Báo cáo thực tập tổng quan
MỤC LỤC
Phần I. Giới thiệu về Công ty TNHH May Long Thành......................3
1. Đôi nét về công ty ................................................................................................3
2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................3
3. Quá trình hình thành..........................................................................................3
4. Nhiệm vụ...............................................................................................................4
5. Các hoạt động chính của công ty May Long Thành........................................4
Phần II. Khái quát tình hình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
từ năm 2005 đến năm 2009....................................................................6
I. Một số chỉ tiêu.......................................................................................................6
1. Mặt hàng sản phẩm...........................................................................................6
2. Thống kê chỉ tiêu tài chính ...............................................................................6
3. Số lượng sản phẩm ..........................................................................................7
4. Đóng góp cho nhà nước....................................................................................8
II. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất,quy trình công nghệ sản xuất.............9
1. Đặc điểm hệ thống sản xuất..............................................................................9
2. Quy trình công nghệ sản xuất..........................................................................10
III. Công tác tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp............11
1. Tổ chức sản xuất.............................................................................................11
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.................................................................11
IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................12
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................12
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý........................14
Phần III. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra”của công
ty............................................................................................................18
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”.....................................................18
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”:......................................................27
Phần IV. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp..........................28
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 1 -
Báo cáo thực tập tổng quan
1. Môi trường vĩ mô............................................................................................28
2. Môi trường ngành: .........................................................................................31
Thu hoạch của sinh viên qua giai đoạn thực tập tổng quan...............33
Tài liệu tham khảo................................................................................34
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 2 -
Báo cáo thực tập tổng quan
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY LONG THÀNH
Phần I. Giới thiệu về Công ty TNHH May Long Thành
1. Đôi nét về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MAY LONG THÀNH
- Tên tiếng Anh: LONG THANH GARMENT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: LONG THANH GARMENT CO.,LTD
- Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ,thị trấn Phú Xuyên,huyện Phú Xuyên,Hà Nội
- Điện thoại: 04 2347 6776-01686868286
- Email:
- Mã số thuế: 0500572245
- Tài khoản số: 019704060061127 tại ngân hàng Vibank chi nhánh Hà Đông.
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn với
số vốn của mình.
Công ty May Long Thành có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền và
nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật
Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH May Long Thành được thành lập ngày 30/11/2001, địa chỉ tại tiểu
khu Phú Mỹ,thị trấn Phú Xuyên,huyện Phú Xuyên,Hà Nội. Sau thời gian đầu thành
lập do quá trình kinh doanh không được thuận lợi. Công ty được sở Kế Hoạch và
Đầu tư Hà Tây (Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104006788
ngày 10/06/2004
3. Quá trình hình thành
- Tháng 3/2003 Khởi công xây dựng nhà máy.
- Ngày 21/3/2004 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công
trình cho nhà máy quản lý và điều hành.
- Tháng 3/2004 Đầu tư xây dựng văn phòng làm việc, nhà ăn, nhà để xe cho
công nhân viên.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 3 -
Báo cáo thực tập tổng quan
- Tháng 4/2004 Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.
- Cuối năm 2004 nhà máy hoàn thiện và Chính thức đi vào sản xuất.
- Từ những ngày đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có
những bước phát triển nhất định với những máy móc thiết bị tiên tiến. Năm
2008, công ty đầu tư mở thêm phân xưởng sản xuất đồ da, máy móc thiết bị
nhập nhiều khiến cho tổng giá trị tài sản cố định dài hạn của công ty tăng cao
là 32,4tỷ đồng.
- Cùng với việc tài sản cố định dài hạn tăng lên thì Nguồn vốn Công ty cũng
tăng lên đáng kể. Sự đầu tư này là một giai đoạn trong dự án phát triển mở
rộng sản xuất của Công ty. Tăng quy mô vốn chứng tỏ rằng Công ty đang
trong quá trình phát triển, xâm nhập nền kinh tế thị trường.
