Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ

NGUYỄN MINH KIỆT

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 7620115

Tháng 12 - Năm 2022


ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG KINH TẾ

NGUYỄN MINH KIỆT
MSSV: B1902258

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 7620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. NGUYỄN HỒ ANH KHOA

Tháng 12 - Năm 2022


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ Đại học Cần Thơ đã tận
tình truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập. Đặc biệt hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hồ Anh
Khoa, thầy hướng dẫn luận văn cho em, thầy đã truyền đạt kiến thức cũng như
kỹ năng làm việc, tận tâm nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
q trình làm đề tài luận văn, giúp em có thể hoàn thành luận văn này một cách
tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho em học
đại học. Trong thời gian em làm luận văn đã giúp đỡ và động viên cỗ vũ tinh
thần em rất nhiều.
Lời cuối cùng xin kính chúc quý thầy, cô và thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa
thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Nguyễn Minh Kiệt

i


TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết bài luận văn này được hồn thành dựa trên các tìm hiểu,
kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho
bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Nguyễn Minh Kiệt

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................... 1
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ............................................................. 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 2
1.4.1 Phạm vi về không gian....................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian .......................................................................... 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản trong sản xuất cam sành ................................. 5
2.1.2 Sơ lược về cây cam sành .................................................................... 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cây cam .................... 6

2.1.4 Cách để xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận ................................. 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.................................................. 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 8
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG .......................................................... 14
3.1 THÔNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................ 14
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 14
3.1.2 Đất đai .............................................................................................. 14
3.1.3 Khí hậu ............................................................................................. 15
3.1.4 Diện tích cam sành ở huyện Trà Ơn ................................................ 15
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN
TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG ..................................................................... 16
3.2.2 Lý do trồng cam sành ....................................................................... 17
iii


3.2.3 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ ..................................................... 18
3.2.4 Kinh nghiệm sản xuất ...................................................................... 18
3.2.5 Công tác tập huấn kỹ thuật và khuyến nông .................................... 19
3.2.6 Phương thức sản xuất và tiêu thụ cam sành trên địa bàn ................. 19
3.2.7 Chi phí, lợi nhuận trồng cam sành của nơng hộ .............................. 20
CHƯƠNG 4 TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
CAM SÀNH TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG ............................ 22
4.1 THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC .............................................................. 22
4.2 PHÂN TÍCH PESTEL ........................................................................... 23
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MƠ HÌNH 27
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở
HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG .......................................................... 29
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................. 29

5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN TRÀ
ÔN ................................................................................................................ 30
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN ................................................................................ 32
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 34

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến trong mô hình ....................................................12
Bảng 3.1 Diễn biến diện tích cam sành 2019 – 2022 .....................................16
Bảng 3.2 Diện tích canh tác và mật độ trồng..................................................17
Bảng 3.3 Lý do trồng cam sành của nông hộ .................................................17
Bảng 3.4 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ .................................................19
Bảng 3.5 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ .........................19
Bảng 3.6 Phương thức sản xuất của nông hộ .................................................20
Bảng 3.7 Đối tượng thu mua cam sành ..........................................................20
Bảng 3.8 Chi phí, lợi nhuận trồng cam sành ..................................................21
Bảng 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ..........................27

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Q trình sản xuất .............................................................................. 5
Hình 2.2 Khung phân tích Swot ..................................................................... 13
Hình 3.1 Vốn sản xuất của nông hộ................................................................ 18


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CP

:

Chi phí

CPLĐ

:

Chi phí lao động

ĐBSCL

:

Đồng Bằng sông Cửu Long

Global G.A.P :


Thực hành nông nghiệp tốt tồn cầu

HTX

:

Hợp tác xã

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

:

Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn

TCP

:

Tổng chi phí

THT

:


Tổ hợp tác

VietGAP

:

Thực hành nông nghiệp tốt

vii


TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu thực trạng sản xuất của nông hộ
trồng cam sành ở huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển sản xuất của nông hộ. Số liệu của đề tài bao gồm các số liệu sơ
cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp điều tra từ các xã Tân Mỹ, Vĩnh Xuân, Hựu Thành
và Thới Hịa thuộc huyện Trà Ơn. Số liệu thứ cấp được cung cấp từ phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn của huyện Trà Ơn, các nguồn có liên quan khác.
Đề tài sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả dựa trên các chỉ tiêu như
số trung bình, tần suất, tỷ lệ… được sử dụng trong đề tài để phân tích thực trạng
sản xuất cam sành. Ngồi ra tác giả sử dụng các phương pháp phân tích BSC,
PESTEL và phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để tìm các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất. Cuối cùng, đề tài sử dụng phương pháp ma trận SWOT để
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cam sành. Kết quả
phân tích đã đánh giá được thực trạng sản xuất cam sành của nơng hộ huyện Trà
Ơn, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cam sành, tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất từ đó đã đề xuất 4 nhóm giải
pháp nhằm phát triển sản xuất cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

