Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thăm kiến trúc độc đáo của Nhà Trăm Cột (Long An) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.42 KB, 4 trang )

Thăm kiến trúc độc đáo của Nhà
Trăm Cột (Long An)
Nhà trăm cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ
rệt của phong cách Huế.
Cần Đước-Long An không những là vùng đất được biết đến với đặc sản gạo nàng thơm
Chợ Đào mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa.Có dịp về Cần Đước, bạn đừng
quên ghé thăm một công trình kiến trúc điêu khắc cổ ở xã Long Hựu Đông mà nhân dân
địa phương thường gọi là nhà trăm cột ( vì có trên 100 cột).



Chủ nhân đời thứ 3, ông Trần Văn Ngộ kể rằng ngôi nhà này do ông nội ông, ông Trần
Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn xây
dựng vào những năm 1901-1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.

Với diện tích 882m2, nhà trăm cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2, chính diện
quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói
âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình
đồ nhà trăm cột có kiểu chữ quốc, 3 gian, 2 chái.



Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách,phần sau là phần để ở và
sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Kết cấu chính
của nhà trăm cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) ,khung sườn
kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính
như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ
phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ”chày cối”,tượng trưng
cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối).Đây là kiểu nhà truyền thống
có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Không gian ”rộng lòng căn” được tạo ra ở
giữa nhà do không có hàng cột giữa thích hợp để thờ tự.



Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở nhà trăm cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các
nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử
lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các
đề tài ”vân hóa long”, ” tứ thời” kiểu ”dây lá hóa” đặc trưng của Huế rất sắc sảo. Các
gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm my õ của công trình mà
người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề
tài cổ điển như ”tứ linh”, ”tứ thời”,” bát quả”; các mô típ thể hiện Phúc – Lộc -Thọ bên
cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng
cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam,
các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ
thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu
luyện và tài tình.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ
mỉ nặng tính sao chép, gò bó bởi những qui phạm phong kiến là phong cách cách điệu
phóng khoáng với khối lượng lớn các đồ án dạng ”dây lá hóa” đã tạo thêm sự phong phú,
sinh động, gây xúc cảm cho người thưởng ngoạn. Gian ngoại khách ở nhà trăm cột còn
được tô điểm bởi các bức hoành phi, đối liễng, sơn son, thếp vàng cẩn ốc xa cừ có nội
dung nói lên tư tưởng hướng đến cuộc sống an nhàn, (Thiên địa náo trường xuân mậu
trúc mai thanh khai hảo cảnh, Hướng sơn y thắng cuộc vận phi điểu cách tráng kỳ quan)
hay ca ngợi cảnh đẹp (Sơn trang cổ họa) ,cầu phúc ,chúc thọ. Tất cả được bố cục ,xử lý
một cách hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm của một ngôi
nhà thờ và cũng đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống.

Theo các nhà nghiên cứu, nhà trăm cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại
thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của
gia chủ trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang
trí,tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử – văn hóa đất phương
Namcuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.


Với giá trị ấy, năm 1997 nhà trăm cột đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng là Di
tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997).

×