Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực hiện báo cáo phân tích về ảnh hưởng của công nghệ tới hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại và tham gia phản biện báo cáo của các nhóm nghiên cứu khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.39 KB, 24 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
Học phần: Ngân hàng thương mại
MÃ HỌC PHẦN: FIN17A

ĐỀ TÀI: Thực hiện báo cáo phân tích về ảnh hưởng của cơng
nghệ tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại
và tham gia phản biện báo cáo của các nhóm nghiên cứu
khác.

TIEU LUAN MOI download :


Hà nội, ngày 04 tháng 12 năm 2021
1) Họ và tên và Mã sinh viên của từng thành viên nhóm:
1. Nguyễn Quách Thư _ 23A4020470
2. F
3. F
4. F
5. F
6. F
7. f
2) Tên môn học : Ngân hàng thương mại
3) Mã mơn học: FIN17A
4) Số từ
5) NHTM mà nhóm lựa chọn ng hiên cứu

2


TIEU LUAN MOI download :


Contents
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 4
A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................... 5
I. Ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính............................................. 5
II. Nhận diện các xu hướng ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động ngân
hàng Việt Nam và thế giới..................................................................................................... 8
B. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA MBBANK........................................................................................................ 11
I. Sơ lược về ngân hàng MB Bank............................................................................ 11
II. Tổng quan về việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng MB.............15
III. Đề xuất một số chiến lược cơ bản để nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ trong hoạt động kinh doanh của NHTM............................................. 19
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 23

3

TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU
Từ đầu những năm 1990 đến nay, công nghệ số khơng ngừng phát triển, phản ánh
tính chất cách mạng to lớn của các công nghệ mới và ứng dụng của chúng đối với các
tập đồn, cơng ty, người tiêu dùng cũng như chính phủ các quốc gia. Sự phát triển của
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ (đặc biệt là Internet và sự phổ
biến của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đến mọi nơi trên thế giới) là nhân tố chính
thúc đẩy phát triển, thay đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực.
Công nghệ số, công nghệ mới gắn với Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ chuyển

đổi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng truyền thống từ chi nhánh quầy
giao dịch, ATM vật lý sang số hóa, mà cịn giúp ngân hàng tương tác hiệu quả với khách
hàng… Cấu trúc sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại từng bước thay đổi
theo hướng tiện ích và hiện đại…
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang tác động lớn đến mọi
lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Cuộc cách mạng này mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra khơng ít thách thức. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực ngân
hàng cần có phương hướng đẩy mạng ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của ngành, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của q trình chuyển đổi số, nhóm em quyết định tìm
hiểu đề tài: “Ảnh hưởng của công nghệ tới hoạt động kinh doanh của một NHTM”
thông qua nghiên cứu sâu về q trình chuyển đổi - ứng dụng cơng nghệ trong hoạt
động và cung cấp sản phẩm của Ngân hàng TMCP Quân Đội – MBBank.

4

TIEU LUAN MOI download :


A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính
1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng hệ thống tài chính của các
quốc gia. Ngân hàng thương mại là một trong những nhà cung cấp tín dụng chính cho
khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp; và vận hành cơ chế thanh toán. Ngân hàng
thương mại thường là công ty cổ phần hoặc thuộc sở hữu tư nhân.
2. Vị trí của Ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vai trị quan trọng nhất
trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài chính do:
- NHTM nằm giữ khoảng 2/3 thể sản có trong hệ thống ngân hàng.

- NHTM là TGTC có số lượng lớn nhất trong hệ thống các tổ chức TGTC, thực hiện

phần lớn hoạt động của các tổ chức trung gian thì chính nói chung, trung gian thanh
tốn, dẫn vốn cho nền kinh tế.
- NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đầy đủ lợi ích của hệ thống tài

chính đối với các chủ thể trong nền kinh tế.
=> Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường.
3. Đặc trưng hoạt động của NHTM
- Trung gian tài chính
- Trung gian thanh toán
- Hoạt động đa dạng, phong phú, phạm vi rộng lớn
- Hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro

4. Chức năng
- Chức năng trung gian tài chính:

+ Giảm chi phí giao dịch

5

TIEU LUAN MOI download :


+ Giảm bất cân xứng thông tin
+ Chia sẻ rủi ro với khách hàng

=> Đây được xem là chức năng quan trọng nhất phản ánh bản chất của NHTM là đi
vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời, nó
cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

- Trung gian thanh toán:
+ NHTM nắm giữ tài khoản của rất nhiều khách hàng khác nhau
+ Việc sử dụng tiền mặt ngày càng hạn chế
+ Đóng vai trị thủ quỹ cho doanh nghiệp và cá nhân
+ Cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm thanh tốn tiện lợi

=> Góp phần tăng thêm lợi nhuận đồng thời làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân
hàng. Đây là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
- Chức năng tạo tiền:
+ Dựa trên cơ sở chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh tốn của

