến tranh ở Ukraine đối với Thương mại và Đầu tư Toàn cầu cho
thấy thương mại thế giới sẽ giảm một phần trăm, làm giảm GDP toàn cầu chỉ dưới một
phần trăm. Các nước xuất khẩu hàng công nghiệp như Việt Nam, Thái Lan và Mexico
11


lOMoARcPSD|9242611

đều giảm mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng. Các nhà xuất
khẩu ròng cây trồng, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ấn Độ, và nhiên liệu hóa thạch,
chẳng hạn như Nigeria và các nước ở Trung Đông, đều ghi nhận mức xuất khẩu tăng, làm
giảm bớt những tác động tiêu cực của chiến tranh. Các ảnh hưởng từ cuộc chiến thể hiện
rõ ở các mặt của nền kinh tế như thị trường hàng hóa, mạng lưới hậu cần, chuỗi cung
ứng, FDI và các lĩnh vực du lịch, dự kiến sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc tới đầu tư tồn cầu.
4.3.Biến đổi khí hậu
Rủi ro phát sinh từ tác động vật lý của biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng đến các cơ
sở trên tồn thế giới trong các ngành cơng nghiệp, bao gồm cả việc đầu tư trực tiếp nước
ngồi. Ví dụ như do trận lũ lịch sử ở Đông Nam Á vào 2011, Toyota Motor - với 8% sản
lượng toàn cầu ở Thái Lan - chứng kiến sản lượng bị ảnh hưởng tại ba nhà máy ở nước
này nặng nề; Honda Motor đã buộc phải từ bỏ dự báo thu nhập trong năm, tạm dừng hoạt
động tại Thái Lan - chiếm 4,6% sản lượng toàn cầu - trong nhiều tháng, phế liệu hơn
1.000 chiếc xe ngập nước chưa được chuyển đi kịp thời, đồng thời ngừng sản xuất tại một
nhà máy ở Malaysia. Ngồi ra, tình trạng thiếu nước khiến đóng một nhà máy Coca-Cola

ở Ấn Độ đóng cửa, hay rủi ro do mực nước biển dâng ảnh hưởng đến một số khoản đầu
tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Pakistan càng cho thấy rõ ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu.
"Người ta dự đốn rằng Nam Á và Đơng Nam Á là những khu vực toàn cầu sẽ bị ảnh
hưởng nhiều nhất bởi mực nước biển dâng toàn cầu - bởi lũ lụt và tác động của ngập lụt"
- Lisa Guppy, nhân viên Điều phối khu vực châu Á và Thái Bình Dương về thảm họa,
xung đột. và các vấn đề nhân đạo với Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc đã phát
biểu.
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với lên FDI được phát hành bởi
Nature Communications cho thấy các MNE có xu hướng né tránh đặt cơ sở ở các quốc
gia có mức độ rủi ro chịu tác động vật lý từ biến đổi khí hậu hơn. Các cơng ty xem xét
các vị trí trong các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro khí hậu vật lý sẽ phải chịu chi
phí của các sự kiện liên quan đến khí hậu nếu chúng xảy ra. Các quyết định của các công
ty về việc đặt các cơ sở ở nước ngoài bao gồm việc cân nhắc các đặc điểm của nước sở
tại (ví dụ: sức hấp dẫn của thị trường và các yếu tố đầu vào) và năng lực của chính các
cơng ty. Để vượt qua gánh nặng về nước ngoài và tăng cường khả năng cạnh tranh dài
hạn của mình, các doanh nghiệp nước ngồi có thể thận trọng hơn đối với các rủi ro ở
nước sở tại, bao gồm cả rủi ro khí hậu.
Những nỗ lực tồn cầu nhằm giảm carbon cho các nền kinh tế trên thế giới có ý nghĩa
quan trọng đối với dòng chảy nguồn vốn FDI. Giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu cũng
12
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

mang lại cơ hội cho cả chủ đầu tư FDI và nước thu hút FDI. Với tốc độ diễn ra của biến
đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trong tương lai, các quốc gia châu Á và đặc biệt là Việt
Nam cần có chính sách hợp lý để ngăn chặn ảnh hưởng của hiện tượng này nếu không
muốn làm chùn chân các nhà đầu tư FDI.

