Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập lớn cơ sở văn hóa việt nam đề tài ẩm thực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.46 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI TẬP LỚN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài:

ẨM THỰC VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện:
Lớp:

Đà Nẵng, tháng 2/2022



I. MỞ ĐẦU:
Việt Nam- đất nước với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, trải qua biết bao cuộc
“bể dâu”, đi qua biết bao thế hệ nhưng nét văn hóa vẫn trường tồn, vẫn được kế thừa
và phát huy đến tận ngày nay. Đất nước hình chữ S trải dài với ba miền phân chia
riêng biệt Bắc-Trung-Nam ấy chính là bức tranh văn hóa đa sắc màu kì diệu. Nền
văn hóa kết tinh từ thành quả lao động, sáng tạo, gìn giữ qua hàng ngàn năm dựng
nước của 54 dân tộc anh em. Trong đó ẩn chứa những giá trị tốt đẹp về quá trình
người Việt lao động, sinh hoạt và đặc biệt qua cách ăn uống.
Mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì ẩm thực được xem là một đề tài thú vị,
khơng thể hịa lẫn với bất kì quốc gia nào. Là một trong số ít quốc gia có nền ẩm
thực đa dạng và đặc sắc, khơng thể ngẫu nhiên mà Việt Nam thực sự trở thành “ nhà
bếp của thế giới” theo một chuyên gia marketing nước ngoài gợi ý [1].
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nền ẩm thực cũng từ đó mà trở
nên hoàn thiện, vượt bậc hơn so với ẩm thực truyền thống. Thế nhưng trong bối
cảnh hội nhập, liệu ẩm thực Việt có đang lạc lối? Vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại


nhập trong văn hóa ẩm thực Việt Nam ngồi mặt tích cực “ được rất nhiều” là những
mặt trái “ mất khơng ít”. Mặt khác, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức để
giữ gìn bản sắc và giá trị ẩm thực truyền thống Việt Nam để tránh khỏi sự “hòa trộn”
và làm mất đi nét đặc sắc vốn có của nền ẩm thực nước nhà.


II.
1.

NỘI DUNG:
Đặc điểm văn hóa ẩm thực Việt Nam ngày nay dựa trên những đặc điểm

văn hóa ẩm thực truyền thống:
1.1. Sơ lược về văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Ẩm thực hay ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống
con người, nhằm duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động và phát triển. Đồng thời
ăn uống cịn là một phạm trù văn hóa. Ăn uống không chỉ phụ thuộc vào những điều
kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố về phong tục, tập qn và tín
ngưỡng, góp phần tạo nên văn hóa của một dân tộc hay một địa phương. Đó là văn
hóa ẩm thực.
Văn hóa ẩm thực là một phần tổng thể của một số nét cơ bản, đặc trưng của
một gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia,… Ơng bà ta có câu: “ Qua ăn uống
mới thấy cách người ta đối đãi với nhau như thế nào”. Thật vậy, thơng qua ẩm thực,
ta có thể nhìn nhận những cách ứng xử trong ăn uống và nghệ thuật chế biến tinh
tường của người làm bếp.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý
pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất
nước Việt Nam. Do đất nước được chia thành ba miền Bắc-Trung-Nam rõ rệt nên
ẩm thực có sự phân hóa riêng biệt giữa các vùng, góp phần tạo nên nét phong phú,
đa dạng trong văn hóa ẩm thực. Dù có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc

nhưng ẩm thực Việt vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất chỉ tất cả những món ăn
phổ biến trong cộng đồng người Việt.
1.2. Sơ lược đặc điểm văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống:


Từ cõi sơ khai, khi đất nước được hình thành, ẩm thực Việt Nam cũng dần
ra đời. Nền ẩm thực truyền thống luôn mang những nét riêng, in đậm phong cách
của con người Việt Nam thời bấy giờ. Thế nhưng, chính vì những nét độc đáo ấy mà
những món ăn Việt Nam ln có sức hấp dẫn đối với bạn bè quốc tế.
Việt Nam là nước nông nghiệp, nổi tiếng với nền văn minh lúa nước. Vì thế,
đất nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong văn hóa
ẩm thực Việt Nam thời xưa, thành phần khơng thể thiếu chính là cây lúa. Cây lúa
được xem là trung tâm của vạn vật, như dân gian ta từ bao thời nay vẫn ví von: “ Hạt
gạo là hạt ngọc trời”. Từ gạo, đất nước ta cịn có vơ số những chế phẩm khác có thể
thay thế trong các bữa ăn phụ như bún, phở, hủ tiếu,... Ẩm thực xưa và nay của người
Viêtnđều mang tính cơng đồng rõ rêtn. Mỗi thành viên trong gia đình ngồi chén ăn
riêng thì tất cả các món đều ăn chung và dọn lên cùng mơtn mâm.

Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm
riêng của ẩm thực Việt Nam. Hầu hết, các món ăn được chế biến vơ cùng đơn giản,
độc đáo, nguyên liệu thực vật dễ tìm cùng đa dạng cách chế biến. Đây là một văn
hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại
nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ
động vật. Ngồi ra, cách trình bày và tính thẩm mĩ cũng khơng cần thiết trong các
món ăn.
Thời xưa, người ViêtnNam thường có thói quen ăn nhạt hơn, các món khơng
q đâmn đà. Trong q trình chế biến món ăn, người ViêtnNam pha trôn nhiều vị để
tạo nên hương vị riêng. Có rất nhiều món ăn Viêtnđược kết hợp đầy đủ các vị như
chua, cay, măn, ngọt. Điều này tạo nên sự hài hịa và đăcn biêtncho từng món ăn
Viêtn [2].



Các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường
xuyên nước mắm, tương, tương đen. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và
nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt [3].
Đặc biệt, sự hiếu khách, cởi mở trong mâm cơm chính chính là điểm sáng thu hút
trong nền ẩm thực Việt từ xưa đến nay. Khơng chỉ thể hiênn nét văn hóa của người
Viêtnmà còn tạo nên ấn tượng sâu sắc với du khách quốc tế.
1.3. Đặc điểm của văn hóa ẩm thực Việt Nam hiện nay:
Có thể nói, ẩm thực Việt Nam hiện nay là sự giao thoa đặc biệt của tinh hoa
ẩm thực truyền thống của dân tộc và những tinh túy, mới mẻ từ nhiều quốc gia trên
thế giới. Với phương châm “ hịa nhập nhưng khơng hịa trộn”, nền ẩm thực Việt tuy
có nhiều đổi mới nhưng vẫn khơng làm mất đi văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà tổ
tiên lưu truyền bao đời.
1.3.1. Ẩm thực Việt Nam hiện nay thể hiện qua ba miền:
Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, khơng q nồng nhưng lại có
màu sắc sặc sỡ, thường khơng đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước
mắm loãng, mắm tôm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với
những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh
cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm
hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn
đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về
màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm
ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hồng gia khơng chỉ rất cay,
rất nhiều màu sắc mà cịn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món.


Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa,
Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay.

Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bị hóc, mắm ba khía... Có những
món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất
nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đng đất hoặc đng chà là, vọp chong, cá lóc
nướng trui...[4]
1.3.2. Ẩm thực Việt Nam có sự biến tấu dựa trên công thức truyền thống:
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế, văn hóa
ẩm thực của các nước ngồi dần dần có cơ hội du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó,
ẩm thực nước nhà cũng được bạn bè bốn phương biết đến nhiều hơn. Dần dần, ẩm
thực Việt xuất hiện tràn lan trên các mặt báo, tin tức và mang về nhiều kỉ lục đáng
giá. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp, trong khung giờ vàng phát sóng bản
tin thời sự của kênh truyền hình lâu đời và lớn nhất Pháp - kênh TF1, đã đăng tải
phóng sự tìm hiểu về sự thành công của “ẩm thực thế giới” tại Pháp trong hơn 10
năm trở lại đây và vinh danh ẩm thực Việt Nam là 1 trong 3 ẩm thực được u thích
nhất bởi người Pháp [5]. Bên cạnh đó, Tổ chức Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã
chính thức cơng nhận 5 kỷ lục thế giới dành cho ẩm thực Việt Nam dựa vào hồ sơ
đăng ký của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử từ đầu năm 2020[6].

Chính vì thế, người Việt Nam trau chuốt và tỉ mỉ hơn trong từng món ăn.
Cùng với sự du nhập của các nền văn hóa đến từ phương Tây và các quốc gia như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Nền ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những tinh
hoa vốn có nhưng thêm vào đó là sự sáng tạo. Biến tấu thành những hương vị mới
mẻ, hấp dẫn. Dựa trên những truyền thống để lại, người Viêtnbiến tấu thành những
món ăn đơcn đáo, có sự hài hịa và cân bằng khẩu vị hơn. Bên cạnh đó, người Việt ta
cịn khéo léo trong cách kết hợp văn hóa ẩm thực nước bạn vào trong món ăn của
mình.