NHTM.
+ Thơng qua chức năng trung gian thanh toán: NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh

toán cho khách hàng, số dư trên tài khoản này là bộ phận của lượng tiền giao dịch.
+ Thông qua chức năng trung gian tín dụng: NHTM sử dụng vốn huy động được để

cho vay, số tiền cho vay ra được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ bằng
cách chuyển khoản sang tài khoản của người bán tại ngân hàng thương mại khác.
=> Chức năng này được sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế công nghệ phát triển
hiện nay làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh
toán, chi trả của xã hội và chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thơng tiền
tệ.
5.Vai trị của NHTM

6

TIEU LUAN MOI download :



- Nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn

rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế
- NH là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường: Nguồn vốn tín dụng của NH cung

ứng cho DN đóng vai trị trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình SXKD,
đáp ứng nhu cầu thị trưởng, tạo cho DN một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh
- Là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế : “ Nhà nước điều tiết NHNH

dẫn dắt thị trưởng”
- Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế: Thơng qua hoạt động

thanh tốn kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với NHTM nước ngồi, giúp điều
tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền TC quốc tế
6. Xu hướng thay đổi trong hoạt động kinh doanh NH
-Sự nổi lên của các đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng: fin-tech, peer-to-peer
competition
- Sự thay đổi hệ thống kênh phân phối (chi nhánh, phòng giao dịch – ATM– Internet

banking, mobile banking...)
- Sự tuân thủ chặt chẽ các qui định quốc tế (hiệp ước Basel) – VN đang chạy theo

Basel 2 trong khi TG đang tuân thủ Basel 3
- Sự giao thoa của sản phẩm NH và các sản phẩm khác (cho vay mua nhà NH kết

hợp với sàn BĐS để tư vấn cho khách hàng)
- Định hướng ngân hàng bán lẻ: nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, Các dịch

vụ chủ yếu là tiết kiệm, thanh tốn, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
7. Nhân tố ảnh hưởng đến NHTM

- Mơi trường về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước
- Mơi trường pháp lý
- Năng lực tài chính của một NHTM
- Năng lực quản trị

7

TIEU LUAN MOI download :


- Khả năng ứng dụng tiến bộ cơng nghệ
- Trình độ, chất lượng của người lao động
AI. Nhận diện các xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng

Việt Nam và thế giới
1.Xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng thế giới
Theo nghiên cứu của Capgemini (2016) đã chỉ ra một cách đầy đủ các hướng ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) của hệ thống ngân hàng toàn cầu trong hiện tại và
tương lai gần. Cụ thể:
Đầu tiên, đó là sự gia nhập của các cơng ty tài chính cơng nghệ (fintech), trở thành
đối thủ, đồng thời cũng là đối tác của các NHTM trong việc cung cấp các dịch vụ ngân
hàng áp dụng công nghệ cao cho khách hàng. Bằng lợi thế về công nghệ, cộng với sự
đầu tư mạnh mẽ (theo KPMG, trong q 1/2018, đầu tư tồn cầu vào các cơng ty fintech
đã lên đến 57,9 tỷ đô la Mỹ với 875 thương vụ¹), các cơng ty fintech đang dần trở nên
quen thuộc với khách hàng chủ yếu thông qua dịch vụ cho vay P2P (kết nối trực tuyến
người đi vay với người cho vay) và dịch vụ thanh toán. Fintech đang trở thành một từ
khóa “hot” trên phạm vi Việt Nam và cả trên toàn cầu.
Thứ hai, là việc gia tăng sử dụng công nghệ đám mây đối với các dịch vụ cốt lõi
để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống. Xu hướng này đã trở nên rõ ràng trong
ngành ngân hàng thế giới những năm gần đây, giúp các NHTM tiết kiệm được nhiều

chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cường tính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ
liệu.
Thứ ba là đầu tư và nâng cấp hệ thống Core banking (phần mềm ngân hàng lõi),
công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộc trong điều kiện các
dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môi trường ngày càng bất trắc.
Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụng bắt buộc với mỗi ngân hàng,
tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phải liên tục được nâng cấp. Hiện
thời gian giữa các lần nâng cấp Core banking đang bị rút ngắn bởi sự phát triển nhanh
chóng của các dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp, sự gia tăng về khối

8

TIEU LUAN MOI download :


lượng giao dịch cũng như yêu cầu về ghi nhận dữ liệu phục vụ cho việc tính tốn các tỷ
lệ an toàn, hay cho việc ra các quyết định quản trị, điều hành của ban lãnh đạo.
Thứ tư, công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) và data mining cùng các phân tích
chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn là
một xu hướng rất mới của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Đầu tư theo hướng này sẽ
giúp các NHTM ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà NHTM muốn có về
giao dịch, thói quen, hành vi khách hàng…để qua đó biến các dữ liệu này trở thành
nguồn thơng tin hữu ích cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân tích hành vi của khách
hàng nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách phù hợp, hiệu quả.

