Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi chọn đội tuyển HSG Địa 12 vòng 1 bảng B docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.91 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I
LONG AN Ngày thi: 06/10/2011
MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG B)
Thời gian 180 phút (không kể phát đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu I (4,0 điểm)
1. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao thủy chế sông Cửu
Long khá điều hòa?
2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau:
Mùa Theo dương lịch ở Bán Cầu Bắc Theo âm – dương lịch ở Bán Cầu Bắc
Xuân

4 hoặc 5-2(lập xuân)

đến 5 hoặc 6 – 5
(lập hạ)
Hạ


Thu


Đông



Câu II (5,0 điểm)
1.a/ Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,3% và không thay đổi trong
giai đoạn 2005 – 2010, Hãy điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Việt Nam theo mẫu dưới
đây:


b/ Sự gia tăng dân số là do những yếu tố nào tạo thành? Yếu tố nào quyết định? Tại sao?
2. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi. Tại sao nói việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính
ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện?
Câu III (5,0 điểm)
1. Trình bày những yếu tố cơ bản đã giúp Nhật Bản khôi phục nền kinh tế từ đống tro tàn
đổ nát sau chiến tranh thế giới lần 2 để trở thành một siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới.
2. Phân tích các thế mạnh nổi bật của tài nguyên nông – lâm - ngư nghiệp khu vực Đông
Nam Á.
Câu IV (6,0 điểm)
1/ Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta.
2/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học:
a/ Hãy so sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long?
b/ Nêu thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội nước ta.

HẾT

* Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.
*Giám thị không giải thích gì thêm.
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Dân số (triệu người) ? ? 85,17 ? ?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I
LONG AN Ngày thi: 06/10/2011
MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG B)
Thời gian 180 phút (không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 05 trang)
Câu Nội dung Điểm
I

(4,0đ)

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
* Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:
- Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu
ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là mưa nên chế độ nước sông phụ
thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó.
- Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do
băng tuyết tan cung cấp.
- Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò
đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông
* Địa thế, thực vật và hồ đầm:
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng. Vì
thế, mưa to trong thời gian ngắn, lũ lên rất nhanh.
- Thực vật: điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ
nước sông.
Thủy chế sông Cửu Long khá điều hòa vì:
- Do đặc điểm của lưu vực và trắc diện (dòng sông dài, có dạng
lông chim, lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ).
- Do tác động điều tiết của hồ Tônlêxap (Campuchia)

(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2,25

0,25


0,25


0,25


0,25

0,25
0,25


0,5

0,25
2 Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:

Mùa Theo dương lịch ở Bán
Cầu Bắc
Theo âm – dương lịch ở
Bán Cầu Bắc
Xuân

21-3 (xuân phân) đến
22- 6 (hạ chí)
4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến
5 hoặc 6 – 5 (lập hạ)
Hạ
22 - 6 (hạ chí) đến 23 – 9
(thu phân)
5 hoặc 6 - 5 (lập hạ) đến 7
hoặc 8 -8 (lập thu)

Thu
23 - 9 (thu phân) đến 22
– 12 (đông chí)
7 hoặc 8 -8 (lập thu) đến 7
hoặc 8 -11 (lập đông)
Đông

22 -12 (đông chí) đến 21
- 3 năm sau (xuân phân)
7 hoặc 8 -11 (l
ập đông) đến
4 hoặc 5-2 năm sau (lập
xuân)
(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

1,75



II
(5,0đ)

1


a/ Giả sử tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam là 1,3% và không thay đổi
trong giai đoạn 2005 – 2010, dân số của Việt Nam:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Dân số (triệu

người)
83,0 84,08
85,17
86,28 87,40
(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

b/- Sự gia tăng dân số là do 2 yếu tố tạo thành:
+ Gia tăng tự nhiên ( tỉ suất sinh và tử)
+ Gia tăng cơ học (xuất cư và nhập cư)
- Trong đó yếu tố gia tăng tự nhiên là quyết định
Vì:
+ Gia tăng cơ giới mang tính nhất thời, không thường xuyên nên
chỉ ảnh hưởng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa
phương.
+Tỉ suất sinh và tử, đặc biệt là sinh nhiều, sinh ít sẽ quyết định
sự gia tăng dân số, sự biến động dân số của một quốc gia và trên thế
giới nên gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.

(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2,25

1,0









0,25
0,25
0,25


0,25


0,25



2

Nêu vai trò của ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản
xuất:
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn
đạm động vật như: thịt, sữa, trứng,…
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp) v
à
dược liệu.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.Tận dụng
phụ phẩm của trồng trọt.
- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền
vững.
Đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát

triển không dễ thực hiện vì:
- Ở các nước đang phát triển, dân số đông nên vấn đề lương
thực được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trồng trọt được chú ý hơn
chăn nuôi.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi còn lạc hậu.
2,75
1,25


0,25

0,25


0,25
0,25

0,25

1,5

0,25


0,25
0,25
- Dịch vụ thú y, con giống còn hạn chế nên chất lượng chăn
nuôi chưa cao, khó cạnh tranh.
- Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