4. Nhiệm vụ
Cũng như bất kỳ các công ty khác, Công ty TNHH May Long Thành ra đời với
mục đích thu được càng nhiều lời nhuận càng tốt nhưng bên cạnh đó. Với đặc điểm
của nghành nghề kinh doanh, công ty có nhiệm vụ tạo nhiều công ăn việc làm cho
nhân dân địa phương, ngày càng nâng cao thu nhập cho công nhân. Góp phần cải
thiện đời sống và an sinh xã hội.
5. Các hoạt động chính của công ty May Long Thành
- Gia công, thiết kế và sản xuất các sản phẩm may mặc và đồ da như áo Jacket,
áo gió, áo thể thao...
- Hoạt động xuất khẩu: Tất cả các loại hàng hoá sản xuất ra đều được dùng để
xuất khẩu.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật,...
- Hoạt động nhập khẩu: Công ty chú trọng tới việc nhập các máy móc, trang
thiết bị phục vụ cho ngành Dệt may (như máy may công nghiệp, máy thêu,
máy nhuộm, máy là, máy cắt). Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là
Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Nga...
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 4 -
Báo cáo thực tập tổng quan
- Hoạt động tạm nhập tái xuất: bông thô, sợi, hoá chất thuốc nhuộm, nguyên
phụ liệu may (khuy, khoá, ren,...)
- Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất...
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 5 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Phần II. Khái quát tình hình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
từ năm 2005 đến năm 2009
I. Một số chỉ tiêu
1. Mặt hàng sản phẩm
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là quần áo may sẵn, quần áo thể thao, đồ da,... sản
phẩm của Công ty sau khi sản xuất được đóng gói và xuất khẩu trực tiếp cho các
nước đặt hàng.
2. Thống kê chỉ tiêu tài chính
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009
Tổngdoanh thu 8.535.625 9.902.500 12.919.060 24.230.007 35.550.901
Tổng chi phí 6.719.534,6 7.795.585,1 10.170.323,8 19.074.686,4 27.986.879,5
Nộp ngân sách 581.148,92 674.212,77 879.595,58 1.649.702,59 2.420.486,88
Lợi nhuận 1.816.090,4 2.106.914,9 2.748.736,2 5.155.320,6 7.564.021,5
Lao động bình
quân
200 250 310 473 512
Vì từ năm 2007,doanh nghiệp có mở rộng quy mô sản xuất như sản phẩm da,quần áo
thời trang,…nên doanh nghiệp bắt đầu có chiến lược phải tuyển dụng thêm nhiều
nhân công ,do vậy số lượng lao động bình quân tăng đáng kể trong 3 năm cuối. từ
năm 2005 đến năm 2008,số lượng lao động bình quân tăng từ 50 đến 60 người còn
năm 2009 do ngành may mặc gặp nhiều khó khăn nên dù mở rộng sản xuất thì số
lượng lao động bình quân cũng chỉ tăng 40 người.Lợi nhuận của doanh nghiệp thì
tăng khá đều qua từng năm.Đặc biệt từ năm 2007 đến 2009,doanh thu của doanh
nghiệp tăng hơn hẳn so với năm 2005,2006.Sở dĩ như vậy là do từ khoảng năm 2007
đến 2009 thì thị trường may mặc ở trong và ngoài nước càng trở nên phong
phú,doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm sao cho có thẩm mỹ
hơn và đáp ứng nhu cầu,thị hiếu của nhiều khách hàng một cách tốt nhất,thêm nữa là
sự sáng tạo của đội ngũ nhà thiết kế cùng tay nghề của các công nhân đã đảm bảo cho
doanh nghiệp một đội ngũ lao động đầy tiềm năng để tạo ra chất lượng tốt nhất cho
sản phẩm.Do đó doanh nghiệp cũng có khả năng tăng doanh thu.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 6 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Chi phí của doanh nghiệp cũng tăng qua các năm do giá cả có sự biến động lớn:giá cả
các phụ liệu may mặc,giá cả về điện nước,tiền lương trả cho công nhân viên đều
tăng.
