Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài tập lớn môn ngân hàng thương mại thực hiện báo cáo phân tích ảnh hưởng của công nghệ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.76 KB, 25 trang )

lOMoARcPSD|15978022

KHOA NGÂN HÀNG
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----o0o----

BÀI TẬP LỚN MÔN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TÊN BÀI TẬP LỚN: THỰC HIỆN BÁO CÁO PHÂN TÍCH ẢNH
HƯỞNG CỦA CƠNG NGHỆ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
Giảng viên hướng dẫn: Tạ Thanh Huyền
FIN17A14 - NHÓM: 03
Số từ: 7966 từ
Họ và tên

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Chinh

23A4020055

Nguyễn Minh Đức

23A4020075

Nguyễn Thị Nhật Hạ

23A4020100

Phạm Minh Hiếu


23A4020136

Phan Ngọc Ly

23A4020484

Dương Đức Thiện

23A4010612

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

1


lOMoARcPSD|15978022

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
I.

Xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ của các ngân hàng thương mại.... 4
1. Trên thế giới .................................................................................................. 4
2. Tại Việt Nam.................................................................................................. 5

II.
Tổng quan về việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của ngân hàng
Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) ............................................................. 7
1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Tiên Phong ................................... 7

2. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........ 9
III. Chiến lược nâng cao ứng dụng công nghệ nhằm phát triển kinh doanh ............ 16
1. Những thách thức trong ứng dụng công nghệ đối với các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và TPBank nói riêng .................................. 16
2. Một số chiến lược cơ bản nâng cao ứng dụng công nghệ nhằm phát triển
kinh doanh .......................................................................................................... 18
KẾT LUẬN................................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 24

2


lOMoARcPSD|15978022

MỞ ĐẦU
Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: cơng nghệ
sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng
cơng nghệ 4.0 là Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Vạn vật kết nối
(Internet Of Things – IOT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Với cuộc cách mạng này những
điều mà chúng ta cho rằng khơng thể lại có thể xảy ra. Trí tuệ nhân tạo cho phép mọi
thứ đều có thể tự động thay thế rất nhiều công việc và con người cùng một lúc. Đối
với các hệ thống ngân hàng, tác động mạnh mẽ và rõ ràng nhất là những tiến bộ về
cơng nghệ tài chính (Fintech). Cơng nghệ này đã và đang làm thay đổi rất nhiều về
cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại cho hệ thống ngân
hàng. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang
có những thay đổi rất lớn. Cơng nghệ kỹ thuật số đã và đang tái định hình lại các hoạt
động tài chính như thanh tốn, bảo hiểm và quản lý tài sản. Nó lại càng được thúc đẩy
một cách mạnh mẽ nhờ vào tác động COVID-19. Những thay đổi này làm các dịch vụ
ngân hàng trở nên đa dạng hơn, giải quyết nhiều nhu cầu của thị trường, nhưng bên
cạnh đó nó cũng làm nổi lên một số rủi ro cần giải quyết.


3


lOMoARcPSD|15978022

NỘI DUNG
I. Xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ của các ngân hàng thương mại
1. Trên thế giới
Hiện nay ngành ngân hàng thế giới chứng kiến hai xu hướng phát triển chính.
Đó là:
-

Chuyển đổi số của hệ thống Ngân hàng truyền thống;

-

Sự tham gia của các Công ty Fintech, Bigtech vào một phần hoạt động
ngân hàng - tài chính.

Thật vậy, mối quan hệ giữa ngân hàng và cơng nghệ đã trở nên chặt chẽ hơn
trong suốt quá trình phát triển của thế giới. Quá trình này diễn ra nhanh hơn dưới tác
động của cuộc khủng hoảng COVID-19 buộc các ngân hàng và khách hàng của họ
phải sử dụng các công cụ kỹ thuật số trong bối cảnh các chi nhánh, văn phịng và trung
tâm cuộc gọi đóng cửa.
Thứ nhất, xu hướng hợp tác đơi bên cùng có lợi: Cộng hưởng sức mạnh giữa
ngân hàng - các công ty tài chính cơng nghệ (Fintech) đang là xu hướng phát triển chủ
đạo tại thị trường tài chính, ngân hàng.
Thứ hai, dữ liệu là trung tâm: Dữ liệu sẽ thay đổi bản chất của tồn bộ các dịch
vụ tài chính - ngân hàng. Ngân hàng tương lai với mơ hình định hướng dữ liệu (datadriven) sẽ xây dựng nên góc nhìn toàn cảnh 360 độ về khách hàng để tăng cường khả

năng cung cấp dịch vụ cũng như tuân thủ pháp lý của mình.
Thứ ba, thay đổi phương thức, mơ hình kinh doanh: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
để thay đổi mơ hình kinh doanh truyền thống sang các mơ hình mới nhạy bén, linh
hoạt hơn như Ngân hàng số (Digital Banking), Ngân hàng nền tảng (Platform
Banking), Kinh tế nền tảng (Platform Economy), Ngân hàng như một dịch vụ
(Banking as-a-Service),...
Thứ tư, tăng cơ hội phát triển đột phá từ công nghệ: Những tổ chức đầu tư
mạnh vào nghiên cứu phát triển công nghệ và tận dụng được sức mạnh của dữ liệu sẽ
có khả năng vượt trội hơn các tổ chức truyền thống (Ngân hàng thách thức, Ngân hàng
kiểu mới).
4