viii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có trên 30.000ha
đất trồng cam sành. Tập trung 4 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và Bến
Tre. Hằng năm cả ĐBSCL sản xuất ra khoảng 1,5 triệu tấn trái cam sành, với số
lượng lớn như vậy mà thị trường trong nước tiêu thụ hết, mới thấy sức hấp dẫn
của trái cam sành với thị trường.
Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cũng được xem là “cái nơi” của cam sành,
có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây ăn
quả nói riêng do huyện này nằm bên sơng Hậu và sơng Măng Thít được phù sa
bồi đắp, đất đai màu mỡ, nước tưới dồi dào. Nhằm khai thác lợi thế và tiềm
năng, nơng hộ huyện Trà Ơn đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém
hiệu quả sang sản xuất cam sành, tính đến tháng 9/2022 tổng diện tích cam sành
trong huyện lên đến 9.041,7ha (phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
huyện Trà Ơn, 2022).
Tuy nhiên, việc sản xuất cam sành hiện nay vẫn cịn gặp khó khăn, việc
phát triển vườn cịn mang tính tự phát, chưa có định hướng cụ thể, rõ ràng, chưa
áp dụng triệt để quy trình kỹ thuật dẫn đến một số vườn tuổi thọ cây ngắn, chất
lượng khơng đồng đều, do đó cần phải đánh giá lại tình hình sản xuất để có
chiến lược định hướng phát triển cây cam sành của huyện Trà Ơn. Chính vì thế
để hiểu rõ hiện trạng của việc sản xuất từ đó đưa ra giải pháp phát triển cây cam
sành một cách hiệu quả tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đề tài “Thực trạng
và giải pháp phát triển sản xuất cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”
được nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất cam sành ở huyện Trà Ôn

tỉnh Vĩnh Long, đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển mô hình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung tác giả đặt ra ba mục tiêu cụ thể. Đầu tiên là
mô tả thực trạng sản xuất cam sành của các nơng hộ trên địa bàn huyện Trà Ơn,
tỉnh Vĩnh Long. Tiếp theo, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cam
sành. Cuối cùng từ những phân tích trên đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản
xuất cam sành trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1


1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Các nhân tố về diện tích, năng suất, chi phí phân thuốc, chi phí lao động
và tập huấn có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của mơ hình.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng mơ hình trồng cam sành của nơng hộ tại huyện Trà Ôn tỉnh
Vĩnh Long như thế nào?
- Các nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình trồng cam
sành?
- Giải pháp nào cần thực hiện để phát triển sản xuất cam sành ở huyện Trà
Ôn tỉnh Vĩnh Long?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Số liệu điều tra được thu thập từ các nông hộ của các xã Tân Mỹ, Vĩnh
Xuân, Hựu Thành và Thới Hịa thuộc huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2019 đến năm 2022.
Đối với số liệu sơ cấp là số liệu trong năm từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 10
năm 2022.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất cam sành của
nơng hộ ở huyện Trà Ơn tỉnh Vĩnh Long.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đã có rất nhiều nghiên cứu, phân tích những khía cạnh khác nhau về sản
xuất cam sành và một số loại nông sản khác của các địa phương và các tỉnh
ĐBSCL. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích chi tiết
vào các vấn đề sản xuất.
Lèo Đức Thịnh đã nghiên cứu đề tài thực trạng và giải pháp phát triển cây
cam tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn (2019). Tác giả đã chỉ ra rằng có rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ của các hộ trồng cam sành trong đó
bao gồm các yếu tố như: nguồn giống, kỹ thuật, thị trường, điều kiện thời tiết,
tình hình dịch bệnh, chính sách của địa phương. Trong đó nổi bật nhất là các

2


yếu tố kỹ thuật, thị trường, thời tiết. Để ngành hàng cam sành ở Bắc Sơn phát
triển hơn trong thời gian tới theo tác giả cần phải thường xuyên mở các lớp tập
huấn kỹ thuật, áp dụng quy trình sản mới, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đồng thời
thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng trừ dịch hại, tuyên truyền nhân rộng mơ
hình sản xuất theo quy trình thực hiện nông nghiệp tốt VietGAP. Về mặt thị
trường tiêu thụ địa phương cần chủ động tổ chức các sự kiện để giới thiệu, quảng
bá hình ảnh cây cam sành Bắc Sơn đến với các thị trường trong và ngoài nước.
Lữ Hoàng Phúc đã nghiên cứu về nghiên cứu về đề tài phân tích hiệu quả
kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình trồng cam sành ở xã Đông Phước
và Phú Hữu, tỉnh Hậu Giang (2013). Trong nghiên cứu tác giả phân tích tình
hình sản xuất và chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nơng hộ trồng cam
sành ở xã Đông phước và Phú Hữu, tỉnh Hậu Giang. Ngồi ra, tác giả cịn xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng cam sành,

đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
hiệu quả kỹ thuật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
thuật cho các nông hộ trồng cam sành tại địa bàn nghiên cứu. Với các nội dung
trên tác giả lần lượt sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả để mô tả thực
trạng và tình hình sản xuất cam sành ở xã Đơng phước và Phú hữu, tỉnh Hậu
Giang. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật tác giả sử
dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) để đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE)
để đánh giá mức hiệu quả của nông hộ canh tác cam sành tại địa bàn nghiên
cứu. Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm
khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật và nâng cao năng suất cho nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông
Phước và Phú Hữu, tỉnh Hậu Giang.
Trần Thụy Ái Đông và Quan Minh Nhựt đã nghiên cứu về phân tích hiệu
quả lợi nhuận của nơng hộ trồng cam sành ở tỉnh Hậu Giang (2019). Để phân
tích hiệu quả lợi nhuận của mơ hình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
màng bao dữ liệu DEA và sử dụng mơ hình hồi quy bootstrap truncated
regression. Kết quả phân tích cho thấy, có 5 yếu tố có ý nghĩa thống kê là quy
mơ diện tích, trình độ học vấn, tín dụng, tập huấn kỹ thuật và trồng xen. Các
biến đều có tác động thuận chiều đến hiệu quả lợi nhuận của nông hộ trồng cam
sành ở tỉnh Hậu Giang. Để sản xuất cam sành đạt hiệu quả, tác giả đề xuất nơng
hộ nên tích cực tham gia các lớp tập huấn do trạm khuyến nông và cán bộ địa
phương tổ chức để học hỏi thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành.
Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Phương Dung đã nghiên cứu về đề tài các
giải pháp phát triển ngành hàng bưởi Năm Roi Phú Hữu Hậu Giang (2010). Đề
tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất và
3


hoạt động của các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ bưởi. Ngồi ra đề tài
cịn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính có điều kiện để phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng mở rộng sản xuất của nông hộ. Kết quả
phân tích cho thấy, các hộ sản xuất bưởi Năm Roi Hậu Giang đạt hiệu quả cao
về tài chính. Có 5 yếu tố tác động lên sự khác biệt về lợi nhuận cao hay thấp
giữa các hộ sản xuất. Trong đó, có 4 yếu tố tác động thuận chiều đến lợi nhuận
của mơ hình là tập huấn, năng suất, chu kỳ sống cây và mật độ. Yếu tố chi phí
sản xuất có tác động nghịch chiều với lợi nhuận. Để tăng hiệu quả sản xuất và
tiêu thụ bưởi Năm Roi, tác giả đã đề xuất một số giải pháp. Trong đó, nổi bậc
nhất là giải pháp liên kết sản xuất, thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ
trái cây đủ mạnh để góp phần bình ổn giá, bảo vệ quyền lợi cho các chủ nhà
vườn.
Những nghiên cứu trên chỉ phân tích sơ lược về tình hình phát triển sản
xuất. Trong đề tài này, tác giả sẽ đi sâu vào đánh giá hiện trạng sản xuất. Chỉ ra
được những tồn tại trong việc sản xuất cam sành và có những giải pháp tối ưu
giải quyết vấn đề trên ở địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, tác
giả cũng kế thừa những điểm sáng của các cơng trình nghiên cứu trên để áp
dụng vào đề tài. Cụ thể, đề tài sẽ sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân
tích thực trạng sản xuất cam sành ở huyện Trà Ơn tỉnh Vĩnh Long. Sau đó, tác
giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động
đến lợi nhuận. Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình là diện tích, năng
suất, tập huấn, học vấn, chi phí phân thuốc và chi phí lao động. Cuối cùng, tác
giả sử dụng phương pháp phân tích PESTEL và BSC kết hợp ma trận SWOT
làm cơ sở đề xuất giải pháp, giúp phát triển sản xuất cam sành ở địa phương.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản trong sản xuất cam sành

Nơng hộ được hiểu là một nhóm người có cùng huyết thống hoặc cùng có
mối quan hệ sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu cho nhu cầu của thành
viên nơng hộ.
Sản xuất theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là
quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất
kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong quy trình sản
xuất cam sành, để cho ra được thành phẩm trái cam sành thì cần qua ba tác nhân
chính.
Đầu vào
_ Nguồn nhân lực
_ Phân thuốc
_ Máy móc, thiết bị
_ Cây giống
_ Tiền vốn

Chuyển hóa
_ Làm biến đổi (canh
tác)
_ Tăng thêm giá trị

Đầu ra
_ Sản phẩm cuối
cùng (Trái cam
sành).