Bảng doanh thu theo sản phẩm
Đơn vị : nghìn đồng
Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Áo jackét 7.282.884 8.265.899 9.317.108 10.388.020 12.135.110
Quần sooc 1.457.245 2.069.448 2.125.996 3.149.400 3.103.801
Quần lửng 78911 823.605 917.766 1.032.113
Bộ quần áo thể thao 454.393 622.721 705.821 755.457 809.821
Váy 176.875 145.491 159.523 166.243
Áo phông 849.067 935.589 1.243.243 1.977.360 2.497.025
Sp may vải khác 872.638 995.628 1.146.037
Doanh thu khác 145.800 103.267 415.137 1.141.079 4.165.296
Để có được con số doanh thu như trên doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng thị trường
đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ. Những mặt hàng sau đây đã đóng góp tích cực
vào thành tích của doanh nghiệp. Trong tất cả các năm, doanh thu của sản phẩm áo jackét và
bộ quần áo thể thao lúc nào cũng dứng đầu trong tất cả các mặt hàng đem lại doanh thu cho
doanh nghiệp. Trong năm 2008 doanh thu của sản phẩm áo jackét là 12.135.110 triệu đồng
tương đương 34% tổng doanh thu, còn đối với sản phẩm bộ quần áo thể thao là 809.821
triệu đồng tương đương 22% tổng doanh thu cảu toàn công ty.
Sự thay đổi nhu cầu và định hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đã thúc đẩy Công ty
TNHH May Long Thành thay đổi cơ cấu sản phẩm như không sản xuất các loại mũ nữa mà
thay vào đó là các sản phẩm quần áo bò, hay các sản phẩm dệt khác. Điều này là chính xác
vì sản phẩm mũ của Công ty TNHH May Long Thành không phù hợp với nhu cầu thị trường
hơn nữa các sản phẩm được làm ra từ vải bò lại đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
3. Số lượng sản phẩm
Hoà nhịp với tiến trình phát triển chung của công ty. Tổng doanh thu hàng năm
của công ty tăng 31,5%. Theo đó số lượng sản phâm cũng như chất lượng sản phẩm
không ngừng được nâng cao.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 7 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Có được kết quả này phải kể tới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo
công ty cũng như toàn thể công nhân viên. Vì mục tiêu chung của công ty là phát
triển ổn định và bền vững.
Sở dĩ trong 3 năm gần đây,doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững
đo là do từ khi doanh nghiệp mở rộng SXKD với sản phẩm đồ da.Đồ da vẫn luôn
được khách hàng lựa chọn vì sự sang trọng,lịch sự,bền đẹp và không sợ lỗi mốt.
4. Đóng góp cho nhà nước
Trong những năm gần đây mặc dù Công ty TNHH May Long Thành gặp không ít
khó khăn khách quan và chủ quan nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không ngừng
tăng. Lợi nhuận tăng nó phản ánh sự đóng góp của Công ty TNHH May long Thành
vào ngân sách Nhà Nước cũng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận một phần là do Công
ty TNHH May Long Thành có lượng sản phẩm tiêu thụ luôn tăng, một phần là do
trong những năm qua Công ty TNHH May Long Thành đã có sự đầu tư đổi mới công
nghệ, làm cho chi phí sản xuất cũng như khẳ năng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên
liệu của công ty tăng dẫn tới giá thành sản xuất giảm.
Bảng nộp Ngân sách và lợi nhuận của công ty.
Đơn vị tính:nghìn đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Nộp ngân sách 5.293.000 3.174.000 4.252.000 4.800.000 6.805.000
Trong năm 2006 công ty đóng góp vào ngân sách Nhà Nước là 3,174 triệu đồng sang
năm 2007 công ty đóng góp cho ngân sách Nhà Nước là 4,252 triệu đồng tăng 134%
so với năm trước.