lOMoARcPSD|15978022

Thứ năm, thay đổi trong pháp lý chính sách: Tốc độ thay đổi nhanh chóng của
cơng nghệ đặt ra u cầu các cơ quan quản lý (regulators) phải thay đổi cách tiếp cận
theo hướng từ quản lý thận trọng, đảm bảo tuân thủ quy định, luật lệ sang thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, chính sách theo hướng cởi mở, thích ứng
với mơi trường, hồn cảnh thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên 4.0.
2. Tại Việt Nam
Xu hướng ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng trên tồn thế giới đang
phát triển vơ cùng mạnh mẽ. Để theo kịp với xu hướng toàn cầu và đến gần hơn với
khách hàng, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày nên dù đã nhiều năm
gắn liền với mơ hình truyền thống nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam lại không hề
ngần ngại trong việc áp dụng công nghệ vào mọi nghiệp vụ trong ngành Ngân hàng.
Trong báo cáo vừa công bố của Vietnam Report, 63,6% số chuyên gia và ngân
hàng dự báo tăng trưởng của ngành cao hơn cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với mức
năm ngoái (58,8%). Khoảng 9,1% số chuyên gia và ngân hàng tỏ ra thận trọng với
triển vọng ngành. So sánh với thời điểm đại dịch lan rộng khắp các nền kinh tế, khiến

cho 76,9% số chuyên gia và ngân hàng lo ngại về suy giảm tăng trưởng (tháng 6/2020).
Động lực cho dự báo này chủ yếu đến từ việc tăng trưởng tín dụng phục hồi
mạnh mẽ, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu
vực. Ngoài ra, tiền gửi tăng trở lại, thu nhập ngồi lãi tăng trưởng tốt hay chi phí hoạt
động được cải thiện nhờ chuyển đổi số cũng là các yếu tố giúp cho ngành ngân hàng
tăng trưởng trong năm 2022.
Tuy nhiên, các chuyên gia được Vietnam Report khảo sát cũng đưa ra hàng loạt những
điều mà ngành ngân hàng cần lưu ý.
Thứ nhất, rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản.
Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng bị siết chặt từ cuối năm 2019, phát hành
trái phiếu đã trở thành một trong những phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp bất
động sản huy động nguồn vốn để phát triển dự án.

5


lOMoARcPSD|15978022

Thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt
các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy
động tiền của nhà đầu tư.
Theo Fiin Research, áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn trong vòng 3 năm
tới của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Việc này có thể gây ra rủi ro thanh
khoản của ngân hàng. Một nửa số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang
nắm giữ là trái phiếu bất động sản.
Do đó, các ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ chéo do một lượng
lớn trái phiếu bất động sản của các doanh nghiệp chưa niêm yết nằm trong nhóm nợ
nghi ngờ.
Thứ hai, nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống.
Do triển vọng về nợ xấu gia tăng vào năm 2022 nên từ cuối năm trước, phần

lớn các ngân hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản
cũng như “dự phòng” lợi nhuận cho năm nay.
Xu hướng này tiếp tục được duy trì khi kết quả khảo sát của Vietnam Report
chỉ ra rằng, số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phịng rủi ro.
Dù vậy, tốc độ tăng trưởng trích lập dự phịng chưa tương xứng với tốc độ tăng
trưởng nợ xấu khiến tỷ lệ trích lập dự phịng bao nợ xấu trung bình giảm nhẹ. Vì vậy,
cần tăng nguồn lực dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Thứ ba, bộ đệm an tồn vốn cịn mỏng.
Theo Fiin Research, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam khá
thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý 1/2022, một
số ngân hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu cầu về an
toàn vốn của Basel 2.
Nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng áp dụng Thơng tư 41/2016/TT-NHNN
tiệm cận Basel 2, với yêu cầu tính tài sản có rủi ro chặt chẽ hơn, đồng thời các khoản
cho vay chứng khoán, bất động sản… cũng bị áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn.

6


lOMoARcPSD|15978022

Trong mơi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay,
áp lực tăng vốn đè nặng nên các ngân hàng ngày một tăng, trở thành một trong những
thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay.

II. Tổng quan về việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của ngân hàng Thương
mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)
1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Tiên Phong
Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng: Tài chính.

Tên tiếng anh dùng để giao dịch quốc tế: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank.
Thời gian thành lập: Ngày 05/05/2008
Trụ sở chính TPBank: Số 57 đường Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt
Nam.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
TPBank có tên gọi đầy đủ là ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
nhưng đại đa số chúng ta biết đến với tên gọi vắn tắt cùng với logo màu tím rất đặc
trưng, đó chính là TPBank.
TPBank được thành lập ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức
tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và
khách hàng, với sự tham gia của các cổ đông chiến lược giàu kinh nghiệm thị trường
và tiềm lực tài chính gồm Tập đồn Vàng bạc Đá q Doji, Tập đồn FPT, Tổng Cơng
ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đồn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd
(Singapore), Cơng ty Tài chính IFC…
Với tun ngơn “Vì chúng tơi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của
“sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng
hàng đầu. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng
đến.