1.3.3. Ẩm thực Việt Nam hiện nay chú trọng hơn trong cách trình bày:
Người ViêtnNam xưa thường chú trọng đến viêcn ăn no, ăn ngon và bổ
dưỡng, ít quan tâm đến hình thức trang trí. Tuy nhiên, vẫn là những món ăn truyền

thống, kể cả hiên đại thì người nấu vẫn có những cách trang trí sáng tạo để làm tạo
nên mơtn“tác phẩm nghê thnt”n hồn hảo. Nếu thời trang là một chuỗi cập nhật
ln đổi mới thì ẩm thực cũng có sự thay đổi theo xu hướng. Khi cuộc sống ngày
càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Ẩm thực không chỉ đơn
giản là “ăn no mặc ấm” nữa mà phải đạt đến ngưỡng “ăn ngon mặc đẹp”. Những
món ăn “Đẹp-Độc-Lạ” ln là sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Do
vâynmà ẩm thực Viêtnthời nay không chỉ cân bằng mùi vị mà còn là sự hài hòa về
màu sắc, cách bài trí ngun liêun của món ăn.
1.3.4. Ẩm thực ngày nay đề cao các thành phần dinh dưỡng:
Khi xã hơincịn nhiều khó khăn, người dân chú trọng nhất là làm sao ăn đủ
no mà ít quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, ngày này, khi cuôcnsống
hiênn đại hơn, những đòi hỏi của con người cũng được cải thiênn. Người Việt ngày
càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và quan tâm nhiều hơn đến các
yếu tố sức khỏe, tính bền vững và các vấn đề xoay quanh bảo vệ môi trường.
Nền ẩm thực Viêtnngày nay không chỉ là vấn đề “ăn cho no, măcn cho ấm”
mà phải là “ăn ngon, măcnđẹp”. Chính vì vâyn mà trong chế biến món ăn, mọi người
quan tâm hơn đến sự kết hợp các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo nguyên liêun tươi,
ngon, không chất bảo quản hay thành phần đơcn hại.
Bất kể ai cũng có thể hiểu, mơtnđời người không phải sống để ăn mà là để
hưởng thụ. Ăn uống khoa học là cách để bảo vê nsức khỏe mọi người, nâng cao sức
đề kháng để tránh được mầm móng gây bênh.


2. Vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam
và những đề xuất để gìn giữ được những nét văn hóa tốt đẹp của người Việt:
2.1. Vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực của Việt
Nam:
2.1.1 Sơ lược về tiếp biến văn hóa ngoại nhập:
Giao lưu – tiếp biến văn hóa (acculturation) được hiểu là hiện tượng xảy
ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự

biến đổi mô thức văn hóa của các bên. Trong giao lưu có thể xảy ra hiện tượng
những yếu tố của nền văn hóa này thâm nhập vào nền văn hóa kia (tiếp thu thụ động)
hoặc nền văn hóa này vay mượn những yếu tố của nền văn hóa kia ( tiếp thu chủ
động), rồi trên cơ sở những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy má điều chỉnh, cải biến
cho phù hợp gây ra sự giao thoa văn hóa [7].
2.1.2.Tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Văn hóa ẩm thực Việt Nam được hình thành và phát triển gắn với sự phát
triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, món ăn Việt ngày càng đa dạng,
hài hịa. Thơng qua sự giao thương của các quốc gia, ẩm thực nước ta bị ảnh hưởng
từ nhiều luồng văn hóa khác nhau: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả
văn hóa ẩm thực Pháp,…
Những giống cây trồng, vật nuôi của phương Tây du nhập vào Việt Nam
chủ yếu được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa… Các loại
nguyên liệu như khoai tây, cà rốt, bắp cải, hành tây, củ dền, đậu Hà Lan, măng tây,
dâu tây, quả phúc bồn tử, các giống xà lách Pháp… đã trở thành những cái tên
khơng thể thiếu trong các món ăn của Việt Nam. Về thức uống, Việt Nam nổi tiếng
với việc trồng và xuất khẩu cà phê, đây cũng là một loại cây trồng có xuất phát điểm
từ Phương Tây. Từ xuất phát điểm này, hiện nay thế giới không thể không