Hình 2.1 Quá trình sản xuất
Phát triển về sản xuất cam là sự nghiên cứu có kế hoạch, mang tính chất
lâu dài nhằm tăng lên về diện tích, sản lượng cam, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến sản xuất, những mặt còn hạn chế trong sản xuất từ đó áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, các loại giống phù hợp hơn, cải cách các chính sách, tăng
cường công tác khuyến nông để tác động vào chu trình sản xuất, nhằm nâng cao
hiệu quả chăm sóc và hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để
đạt kết quả, hiệu quả sản xuất cao nhất.
2.1.2 Sơ lược về cây cam sành
Cam sành là giống cây ăn quả có múi thuộc chi cam chanh với một số đặc
điểm riêng biệt rất dễ nhận biết qua lớp vỏ dày, sần sùi giống mảnh sành. Vỏ
màu xanh, khi chín có màu vàng. Trong cam sành chứa rất nhiều vitamin và
khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe. Cùi cam sành dày, múi mọng nước, nhiều hạt,
nên thường được dùng để vắt nước uống. Nơi trồng chủ yếu ở ĐBSCL như ở

5


Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang), đặc biệt là ở Vĩnh Long các huyện
như Tam Bình, Trà Ơn là các vùng trồng nổi bật.
Về điều kiện sinh thái, cam sành là loại cây rất ưa khí hậu nhiệt đới. Cam
sành có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 – 39 độ C, trong đó nhiệt độ thích
hợp nhất là từ 23 – 29 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 độ C và cao hơn 40 độ C
cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng
tới toàn bộ hoạt động sống của cây. Cam sành là loại cây ưa ẩm nhưng khơng
chịu được úng vì rễ của cam thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm
cộng sinh). Do đó, nếu ngập nước đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập
lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Cam Sành có thể trồng được trên nhiều
loại đất, tuy nhiên phù hợp nhất là được trồng trên đất giàu mùn, hàm lượng các
chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ từ trung bình trở lên, độ pH
thích hợp là 5,5 – 6,5, thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thốt nước
tốt.
Cam sành có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế.
Nó có giá trị sử dụng rất rộng rãi bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất vi

lượng, khoáng chất bổ dưỡng giúp người dùng cải thiện, tăng cường sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc canh tác cam sành giúp cải thiện thu nhập và nâng cao đời
sống người dân, đưa các hộ nông dân từ trung bình lên hộ khá và hộ giàu. Đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, sản phẩm cam sành ngày
càng có giá trị thương phẩm cao, giúp giải quyết cơng ăn việc làm góp phần
tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, việc đầu tư phát triển cây cam sành
góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn, tạo việc làm
tại chỗ, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cây cam
Cũng giống như bất kỳ một loại cây trồng nào khác, trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ, cam sành cũng phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố như là môi
trường, thị trường, cách trồng, chăm sóc... Các yếu tố này có thể tác động riêng
lẻ hoặc tổng hợp, cả tích cực và tiêu cực lên các hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cam sành.
Các nhân tố tự nhiên như là đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu có ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mỗi cây trồng sẽ
có những đặc điểm sinh trưởng riêng thích nghi với những điều kiện tự nhiên
khác nhau, và cam sành cũng không lệ. Tuy nhiên, không phải địa phương nào
cũng có đầy đủ những điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp để sản xuất cam
sành. Do đó, để phát triển sản xuất cam sành ở huyện Trà Ơn, địi hỏi người
nơng dân cần phát huy những điều kiện tự nhiên sẵn có để tạo ra những ưu thế
6


vượt trội cho sản phẩm. Đồng thời, khắc phục những yếu tố tự nhiên bất lợi có
ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển cây cam sành.
Nhân tố kinh tế - xã hội được xem là nhân tố có tác động vừa tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp đến hoạt động sản xuất cam sành. Các nhân tố
kinh tế xã hội được kể đến như vốn, lao động, thị trường và các chủ trương,
chính sách của Nhà nước. Về vốn sản xuất, nó được thể hiện thơng qua những

tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu đầu
vào… được sử dụng vào quá trình sản xuất. Về lao động, chất lượng lao động
được thể hiện thơng qua trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật và kinh nghiệm
sản xuất. Nó được xem là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất. Về
nhân tố thị trường, thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nó tác động trực
tiếp đến mức sản lượng tiêu thụ và giá của sản phẩm. Cuối cùng là nhân tố các
Nhà nước, đây được xem là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động đồng thời
đến cả quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ cam sành. Do Nhà nước là nơi đưa
ra những chủ trương, chính sách cũng như những biện pháp để thúc đẩy và gắn
kết quá trình sản xuất và tiêu thụ cam sành.
Tóm lại, các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trên có liên quan mật
thiết và tác động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất cam Sành. Do vậy việc đánh giá đúng sự tác động của nó đến
q trình sản xuất và phát triển cây ăn quả nói chung và sản xuất cây cam sành
nói riêng để có những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây
cam sành.
2.1.4 Cách để xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận
Giá bán được tính bằng giá trung bình các vụ mà nông hộ bán trong năm.
Năng suất là lượng sản xuất bình qn có được trên một đơn vị diện tích.
Trong nghiên cứu này, năng suất được hiểu là năng suất bình qn mà nơng hộ
sản xuất cam sành sản xuất ra trong một năm.

Năng suất =

Tổng sản lượng
Tổng diện tích

Doanh thu là toàn bộ số tiền bán cam sau khi thực hiện việc bán hàng.
Trong nghiên cứu này, doanh thu được hiểu là tồn bộ tồn bộ số tiền nơng hộ
thu được từ việc bán cam sành trong một năm.