III. Phân tích các điều kiện mà Việt Nam cần chuẩn bị để thích ứng với xu hướng
dịch chuyển này
FDI là một trong những yếu tố năng động nhất trong luồng các nguồn lực quốc tế, nó là
một gói các tài sản hữu hình và vơ hình và là chất xúc tác cho đầu tư và các năng lực
trong nước. Theo một báo cáo của World Bank, FDI đặc biệt mang lại lợi ích cho các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ,
nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động, tăng năng suất, tạo ra thu nhập cho các doanh
nghiệp địa phương, và tạo ra những công việc được trả lương cao hơn.
Tuy nhiên, hiệu quả của FDI tùy thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước
ở các nước nhận vốn. Lợi dụng mặt tích cực của FDI, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp
nhận đầu tư để đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải
biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực,
để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.
1.Tình hình thu hút đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 2021 tại Việt Nam
Tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 31,15 tỷ
USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020 (28,53 tỷ USD).
Tính chung trong cả năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô
và xuất siêu trên 26,7 tỷ USD khơng kể dầu thơ. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp
trong nước nhập siêu 25,5 tỷ USD.
1.1.Tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế
● Nguồn vốn FDI đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của GDP là tốc độ tăng
vốn FDI thực hiện hàng năm.

13
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào doanh nghiệp duy trì nhịp tăng trưởng nhanh
qua các năm; quy mô doanh nghiệp được mở rộng chủ yếu dựa vào tăng trưởng nguồn
vốn thay vì tăng trưởng lao động: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tăng dần tỷ
trọng nguồn vốn doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI, giảm dần tỷ trọng
nguồn vốn doanh nghiệp Nhà nước. FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào
thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.
1.2.Tác động của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tính tới tháng 11 năm 2021, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ
trọng cao nhất với 240,23 tỷ USD, chiếm 59,2% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là các lĩnh vực
kinh doanh bất động sản với 61,56 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư; sản xuất, phân
phối điện với 33,88 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư.
14
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Nhìn chung FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút nhiều nhất
vào ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Từ số liệu trên có
thể khẳng định FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng cơng nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ trọng công nghiệp so với GDP tăng
lên là có sự góp phần lớn của khu vực FDI.
Tuy nhiên, ngành thu hút vốn FDI thứ 2 tại Việt Nam là bất động sản. Điều này không
phải tốt hồn tồn vì bất động sản khơng trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tác động của nó
lên phát triển cơ sở hạ tầng và năng suất của quốc gia khơng phải lúc nào cũng là tích
cực. Ví dụ như việc khơng ít dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản liên quan đến nhà đầu
tư FDI tại Việt Nam dính tới những tai tiếng về chậm tiến độ, đắp chiếu, thiếu vốn triển

khai... Có những dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư cả thập kỷ đến nay vẫn chưa thể
thành hình.

Đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2021.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ
hai với 4,36 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD. Hàn
Quốc mặc dù chỉ xếp thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư
mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu
xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các
quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 11 tháng.
1.3 Tác động đến tiến bộ xã hội: phát triển và tạo việc làm cho nguồn nhân
lực
Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra Lao động – Việc làm quý 1/2019, khu
vực doanh nghiệp FDI đã và đang tạo công ăn việc làm cho 3,8 triệu người lao động,
chiếm trên 7% trong tổng lực lượng lao động (trên 54 triệu lao động), chiếm trên 15%
trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3 triệu người) ở Việt Nam. Bên cạnh tạo việc
làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các
15
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng
hoá cho các doanh nghiệp FDI.
Mức lương bình quân của lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn FDI cao
hơn so với trong khu vực nhà nước hoặc khu vực ngoài nhà nước. Cụ thể, mức lương
trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu đồng/tháng, trong đó đối
với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và lao động nữ là 7,6 triệu đồng/tháng. Trong
khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng

và đối với khu vực ngồi nhà nước là 6,4 triệu đồng/tháng (Tổng cục Thống kê, 2019).
Bên cạnh mức lương cao, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hoặc
liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài doanh nghiệp.
1.4. Tác động đến phát triển khoa học – cơng nghệ: nâng cao trình độ cơng
nghệ, nhưng cịn nhiều hạn chế
Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ, là kênh quan trọng giúp Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn cả về kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong
khu vực và trên thế giới. FDI được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên
tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: Điện tử, công nghiệp phần mềm,
công nghệ sinh học…
Tuy nhiên tác động của FDI trong việc cải tiến khoa học - cơng nghệ vẫn cịn rất hạn chế.
Theo số liệu của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, đến đầu năm 2020, chỉ có
khoảng 6% doanh nghiệp FDI sử dụng các công nghệ tiên tiến của châu Âu và Hoa Kỳ.
Ngược lại, có tới 30% đến khoảng 45% doanh nghiệp FDI đang sử dụng các công nghệ
của Trung Quốc. Tuổi đời của công nghệ được sử dụng chủ yếu là công nghệ ra đời từ
năm 2000 đến năm 2005 và phần lớn những công nghệ này là công nghệ trung bình hoặc
trung bình tiên tiến của khu vực. Các công nghệ này đa phần chưa được cập nhật, do các
doanh nghiệp FDI chưa tập trung nhiều nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D). Tuy được áp dụng những công nghệ mới nhưng những công nghệ này chưa
thật sự hiện đại gây tốn nhiều nhân công, vật liệu. Một phần nguyên nhân của việc này là
do lao động Việt Nam chưa đủ năng lực chuyên môn để áp dụng được những công nghệ
hiện đại.
1.5. Tác động đến mơi trường
Đầu tư nước ngồi có thể gây ra ô nhiễm môi trường, lấy đi các nguồn tài ngun có hạn.
nhiều sự cố mơi trường xảy ra do hoạt động xả thải của các doanh nghiệp FDI trong
những năm qua là những bằng chứng cho thấy tác động tiêu cực của việc thu hút FDI đến
môi trường ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh, ơ nhiễm có
khả năng “di cư” từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua kênh
16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

FDI.
Một ví dụ của việc này, thảm họa mơi trường biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế do Tập đoàn Formosa gây ra là sự kiện nổi bật của FDI năm 2016, làm
chấn động dư luận trong nước và quốc tế.
2. Các chính sách, hướng đi, hành động cần có để thích ứng với xu hướng thế giới về
FDI
2.1. Các biện pháp để thu hút nguồn vốn FDI
Là một nước đang phát triển và hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại
vào năm 2045, Việt Nam cần thu hút nguồn vốn nước ngoài cùng như phát triển về khoa
học - kỹ thuật, trình độ nhân lực và cơ sở hạ tầng, vì vậy nước ta cần các đẩy mạnh thu
hút FDI.
Khảo sát nhà đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia cho thấy sự ổn định chính trị, an ninh
và mơi trường pháp lý là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy quyết định đầu tư vào các nước
đang phát triển. Do vậy, các chính sách và hành động của chính phủ nước ta đóng một vai
trị quan trọng trong việc đảm bảo rằng FDI tạo ra các công việc được trả lương cao hơn
và tăng khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế chủ nhà.
Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ quan điểm khu vực kinh tế FDI là bộ
phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà
nước tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm
hài hịa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc này không chỉ dừng ở việc làm mọi cách để thu hút vốn FDI, mà chúng ta
cần hướng tới thu hút nguồn vốn chất lượng cao từ các nước phát triển, sử dụng công
nghệ mới.
2.1.1. Các điều kiện cần chuẩn bị để phát triển môi trường đầu tư ở Việt Nam

● Về điều kiện tự nhiên
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong q trình hội nhập và gia lưu với các nước láng giềng,
các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam nằm ở cửa ngõ khu vực Đông Nam Á,
là nơi giao lưu của các nền kinh tế. Lợi thế vừa tiếp giáp 4 nước đất liền, vừa giáp biển,
nước ta trở thành nơi giao lưu kinh tế của các nước trong và ngoài khu vực, là cửa ngõ
mở ra các khu vực khác. Cấu trúc địa lý đa dạng cùng với các vùng đồi núi, cao nguyên
và ven biển thích hợp cho các vùng kinh tế tổng hợp. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên
đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên du lịch, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước để khai thác và sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng vì vị trí địa lý này, Việt Nam cũng nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh
17
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. Khu vực miền Trung thường xuyên chịu
ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới với sức phá hoại lớn, với cường độ ngày càng mạnh
lên do biến đổi khí hậu; điển hình là cơn bão số 4 năm 2022 đã gây thương vong lớn cả
về người và của, gây vùi lấp Nhà máy Thủy điện Kà Tinh ở Quảng Ngãi. Với ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu gia tăng, đây có thể là một yếu tố ảnh hưởng tới quyết định xây dựng
cơ sở tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngồi.
● Về mơi trường chính trị
Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đơi với củng cố, đảm bảo quốc
phịng an ninh. Đây là một trong những ưu thế rõ ràng. Là 1 quốc gia đơn đảng, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, kể từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn đảm bảo rất tốt
tình hình trật tự an tồn, an ninh xã hội. Theo xếp hạng các quốc gia an toàn và nguy
hiểm nhất thế giới trong năm 2019 bởi Tạp chí Global Finance (tài chính tồn cầu). Việt
Nam xếp thứ hạng thứ 83/128 quốc gia (càng thấp càng tốt) với chỉ số an toàn đạt 11,15

