TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------
BÁO CÁO NHĨM
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MƠN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
Điều dưỡng của tân sinh viên các trường Đại học
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã lớp
Khóa
: ThS TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG
: ĐỖ MẠNH DŨNG - 2211315006
VÕ THÙY LINH - 2214315033
KHỔNG THỊ HỒNG HIỆP - 2214315029
NGÔ HỮU KIÊN - 2211315011
: 506
: 61
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
STT
ĐIỂM
NỘI DUNG
01
Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi.
02
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn
GHI CHÚ
đề nghiên cứu và được viết rõ ràng.
03
Lựa chọn được phương pháp luận phù hợp.
04
Dữ liệu sử dụng phù hợp, có nguồn rõ ràng.
05
Xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
06
Tài liệu sử dụng phù hợp, đa dạng, hợp lệ.
07
Cấu trúc bài viết phù hợp, ngôn ngữ viết rõ ràng,
khoa học.
TỔNG CỘNG
STT
HỌ VÀ TÊN
CÁN BỘ CHẤM THI 1
MSSV
MỨC ĐÓNG
GÓP
CÁN BỘ CHẤM THI 2
ĐIỂM
MỤC LỤC
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU…………………………………………………06
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC……………………………….
Các nghiên cứu nước ngoài…………………………………………………...07
Các nghiên cứu trong nước……………………………………………………09
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU……………………….
3.1. Cơ sở lý thuyết………………………………………………………………
3.1.1.Lý thuyết đặc điểm và nhân tố của Frank Parsons (1909).............10
3.1.2. Lý thuyết về hành vi hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975).......11
3.1.3. Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991)........................12
3.2. Mơ hình nghiên cứu…………………………………………………………
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………...13
3.2.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu…………………………………….18
4. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………...
4.1. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………...
4.1.1. Mục tiêu tổng quát………………………………………………24
4.2.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………….24
4.2. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………….24
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………...24
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………..
6.1. Tiếp cận nghiên cứu………………………………………………………25
6.2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………
6.2.1. Nghiên cứu định tính…………………………………………………...25
6.2.2. Nghiên cứu định lượng…………………………………………………26
6.3. Cơng cụ thu thập thơng tin……………………………………………….26
6.4. Quy trình thu thập thơng tin………………………………………………26
6.5. Xử lý và phân tích dữ liệu………………………………………………..26
7. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………………..26
1
7.2. Giới hạn của nghiên cứu………………………………………………….27
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………….27
9. LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN…………………………………………………….28
10. CÁC NGUỒN LỰC …………………………………………………………28
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..28
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………31
2
DANH MỤC VIẾT TẮT
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
THPT
Trung học Phổ thông
TRA
Theory of Reasoned Action
TPB
Theory of Planned Behavior
3
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA…………………………………12
Hình 3.2. Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB……………………………………13
Hình 3.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất…………………………………………….19
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng giả thuyết………………………………………………………….17
Bảng 3.2. Mô tả các biến quan sát trong mơ hình quan sát………………………..20
5
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, định hướng ngành học không chỉ là vấn đề của những học sinh cuối cấp
mà nó cịn là vấn đề cấp thiết của xã hội bởi nó ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất
nước trong tương lai, đặc biệt là với ngành Điều dưỡng - lực lượng có vai trị quan
trọng trong thực hiện các mục tiêu của ngành y tế về nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cũng như đổi mới phong cách, thái độ chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt
trong và sau đại dịch COVID-19, lực lượng điều dưỡng đã chứng tỏ rằng họ là đội ngũ
có đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc tồn diện và giúp người bệnh hồi phục.