Trong năm 2008 công ty đóng góp vào ngân sách là 4800 triệu đồng và sang năm
2009 con số này là 6805 triệu đồng.
Sự tăng lên của Lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của Công ty
TNHH May Long Thành luôn tăng trong những năm gần đây càng khảng định một
điều răng công ty đã có những bước đi đúng đắn và vũng chăc, và cũng khẳng định
sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH May Long Thành.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 8 -
Báo cáo thực tập tổng quan
II. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất,quy trình công nghệ sản xuất
1. Đặc điểm hệ thống sản xuất
Công ty TNHH May Long Thành chủ yếu gia công hàng may mặc xuất khẩu. Mặt
hàng gia công của Công ty là áo Jacket 3 lớp, 5 lớp, áo quần thể thao, áo khoác... với
số lượng, chủng loại, mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, dựa
vào các Hợp đồng đã được ký kết. Các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo các yêu cầu
như: yếu tố kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng mà khách hàng đưa ra. Hàng may mang
tính thời trang, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đóng gói đúng theo yêu cầu khách
hàng và theo chất lượng của sản phẩm... Vì vậy ngoài đầu tư dây chuyền công nghệ,
Công ty còn phải tuyển dụng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm,
khéo léo, cẩn thận.
Nguyên vật liệu chính của ngành may là vải (khoảng 80%) còn lại là chỉ, cúc,
khoá, mex, mac... Hiện nay, nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu do khách
hàng nước ngoài đưa đến, một phần nhỏ thì nhập của các công ty dệt may trong
nước. Quy trình công nghệ của ngành may tương đối phức tạp, có nhiều khâu, mỗi
khâu lại có nhiều bước thực hiện. Công ty TNHH May Long Thành là loại hình gia
công hàng may mặc trên dây chuyền công nghiệp hiện đại, sản phẩm sản xuất hàng
loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khi có đơn đặt hàng, Bộ phận kỹ thuật có
trách nhiệm xem các mẫu vẽ rồi chọn nguyên vật liệu. Sau đó đưa sang phòng Cắt để
cắt mẫu rồi may, in thêu... hoàn chỉnh sản phẩm mẫu. Sản phẩm này được đưa lại cho
bên đặt hàng kiểm tra, nếu đúng thì bắt đầu đi vào sản xuất.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 9 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Sơ đồ : Sơ đồ quy trình sản xuất
2. Quy trình công nghệ sản xuất
Các mặt hàng mà công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song
tất cả các sản phẩm đều phải trải qua các giai đoạn như: Cắt, may, là, đóng gói…
Riêng đối với một số mặt hàng có những yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi
đóng gói phải trải qua giai đoạn giặt mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh
doanh phụ. Cụ thể đi sâu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau:
Nguyên liệu chính là vải được nhập kho vào từng kho nguyên liệu theo từng chủng
loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt,
tại đây vải được trải đặt mẫu, đánh số và cắt thành các bán sản phẩm. Sau đó bán
thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở các bộ phận may cổ,
công đoạn may tay, công đoạn may thân… tổ chức thành dây chuyền. Bước cuối
cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm.Trong quá trình may ngoài nguyên
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 10 -
Đơn đặt hàng
Phòng mẫu
Phòng Cắt
Phòng May
Là, dập cúc
Hoàn thiện
Đóng gói
Phòng In thêu
Báo cáo thực tập tổng quan
liệu chính còn phải sử dụng các nguyên liệu phụ : Chỉ, cúc…Khi sản phẩm được
hoàn thành được chuyển qua bộ phận là, sau đó chuyển sang bộ phận KCS của xí
nghiệp. Hàng được kiểm tra rồi tất cả được chuyển qua phân xưởng hoàn thành của
công ty để đóng gói và đóng kiện.