nhắc đến cái tên cà phê Việt Nam với sự u mến vì hương vị đặc trung và thơm
ngon. Ngồi cà phê thì sữa bị, rượu vang cũng được xem là những thức uống rất
Tây, được chế biến từ nguồn nguyên liệu được du nhập từ phương Tây: bò sữa tại
các cao nguyên và nho ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều về văn hóa và ẩm thực Trung hoa. Vì
vậy, mà các nhà hàng món ăn Trung Quốc tại Việt Nam được mở ra rất nhiều. Ẩm
thực Trung Hoa đặt sự bổ dưỡng, chế biến cầu kỳ đẹp mắt để tạo ra món ngon hấp
dẫn. Một số món ăn ngày càng trở nên thịnh hành ở thị trường Việt Nam như:
Dimsum, lẩu Trung Hoa, vịt quay Bắc Kinh,…
Ngoài ra, sự giao lưu của làn sóng văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và Nhật Bản

trở nên mạnh mẽ, được đón tiếp nồng hậu nhất trong thị trường Việt Nam. Các món
ăn Hàn Quốc và Nhật Bản dù chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng có một sự tiếp xúc
mạnh mẽ với văn hóa bản địa nên rất phát triển với một số món ăn như: Kimbap,
Tokbokki [8], Kim chi, sushi, sasimi,…
Các nét văn hóa ẩm thực, đặc biệt là cách chế biến, điều vị và các giá trị về
cảm quan luôn được người Việt tiếp thu và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu, điều
kiện sống. Khơng dừng lại ở các món ăn, sử dụng các loại gia vị gia nhập từ nước
ngoài, nước uống của người Việt cũng dần thay đổi theo thời đại, mang đậm dấu ấn
của Việt tây và Đông hóa.
Ngồi ra, khơng chỉ có sự giao lưu mạnh mẽ ở thực phẩm, văn hóa ăn uống
của người Việt cũng được tiếp biến theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, thay vì
ăn cơm vào buổi sáng, người Việt có xu hướng lựa chọn những loại thức ăn nhanh
như bánh mì, pizza,… Ở các thành phố lớn, người giàu thường chọn ăn uống tại các
nhà hàng Buffet hay mặt khác, người Việt bắt đầu chọn ăn uống bằng thìa, dao, nĩa
chứ không nhất thiết phải dùng đũa như xưa.


2.1.3. Đánh giá về vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm
thực Việt Nam:
Văn hóa của mỗi dân tộc chính là chiếc cầu nối dân tộc đó với thế giới và
văn hóa ẩm thực chính là một con đường ần gũi nhất để giao lưu và hịa nhập. Từ
những khía cạnh trên ta có thể thấy được sự tiếp nhận và phát triển văn hóa ẩm thực
dưới góc nhìn tiếp biến văn hóa. Sự khác nhau của nền ẩm thực mỗi đất nước, mỗi
châu lục nằm ở sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và văn hóa. Tiếp xúc, tiếp biến
văn hóa trong ẩm thực sẽ mang lại nhiều điều thuận lợi và giúp ta học hỏi những
điểm tốt, điểm độc đáo của nền ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới, mang lại những
công thức mới, nguyên liệu mới, cách phối hợp nguyên liệu và phương pháp chế
biến mới giúp món ăn ngon hơn, bổ dưỡng hơn [8].
Giải thích về việc này, ơng Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa
ẩm thực VN, nhận định sở dĩ ẩm thực Việt dễ dàng được đón nhận bởi chúng ta có

một nền ẩm thực “cởi mở” [9]. Người Việt tiếp cận văn hóa ẩm thực nước ngồi
nhưng “hịa nhập mà khơng hịa tan”. Minh chứng, các món ăn nước ngồi du nhập
vào nước ta đã trở thành ẩm thực Việt. Bánh mì Việt Nam là một ví dụ điển hình.
Nếu khơng có nền tảng, cảm hứng từ những chiếc sandwich, hamburger và công
thức cốt bánh chuẩn thì khơng thể có được món ăn đường phố ngon nhất thế giới
mang thương hiệu Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việc tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau khiến bạn bè từ
các quốc gia khác khi đến VN, thưởng thức ẩm thực VN cảm thấy có nét tương
đồng, gần gũi. Qua đó giúp họ hiểu được văn hóa VN, con người VN nhân văn,
dung hịa, tình nghĩa. Đây chính là cách hiểu đúng nhất về sứ mệnh kết nối thế giới
của ẩm thực.
2.2. Những đề xuất để gìn giữ được những nét văn hóa tốt đẹp của người
Việt:


Ẩm thực khơng chỉ là văn hóa vật chất mà cịn là nét văn hóa tinh thần đặc
sắc, phản ánh qua những phong tục, phép tắc ăn uống của mỗi người. Vấn đề tiếp
biến văn hóa ngoại nhập đồng thời mang lại nhiều mặt tiêu cực trong văn hóa ẩm
thực Việt Nam hiện nay. Theo xu thế hội nhập phát triển của một dân tộc giữa cộng
đồng quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề
mang tính thời sự nóng bỏng. TS Nguyễn Nhã, người sáng lập Viện Nghiên cứu ẩm
thực Việt Nam [10] cho rằng: “Ẩm thực Việt Nam hiện nay rất hỗn độn, lai tạp,
đang bị lạc hướng vì sự thiếu ý thức. Sử dụng hóa chất bừa bãi, thức ăn kém vệ sinh,
kém tươi sống, nhiều giá trị, tinh hoa ẩm thực bị biến dạng. Mình là người Việt, ở
nước Việt nhưng vào nhiều nhà hàng lại thấy bày nước tương trên bàn ăn chứ không
phải nước mắm. Theo tơi, nhà hàng Việt là phải có nước mắm, cùng lắm thì bày cả
nước mắm lẫn nước tương chứ khơng chỉ bày có nước tương”.
Chính vì những lí do đó, Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm
thực Việt ngay từ hơm nay.
2.2.1. Sưu tầm, hệ thống các món ăn đặc sắc, bí quyết nấu ăn ngon:

Sức hấp dẫn của nền ẩm thực Việt Nam toát ra từ sự mộc mạc, dung dị mà
đậm đà bởi nhiều nguyên liệu tự nhiên phong phú, sự đam mê của các đầu bếp khi
chế biến và quan trọng là có sự kế thừa truyền thống, sáng tạo qua các thời kỳ. Các
món ăn đậm chất Việt ln mang lại dấu ấn khó phai, giúp định vị du lịch Việt Nam
cũng như khiến cho người Việt tự hào về nền tinh hoa ẩm thực nước nhà.
2.2.2. Kết hợp giữa các doanh nghiệp, chuyên gia ẩm thực và Nhà nước:
Các nước phát triển du lịch đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất
nước mình thơng qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống.
Theo ông ông Philp Kotler, người được coi là một trong những nhà sáng lập trường
phái marketing hiện đại của thế giới, một vấn đề các ngành, các cấp cần suy nghĩ và
xây dựng chiến lược phát triển ẩm thực dân tộc và hệ thống nhà hàng của Việt


Nam nhằm hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời nâng cao hình ảnh của Việt
Nam trong tâm trí cộng đồng quốc tế [11]. Bên cạnh đó, các chuyên gia văn hóa ẩm
thực cùng hợp tác với các Trường dạy nấu ăn, các doanh nghiệp thực phẩm… để kế
thừa phát huy hội nhập bản sắc văn hóa ẩm thực Việt một cách toàn diện nhất.
III. KẾT LUẬN:
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có lúc đau thương
nhưng cũng khơng thiếu những tháng ngày hào hùng, oanh liệt. Trải suốt thời gian
ấy, dân tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm
thực mang đầy chất Việt, vô cùngđặc sắc và phong phú. Năm tháng xưa đã qua đi,
nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ơng để lại vẫn ln thơi thúc người nay
tìm hiểu về chúng. Dù có hiện đại đến đâu thì tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt vẫn
ln được trân trọng, giữ gìn và phát huy.“Ẩm thực đã khơng cịn đơn thuần là giá
trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên
dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất
để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy”. “Hịa nhập nhưng
khơng hịa tan”, đó chính là phương châm của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

Hoabui (2015), “Xu hướng ấm thực Việt Nam hiện nay”, nguồn:

/>[2].Diệu Trần (2020), “Khám phá ẩm thực”, tạp chí Tasty Chicken, nguồn:
/>[3].Trần Văn Khê, "Bàn Về Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt."
Trong Tạp chí Du Lịch Tph HCM, số 88 (10.1998). Xuân Huy, ctr. 19-25.


[4].

Dỗn Ngọc (2020), “ Nét văn hóa ẩm thực của người Việt”, Tạp chí Điện tử,

nguồn:

/>
viet.html24097
[5].

“Ẩm thực-nhà hàng”, Báo Yên Bái điện tử, nguồn:

/>[6]. />ioi.aspx
[7].

Lê Quý Đức (2013), Đề cương Những bài giảng giao lưu, tiếp biến trong lịch sử

Việt Nam,Trường Đại học Văn hoá.
[8]


“ Ẩm thực Việt Nam tiếp biến văn hóa Đơng Tây”, Theo Tin tức, nguồn:

/>[9]

Hà Mai( 2018), “ Ẩm thực Việt kết nối thế giới”, nguồn:

/>[10]

TS Nguyễn Nhã (2020), “ Xu hướng ẩm thực Việt Nam hiện nay”, nguồn:

/>




×