Bên cạnh việc chăm sóc người bệnh, điều dưỡng viên hiện nay cịn phụ trách việc
chăm sóc cho người cao tuổi, và xu hướng này được dự báo sẽ có chiều hướng tăng
qua các năm. Theo số liệu từ sách chuyên khảo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn), Việt Nam
đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Trong giai đoạn 2009-2019, dân số cao tuổi
tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân
số; dự báo đến năm 2029, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 16,5% dân số và
năm 2049 là 24,88%. Sự gia tăng của dân số cao tuổi chủ yếu do sự gia tăng của nhóm
trung lão (từ 70 đến 80 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) - những người cần được
chăm sóc cẩn thận. Do vậy, yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi về số lượng và chất lượng đối
với lực lượng điều dưỡng ngày một cao.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành này đang gặp phải khó khăn do thiếu
hụt nguồn nhân lực trầm trọng; nhiều bệnh viện đang rơi vào tình trạng thiếu điều
dưỡng khi lực lượng này nghỉ việc ngày càng nhiều và khó tuyển dụng. Theo số liệu
từ Cổng thơng tin điện tử Đài tiếng nói Việt Nam VOV (vov.gov.vn), theo Hội Điều
dưỡng Việt Nam, hiện Việt Nam có tỷ lệ số điều dưỡng/10.000 dân là 14; tỷ số điều
dưỡng và hộ sinh/bác sĩ trên toàn quốc là 1,95/1, thấp hơn rất nhiều so với mức trung
bình trên thế giới. Việt Nam đã đặt mục tiêu nâng tỷ lệ lên 25 điều dưỡng/10.000 dân
trong thời gian tới; trong khi để đạt chỉ tiêu có 3,5 điều dưỡng-hộ sinh/bác sĩ theo quy
định, cần phải bổ sung gấp 2 lần số lượng điều dưỡng viên hiện có. Theo thơng tin từ
Cổng thơng tin điện tử Sở Y tế TP.HCM (medinet.gov.vn), các cơ sở y tế đang rất
thiếu điều dưỡng. Dự báo tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực điều dưỡng tại các bệnh
viện sẽ càng trầm trọng hơn khi số nhân lực được tuyển dụng mới không đủ về số
lượng lẫn chất lượng để bù đắp lại số đã nghỉ việc. Nếu như năm 2021 có 2.300 người
có nguyện vọng nộp đơn đăng ký học điều dưỡng thì sang năm 2022 chỉ cịn 781
người có nguyện vọng nộp đơn đơn đăng ký học điều dưỡng tại trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch (giảm 66%), tình hình này đang trở nên phổ biến tại các
trường có đào tạo chuyên ngành điều dưỡng. Điều này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước
cũng như các trường đào tạo hệ Đại học, Cao đẳng cần có các biện pháp để thu hút số
lượng học sinh, sinh viên đầu vào để đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại.
6
Tân sinh viên ngành Điều dưỡng chính là những đối tượng phù hợp nhất để hướng
đến khi tiến hành khảo sát và tìm ra các yếu tố tác động đến quyết định chọn ngành
Điều dưỡng bởi họ mới trải qua kì thi tuyển sinh, có những trải nghiệm và nhìn nhận
rõ thực trạng tuyển sinh của ngành hiện nay; và với những trải nghiệm đó, họ sẽ có
cho mình những nhận xét khách quan, bao quát nhất cũng như đề xuất cách giải quyết
những vấn đề còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến việc chọn ngành Điều dưỡng. Và bởi
vì sinh viên cũng từng là học sinh nên họ có thể nhận xét theo cả hai góc nhìn của một
học sinh và một sinh viên đã vào ngành, qua đó đưa ra đề xuất cách giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến việc chọn ngành Điều dưỡng tại Việt Nam.
Trên thực tế, quyết định chọn ngành học bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn ngành Điều dưỡng của sinh viên các trường Đại học Y
trọng điểm ở địa bàn TP.HCM và mức độ cũng như là phạm vi ảnh hưởng của từng
yếu tố, qua đó đề xuất những biện pháp để thu hút nguồn nhân lực trong tương lai cho
ngành Điều dưỡng.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong đề tài nghiên cứu này, sử dụng các mơ hình có ý nghĩa trong và ngồi nước
làm cơ sở cho mơ hình đề xuất và phương pháp nghiên cứu.
●
Các nghiên cứu nước ngồi
Mơ hình gốc là mơ hình tổng qt quyết định chọn trường đại học từ nghiên cứu
của Chapman (1981). Là nghiên cứu sớm nhất về dạng đề tài này, tác giả đề xuất mơ
hình nghiên cứu tổng qt thơng qua 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định
chọn trường của sinh viên. Nhóm thứ nhất là đặc điểm gia đình và cá nhân. Nhóm thứ
hai là các yếu tố tác động từ bên ngồi (bao gồm: các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm
cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với cá nhân học
sinh). Các yếu tố rút ra từ hai nhóm này có những tác động nhất định tới việc tìm kiếm
và đưa ra quyết định về trường đại học và định hướng nghề nghiệp bản thân trong
tương lai của học sinh và chứng minh được tính giá trị của đề tài nghiên cứu. Mơ hình
của Chapman (1981) được ứng dụng rất nhiều, cũng như các kết quả được kế thừa để
các nhà nghiên cứu khác có những phát triển và mở rộng sau này.
Các nghiên cứu điển hình có Hason và Litten (1982) đã bổ sung thêm vào mơ hình
của Chapman (1981) bằng các yếu tố giới tính, mơi trường, chính sách cộng đồng, kế
hoạch hoạt động. Cabrera và La Nasa (2000) đưa ra mơ hình 3 giai đoạn về vấn đề
chọn trường đại học vẫn dựa trên nền tảng nghiên cứu Chapman (1981) và rút ra kết
luận rằng mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên. Trong khi Hassan, F., & Sheriff, M.