Doanh thu = Năng suất * Giá bán
7


Tổng chi phí là tất cả các khoản đầu tư mà nơng hộ bỏ ra trong q trình
sản xuất và thu hoạch. Trong nghiên cứu này, tổng chi phí là tổng số tiền mà
nông hộ bỏ ra để phục vụ sản xuất cam sành, bao gồm chi phí phân thuốc, chi
phí giống, chi phí thuê lao động và một số chi phí khác liên quan đến sản xuất
cam sành.
TCP = CP phân thuốc + CP giống + CP làm đất + CPLĐ + CP khác
Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng
chi phí. Trong nghiên cứu này, lợi nhuận được tính là tồn bộ số tiền mà nơng
hộ thu được sau khi trừ tất cả chí phí liên quan đến hoạt động sản xuất cam sành.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
phí
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu là các xã Tân Mỹ, Vĩnh Xuân, Hựu Thành và Thới Hòa
thuộc huyện Trà Ôn. Tác giả chọn các xã trên vì thuận tiện cho việc thu thập số
liệu và diện tích cam sành chiếm 54,09% toàn huyện (chi tiết tham khảo Phụ
lục 1, trang 34) nên số liệu nghiên cứu tại các xã này có tính đại diện cao để suy
ra cho cả huyện Trà Ôn.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Để đáp ứng những mục tiêu cụ thể, nghiên cứu sử dụng thông tin thứ cấp
từ các nguồn số liệu thống kê sẵn có của cơ quan nơng nghiệp địa phương và
những nghiên cứu có liên quan.
Những thơng tin sơ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ
khảo sát 60 nông hộ trồng cam sành bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Phương pháp
chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2.2.3 Phương pháp phân tích theo mục tiêu
Đối với mục tiêu 1, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Trong
phương pháp này, tác giả sử dụng các đại lượng tổng, trung bình cộng, độ lệch
chuẩn, tần số, tỷ lệ, min, max để mô tả thực trạng sản xuất của mẫu điều tra.
Đối với mục tiêu 2, luận văn sẽ sử dụng phân tích BSC và PESTEL để
tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất ở huyện Trà Ôn. Đồng thời, tác
giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để lượng hóa mối quan hệ giữa lợi nhuận
của việc trồng cam sành.

8


BSC là một hệ thống quản lý được Robert Kaplan, giáo sư trường kinh
doanh Harvard và David Norton, sáng lập năm 1990. Nó là một phương pháp
nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể,
những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng bằng việc thiết lập một hệ thống đo lường
hiệu quả trong quản lý công việc. BSC thể hiện sự cân bằng giữa bốn khía cạnh
là khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ, con người. Trong nghiên cứu này
phân tích BSC giúp xem xét các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất cam
sành từ góc độ bên trong. Cơng cụ này giúp phát triển và hồn thiện bảng phân
tích ma trận SWOT. Thơng qua đó, giúp tác giả xác định được các yếu tố thúc
đẩy hoặc cản trở đến hoạt động sản xuất cam sành, từ đó giúp tác giả đưa ra
được các chiến lược phù hợp nhất để đưa vào thực tiễn.
Thước đo tài chính là thành phần rất quan trọng của BSC, đặc biệt trong
sản xuất kinh doanh nói chung và trong vì mục tiêu lợi nhuận nói riêng. Các
mục tiêu và thước đo trong viễn cảnh này nhằm phục vụ để trả lời câu hỏi “Làm
thế nào để nông hộ sản xuất cam sành gia tăng lợi nhuận?”. Thơng qua đó, giúp
nơng hộ nhận thức được những lợi thế và bất cập trong quá trình thực hiện mục
tiêu tài chính. Từ đó giúp nơng hộ có cơ hội cũng như có được những mục tiêu
chiến lược cụ thể nhằm gia tăng lợi nhuận.

Khi lựa chọn những thước đo cho viễn cảnh khách hàng, các tổ chức phải
trả lời được 3 câu hỏi quan trọng: Ai là khách hàng mục tiêu? Tuyên bố giá trị
trong việc phục vụ khách hàng là gì? Và khách hàng mong đợi hay yêu cầu điều
gì? Trong nghiên cứu này, các mục tiêu và thước đo của viễn cảnh khách hàng
sẽ phục vụ để trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để nơng hộ sản xuất cam sành
có thể chia sẽ lợi nhuận được từ thương lái”. Thơng qua đó, giúp nơng hộ có
chủ động trong thương lượng giá với thương lái, hạn chế tình trạng nơng hộ bị
chèn ép giá.
Trong quy trình nội bộ, cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh cần phải
xác định được các quy trình nội bộ cốt lõi mà họ cần đầu tư để hoạt động trở
nên hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu đo lường có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lịng
của khách hàng và việc thực hiện các mục tiêu tài chính của hộ sản xuất. Trong
nghiên cứu này, các mục tiêu và thước đo của viễn cảnh quá trình nội bộ sẽ phục
vụ để trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để nơng hộ có thể cho ra được sản phẩm
cam sành chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng?”. Thơng qua đó, giúp
nơng hộ xác định được hướng sản xuất phù hợp để cho ra được những trái cam
sành chất lượng.
Thước đo con người của BSC là những yếu tố hỗ trợ cho ba viễn cảnh
còn lại. Các mục tiêu và thước đo sẽ giúp gắn kết các mục tiêu chiến lược trên