Thứ năm, sự đầu tư vào hệ thống CNTT của ngân hàng không thể không kể đến
mục tiêu gia tăng các tiện ích để nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy các công nghệ số để
gia tăng các trải nghiệm của khách hàng cũng như thúc đẩy các chương trình tiếp cận
khách hàng một cách sâu rộng. Nhờ đó, các NHTM ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ
theo hướng mang lại cho khách hàng sự trải nghiệm ngày càng mới mẻ, tiện ích và hiện

đại.
2. Xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời đại cách mạng công nghiệp
(CMCN) 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới, các ngân hàng thương mại (NHTM) Viê ‚t
Nam đã triển khai và đạt được một số thành công nhất định trong ứng dụng công nghệ
trong hoạt động ngân hàng Việt Nam. Cụ thể:
Một là, xu hướng cơng nghệ tài chính fintech: Khơng nằm ngồi guồng quay phát
triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát
triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực Fintech. Số lượng các công ty Fintech tham gia
cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40
công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Không chỉ các startup fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng
thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng

9

TIEU LUAN MOI download :


công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng u cầu phục
vụ khách hàng nhanh chóng, thơng suốt.
Hai là, xu hướng phát triển ngân hàng số :Cùng với xu hướng phát triển của
CMCN 4.0, các NHTM Viê ‚t Nam đã triển khai và đạt được một số thành cơng nhất
định trong số hóa và ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong các hoạt động tài chính - ngân
hàng như: Digital banking/Digital Lab; Timo Bank, ATM + LiveBank... Một số NHTM
đã hợp tác thành công với các công ty Fintech để đưa công nghệ mới, hiện đại vào hoạt
động thanh toán trên thiết bị di động như áp dụng sinh trắc học, sử dụng QR code,
Tokenization, công nghệ mPOS, ví điện tử...
Ba là, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngân hàng: Hiện nay, một số ngân
hàng đã triển khai AI, tiêu biểu là TPBank với ứng dụng trợ lý ảo T’Aio trên Facebook

Messenger và VietABank với Chatbox hoạt động trên Fanpage, các chức năng chủ yếu
là: Tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí…, giải đáp
khách hàng các thắc mắc về địa điểm, phí giao dịch, quy trình mở thẻ. Bên cạnh đó, có
một số ngân hàng đã tự động hóa các quy trình đăng ký, thay đổi dịch vụ thơng qua
triển khai SMARTFORM, tiêu biểu là MBBank (thí điểm từ tháng 5/2017).
Bốn là, kết hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với các công ty công nghệ lớn: Các
dịch vụ tài chính, ngân hàng do các Big tech cung cấp phần lớn chưa được phổ biến
rộng rãi. Một số thương hiệu toàn cầu đã thâm nhập thị trường Việt Nam là Samsung
Pay, Amazon (thông qua thỏa thuận cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho VECOM
[1]), Alibaba (thông qua sở hữu 83% vốn của Lazada) và JD.com (thông qua khoản đầu
tư 50 triệu USD vào Tiki).
Năm là, chuyển đổi ngân hàng lõi và Cloud: Việc chuyển đổi này còn chậm chạp
do thiếu nguồn lực về vốn hoặc đã triển khai nhưng mang tính hình thức và chưa đem
đến hiệu quả tương xứng. Về tích hợp dữ liệu trên core, đa phần các ngân hàng chưa
triển khai điện toán đám mây do đặc trưng dữ liệu nhạy cảm, hệ thống dữ liệu phức tạp
và chưa đồng bộ. Hiện chỉ có một số ít ngân hàng đã hồn tất việc đưa dữ liệu lên
private cloud như VietABank (từ năm 2014 - 2017). Trong vòng mấy năm gần đây,
nhiều NHTM đã phải nâng cấp hệ thống Core banking của mình nhằm đáp ứng yêu cầu

10

TIEU LUAN MOI download :


phát triển như ACB, TCB (2014), MSB (2016), LVPB, Vietinbank (2017), SCB,
Sacombank, ABBank, EIB (2018)…
Sáu là, phát triển các ứng dụng ngân hàng số và ví điện tử: Nhiều ngân hàng thể hiện
sự tích cực trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ số hiện đại như:
VPBank với dịch vụ ngân hàng số Timo Bank và ứng dụng ngân hàng số YOLO;
Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digial Lab; TPBank với việc cho ra

mắt dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank; BIDV đưa ra thị trường ứng dụng ngân hàng
di động BIDV SmartBanking với tiện ích QR Pay; Sacombank với ứng dụng thanh toán
Sacompay, sử dụng phương thức xác thực 2 yếu tố; hay LienVietPostBank với thẻ phi
vật lý Ví Việt….
Bảy là, đầu tư vào công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) cũng được một số
NHTM Việt Nam triển khai như LVPB, Vietinbank, SCB, ACB…nhằm ghi nhận một
cách chi tiết các giao dịch (các chiều đơn vị, tài khoản, khách hàng, sản phẩm, phịng
ban…) phục vụ cho mục tiêu phân tích đa chiều hiệu quả, thu nhập, chi phí, lợi
nhuận… theo yêu cầu quản trị, điều hành.
Tám là, đầu tư vào hệ thống bảo mật cũng là một xu hướng bắt buộc của hệ thống
ngân hàng Việt Nam hiện nay, phù hợp với xu hướng mà Capgemini (2016) đã chỉ ra,
đặc biệt là với hoạt động thẻ, thanh toán trực tuyến. Ngày 31/3/2017, NHNN đã có
Quyết định số 630/QĐ-NHNN về việc áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong
thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, trong đó từ 01/01/2019 các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán trên mạng Internet phải triển khai
áp dụng các giải pháp xác thực bảo đảm an tồn tùy theo hạn mức giao dịch, trong đó
những giao dịch lớn hơn 100 triệu đồng đã phải dùng các biện pháp có bảo mật cao
như Soft OTP, xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học…
B. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
MBBANK
I. Sơ lược về ngân hàng MB Bank
1. Khái quát