7
N. (2006) đề cập đến yếu tố năng lực, đặc điểm cá nhân của học sinh, sinh viên kèm
theo yếu tố kế hoạch giáo dục bằng sự khuyến khích động viên hỗ trợ của phụ huynh.
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu về yếu tố được quan tâm khác như yếu tố tài chính,
học bổng của Yusof và cộng sự (2008). Các yếu tố danh tiếng học thuật và uy tín của
các trường đại học, vị trí của trường đại học, thông tin tuyển sinh từ web trường hay
từ gia đình, người quen, giáo viên. Agrey và Lampadan (2014) với yếu tố mới bên
cạnh các yếu tố đã được nghiên cứu trước đó là yếu tố sự hỗ trợ về vật chất và tinh
thần, yếu tố chương trình hỗ trợ sinh viên như chăm sóc sức khỏe, chỗ ở, các hoạt
động ngoại khóa. Grapragasem, S., Krishnan, A., & Mansor, A. N. (2014) còn cho
rằng yếu tố tham quan trực tiếp hay các buổi giới thiệu về chuyên ngành cũng ảnh
hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành bậc đại học của các sinh viên. Áp lực đồng
trang lứa cũng được nghiên cứu độc lập trong mối quan hệ với quyết định chọn ngành
và cơ hội nghề nghiệp trong nghiên cứu của Ogunleye(2018) và Mtemeri, (2020).
Abdurrahman İlgan 1 & cộng sự (2018) lựa chọn các yếu tố đã được nghiên cứu
trước đó nhưng hướng về nhóm yếu tố cố định của nhà trường gồm chất lượng và sự
phổ biến của trường, khuôn viên và cơ sở nơi đặt trường đại học và các yếu tố nổi bật
như kỳ vọng tương lai và thực trạng nền kinh tế, trên cơ sở khảo sát 630 sinh viên năm
nhất theo học tại hai trường đại học khác nhau phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lựa chọn ngành của
sinh viên năm nhất là kỳ vọng về nghề nghiệp trong tương lai và chất lượng cùng mức
độ phổ biến của giáo dục, trong khi yếu tố kém hiệu quả nhất là sự quen thuộc tại các
thành phố nơi đặt trường đại học. Kirkwood, A. & Price, L. (2014), trên cơ sở khảo
sát 325 học sinh trung học của trường Trung học Germantown, bang Wisconsin, Mỹ,
đã chứng minh nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh là nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân học sinh. Hasan Özyapici và İlhan Dalci (2018)
nghiên cứu về sự liên quan giữa các giá trị văn hóa được xác định bởi Hofstede (1980)
đến mối quan hệ giữa động cơ nghề nghiệp và ý định theo đuổi nghề kế toán của sinh
viên. Trên cơ sở khảo sát 266 sinh viên từ Đại học Đơng Địa Trung Hải ở Bắc Síp, kết
quả cho thấy chủ nghĩa hoặc khoảng cách quyền lực có ý nghĩa thống kê giữa ảnh
hưởng của cha mẹ và đồng nghiệp đến ý định chọn ngành kế toán của sinh viên và chủ
nghĩa tập thể hoặc tâm lý tránh bất định mạnh mẽ có liên quan khơng đáng kể tới các
yếu tố niềm tin và nguyện vọng nghề nghiệp của sinh viên với nghề kế toán.
Một số nghiên cứu liên quan nhất đến đề tài ở các quốc gia có thể kể đến nghiên
cứu về lý do chọn ngành Điều dưỡng của Maria Jirwe và Ann Rudm (2012). Nghiên
cứu này khảo sát sinh viên Điều dưỡng từ năm nhất đến năm cuối tại các trường đại
học tại Thụy Điển. Một mô hình kết hợp ba yếu tố được xây dựng đã xếp hạng mức
độ quan trọng của các nhóm yếu tố trong đó: “Lý do chính đáng” được xếp hạng cao
nhất, tiếp theo là “lý do thực tế”. Chỉ một nhóm nhỏ sinh viên coi điều dưỡng là “lựa
8
chọn mặc định”. Katrina McLaughlin, Marianne Moutray và Christopher Moore
(2010) đã nói trong nghiên cứu rằng có rất nhiều nghiên cứu về lý do tại sao sinh viên
bỏ học ngành điều dưỡng, nhưng ít được nghiên cứu kỹ lưỡng về động cơ họ theo học
ngành này ngay từ đầu cũng như ít ai quan tâm về vai trị của các yếu tố khác trong
quyết định của họ. Qua 68 người tham gia khảo sát, kết quả cho thấy trong khi lịng vị
tha là yếu tố chính được người tham gia đề cập tới, thì những cơ hội mà ngành điều
dưỡng mang lại cũng được coi là có ảnh hưởng. Anieche, John Emenike, Inara
Blessing Standley và Helen Ifeoma Obidife (2022) nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu
tố áp lực gia đình, nhóm bạn và các yếu tố cá nhân đến quyết định lựa chọn ngành
Điều dưỡng của sinh viên. Qua khảo sát 443 sinh viên từ các cơ sở đào tạo Điều
dưỡng, kết quả thu được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc họ lựa chọn nghề điều
dưỡng đáng kể gồm sự chấp thuận của cha mẹ, tình cảm gắn bó của cha mẹ, tác động
từ bạn bè và các yếu tố cá nhân như tin rằng điều dưỡng sẽ giúp họ tập trung vào ước
mơ được chăm sóc bệnh nhân hay điều dưỡng là một phần của cam kết xã hội với xã
hội hay tiềm năng thu nhập cao đã ảnh hưởng lớn đến lựa chọn nghề nghiệp của họ.
