Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ảnh hưởng của các nội dung về du học trên hai nền tảng facebook và youtube đối với giới trẻ 15 25 tuổi trong địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 87 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGÀNH TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Học phần: Phương pháp nghiên cứu truyền thông
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỘI DUNG VỀ DU HỌC TRÊN HAI NỀN
TẢNG FACEBOOK VÀ YOUTUBE ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ 15-25 TUỔI
TRONG ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Vũ Tuấn Anh

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Đức Hưng – TTQT48C1 – 1362
Doãn Quỳnh Anh – TTQT48C1 – 1220
Phạm Nguyễn Châu Anh – TTQT48C1 – 1253
Trương Nguyệt Minh – TTQT48C1 – 1463
Phương Hà Vi – TTQT48C1 – 1624

Lớp:

TTQT48C1 (D)

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2022



lOMoARcPSD|9242611

1

LỜI CAM ĐOAN
Chúng em - Nhóm 7 lớp PPNCTT.1_LT xin cam đoan đề tài tiểu luận: “ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC NỘI DUNG VỀ DU HỌC TRÊN HAI NỀN TẢNG
FACEBOOK VÀ YOUTUBE ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ 15-25 TUỔI TRONG
ĐỊA BÀN HÀ NỘI” là cơng trình nghiên cứu của nhóm chúng em, dưới sự
hướng dẫn của giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu truyền thông - Tiến sĩ
Vũ Tuấn Anh. Mọi số liệu, tài liệu được sử dụng trong bài tiểu luận là hồn
tồn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu
sai, chúng em xin hoàn tồn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật nếu
có sai phạm đối với lời cam đoan này.


lOMoARcPSD|9242611

2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến

TS. Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thơng và Văn hóa đối ngoại Học viện
Ngoại giao, đồng thời là giảng viên giảng dạy môn Phương pháp nghiên cứu
truyền thông cho chúng . Chúng em sẽ khơng thể hồn thành bài nghiên cứu
này nếu khơng có sự chỉ bảo và hỗ trợ của thầy. Khơng chỉ đơn giản là những
bài học quý giá ở trên lớp, nếu khơng có những nguồn tài liệu, sách báo tham

khảo uy tín cùng với những chỉ bảo tận tình của thầy, chúng em sẽ khơng bao
giờ có thể hồn thành được bài nghiên cứu này. Ngoài ra, chúng em cũng muốn
gửi lời cảm ơn tới khoa Truyền thông và Văn hố đối ngoại vì đã đưa mơn học
“Phương pháp nghiên cứu truyền thơng” vào chương trình giảng dạy.
Những kiến thức lĩnh hội được học từ môn học những không chỉ là kiến thức
quý báu giúp chúng em đạt được điểm cao trong các mơn học, chúng cịn là
những những hiểu biết mang tính nền tảng, là những hành trang khơng thể thiếu
để chúng em có thể ứng dụng trong cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu chúng em được tiếp xúc với môn học, cũng như
chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên,
kính mong thầy cơ có thể xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm chúng
em được hồn thiện nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


lOMoARcPSD|9242611

3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5
2. Tổng quan tài liệu .................................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ...................................................... 10
3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 11

4.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 11
4.2. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................. 13
7. Kết cấu bài nghiên cứu .......................................................................... 13
CHƯƠNG 1: TRUYỀN THÔNG MXH VÀ TỔNG QUAN VỀ THỰC
TRẠNG DU HỌC HIỆN NAY .................................................................... 15
1. Truyền thông MXH ............................................................................. 15
1.1. Khái niệm.......................................................................................... 15
1.2. Đặc điểm ........................................................................................... 17
1.3. Vai trò trong cuộc sống ................................................................... 18
1.4. Các nền tảng MXH phổ biến .......................................................... 20
2. Du học ................................................................................................... 23
2.1. Một số thuật ngữ trên các nền tảng MXH..................................... 23
2.2. Thực trạng và tình trạng chảy máu chất xám .............................. 25
3. Tại sao các nền tảng MXH là nơi phổ biến để quảng bá các nội
dung về du học? .......................................................................................... 26
3.1. Kết nối ............................................................................................... 26
3.2. Chia sẻ tin tức, kiến thức................................................................. 26
3.3. Bán hàng, kinh doanh ...................................................................... 27
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 28


lOMoARcPSD|9242611

4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TỪ
CÁC NGUỒN TRÊN MXH LÊN Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA GIỚI TRẺ .. 29
1. Các nền tảng MXH và các nguồn cung cấp thông tin du học ......... 29