11

TIEU LUAN MOI download :


Tên đầy đủ (Tiếng Việt)
Tên viết tắt


Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
MB Bank

Tên đầy đủ (Tiếng Anh)

Military Commercial Joint stock Bank

Loại hình

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngày thành lập

4/11/1994

Vốn điều lệ

23.727.322.800.000 VND

Trụ sở chính

Tịa nhà MB, số 21 Cát Linh, P. Cát Linh, Q. Đống Đa, Hà
Nội, Việt Nam

Địa bàn kinh doanh

1 trụ sở chính và 300 điểm giao dịch (trong đó có 4 điểm
giao dịch tại nước ngoài)


2. Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng MB bank

- Sản phẩm thẻ
+ Thẻ tín dụng (credit card) trong nước và quốc tế đa dạng sản phẩm dành cho

khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
+ Thẻ ghi nợ quốc tế và quốc giadoanh nghiệp:
+ Thẻ trả trước

- Dịch vụ ngân hàng điện tử của MBBank
MB Bank hiện là một trong những ngân hàng ứng dụng fintech (cơng nghệ tài
chính) để phục vụ khách hàng tốt nhất cung cấp các sản phẩm như:
• Ngân hàng trực tuyến MBBank:
• Ứng dụng MBBank

12

TIEU LUAN MOI download :


• Ngân hàng cộng với MBBank
• Ngân hàng SMS
-

Sản phẩm tín dụng

• Vay tín chấp: Lãi suất thấp, kỳ hạn đơn giản, trả nhanh chỉ trong vài ngày đáp ứng

nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng tháng của khách hàng
• Cho vay thế chấp: Hỗ trợ vay thế chấp bằng nhiều tài sản linh hoạt với lãi suất


thấp, thời hạn dài với thủ tục đơn giản, dễ hiểu.
Việc hỗ trợ lãi suất thấp, thủ tục đơn giản là ưu điểm của MB hiện nay, khiến nhiều
người lựa chọn sản phẩm của ngân hàng hơn.
-

Lưu trữ sản phẩm

MB Bank hỗ trợ 12 sản phẩm đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm của mọi người. Ưu
điểm của sản phẩm là thủ tục đơn giản, lãi suất huy động cao 7,4% đối với tiền gửi có
kỳ hạn hưởng các chương trình ưu đãi khi gửi tiền tại MB, như: tặng quà, tặng phiếu
mua hàng, quay số trúng thưởng và tranh thủ khách hàng ưu tiên.
-

Bảo hiểm nhân thọ MB Bank

Bảo hiểm nhân thọ MB Bank là gói bảo hiểm chính của ngân hàng để bảo hiểm hầu
hết các nhu cầu cuộc sống do ốm đau, tai nạn, học tập, v.v
3. Những tiến bô ‚ của MB Bank trong những năm gần đây
- Với tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cao và xu hướng giảm tiêu dùng tiền

mặt và những tính năng vượt trội, kênh ngân hàng số của MB trong những năm qua đã
chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Thông tin được MB chia sẻ, năm 2018, tổng số
lượng khách hàng hoạt động tăng 40% so với năm 2017. Tốc độ xử lý hồ sơ và cấp tín
dụng cho khách hàng được đẩy nhanh đã góp phần gia tăng mức độ hài lòng của khách
hàng, với tỷ lệ hài lòng đạt 87%, tăng 7% so với năm 2017.
- Báo cáo thường niên 2018 của MB cho biết: “Sau 1 năm triển khai chính thức

Chiến lược phát triển giai đoạn 2017 - 2021, bám sát phương châm “Đổi mới, Hiện đại,


13

TIEU LUAN MOI download :


Hợp tác, Bền vững” cùng 4 chuyển dịch chiến lược là ngân hàng số, nâng cao quan hệ
khách hàng, quản trị rủi ro vượt trội, quản lý hiệu quả hoạt động của các cơng ty thành
viên, MB hồn thành vượt mức các kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông giao phó.
Tổng thu lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2018 tăng 126% so với 2017, đi đầu trong
ngân hàng số với app ngân hàng MBBank và các mô hình kinh doanh mới hợp tác với
Viettel (Viettel Pay), Vingroup (thẻ MB Vin ID), hợp tác với đối tác Bordier & Cie
Singapore để triển khai dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp, đầu tư hợp tác chiến lược
với đối tác IBM trong lĩnh vực công nghệ thông tin”. Năm 2018, MB ghi tên mình
trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam xếp hạng,
với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 68% đạt 7,767 tỷ đồng.
- Năm 2019, theo ước tính của MB, tổng số lượng giao dịch tài chính trên kênh ngân

hàng số tăng xấp xỉ 11 lần so với năm 2017; tăng 5,6 lần so với cùng kỳ 2018; tổng
doanh số giao dịch tài chính trên kênh ngân hàng số tăng 4,5 lần so với năm 2017, tăng
gần 2 lần so với năm 2018.
- Trong 6 tháng đầu năm 2019, MB ghi nhận 836 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt

động dịch vụ, tăng vọt so với mức 485 tỷ đồng cùng kỳ năm ngối, góp phần quan
trọng vào mức tăng trưởng 22,5% của lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ so với cùng
kỳ.
- Kế thừa và phát huy các thành tựu đạt được, năm 2019, năm đánh dấu tròn 25 năm

ngày thành lập Ngân hàng, MB đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai 4 chuyển dịch chiến
lược: tập trung kiện toàn tổ chức hoạt động, hệ thống quy định, chính sách nội bộ theo
hướng tăng cường quản trị và giám sát cấp cao với sự hỗ trợ hiệu quả; đẩy mạnh hoạt

động bán chéo trong Tập đoàn và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính
hiện đại mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn nữa cho khách hàng và các cổ đơng. Trong
đó, tập trung vào các dự án chiến lược trọng điểm: trải nghiệm khách hàng trọn vẹn trên
App MBBank; chuyển đổi và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại;
CRM/Smart RM về phân tích kinh doanh và cơng cụ bán; BPM về tối ưu hóa, tự động
hóa hệ thống quy trình nghiệp vụ hướng đến khách hàng và tăng năng suất lao động;

14

TIEU LUAN MOI download :


tuân thủ Basel II; đào tạo về đổi mới phương pháp đào tạo và nâng cao năng lực lãnh
đạo của nhân sự MB.
AI. Tổng quan về việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng

MB
1. Tồn cảnh ngành cơng nghiệp Fintech năm 2021

Trong những năm gần đây, “làn sóng” các cơng ty khởi nghiệp trong lĩnh vực
cơng nghệ tài chính đã tác động mạnh mẽ đến cách thức kinh doanh của ngành
Tài chính - Ngân hàng. Fintech (Financial Technology) đã tận dụng sức mạnh
của công nghệ hiện đại để tạo ra những kết quả đột phá trong tài chính tồn diện
và trở thành đại diện cho cuộc cách mạng kỹ thuật số của ngành. Các công ty này
hoạt động trong nhiều lĩnh vực: thanh toán, cho vay ngang hàng (P2P Lending),
gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), quản lý tài sản (wealth management), tự
động hóa đầu tư (robot trading), cơng nghệ bảo hiểm (insurtech), cơng nghệ giám
sát và kiểm sốt (Regtech hay Suptech) trong lĩnh vực tài chính, tiền mã hóa
(crypto currency), cơng nghệ Blockchain.
Báo cáo “Fintech & Ngân hàng số” do MBBank phát hành nhấn mạnh vai trị

quan trọng của cơng nghệ bảo hiểm (Insurtech) và cơng nghệ giám sát và kiểm
sốt (Regtech hay Suptech) trong việc thay đổi cách thức vận hành ngành tài
chính. Cụ thể, cơng nghệ giám sát và kiểm sốt giúp đơn giản hóa, giảm chi phí
và tăng cường hiệu quả của các hoạt động liên quan đến các yêu cầu pháp lý,
quản lý và tạo lập môi trường hoạt động. Trong khi đó, cơng nghệ bảo hiểm lại
ứng dụng đa dạng các công nghệ như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn
vật và mơ hình kinh doanh sáng tạo để thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm
phát triển nhanh chóng và hiệu quả.
Báo cáo cũng chỉ ra một hệ sinh thái Fintech hoàn chỉnh bao gồm ba bên tác
động qua lại và bổ trợ lẫn nhau: Ngân hàng truyền thống và các định chế tài
15

TIEU LUAN MOI download :


chính (cơng ty tài chính, đầu tư, bảo hiểm, chứng khốn), cơng ty cơng nghệ lớn
và khởi nghiệp Fintech và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính. Trích
dẫn từ báo cáo “Synergy and disruption: Ten trends shaping fintech” của
McKinsey, các công ty Fintech này hoạt động theo các mơ hình tiêu chuẩn: (1)
Cơng ty khởi nghiệp; (2) Cơng ty được các tổ chức tài chính - ngân hàng truyền
thống đầu tư; (3) Một phần trong hệ sinh thái được điều phối bởi các công ty
công nghệ lớn; (4) Nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ của các tổ chức tài
chính ngân hàng.
Tại Việt Nam, hoạt động Fintech đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc
cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư.
Tính đến năm 2020, thị trường tài chính Việt Nam có tổng cộng 115 cơng ty
Fintech, trong đó 76% cơng ty hoạt động trong các lĩnh vực như thanh toán, cho
vay ngang hàng, blockchain, POS, quản lý tài sản.
Từ những nghiên cứu được phân tích rõ trong Báo cáo, có thể thấy sự hợp tác
giữa ngân hàng và Fintech mang lại sức mạnh cho cả đôi bên và giúp đẩy mạnh