7


lOMoARcPSD|15978022

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
★ Tầm nhìn
Trở thành một trong những ngân hàng đầu tại Việt Nam với những sản phẩm,
dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất
nước giàu mạnh.
★ Sứ mệnh

TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hồn hảo cho Khách hàng và đối
tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.
TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững,
mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về
kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động
cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.
★ Giá trị cốt lõi
5 giá trị cốt lõi trên chính là nền tảng để TPBank xây dựng thương hiệu, xứng
đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt
được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai:
● LIÊM CHÍNH: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá hàng đầu
với mỗi cán bộ ngân hàng.
● SÁNG TẠO: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá trong giải
pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và
Khách hàng.
● CẦU TIẾN: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở trường, năng
lực nội tại, tiềm năng của mỗi các nhân và đơn vị.
● HỢP LỰC: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ cơng việc, nhận thức rõ giá trị của
các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng
8


lOMoARcPSD|15978022

● BỀN BỈ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi đến thành
cơng.
1.3. Mạng lưới hoạt động
TPBank có liên kết với gần 300 ngân hàng trên tồn thế giới.

Ngân Hàng TMCP Tiên Phong có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng
khắp trên cả nước. Tính đến ngày 30/6/2022 đang có: Một Hội sở chính tại Hà Nội,
một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, 53 chi nhánh và 71 phịng giao dịch.
Trong đó nhiều nhất phải kể đến Hà Nội - 25 Chi nhánh/PGD, TP HCM - 19 Chi
nhánh/PGD, TP Cần Thơ - 2 Chi nhánh/PGD, ... và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Năm 2022, ngân hàng dự kiến mở rộng mạng lưới thêm ít nhất 40 điểm, hướng
tới mục tiêu mở mới 70 điểm trong năm 2022, nâng tổng số điểm LiveBank lên 420 450 điểm. Năm 2021, dù ảnh hưởng bởi Covid 19, TPBank vẫn duy trì được tốc độ
mở mới LiveBank với 80 điểm mở mới trên toàn quốc, đạt gần 400 điểm tính đến hết
năm 2021.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong hoạt
động cho vay
a) Đối với khách hàng cá nhân: TPBank ra mắt Ứng dụng TPFico Mobile - Giải pháp
quản lý khoản vay hiệu quả, nhanh chóng
Ngày 07/09/2020, TPBank chính thức ra mắt Ứng dụng TPFico Mobile - giải
pháp dành riêng cho Khách hàng vay tín chấp tại TPBank - TPFico. Với ứng dụng
này, bạn có thể dễ dàng quản lý và truy vấn khoản vay của mình mọi lúc, mọi nơi
ngay trên điện thoại mà không cần tới ngân hàng.
Nếu bạn là Khách hàng của TPBank - TPFico và đang gặp phải các vấn đề như:
đang có một hoặc nhiều hợp đồng vay tại TPFico; gặp khó khăn trong việc phải ghỉ
nhớ “thơng tin thanh tốn" (ngày thanh toán, số hợp đồng vay, số tiền phải thanh toán)
hay cần thêm các thông tin về TPFico và dịch vụ của TPFico... thì ứng dụng TPFico
Mobile chính là giải pháp cần thiết.
9


lOMoARcPSD|15978022

Với TPFico Mobile, bạn có thể:
-


Quản lý khoản vay: truy vấn khoản vay, lịch trả nợ, lịch sử thanh toán, mẫu hợp đồng
và điều khoản cho vay…

-

Tra cứu thông tin khoản vay: phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán, các hướng
dẫn thanh tốn trước hạn…

-

Quản lý thơng tin cá nhân: quản lý các thông tin về mật khẩu, account đăng nhập…

-

Cập nhật tin tức khuyến mãi từ TPBank - TPFico và liên hệ trợ giúp.

b) Đối với khách hàng doanh nghiệp: TPBank cho ra mắt gói sản phẩm - Cho vay online
không tài sản đảm bảo
Với mục tiêu cung cấp nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cơng nghệ cao,
hướng đến trải nghiệm khách hàng, TPBank đã liên kết với Công ty cổ phần Misa
(Misa) và Công ty cổ phần Finext (Finex) với dự án nổi bật là instant.vn để đưa ra sản
phẩm “Cho vay online không tài sản đảm bảo” dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs). Ưu điểm vượt trội của sản phẩm là không cần tài sản đảm bảo, số hóa tồn
bộ quy trình, giúp cắt giảm chi phí và thời gian tối đa cho doanh nghiệp.
Sản phẩm “Cho vay online không tài sản đảm bảo” được xây dựng để hoàn
thiện nền tảng cho vay dành cho khách hàng SMEs, giúp doanh nghiệp lập hồ sơ vay
vốn từ hệ thống báo cáo trên phần mềm kế toán MISA và kết nối đến ngân hàng dựa
trên nền tảng cơng nghệ.
Theo đó, khách hàng chỉ cần một click chuột theo hướng dẫn hiển thị trên phần