9


và đảm bảo được thành tích bền vững trong tương lai. Trong nghiên cứu này,
các mục tiêu và thước đo của viễn con người sẽ phục vụ để trả lời cho câu hỏi:
“Làm thế nào để nông hộ sản xuất cam sành có thể quản lí tốt nguồn lực đầu
vào cũng như xây dựng nên thương hiệu?”. Thơng qua đó, giúp nơng hộ có được
cách thức quản lí canh tác và định hướng phát triển phù hợp ở tương lai.
Mô hình PESTEL xuất phát từ mơ hình của giáo sư Harvard Francis
Aguilar, sau đó được điều chỉnh và chuyển thành mơ hình PESTEL. PESTEL

tập hợp các yếu tố tác động trực tiếp đến các ngành hoặc lĩnh vực kinh tế nào
đó trong nền kinh tế như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý, môi
trường. PESTEL là công cụ phân tích hữu ích giúp các tổ chức biết được “bức
tranh tồn cảnh” về mơi trường sản xuất, kinh doanh nói chung và trong thị
trường nơng sản nói riêng. Phân tích các yếu tố PESTEL giúp tác giả xác định
và hiểu được những thay đổi của xu hướng (yếu tố bên ngồi) trên thị trường có
tác động như thế nào đến ngành hàng cam sành. Do đó, việc phân tích PESTEL
giúp tác giả xác định và tìm ra các yếu tố bên ngồi của SWOT từ đó có thể tạo
ra một bảng phân tích SWOT hồn chỉnh.
Yếu tố chính trị là sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thơng qua
các đường lối chính sách, hệ thống luật pháp hiện hành. Chính sự can thiệp này
đã tạo ra những cơ hội và thách thức khác nhau trong sản xuất kinh doanh. Điều
đó địi hỏi chính quyền địa phương cần có những chính sách và hoạt động hỗ
trợ phù hợp và kịp thời, giúp nông hộ dễ dàng nắm bắt thông tin, sản xuất ra
những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, gần đây
với sự gia tăng mạnh về diện tích cam sành trong tỉnh Vĩnh Long, nổi bậc là
huyện Trà Ôn, thì cơng tác này là thực sự cần thiết. Điều đó địi hỏi các chính
quyền địa phương cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong
sản xuất, từ đó đưa ra những phương án sản xuất phù hợp.
Yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu tác động mạnh mẽ đến
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài
hạn. Trong thị trường nông sản, việc tìm hiểu và phân tích yếu tố này giúp người
sản xuất kinh doanh đánh giá được tình trạng của nền kinh tế hiện tại và triển
vọng của nó ở tương lai, từ đó giúp họ có được định hướng ni trồng thích
hợp. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã
có hướng đi mới mẻ thơng qua việc tích cực hội nhập kinh tế, tham gia ký kết
nhiều hiệp định thương mại, mở đường cho ngành hàng nơng sản trong nước,
trong đó có ngành hàng cam sành, mở rộng thị phần xuất khẩu giúp người sản
xuất lẫn doanh nghiệp có cơ hội phát triển và tăng thu nhập.


10


Yếu tố xã hội phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của
thị trường. Phân tích các yếu tố này giúp người sản xuất và doanh nghiệp xác
định được nhu cầu của người tiêu dùng và các yếu tố giúp thúc đầy người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm. Đối với ngành hàng cam sành, việc phân tích các yếu
tố này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó giúp nơng hộ sản xuất xác định được
nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng trên thị trường, sức mua cũng như những
yêu cầu, đòi hỏi về độ tiêu chuẩn sản phẩm của người tiêu dùng trong và ngồi
nước. Từ đó giúp nơng hộ có hướng sản xuất phù hợp, đáp ứng được yêu cầu
mà thị trường đặt ra.
Yếu tố cơng nghệ đóng vai trị rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh,
nó có thế mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực. Trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là ngành hàng cam sành, việc áp dụng các cơng nghệ mới vào sản xuất
cần có thời gian để nơng hộ thích nghi và điều chỉnh do yêu cầu cao về vốn và
kỹ thuật. Vì vậy, để ứng dụng hiệu quả công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Vĩnh Long, điều quan trọng ở đây là việc cần nghiên cứu đánh giá công
nghệ sản xuất mới từ mọi góc độ để nơng hộ có được một phương pháp sản xuất
với công nghệ mới một cách phù hợp nhất. Từ đó giúp nơng hộ gia tăng năng
suất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Yếu tố mơi trường đóng vai trị rất quan trọng đời sống và hoạt động sản
xuất của con người. Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, yếu tố mơi trường lại
càng đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Nó quyết định đến sự phát triển
bền vững của một quốc gia nói chung, của nền sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
Trong phần này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về cả hai mặt lợi thế và bất cập
mà môi trường đã tác đến cho nền sản xuất nông nghiệp nước ta, cụ thể là những
thế những tác động đến việc phát triển ngành hàng cam sành ở huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long như là đất nước, khí hậu, dịch hại, sâu bệnh,…Thơng qua đó,
đánh giá được những cơ hội cũng như những thách thức đặt ra cho tiến trình