1.1. Các nền tảng MXH được lựa chọn ................................................. 29
1.2. Các nguồn cung cấp thông tin du học (Tại sao chọn Bạn bè, người
thân, Influencer, Quảng cáo) ................................................................. 32
2. Tổng quan các nội dung về du học trên 2 nền tảng MXH Facebook
và Youtube .................................................................................................. 33
2.1. Facebook .............................................................................................. 33
2.1.2. Các định dạng nội dung ............................................................... 35
2.2. Youtube ............................................................................................. 40
3. Phân tích khảo sát và phỏng vấn vấn sâu.......................................... 46
3.1. Ảnh hưởng từ bạn bè, người thân .................................................. 46
3.2. Ảnh hưởng từ influencers ............................................................... 54
3.3. Ảnh hưởng từ quảng cáo ................................................................. 60
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN
THÔNG TIN TRÊN MXH LÊN Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA GIỚI TRẺ .... 72
1. Thành công và hạn chế ........................................................................ 72
1.1. Thành công ....................................................................................... 72
1.2. Hạn chế: ............................................................................................ 72
2. Đề xuất, kiến nghị: Bài học kinh nghiệm, cải thiện hiệu quả ảnh hưởng
của MXH lên ý định du học.......................................................................... 74
2.1. Làm phong phú các nội dung ......................................................... 74
2.2. Sử dụng các công cụ hiệu quả ......................................................... 75
2.3. Phát triển được tính cá nhân hóa của các nền tảng ..................... 75
2.4. Chú trọng việc khai thác các đối tượng tiềm năng ....................... 76
3. Xu hướng trong tương lai ................................................................... 77
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82



lOMoARcPSD|9242611

5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi mạng Internet phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vào khoảng
thời gian sau năm 2008, người Việt Nam đã bắt đầu được tiếp cận với một
“khơng gian sống” hồn tồn mới, đó chính là các nền tảng MXH (MXH). Số
lượng người dùng MXH tại Việt Nam có xu hướng tăng rất nhanh theo thời
gian. Theo trang thống kê statista.com, chỉ trong vòng 5 năm (2017 - 2022),
lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng từ 45,03 triệu người lên 65,03
triệu người. Hay với nền tảng xem video trực tuyến Youtube, trang statista.com
đã thống kê được rằng có khoảng 66,63 triệu người Việt Nam đang sử dụng
Youtube (số liệu năm 2021). Với dân số gần 100 triệu người, có thể nhận xét
rằng số lượng người dùng MXH tại Việt Nam chiếm khoảng 70% dân số của
quốc gia. Trung bình một người Việt Nam mỗi ngày dành 2 tiếng 21 phút cho
MXH, nhỉnh hơn một vài nước khác trong khu vực châu Á như Singapore (2
tiếng 17 phút), Trung Quốc (2 tiếng 4 phút), hay Hàn Quốc (1 tiếng 8 phút).
Thống kê cũng chỉ ra rằng, hai nhóm khán giả có khả năng tiếp cận với những
nội dung trên MXH nhiều nhất là nhóm từ 15-24 tuổi và nhóm từ 25-34 tuổi.
Vậy có thể nói rằng ở Việt Nam, người trẻ chính là nhóm đối tượng
hoạt động năng nổ nhất trên MXH. Chúng ta thường thấy người trẻ sử dụng
MXH với nhiều mục đích, bao gồm: kết nối, liên lạc với bạn bè, người thân;
kết nối, liên lạc với các hội nhóm người có cùng sở thích, cùng mối quan tâm;
tìm kiếm thơng tin; theo dõi nội dung mình quan tâm trên các trang (Fanpage)
và các tài khoản người dùng có sức ảnh hưởng (Influencer); và không thể không
kể đến mục đích bày tỏ bản thân, đăng tải thành tựu, xây dựng hình ảnh cá nhân,
chia sẻ ý kiến và cảm xúc của mình về một vấn đề nào đó. Đối với những người
trẻ thành công trong một số lĩnh vực, MXH còn là nơi họ chia sẻ kiến thức,

kinh nghiệm và hiểu biết của mình về lĩnh vực đó, gây sức ảnh hưởng lên một
nhóm người và từ đây gây dựng cộng đồng của mình. Lấy trường hợp những


lOMoARcPSD|9242611

6

du học sinh là KOL trên Facebook hoặc sở hữu kênh Youtube lên đến hàng
trăm nghìn lượt đăng ký, xuất phát điểm của họ chính là những học sinh Việt
Nam thành công đạt học bổng sang các trường ở nước ngồi. Họ đăng tải các
bài viết, video nói về việc đỗ học bổng du học và cách họ đạt được thành cơng
đó. Những nội dung này lại giúp ích cho một nhóm người có ý định đi du học
và cần tìm hiểu thêm thơng tin về việc đó, và những du học sinh kia có được
một cộng đồng theo dõi mình nhờ vào những chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm
của mình với hành trình giành học bổng du học. Cùng với xu hướng đi du học
ngày càng phát triển trong vài năm gần đây, số lượng du học sinh có tầm ảnh
hưởng trên MXH tăng lên, kèm theo sự mở rộng về quy mô cộng đồng người
theo dõi của họ. Khi tìm kiếm trên Youtube từ khóa “học bổng du học”, sẽ dễ
dàng nhìn thấy các video chia sẻ kinh nghiệm đạt học bổng, viết bài luận xét
học bổng, v.v.. từ những tài khoản Youtube của các du học sinh, với lượt xem
từ vài nghìn đến vài trăm nghìn cho mỗi video.


