Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO TRONG GIẾNG BẬC THANG CỦA ẤN ĐỘ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.79 KB, 4 trang )

KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO TRONG GIẾNG
BẬC THANG CỦA ẤN ĐỘ

Các họa tiết trong giếng Rani
Giếng bậc thang của người Ấn Độ có một ý nghĩa tín ngưỡng rất quan trọng,
biểu hiện sự sùng kính đối với các vị thần, và cũng là nơi để mọi người có tội lỗi
được ân xá. Bởi ý nghĩa như vậy, phần kiến trúc của giếng bậc thang cũng rất độc
đáo và khác biệt.

Giếng bậc thang gồm hai phần chính. Phần nổi trên mặt đất là Madapa (cửa vào
giếng) được xây dựng công phu với các họa tiết điêu khắc độc đáo, lạ mắt. Phần đáy
giếng gọi là Kund. Khoảng cách giữa Madapa và Kund là 5-7 tầng giếng, mỗi tầng
gồm một số bậc thang dẫn sâu vào lòng đất, được đỡ bởi những cây cột lớn. Độ sâu
của giếng có khi lên đến hơn 80m.

Trong các giếng còn tồn tại cho đến bây giờ như Jhilani, Manjushu, Suryakun,
Navghan... thì giếng Rani ở làng Patan là nơi thu hút du khách nhất bởi vẻ đẹp huyền
bí và truyền thuyết linh thiêng của nó. Giếng được xây vào năm 1032 (dưới triều đại
Chalukya) theo yêu cầu của hoàng hậu Udaymati. Mặc dù đã bị tháo gỡ phần nổi trên
mặt đất để trang trí cho một chiếc giếng bậc thang khác, nhưng phần chìm còn nguyên
vẹn của giếng Rani vẫn gây ấn tượng rất nhiều cho mọi người vì quy mô đồ sộ và
những họa tiết kỳ lạ. Trên thành giếng, trong các hốc tường và hành lang bao quanh là
hình các vị tổ sư của đạo Hindu được chạm khắc rất trang trọng, công phu. Đặc biệt,
bức phù điêu hình thần Vishnu ở nhiều tư thế khác nhau có thể xem là một tác phẩm
nghệ thuật vô giá đối với nhân loại - nhất là cảnh thần Vishnu ngồi trên chiếc ghề dài
hình con rắn (biểu tượng của thần Sheshnaga).

Ngoài ra bức phù điêu nữ thần Khiêu Vũ đứng dưới gốc xoài, tay để trước bụng
gợi sự phồn thực, sinh sôi, giống như cây xoài đang xum xuê trái cũng gây ấn tượng
rất mạnh cho người xem. Tượng của các nữ thần Ấn Độ thường được chạm khắc cùng
với một chiếc gương, một chiếc hũ hoặc đang bồng một đứa trẻ, nếu đơn giản hơn là


đang trong tư thế nhảy múa. Bên cạnh các vị nữ thần là vẻ đẹp kiêu hùng, oai nghiêm
của người đàn ông trong chiến trận… Tất cả những hình tượng được khắc đều biểu
tượng cho sự sinh tồn của loài người. Nhiều bức chạm trổ điêu khắc ở đây có thể sánh
với các tác phẩm trong đền thờ thần Mặt trời ở Modhara, Vimala Vasahi ở núi Abu
hoặc trong các lăng mộ Phật giáo Ấn Độ.

Đến vùng Asava, du khách sẽ thật nuối tiếc khi không được chiêm ngưỡng hai
công trình: Mata Bhavari (xây từ thời Chalukya để tỏ lòng tôn kính thánh mẫu Amba
Bhavanni) và Harir (có niên đại từ thế kỷ 16, dưới thời vua Mahnud Begarad). Mata
Bhavari mang đậm dấu ấn tôn giáo với kiến trúc tuyệt đẹp, đặc trưng của thời tiền
Trung cổ. Còn Harir do một người quản lý các cung nữ theo đạo Hồi, Bai Harir
Sultani, thiết kế. Nếu muốn tham quan, du khách có thể đi xuống bằng nhiều dãy thang
cố định hình xoắn ốc. Là một công trình của tín đồ Hồi giáo, nó không có những cảnh
phồn thực mà chủ yếu là các họa tiết trang trí hình hoa lá (tuy nhiên vẫn có một số chi
tiết hình con vật do ảnh hưởng của đạo Hindu).

Cách AhmeDabat 18 km là giếng Adalaj. Các ban công, hốc tường và cột đỡ
các tầng giếng ở đây được trang trí bằng những họa tiết của cả đạo Hindu lẫn đạo Hồi.
Ngoài ra, giếng Adalaj còn gắn với truyền thuyết về mối tình bất tử giữa quốc vương
Veer Singh và người vợ xinh đẹp - nàng Rudba Deri. Chuyện kể rằng, ngày xưa, trong
một cuộc chiến giành đất đai, vua Beghra đã chiếm được vùng Dandai Desh và giết
chết vua Veer Singh của triều đại Vaghela. Khi nhìn thấy hoàng hậu Deri, Beghra đã
say mê và ngỏ lời cầu hôn. Deri xin vua Beghra cho xây giếng Adalaj để tưởng niệm
người chồng cũ là vua Veer Singh rồi sau đó mới cử hành hôn lễ. 20 năm sau giếng
Adalaj mới hoàn thành, lúc này vua Beghra lại đến cầu hôn. Nhưng Deri đã gieo mình
xuống giếng tự vẫn. Lòng chung thủy của nàng đã khiến thần Nước cảm động và thần
đã đem lại cho giếng Adalaj nguồn nước tươi mát vô tận.



×