hệ thống tài chính lên những tầm cao mới. Do đó, lựa chọn hợp tác thay vì cạnh
tranh giữa ngân hàng và Fintech đang trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và
Việt Nam, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng với bốn xu
hướng hợp tác chủ yếu: (1) Hoàn thiện giao diện và các kênh tương tác khách
hàng; (2) Số hố các quy trình; (3) Phân tích dữ liệu lớn, (4) Mở rộng hệ sinh thái
sản phẩm đa dạng.
2. Ứng dụng công nghệ vào quản trị
MB hiện là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ
lớn nhất Việt Nam, với 1.200 nhân sự, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng.
Ban lãnh đạo MB tin rằng, chuyển đổi số là cơ hội để MB bứt phá trở thành một doanh
nghiệp công nghệ quy mô lớn, trong đó, nhân sự cơng nghệ đóng vai trị là "mắt xích"
quan trọng, thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

16

TIEU LUAN MOI download :


Điểm khác biệt trong vận hành và kinh doanh theo mơ hình Agile của MB chính là
"quy trình ngược". Thay vì quản lý truyền thống từ trên xuống, MB lấy khách hàng là
trọng tâm, tập trung phát triển sản phẩm từ trải nghiệm thực tế của khách hàng, từ đó,
cải thiện, nâng cấp dịch vụ theo phản hồi của khách hàng.
"Các công nghệ lõi hiện nay của MB đều do MB làm chủ, không phụ thuộc vào bên
thứ ba. Đội ngũ công nghệ thông tin của chúng tôi sẽ chủ động sửa chữa, nâng cấp
cơng nghệ ngay khi cần. Đó là chìa khóa để chúng tơi đi nhanh, chắc", đại diện ngân
hàng chia sẻ.
MB xác định đến năm 2024, nhân sự cơng nghệ sẽ chiếm tới 25% nhân sự tồn ngân
hàng và trở thành lực lượng chủ chốt hỗ trợ MB mở rộng quy mơ và hoạt động trong vai
trị là một doanh nghiệp công nghệ.
3. Ngân hàng số từng bước tăng trưởng mạnh mẽ

Với tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cao và xu hướng giảm tiêu dùng tiền
mặt và những tính năng vượt trội, kênh ngân hàng số của MB trong những năm qua đã
chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Thông tin được MB chia sẻ, năm 2018, Tổng số
lượng khách hàng hoạt động tăng 40% so với năm 2017. Tốc độ xử lý hồ sơ và cấp tín
dụng cho khách hàng được đẩy nhanh đã góp phần gia tăng mức độ hài lịng của khách
hàng, với tỷ lệ hài lòng đạt 87%, tăng 7% so với năm 2017.
Năm 2019, theo ước tính của MB, tổng số lượng giao dịch tài chính trên kênh ngân
hàng số tăng xấp xỉ 11 lần so với năm 2017; tăng 5,6 lần so với cùng kỳ 2018; tổng
doanh số giao dịch tài chính trên kênh ngân hàng số tăng 4,5 lần so với năm 2017; tăng
gần 2 lần so với 2018.
Báo cáo thường niên 2018 của MB cho biết: "Sau 1 năm triển khai chính thức Chiến
lược phát triển giai đoạn 2017 - 2021 bám sát phương châm 'Đổi mới, Hiện đại, Hợp
tác, Bền vững' cùng 4 chuyển dịch chiến lược là ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách
hàng, quản trị rủi ro vượt trội, quản lý hiệu quả hoạt động của các cơng ty thành viên,
MB hồn thành vượt mức các kế hoạch được Đại hội đồng cổ đơng giao phó.

17

TIEU LUAN MOI download :


Tổng thu lãi thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2018 tăng 126% so với 2017, đi đầu
trong ngân hàng số với app ngân hàng MB - Bank và các mơ hình kinh doanh mới hợp
tác với Viettel (Viettel Pay), Vingroup (thẻ MB Vin ID), hợp tác với đối tác Bordier&Cie
Singapore để triển khai dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp, đầu tư hợp tác chiến lược
với đối tác IBM trong lĩnh vực công nghệ thông tin". Năm 2018, MB ghi tên mình trong
Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam xếp hạng, với lợi
nhuận trước thuế tăng trưởng 68%, đạt 7.767 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2019, MB ghi nhận 836 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch
vụ, tăng vọt so với mức 485 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, góp phần quan trọng vào mức