Các nghiên cứu nước ngồi đã chứng minh mơ hình nghiên cứu về sự lựa chọn
ngành, trường đại học của học sinh thực sự có tính ứng dụng cao, có sự liên kết vì các
mơ hình trước có thể dùng để tham khảo hoặc ứng dụng cho các nghiên cứu sau.
Ngoài ra các nghiên cứu này chứng minh được cả tính khách quan và chủ quan trong
việc lựa chọn ngành, trường đại học, từ đó các kiến nghị và giải pháp được đưa ra hợp
lý. Một số quốc gia có sự nhìn nhận về tầm quan trọng của các ngành trọng điểm và
gián tiếp ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước. Hạn chế trong các các nghiên cứu này
là vì mang tính khái qt cao mà phạm vi nghiên cứu rời rạc hoặc chưa hoàn toàn
thuyết phục trên một phạm vi rộng.
●
Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu mang đề tài tương tự như nghiên cứu của
Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009), nghiên cứu chia các yếu tố thành năm yếu tố
xếp theo khả năng tác động từ lớn đến nhỏ: (1) cơ hội việc làm trong tương lai; (2)
danh tiếng về trường đại học; (3) đặc điểm cá nhân; (4) cá nhân ngồi có ảnh hưởng
đến qút định của sinh viên và (5) đặc điểm cố định của trường đại học và kết luận
ba trong số năm nhân tố là cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm cá nhân và đặc
điểm cố định của trường có ảnh hưởng nhiều nhất, chứng minh ở Việt Nam về đề tài
chọn ngành không quá khác biệt so với những quốc gia khác khác. Hay nghiên cứu
của Đỗ Thị Thu Trang (2021) với sự mở rộng của đề tài chung “Nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học” với yếu tố mở rộng
“mạng lưới cựu sinh viên” và yếu tố “hoạt động ngoại khóa” mang đến kết luận: sự
quan tâm của học sinh đến chi phí học, cơ sở vật chất, mơi trường và danh tiếng của
trường đại học; sự tham gia của các nhóm tham khảo; quan điểm của người học… có
9
tác động trực tiếp đến ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT. Nguyễn
Minh Hà (2011), mô hình được kết hợp từ một số mơ hình của Chapman (1981),
Litten (1982), Jackson (1982), Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và Nasa (2000)
với đối tượng khảo sát ở 3 khối ngành: Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Khoa học kỹ
thuật, Khoa học tự nhiên với mơ hình 5 yếu tố: (1) yếu tố người thân, (2) yếu tố đặc
điểm của trường đại học, (3) yếu tố đặc điểm của bản thân sinh viên, (4) yếu tố công
việc trong tương lai và (5) yếu tố nỗ lực truyền thông của nhà trường.
Các nghiên cứu chọn ngành chọn trường mang tính cụ thể hóa như Nguyễn Xuân
Nhĩ (2021) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh
doanh của sinh viên trường đại học Nguyễn Tất Thành”. Hay Đặng Thu Hà, Đinh Thị
Thanh Hải (2019) “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên
kế tốn của Đại học Cơng nghiệp Hà Nội” trích từ Kỷ yếu hội thảo quốc gia Nghiên
cứu và đào tạo kiểm toán. Các nghiên cứu này xây dựng các mơ hình tương tự mơ
hình Chapman (1981) làm nền tảng và sử dụng qua lại các yếu tố để tiếp tục xây dựng
và mở rộng đề tài.