- Vốn đầu tư cho chăn nuôi lớn. Các nước đang phát triển thiếu
vốn.
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)

0,25

0,25
0,25
III
(5,0đ)

1 Những yếu tố cơ bản đã giúp Nhật Bản khôi phục nền kinh tế từ
đống tro tàn đổ nát sau chiến tranh thế giới lần 2 để trở thành
một siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới:
- Người lao động cần cù, làm việc tích cực với ý thức tự giác và
tinh thần trách nhiệm cao.
- Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, chi phí cho giáo
dục ở Nhật luôn cao.
- Biết áp dụng chính sách phát triển kinh tế phù hợp.
- Nhật luôn đẩy mạnh và liên tục đổi mới khoa học kĩ thuật,
công nghệ.
- Tiếp cận và xâm nhập thị trường có hiệu quả.
- Biết cách tạo vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2,0



0,5

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25
2 Phân tích các thế mạnh nổi bật của tài nguyên nông – lâm - ngư
nghiệp của khu vực Đông Nam Á:
* Thế mạnh về tài nguyên nông nghiệp:
- Khí hậu nóng ẩm thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới.
- Hệ đất trồng phong phú (đất fearalit, đất đỏ badan ở khu vực
đồi núi và đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng) nên nông sản đa
dạng:
+ Trên các vùng đất fearalit, đất đỏ badan có thể phát triển các
vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn như: cao su, cà
phê, hồ tiêu, cọ dầu,…
+ Diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn có thể phát triển lúa
gạo thâm canh với quy mô lớn.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, cung cấp nguồn nước cho sản
xuất nông nghiệp.
* Thế mạnh về tài nguyên lâm nghiệp:
- Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm
lớn với mức sinh khối nhanh tạo điều kiện cho ngành lâm nghiệp
phát triển.
* Thế mạnh về tài nguyên ngư nghiệp:
- Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ

Lào) đều giáp biển.
- Vùng biển nhiệt đới có diện tích rộng lớn tạo ra thế mạnh để
3,0


0,25

0,5


0,25


0,25

0,25


0,5



0,25

0,25
đánh bắt hải sản.
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập
mặn ,…là những lợi thế cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Diện tích mặt nước sông suối, ao, hồ,…thuận lợi thả cá, nuôi
tôm,…

(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)

0,25

0,25
IV
(6,0đ)
1 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên nước ta:
* Thuận lợi
- Vị trí địa lý quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước
ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.Chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biển. Vì thế thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tươi, rất giàu sức
sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ (Tây Nam
Á, Bắc Phi)
- Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái
Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên có nhiều
tài nguyên khoảng sản.
- Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động
thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng
của tự nhiên (phân hóa Bắc – Nam, phân hóa giữa miền núi với
đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác
nhau)
* Khó khăn
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,….

1,5

0,5





0,25


0,25

0,25




0,25
2
Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học:
a/ So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng với đồng bằng
sông Cửu Long:
* Giống nhau:
- Cả hai đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi
tụ dần trên một vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho cơ giới hóa.
- Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi phát
triển nông nghiệp (là hai vựa lúa lớn nước ta).
- Hàng năm đều lấn ra biển.
* Khác nhau
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
- Do phù sa hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông Thái

Bình bồi đắp.
- Rộng khoảng 15.000 km
2
.

- Khai phá lâu đời, bị biến đổi
- Do phù sa sông Tiền và sông
Hậu bồi đắp.

- Rộng khoảng 40.000 km
2
.Lớn
hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Khai phá muộn hơn, ít bị biến
4,5

3,0


0,25

0,25
0,25

0,25


0,25



0,25

0,25




HẾT




mạnh.

- Hình dạng: có dạng tam giác
cân (đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy
từ Quảng Ninh đến Ninh Bình).


- Địa hình cao ở rìa phía Tây,
Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị
chia cắt thành nhiều ô.


- Có đê ven sông: vùng trong đê
không được phù sa bồi đắp
hàng năm. Vùng ngoài đê
thường xuyên được phù sa bồi
đắp hàng năm.
- Ít chịu tác động của thủy triều.


- Hàng năm lấn ra biển 80-
100m.
đổi.

- Hình dạng: có dạng hình
thang cân (cạnh trên là đoạn từ
Hà Tiên đến Gò Dầu, cạnh dưới
là đoạn từ Cà Mau đến Gò
Công).
- Địa hình tương đối thấp, bằng
phẳng.



- Không có đê, nhưng có mạng
lưới sông ngòi kênh rạch chằng
chịt.


- Chịu tác động mạnh của thủy
triều.
- Hàng năm lấn ra biển 60-80m.

b/ Nêu thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:
* Thế mạnh:
- Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng
hóa các loại nông sản,nhất là lúa gạo.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản,

thủy sản và lâm sản ( dẫn chứng)
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, đô
thị lớn, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
* Hạn chế:
Thường xuyên chịu thiên tai: (như lũ lụt, bão, h
ạn hán ….)
gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
.
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)


0,25




0,25




0,25




0,25


0,25


1,5


0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

×