mềm MISA, kê khai và gửi thông tin của doanh nghiệp thông qua nền tảng instant.vn.
TPBank nhận, thẩm định và gửi quyết định cấp vốn cho doanh nghiệp.
Hồ sơ tài chính của doanh nghiệp sẽ được trích xuất trực tiếp từ phần mềm kế
toán MISA.SMEs dưới sự đồng ý của khách hàng. Dựa trên các thơng tin đó, TPBank
thẩm định và gửi lại kết quả chủ trương về việc cấp vốn cho doanh nghiệp sau vài giờ
làm việc. Doanh nghiệp có thể hồn tồn n tâm vì thơng tin sẽ được bảo mật tuyệt
đối do ngân hàng có những nguyên tắc bảo mật thông tin rất cụ thể.

10


lOMoARcPSD|15978022

2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong hoạt
động thanh toán
a) TPBank ứng dụng nền tảng cơng nghệ hiện đại hệ thống thanh tốn bù trừ tự động Automated Clearing House trong chuyển tiền nhanh liên ngân hàng
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã phối hợp cùng CTCP Thanh toán
Quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai tích hợp thành cơng hệ thống hiện đại ACH
(Hệ thống thanh toán bù trừ tự động - Automated Clearing House) trong chuyển tiền
nhanh liên ngân hàng tại quầy giao dịch và các kênh điện tử.
Đây là tính năng hồn tồn mới, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như
giao dịch thông suốt 24/7, tiết kiệm thời gian và được thông báo ngay kết quả.
ACH cho phép ngân hàng thành viên tham gia có thể tích hợp nhiều dịch vụ
thanh toán bù trừ tự động như xử lý chuyển tiền nhanh theo thời gian thực, chuyển
tiền định danh qua số điện thoại, số chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, xử lý/quyết tốn
theo lơ, thanh tốn tự động dịch vụ công như cước, thuế, dịch vụ yêu cầu thanh toán…
Các bước chuyển tiền liên ngân hàng được giảm một nửa giúp thời gian thực
hiện giao dịch có thể tính bảng giây.
b) Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua TPBank mPOS
TPBank giới thiệu giải pháp thanh toán thẻ mới nhất qua máy mPOS và mPOS

Plus cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thậm chí các cá nhân. Tiện lợi, nhỏ gọn và
thanh toán được mọi nơi, mọi lúc.
-

mPOS: Thanh tốn an tồn, nhanh chóng qua ứng dụng TPBank mPOS, dễ dàng nhập
nội dung thanh toán, quản lý giao dịch đơn giản với cổng trị riêng cho khách hàng.

-

mPOS Plus: Thiết bị thanh toán độc lập, sử dụng Wifi/3G, chấp nhận thanh tốn
contactless, dễ dàng truy xuất thơng tin trên cổng quản trị.

c) TPBank cùng Google triển khai dịch vụ hỗ trợ thanh toán chạm bằng điện thoại
Google Wallet
Từ 18/11/2022, Chủ thẻ TPBank Visa có thể thêm thẻ vào Google Wallet và
sử dụng để thanh toán bảo mật tại các điểm chấp nhận thanh tốn khơng tiếp xúc
11


lOMoARcPSD|15978022

(Contactless), trên các website và ứng dụng mua sắm... chỉ với một cú chạm điện
thoại. TPBank là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phối hợp cùng
Google để triển khai phương thức thanh tốn hồn tồn mới này tại Việt Nam.
Lợi ích dành cho chủ thẻ TPBank Visa khi thanh tốn chạm với Google Wallet:
-

Khơng cần tiền mặt, khơng thẻ vật lý, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc đồng hồ đã tích
hợp thẻ là khách hàng có thể mua sắm & thanh tốn siêu tiện lợi.


-

Mọi giao dịch mua sắm đều an tồn vì được hỗ trợ bảo mật nhiều lớp, thanh toán yêu
cầu xác thực bằng mở khóa vân tay, khn mặt hoặc mã pin. Thơng tin thẻ được mã
hóa theo tiêu chuẩn và khơng được chia sẻ, các giao dịch sử dụng số thẻ ảo (tokenized)
thay cho số thẻ thật.

-

Mọi thông tin cá nhân trên điện thoại đều được Google cam kết bảo mật. Ngoài ra,
nếu điện thoại của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, bạn chỉ cần sử dụng chức năng “Tìm
thiết bị của tơi" để khóa thiết bị của bạn ngay lập tức từ mọi nơi, bảo mật thiết bị bằng
mật khẩu mới hoặc thậm chí xóa sạch thơng tin cá nhân trong máy.