điểm, xếp trên cả Thái Lan với 12,27 điểm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tồn tại số ít các vấn
đề nhạy cảm đặc biệt bao gồm: quyền đất đai - ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn
đề như tranh chấp Biển Đông,..
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới được hơn 30 năm, đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Đây cũng là
một điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Nước ta đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại,
xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90
Hiệp định thương mại song phương, 58 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp
định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Tính đến
tháng 01/2022, Việt Nam đã có 15 FTA có hiệu lực đang triển khai và 2 FTA đang đàm
phán. Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội
nhập, phát triển mà các quốc gia khơng thể đứng ngồi cuộc. Nhận thức rõ điều này,
trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA
song phương và đa phương.
Ngày 25/1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố Chỉ
số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2021, Việt Nam
thăng hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu. Việt Nam đón nhận những tín hiệu đáng mừng
trong cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nạn hối lộ, tình trạng đút lót. Theo
báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt
Nam năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020.
Sự ổn định chính trị là yếu tố trước tiên đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, là cơ sở cho
18
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

sự ổn định của các lĩnh vực khác. Khơng có bất cứ nhà đầu tư nào chấp nhận rủi ro để
đầu tư. Vì vậy mơi trường chính trị ổn định tạo thuận lợi cho Việt Nam trở thành đích đến

an tồn của các nhà đầu tư. Việt Nam cần tích cực, chủ động tăng cường mở rộng quan hệ
ngoại giao, phịng chống tham nhũng hiệu quả, tổ chức thành cơng các sự kiện làm các
nhà đầu tư yên tâm đầu tư tại Việt Nam.
● Về môi trường pháp luật
Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá cao bởi mơi trường kinh doanh mở, chính
sách đầu tư minh bạch, cùng với các ưu đãi dựa trên lợi nhuận thuận lợi cho doanh
nghiệp. Nhiều thủ tục hành chính được bãi bỏ, đơn giản hóa nhằm tạo thuận lợi, giảm chi
phí cho doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu, thực
hiện đăng ký doanh nghiệp online; các thủ tục khởi sự kinh doanh được thực hiện theo
phương thức liên thông; doanh nghiệp được giảm lệ phí đăng ký doanh nghiệp, giảm phí
cơng bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và miễn lệ phí mơn bài trong năm đầu thành
lập... Luật Đầu tư 2020 cũng đặt ra phương pháp hỗ trợ đầu tư mới dựa trên mức ưu đãi
đặc biệt, thời hạn hưởng ưu đãi đặc biệt theo tình hình thực tế của các dự án và hiệu quả
của hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, pháp luật về đầu tư đơi khi cịn chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau, thiếu đồng
bộ và không nhất quán về chủ trương, thậm chí nhiều vấn đề cịn bỏ ngỏ.. Vẫn còn các vi
phạm trong việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong giao đất, cho
thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất (đối với trường hợp phải đấu giá
quyền sử dụng đất)...
Do vậy, sự hấp dẫn của môi trường pháp luật được đánh giá dựa trên tính đồng bộ và
hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, sự khác biệt giữa luật đầu tư trong nước và luật đầu tư
nước ngồi, tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước có liên quan đến FDI. Mơi
trường pháp lý ổn định là một trong những cơ sở vững chắc để giảm thiểu rủi ro trong
đầu tư. Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có thể được đánh giá là khá đầy đủ và ngày
càng được hoàn thiện tốt hơn trước dù vẫn cịn những bất cập.
● Về mơi trường kinh tế
Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực, cơ cấu
kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, nền kinh tế
tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt vào khu vực thế giới. Đổi mới kinh tế và
chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một

trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Tốc độ tăng GDP đầu người tăng gấp 12,5 lần từ năm 1986 (0,48%) đến năm 2018
19
Downloaded by tran quang ()



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×