lOMoARcPSD|9242611

7

Tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc của những nội dung chia sẻ về
cuộc sống du học, hay hành trình đạt học bổng du học thành cơng, khiến cho

một bộ phận các bạn trẻ được thơi thúc tìm kiếm cơ hội du học, thậm chí khi
nền tảng học tập, gia đình, tài chính, v.v.. của các bạn khơng đáp ứng được việc
du học. Hoặc những nội dung “màu hồng hóa” cuộc sống du học gây hiểu nhầm
và kỳ vọng khơng đáng có cho một số bạn, dễ khiến các bạn “vỡ mộng” khi
thực sự trải nghiệm cuộc sống du học.
Sau một thời gian quan sát và ghi nhận các bài viết và video được
đăng tải trong những cộng đồng du học và có nguyện vọng du học trên MXH,
nhóm nghiên cứu nhận thấy những nội dung về du học của các cá nhân và tổ
chức trên MXH có ảnh hưởng đến suy nghĩ, quyết định liên quan đến du học
của các bạn trẻ. Tuy nhiên tại nước ta, những ảnh hưởng này ít được số liệu hóa
và nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy, nhận thấy tính cấp thiết của việc nghiên
cứu vấn đề này, nhóm chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC NỀN TẢNG MXH ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA NGƯỜI
TRẺ ĐỘ TUỔI 15-25 TẠI HÀ NỘI. Dựa trên phân tích kết quả khảo sát thực
tế đối với người trẻ độ tuổi 15-25 trên phạm vi Hà Nội, đề tài đi sâu vào tìm
hiểu mức độ nhận thức tầm ảnh hưởng của các nội dung về du học trên MXH


lOMoARcPSD|9242611

8

đối với suy nghĩ về việc du học và quyết định đi du học của người trẻ. Từ đó,
đề tài đưa ra đường hướng cải thiện cách sáng tạo nội dung liên quan đến du
học nhằm tăng sự hiệu quả và tính định hướng, tính hữu ích cho quyết định du
học của người trẻ.

2. Tổng quan tài liệu
Nhóm nghiên cứu đã tham khảo 20 tài liệu có chứa các từ khóa “du
học”, “MXH”, “social media”, “university choice” và những từ khóa liên quan.

Tổng kết lại các tài liệu đã tham khảo, nhóm nhận thấy các tài liệu này thuộc
về các nhóm chủ đề sau:
• Thực

trạng du học của học sinh Việt Nam

• Các

yếu tố tác động đến quyết định chọn trường/quyết định đi du học

• Tác

động của MXH đến việc ra quyết định

Về thực trạng du học của học sinh Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã
xem xét báo cáo Dịng chảy của du học sinh Việt Nam của Nguyễn Hồng Chi
(nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Queensland, Úc) nói về xu hướng du học
của học sinh Việt Nam trong thời kỳ đất nước bắt đầu quá trình hội nhập quốc
tế (khoảng thời gian thập niên 2000s). Ngồi ra cịn có một bài phỏng vấn trên
trang báo điện tử của Tuổi Trẻ - tuoitre.vn: Du học tăng nói lên điều gì?. Phỏng
vấn được thực hiện với hai khách mời là GS. Nguyễn Đình Đức và TS. Hồng
Ngọc Vinh, phân tích về hiện trạng số lượng học sinh Việt Nam đi du học tăng
lên và số tiền phụ huynh Việt Nam bỏ ra cho việc du học của con cái ngày càng
cao.
Về các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường/quyết định đi du
học, nhóm đã xem xét một số nghiên cứu đáng chú ý, ví dụ: Nghiên cứu tại Đức