d) Dùng khn mặt để thanh tốn - tiện ích nhân đơi khi mua hàng
Người tiêu dùng sẽ nhìn vào màn hình tại quầy thu ngân và khoản thanh toán
sẽ được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều với trải nghiệm mới từ TPBank. Nhận dạng
khuôn mặt và các công nghệ xác thực sinh trắc học khác sẽ ngày càng giúp các khoản
thanh toán di động thuận tiện, an tồn hơn và tránh bị gian lận.
Tính năng thanh tốn bằng khn mặt - Facepay vừa được TPBank phát triển
tới tất cả khách hàng của mình giúp trải nghiệm mua hàng của khách hàng ngày càng
thuận tiện hơn ngay cả khi ra ngồi mà khơng đem theo bất kỳ phương tiện thanh toán
nào.
Hệ thống Facepay được phát triển trên nền tảng thuật tốn nhận dạng khn
mặt có khả năng cùng lúc phân tích hơn 50 triệu khn mặt, với mức độ chính xác lên
đến 99.97%, kiến trúc hệ thống tối ưu có thể hỗ trợ thanh tốn cùng lúc hàng triệu
giao dịch, đạt tiêu chuẩn bảo mật thông tin dữ liệu PCI DSS quốc tế.
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong hoạt
động quản trị
12


Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

a) Quản trị khách hàng
Trong lĩnh vực quản trị khách hàng, TPBank chính là ngân hàng đầu tiên ứng
dụng cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), “Máy học – Machine Learning” hay “Deep
Learning” để có hệ thống trợ lý ảo giúp giải đáp thắc mắc, thống kê tình hình chi tiêu,
từ đó phân loại và gợi ý, trả lời tự động khách hàng. Ở TPBank, nhờ ứng dụng BigData
mà khách hàng được trải nghiệm Smart Search - tìm kiếm bằng giọng nói hay được
hưởng cảm giác dù khơng cần thao tác, hệ thống vẫn dự đốn chính xác hành vi người
dùng (gợi ý nội dung chuyển tiền, số tiền...), tìm kiếm được các hồ sơ, tài liệu, tra cứu
được các giao dịch từ nhiều năm trước. Smart Search giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm
một cách nhanh chóng trên App TPBank Mobile.
b) Quản trị nhân sự, quản lý điều hành
TPBank luôn tuân thủ các quy định hiện hành về công bố thông tin, đảm bảo
thông tin được công bố đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời tới các cơ quan quản
lý Nhà nước; tất cả các bên liên quan đều có quyền được tiếp cận thơng tin một cách
nhanh chóng, cơng khai, minh bạch.
Ngồi ra, việc ứng dụng công nghệ giúp TPBank tăng năng suất lao động và
không cần quá nhiều nhân sự. Hiện tại TPBank là đi đầu trong việc ứng dụng robot,
có khả năng tạo ra trung bình 4 robot/tuần, có thể thay thế cho hàng trăm nhân sự.
Những robot này đã được áp dụng ở nhiều đơn vị, tự động nhập, phân tích dữ liệu,
khơng chỉ tiết kiệm thời gian mà giảm thiểu tối đa sai sót của con người, đặc biệt robot
có thể làm việc 24/24.
c) Quản trị tài chính, giao dịch
Từ đầu tháng 11/2019, giao dịch chuyển tiền quốc tế qua TPBank nhanh chóng,
thuận tiện và an tồn hơn rất nhiều so với trước đây nhờ việc ứng dụng thành công

công nghệ blockchain thông qua RippleNet (một nền tảng được phát triển bởi SBI
Ripple Asia, liên doanh giữa Ripple Labs, Inc (USA) và SBI Holdings). Bằng việc
tham gia RippleNet, các thông tin, trạng thái của từng giao dịch được cập nhật ngay
lập tức đến tất cả các bên, đảm bảo tính tồn vẹn, minh bạch, các lệnh chuyển tiền
được thực hiện ngay, không gặp lỗi và với chi phí thấp. Tham gia vào RippleNet, các
13

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về TPBank sẽ nhanh chóng hơn, đồng thời vẫn
đảm bảo an tồn, minh bạch, dòng tiền vẫn được chuyển hợp pháp qua các ngân hàng
nước ngồi về Việt Nam, được kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các quy định về
quản lý ngoại hối cũng như các quy định về phòng chống rửa tiền.
d) Quản trị rủi ro, bảo mật dữ liệu
Bảo mật dữ liệu khách hàng: mọi thông tin của khách hàng trên hệ thống
TPBank được bảo mật theo tiêu chuẩn của ngành ngân hàng:
-

Máy khách: Trong quá trình cung cấp thơng tin cho chúng tơi, khách hàng có thể n
tâm bởi cơng nghệ mã hóa 256-bit Secure Socket Layer (SSL) sẽ bảo vệ thơng tin
trong q trình truyền đi trên Internet.

-

Máy chủ: các máy chủ của TPBank đều được bảo vệ bằng “bức tường lửa” và hệ thống
“phát hiện và ngăn chặn xâm nhập IDS/IPSJ”liên tục có sự theo dõi thường xuyên của
người quản trị nhằm ngăn chặn mọi truy cập trái phép hoặc khả nghỉ. Mật khẩu của

khách hàng được mã hóa 1 chiều, vì thế, ngay cả người quản trị server cũng không thể
biết được mật khẩu của khách hàng…
Từ năm 2017, TPBank đã triển khai tính năng 3D Secure cho tồn bộ thẻ tín
dụng và ghi nợ quốc tế phát hành bởi TPBank nhằm gia tăng sự an toàn bằng việc
tăng thêm một bước bảo mật khi thanh tốn. 3D Secure là giải pháp bảo mật mang
tính toàn cầu cho phép khách hàng xác thực giao dịch với 3 tầng bảo mật gồm thông
tin thẻ, số CVV và mã xác thực. Mã xác thực này do TPBank phát hành, dựa theo tiêu
chuẩn của các tổ chức thẻ quốc tế. Khách hàng có thể lấy mã này qua OTP SMS, Hard
Token hoặc eToken của TPBank.
2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong hoạt
động khác