phát triển ngành hàng cam sành tại địa phương.
Yếu tố pháp lý có vai trị rất quan trọng đối với tất cả các ngành hoạt động
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mức độ
quan trọng của yếu tố này phụ thuộc vào các luật định về sản xuất kinh doanh
của mỗi quốc gia. Đối với nơng hộ sản xuất cam sành, việc phân tích các yếu tố
pháp lý giúp nơng hộ sản xuất cam có được chiến lược sản xuất phù hợp đúng
với quy định Nhà nước.
Phương pháp hồi quy đa biến nhằm tìm ra sự phụ thuộc của biến lợi
nhuận vào các biến độc lập. Qua đó, phát huy những biến có ảnh hưởng tốt,
khắc phục những biến có ảnh hưởng xấu. Mơ hình hồi quy phải thỏa mãn các

11


giả định như là không xảy ra vấn đề nội sinh (bỏ sót biến, sai số trong đo lường,
mối quan hệ nhân quả nghịch biến). Mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến sử dụng ma trận tương quan (các X khơng có tương quan cao với nhau).
Phương sai sai số khơng đổi sử dụng kiểm định white.
Mơ hình có tổng quát như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +... βkXki + ui
Trong đó Yi là lợi nhuận mà nông hộ đạt được (triệu đồng/công). Xi (i =
1,2,k) là các biến diện tích, năng suất, cp phân thuốc, cp lao động, tập huấn và
học vấn sẽ được diễn giải trong Bảng 2.1. Βk là các hệ số hồi quy đo lường tác
động biên của X lên Y, ui là sai số.
Bảng 2.1 Diễn giải các biến trong mô hình
Biến số


hiệu


Diện tích

X1

Năng
suất

X2

CP Phân
thuốc

X3

CP lao
động

X4

Tập huấn

X5

Học vấn

X6

Diễn giải
Tổng diện tích
trồng cam sành

của nông hộ
Là sản lượng mà
nông hộ đạt được
trên một đơn vị
diện tích.
Là chi phí bỏ ra
mua phân thuốc
cho sản xuất cam
sành
Là chi phí bỏ ra
cho lao động trên
một đơn vị diện
tích
Biến giả: có tham
gia tập huấn nhận
giá trị 1, khơng có
tham gia tập huấn
nhận giá trị 0
Số năm đến lớp
của nông hộ
(năm)

Căn cứ chọn
biến

Đơn vị
Công
(1000m2)

Tấn/công


Triệu
đồng/công
Triệu
đồng/công

Trần Thụy Ái
Đông và Quan
Minh Nhựt 2019
Mai Văn Nam và
Nguyễn Thị
Phương Dung,
2010
Mai Văn Nam và
Nguyễn Thị
Phương Dung,
2010
Mai Văn Nam và
Nguyễn Thị
Phương Dung,
2010

+

+

-

-


Trần Thụy Ái
Đông và Quan
Minh Nhựt 2019

+

Trần Thụy Ái
Đông và Quan
Minh Nhựt 2019

+

(Nguồn: Tác giả tổng hợp - 2022)

12

Kỳ
vọng


Đối với mục tiêu 3 từ các phân tích PESTEL, BSC kết hợp với phân tích
ma trận SWOT, tác giả từ đó đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn trong q trình sản xuất.
Phân tích hiện trạng

BSC
(yếu tố bên trong)

PESTEL
(yếu tố bên ngồi)

- Chính trị

- Tài chính

- Kinh tế

- Khách hàng

- Xã hội

- Quá trình nội bộ

- Công nghệ

- Học tập và phát triển

- Môi trường
- Pháp lý

Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Thách thức

Bảng SWOT
Hình 2.2 Khung phân tích Swot
Ma trận SWOT là một mơ hình nổi tiếng trong phân tích sản xuất kinh

doanh do Albert Humphey phát triển vào những năm 1960-1970. Mơ hình
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm hai hàng hai cột và chia làm
bốn phần. Mỗi phần tương ứng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy
cơ. Trong nghiên cứu này, các phần trong SWOT sẽ được phân tích gián tiếp
thơng qua hai mơ hình đã được phân tích trên PESTEL và BSC. Từ đó có cơ sở
lí luận để đưa ra các giải pháp giúp phát triển sản xuất cam sành ở huyện Trà
Ôn tỉnh Vĩnh Long.