lOMoARcPSD|9242611


9

về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du học của học sinh, thông qua phương
pháp thực nghiệm “What shapes the intention to study abroad? An
experimental approach” bởi Knut Petzold và Petra Moog; Nghiên cứu về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, con người, xã hội, văn hóa lên q trình
đưa ra quyết định đi du học “Going Global: Understanding the Choice Process
of the Intent to Study Abroad” thực hiện bởi nhóm tác giả gồm Salisbury,
Paulsen, Pascarella (Đại học Iowa, Mỹ) và Umbach (Đại học bang Bắc
Carolina).
Về ảnh hưởng của MXH lên việc đưa ra quyết định, nhóm nghiên cứu đã
xem xét các tài liệu liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng của MXH lên việc đưa
ra quyết định chọn trường đại học hoặc quyết định đi du học, ví dụ: Nghiên cứu
tại Hà Lan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trong học tập “Higher
Education Marketing: A Study on the Impact of Social Media on Study Selection
and University Choice” của Efthymios Constantinides và Marc C. Zinck
Stagno, cung cấp thông tin về thị trường sinh viên đại học trong tương lai tại
Hà Lan dựa theo lượng sử dụng MXH của họ; Nghiên cứu về ảnh hưởng của
MXH lên du học sinh, thông qua trường hợp của du học sinh đến từ khu vực Ả
Rập - vịnh Gulf “The Influence of Social Media on International Students: Case
Study Analysis of International Students from Arabian Gulf” thực hiện bởi
Faisal A. Almutairi; nhằm mục đích lan tỏa nhận thức về MXH và các cách
thức marketing sử dụng nền tảng MXH, vốn đã được các trường đại học áp
dụng để thu hút sinh viên tiềm năng.
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của MXH lên quyết
định chọn trường đại học và quyết định đi du học của học sinh là rất đáng kể,
nhưng chủ yếu những nghiên cứu này được thực hiện tại các nước khác. Nhóm
chưa tìm được nghiên cứu nào nói về ảnh hưởng của MXH lên quyết định đi
du học của học sinh Việt Nam. Hơn nữa, hầu hết những nghiên cứu ảnh hưởng
của MXH lên quyết định học tập của học sinh đều lấy đối tượng cung cấp nội



lOMoARcPSD|9242611

10

dung trên MXH là các trang MXH của các trường đại học. Hiện tại, nhóm chưa
tìm thấy nghiên cứu nào về đề tài này chọn đối tượng cung cấp nội dung là
những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài bản thân các trường đại học, cụ thể
là nội dung đến từ bạn bè, người thân của người sử dụng, các KOL, influencers,
và các quảng cáo từ các trung tâm du học.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ hiệu quả của các bài đăng có liên
quan đến du học trên nền tảng MXH Youtube, Instagram và Tiktok đến đối
tượng trẻ trong năm 2022, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả sử dụng
và dự báo xu hướng tương lai của định dạng video ngắn trên MXH.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu được đề ra như trên, bài nghiên cứu sẽ thực
hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, bài nghiên cứu sẽ hệ thống hóa các dữ liệu liên quan đến đề tài,
bao gồm các vấn đề truyền thông MXH, các nền tảng MXH và các bài đăng
trên MXH.
Thứ hai, bài nghiên cứu sẽ khảo sát ảnh hưởng của MXH đến quyết định
du học của giới trẻ độ tuổi 15-25 tại Hà Nội ở hai nền tảng MXH thông qua
phương pháp phân tích tần suất đăng bài; nội dung bài đăng; và thông điệp bài
đăng ở từng nền tảng cụ thể.



lOMoARcPSD|9242611

11

Thứ ba, bài nghiên cứu sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá ảnh hưởng và dự báo
xu hướng tương lai của xu hướng du học của giới trẻ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tập trung khai thác mức độ ảnh hưởng của các nền tảng MXH
(Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok) lên mong muốn và quyết định đi du
học của giới trẻ độ tuổi 15-25 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 30/11/2022 đến 6/1/2023.
Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên các nền tảng MXH được sử
dụng phổ biến trong địa bàn Hà Nội, Việt Nam, khảo sát các đối tượng sử dụng
MXH Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sau khi tìm kiếm và thu thập các tài
liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu đã có sẵn, nhóm tác giả sẽ phân tích, tổng
hợp, đánh giá thơng tin, giúp nhìn nhận và đánh giá các nền tảng MXH nào
được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, từ đó cũng đưa ra được cái nhìn tổng
quan về các nội dung về du học trên các nền tảng MXH đó.


lOMoARcPSD|9242611


12

Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn theo
từng cá nhân trực tiếp trên các đối tượng là sinh viên với độ tuổi từ 15-25 tại
Hà Nội và một số bạn sinh viên hiện tại đang là du học sinh và trước đây từng
sinh sống trong phạm vi nội thành Hà Nội từ ngày 30/11/2022 đến ngày
1/1/2022 với thời gian trung bình khoảng từ 10 đến 20 phút, mỗi đối tượng
được phỏng vấn chỉ một lần duy nhất dựa trên các câu hỏi phỏng vấn đã được
thiết kế dựa theo bảng hỏi online nhưng với mức độ sâu và kỹ lưỡng hơn, thứ
tự và cách đặt câu hỏi sẽ được điều chỉnh linh hoạt dựa vào câu trả lời và ngữ
cảnh để thu thập thông tin chính xác và khách quan nhất. Thứ tự câu hỏi được
sắp xếp linh hoạt để áp dụng mơ hình phỏng vấn bán cấu trúc một cách tối ưu
nhất. Trong quá trình phỏng vấn, nhóm nghiên cứu cũng ghi chép các câu trả
lời của đối tượng phỏng vấn. Sau khi kết thúc phỏng vấn, kết quả của bài phỏng
vấn sẽ được gửi cho người tham gia kiểm tra để đảm bảo tính minh bạch và
chính xác.