a) LiveBank - ngồi ở nhà giao dịch được khắp nơi
Không cần tới chi nhánh, không cần quan tâm tới thời gian vào giờ nào,
LiveBank sẽ đáp ứng ngay nhu cầu mở tài khoản, nhận thẻ ngay lập tức của khách
hàng. LiveBank cũng hỗ trợ khách hàng nộp/rút tiền đơn giản, thuận tiện bằng thẻ
ATM, giấy tờ cá nhân, vân tay.
14

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Để khuyến khích khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng tự động, TPBank luôn
dành ưu đãi lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng giao dịch tại LiveBank luôn cao
hơn tại quầy.
b) eBank không chỉ là một ứng dụng Mobile Banking đơn thuần
Nếu như Internet Banking và Mobile Banking của nhiều ngân hàng là 2 dịch
vụ riêng biệt thì TPBank đã nhất thể hố 2 dịch vụ này trong ứng dụng eBank của

ngân hàng. eBank chẳng những có đầy đủ các tính năng thơng dụng và chun biệt
hiện có giống các ngân hàng khác như chuyển tiền, tiết kiệm điện tử, mua vé máy bay,
thanh toán điện nước, nạp điện thoại... mà cịn có nhiều điểm tân tiến, hiện đại được
thiết kế để nâng cao trải nghiệm người dùng.
eBank của TPBank cịn có thể đặt chính xác thời gian, mục đích giao dịch của
khách hàng, giúp khách hàng được phục vụ nhanh chóng tại quầy mà khơng phải chờ
đợi. Ngồi ra, khách hàng cũng có thể gửi tiết kiệm điện tử, mua bán vàng, đặt vé máy
bay, thanh toán các loại hoá đơn… trên nền giao diện eBank trực quan của TPBank.
c) eKYC - Chất xúc tác thay đổi cấu trúc ngân hàng và nhiên liệu cho cuộc đua giành
thị phần
eKYC là phương thức xác thực danh tính khách hàng qua các thiết bị điện tử
như điện thoại di động, hoặc hệ thống ngân hàng tự động LiveBank của TPBank. Thay
vì việc khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các biện pháp xác thực
truyền thống như trình diện và đối chiếu các tờ tùy thân khá phiền phức, e-KYC cho
phép khách hàng không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại
thông qua đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về
danh tính người dùng, xác thực dạng sinh trắc học thông qua vân tay, khuôn mặt,...
với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI).
Như vậy, với eKYC, quá trình thay đổi cấu trúc ngân hàng như SSI dự đoán sẽ
được đẩy nhanh hơn, tốc độ mở rộng các phòng giao dịch sẽ chậm lại, và tỷ lệ khách
hàng mới được các ngân hàng tiếp cận qua kênh số hóa sẽ ngày càng tăng.

15

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

III. Chiến lược nâng cao ứng dụng công nghệ nhằm phát triển kinh doanh

1. Những thách thức trong ứng dụng công nghệ đối với các ngân hàng thương
mại Việt Nam nói chung và TPBank nói riêng
1.1. Những thách thức trong ứng dụng công nghệ đối với các ngân hàng thương mại
Việt Nam
Thứ nhất, nguồn nhân lực tham gia chuyển đổi số.
Để thực hiện chuyển đổi số, các NHTM rất cần đến nguồn nhân lực có đủ năng
lực vận hành, phát triển các sản phẩm, dịch vụ số trên các nền tảng cơng nghệ hiện
đại. Số lượng nhân sự có đủ kiến thức, tầm nhìn và kỹ năng hiện thực hóa công tác
chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam chưa nhiều, trong khi thị trường lại
rộng. Không chỉ các ngân hàng phải số hóa mà các cơng ty Fintech, các tổ chức tín
dụng khác, các doanh nghiệp cũng rất năng động trong q trình số hóa, việc nhân sự
nhảy việc là điều không thể tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến q trình số hóa của từng
ngân hàng.
Thứ hai, dữ liệu ngân hàng.
Hiện nay, có rất nhiều loại dữ liệu trong hệ thống; logic nghiệp vụ phức tạp.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, khuôn khổ pháp lý hỗ trợ
công tác khai thác dữ liệu lớn, bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu cho khách hàng...
chưa đầy đủ. Theo các chuyên gia, phần lớn các ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn đầu
của lộ trình triển khai quản trị dữ liệu tồn ngân hàng.
Thứ ba, công nghệ ngân hàng.
Hiện nay, công nghệ ngân hàng của nước ta cịn có khoảng cách đáng kể so với
trình độ của khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng lõi ở hầu hết ngân hàng còn
tương đối lạc hậu, chưa đủ điều kiện để tích hợp ứng dụng số hóa dựa trên dữ liệu lớn,
hoặc có chuyển đổi nhưng khơng mua hết các tính năng của Core Banking hiện đại.
Thứ tư, tiềm lực tài chính của ngân hàng.
Để thực hiện q trình chuyển đổi số, địi hỏi ngân hàng phải chi phí rất lớn
cho đầu tư vào cơng nghệ, đào tạo nhân lực, vận hành, hồn thiện các ứng dụng,...
16