tăng trưởng 22,5% của lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ so với cùng kỳ.
Trong năm qua, MB đã triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng và quản lý
tài chính hồn tồn miễn phí trên App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân), BIZ
MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp) và mơ hình giao dịch ngân hàng tự động
MB SmartBank. Nhà băng này còn cho phép khách hàng sở hữu nhiều số tài khoản
tương tự như "một chiếc ví nhiều ngăn" hay miễn phí tài khoản tứ quý, tài khoản trùng
số điện thoại, tài khoản trùng ngày sinh... trên App MBBank.
Tính đến hết 30/9, MB đã có gần 8 triệu người dùng App MBBank, riêng trong năm
2021 đã có trên 4,5 triệu user tăng thêm và lũy kế gần 60.000 quản lý cấp độ doanh
nghiệp sử dụng App BIZ MBBank. Tổng giao dịch trên kênh số của MB chiếm đến
94%.
4. Xây dựng đội ngũ vững chắc
MB hiện là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ
lớn nhất Việt Nam, với 1.200 nhân sự, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng.
Ban lãnh đạo MB tin rằng, chuyển đổi số là cơ hội để MB bứt phá trở thành một doanh
nghiệp công nghệ quy mơ lớn, trong đó, nhân sự cơng nghệ đóng vai trị là "mắt xích"
quan trọng, thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả và bền vững.
Điểm khác biệt trong vận hành và kinh doanh theo mơ hình Agile của MB chính là
"quy trình ngược". Thay vì quản lý truyền thống từ trên xuống, MB lấy khách hàng là

18

TIEU LUAN MOI download :


trọng tâm, tập trung phát triển sản phẩm từ trải nghiệm thực tế của khách hàng, từ đó,
cải thiện, nâng cấp dịch vụ theo phản hồi của khách hàng. "Các công nghệ lõi hiện nay
của MB đều do MB làm chủ, không phụ thuộc vào bên thứ ba. Đội ngũ công nghệ
thông tin của chúng tôi sẽ chủ động sửa chữa, nâng cấp cơng nghệ ngay khi cần. Đó là
chìa khóa để chúng tơi đi nhanh, chắc", đại diện ngân hàng chia sẻ.

MB xác định đến năm 2024, nhân sự cơng nghệ sẽ chiếm tới 25% nhân sự tồn
ngân hàng và trở thành lực lượng chủ chốt hỗ trợ MB mở rộng quy mơ và hoạt động
trong vai trị là một doanh nghiệp công nghệ.
BI. Đề xuất một số chiến lược cơ bản để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ

trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân
hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế nhờ
tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Bài viết nghiên cứu thực
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
ngày càng được đẩy mạnh.
Cùng với việc ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT), thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xây dựng được hạ tầng kỹ
thuật CNTT tương đối hiện đại và đồng bộ, kết nối hoạt động kinh doanh của các tổ
chức tín dụng (TCTD) với các hoạt động quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN). Trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), việc đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết.
1. Đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ ngân

hàng tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số.
• NHTM tiếp tục đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng

hiện đại chẳng hạn như các ứng dụng thanh toán điện tử - Mobile Banking hay Internet
Banking cùng những dịch vụ thẻ thanh toán khác. Đây là hướng đi để nâng cao giá trị,

19

TIEU LUAN MOI download :



khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong ngân hàng trên nền tảng cơng
nghệ hiện đại.
• Các dự án công nghệ ngân hàng cần được nâng cấp và đưa vào ứng dụng thực tiễn

như: nâng cấp Core Banking phiên bản T24, dự án Digital Banking… Việc ứng dụng
cơng nghệ mới thơng qua việc tích hợp, phát triển phần mềm, thiết kế hệ thống, phát
triển quy trình và đặc biệt là thay đổi tư duy về dịch vụ khách hàng truyền thống là một
trong những nỗ lực mà NHTM đang hướng tới mục tiêu cuối cùng là những trải nghiệm
về công nghệ, sự tiện dụng, tiện lợi và bảo mật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng.
• NHTM nên tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tạo ra nhiều giá trị gia

tăng cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hoạt động marketing số. Mỗi NHTM cần dựa
trên nền tảng đầu tư, phát triển CNTT hiện đại, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới
cùng với phát triển, ứng dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh vào trong hoạt
động của ngân hàng số.
• Để tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số, các ngân hàng Việt Nam cần tổ chức

bộ máy và cách thức quản lý chiến lược ngân hàng số, từ đó phát triển nguồn nhân lực
phù hợp (kỹ năng, nhận thức và văn hóa kinh doanh); quản lý truyền thông, thông tin
trên mạng xã hội; nâng cấp nền tảng CNTT, có kế hoạch quản lý rủi ro an ninh mạng,
phân loại khách hàng để dễ quản lý.
2. Đầu tư mạnh mẽ hệ thống CNTT tiên tiến gắn chặt với chiến lược kinh doanh của

NHTM


Đầu tư vào cơng nghệ mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với chiến


lược kinh doanh của NHTM. NHTM triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động
kinh doanh cốt lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và
kiều hối… nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu
quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động


Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân

viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh như Chi nhánh

20

TIEU LUAN MOI download :


hay Call Center, dự đoán những nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng để đưa ra
những tư vấn kịp thời và chính xác.