Từ một số ít các nghiên cứu như trên thấy được rằng đây là chủ đề đã được đề cập
rất nhiều ở các trường đại học từ trong ra ngoài nước, từ tổng thể đến cụ thể. Các
nghiên cứu vẫn được phát triển từ các mơ hình cổ điển, có tính cập nhật hơn, có tính
khái qt cao hơn. Các nghiên cứu trong nước đã giải quyết được một số vấn đề về
chọn ngành, trường đại học của học sinh, sinh viên Việt Nam, các mơ hình được điều
chỉnh để phù hợp với tâm lý, thói quen, truyền thống của người Việt Nam. Ở Việt
Nam hạn chế của các nghiên cứu này nằm ở phạm vi hẹp và mới chỉ tập trung đối
tượng nghiên cứu hạn hẹp, một số nghiên cứu ứng dụng nhưng chỉ áp dụng cho một
số ngành và phạm vi nhất định. Ngồi ra, ở Việt Nam chưa có bất kỳ nghiên cứu nào
về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành Điều dưỡng, chứng tỏ ngành
Điều dưỡng vẫn luôn ổn định qua những năm qua và sự giảm đột ngột các lựa chọn
đến ngành Điều dưỡng chỉ mới xuất hiện điều này cũng chứng minh ngành Điều
dưỡng ngày càng ít được quan tâm tới. Đề tài này sẽ phân tích và chỉ ra lý do thực sự
để những nghiên cứu sau có thể đề ra phương hướng duy trì, phát triển nguồn nhân lực
quan trọng trong tương lai, đặc biệt đối với các ngành truyền thống và các ngành ít
được để tâm tới.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1.Lý thuyết đặc điểm và nhân tố của Frank Parsons (1909)
10
Là cha đẻ của ngành hướng nghiệp hiện đại, công trình của Frank Parsons có ảnh
hưởng lâu bền trong lĩnh vực này. Cơng trình của ơng nổi tiếng với việc xác xác định
ba yếu tố chủ chốt khi lựa chọn nghề nghiệp trong lý thuyết đặc điểm và nhân tố. Bao
gồm: Sự thấu hiểu rõ ràng về bản thân, về khả năng, sở thích, ước mơ, nguồn lực,
động lực thúc đẩy chọn nghề cũng như hạn chế trong chính bản thân đối với nghề; Sự
hiểu biết đối với yêu cầu nghề nghiệp, điều kiện để thành công, thuận lợi và khó khăn,
những cơ hội và triển vọng phát triển trong các lĩnh vực và trong những giới hạn khác
nhau của công việc; Hiểu biết về mối liên hệ giữa đặc điểm của bản thân đối với yêu
cầu của công việc cụ thể.
Frank Parsons cho rằng mỗi cá nhân là một thể riêng biệt, có tính cách, khả năng,
sở thích, niềm tin khác nhau nên trong quá trình tham vấn nghề nghiệp cần phải căn
cứ xác định sự khác nhau này để hỗ trợ khách quan nhất giúp cá nhân chọn được
ngành nghề phù hợp. Sự lựa chọn là kết quả của nhận thức về bản thân đối với yêu
cầu của công việc nên cần phải nhận thức rõ ràng và hiệu quả để có kết quả tốt nhất.
Frank Parsons cịn phát triển việc phân loại các nhóm ngành nghề tương ứng với
đặc điểm từng cá nhân và cũng là điều kiện cho tính hiệu quả và sự thành cơng. Ơng
cho rằng sức khỏe, sự nhiệt tình, độ tin cậy, sở thích, sự phù hợp ứng với mơi trường
làm việc và kiến thức của từng ngành nghề. Điều này dẫn đến quá trình kết hợp trong
việc đưa ra quyết định nghề nghiệp giữa kiến thức bản thân và kiến thức công việc.
Lý thuyết của ông nhấn mạnh đến sự lựa chọn nghề diễn ra một lần trong đời của
mỗi cá nhân, chưa tính đến những thay đổi của xã hội, thay đổi sở thích, niềm tin, xu
hướng, thành tích và tính cách của từng cá nhân đó. Những ý tưởng của F.Parsons
trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành các nguyên tắc của tham vấn nghề
nghiệp sau này. Dựa vào lý thuyết mà ông đưa ra, các nhà tham vấn nghề có thể đưa ra
những định hướng và quyết định đúng đắn đối với nghề nghiệp.
3.1.2. Lý thuyết về hành vi hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975)
Lý thuyết hành vi hợp lý TRA do hai nhà nghiên cứu Martin Fishbein và Icek
Ajzen (1975) đề xuất và phát triển. Thuyết hành vi hợp lý TRA là một trong những lý
thuyết nền tảng, được sử dụng để dự đoán hành vi tự nguyện của một cá nhân trong
những lĩnh vực và vấn đề khác nhau. Theo TRA, ý định thực hiện một hành vi nhất
định có trước hành vi thực tế, ý định này được gọi là ý định hành vi. Ý định hành vi
được xem là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi sẽ mang tới một kết quả
cụ thể, ý định này rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này "được
xác định bởi thái độ đối với các hành vi và quy chuẩn chủ quan". Thuyết hành động
hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực để thực hiện hành
vi, điều này dẫn đến việc khả năng thực hiện hành vi được tăng theo.