Downloaded by Quang Quang ()



lOMoARcPSD|15978022

Theo tờ The Economist, 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đang chi tổng cộng hơn 25 tỷ
USD mỗi năm để hoàn thiện các ứng dụng khách hàng và học cách khai thác dữ liệu
thông minh hơn. Nhưng hiện nay, tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam cịn
khá hạn chế.
Thứ năm, an ninh mạng.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, với sự bùng nổ của công nghệ, như: Big Data,
Cloud Services, AI, kết nối vạn vật thông qua Internet,… các ngân hàng đang phải đối
mặt với rất nhiều rủi ro và hiểm họa về mất an tồn thơng tin. Tại Việt Nam, các rủi
ro về bảo mật như gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của
ngân hàng và dữ liệu người dùng bị rò rỉ đang tăng lên. Theo khảo sát của Hiệp hội
An tồn thơng tin Việt Nam, hơn 50% các cuộc tấn cơng mạng là nhắm vào các tổ
chức tài chính, ngân hàng (Hà An, 2020). Bên cạnh đó, để có được đội ngũ chuyên
gia an ninh mạng có hiểu biết về vận hành doanh nghiệp vẫn còn là thách thức đối với
ngân hàng.
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng.
Thời gian qua, hạ tầng cho thanh toán số đã được đầu tư phát triển mạnh nhưng
vẫn thiếu đồng bộ, mới tập trung phát triển mạng lưới, khách hàng tại khu vực thành
thị, hướng tới đối tượng người dân có thu nhập cao, có tài khoản ngân hàng nên các
hệ thống thanh tốn hiện chưa phổ cập tới các vùng miền. Hạ tầng thanh tốn số trên
di động như: hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại, Internet, bảo hiểm, tài chính
cá nhân,... đã được triển khai nhưng phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị
trường.
Thứ bảy, hành lang pháp lý.
Chuyển đổi số rất cần có một hành lang pháp lý đầy đủ, nhưng đến nay các
chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý về Fintech, cho vay ngang hàng còn chưa đầy
đủ, cần được ban hành sớm hơn để tránh hiện tượng thể chế không bị quá trễ so với

yêu cầu thực tại của cuộc sống, từ đó tạo điều kiện xây dựng hệ sinh thái hồn chỉnh
cho tiến trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng
1.2. Những thách thức trong ứng dụng công nghệ đối với Ngân Hàng TP Bank
17

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Trong quá trình triển khai ứng dụng Blockchain tại TP Bank, ông Tống Văn
Tiến - Giám đốc Đổi mới số Khối Công nghệ thông tin TP Bank cho biết, phát triển
nguồn nhân lực luôn là thách thức, cần đội ngũ nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển
gắn với với bài toán cụ thể. Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực
biết công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam tăng mạnh, nhưng thị trường lao động
lĩnh vực này ln trong tình trạng thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Theo thống
kê từ TopDev, số nhân sự cần tuyển dụng ngày càng tăng nhưng số nhân sự đủ chất
lượng lại khá ít để có thể đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng.
2. Một số chiến lược cơ bản nâng cao ứng dụng công nghệ nhằm phát triển kinh
doanh
2.1. Chiến lược nâng cao ứng dụng đối với các Ngân hàng Thương Mại
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tác động mạnh mẽ lên
mọi khía cạnh của đời sống và sự bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới như
một chất xúc tác, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ trên nền tảng số đã và đang gia tăng
một cách nhanh chóng. Là một trong những lĩnh vực sớm bắt kịp với sự thay đổi của
công nghệ, các ngân hàng cần phải nhanh chóng tiếp cận, thay đổi mơ hình, tổ chức
kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo để mang lại trải nghiệm
xuyên suốt, tiện lợi cho khách hàng
Thứ nhất, tăng cường hợp tác với các công ty Fintech
Với sự linh hoạt trong hoạt động và giải pháp cơng nghệ có tính đột phá, doanh

nghiệp cơng nghệ tài chính (Fintech) đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ
thống tài chính – ngân hàng khi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc nâng
cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Các công ty Fintech vừa là đối thủ,
đồng thời cũng là đối tác của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các dịch
vụ ngân hàng áp dụng công nghệ cao cho khách hàng. Sự hợp tác với Fintech sẽ giúp
các ngân hàng thu thập dữ liệu, cải tiến chất lượng dịch vụ, giảm chi phí hạ tầng kỹ
thuật, giảm mạng lưới chi nhánh, tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an
tồn, nhanh chóng, hiệu quả, gia tăng sự hài lòng hơn cho khách hàng. Việc NHTM
tăng cường hợp tác với công ty Fintech vẫn là giải pháp tối ưu nhất.