Đặc điểm về cơ sở vật chất: Công ty tiếp tục xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng công
nghệ cao số 2 đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường không có
độc hại. Như vậy, tới nay công ty đã xây dựng được 2 nhà công nghệ cao với 3046
máy may công nghiệp hiện đại và các loại máy chuyên dùng của Nhật, cộng hoà Liên
bang Đức và Mỹ, có các hệ thống giáo sơ đồ trên máy vi tính, hệ thống máy cắt- trải
vải tự động của Mỹ, hệ thống dây chuyền tự động cắt chỉ, máy ép là thân áo sơ mi,
máy thổi Form áo Jacket, dây chuyền giặt mài công nghệ cao, xí nghiệp thêu điện
tử…Môi trường làm việc cho công nhân luôn được tạo điều kiện sao cho thoái mái
nhất với hệ thống thông gió khang trang,thoáng mát,đảm bảo ánh sáng tốt cho công
nhân lam việc.
Công ty cũng có những cán bộ chuyên trách an toàn vệ sinh lao động và y tế để tập
huấn,trang bị cho các Các học viên tham gia khóa học này những kiến thức về luật
pháp an toàn lao động và vệ sinh lao động, những vấn đề về môi trường lao động và
về sức khỏe của công nhân ngành may, cách che chắn máy an toàn. Những vấn đề
cần lưu ý về đề phòng HIV/AIDS trong doanh nghiệp…
III. Công tác tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1. Tổ chức sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên
tục sản phẩm được chuyển qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Công ty May
Long Thành là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công mặt hàng may mặc
theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói bằng các máy móc
chuyên dụng với số lượng sản phẩm tương đối lớn.
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Công ty đã tổ chức 2 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng da, phân xưởng vải.
Công ty có riêng một đội xe co nhiệm vụ chuyên vận chuyển hàng cho công ty.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 11 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Trong mỗi phân xưởng lại chia ra thành các phòng đảm nhận từng công đoạn:phòng
giác mẫu,phòng cắt,xưởng may,phòng in thêu,phòng đóng gói.trong đó bộ phận cắt
và may là 2 bộ phận chính. Bộ phận cắt có nhiệm vụ phân nguyên liệu cắt thành bán
thành phẩm mẫu cắt do phòng kỹ thuật gửi xuống sau đó chuyển cho bộ phận may.
Bộ phận may có nhiệm vụ ráp, may các bán thành phẩm do bộ phận cắt chuyển sang
thành các thành phẩm. Trong bộ phận may lại được chia thành 6 xưởng may riêng
biệt, mỗi công nhân trong phân xưởng thực hiện một bước công nghệ nhất định. Khi
sản phẩm may hoàn thành được chuyển sang bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
(KCS) sau cùng chuyển sang phân xưởng hoàn thành để là, gấp, đóng gói.
IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến, được phân
chia thành các phòng, ban, phân xưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
Đứng đầu là Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Công
ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công
ty. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh Giám đốc và các Phó Giám đốc điều hành
trực tiếp các đơn vị, phòng ban chức năng. Kế toán trưởng, trưởng phòng xuất nhập
khẩu trực tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp Giám đốc và đến cuối kỳ kinh doanh báo
cáo kết quả của đơn vị mình cho Giám đốc. Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp
việc và chịu sự quản lý của Giám đốc, cung cấp các thông tin thuộc chức năng của
mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kinh doanh kịp thời đúng
đắn.
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 12 -
Báo cáo thực tập tổng quan
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Nguyễn Thị Nhung(87)-Lớp K15KT2 - 13 -
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế toán
Phòng
XNK
Phòng KD
& PTTT
Phòng
Kỹ thuật
Tổ
Bảo vệ
Phân
xưởng
da
Phân
xưởng
vải
Phòng
giác
mẫu
Phòng
cắt
Xưởng
may
Phòng
In
thêu
Đóng
gói
Phòng
giác
mẫu
Phòng
cắt
Xưởng
may
Phòng
In
thêu
Đóng
gói