11
(Nguồn Fishbein & Ajzen, 1975)
Hình 3.1. Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA
3.1.3. Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Ajzen, 1991)
Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết
hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), lsyt huyết này được tạo ra để khắc
phục hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người hoàn toàn do
lý trí kiểm sốt. giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các
xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.
Lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một cá nhân nào
đó, trong đó niềm tin được chia thành 3 loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn
mực chung và niềm tin về sự tự chủ. Với mơ hình nhân tố về kiểm sốt hành vi, tương
ứng với ba loại niềm tin của con người là 3 loại hành vi, niềm tin hành vi tạo ra một
thái độ hành vi ( tiêu cực hay tích cực), niềm tin theo chuẩn mực chung dẫn đến một
chuẩn mực chủ quan, và niềm tin về sự tự chủ làm phát sinh nhận thức kiểm sốt hành
vi. Mơ hình TPB giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các
ý định để thực hiện hành vi đó, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và
các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác
động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân chính xác trong cảm
nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự báo cả hành vi.
Theo nguyên tắc chung, thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan càng
thuận lợi, và nhận thức kiểm sốt hành vi càng dễ dàng thì ý định thực hiện hành vi
của cá nhân đó càng mạnh mẽ. Và nếu một mức độ kiểm soát thực tế đối với hành vi
đủ lớn thì cá nhân có thể thực hiện ý định mỗi khi tập hợp đủ điều kiện. Mơ hình TPB
12
cịn nhấn mạnh vai trị của kiến thức cần có để thực hiện hành vi và những yếu tố về
môi trường, kinh nghiệm quá khứ đối với hành vi hiện tại.
(Nguồn, Ajzen, 1991)
Hình 3.2. Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhóm yếu tố đặc điểm cố định của trường: Những đặc điểm về vị trí, học phí,
danh tiếng, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên, chương trình học tập.
Danh tiếng, cơ sở vật chất, vị trí, chất lượng giảng viên và chương trình học ln
là những yếu tố quan trọng khi nhắc đến bất kì một ngành, một trường nào đó bởi lẽ
nó sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng đầu ra. Cũng chính vì vậy mà những yếu tố
ấy sẽ tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn ngành nghề của học sinh. Đi kèm với
những yêu cầu, kỳ vọng ngày càng tăng cao thì việc học phí sẽ phải tăng lên để phù
hợp với những điều kiện ấy là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng chính điều
ấy đã tạo ra rào cản, khó khăn cho một số bạn học sinh trong việc lựa chọn khi tình
hình tài chính khơng cho phép. Và để giúp đỡ cho những bạn học sinh ấy, những
chính sách hỗ trợ và học bổng thường xuyên được trao để giúp đỡ họ mở rộng cơ hội
học tập. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của tình hình tài chính, chi phí học tập
và học bổng đã ảnh hưởng to lớn thế nào đến quyết định chọn ngành.
Kuncharin & Mohamad (2014), Le, H. Q. (2020), nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ
tài chính là một trong những cách thức hiệu quả để có thể truyền thơng cũng như thu
hút cho các tổ chức và các trường đại học, chính vì vậy họ sẵn sàng bỏ một phần thu
nhập để có thể đóng góp cho các tổ chức về học bổng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
Hemmings, B., Hill, D. & Sharp, J. G. (2013). cho biết học phí là yếu tố tác động
13
mạnh đến việc một sinh viên theo học đại học hơn là kiến thức mà họ được dạy trong
chương trình đại học. Cabrera và La Nasa (1999) chỉ ra các nghiên cứu cho thấy một
mối quan hệ trái ngược giữa việc tăng học phí và số lượng người ghi danh Hemmings
& Sharp (2013). Một số nhà lý luận trích dẫn rằng số lượng người được nhận viện trợ
là quan trọng hơn số lượng viện trợ mỗi người nhận được, bởi vì nguồn viện trợ trở
thành nội dung mang tính truyền thông rằng “chúng tôi muốn bạn là một phần của
cộng đồng chúng ta” (Anas Al-Fattal. 2010.). D.W. Chapman đưa ra giả thuyết trong
nghiên cứu của mình rằng các yếu tố cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa
lý, chính sách hỗ trợ và mơi trường ký túc xá ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
đại học. MJ Burns và các đồng nghiệp (2006) đã bổ sung một số đặc điểm của trường
đại học ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Cụ thể hơn, các yếu tố về
học tập, điều kiện an toàn của ký túc xá, chất lượng sinh viên của trường, mức độ nổi
tiếng và danh tiếng của trường, tỷ lệ xét tuyển, điểm chuẩn của trường, mức sống của
trường chính, v.v. Đó là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Giả thuyết H1: Những đặc điểm cố định của ngành Điều dưỡng càng tích cực thì
quyết định chọn ngành của sinh viên càng tăng.