13


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG
Trong chương 3 luận văn sẽ tập chung vào hai nội dung chính. Đầu tiên,
luận văn nói đến thơng tin địa bàn nghiên cứu. Tiếp theo, luận văn tiến hành mô
tả thực trạng sản xuất cam sành của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu bằng phương
pháp thống kê mơ tả.
3.1 THƠNG TIN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Trà Ơn nằm ở phía Đơng của tỉnh Vĩnh Long, cách thành phố Vĩnh
Long khoảng 40 km, nằm cặp sông Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo
sơng Măng Thít, đồng thời huyện cũng có mạng lưới giao thơng thủy, bộ thuận
lợi nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đơng Nam Bộ. Hệ thống giao
thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy là điều kiện để phát triển kinh tế xã
hội và du lịch sinh thái, đồng thời đó cũng là lợi thế để đẩy mạnh phát triển sản
xuất nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Huyện Trà Ôn đã mạnh
dạng đầu tư tập trung phát triển và chuyển đổi sang mơ hình cây trồng mang lại
hiệu quả cao hơn, trong đó nổi bậc là cây cam sành. Huyện Trà Ơn hiện đã và
đang triển khai mơ hình chuyển đổi cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang

trồng cam sành. Đến nay tồn huyện có 9,041.7 ha diện tích cây cam sành. Nhờ
chú trọng thay đổi phương thức sản xuất theo hướng tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm, nên lợi nhuận cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giả nhờ
trồng cam sành.
3.1.2 Đất đai
Huyện Trà Ơn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình cao từ sơng Hậu
và sơng Trà Ơn – Mang Thít thấp dần về phía Đơng Bắc. Tổng diện tích đất sản
xuất tồn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh).
Huyện Trà Ơn có 3 nhóm đất chính: Nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa và nhóm
đất cát giồng trong đó nhóm đất phù sa là chủ yếu. Từ lâu người dân địa phương
đã biết tận dụng điều kiện đất phù sa tự nhiên để canh tác hiệu quả nhiều loại
cây ăn trái. Đất phù sa rất giàu khoáng chất, chất dinh dưỡng, đây là một trong
những loại đất màu mỡ nhất, loại đất trồng cây tốt nhất, đất có độ giữ nước vừa
phải, không quá kém như đất cát cũng không quá chặt như đất sét, giúp cây hấp
thụ được những dưỡng chất một cách tốt nhất, đẩy nhanh quá trình sinh trưởng,
giúp cây đạt được năng suất cao trong nông nghiệp. Qua đây cho thấy đất khu
vực huyện Trà Ơn có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi
14


đặc biệt là cây cam sành. Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng
để hình thành và phát triển vùng sản xuất cam sành tập trung theo hướng sản
xuất hàng hoá. Khai thác tốt yếu tố đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng
tài nguyên đất.
3.1.3 Khí hậu
Huyện Trà Ơn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng
ẩm, có chế độ nhiệt cao. Thời tiết mang nét đặc trưng của vùng ĐBSCL. Nhìn
chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, thích hợp cho các loại cây ăn trái nói

chung và cam sành nói riêng. Cam là loại cây trồng không chịu được nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Chúng có phạm vi
sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12-39oC, và có phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 2329oC. Do đó với điều kiện thời tiết này, khí hậu của Trà Ôn là khá phù hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây cam, ngoại trừ có những thời điểm gặp phải
hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xấu đến cây cam như hạn mặn,
mưa bão, lũ lụt kéo dài. Có thể nói vùng đất này đã được thiên nhiên ưu đãi cho
những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển cây ăn quả có múi như cam,
quýt, bưởi và hiện nay nổi tiếng nhất là cam sành Trà Ôn và trong vài năm trở
lại đây phần lớn người dân địa phương đã chuyển đổi sang mô hình trồng cam
sành và đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, nhờ vậy địa phương cũng đã có nhiều
chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này và đang ngày càng được
chú trọng đầu tư phát triển.
3.1.4 Diện tích cam sành ở huyện Trà Ơn
Trong giai đoạn 2019 – 2022 diện tích cam sành tăng lên rất nhanh từ
4.356,6ha (năm 2019) lên 9.041,6ha (tính đến 9/2022), tăng 4.658,0ha. Nguyên
nhân chính dẫn đến diện tích cam sành tăng nhanh những năm gần đây do lợi
nhuận cao từ cây cam sành mang lại nên nhiều nông dân trên địa bàn huyện Trà
Ơn đã mạnh dạng chuyển đổi sang mơ hình trồng cam sành. Vì thế diện tích
cam sành của huyện tăng lên đột biến, tăng hơn 4.500ha, tăng hơn gấp đôi so
với năm 2019. Song song với hiệu quả kinh tế mang lại từ mơ hình trồng cam
sành, vẫn cịn tồn tại một số bất cập do tình trạng tăng lên một cách tự phát làm
phá vỡ quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi trồng không đồng loạt, không tập
trung. Theo chia sẽ của cán bộ nông nghiệp địa phương, ngành chuyên môn
cũng đã nhận thấy điều này nhưng khó là trồng cam sành hiện đang có lãi nên
người dân tham gia sản xuất ồ ạc gây khó khăn cho cơng tác quản lí. Hiện địa

15



×