Phương pháp định lượng
Phương pháp điều tra bảng hỏi phi ngẫu nhiên online: Sau khi xác định
rõ các đối tượng cần nghiên cứu và làm rõ câu hỏi nghiên cứu thì nhóm tác giả
đã tiến hành tạo lập một bảng hỏi online thông qua Google Form - công cụ tạo
biểu mẫu trực tuyến nhằm thực hiện khảo sát online trên các nền tảng MXH.
Phương pháp phân tích - tổng hợp số liệu: Dựa trên các kết quả đã thu
thập được từ bảng hỏi online, nhóm tác giả sẽ tổng hợp, phân tích nhằm đánh
giá và trả lời câu hỏi nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nội dung về du
học trên hai nền tảng Facebook và Youtube.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

13

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, nghiên cứu tổng hợp dữ liệu được thu thập, sử dụng
phương pháp định lượng kết hợp phỏng vấn sâu để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của truyền thông MXH lên ý định đi du học của giới trẻ, có giá trị tham khảo
cho các nghiên cứu về các lĩnh lực truyền thông tương tự.
Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, dựa trên phương pháp nghiên cứu truyền thông và các
dữ liệu thực tế thu thập được từ bảng hỏi, nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học
đáng tin cậy cho những đối tượng có ý định tìm hiểu về du học, các cơ sở cung
cấp thơng tin về du học, v.v… Từ đó đưa ra những dự đoán và đề xuất về những
nội dung du học được truyền tải trên MXH trong tương lai.

7. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nghiên
cứu bao gồm 3 chương chính với nội dung như sau:
Chương 1: Truyền thơng MXH và các nội dung du học trên MXH.
Chương 1 cung cấp cái nhìn tổng quan về đề tài, bao gồm cơ sở lý thuyết
và cơ sở thực tiễn về đề tài. Các lý thuyết liên quan đến truyền thông được sử
dụng để nghiên cứu, các khái niệm liên quan và các nền tảng MXH phổ biến sẽ
được cung cấp, phân tích ở chương này.

Chương 2: Phân tích khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông
tin trên MXH lên ý định du học của giới trẻ


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

14

Ở chương 2, nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích các dữ liệu mà nhóm
thu thập được từ bảng khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin trên
MXH lên ý định du học của giới trẻ tại Hà Nội trong giới hạn độ tuổi từ 15 đến
25. Các nguồn thông tin, phạm vi nhân khẩu học và các nền tảng MXH được
dùng để khảo sát nghiên cứu là các tiêu chí được đánh giá, phân tích cụ thể.

Chương 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin trên
Facebook, Youtube lên ý định du học của giới trẻ.

Chương cuối cùng của nhóm nghiên cứu dùng để đánh giá mức ảnh hưởng
của các nguồn thông tin trên hai nền tảng MXH được sử dụng phổ biến, rộng
rãi nhất tại Hà Nội. Từ đó rút ra các dự đốn về xu hướng sử dụng MXH để
kích cầu mong muốn du học, và các bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử
dụng MXH như một kênh thông tin giáo dục.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

15

CHƯƠNG 1: TRUYỀN THÔNG MXH VÀ TỔNG QUAN VỀ THỰC

TRẠNG DU HỌC HIỆN NAY
1. Truyền thông MXH
1.1. Khái niệm
Social media (tiếng Việt là “truyền thơng MXH”) đã khơng cịn là
một khái niệm xa lạ với con người, đặc biệt là trong thời điểm cách mạng khoa
học công nghệ mạnh mẽ như hiện nay. Khái niệm social media lần đầu được
nhắc đến vào năm 1994 trong một không gian truyền thông trực tuyến ở Tokyo
tên là Matisse, Qua thời gian, số lượng nền tảng MXH và số lượng người dùng
MXH đều đã tăng lên đáng kể, khiến cho MXH trở thành một trong những ứng
dụng quan trọng nhất của mạng Internet.
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm social
media, cả trong lĩnh vực truyền thông và liên đới sang những lĩnh vực khác như
quan hệ công chúng, khoa học thông tin, và truyền thông đại chúng. Ở đây
nhóm nghiên cứu xin trích lại một số định nghĩa tiêu biểu như sau:
“Truyền thông MXH là một nhóm ứng dụng trên mạng Internet được
xây dựng dựa vào những nền tảng mang tính lý tưởng và cơng nghệ của Web
2.0, và cho phép sự sáng tạo và trao đổi của những nội dung tạo ra bởi người
dùng (User Generated Content).”
(Kaplan & Haelein, 2010)
“Truyền thơng MXH có thể được định nghĩa thành ba phần, bao gồm
(a) cấu trúc thông tin và những công cụ được sử dụng để tạo ra và phân phối
nội dung; (b) nội dung dưới dạng kỹ thuật số của thông điệp cá nhân, tin tức, ý
tưởng, sản phẩm văn hóa; và (c) những cá nhân, tổ chức và ngành cơng nghiệp
có hoạt động sản xuất và tiêu thụ nội dung số.”