- Nhóm yếu tố truyền thông và nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh: Các
trường cần có chiến lược marketing để cung cấp thông tin về ngành, về phương
thức tuyển sinh, những kiến thức mà học sinh mong muốn học tập từ ngành.
Cũng như học sinh sẽ tiếp xúc với thông tin về ngành thông qua mạng xã hội,
internet, …
Công tác quảng bá tuyển sinh, các hoạt động tư vấn của các trường đại học cũng
có ảnh hưởng khơng nhỏ đến định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông. Các
hoạt động quảng bá càng nhiều, thường xuyên, và hình thức tổ chức càng đa dạng sẽ
càng tăng sức hấp dẫn trong lựa chọn nghề của người học. Bên cạnh đó, việc phổ cập
kiến thức về nghề nghiệp của trường cấp ba và của thầy cơ giáo chủ nhiệm cũng góp
phần khơng kém quan trọng. Qua những hoạt động trên sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ
hơn về ngành từ đó có thể cân nhắc. Không chỉ tiếp cận kiến thường qua các hoạt
động trên, với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ thơng tin và Internet, học sinh có
nhiều cơ hội tiếp cận thông tin nghề nghiệp qua đài, báo, tivi và Internet. Vai trị của
các phương tiện truyền thơng ngày càng tăng, cung cấp những kinh nghiệm xã hội, xu
hướng phát triển kinh tế và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp như những hình mẫu cho
những bạn trẻ có thể tham khảo. Phương tiện giao tiếp ngày càng đa dạng với các hình
thức truyền tải thơng tin hấp dẫn, nhanh chóng và hiện đại có tác động sâu sắc đến
cách sinh viên tìm kiếm thơng tin để ra quyết định trong tương lai.
14
Trong nghiên cứu của mình, D. W. Chapman cũng nhấn mạnh rõ ràng tác động
của nỗ lực trao đổi thông tin với học sinh của trường đối với quyết định chọn ngành
của họ. Những nỗ lực này nâng cao hình ảnh của trường, ngành thông qua các hoạt
động giới thiệu và quảng bá hình ảnh của trường đến sinh viên. Xây dựng các chiến
lược để thu hút sinh viên ví dụ như giới thiệu học bổng và trợ cấp du học, đăng quảng
cáo trên tạp chí và truyền hình, hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa và thể thao
để thu hút học sinh và gia đình của họ. Hossler và Gallagher cũng gợi ý rằng các
chuyến thăm trường cá nhân và các buổi thuyết trình ở trường cũng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường học của học sinh. D.W. Chapman cũng tin rằng các tài liệu
có sẵn ảnh hưởng đến quá trình chọn trường của học sinh. Chọn trường là một quyết
định khơng hồn hảo của học sinh. Do đó, chất lượng của thơng tin và tính khả dụng
của nó trong các tài liệu có sẵn như trang web và các tài liệu in khác sẽ giúp ích rất
nhiều cho học sinh trong quyết định chọn trường.
Giả thuyết H2: Nỗ lực trong giao tiếp của các của trường càng lớn thì khả năng
học sinh chọn học ngành Điều dưỡng càng tăng.
- Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân học sinh: như sở thích, tính cách, khả năng của
học sinh đối với ngành
Yếu tố tự thân cá nhân học sinh được xem là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng lớn đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Trong nhóm yếu tố thuộc về
cá nhân người học, có 5 yếu tố được đưa vào để xem xét mức độ tác động đến định
hướng nghề nghiệp của người học, bao gồm: học lực; sức khỏe; đạo đức; năng lực, sở
trường; và ước mơ, lí tưởng. Trong các yếu tố đó, yếu tố học lực được dự kiến là có
ảnh hưởng rõ nhất đến định hướng nghề nghiệp của người học. Bên cạnh đó việc
ngành nghề ấy có những yếu tố phù hợp với tính cách và sở thích của người học sẽ
giúp họ có thêm những niềm vui, sự gắn bó và hăng say hơn và đồng thời giảm đi tối
đa sự chán nản trong việc học và làm việc.
D.W.Chapman cho rằng, các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một trong những
nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ. Trong những
yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất.
Giả thuyết H3: Sở thích của học sinh đối với ngành Điều dưỡng càng lớn thì khả
năng chọn vào ngành càng tăng.
15
- Nhóm yếu tố những cá nhân có ảnh hưởng: Khi lựa chọn ngành, học sinh nhận
được những chỉ dẫn và lời khuyên qua những lời nhận xét và kỳ vọng của người
quen, bạn bè, thầy cơ và gia đình.
Trong môi trường phổ thông, các bạn trẻ thường chơi với nhau thành một nhóm
nhỏ dựa trên sự đồng điệu về lứa tuổi, sở thích, quan điểm ở trường học hoặc gần nơi
cư trú. Do đó, trước khi đưa ra những lựa chọn có tính chất quan trọng các bạn thường
sẽ trao đổi với nhau từ đó có thể tham khảo những lời khuyên, ý kiến đến từ bạn bè.