18

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

Thứ hai, gia tăng sử dụng công nghệ đám mây
Để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống. Điện tốn đám mây khơng chỉ
là một cơng nghệ mà nó còn là điểm đến cho các ngân hàng và các cơng ty dịch vụ tài
chính khác để lưu trữ dữ liệu và ứng dụng cũng như truy cập các ứng dụng phần mềm
tiên tiến thông qua internet. Với công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) và data
mining cùng các phân tích chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến
lược phát triển dài hạn là một xu hướng rất mới của hệ thống ngân hàng trên thế giới.
Đầu tư theo hướng này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ghi nhận một cách chi tiết,
đầy đủ các dữ liệu mà ngân hàng thương mại muốn có về giao dịch, thói quen, hành
vi khách hàng… nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách thích
hợp, hiệu quả. Các nhà cung cấp đám mây hàng đầu cung cấp một loạt các sản phẩm
sáng tạo dưới dạng dịch vụ có thể được truy cập trên nền tảng của họ và giúp các ngân
hàng triển khai các mô hình kinh doanh và hoạt động để cải thiện việc tạo doanh thu,

tăng hiểu biết về khách hàng, tiết kiệm chi phí, cung cấp các sản phẩm phù hợp với
thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời giúp tăng doanh thu từ tài sản
dữ liệu ngân hàng.
Thứ ba, đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi)
Core banking được xem như là trái tim của hệ thống thơng tin trong ngân hàng.
Nó bao gồm các vấn đề liên quan đến tiền, tài sản thế chấp, việc giao dịch, sổ sách,
các dữ liệu máy tính và hệ thống thơng tin tại ngân hàng. Toàn bộ các giao dịch đều
được chuyển qua hệ thống core banking trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn đảm
bảo được việc duy trì các hoạt động cũng như xử lý các thông tin trong suốt thời gian
hệ thống hoạt động. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thay đổi mơ hình kinh doanh truyền
thống sang các mơ hình mới nhạy bén, linh hoạt hơn như Ngân hàng số (Digital
Banking), Ngân hàng nền tảng (Platform Banking), Kinh tế nền tảng (Platform
Economy), Ngân hàng như một dịch vụ (Banking as-a-Service), Ngân hàng dẫn đầu
(Incumbent Banking),... Xu hướng gia tăng sử dụng công nghệ đám mây đối với các
dịch vụ cốt lõi để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống giúp các ngân hàng
thương mại tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật
trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu. Thông qua hệ thống core banking, các ngân hàng
19

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

có thể phát triển được thêm rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm khác nhau và quản lý vấn
đề nội bộ một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn. Việc đầu tư và nâng cấp hệ thống Core
Banking (phần mềm ngân hàng lõi), công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng
là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện
đại trong một môi trường ngày càng nhiều bất trắc.
Thứ tư, tăng cường các giải pháp đảm bảo an tồn thơng tin.

Tốc độ thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ đặt ra yêu cầu các cơ quan quản
lý (regulators) phải thay đổi cách tiếp cận theo hướng từ quản lý thận trọng, đảm bảo
tuân thủ quy định, luật lệ sang thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng,
chính sách theo hướng cởi mở, thích ứng với mơi trường, hồn cảnh thay đổi nhanh
chóng của kỷ ngun 4.0. Để ngăn chặn truy cập bất hợp pháp và các cuộc tấn cơng,
chống thất thốt các dữ liệu nhạy cảm, các NHTM Việt Nam cần triển khai đồng bộ
các giải pháp bảo vệ, phịng, chống lộ, lọt dữ liệu trên tồn bộ hệ thống thông tin; tăng
cường kiểm tra, giám sát tồn bộ quy trình, các khâu có tiềm ẩn phát sinh rủi ro về an
tồn thơng tin. Đồng thời xây dựng các quy trình, kịch bản và tổ chức diễn tập định
kỳ ứng phó với các sự cố, rủi ro mất an tồn thơng tin để nâng cao năng lực ngăn chặn,
giảm các tác động tiêu cực, hậu quả của các cuộc tấn công mạng…
2.2 Chiến lược nâng cao ứng dụng cơng nghệ đối với Ngân hàng TPBank.
Ngồi những chiến lược nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ cho các NHTM
nói chung đã đề xuất trên thì cịn có một số đề xuất cho TPBank nói riêng sau:
Nâng cao chất lượng nhân sự: TPBank đã và đang tiên phong trong ứng dụng
công nghệ số để phát triển kinh doanh và để theo kịp với xu hướng phát triển đó,
nguồn nhân sự của TPBank cũng cần được trau dồi đào tạo để theo kịp thời đại. Ngân
hàng cần đổi mới từ cấp lãnh đạo, đến mọi cán bộ, nhân viên, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp có sự gắn kết cao giữa các thành viên và tạo điều kiện cho sự phát triển cá
nhân. Đồng thời triển khai các kế hoạch tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo cho
hệ thống của mình với các nhân sự chuyên trách… phối hợp với đối tác công nghệ và
những giải pháp hàng đầu để triển khai quyết liệt đổi mới số theo định hướng chiến
lược của ngân hàng.

20

Downloaded by Quang Quang ()




×