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


16

(Howard và Parks, 2012)
“Truyền thông MXH là những kênh thông tin xây dựng trên nền tảng
mạng Internet, cho phép người dùng tận dụng cơ hội để giao tiếp với nhau và
bày tỏ bản thân một cách có chọn lọc, kể cả cùng hay khác thời điểm; với cả
hai phạm vi công chúng rộng và hẹp, những người tiếp thu giá trị từ những nội
dung tạo ra bởi người dùng (user-generated content) và từ nhận thức về việc
tương tác, giao tiếp với người khác.”
(Carr và Hayes, 2015)
Có đa dạng loại hình truyền thông MXH. Trong tài liệu nghiên cứu
về thách thức và cơ hội của truyền thông MXH, hai nhà nghiên cứu Kaplan và
Haelein cho rằng: truyền thơng MXH có thể phân thành sáu loại hình sau đây,
dựa theo mức độ đáp ứng cao hay thấp cho hai tiêu chí, bao gồm tính hiện diện
xã hội (social presence) và tính hiện diện cá nhân (self-presentation).

Tính hiện diện xã hội/Độ đa dạng phương
tiện truyền thơng

Thấp

Trung

Cao

Các trang

Các

bình


Tính

Cao

Các trang

thế

hiện diện cá

blog và tiểu web MXH (ví giới xã hội ảo

nhân/tính bộc

blog

dụ: Facebook)

lộ cá nhân

(ví dụ: Second
Life)

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

17


Thấp

Các dự án

Các cộng

Các

thế

hợp tác (ví dụ: đồng nội dung giới trị chơi ảo
Wikipedia)

(ví
Youtube)

dụ: (ví dụ: World
of Warcraft)

Bảng 1.1. Phân loại truyền thơng MXH dựa vào Tính hiện diện xã hội/Độ
đa dạng phương tiện truyền thơng và Tính hiện diện cá nhân/tính bộc lộ cá
nhân

1.2. Đặc điểm
Các định nghĩa được đưa ra cho khái niệm social media (truyền thông
MXH) đều khái quát hóa các đặc điểm của khái niệm này. Tuy số lượng định
nghĩa đưa ra là nhiều đáng kể, chúng đều nói về những đặc điểm sau đây của
truyền thông MXH:
Thứ nhất, truyền thông MXH là công cụ được tạo ra trên nền tảng

mạng Internet.
Thứ hai, truyền thông MXH có tính hoạt động liên tục, nhưng tính
hoạt động liên tục này khơng phụ thuộc vào sự quan tâm, có mặt thường trực
của người dùng. Truyền thông MXH cho phép những sự tương tác giữa người
dùng với nhau được diễn ra ngay cả khi thời gian hoạt động của những người
dùng này khơng đồng nhất. Ví dụ, với Facebook, người A có thể tương tác,
bình luận dưới bài đăng của người B kể cả khi người B đang không trong trạng
thái hoạt động trên Facebook, và sau đó bình luận của người A vẫn có thể được
người B trả lời khi người B đã trong trạng thái hoạt động trên Facebook.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

18

Thứ ba, giá trị (có thể hiểu là lợi ích hay sự u thích, hứng thú) của
truyền thơng MXH đối với người sử dụng các phương tiện truyền thông MXH
đến từ những nội dung của chính những người dùng tạo ra (user-generated
content), hoặc đến từ sự tương tác trên phương tiện truyền thông MXH giữa
những người dùng, hơn là nội dung được tạo ra từ cá nhân hoặc tổ chức đang
quản lý phương tiện truyền thông MXH.
Thứ tư, truyền thông MXH có biểu hiện của truyền thơng liên cá
nhân-đại chúng (nguyên văn: masspersonal communication). Truyền thông
liên cá nhân-đại chúng xuất hiện khi những điều sau xảy ra: (a) các cá nhân sử
dụng các kênh truyền thông đại chúng thông thường cho mục đích truyền thơng
liên cá nhân; (b) các cá nhân sử dụng các kênh truyền thông liên cá nhân thơng
thường cho mục đích truyền thơng đại chúng; và (c) các cá nhân đồng thời tham
gia vào cả quá trình truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng. Những

công cụ như Facebook, Youtube và Twitter được cho là những nơi lý tưởng để
nghiên cứu q trình truyền thơng liên cá nhân-đại chúng, vì những cơng cụ
này cho phép người dùng phát đi các thông điệp tới một lượng lớn khán giả đại
chúng - mass (nhưng thường vẫn mang tính liên cá nhân - interpersonal); và
người nhận thơng điệp (receiver) cũng có thể phản hồi với riêng cá nhân người
truyền phát thông điệp hoặc qua một thông điệp đại chúng của họ.