Cũng chính vì vậy mà có nhiều học sinh có xu hướng chọn ngành nghề giống với ý
kiến của bạn thân. Trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, học sinh phổ thông
thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Sự ảnh hưởng này
thường thể hiện ở những mặt sau: Cha mẹ càng quan tâm đến con cái càng có xu
hướng can thiệp vào sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái; trình độ học vấn, địa vị của
cha mẹ càng cao thì mức độ quan tâm và tác động đến định hướng nghề của con càng
mạnh; nghề nghiệp của bố mẹ cũng tác động đến sự lựa chọn nghề của con cái; tình
trạng kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người
học. Xét trong Thành phố Hồ Chí Minh, nơi quy tụ rất nhiều gia đình đến từ nhiều nơi
trên đất nước và có sự đa dạng về văn hố gia đình trong vấn đề học tập thì có thể cho
thấy được tác động mạnh yếu khác nhau của yếu tố gia đình.
Theo D.W.Chapman, trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tác động
mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình của chính họ. Sự ảnh
hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách sau: (1)
Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể nào đó là như
thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham dự thi (3)
Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường của học sinh. Theo Hossler và Gallagher (1987) một lần nữa
khẳng định ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là
một trong những ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh. Bên cạnh
đó, Hossler và Gallagher (1987) cịn cho rằng ngồi bố mẹ, anh chị và bạn bè, các cá
nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyết định chọn trường của
học sinh. Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến
quyết định chọn trường của học sinh chính là thầy cơ của các học sinh. Một số nhà
nghiên cứu (Hassan, F., & Sheriff, M. N, 2006, Kirkwood, A.&Price, L. (2014),
Grapragasem, S., Krishnan, A., Mansor, A.N, 2014) đã xem xét mức độ ảnh hưởng
của những người bạn đồng trang lứa đối với định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Theo Hemmings, B., Hill, D. & Sharp, J. G. (2013) , Nguyễn Văn Hiếu (2018), ý kiến
của bạn bè và những người đi trước đang tạo áp lực đối với suy nghĩ của học sinh về
việc lựa chọn ngành học trong tương lai. Những nghiên cứu khác cũng đã cho thấy
rằng sự ảnh hưởng càng lớn khi những người bạn bè đó có trình độ học vấn cao, sự
16
hiểu biết rộng và mức độ thân thiết đối với học sinh. Theo Hassan, F., & Sheriff, M. N
(2006) nói rằng sự quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ của cho mẹ cho con cái sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến lựa chọn nghề nghiệp của con khi vào đại học. Các nghiên cứu
khác cho rằng sự thành công, thành tựu của cha mẹ trong sự nghiệp cũng sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đối với việc chọn nghề học của con cái.
Giả thuyết H4: Gia đình, bạn bè và các cá nhân có liên quan tới bản thân học sinh
có ảnh hưởng tích cực đến việc chọn ngành Điều dưỡng thì học sinh có khả năng
chọn ngành càng cao.
- Nhóm yếu tố xu hướng phát triển và tiềm năng của nghề nghiệp trong tương lai
Xu hướng phát triển về kinh tế xã hội thực sự là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ
quan tâm bởi vì khi nắm bắt được ngành nghề phù hợp với xu hướng, cơ hội việc làm
và thu nhập cao sẽ rộng mở hơn đối với những ngành ấy. Đây cũng chính là lý do của
việc một số ngành lại được yêu thích và thu hút được nhiều nguồn nhân lực hơn
những ngành khác.
Kirkwood, A. & Price, L. (2014) nói đến yếu tố về khả năng đáp ứng mong đợi
công việc nghề nghiệp cũng như sự hấp dẫn nghề nghiệp sau khi ra trường đã bao
gồm khát vọng giáo dục và công việc tương lai, công việc mơ ước… Theo Cabera và
La Nasa (được trích bởi M.J.Burns), ngồi mong đợi về học tập trong tương lai thì
mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn ngành của học sinh. S.G.Washburn và các cộng sự còn cho rằng sự
sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Giả thuyết H5: Xu hướng và tiềm năng của việc làm trong tương lai của ngành
Điều dưỡng càng lớn thì học sinh có khả năng chọn ngành Điều dưỡng càng lớn.
Giả thuyết
Phát biểu của giả thuyết
H1
Những đặc điểm cố định của ngành Điều dưỡng càng tích cực thì quyết
định chọn ngành của sinh viên càng tăng.
H2
Nỗ lực trong giao tiếp của các của trường càng lớn thì khả năng học sinh
chọn học ngành Điều dưỡng càng tăng.
17