Ở mỗi một sản phẩm, mỗi ứng dụng, NHTM đều phải đầu tư vào các giải pháp

an ninh thông tin cũng như tiến hành các qui trình đảm bảo và kiểm thử kỹ lưỡng về
mặt an ninh thông tin.
3. Giải pháp về nguồn nhân sự chuyên mơn cao để ứng dụng, triển khai và vận hành

CNTT


Mỗi NHTM xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực


CNTT trung và dài hạn


Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho

cán bộ, công chức, chuyên viên quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư
duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp
nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện


Đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thông tin

trong ngành tài chính, ngân hàng. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp
tham gia và hỗ trợ các trường đào tạo, nghiên cứu khoa học trong CNTT.
4. Đảm bảo an toàn an ninh mạng. Mỗi ngân hàng cần bảo mật về quy trình nội bộ,

việc bảo mật phải được thực hiện từ ý thức của từng nhân viên ngân hàng


Tự bản thân các ngân hàng phải cập nhật các tiêu chuẩn an tồn thơng tin để tiếp

cận dần với các chuẩn mực an tồn thơng tin của thế giới các biện pháp đảm bảo an
ninh, an toàn cho hệ thống thanh tốn


Phát hiện đấu tranh, phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực thanh toán và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.
5. Mở rộng mạng lưới phát triển kênh dịch vụ truyền thông kết hợp với phát triển


các kênh giao dịch ngân hàng hiện đại như: Ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua
Internet, thanh toán qua QR Code,...

21

TIEU LUAN MOI download :




Hồn thiện q trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, đơn

giản hóa thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng.


Nâng cao tiện ích các dịch vụ ngân hàng, sử dụng linh hoạt cơng cụ phịng ngừa

và hạn chế rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.
6. Tăng cường hợp tác với các tập đồn, cơng ty cơng nghệ trong và ngồi nước để

chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, cập nhập các xu thế phát triển công nghệ phù
hợp cho ngành Ngân hàng.


Hồn thiện khn khổ pháp lý tạo mơi trường sinh thái tốt cho các tổ chức tín

dụng (TCTD) và các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính
trên nền tảng cơng nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người
dân và doanh nghiệp.



Xây dựng cơ chế quản lý giám sát phù hợp với bối cảnh Việt Nam và các chuẩn

mực chung, thông lệ tốt của thế giới.
KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng 4.0 không chỉ tác động đến mọi thành phần kinh tế mà cịn tác
động sâu và tồn diện đến lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Người Việt Nam đã dần
dần chuyển từ thói quen sử dụng tiền mặt sang định thức thanh tốn khơng sử
dụng tiền mặt, chấp nhận nhiều cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0. Có thể nói, ngân hàng số là bước phát triển, cho phép ngân hàng
thương mại truyền thông qua các ứng dụng công nghệ và số liệu tạo ra những thay
đổi mới cho các sản phẩm, hệ thống truyền thông dịch vụ để cạnh tranh với khách
hàng. Cạnh tranh về biên chế chi phí, đồng thời mở rộng sản phẩm và dịch vụ,
cũng như tìm kiếm các lĩnh vực mới có lợi.

22

TIEU LUAN MOI download :


Tài liệu tham khảo
1. Đẩy mạnh ứng dụng Cách mạng cơng nghiệp 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng_

12/05/2021_Tạp chí Tài chính
2. Nghiên cứu sự biến đổi của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thời kỳ Cách mạng

cơng nghiệp 4.0_10/08/2021_đồn thị hồng nga
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại Việt


Nam_17/03/2020_tạp chí ngân hàng
4. Cơng nghệ tài chính Fintech tại Việt Nam: nắm bắt xu hướng để phát triển_

Nguồn: tổng hợp từ internet
5. Hợp tác Ngân hàng – Fintech: Góp phần thúc đẩy phổ cập tài chính_

15/08/2019_ Phương Linh
6. Ngân hàng số: xu thế bùng nổ thé giới_13/11/2018_ KHAI PHONG
7. Số hoá ngân hàng - cuộc đua dài hơi_ 26/08/2019_ Phạm Hạnh
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại Việt Nam_

17/03/2020_ TS. Lê Duy Khánh
9. Ngân hàng TMCP Quân đội: Vững vàng trên hành trình chuyển đổi số_

25/09/2019_ Hữu An
10.MB tiến nhanh, tiến chắc trên hành trình chuyển đổi số_ 15/10/2019_ TCNH
Số 19/2019
11. MBBank phát hành Báo cáo “Fintech & ngân hàng số”_ 26-10-2021

12.MB hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp công nghệ_ 4/11/2021_ An
Nhiên
13.MB: Hành trình 27 năm trở thành Ngân hàng số hàng đầu_ 04/11/2021_ Ngân
hàng TMCP Quân đội
14.Tuổi 27, MB hiện thực hóa tầm nhìn ngân hàng số dẫn đầu_ 04/11/2021_
Hằng Nga
23

TIEU LUAN MOI download :



15.Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở
Việt Nam_ 09/12/2020_ Đinh Văn Chức
16.Một số giải pháp phát triển công nghệ thông tin tại các ngân hàng thương
mại_ 01/11/2017_ TS. Nguyễn Thị Thu Đông
17.Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin_
15/04/2017_ ThS. Võ Thị Phương
18.

24

TIEU LUAN MOI download :



×