1.3. Vai trò trong cuộc sống
Bắt nguồn như một phương thức kết nối giữa người với người, truyền
thông MXH đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống
con người. Với con số 4,74 tỷ người (2022) dùng MXH trên toàn thế giới, hiện
nay, MXH đang được tận dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau bởi tính
phổ biến rộng rãi và sức mạnh kết nối mạnh mẽ của chúng, không chỉ đối với
các cá nhân, doanh nghiệp thậm chí là cả Nhà nước.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

19

Thực tế cho thấy, MXH là một lĩnh vực không ngừng thay đổi và phát
triển, vì thế sẽ dễ dàng bị đào thải nếu khơng có tính cập nhật liên tục. Và bản
chất truyền thông cũng vậy. Trước tiên ta cần làm rõ hai khái niệm giữa truyền
thông xã hội (social media) và MXH (social network). Về mặt bản chất công
nghệ, hai khái niệm này đều cùng chỉ một bản thể: đó là những website dựa trên
nền tảng web 2.0 để giúp người sử dụng có thể tạo lập và truyền tải thông tin.
Tuy vậy, thuật ngữ truyền thông xã hội mang nghĩa rộng hơn, bao hàm cả
phương tiện lẫn nội dung truyền thông, trong khi MXH nhấn mạnh nhiều hơn

đến nền tảng cơng nghệ tạo ra nó. Hai thuật ngữ này vẫn có thể được sử dụng
thay thế cho nhau.
Xét về giá trị của truyền thông MXH trong đời sống con người, trước hết,
MXH là công cụ kết nối, liên lạc với bạn bè, người thân hoặc các mối quan hệ
khác của cá nhân. Từ khi có MXH, con người có khả năng chia sẻ thơng tin cá
nhân của mình một cách thoải mái, thậm chí có thể tạo dựng một bản thể ảo của
mình trên đó với nhiều mục đích khác nhau. Nói một cách tích cực, truyền
thơng xã hội được sử dụng để kết nối các cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm những
người trên tồn cầu có cùng chí hướng và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, hiểu biết
sâu sắc và cảm xúc của họ. Những sự kết nối này đã tạo nên một thế giới ảo.
Tiếp theo, MXH là một công cụ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các
cơng ty, doanh nghiệp tận dụng tính kết nối mạnh mẽ của các nền tảng này để
tìm kiếm và tương tác với khách hàng tiềm năng, tạo quảng cáo và khuyến mại,
đánh giá xu hướng của người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ khách
hàng.
Có thể nói, MXH đã góp phần tạo điều kiện giao tiếp với khách hàng, cho
phép kết hợp các tương tác xã hội trên các trang thương mại điện tử. Khả năng
thu thập thơng tin của nó giúp tập trung vào các nỗ lực tiếp thị và nghiên cứu

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

20

thị trường. Nó giúp quảng bá các sản phẩm và dịch vụ, vì nó cho phép phân
phối các phiếu giảm giá và bán hàng được nhắm mục tiêu, kịp thời và độc quyền
cho những khách hàng sẽ là khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, MXH có thể giúp
xây dựng mối quan hệ với khách hàng thơng qua các chương trình khách hàng

thân thiết được liên kết với MXH.

1.4. Các nền tảng MXH phổ biến
Các nền tảng MXH từ lâu đã trở nên khơng cịn xa lạ với mọi lứa tuổi trên
khắp thế giới. Theo thống kê, số lượng người dùng MXH sẽ ngày một tăng cao.

Nguồn: Statista
Dự đoán lượng người sử dụng MXH từ 2017-2025
Hiện nay, con số này đã vượt qua ngồi dự đốn. Có thể thấy rằng, sức
ảnh hưởng của MXH lớn hơn nhiều so với dự đoán của chúng ta. Với tốc độ

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

21

phát triển và phủ sóng như vậy, trong tương lai, lượng người dùng MXH tại
Việt Nam sẽ còn tiếp tục bùng nổ và trở thành nơi quảng bá cho đa dạng các
loại kiến thức, thông tin phổ biến nhất.
Trên thế giới, các nền tảng Facebook, Youtube và Whatsapp được sử dụng
nhiều nhất (theo thống kê năm 2022)

Nguồn: Statista
Các nền tảng MXH được sử dụng nhiều nhất trên thế giới vào tháng 10,
2022
Theo khảo sát, Youtube và Facebook là hai nền tảng thống trị vị trí dẫn
đầu với tỷ lệ người dùng ổn định, dù cho vướng phải những lùm xùm liên quan
đến vấn đề bảo mật và riêng tư.

Con số 81% người dùng Mỹ sử dụng Youtube, tăng 8% so với năm trước
đó cho thấy Youtube vẫn giữ được đà tăng trưởng, trong khi đó Facebook vẫn
giữ nguyên với 69% trong vịng 5 năm qua. Ngồi nền tảng Youtube, một số

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

22

MXH khác cũng giữ được mức tăng trưởng như MXH Reddit với 18%, tăng 7%
so với năm trước.
Cuộc thăm dò ý kiến qua điện thoại cho thấy, có đến 40% người trưởng
thành nói rằng họ đã từng sử dụng Instagram và khoảng 3 trong 10 báo cáo sử
dụng MXH Pinterest hoặc LinkedIn.
Ngồi ra, cịn có Snapchat, Twitter hoặc WhatsApp cũng được nhiều
người dùng thường xuyên. Trong báo cáo cho thấy, lần đầu tiên TikTok được
cho vào khảo sát với 21% người Mỹ sử dụng, 13% sử dụng nền tảng tập trung
vào khu vực lân cận Nextdoor.
Đối với các MXH thì phần lớn lượng người dùng đến từ nhóm thanh niên
dưới 30 tuổi sử dụng Instagram, Snapchat và TikTok. Khoảng 84% người
trưởng thành từ 18 đến 29 tuổi đã từng sử dụng bất kỳ trang MXH nào, nhóm
tuổi từ 30 đến 49 vào khoảng 81%. Độ tuổi từ 50 đến 64 là 73% và 45% dành
cho nhóm từ 65 tuổi trở lên.
Cuộc khảo sát đã cho thấy xu hướng đã mở rộng đối với nhiều MXH hơn
trong vòng 5 năm qua.
Còn ở thị trường Việt Nam, với tỷ lệ sử dụng Internet là 70%, có đến 67%
tổng dân số sử dụng MXH, chủ yếu là Facebook, Youtube và Zalo.


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

23

Nguồn: Statista, Các nền tảng MXH được sử dụng nhiều nhất Việt Nam
vào tháng 1, 2022
Theo Statista, số lượng người dùng MXH ở Việt Nam được dự đoán sē đạt
khoảng 52.8 triệu người vào năm 2023, nhưng số liệu hiện tại đã vượt quá con
số này. Theo một cuộc khảo sát giữa những người dùng Internet từ 16 đến 64
tuổi, hơn 90% người dùng đã đánh giá Facebook là nền tảng truyền thơng xã
hội bất bại. Trong khi đó, Zalo là nền tảng trò chuyện "cây nhà lá vườn" phổ
biến nhất ở Việt Nam. Cùng với Facebook và Zalo còn có Youtube và Instagram.

2.

Du học

2.1. Một số thuật ngữ trên các nền tảng MXH
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong bài báo cáo
này:
• Du

học: Du học là việc đi học ở một nước khác với nước hiện tại của

người đang sinh sống, nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề để

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

24

thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan,
tổ chức tài trợ.
• MXH:

MXH (Social Media) là khái niệm đề cập đến việc người dùng

sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media Platform) để
kết nối với bạn bè, gia đình, thương hiệu và hơn thế nữa. Tuỳ vào từng
bối cảnh cụ thể, MXH có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thơng tin, để kinh doanh,
để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác. Tính đến năm 2022,
Facebook (thuộc Meta) là nền tảng MXH lớn nhất và phổ biến nhất
toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng
MXH lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, LinkedIn,
TikTok, Pinterest hay Twitter. Tổng số lượng người dùng MXH toàn
cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
• Content:

Content là khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe

và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người. Theo
định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác
nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ
gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”. Mặc dù, Content có tận hai nghĩa

khác nhau, trong thực tế, khái niệm Content chủ yếu được sử dụng
theo nghĩa thứ hai tức là nội dung. Nội dung hay Content ở đây là khái
niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng
các giác quan thơng thường của con người.
• Influencer:

là một người hoặc một nhóm người có khả năng ảnh hưởng

đến hành vi hoặc ý kiến của người khác hoặc cũng có thể hiểu là là
người có sức ảnh hưởng trên MXH, có thể kiếm tiền từ việc hợp tác
trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ… từ đó suy nghĩ ra cách truyền tải thông
điệp một cách sáng tạo nhất.

Downloaded by tran quang ()


×